Open navigation

Công văn 5250/TCT-DNNCN ngày 24/11/2023 Quy đổi thu nhập để tính thuế thu nhập cá nhân

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ

 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5250/TCT-DNNCN

V/v quy đổi thu nhập để tính thuế TNCN.

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2023

 Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hà Nội

Trả lời Công văn số 73606/CTHN-TTHT ngày 13/10/2023 của Cục Thuế thành phố Hà Nội về việc quy đổi thu nhập từ lương NET để tính thuế thu nhập cá nhân tại Công ty TNHH SANKIN Việt Nam, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

- Tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân quy định:

+ Khoản 2 Điều 2 quy định các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền....”

+ Khoản 2 Điều 9 quy định các khoản giảm trừ:

“2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện: 

a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.”

- Tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định:

“a) Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận (không bao gồm thu nhập được miễn thuế) cộng (+) các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động (nếu có) trừ (-) các khoản giảm trừ. ...

Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:

Thu nhập làm căn cứ quy đổi

=

Thu nhập thực nhận

+

Các khoản trả thay

-

Các khoản giảm trừ

Trong đó:

- Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng (không bao gồm thu nhập được miễn thuế).

- Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hướng dẫn tại điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

- Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC....”.

- Tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:..”,

Về trường hợp tương tự, Bộ Tài chính đã có công văn so 2037/BTC-TCT ngày 16/02/201 7 trả lời Công ty TNHH Hankook Tower Crane (đính kèm).

Đề nghị Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu các quy định và tham khảo văn bản hướng dẫn nêu trên, căn cứ trường hợp cụ thể để hướng dẫn đơn vị thực hiện theo đúng quy định.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế thành phố Hà Nội được biết./.

 
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TCT Mai Sơn (để bc);
- Vụ PC (TCT);
- Website TCT;
 - Lưu: VT, DNNCN.

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ QLT DNNVV&HKD, CN
PHÓ VỤ TRƯỞNG




 Nguyễn Quý Trung

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.