Open navigation

Công văn 7347/TCHQ-ĐTCBL Cảnh báo rủi ro đối với mặt hàng sắt, thép nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---------------

Số: 7347/TCHQ-ĐTCBL
V/v cảnh báo rủi ro đối với mặt hàng sắt, thép nhập khẩu

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2020

 

Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố.

Qua công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại thời gian vừa qua, Cục Điều tra chống buôn lậu đã phát hiện một số doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thép không hợp kim, dạng cuộn, cán phng khai báo sai tên hàng, chủng loại, mã số hàng hóa nhập khẩu để gian lận trốn thuế nhập khẩu và thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá. Với các dấu hiệu rủi ro sau:

- Hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp thường khai báo vào nhóm mã 7208, 7210 có mức thuế thấp (thuế suất NK: 0% và 5% theo Biểu thuế ưu đãi) để tránh khai vào nhóm mã số 7210 có mức thuế cao (thuế NK: 10% theo Biểu thuế ưu đãi).

- Hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp khai báo vào nhóm mã 7208, 7210 có mức thuế thấp (thuế suất NK: 0% và 5% theo Biểu thuế ưu đãi) để tránh khai vào nhóm mã số 7207 phải chịu thuế tự vệ 15,3%, hoặc khai vào nhóm mã số 7210 phải chịu thuế chống bán phá giá từ 3,17% đến 38,34%.

- Hàng hóa khai báo là hàng loại 2 nhưng trên mác thép, trên hồ sơ hải quan không thể hiện là hàng loại 2, việc này có dấu hiệu các doanh nghiệp lợi dụng khai phẩm chất hàng hóa loại 2 để khai báo trị giá tính thuế thấp, nhằm trốn thuế qua giá.

- Hàng hóa khai báo là hàng mới 100% nhưng thực tế doanh nghiệp nhập khẩu hàng đã qua sử dụng, hàng tận dụng từ các nhà máy thép tại nước ngoài để nhập về, đa dạng về chủng loại, kích thước trên cùng một lô hàng được đóng trong container, nhằm tránh bị quản lý chính sách mặt hàng đối với sắt, thép phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Đ tăng cường công tác quản lý của cơ quan Hải quan, kịp thời phát hiện, xử lý các doanh nghiệp nhập khu mặt hàng nêu trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật về khai báo sai tên hàng, chủng loại, mã số hàng hóa nhập khẩu để gian lận trốn thuế nhập khẩu và thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

1. Thực hiện rà soát các lô hàng có dấu hiệu rủi ro nêu trên để lựa chọn các lô hàng/tờ khai trọng điểm, chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa.

2. Chỉ đạo các Chi cục Hải quan tiến hành tham vấn giá đối với các lô hàng khai báo là hàng loại 2 nhưng trên hồ sơ, chứng từ kèm theo bộ hồ sơ hải quan không thể hiện phẩm cấp hàng hóa loại 2.

3. Căn cứ nội dung cảnh báo nêu trên, Tổng cục yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố triển khai thực hiện tại địa bàn quản lý nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Tổng cục nếu không làm hết trách nhiệm, để xảy ra các vụ việc buôn lậu, gian lận liên quan tới các hành vi nêu trên tại địa bàn được giao quản lý.

4. Giao Cục Thuế Xuất nhập khẩu khẩn trương bổ sung các nhóm hàng nêu trên vào Danh mục rủi ro hàng hóa rủi ro về phân loại và áp dụng mức thuế làm cơ sở để kiểm tra phân loại và áp dụng mức thuế đối với mặt hàng thép nêu trên.

5. Giao Cục Điều tra chống buôn lậu rà soát các doanh nghiệp trọng điểm nhập khẩu các mặt hàng nêu trên, phối hợp với Cục Quản lý rủi ro, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan để chuyển luồng, kiểm tra thực tế hàng hóa nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Nguyễn Văn Cẩn - TCT (để b/c);
- Các Đ/c Phó Tổng cục trưởng (để c/đ);
- Cục ĐTCBL (để t/h);
 - Cục Thuế XNK (để 
t/h);
 - Cục KTSTQ (để t/h);

- Cục QLRR (để p/h).
 - Lưu: VT, ĐTCBL (Đ4,03b)
.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




 Lưu Mạnh Tưởng

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.