Open navigation

Quyết định 08/VBHN-NHNN Hợp nhất Quyết định Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 08 / VBHN - NHNN

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2016


QUYẾT ĐỊNH


VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THANH TOÁN TRONG MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA


Quyết định số 17 / 2004 / QĐ - NHNN ngày 05 tháng 01 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia, có hiệu lực kể từ ngày 6 tháng 02 năm 2004, được sửa đổi, bổ sung bởi:


  1. Thông tư số 25 / 2011 / TT - NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.


  2. Thông tư số 29 / 2015 / TT - NHNN ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016.


THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC


Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01 / 1997 / QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10 / 2003 / QH11 ngày 17/06/2003;


Căn cứ Hiệp định thương mại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia ký ngày 24/3/1998;


Căn cứ Hiệp định mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại Khu vực biên giới giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia ký ngày 26/11/2001;


Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6179 / VPCP - KTTH ngày 6/11/2002 của Văn phòng Chính phủ;


image src="08_VBHN_NHNN_2016_Vv_Hop_nhat_Quyet_dinh_Quy_che_thanh_toan_trong_mua_ban_trao_doi_hang_hoa_va_dich_vu_thuong_mai / Image_001 .png" height="1" width="6">

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối1,2

QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia”.


Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.


image src="08_VBHN_NHNN_2016_Vv_Hop_nhat_Quyet_dinh_Quy_che_thanh_toan_trong_mua_ban_trao_doi_hang_hoa_va_dich_vu_thuong_mai / Image_002 .png" height="1" width="6">

Điều 3 3,4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


QUY CHẾ


THANH TOÁN TRONG MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 17 / 2004 / QĐ - NHNN ngày 05 tháng 01 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)


Chương I


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


  1. Quy chế này điều chỉnh các hoạt động thanh toán trong các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân Campuchia tại khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia.


  2. Hoạt động thanh toán đối với các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân Campuchia không thực hiện tại khu vực biên giới được áp dụng các hình thức thanh toán qua Ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo thông lệ quốc tế và không chịu sự điều chỉnh của quy chế này.


Điều 2. Đối tượng áp dụng


Quy chế này áp dụng đối với các đối tượng sau:


  1. Thương nhân Việt Nam, gồm:


    1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;


    2. Các hộ cá thể được phép kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật;


    3. Cư dân biên giới;

  2. Các Ngân hàng thương mại Việt Nam;


  3. Thương nhân Campuchia (bao gồm tổ chức và cá nhân) có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới với thương nhân Việt Nam.


    Điều 3. Các hình thức thanh toán


    Hoạt động thanh toán trong các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại giữa thương nhân hai nước tại khu vực biên giới được thực hiện theo các hình thức sau:


    1. Thanh toán thông qua các Ngân hàng được phép của hai nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, theo thông lệ quốc tế (bao gồm các Ngân hàng đặt trụ sở ở trong hoặc ngoài tỉnh có biên giới giáp Campuchia);


    2. Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc Đồng Việt Nam (VND) thông qua tài khoản của thương nhân Campuchia mở tại các Ngân hàng được phép ở Việt Nam (tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND của người không cư trú tại Việt Nam);


    3. Thanh toán bằng VND và Riel Campuchia (KHR) thông qua tài khoản tại các Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối tại tỉnh biên giới của Việt Nam và Ngân hàng thương mại Campuchia theo sự thỏa thuận về quan hệ đại lý thanh toán giữa hai Ngân hàng này;


    4. Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tiền mặt;


    5. Thanh toán bằng VND và KHR tiền mặt;


  1. Thanh toán theo phương thức hàng đổi hàng.


    Điều 4. Đồng tiền thanh toán


    Đồng tiền thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại giữa thương nhân hai nước là ngoại tệ tự do chuyển đổi (Đô la Mỹ, Euro, Bảng Anh và Yên Nhật), VND và KHR. Thương nhân hai nước được lựa chọn đồng tiền thanh toán phù hợp với các quy định trong Quy chế này và các quy định khác của pháp luật.


    Chương II


    CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ


    Điều 5. Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua Ngân hàng theo thông lệ quốc tế


    Khi sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi làm đồng tiền thanh toán trong quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại, thương nhân Việt Nam và thương nhân Campuchia được lựa chọn các Ngân hàng có trụ sở ở trong hoặc ngoài tỉnh biên giới thực hiện thanh toán theo thông lệ quốc tế phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của mỗi nước.

