Open navigation

Thông tư 13/2019/TT-BKHĐT Quy định năm 2020 làm năm gốc để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 13/2019/TT-BKHĐT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019


THÔNG TƯ


QUY ĐỊNH NĂM 2020 LÀM NĂM GỐC ĐỂ TÍNH CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ THEO GIÁ SO SÁNH


Căn cứ Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015;


Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;


Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;


Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;


Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê,


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định năm 2020 làm năm gốc để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh.


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


Thông tư này quy định năm 2020 làm năm gốc để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh; hệ thống chỉ số giá để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh; hệ thống chỉ tiêu thống kê tính theo giá so sánh; phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh và chuyển giá trị của các chỉ tiêu thống kê theo năm gốc 2010 và 2020.


Điều 2. Đối tượng áp dụng


  1. Các tổ chức, cá nhân biên soạn chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh gồm:


    1. Tổng cục Thống kê.


    2. Tổ chức thống kê thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức khác ở Trung ương.


    3. Người làm công tác thống kê.

  2. Tổ chức, cá nhân sử dụng các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh.


Điều 3. Hệ thống chỉ số giá để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh


  1. Danh mục chỉ số giá để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh quy định tại Phụ lục I Thông tư này.


  2. Khái niệm, phương pháp tính, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp của các chỉ tiêu thống kê tại Phụ lục I thực hiện theo quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.


Điều 4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê tính theo giá so sánh


  1. Danh mục chỉ tiêu thống kê tính theo giá so sánh quy định tại Phụ lục lI Thông tư này.


  2. Nội dung chỉ tiêu thống kê tính theo giá so sánh


  1. Khái niệm, phương pháp tính, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp của các chỉ tiêu thống kê có số thứ tự từ 1 đến 7 tại Phụ lục II thực hiện theo quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.


  2. Khái niệm, phương pháp tính, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp của các chỉ tiêu thống kê có số thứ tự 8 và 9 tại Phụ lục II thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BKHĐT ngày 30/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê tương ứng với các chỉ tiêu thống kê có mã số 1301, 1303.


Điều 5. Phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh


  1. Tích lũy tài sản


    1. Tích lũy tài sản gộp


      Tích lũy tài sản gộp của kỳ báo cáo theo giá so sánh theo loại tài sản tính như sau:



      Tích lũy tài sản gộp của kỳ báo cáo theo giá so sánh theo loại tài sản


    2. Tích lũy tài sản thuần

  2. Tích lũy tài sản gộp của kỳ báo cáo theo giá hiện hành theo loại tài sản

    =

    Chỉ số giá tương ứng theo loại tài sản của kỳ báo cáo so

    với kỳ gốc


    Tích lũy tài sản thuần của kỳ báo cáo theo giá so sánh theo loại tài sản tính như sau:

    Tích lũy tài sản

    thuần của kỳ báo cáo = theo giá so sánh theo

    loại tài sản

    Tích lũy tài sản gộp của kỳ báo cáo theo giá so sánh theo loại tài sản

    Khấu hao tài sản cố định của kỳ báo cáo

    -  theo giá so sánh theo

    loại tài sản


    Trong đó:


    Khấu hao tài sản cố định của kỳ báo cáo theo giá so sánh theo loại tài sản


    Khấu hao tài sản số định của kỳ báo cáo theo giá hiện hành theo loại tài sản

    =   Chỉ số giá của các tài sản tương ứng của kỳ báo cáo so

    với kỳ gốc


  3. Tiêu dùng cuối cùng


    1. Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước


      Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:




      Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước của kỳ báo cáo theo giá so sánh


      =

      Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

      Chỉ số giá tương ứng của nhóm ngành quản lý nhà nước

      của kỳ báo cáo so với kỳ gốc


    2. Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư


  4. - Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư do chi mua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ở thị trường từ ngân sách hộ dân cư (cá nhân) của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:



    Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư do chi mua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ở thị trường từ ngân sách hộ dân cư (cá nhân) của kỳ báo cáo theo giá so sánh

    Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư do chi mua sản phẩm hàng hoá và dịch vụ ở thị trường từ ngân sách hộ dân cư (cá nhân) của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

    =


    Chỉ số giá tiêu dùng tương ứng theo nhóm hàng của kỳ báo cáo so với kỳ gốc


    - Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư từ sản phẩm vật chất tự túc của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:


    Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư từ sản phẩm vật chất tự túc

    =  Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư từ sản phẩm vật chất tự túc của kỳ báo cáo theo giá hiện hành


    của kỳ báo cáo theo giá so sánh Chỉ số giá sản xuất tương ứng theo nhóm hàng của kỳ

    báo cáo so với kỳ gốc


    - Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư được hưởng thụ không phải trả tiền hoặc trả với mức giá thấp hơn giá thị trường của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:



    Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư được hưởng thụ không phải trả tiền hoặc trả với mức giá thấp hơn giá thị trường của kỳ báo cáo theo giá so sánh

    Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư được hưởng thụ không phải trả tiền hoặc trả với mức giá thấp hơn giá thị trường của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

    =


    Chỉ số giá tiêu dùng theo nhóm hàng của kỳ báo cáo so với kỳ gốc


  5. Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa


    Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:



    Giá trị xuất khẩu hàng hóa của

    Giá trị xuất khẩu hàng hóa của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

    kỳ báo cáo theo giá so sánh =  

    Chỉ số giá hàng hóa xuất khẩu của kỳ báo cáo so với kỳ

    gốc



    Giá trị nhập khẩu hàng hóa của

    kỳ báo cáo theo giá so sánh =

    Giá trị nhập khẩu hàng hóa của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

    Chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu của kỳ báo cáo so với kỳ gốc

  6. Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ


    Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:




    Giá trị xuất khẩu dịch vụ của kỳ báo cáo theo giá so sánh


    =

    Giá trị xuất khẩu dịch vụ của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

    Chỉ số giá tương ứng của kỳ báo cáo so với kỳ gốc


    Giá trị nhập khẩu dịch vụ của kỳ báo cáo theo giá so sánh


    =

    Giá trị nhập khẩu dịch vụ của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

    Chỉ số giá tương ứng của kỳ báo cáo so với kỳ gốc


  7. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)


    sau:

    Tổng sản phẩm trong nước của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính theo hai phương pháp


    Phương pháp sản xuất:


    Tổng sản phẩm trong nước của kỳ báo cáo theo giá so sánh


    Trong đó:

    Tổng giá trị tăng thêm của

    = các ngành kinh tế của kỳ báo cáo theo giá so sánh

    Thuế sản phẩm trừ (-

    ) trợ cấp sản phẩm

    +  của kỳ báo cáo theo

    giá so sánh


    1. Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:


      Giá trị tăng thêm theo ngành

      kinh tế của kỳ báo cáo theo = giá so sánh

      Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của kỳ báo cáo theo giá so sánh

      Chi phí trung gian

      -  theo ngành kinh tế của kỳ báo cáo theo

      giá so sánh

      - Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:


      Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của kỳ báo cáo theo giá so sánh

      Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của kỳ báo cáo theo

      =  giá hiện hành

      Chỉ số giá tương ứng của kỳ báo cáo so với kỳ gốc

      • Chi phí trung gian theo ngành kinh tế của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:


        Chi phí trung gian theo

        ngành kinh tế của kỳ báo cáo = theo giá so sánh

        Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của kỳ báo cáo theo giá so sánh

        Hệ số chi phí trung gian theo ngành kinh

        tế của năm gốc so

        sánh

    2. Thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:


  8. Thuế sản phẩm của kỳ báo

    cáo theo giá so sánh =

    Thuế giá trị gia tăng các loại,

    thuế sản phẩm khác của kỳ + báo cáo theo giá so sánh

    Thuế nhập khẩu của kỳ báo cáo theo giá so sánh



    Thuế giá trị gia tăng các loại, thuế sản phẩm khác của kỳ báo cáo theo giá so sánh

    Thuế giá trị gia tăng các loại, thuế sản phẩm khác của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

    =   Chỉ số giảm phát giá trị tăng thêm của kỳ báo cáo so với

    kỳ gốc


    Thuế nhập khẩu của kỳ báo cáo  

    Thuế nhập khẩu của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

    theo giá so sánh =

    Chỉ số giá nhập khẩu theo nhóm hàng nhập khẩu của kỳ báo cáo so với kỳ gốc



    Trợ cấp sản phẩm của kỳ báo  

    Trợ cấp sản phẩm của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

    cáo theo giá so sánh =

    Chỉ số giảm phát giá trị tăng thêm của kỳ báo cáo so với kỳ gốc


    Chỉ số giảm phát giá trị tăng thêm của kỳ báo cáo so với kỳ gốc

    Giá trị tăng thêm của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

    =   Giá trị tăng thêm của kỳ báo cáo theo giá so sánh


    Phương pháp sử dụng:


    Tổng sản phẩm trong nước của kỳ báo cáo theo giá so sánh


    Trong đó:


    Tiêu dùng cuối cùng

    = của kỳ báo cáo theo giá + so sánh


    Tích lũy tài sản của kỳ báo cáo theo giá so sánh

    Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng

    + hóa, dịch vụ của kỳ báo cáo theo

    giá so sánh


    1. Tiêu dùng cuối cùng của kỳ báo cáo theo giá so sánh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.


    2. Tích lũy tài sản của kỳ báo cáo theo giá so sánh thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.


    3. Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của kỳ báo cáo theo giá so sánh thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.


