Open navigation

Công văn 5251/LĐTBXH-QLLĐNN Công văn 5251/LĐTBXH-QLLĐNN của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc giảm mức chi phí đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan


BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 5251 / LĐTBXH - QLLĐNN

V/v giảm mức chi phí đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013


Kính gửi: Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan


Ngày 15/02/2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản số 341 / LĐTBXH - QLLĐNN yêu cầu các doanh nghiệp chấn chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan và ngày 28/12/2012 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản số 4930 / LĐTBXH - QLLĐNN về một số biện pháp kiểm soát chi phí và chấn chỉnh việc đưa người lao động sang Đài Loan làm việc. Sau gần 2 năm thực hiện các giải pháp nêu trên đã đạt được kết quả tích cực.


Căn cứ tình hình chung của thị trường Đài Loan, để tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí của người lao động đi làm việc tại Đài Loan xuống mức hợp lý, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu các doanh nghiệp:


  1. Giảm mức chi phí người lao động nộp cho doanh nghiệp để đi làm việc tại Đài Loan kể từ ngày 01/2/2014, cụ thể như sau:


    1. Tổng chi phí của người lao động trước khi đi làm việc trong các ngành công nghiệp tại Đài Loan không vượt quá 4.000 USD / người / hợp đồng 3 năm, trong đó tiền môi giới tối đa không quá 1.500 USD / người / hợp đồng 3 năm.


    2. Tổng chi phí của người lao động trước khi đi làm việc trong các bệnh viện, trung tâm chăm sóc người già (hộ lý, y tá, điều dưỡng, chăm sóc người bệnh) tại Đài Loan không vượt quá

        1. USD / người / hợp đồng 3 năm, trong đó tiền môi giới tối đa không quá 800 USD / người / hợp đồng 3 năm.


    3. Doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động việc ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng theo quy định tại Thông tư số 21 / 2013 / TT - BLĐTBXH ngày 10/10/2013 quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động.


  2. Kiểm soát chi phí người lao động phải nộp để đi làm việc tại Đài Loan:


    1. Doanh nghiệp phải thu tiền trực tiếp của người lao động và cung cấp cho người lao động hóa đơn, chứng từ có ghi đầy đủ số tiền mà người lao động đã nộp cho doanh nghiệp (bao gồm 

      cả các chi phí nộp cho doanh nghiệp để doanh nghiệp mua vé máy bay và làm các thủ tục, giấy tờ khác như: khám sức khỏe, visa, đồng phục, hồ sơ,…) để đi làm việc tại Đài Loan.


    2. Doanh nghiệp phải kiểm soát và chịu trách nhiệm về chi phí của người lao động, không để các tổ chức, cá nhân là trung gian, môi giới giới thiệu người lao động đến doanh nghiệp thu tiền trái quy định.


      • Nếu người lao động hoặc gia đình người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan sau ngày 01/02/2014 có văn bản phản ánh với các cơ quan chức năng về chi phí của người lao động phải nộp trước khi đi cao hơn quy định tại mục 1 nêu trên thì doanh nghiệp phải giải quyết dứt điểm trong thời hạn tối đa là 30 ngày. Trong thời gian này, doanh nghiệp sẽ bị tạm dừng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan và doanh nghiệp Đài Loan hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động sang Đài Loan làm việc sẽ bị tạm dừng xác nhận hồ sơ tiếp nhận lao động Việt Nam kể từ ngày được cơ quan chức năng thông báo. Nếu sau thời hạn tạm dừng mà doanh nghiệp vẫn không giải quyết dứt điểm vụ việc đã được cơ quan chức năng thông báo thì sẽ bị kéo dài thời hạn tạm dừng đến khi doanh nghiệp giải quyết dứt điểm vụ việc.


      • Trường hợp phát hiện doanh nghiệp thu phí cao hơn quy định, thu tiền thông qua trung gian môi giới, thu tiền nhưng không cung cấp hóa đơn, chứng từ theo quy định tại điểm a và điểm b mục 2 nêu trên thì doanh nghiệp bị xử phạt hành chính và xem xét dừng việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan trong thời hạn từ 06 đến 12 tháng theo quy định.


  3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao:


    1. Cục Quản lý lao động ngoài nước:


        • Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam hướng dẫn và tổ chức cho doanh nghiệp hai bên đăng ký cam kết thực hiện giảm chi phí và cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan; thực hiện các chính sách ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi đối với những doanh nghiệp tham gia thực hiện đúng cam kết.


        • Thông báo cho phía Đài Loan về các quy định và giải pháp chấn chỉnh nêu trên; đề nghị phía Đài Loan phối hợp kiểm soát chi phí của người lao động sau khi nhập cảnh làm việc tại Đài Loan; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thông tin sâu rộng tới người dân, người lao động trong và ngoài nước.


        • Hàng tháng báo cáo Bộ tình hình và kết quả thực hiện các biện pháp nêu trên.