    Điều 6. Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc VND thông qua tài khoản của người không cư trú Campuchia mở tại các Ngân hàng ở Việt Nam


    Thương nhân Campuchia được mở tài khoản ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc tài khoản VND tại các Ngân hàng được phép ở Việt Nam để thực hiện thanh toán các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại Khu vực biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Việc mở, sử dụng tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND của thương nhân Campuchia tại các Ngân hàng được phép của Việt Nam thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối đối với tài khoản của người không cư trú.


    Điều 7. Thanh toán bằng VND và KHR qua Ngân hàng được phép của hai nước tại Khu vực biên giới


    1. Việc sử dụng VND và KHR trong thanh toán mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân Campuchia được thực hiện theo các quy định sau đây:


      1. Ngân hàng được phép của Việt Nam tại tỉnh biên giới được phép thỏa thuận với Ngân hàng của Campuchia về việc mở tài khoản VND hoặc tài khoản KHR cho nhau để phục vụ thanh toán cho thương nhân hai nước.


      2. Ngân hàng được phép của hai bên có thể thỏa thuận về số dư tối đa bằng VND hoặc KHR được duy trì trên tài khoản thanh toán của bên này mở tại Ngân hàng phía bên kia. Trường hợp số dư trên tài khoản vượt quá số dư tối đa theo thỏa thuận thì các Ngân hàng của hai bên có thể thỏa thuận chuyển đổi thành ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc tiền của mỗi bên để chuyển về nước.


      3. Ngân hàng được phép của hai bên căn cứ vào khả năng của Ngân hàng và điều kiện cụ thể của từng khu vực để thỏa thuận áp dụng các hình thức thanh toán phù hợp, đáp ứng các nhu cầu giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại giữa thương nhân của hai nước.


      4. Tỷ giá giữa VND và KHR do Tổng Giám đốc, Giám đốc các Ngân hàng được phép (hoặc người được ủy quyền) quyết định (trên cơ sở tham khảo tỷ giá thị trường và tỷ giá tính chéo qua đồng Đô la Mỹ hoặc theo sự thỏa thuận giữa Ngân hàng của hai nước có quan hệ đại lý thanh toán).


      5. Các Ngân hàng được phép thực hiện thanh toán mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại giữa hai nước bằng VND và KHR được xuất, nhập khẩu VND và KHR tiền mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước nhưng phải làm thủ tục khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất, nhập khẩu tiền mặt.


    2. Việc kiểm tra hồ sơ chứng từ thanh toán theo thỏa thuận giữa Ngân hàng hai bên phù hợp với quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.


Điều 8. Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tiền mặt

1.5 Việc sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi tiền mặt để thanh toán trong các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân Campuchia chỉ được áp dụng trong trường hợp thương nhân của hai bên không thể thanh toán qua Ngân hàng và chỉ được áp dụng cho thương nhân Việt Nam được nhận thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt thông qua việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho thương nhân Campuchia, không áp dụng cho thương nhân Việt Nam được dùng ngoại tệ tiền mặt thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu và cung ứng dịch vụ từ phía Campuchia.


Khi có nhu cầu thu ngoại tệ tiền mặt, thương nhân Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi thương nhân đặt trụ sở để được cấp Giấy phép thu ngoại tệ tiền mặt từ xuất khẩu sang Campuchia. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:



1);

  • Đơn xin phép thu ngoại tệ tiền mặt từ xuất khẩu sang Campuchia (theo mẫu tại Phụ lục


    • Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) có đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu (đối với doanh nghiệp xin cấp giấy phép lần đầu); trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính;


    • Bản sao văn bản chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu và hàng hóa xuất khẩu có điều kiện;


    • Bản sao hợp đồng thương mại đã ký với thương nhân Campuchia có thỏa thuận phương thức thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tiền mặt (có xác nhận của Thủ trưởng doanh nghiệp).


Sau khi nhận đủ hồ sơ của thương nhân Việt Nam xin được thu ngoại tệ tiền mặt, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét và giải quyết. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được quyền ký giấy phép cho thu các khoản tiền dưới mức

500.000 USD (năm trăm nghìn đô la Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương cho mỗi một hợp đồng. Đối với các hợp đồng có giá trị từ 500.000 USD trở lên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đến Vụ Quản lý ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước xem xét giải quyết.


Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước cấp theo thẩm quyền hoặc không cấp giấy phép cho doanh nghiệp được thu ngoại tệ tiền mặt (theo mẫu giấy phép tại Phụ lục 2). Trường hợp từ chối cấp giấy phép, phải có văn bản giải thích lý do.


