Không còn phù hợp
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 775/QĐ-BNN-KTHT | Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2018
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020.
Căn cứ Quyết định số 5480/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020.
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 2; - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; - Sở NN và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Ban Chỉ đạo Đào tạo nghề nông nghiệp; - Các Vụ: Tài chính; Kế hoạch; Tổ chức Cán bộ; - Văn phòng ĐPNTM; Trung tâm Khuyến nông QG; - Lưu VT, KTHT (250b). | KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số 775/QĐ-BNN-KTHT, ngày 05 tháng 03 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
- Năm 2018 hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn được 287.175 người.
- Sau đào tạo, ít nhất 80% số người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
1. Chỉ tiêu đào tạo (theo Quyết định số 5480/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/12/2016)
Tổng số chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp là 287.175 người, gồm:
a) Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn có trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng: 207.175 người, trong đó:
- Các địa phương: 200.675 người bao gồm hỗ trợ đào tạo từ ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp, các tổ chức tự đào tạo.
- Các cơ quan Trung ương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức đoàn thể: 6.500 người.
b) Đào tạo nghề nông nghiệp trình độ trung cấp và cao đẳng: 80.000 người (do các trường có chức năng đào tạo nghề nông nghiệp tuyển sinh đào tạo hàng năm theo quy định hiện hành).
(Chi tiết ở phụ lục kèm theo)
2. Đối tượng đào tạo (theo Chỉ thị số 5719/CT-BNN-KTHT ngày 5/7/2016 và Thông báo số 9611/TB-BNN-VP ngày 17/11/2017)
Tập trung đào tạo cho lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lao động thực hiện các chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thành viên hợp tác xã, trang trại tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi ngành hàng; lao động thực hiện Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 và lao động ở các vùng khó khăn nhằm an sinh xã hội.
Bố trí chỉ tiêu đào tạo với tỷ lệ khoảng 50% cho lao động ở các doanh nghiệp nông nghiệp; 20% cho thành viên hợp tác xã, trang trại lao động thực hiện các dự án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và 30% an sinh xã hội.
Hình thức đào tạo: Đào tạo theo hình thức “bắt tay chỉ việc”, đào tạo tại nơi sản xuất, tại các thôn, bản, xã, lấy thực hành là chính.
3. Kinh phí đào tạo
a) Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng:
Tổng kinh phí dự kiến: 400,0 tỷ đồng (Bằng chữ: Bốn trăm tỷ đồng)
Trong đó:
- Kinh phí Trung ương hỗ trợ từ nguồn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới: 220,0 tỷ đồng.
- Kinh phí địa phương: 140,0 tỷ đồng.
- Nguồn kinh phí khác: 40,0 tỷ đồng.
b) Kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp trình độ trung cấp và cao đẳng được cấp theo quy định hiện hành.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề nông nghiệp và việc làm cho lao động nông thôn
Tuyên truyền, tư vấn học nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng hệ thống truyền thanh của huyện, xã.
Xây dựng các chương trình, phóng sự về các mô hình đào tạo có hiệu quả để phổ biến nhân rộng. Tổ chức các diễn đàn, hội thảo đánh giá về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở một số địa phương, các vùng.
2. Tổ chức đào tạo và xây dựng các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đào tạo cho lao động làm trong các Tập đoàn, các Tổng công ty, doanh nghiệp lớn và các hiệp hội, các mô hình liên kết sản xuất và bố trí nguồn kinh phí được giao cho Bộ để đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trong các doanh nghiệp này.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Tập trung chỉ đạo đào tạo cho các lao động làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã và lao động có liên kết sản xuất theo chuỗi ngành hàng ở địa phương, giao cho các cơ sở đào tạo của Trung ương, của tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp để tổ chức đào tạo; nhiệm vụ việc đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nhằm an sinh xã hội nông thôn giao cho các cơ quan đào tạo cấp huyện thực hiện.
3. Rà soát và xây dựng các chương trình (Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015)
Tổ chức rà soát, biên tập lại 50 chương trình, giáo trình khung mà Bộ đã ban hành theo hướng giảm phần nội dung lý thuyết trên lớp học, tăng cường đào tạo thực hành tại các mô hình sản xuất; xây dựng 2 chương trình, giáo trình nghề nông nghiệp công nghệ cao.