    2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố:


        • Thông tin tuyên truyền sâu rộng tới người dân những quy định pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là các quy định về đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan để tránh bị các tổ chức, cá nhân lợi dụng, lừa đảo và thu tiền của người lao động trái pháp luật; các quy định của Nghị định số 95 / 2013 / NĐ - CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm và đưa người lao động Việt 

          Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; vận động gia đình để động viên người thân đang bỏ hợp đồng, cư trú trái phép tại Đài Loan tự nguyện về nước.


        • Phối hợp với cơ quan Công an các địa phương thường xuyên rà soát, kiểm tra, thanh tra các đầu mối của doanh nghiệp tại các địa phương và chi phí của người lao động trước khi đi làm việc tại Đài Loan; phát hiện các tổ chức, cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động nhưng tổ chức thu gom, tuyển chọn, đào tạo, thu tiền và tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở Đài Loan, xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.


      1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam:


          • Thành lập Ban cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan mà thành viên nòng cốt là những doanh nghiệp tự nguyện tham gia và cam kết giảm chi phí; phối hợp thông tin tới các doanh nghiệp những nội dung nêu trên; tham gia giám sát việc triển khai những giải pháp nhằm từng bước ổn định thị trường Đài Loan; kiến nghị xử lý những doanh nghiệp có vi phạm.


          • Làm việc với cơ quan tương ứng tại Đài Loan (các Hiệp hội, Công hội) để thông báo các giải pháp phía Việt Nam thực hiện nhằm chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan.



          Nơi nhận:

          • Như trên;

          • Bộ trưởng (để b/c);

          • Văn phòng KT-VH VN tại Đài Bắc;

          • Văn phòng KT-VH Đài Bắc tại Hà Nội;

          • Sở LĐ-TBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;

          • Hiệp hội XKLĐ Việt Nam;

          • Ban QLLĐ Việt Nam tại Đài Loan;

          • Lưu VP, QLLĐNN (10b)

          KT. BỘ TRƯỞNG

           THỨ TRƯỞNG


          Nguyễn Thanh Hòa

          PHỤ LỤC


          (kèm theo Công văn số 5251 / LĐTBXH - QLLĐNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 31 tháng 12 năm 2013)


          CHI TIẾT CÁC CHI PHÍ NGƯỜI LAO ĐỘNG PHẢI NỘP ĐỂ ĐI LÀM VIỆC TẠI ĐÀI LOAN TỪ 01/02/2014


          STT

          Nội dung

          Mức chi phí lao động phải nộp

          Lao động Công nghiệp, Xây dựng

          Lao động làm Hộ lý, y tá, CSNB tại Bệnh viện, TTDL

          1

          Tiền môi giới

          1500

          800 Quyết định 61 / 2008 / QĐ - BLĐTBXH ngày 12/8/2008

          2

          Tiền dịch vụ XKLĐ

          1930

          1930 Thông tư liên tịch số

          16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC

          ngày 4/9/2007 (tương đương 03 tháng lương cơ bản/ hợp đồng 3 năm)

          3

          Tiền vé máy bay lượt đi

          250

          250 Giá vé MB 250 USD

          hiện nay từ 230 USD -

          4

          Lệ phí visa

          66

          66 Theo quy đ VH Đài Bắc

          ịnh của Văn phòng KT- tại VN

          5

          Học phí học ngoại ngữ

          126

          126 Quyết định 630 / QĐ - BLĐTBXH ngày 19/5/2010 (tương đương

          2.650.000 VNĐ)

          6

          Học phí Bồi dưỡng KTCT

          26

          26 Quyết định 630 / QĐ - BLĐTBXH ngày 19/5/2010 (tương đương

          532.000 VNĐ)

          7

          Tham gia Quỹ HTVLNN

          5

          5 Quyết định số 144 / 2007 / QĐ - TTg ngày 31/8/2007

          8

          Khám sức khỏe

          31

          31 Thực tế hiệ VNĐ

          n nay khoảng 650.000

          9

          Hộ chiếu

          10

          10 Quy định hiện nay của Bộ Công an là: 200.000 VNĐ

          10

          Lý lịch tư pháp

          5

          5 Quy định hiện nay của Bộ Tư pháp là: 100.000 VNĐ

          11

          Hồ sơ, vali, đồng phục

          51

          51 Thực tế hiệ VNĐ

          n nay khoảng 1.050.000

          Tổng chi phí

          4000

          3300



          Ghi chú: Chi phí trên không bao gồm tiền ăn, ở đi lại của người lao động trong thời gian ăn học, làm thủ tục hồ sơ xuất cảnh


          Tỷ giá ngoại tệ: 1 Đô la Mỹ (USD) = 29,62 Đài tệ (NT$) = 21,135 đồng Việt Nam (VNĐ)

          Tải về văn bản (file PDF):

          Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

          Send feedback
          Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.