Thương nhân Việt Nam phải nộp số ngoại tệ tiền mặt thu được vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình tại Ngân hàng được phép trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày ngoại tệ tiền mặt được mang về nước theo xác nhận của Hải quan cửa khẩu.

Khi nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản, ngoài giấy phép thu ngoại tệ tiền mặt được cấp, thương nhân Việt Nam phải nộp cho Ngân hàng thương mại các giấy tờ sau:


  • Bản chính tờ khai hải quan (có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ mang từ nước ngoài vào);


  • Bản sao tờ khai hàng hóa xuất khẩu (nộp sau khi xuất hàng).


    2. Thương nhân Việt Nam nhận thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tiền mặt trong các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại với thương nhân Campuchia tại Khu vực biên giới giữa Việt Nam và Campuchia phải tự chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn và chịu mọi rủi ro trong quá trình thanh toán.


    Điều 9. Thanh toán bằng VND và KHR tiền mặt


    Thương nhân hai nước có các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới được thực hiện thanh toán bằng VND tiền mặt hoặc KHR tiền mặt trong những trường hợp sau:


    1. Đối với thương nhân Việt Nam xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ Việt Nam sang Campuchia:


      1. Nhận thanh toán bằng VND hoặc KHR tiền mặt trên lãnh thổ Campuchia: Người đại diện cho thương nhân Việt Nam bán hàng cho thương nhân Campuchia có mang VND hoặc KHR tiền mặt khi nhập cảnh vào Việt Nam phải làm thủ tục khai báo Hải quan cửa khẩu số VND hoặc KHR tiền mặt mang theo, xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Hợp đồng mua bán hàng hóa và tờ khai hàng hóa xuất khẩu để Hải quan cửa khẩu đối chiếu kiểm tra.


      2. Nhận thanh toán bằng VND hoặc KHR bằng tiền mặt trên lãnh thổ Việt Nam: Thương nhân Campuchia được sử dụng VND hoặc KHR tiền mặt từ các nguồn sau đây để thanh toán mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại với thương nhân Việt Nam:


  • VND tiền mặt rút từ tài khoản VND mở tại Ngân hàng được phép ở Việt Nam hoặc VND có được từ nguồn thu nhập hợp pháp tại Việt Nam;


  • VND mang từ Campuchia vào có xác nhận của Hải quan cửa khẩu trên tờ khai Hải quan khi nhập cảnh;


  • KHR tiền mặt mang từ Campuchia vào có xác nhận của Hải quan cửa khẩu hoặc từ các nguồn thu nhập hợp pháp tại Việt Nam.




  1. Đối với thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ Campuchia vào Việt 

    Nam:


    1. Thanh toán bằng VND hoặc KHR tiền mặt trên lãnh thổ Campuchia: Thương nhân Việt Nam được sử dụng nguồn thu VND, KHR tiền mặt từ việc bán hàng hóa hay cung cấp dịch

      vụ cho phía Campuchia trên lãnh thổ Campuchia hoặc được mang tiền mặt VND, KHR từ Việt Nam sang Campuchia để thực hiện thanh toán cho thương nhân Campuchia. Khi mang VND hoặc KHR tiền mặt sang Campuchia, thương nhân Việt Nam phải làm thủ tục khai báo Hải quan cửa khẩu số VND hoặc KHR tiền mặt mang theo, xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Hợp đồng mua bán hàng hóa và tờ khai hàng hóa nhập khẩu để Hải quan cửa khẩu đối chiếu kiểm tra mà không phải xuất trình giấy phép mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt ra nước ngoài do ngân hàng cấp. Số tiền VND hoặc KHR tiền mặt phải phù hợp với số tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký.


    2. Thanh toán bằng VND hoặc KHR tiền mặt trên lãnh thổ Việt Nam:


      Thương nhân Campuchia được nhận thanh toán bằng VND hoặc KHR tiền mặt từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho thương nhân Việt Nam. Thương nhân Campuchia mang VND hoặc KHR tiền mặt từ Việt Nam sang Campuchia khi xuất cảnh phải làm thủ tục khai báo Hải quan cửa khẩu số VND hoặc KHR tiền mặt mang theo, xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Hợp đồng mua bán hàng hóa và tờ khai hàng hóa nhập khẩu để Hải quan cửa khẩu đối chiếu kiểm tra mà không phải xuất trình giấy phép mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt ra nước ngoài do ngân hàng cấp. Số tiền VND hoặc KHR tiền mặt phải phù hợp với số tiền thanh toán trong hợp đồng đã ký kết giữa thương nhân của hai nước.