  9. Thu nhập quốc gia (GNI)


    Thu nhập quốc gia của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:



    Thu nhập quốc gia của kỳ báo

    cáo theo giá so sánh =

     Thu nhập quốc gia của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

    Chỉ số giảm phát GDP của kỳ báo cáo so với kỳ gốc GDP

    Chỉ số giảm phát GDP của kỳ

    báo cáo so với kỳ gốc =

     GDP của kỳ báo cáo theo giá hiện hành  GDP của kỳ báo cáo theo giá so sánh

  10. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội


    Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:


    Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của kỳ báo cáo theo giá so sánh

    Trong đó:

    Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của kỳ báo cáo theo

    =  giá hiện hành

    Chỉ số giá tương ứng của kỳ báo cáo so với kỳ gốc


    1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản


      Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:



      Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cơ bản của kỳ báo cáo theo giá so sánh

      Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

      =

      Chỉ số giá xây dựng theo nhóm sản phẩm tương ứng của

      kỳ báo cáo so với kỳ gốc

    2. Vốn đầu tư, máy móc thiết bị


      • Vốn đầu tư máy móc, thiết bị gồm vốn đầu tư máy móc thiết bị sản xuất trong nước và nhập khẩu.


      • Vốn đầu tư máy móc, thiết bị của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:



    3. Vốn đầu tư máy móc, thiết bị

      của kỳ báo cáo theo giá so sánh =

      Vốn đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất trong nước và

       nhập khẩu của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

      Chỉ số giá sản xuất máy móc, thiết bị và chỉ số giá nhập khẩu máy móc, thiết bị tương ứng của kỳ báo cáo so với kỳ gốc

    4. Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động dưới dạng hiện vật


  11. Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động dưới dạng hiện vật của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:



    Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động dưới dạng hiện vật của kỳ báo cáo theo giá so sánh

    Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động dưới dạng hiện vật

    của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

    =

    Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản

    xuất tương ứng của kỳ báo cáo so với kỳ gốc

  12. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng


    Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:


    Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của kỳ báo cáo theo giá so sánh

    Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của kỳ báo cáo

    =  theo giá hiện hành

    Chỉ số giá tiêu dùng chung của kỳ báo cáo so với kỳ gốc

  13. Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng


Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng của kỳ báo cáo theo giá so sánh tính như sau:



Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng của kỳ báo cáo theo giá so sánh

Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

=

Chỉ số giá tiêu dùng tương ứng theo nhóm hàng của kỳ

báo cáo so với kỳ gốc

Điều 6. Chuyển giá trị của các chỉ tiêu thống kê theo năm gốc 2010 và 2020



sau:

  1. Chuyển giá trị của chỉ tiêu kỳ báo cáo theo giá năm gốc 2010 về giá năm gốc 2020 như


    Giá trị của chỉ tiêu kỳ báo

    cáo theo giá năm gốc 2020 =

    Giá trị của chỉ tiêu kỳ báo cáo

    theo giá năm gốc 2010 x

    Chỉ số giá tương ứng của năm 2020 so với năm 2010


    sau:

  2. Chuyển giá trị của chỉ tiêu kỳ báo cáo theo giá năm gốc 2020 về giá năm gốc 2010 như


    Giá trị của chỉ tiêu kỳ báo cáo

    theo giá năm gốc 2010 =

    Điều 7. Tổ chức thực hiện

     Giá trị của chỉ tiêu kỳ báo cáo theo giá năm gốc 2020  Chỉ số giá tương ứng của năm 2020 so với năm 2010


    1. Tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 2 có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.


    2. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm:


  1. Biên soạn các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh;


  2. Chuyển đổi và công bố kịp thời số liệu của các chỉ tiêu thống kê theo các năm gốc so sánh 2010 và 2020;


  3. Hướng dẫn chi tiết, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này.

Điều 8. Hiệu lực thi hành


  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2020 và thay thế Thông tư số 02/2012/TT-BKHĐT ngày 04 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định năm 2010 làm năm gốc thay cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh.


  2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để kịp thời xem xét, chỉnh lý./.



Nơi nhận:

  • Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

  • Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (để báo cáo);

  • Văn phòng Chính phủ;

  • Văn phòng Quốc hội;

  • Văn phòng Chủ tịch nước;

  • Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;

  • Các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

  • Công báo;

  • Website của Chính phủ;

  • Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

  • Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;

  • Vụ Pháp chế;

  • Lưu: VT, TCTK (5)

BỘ TRƯỞNG


Nguyễn Chí Dũng

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.