Các địa phương điều chỉnh chương trình, giáo trình đào tạo nghề đã ban hành theo hướng giảm thời lượng về lý thuyết, tăng thời lượng thực hành tại mô hình sản xuất (đề nghị hoàn thành trong năm 2018); xây dựng các chương trình, giáo trình mới về các nghề sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nhu cầu việc làm theo tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
4. Củng cố và nâng cao năng Lực cho các cơ sở dạy nghề về giáo viên, cán bộ quản lý làm công tác đào tạo nghề nông nghiệp
Các địa phương giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo nghề cho Trung tâm Khuyến nông cấp tỉnh (hiện còn 18 Trung tâm Khuyến nông chưa được cấp phép tham gia đào tạo).
Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng dạy nghề cho đội ngũ giáo viên ở các cơ sở dạy nghề; củng cố, tăng cường cơ sở vật chất và nguồn lực cho các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp đáp ứng được yêu cầu điều kiện đào tạo các nghề nông nghiệp công nghệ cao, an toàn thực phẩm. Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
Tiêu chí lựa chọn đơn vị đào tạo nghề nông nghiệp:
- Đối với các Tập đoàn và Tổng công ty có đơn vị đào tạo đủ điều kiện, đã được cấp phép đào tạo nghề theo Đề án 1956 sẽ cấp kinh phí cho các đơn vị tổ chức thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp không có đơn vị đào tạo thì lựa chọn các cơ sở đào tạo như các trường nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Trung tâm Khuyến nông cấp tỉnh; các cơ sở đào tạo khác phải đảm bảo các yêu cầu: Đã được ngành Lao động, Thương binh và Xã hội cấp giấy phép đào tạo nghề theo Đề án 1956; có đội ngũ giáo viên có trình độ kinh nghiệm; cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu đào tạo; có phương pháp và kỹ năng đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu.
5. Bố trí kinh phí cho công tác đào tạo nghề nông nghiệp
Căn cứ vào kế hoạch đào tạo nghề đã được các địa phương và Bộ phê duyệt năm 2018, các địa phương ưu tiên bố trí kinh phí để đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, số kinh phí còn thiếu so với kế hoạch đào tạo thì địa phương bố trí thêm kinh phí và huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức đóng trên địa bàn để đảm bảo về số lượng lao động được đào tạo nghề nông nghiệp theo kế hoạch năm 2018 đề ra.
Trên cơ sở xác định được nhu cầu đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chỉ tiêu kinh phí cho Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho đối tượng chính sách, an sinh xã hội và thực hiện các chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn. Còn các đối tượng khác như doanh nghiệp, hợp tác xã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) phối hợp với các cơ sở đào tạo thực hiện kế hoạch của tỉnh giao.
Đề nghị các địa phương nên phân bổ kinh phí trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho nhiệm vụ đào tạo nghề theo hướng:
- Kinh phí đào tạo nghề phi nông nghiệp giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện.
- Kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động làm trong các doanh nghiệp, cán bộ quản lý hợp tác xã, lao động nông nghiệp thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở địa phương giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp tổ chức thực hiện.
- Giao kinh phí cho Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nhằm an sinh xã hội nông thôn.
6. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tổ chức thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Thực hiện cơ chế giám sát của các tổ chức đoàn thể xã hội như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh về nghiệp cho lao động nông thôn.
- Tổ chức sơ kết, đánh giá và tổng hợp báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho cơ quan thường trực của Đề án 1956.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực tham mưu cho Ban Chỉ đạo Đào tạo nghề nông nghiệp của Bộ tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này.
- Đặt hàng các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện và năng lượng phối hợp với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn để xây dựng các mô hình điểm tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp để rút kinh nghiệm và nhân rộng.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo, đài truyền hình tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách, các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả để tổ chức nhân rộng.
- Định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn gửi Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án 1956.
c) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Chỉ đạo hệ thống khuyến nông các địa phương củng cố lại cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề nông nghiệp; gắn đào tạo nghề nông án khuyến nông.
d) Các cơ quan có liên quan của Bộ Nông theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp, tham mưu thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
đ) Các cơ sở đào tạo nghề: Triển khai xây dựng các mô hình đào tạo điểm tại địa bàn theo đặt hàng, giao nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chuyển giao kinh nghiệm đào tạo nghề cho các địa phương.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào Quyết định số 971/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để giao đầy đủ nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm nhiệm; chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ này.
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Hướng dẫn các địa phương triển khai và tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí đủ kinh phí để tổ chức thực hiện.
- Xác định nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo hướng dẫn của Trung ương; phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề; các mô hình dạy nghề có hiệu quả, các gương điển hình sản xuất giỏi, nông dân đã thành công sau học nghề; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề nông nghiệp.