      Thương nhân Việt Nam và Campuchia thanh toán bằng VND hoặc KHR tiền mặt trong các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại Khu vực biên giới giữa Việt Nam và Campuchia phải làm đầy đủ thủ tục Hải quan về khai báo xuất nhập khẩu tiền mặt và tự chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn trong vận chuyển và chịu mọi rủi ro trong quá trình thanh toán.


      Điều 10. Thanh toán theo phương thức hàng đổi hàng


      Thương nhân Việt Nam có các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại với thương nhân Campuchia được thỏa thuận thanh toán dưới hình thức hàng đổi hàng theo các quy định sau:


      1. Hàng hóa mua bán, trao đổi phải phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật mỗi nước về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.


      2. Đồng tiền sử dụng để tính toán hoặc thanh toán chênh lệnh trong giao dịch hàng đổi hàng là ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc VND hoặc KHR.


      3. Phần chênh lệnh trong giao dịch hàng đổi hàng được thanh toán theo các phương thức nêu trên. Chứng từ thanh toán phần chênh lệch áp dụng như đối với thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu, phù hợp với từng hình thức thanh toán.


Chương III


ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Tổ chức thực hiện


Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới quán triệt nội dung Quy chế này, xin ý kiến chỉ đạo của cấp Ủy và chính quyền địa phương, tổ chức và triển khai thực hiện thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; phổ biến hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn; thực hiện phối hợp cùng các cơ quan hữu quan như thương mại, tài chính, hải quan, công an, biên phòng... tổ chức triển khai tốt hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại tại Khu vực biên giới.


Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh (thành phố) tổ chức triển khai việc cấp phép theo Quy chế này, tăng cường quản lý và giám sát việc thực hiện đối với các Ngân hàng được phép và tổ chức, cá nhân trên địa bàn có tham gia thanh toán biên giới.


Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng được phép chỉ đạo các Chi nhánh của Ngân hàng mình tại các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia chủ động liên hệ với các Ngân hàng thương mại phía Campuchia để thỏa thuận đặt quan hệ đại lý thanh toán phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND, KHR theo Quy chế này, đáp ứng nhu cầu thanh toán trong các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại giữa thương nhân hai nước tại Khu vực biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.


Điều 12. Chế độ thông tin báo cáo


  1. Hàng quý, chậm nhất vào ngày 5 tháng đầu quý sau, các Ngân hàng hoặc chi nhánh Ngân hàng thực hiện thanh toán với Campuchia theo Quy chế này tổng hợp tình hình thanh toán theo các quy định trong Quy chế, báo cáo về Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh (thành phố) trên địa bàn (theo mẫu tại Phụ lục 3).


  2. Hàng quý, chậm nhất vào ngày 5 tháng đầu quý sau, các doanh nghiệp thực hiện thanh toán với Campuchia bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tiền mặt làm báo cáo tình hình thu và nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản và gửi về Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh (thành phố) trên địa bàn (theo mẫu tại Phụ lục 4).


  3. Hàng quý, chậm nhất vào ngày 10 tháng đầu quý sau, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh (thành phố) tổng hợp tình hình thanh toán theo các quy định trong Quy chế này, báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) (Theo mẫu tại Phụ lục 5).


  4. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu phát sinh vướng mắc cần báo cáo ngay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp xử lý kịp thời.


Điều 13. Xử lý vi phạm


Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.



TÊN DOANH NGHIỆP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: /CV

……., ngày … tháng … năm …


ĐƠN XIN PHÉP THU NGOẠI TỆ TIỀN MẶT TỪ XUẤT KHẨU SANG CAMPUCHIA


Kính gửi: Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh (thành phố) ……… (hoặc Vụ Quản lý ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước)


Tên doanh nghiệp: ............................................................................................................

Trụ sở chính tại: ................................................................................................................

Số điện thoại: ……………………………………… Số Fax: ............................................... Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ........................................................................

Cơ quan cấp: …………………………………. ngày cấp ................................................... Lĩnh vực kinh doanh: .....................................................................................................

Tài khoản tiền gửi ngoại tệ số: .........................................................................................

Tại Ngân hàng: .................................................................................................................

