Open navigation

Công văn 6986/BNN-KTHT Tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 6986/BNN-KTHT

V/v tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2018


Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương


Thực hiện Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Thông báo kết luận Hội nghị Ban chỉ đạo đào tạo nghề nông nghiệp tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2018 công tác đào tạo nghề nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, đào tạo được 120.000/287.175 lao động, đạt 40% kế hoạch đề ra, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước là 29,0%.


Tuy nhiên, so với yêu cầu còn một số hạn chế như: chậm chuyển đổi về đào tạo cho lao động làm trong vùng sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương và an sinh xã hội ở khu vực nông thôn. Việc xác định nhu cầu đào tạo ở nhiều địa phương còn lúng túng, bố trí kinh phí đào tạo chưa đáp ứng theo kế hoạch được phê duyệt. Công tác kiểm tra giám sát, thúc đẩy tiến độ thực hiện đào tạo nghề ở một số địa phương chưa kịp thời.


Để hoàn thành kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp năm 2018 và triển khai đào tạo nghề cho các năm tiếp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như sau:


  1. Tập trung chỉ đạo rà soát tiến độ, đề ra các giải pháp thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể để thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018.


  2. Triển khai các nội dung đào tạo theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: Thực hiện cơ cấu đào tạo hợp lý (đào tạo cho các lao động làm trong các vùng sản xuất nguyên liệu nông sản của các doanh nghiệp đào tạo thành viên hợp tác xã, trang trại, đào tạo cho lao động nhằm an sinh xã hội nông thôn); rà soát bổ sung chương trình đào tạo nghề nông nghiệp phù hợp với chương trình tái cơ cấu, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững ở địa phương.


  3. Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề nông nghiệp theo hướng có đối ứng của Nhà nước để thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng tham gia vào công tác đào tạo nghề nông nghiệp; gắn tư vấn việc làm để lao động sau khi học nghề được tiếp cận vay vốn phát triển sản xuất từ quỹ hỗ trợ việc làm Quốc gia Ngân hàng Chính sách xã hội.


  4. Đổi mới công tác khảo sát, nắm bắt nhu cầu và tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp theo hướng giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nhu cầu, tổ chức đào tạo nghề

    ở các vùng sản xuất nguyên liệu, các dự án chuyển đổi sản xuất, lao động làm việc trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; phân cấp cho cấp huyện đào tạo nghề phục vụ an sinh xã hội nông thôn.


  5. Đẩy mạnh truyền thông về công tác đào tạo nghề nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các hội thảo, hội nghị, mô hình đào tạo có hiệu quả.


  6. Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá kết quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp có sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội và chính quyền cấp huyện, xã.


  7. Tổ chức sơ kết đánh giá 9 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg và 03 năm thực hiện nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ở địa phương trong tháng 9 năm 2018, báo cáo kết quả về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 5 tháng 10 năm 2018 để tổ chức Hội nghị sơ kết toàn quốc (theo đề cương gửi kèm).


    Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý kịp thời./.



    Nơi nhận:

    • Như trên;

    • Bộ trưởng (để b/c);

    • Văn phòng Chính phủ;

    • Bộ LĐTB&XH;

    • Tổng cục GDNN;

    • Vụ ĐTTX;

    • Sở Nông nghiệp và PTNT;

    • Chi cục PTNT;

    • Thành viên BCĐ của Bộ;

    • Lưu: VT, KTHT.


  8. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG


    Trần Thanh Nam

    ĐỀ CƯƠNG SƠ KẾT


    KẾT QUẢ 9 NĂM THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO

    (Kèm theo Công văn số 6986/BNN-KHĐT ngày 10 tháng 06 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)


    1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, THỜI GIAN SƠ KẾT 8 NĂM 2010-2018


      1. Mục đích


        Đánh giá kết quả 9 năm (2010-2018) về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg và 03 năm thực hiện nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ rõ kết quả đạt được và nội dung hạn chế nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; đồng thời xác định phương hướng, mục tiêu, nội dung và biện pháp cụ thể thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn 02 năm (2019-2020) và định hướng cho giai đoạn tiếp theo.


