Open navigation

Công văn 1591/QLCL-CL1 ngày 30/11/2021 Đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc theo Lệnh 248 và 249

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1591/QLCL-CL1

V/v đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc theo Lệnh 248 và 249

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2021

 

Kính gửi:

- Các cơ sở sản xuất, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc;
- Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP);
- Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS Trung bộ, Nam bộ;
 - Các Trung tâm Chất lượng NLTS vùng 1-6.

Sau khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành quy định về quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm của nước ngoài xuất khẩu vào Trung Quốc (Lệnh số 248) và quy định kiểm soát an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu (Lệnh số 249), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng SPS Việt Nam và các Cục chuyên ngành đã có nhiều văn bản, hội nghị, hội thảo phổ biến, hướng dẫn triển khai các quy định này.

Trên cơ sở nội dung tại công hàm số 353.2021 ngày 27/9/2021 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc hướng dẫn thực hiện Lệnh 248 và các nội dung trao đổi với phía Bạn; tiếp theo Hội nghị trực tuyến ngày 22/9/2021 phổ biến các quy định mới của Trung Quốc, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã tổng hợp các nội dung liên quan đến việc đăng ký danh sách doanh nghiệp và yêu cầu về kiểm soát ATTP lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại Phụ lục 1 gửi kèm công văn này. Cục thông báo và đề nghị các đơn vị như sau:

1. Các cơ sở chưa có tên trong danh sách xuất khẩu vào Trung Quốc, có nhu cầu đăng ký xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc:

Nghiên cứu kỹ quy định, hướng dẫn có liên quan (chi tiết đăng tải tại website của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, địa chỉ: http://www.nafiqad.gov.vn/quy-dinh-cua-trung-quoc-cap-nhat-lenh-248-249-thay-the-lenh-145-ve-dang-ky-cong-nhan-va-quan-ly-co-so-san-xuat-che-bien-dong-goi-van-chuyen-thuc-pham-nuoc-ngoai_t221c313n334và thực hiện đăng ký theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 kèm theo.

2. Các cơ sở đang có tên trong danh sách xuất khẩu vào Trung Quốc:

Nghiên cứu kỹ quy định, hướng dẫn có liên quan (chi tiết đăng tải tại website của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, địa chỉ: http://www.nafiqad.gov.vn/quy-dinh-cua-trung-quoc-cap-nhat-lenh-248-249-thay-the-lenh-145-ve-dang-ky-cong-nhan-va-quan-ly-co-so-san-xuat-che-bien-dong-goi-van-chuyen-thuc-pham-nuoc-ngoai_t221c313n334): chủ động trao đổi với nhà nhập khẩu Trung Quốc để tuân thủ đúng các quy định này trong quá trình sản xuất, xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc.

3. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP):

Đề nghị Hiệp hội thông báo các quy định, hướng dẫn có liên quan đến các doanh nghiệp hội viên để thực hiện quy định của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tránh vướng mắc trong xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.

4. Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS Trung bộ/Nam bộ:

- Tiếp nhận, rà soát, tổng hợp hồ sơ đăng ký của các cơ sở sản xuất thủy sản đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc trên địa bàn theo quy định.

- Gửi Cục báo cáo kết quả rà soát kèm theo danh sách tổng hợp các cơ sở đăng ký đạt yêu cầu (theo mẫu tại Phụ lục 2 gửi kèm); cập nhật hồ sơ đã rà soát của từng doanh nghiệp vào thư mục “Đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc” (thuộc thư mục “Quản lý điều kiện đảm bảo ATTP cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản”) trên hệ thống cơ sở dữ liệu Onedrive của Cục.

5. Các Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1-6:

Phổ biến nội dung văn bản này tới các cơ sở sản xuất, xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc trên địa bàn.

Đề nghị các đơn vị lưu ý thực hiện./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Trần Thanh Nam (để báo cáo);
- Cục trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng SPS Việt Nam:
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố;
- Chi cục Quản lý Chất lượng NLS&TS các tỉnh, thành phố;
- Ban Quản lý ATTP Tp. HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh;
 - Lưu: VT, CL1.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




 Lê Bá Anh

 


PHỤ LỤC 1:

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT ATTP THỦY SẢN NHẬP KHẨU VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG TRUNG QUỐC

(Kèm theo công văn số /QLCL-CL1 ngày /11/2021 Cục Quản lý CL NLS&TS)

1. Một số nội dung quy định mới của Lệnh 248, 249

STT

Nội dung

Quy định hiện hành

Quy định tại Lệnh 248, 249 và công hàm số 353.2021
 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2022)

1

Phạm vi áp dụng

Các doanh nghiệp sản xuất các loại thực phẩm thuộc “Danh mục cần đăng ký” (trong đó bao gồm sản phẩm thủy sản) phải thực hiện đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

- Toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc phải thực hiện đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc từ sau ngày 01/01/2022.