Hợp đồng thương mại đã ký với ……………………. số …………. ngày ………………… Phương thức thanh toán thỏa thuận trong hợp đồng: thanh toán bằng …………………… (tên loại ngoại tệ tự do chuyển đổi) tiền mặt.

Lý do không thực hiện thanh toán qua ngân hàng: .............................................

Đề nghị cơ quan xem xét, cấp giấy phép cho doanh nghiệp được thu số ngoại tệ tiền mặt từ việc xuất khẩu ………………… theo hợp đồng đã ký.

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành của Nhà nước và tự chịu toàn bộ những rủi ro liên quan trước khi mang số ngoại tệ tiền mặt nói trên nộp vào Ngân hàng.


THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP

(Ký tên và đóng dấu)



NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VN CHI NHÁNH TỈNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: /

V/v: thu ngoại tệ tiền mặt từ việc xuất khẩu

Ngày tháng năm


Kính gửi:


Sau khi nghiên cứu công văn số

ngày của

(tên Công ty) về việc đề nghị

được thu đô la Mỹ tiền mặt từ ý kiến như sau:

, Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh (thành phố) có

Đồng ý cho (tên Công ty) được thu số ngoại tệ tự do chuyển đổi tiền mặt là

(bằng

chữ:

) từ việc xuất khẩu

sang Campuchia theo hợp đồng số

ngày .

Số ngoại tệ tiền mặt nói trên phải có nguồn gốc mang từ nước ngoài vào (có xác nhận của Hải

quan cửa khẩu) và phải được nộp vào tài khoản ngoại tệ của

(tên Công ty) mở tại Ngân

hàng trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày ngoại tệ được kê khai trên tờ khai Hải quan

khi nhập cảnh. (tên Công ty)

phải tự chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn và chịu mọi rủi ro

có thể xảy ra trong quá trình thanh toán trước khi nộp tiền mặt vào Ngân hàng.

Khi nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản,

(tên Công ty) phải xuất trình cho Ngân hàng

(NH nơi nộp ngoại tệ tiền mặt)

các giấy tờ sau:

  1. Bản chính tờ khai hải quan (có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ mang từ nước ngoài vào);

  2. Bản sao tờ khai hàng hóa xuất khẩu (nộp sau khi xuất hàng).

    Ngân hàng (NH nơi nộp ngoại tệ tiền mặt)

    có trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc nộp số

    ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản của này.

    (tên Công ty) theo các quy định trong văn bản

    Hàng quý, chậm nhất vào ngày 5 tháng đầu quý sau,

    (tên Công ty) có trách nhiệm báo

    cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh

    tình hình nộp vào tài khoản số ngoại tệ tiền mặt

    thu được từ việc xuất khẩu của

    (tên Công ty)_ cho đến khi thực hiện xong văn bản này.

    Văn bản này có hiệu lực đến hết ngày

    (thời hạn của văn bản này phải phù hợp với giấy

    phép xuất khẩu hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp xuất khẩu hàng hóa không cần giấy phép thì phải phù hợp với hợp đồng xuất nhập khẩu).



    Nơi nhận:

    • Như trên;

    • Ngân hàng nơi nộp ngoại tệ tiền mặt;

      image src="08_VBHN_NHNN_2016_Vv_Hop_nhat_Quyet_dinh_Quy_che_thanh_toan_trong_mua_ban_trao_doi_hang_hoa_va_dich_vu_thuong_mai / Image_003 .png" height="1" width="49">

      GIÁM ĐỐC NHNN CHI NHÁNH TỈNH

    • Lưu.


    Phụ lục 3


    NGÂN HÀNG ………..

    Số:…………..

    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------



    BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THANH TOÁN VỚI CAMPUCHIA


    Quý năm


    Kính gửi: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH (THÀNH PHỐ) .........


    Đơn vị: USD



    STT


    Hình thức thanh toán

    Số tiền thanh toán (USD)

    Xuất khẩu

    Nhập khẩu

    1

    Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thông qua ngân hàng hai nước theo thông lệ quốc tế

    2

    Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc VND thông qua tài khoản của thương nhân Campuchia mở tại các ngân hàng Việt Nam

    3

    Thanh toán bằng VND và KHR qua ngân hàng tỉnh biên giới

    Tổng


    …….., ngày .... tháng .... năm....

    GIÁM ĐỐC

    (ký tên, đóng dấu)


    TÊN DOANH NGHIỆP

    Số: …………..