      2. Yêu cầu


        - Tổ chức đánh giá công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở tất cả các địa phương và có báo cáo kết quả gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động

        • Thương binh và Xã hội, thời gian xong trong tháng 9/2018 để làm cơ sở tổ chức Hội nghị toàn quốc.


          • Việc đánh giá kết quả thực hiện đúng thực chất, tránh hình thức từ đó nâng cao được nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền; hoàn thiện chính sách để khắc phục những bất cập trong quá trình thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.


          • Việc đánh giá phải đưa ra được phương hướng, mục tiêu, nội dung, biện pháp cụ thể chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020 và định hướng cho giai đoạn tiếp theo.


      3. Thời gian sơ kết



          • Các địa phương tổ chức sơ kết trong tháng 9/2018


          • Bộ nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị toàn quốc vào cuối tháng 10/2018 và báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương.


    2. ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO


  1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 9 NĂM 2010-2018


    1. Công tác chỉ đạo điều hành


        • Thống kê các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.


        • Đánh giá hoạt động chỉ đạo đào tạo nghề nông nghiệp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và sự phối hợp với các sở/ngành, đơn vị có liên quan tại địa phương.


    2. Kết quả hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn


      Tổng số lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh; tổng số lao động nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh, trong đó lao động đã qua đào tạo, đạt %


      1. Đào tạo được cấp chứng chỉ



          • Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề nông nghiệp theo chính sách của Đề án 1956. So sánh việc thực hiện kế hoạch với kế hoạch của cả giai đoạn,... %


            + Hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.


            + Hỗ trợ của các doanh nghiệp và các tổ chức khác.


          • Tổng số lao động được hỗ trợ đào tạo phân theo các nhóm đối tượng theo định hướng, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT là lao động làm trong các vùng sản xuất nguyên liệu nông sản của doanh nghiệp, lao động là thành viên các hợp tác xã, lao động thuộc diện chính sách đào tạo nhằm an sinh xã hội nông thôn.


      2. Đào tạo không cấp chứng chỉ



          • Thống kê số lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp do các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ đào tạo.



            tạo.

        • Thống kê số lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp do các Hội, Hiệp hội đào



          tạo.

        • Thống kê số lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp do các doanh nghiệp đào


          • Thống kê số lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông và các tổ chức khác ở địa phương đào tạo.


            (Chi tiết tại phụ lục 1)


          • Đánh giá hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn


            (Chi tiết tại phụ lục 3)

          • Việc xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao động nông thôn theo từng nhóm nghề ở địa phương


          • Hoạt động tuyên truyền; tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.


          • Đánh giá tài liệu chương trình giảng dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.


          • Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở địa phương.


          • Đánh giá hoạt động điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu; kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp.


    3. Kinh phí thực hiện



        • Tổng kinh phí, trong đó:


          + Kinh phí Trung ương hỗ trợ từ nguồn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.


          + Kinh phí địa phương.


          + Nguồn kinh phí khác.


          (Chi tiết tại phụ lục 2)


    4. Đánh giá chung



    • Những ưu điểm


    • Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân.


      IX. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM 2019-2020


      1. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp đến năm 2020 căn cứ vào chỉ tiêu đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt kế hoạch trung hạn tại Quyết định số 5840/QĐ-BNN- KTHT.


      2. Định hướng, xác định nhu cầu và biện pháp thực hiện đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.


    • Định hướng, mục tiêu và chỉ tiêu nhiệm vụ.


    • Hình thức thực hiện.


    • Các biện pháp thực hiện.