- Các địa phương điều chỉnh chương trình, giáo trình đào tạo nghề đã ban hành theo hướng giảm thời lượng về lý thuyết, tăng thời lượng thực hành tại mô hình sản xuất (đề nghị hoàn thành trong năm 2018), bổ sung các chương trình, giáo trình mới về các nghề sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
- Hàng năm, lựa chọn, đặt hàng các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện, năng lực để tổ chức thực hiện và xây dựng một số mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả để rút kinh nghiệm và nhân rộng.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
b) Trung tâm Khuyến nông cấp tỉnh và các cơ sở dạy nghề: Tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn gắn với các mô hình khuyến nông. Lao động sau khi học nghề có việc làm và có tay nghề đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện: Giao nhiệm vụ cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế chủ trì xác định nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp của lao động nông thôn, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện. Tổ chức kiểm tra, giám sát, lồng ghép công tác đào tạo nghề nông nghiệp với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và thực hiện chế độ báo cáo kết quả theo quy định./.
PHỤ LỤC I
CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2018
(Kèm theo Công văn số 775/BNN-KTHT, ngày 05 tháng 03 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ĐVT: người
STT | Đơn vị đào tạo | Năm 2018 |
A | ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DƯỚI 3 THÁNG | 207.175 |
A1 | Các địa phương | 200.675 |
I | Miền núi phía Bắc | 53.980 |
1 | Hà Giang | 6.600 |
2 | Thái Nguyên | 3.900 |
3 | Tuyên Quang | 1.400 |
4 | Cao Bằng | 4.500 |
5 | Lạng Sơn | 4.300 |
6 | Lào Cai | 3.000 |
7 | Yên Bái | 2.200 |
8 | Bắc Kạn | 1.800 |
9 | Phú Thọ | 3.000 |
10 | Hòa Bình | 3.840 |
11 | Sơn La | 2.200 |
12 | Lai Châu | 5.000 |
13 | Điện Biên | 5.000 |
14 | Bắc Giang | 6.240 |
15 | Quảng Ninh(*) | 1.000 |
II | Đồng bằng Sông hồng | 36.800 |
16 | Hà Nội (*) | 17.300 |
17 | Hải Phòng(*) | 1.000 |
18 | Hải Dương | 1.800 |
19 | Hưng Yên | 1.200 |
20 | Hà Nam | 2.600 |
21 | Nam Định(*) | 2.600 |
22 | Thái Bình | 4.000 |
23 | Ninh Bình | 2.200 |
24 | Vĩnh Phúc(*) | 2.500 |
25 | Bắc Ninh(*) | 1.600 |
III | Miền Trung | 37.225 |
26 | Thanh Hóa | 3.200 |
27 | Nghệ An | 6.000 |
28 | Hà Tĩnh | 3.100 |
29 | Quảng Bình | 2.500 |
30 | Quảng Trị | 3.800 |
31 | Thừa Thiên Huế | 2.700 |
32 | Đà Nẵng(*) | 1.325 |
33 | Quảng Nam | 4.000 |
34 | Quảng Ngãi | 1.100 |
35 | Bình Định | 2.250 |
36 | Phú Yên | 750 |
37 | Khánh Hòa(*) | 1.600 |
38 | Ninh Thuận | 2.100 |
39 | Bình Thuận | 2.800 |
IV | Tây Nguyên | 16.580 |
40 | Kon Tum | 1.200 |
41 | Gia Lai | 5.000 |
42 | Đắc Lắk | 1.980 |
43 | Đắc Nông | 3.500 |
44 | Lâm Đồng | 4.900 |
V | Đông Nam Bộ | 11.100 |
45 | Bình Dương(*) | 1.100 |
46 | Bình Phước | 2.100 |
47 | TP. Hồ Chí Minh(*) | 1.700 |
48 | Tây Ninh | 2.700 |
49 | Đồng Nai(*) | 2.300 |
50 | Bà Rịa - Vũng Tàu(*) | 1.200 |
VI | Đồng bằng Sông Cửu Long | 44.990 |
51 | Long An | 3.000 |
52 | Tiền Giang | 2.000 |
53 | Vĩnh Long | 1.900 |
54 | Cần Thơ(*) | 1.000 |
55 | Hậu Giang | 1.600 |
56 | Bến Tre | 3.100 |
57 | Trà Vinh | 1.500 |
58 | Sóc Trăng | 5.700 |
59 | An Giang | 2.600 |
60 | Đồng Tháp | 3.590 |
61 | Kiên Giang | 5.200 |
62 | Bạc Liêu | 5.000 |
63 | Cà Mau | 8.800 |
A2 | Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan đoàn thể khác | 6.500 |
B | ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG | 80.000 |
| TỔNG CỘNG (A+B) | 287.175 |
Ghi chú: các tỉnh (*) là các tỉnh tự cân đối ngân sách