Open navigation

Thông tư 30/2018/TT-BCT Hướng dẫn Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo


BỘ CÔNG THƯƠNG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 30/2018/TT-BCT

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2018


THÔNG TƯ


QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 107/2018/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO


Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;


Căn cứ Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây viết tắt là Nghị định số 107/2018/NĐ-CP);


Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,


Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.


Chương I


QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


Thông tư này quy định về:


  1. Giao dịch xuất khẩu gạo vào thị trường có hợp đồng tập trung và việc ký kết , tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung.


  2. Chế độ báo cáo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.


Điều 2. Đối tượng áp dụng


Thông tư này áp dụng đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan.


Chương II


GIAO DỊCH XUẤT KHẨU GẠO VÀO THỊ TRƯỜNG CÓ HỢP ĐỒNG TẬP TRUNG VÀ VIỆC KÝ KẾT, TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẬP TRUNG


Điều 3. Chỉ định thương nhân đầu mối giao dịch


  1. Việc chỉ định thương nhân đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung căn cứ vào các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.


  2. Trường hợp từ hai thương nhân trở lên được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng tập trung thì thực hiện cơ chế đầu mối luân phiên theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.


Điều 4. Cơ chế đầu mối luân phiên


  1. Cơ chế đầu mối luân phiên là cơ chế được áp dụng khi có từ hai thương nhân trở lên được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng tập trung nhưng cơ quan có thẩm quyền, hoặc nhà nhập khẩu nước ngoài được chỉ định yêu cầu mỗi đợt đấu thầu nhập khẩu gạo theo hợp đồng tập trung chỉ có một thương nhân được tham gia ký kết, giao dịch hợp đồng.


  2. Trình tự cơ chế đầu mối luân phiên như sau:


    1. Chậm nhất là 01 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của nước nhập khẩu về việc nhập khẩu gạo, thương nhân đến lượt luân phiên báo cáo Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam về khả năng tham gia đợt đấu thầu.


      Trường hợp thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên kiến nghị không tham gia thÕ phải báo cáo rõ nguyên nhân với Bộ Công Thương, thông báo với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và (các) thương nhân đầu mối khác.


    2. Chậm nhất là 01 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị từ chối tham gia đấu thầu của thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên, thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên liền tiếp theo trao đổi thống nhất với Hiệp hội Lương thực Việt Nam về khả năng tham gia đấu thầu.


      Việc thay thế đi giao dịch, dự thầu sẽ không được tÕnh là lượt luân phiên của thương nhân được cử đi thay thế và thương nhân được tiếp tục tham gia dự thầu đợt đấu thầu tiếp theo theo đúng lượt luân phiên chính thức của mình.


    3. Trường hợp tất cả các thương nhân đầu mối không tham gia đợt đấu thầu , Hiệp hội Lương thực Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương lý do các thương nhân đầu mối không tham dự và có thể đề xuất thương nhân khác tham gia giao dịch, dự thầu.


    4. Thương nhân tham gia đợt đấu thầu báo cáo Bộ Công Thương trong trường hợp cần hỗ trợ thủ tục liên quan đến việc giao dịch, dự thầu.

  3. Phân bổ chỉ tiêu cho các thương nhân đầu mối theo cơ chế luân phiên như sau:


Thương nhân đầu mối theo cơ chế luân phiên được trực tiếp xuất khẩu 20% lượng gạo trong hợp đồng tập trung, trong đó:


Thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung được thực hiện 2/3 (hai phần ba ) số lượng 20% lượng gạo trong hợp đồng tập trung. Các thương nhân đầu mối không tham gia ký kết hợp đồng tập trung được phân bổ thực hiện 1/3 (một phần ba) số lượng 20% lượng gạo trong hợp đồng tập trung.


Điều 5. Trách nhiệm của các thương nhân đầu mối trong cơ chế đầu mối luân phiên


  1. Thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung theo cơ chế đầu mối luân phiên có trách nhiệm:


    1. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản Điều 19 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.


    2. Thực hiện 2/3 (hai phần ba ) lượng gạo mà các thương nhân được phân giao nhưng không thực hiện hoặc trả lại.

  2. Thương nhân đầu mối không ký kết hợp đồng tập trung theo cơ chế đầu mối luân phiên có trách nhiệm:


  1. Cùng thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng phương án giao dịch, dự thầu.


  2. Phối hợp với thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung theo dõi tình hình thị trường và các vấn đề liên quan đến đợt đấu thầu ; trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam về phương án giao dịch, dự thầu.


  3. Tham gia chuẩn bị nguồn hàng để thực hiện hợp đồng; cùng thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký.


  4. Thực hiện 1/3 (một phần ba ) lượng gạo mà các thương nhân được phân giao nhưng không thực hiện hoặc trả lại.


Điều 6. Đối tượng phân bổ chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu


  1. Việc phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để uỷ thác xuất khẩu thực hiện t heo quy định và tiêu chÕ quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 19 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.


  2. Hiệp hội Lương thực Việt Nam không được phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu ủy thác cho các thương nhân không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo được cấp theo quy định của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.


Điều 7. Quy trình phân bổ chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu


  1. Sau khi nhận được báo cáo của thương nhân đầu mối về việc đàm phán, giao dịch, dự thầu hoặc kết quả ký kết hợp đồng tập trung, Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông báo ngay bằng văn bản cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo biết để đăng ký chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu.