PHỤ LỤC I


KẾT QUẢ HỖ TRỢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP 9 NĂM 2010-2018

(Kèm theo Công văn số 6986/BNN-KTHT ngày 10 tháng 09 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)




TT



Nội dung

Đơn vị tính



Tổng cộng



Năm 2010



Năm 2011



Năm 2012



Năm 2013



Năm 2014



Năm 2015



Năm 2016



Năm 2017



Năm 2018



1

Rà soát, cập nhật, xác định nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn














-

Nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp của lao động nông thôn



Người













-

Cơ sở tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn



Cơ sở













2

Phát triển chương trình nghề nông nghiệp



C.Tr













3

Xây dựng các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn



Mô hình











4

Tổng số lao động nông thôn

Người













-

Tổng số lao động thuộc lĩnh vực nông lâm thủy sản



Người













-

Tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo (%)



%













5

Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp, trong đó:













5.1

Đào tạo có cấp chứng chỉ














-

Hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương



Người













-

Hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương



Người













-

Hỗ trợ từ doanh nghiệp và các tổ chức khác



Người











5.1.1

Chia theo trình độ












-

Sơ cấp

Người











-

Đào tạo thường xuyên

Người













5.1.2

Chia theo định hướng chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT



Người













-

Lao động làm trong các vùng sản xuất nguyên liệu nông sản của các doanh nghiệp



Người













-

Lao động là thành viên hợp tác xã



Người













-

Lao động thuộc diện chính sách nhằm an sinh xã hội nông thôn



Người











5.1.3

Chia theo đối tượng












-

Nữ

Người













-

Người được hưởng chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng



Người












-

Người thuộc hộ nghèo

Người











-

Người dân tộc thiểu số

Người











-

Người khuyết tật

Người













-

Người bị thu hồi đất nông nghiệp



Người











-

Người thuộc hộ cận nghèo

Người











-

Lao động nông thôn khác

Người













5.2

Đào tạo không cấp chứng chỉ














5.2.1

Số lao động được đào tạo nghề nông nghiệp do các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ đào tạo



Người













5.2.2

Số lao động được đào tạo nghề nông nghiệp do các Hội, Hiệp hội đào tạo



Người













5.2.3

Số lao động được đào tạo nghề nông nghiệp do doanh nghiệp đào tạo



Người













5.2.4

Số lao động được đào tạo nghề nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông và các tổ chức khác đào tạo



Người













6

Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn












-



Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng

Người













nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý, triển khai và tổ chức thực hiện ĐTN nông nghiệp cho LĐNT














-

Tổ chức các đoàn thanh tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện ĐTN nông nghiệp cho LĐNT



Đoàn











-

Các hoạt động khác













PHỤ LỤC II


KINH PHÍ HỖ TRỢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP 9 NĂM 2010 2018

(Kèm theo Công văn số 6986/BNN-KTHT ngày 10 tháng 09 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)




TT

Nội dung

Tổng cộng

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP



1

Điều tra, khảo sát xác định nhu cầu























2

Phát triển chương trình, giáo trình nghề nông nghiệp























3

Tuyên truyền công tác đào tạo nghề nông nghiệp
























4

Hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp























-

Đào tạo cấp chứng chỉ























-

Đào tạo không cấp chứng chỉ























5

Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao























động nông thôn























-

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, quản

lý, triển khai và tổ chức thực hiện ĐTN

nông nghiệp cho LĐNT























-

Tổ chức các đoàn thanh























tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện ĐTN

nông nghiệp cho LĐNT























-

Các hoạt động khác






















PHỤ LỤC III


HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 9 NĂM 2010-2018

(Kèm theo Công văn số 6986/BNN-KTHT ngày 10 tháng 09 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)




STT



Tên nghề đào tạo



Tổng số lao động được đào tạo



Tổng số người đã học xong



Tổng số người có việc làm



Lao động tiếp tục làm nghề

Lao động có việc

làm mới theo nghề vừa học



Lao động được doanh nghiệp tuyển dụng



Lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm



Lao động tự tạo việc làm



Lao động thành lập được HTX, THT



Lao động thoát nghèo



Lao động có thu nhập khá



Ghi chú

Chỉ tiêu



%



Chỉ tiêu



%








1
















2















































































Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.