- Phân loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro:

+ Nhóm 1: gồm các doanh nghiệp sản xuất 18 loại thực phẩm xuất khẩu (bao gồm sản phẩm thủy sản) do Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đề nghị đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

+ Nhóm 2: các doanh nghiệp sản xuất các loại thực phẩm không nằm trong 18 loại thực phẩm nêu trên tự nộp hồ sơ đăng ký hoặc ủy thác đơn vị trung gian thực hiện đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

2

Công nhận danh sách doanh nghiệp đăng ký

Thực hiện theo Thỏa thuận hợp tác về kiểm soát ATTP thủy sản xuất nhập khẩu ký kết giữa hai bên năm 2014, các cơ sở đã được Cục thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định của Việt Nam và Trung Quốc được Cục đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt, cập nhật theo biểu mẫu thống nhất chung.

- Đối với các cơ sở đã có tên trong danh sách được phép xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc: tiếp tục được phép xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc trong thời gian tới (kể cả sau ngày 01/01/2022).

- Các cơ sở đăng ký bổ sung vào danh sách, cập nhật thông tin, gia hạn đăng ký kể từ sau ngày 01/01/2022: thực hiện đăng ký theo Lệnh 248

3

Hiệu lực đăng ký

Không quy định

- Có hiệu lực trong vòng 05 năm

- Trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng trước khi hết hiệu lực đăng ký, doanh nghiệp cần gửi đăng ký cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc;

- Các trường hợp Tổng cục Hải quan Trung Quốc hủy đăng ký được quy định tại Điều 21, 24 của Lệnh 248.

4

Yêu cầu về ghi nhãn

Bao bì phải rõ ràng, dễ đọc, được thể hiện bằng tiếng Trung và tiếng Anh các nội dung dưới đây:

- Tên thương mại và tên khoa học, mô tả, ngày sản xuất, mã số lô và điều kiện bảo quản

- Phương pháp sản xuất (đánh bắt, nuôi trồng)

- Khu vực sản xuất (vùng/quốc gia đánh bắt, nuôi)

- Tên và mã số đăng ký của các cơ sở sản xuất, chế biến (bao gồm tàu cá)

- Điểm đến phải ghi là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Bao bì bên trong và bên ngoài phải có gắn nhãn chắc chắn, rõ ràng, dễ đọc; thông tin thể hiện bằng tiếng Trung/tiếng Anh hoặc tiếng Trung/tiếng Việt như sau:

- Tên hàng hóa và tên khoa học

- Quy cách sản phẩm

- Ngày sản xuất, số lô, hạn sử dụng và điều kiện bảo quản.

- Phương thức sản xuất (đánh bắt, nuôi trồng)

- Khu vực sản xuất (vùng/quốc gia nuôi/đánh bắt)

- Tên, số đăng ký, địa chỉ của tất cả các doanh nghiệp sản xuất, chế biến có liên quan (bao gồm tàu cá, tàu chế biến, tàu vận chuyển, kho lạnh độc lập)

- Điểm đến phải ghi là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 

2. Thủ tục đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc:

2.1. Đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc từ nay đến 31/12/2021: trình tự, thủ tục đăng ký tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành.

2.2. Đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc từ sau ngày 01/01/2022:

2.2.1. Đối với doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào danh sách: 

a) Thành phần hồ sơ

- Hồ sơ do Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) thực hiện đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc: theo quy định tại Điều 8, Lệnh 248

- Hồ sơ doanh nghiệp nộp cho Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu: do hiện nay Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc chưa quy định cụ thể mẫu các thành phần hồ sơ nên trước mắt, để kịp thời đáp ứng yêu cầu của phía Trung Quốc, căn cứ yêu cầu tại Lệnh 248, Cục tạm thời hướng dẫn các doanh nghiệp gửi hồ sơ theo mẫu gửi kèm.

b) Cách thức tiếp nhận hồ sơ: các doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký qua e-mail theo địa chỉ: nafi@mard.gov.vn (Cục tại Hà Nội); cctb.nafi@mard.gov.vn (Chi cục Trung bộ); ccnb.nafì@,mard.gov. vn (Chi cục Nam bộ).

2.2.2. Đối với doanh nghiệp sửa đổi thông tin trong danh sách, gia hạn đăng ký: Phía Trung Quốc chưa có hướng dẫn cụ thể, Cục đang trao đổi với phía Bạn và sẽ co văn bản thông báo sau.

3. Trình tự, thủ tục thẩm định, chứng nhận lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc

Thực hiện theo Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ NN&PTNT và các Thông tư sửa đổi (Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13/2/22017 và Thông tư số 16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018) và các văn bản thông báo, hướng dẫn của Cục, trong đó cần lưu ý:

3.1 Điều kiện bảo đảm ATTP của cơ sở sản xuất:

- Đáp ứng các quy định nêu tại các Quy chuẩn Việt Nam về điều kiện bảo đảm vệ sinh ATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản.