  2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc , kể từ ngày có thông báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân gửi hồ sơ đăng ký chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu đến Hiệp hội Lương thực Việt Nam bằng văn bản hoặc thư điện tử (email), hồ sơ gồm:


    1. Văn bản đề nghị được phân bổ chÕ tiêu ủy thác xuất khẩu của thương nhân, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại gạo nhận xuất khẩu ủy thác.


    2. Báo cáo thành tích xuất khẩu gạo trực tiếp 06 tháng trước đó và tình hình tồn kho thóc, gạo (theo từng chủng loại ) của thương nhân, trong đó nêu rõ lượng gạo tồn kho do mua tạm trữ theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (nếu có).


    3. Báo cáo kết quả xây dựng vùng nguyên liệu và thu mua thóc, gạo sản xuất ra từ vùng nguyên liệu của thương nhân (nếu có xây dựng vùng nguyên liệu).


  3. Thương nhân gửi hồ sơ đăng ký quá thời hạn nêu tại khoản 2 Điều này, tính theo dấu bưu điện nơi nhận hoặc theo thời điểm nhận thư điện tử (email), sẽ không được xem xét, phân bổ chi tiêu.


  4. Căn cứ hồ sơ đăng ký của thương nhân , cân đối nguồn gạo hàng hóa và tình hình mùa vụ thu hoạch trong nước, Hiệp hội Lương thực Việt Nam lập phương án phân bổ chỉ tiêu thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, thông báo bằng văn bản để các thương nhân đã đăng ký biết, thực hiện.


Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng tập trung, bao gồm cả việc ký kết, thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu và báo cáo tÕnh hÕnh thực hiện về Bộ Công Thương.


Điều 8. Trả lại chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu


  1. Trong trường hợp thương nhân không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần chỉ tiêu ủy thác đã được phân bổ thÕ thương nhân phải có văn bản trả lại chỉ tiêu đó gửi cho các thương nhân đầu mối và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong vòng 3 ngày kể từ ngày có quyết định phân bổ chi tiêu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Quá thời hạn trên, thương nhân bị xác định là không thực hiện chỉ tiêu ủy thác.


  2. Trên cơ sở tổng hợp lượng gạo mà các thương nhân trả lại chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu hoặc không thực hiện, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ lại cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo khác hoặc cho thương nhân đầu mối giao dịch, ký kết hợp đồng. Trường hợp phân bổ lại cho các thương nhân đầu mối trong cơ chế đầu mối luân phiên thì thực hiện theo nguyên tắc thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung thực hiện 2/3 (hai phần ba ) lượng gạo, các thương nhân đầu mối không ký kết hợp đồng tập trung thực hiện 1/3 (một phần ba ) lượng gạo.


Chương III


CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA THƯƠNG NHÂN KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO


Điều 9. Báo cáo tình hình ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo và lượng thóc gạo, tồn kho


  1. Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, thương nhân báo cáo Bộ Công Thương tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo theo Biểu mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.


  2. Định kỳ vào thứ 5 hàng tuần, thương nhân báo cáo Bộ Công Thương về lượng thóc , gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành. Biểu mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.


  3. Báo cáo dưới dạng tệp dữ liệu điệ n tử được gửi đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) qua hòm thư điện tử : phongnlts@moit.gov.vn. Trong trường hợp có trục trặc kỹ thuật ảnh hưởng đến việc gửi dữ liệu , thương nhân gửi bản fax báo cáo về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) qua số fax: 024.22205520.


Điều 10. Báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm và báo cáo đột xuất


  1. Thương nhân thực hiện Báo cáo định kỳ hàng quý , hàng năm theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.


    Báo cáo định kỳ hàng quý, thương nhân gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng đầu quý kế tiếp. Báo cáo định kỳ hàng năm, thương nhân gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20 tháng 01 của năm kế tiếp.


  2. Thương nhân thực hiện Báo cáo đột xuất quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP theo yêu cầu của Bộ Công Thương về tình hình thị trường xuất khẩu , tình hình sản xuất, giá thóc gạo, tình hình sản xuất kinh doanh và các yêu cầu khác phục vụ mục đích quản lý điều hành xuất khẩu gạo.


Chương IV


ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 11. Hiệu lực thi hành


  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2018.


  2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 44/2010/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 củ Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

  3. Thương nhân đã được chỉ định làm đầu mối giao dịch trước khi Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến khi kết thúc hợp đồng đã ký.


  4. Đối với hợp đồng xuất khẩu gạo đã được đăng ký, hợp đồng tập trung đã được phân bổ thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện.


  5. Trong quá trÕnh thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, cơ quan, tổ chức và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.



Nơi nhận:

  • Ban Bí thư TW Đảng;

  • Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

  • HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

  • Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;

  • Toà án Nhân dân tối cao;

  • Văn phòng TW và các Ban của Đảng;

  • Văn phòng Quốc hội;

  • Văn phòng Chủ tịch nước;

  • Kiểm toán Nhà nước;

  • Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

  • Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính;

  • Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;

  • Hiệp hội Lương thực Việt Nam;

  • Công báo;

  • Website Chính phủ;

  • Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng; Các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện, đơn vị trực thuộc Bộ;

  • Website Bộ Công Thương;

  • Lưu: VT, XNK (15).

BỘ TRƯỞNG


Trần Tuấn Anh

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.