    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------


    BÁO CÁO

    TÌNH HÌNH NỘP VÀO TÀI KHOẢN

    SỐ NGOẠI TỆ TIỀN MẶT THU ĐƯỢC TỪ XUẤT KHẨU SANG CAMPUCHIA

    (Quý ……. /Năm ……..)


    Kính gửi: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH (THÀNH PHỐ) ...........


    Đơn vị: USD



    STT


    Số và ngày ghi trên giấy phép


    Số ngoại tệ được thu theo giấy phép

    Số ngoại tệ được thu và nộp vào tài

    khoản

    Số ngoại tệ nộp vào tài khoản lũy kế từ đầu năm

    Tổng

    (số giấy phép)


    , ngày …. tháng …. năm …..

    GIÁM ĐỐC

    (Ký tên, đóng dấu)


    NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

    CHI NHÁNH TỈNH…………..

    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------


    BÁO CÁO


    TÌNH HÌNH THANH TOÁN VỚI CAMPUCHIA

    (Quý ……./Năm …….)


    Kính gửi: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI)


    1. Tình hình thu và nộp ngoại tệ tự do chuyển đổi tiền mặt vào tài khoản


      Đơn vị: USD



      Số TT


      Tên doanh nghiệp


      Tình hình cấp giấy phép

      Tình hình thu và nộp ngoại tệ tiền mặt vào TK (quy ra USD)

      Số GP cấp trong kỳ

      Số USD được nộp theo GP

      Số USD

      được nộp lũy kế từ đầu năm

      Số USD tiền mặt thu và nộp vào tài khoản trong kỳ

      Số USD tiền mặt nộp vào TK lũy kế từ đầu năm

      Do NH

      TƯ cấp

      Do NH NN

      tỉnh cấp

      Do NH

      TƯ cấp

      Do NH

      NN tỉnh cấp

      1

      ...

      Tổng cộng

    2. Các hình thức khác


Đơn vị: USD



STT


Hình thức thanh toán

Số tiền thanh toán

Xuất khẩu

Nhập khẩu

1

Thanh toán thông qua ngân hàng hai nước bằng


ngoại tệ tự do chuyển đổi

2

Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc VND thông qua tài khoản của thương nhân Campuchia mở tại các ngân hàng Việt Nam

3

Thanh toán bằng VND và KHR thông qua ngân hàng tỉnh biên giới

Tổng cộng


, ngày ….. tháng …. năm …… GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)



Nơi nhận:

  • Ban Lãnh đạo NHNN;

  • Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);

  • Cổng thông tin điện tử NHNN;

  • Lưu VP, PC3, Vụ QLNH (3).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT


KT. THỐNG ĐỐC 

PHÓ THỐNG ĐỐC


Nguyễn Đồng Tiến


image src="08_VBHN_NHNN_2016_Vv_Hop_nhat_Quyet_dinh_Quy_che_thanh_toan_trong_mua_ban_trao_doi_hang_hoa_va_dich_vu_thuong_mai / Image_004 .png" height="1" width="208">


  1. Thông tư số 25 / 2011 / TT - NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có căn cứ ban hành như sau:

    “Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46 / 2010 / QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47 / 2010 / QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

    Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28 / 2005 / PL - UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005;

    Căn cứ Nghị định số 96 / 2008 / NĐ - CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

    Căn cứ Nghị quyết số 60 / NQ - CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

    Căn cứ Nghị quyết số 25 / NQ - CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành,

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định tại các văn bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành để thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ngoại hối như sau:”

  2. Thông tư số 29 / 2015 / TT - NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản có căn cứ ban hành như sau:

    “Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46 / 2010 / QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

    Căn cứ Nghị định số 23 / 2015 / NĐ - CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản.”

  3. Điều 14 và Điều 15 của Thông tư số 25 / 2011 / TT - NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011 quy định như sau:

    “Điều 14. Điều khoản thi hành

    Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.

    Điều 15. Tổ chức thực hiện

    Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”

  4. Điều 21 Thông tư số 29 / 2015 / TT - NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016 quy định như sau:

    “Điều 21. Điều khoản thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016.

    2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:

      • Khoản 12 Điều 4 Thông tư số 24 / 2011 / TT - NHNN ngày 31/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

      • Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Phụ lục số 09.ĐGH kèm theo Thông tư số 25 / 2011 / TT - NHNN ngày 31/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ

      tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo Nghị quyết về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.”

  5. Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Điều 9 của Thông tư số 25 / 2011 / TT - NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011, được sửa đổi bởi Điều 3 của Thông tư số 29 / 2015 / TT - NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.