- Đáp ứng các quy định của Trung Quốc tại:

+ GB 14881 (Quy phạm vệ sinh chung trong sản xuất thực phẩm);

+ GB 20941 (Quy phạm vệ sinh sản xuất chế phẩm thủy sản);

+ GB 5749 (Tiêu chuẩn vệ sinh cho nước uống sinh hoạt);

+ GB/T 27341 (“Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát quan trọng (HACCP ) Yêu cầu chung đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm")

3.2 Chỉ tiêu, mức giới hạn ATTP đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu

Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn đối với lô hàng xuất khẩu được quy định tại Quyết định 2864/QĐ-BNN-QLCL ngày 24/11/2011 và 1471/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/6/2012 và được Cục cập nhật, bổ sung theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc dựa trên các tiêu chuẩn, quy định của Trung Quốc sau đây:

+ GB 2762 (Giới hạn ô nhiễm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia trong thực phẩm);

+ GB 2763 (Tiêu chuẩn an toàn lương thực quốc gia giới hạn dư lượng tối đa cho thuốc trừ sâu trong thực phẩm);

+ GB 14882 (Tiêu chuẩn giới hạn nồng độ các chất phóng xạ trong thực phẩm);

+ GB 2761 (Tiêu chuẩn quốc gia về an toàn thực phẩm - Giới hạn của Mycotoxin trong thực phẩm);

+ GB 2760 (Tiêu chuẩn sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn thực phẩm quốc gia);

+ GB 10136 (Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia sản phẩm động vật thủy sản);

+ GB 2733 (Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia Sản phẩm thủy sản tươi và đông lạnh);

+ GB 29921 (Giới hạn về vi sinh vật trong thực phẩm);

+ GB 31650 (Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia về mức dư lượng tối đa đối với thuốc thú y trong thực phẩm);

+ GB 14939 (Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia sản phẩm đóng hộp);

+ Thông báo số 193 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng cho động vật dùng làm thực phẩm.

4. Kiểm soát thực phẩm thủy sản nhập khẩu của Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc:

- Kiểm tra tại chỗ đối với thực phẩm nhập khẩu (phương tiện vận chuyển và nơi bảo quản, số Container, số niêm phong, nội dung ghi nhãn trên bao bì bên trong và bên ngoài, tình trạng thực tế của lô hàng có phù hợp với thông tin khai báo và chứng từ kèm theo hay không, đặc tính cảm quan của sản phẩm, độ tươi của thực phẩm, nhiệt độ sản phẩm); tỷ lệ và chỉ tiêu lấy mẫu cụ thể do Cơ quan hải quan Trung Quốc lập kế hoạch giám sát đối với từng đối tượng cụ thể của từng quốc gia dựa trên đánh giá nguy cơ.

- Trường hợp phát hiện thực phẩm nhập khẩu không đáp ứng quy định trong quá trình giám sát và quản lý nhập khẩu, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ dựa trên đánh giá nguy cơ để thực hiện các biện pháp kiểm soát như tăng tỷ lệ giám sát, kiểm tra ngẫu nhiên đối với thực phẩm liên quan.

- Các trường hợp Tổng cục Hải quan Trung Quốc đình chỉ hoặc cấm nhập khẩu dựa trên đánh giá nguy cơ được quy định tại Điều 35 Lệnh 249.

- Khi rủi ro về an toàn của thực phẩm nhập khẩu đã giảm xuống mức có thể kiểm soát được, Tổng cục Hải quan và Hải quan có thẩm quyền trực thuộc có thể áp dụng các biện pháp dỡ bỏ kiểm soát tương ứng được quy định tại Điều 36 Lệnh 249.

 


PHỤ LỤC 2:

TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO TRUNG QUỐC
(Kèm theo công văn số /QLCL-CL1 ngày /11/2021 của Cục Quản lý chất lượng NLS & TS)

I. Danh sách cơ sở đề nghị bổ sung vào danh sách:

N0

Approval Number

Name

Adress

City/ County

Province/ City

Type

Products for approval

Processing methods

Processing capacity (ton/one year)

Amout of exports to China last year (ton)

Remark

Ustates

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Danh sách cơ sở đề nghị sửa đổi thông tin trong danh sách:

1 Thông tin cũ

N0

Approval Number

Name

Adress

City/ County

Province/ City

Type

Products for approval

Processing methods

Processing capacity (ton/one year)

Amount of exports to China in last year (ton)

Remark

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thông tin mới:

N0

Approval Number

Name

Adress

City/ County

Province/ City

Type

Products for approval

Processing methods

Processing capacity (ton/one year)

Amount of exports to China in last year (ton)

Remark

Updates

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Danh sách cơ sở đề nghị đưa ra khỏi danh sách:

N0

Approval Number

Name

Adress

City/ County

Province/ City

Type

Products for approval

Processing methods

Processing capacity (ton/one year)

Amout of exports to China last year (ton)

Remark

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Remark:

- A: Aquaculture

- BMS: Bivalve molluscan shellfish

- PP: Processing Plant

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.