Open navigation

Quyết định 72/QĐ-BXD ngày 30/01/2024 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 02_NQ-CP về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh nâng

BỘ XÂY DỰNG
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 72/QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2024 

 QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
CỦA BỘ XÂY DỰNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP
NGÀY 05/01/2024 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH,
 NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2024

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024;

Căn cứ Nghị quyết số 69-NQ/BCSĐ ngày 24/01/2023 của Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 của ngành Xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Bộ Xây dựng thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Giám đốc Trung tâm thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Các Thứ trưởng BXD;
 - Lưu: VT, PC.

BỘ TRƯỞNG




 Nguyễn Thanh Nghị



CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG 

CỦA BỘ XÂY DỰNG VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP
NGÀY 05/01/2024 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH,
 NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2024

(Ban hành kèm theo Quyết định số 72/QĐ-BXD ngày 30 tháng 01 năm 2024 của Bộ Xây dựng)

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Nhằm cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả Nghị quyết nêu trên, Bộ Xây dựng ban hành Chương trình hành động của Bộ Xây dựng như sau:

I. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư

Chủ động, đề xuất tháo gỡ triệt để triệt để các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác nhau của các quy định pháp luật. Đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền thì tập hợp vấn đề kèm theo các giải pháp tương ứng (nếu có) để kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền; đồng thời gửi kiến nghị tới các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ gồm: (i) Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương; (ii) các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; và (iii) Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính.

- Đơn vị thực hiện: Đơn vị được giao tham gia hoặc tham mưu thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và thực hiện thường xuyên trong các năm tiếp theo.

2. Nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh

a) Chủ động nghiên cứu, rà soát ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý; kiến nghị đưa ra khỏi danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với những ngành nghề có thể áp dụng các biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn. Trường hợp cần thiết đề xuất bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải có báo cáo đánh giá tác động toàn diện.

- Đơn vị thực hiện: Các đơn vị được giao quản lý đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan.

- Thời gian hoàn thành: tháng 9 năm 2024.

b) Chủ động rà soát, kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh theo hướng: (i) Bãi bỏ điều kiện kinh doanh không hợp pháp, không cần thiết, không khả thi, không rõ ràng, khó xác định, khó dự đoán, và không dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng; (ii) Đối với các điều kiện kinh doanh không phù hợp với thực tiễn thì kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi theo hướng đơn giản hóa, tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ và không can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp; và (iii) Rà soát các loại chứng chỉ và kiến nghị bãi bỏ chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ có sự trùng lắp về nội dung để tránh lãng phí chi phí của xã hội.

- Đơn vị thực hiện: Các đơn vị được giao quản lý đối với các điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan.

- Thời gian hoàn thành: tháng 12 năm 2024.

c) Tích cực thực hiện tham vấn, tương tác với người dân, doanh nghiệp, đối tượng chịu sự tác động của quy định, văn bản quy phạm pháp luật thông qua Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh.

- Đơn vị thực hiện: Các đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và thực hiện thường xuyên trong các năm tiếp theo.

d) Thực hiện cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, để tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật; khai thác dữ liệu trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh để phục vụ công tác thẩm định và rà soát, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

- Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Trung tâm thông tin.

- Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên.

đ) Rà soát, tổng hợp, cập nhật ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Trung tâm thông tin.

- Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên.

3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia

a) Tiếp tục rà soát, tham mưu đề xuất cắt giảm danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Đối với các sản phẩm, hàng hóa được cắt giảm, quản lý theo nguyên tắc cơ quan có thẩm quyền quy định tiêu chuẩn an toàn, người sản xuất, kinh doanh tự tuân thủ. Việc rà soát, sửa đổi danh mục mặt hàng thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo hướng: (i) cắt giảm các mặt hàng có mức độ rủi ro rất thấp hoặc gần như không có rủi ro; (ii) Bổ sung danh mục mặt hàng miễn, giảm kiểm tra chuyên ngành.

Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các văn bản pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo hướng: (i) Áp dụng đầy đủ nguyên tắc về quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hóa; phân biệt những vi phạm nhỏ mang tính hành chính, không ảnh hưởng đến giá trị và chất lượng của hàng hóa; và (ii) Đơn giản hóa hồ sơ, quy trình, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

Nhân rộng các kinh nghiệm chính sách tốt đã được chứng minh hiệu quả về cách thức quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; trong đó, đặc biệt chú trọng nhân rộng quy định về áp dụng quản lý rủi ro; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

- Đơn vị thực hiện: Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường chủ trì, phối hợp với Vụ Vật liệu xây dựng, các đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024.

b) Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng: (i) Miễn kiểm tra chuyên ngành đối với các mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu số lượng nhỏ để sử dụng nội bộ và các sản phẩm, hàng hóa đã sản xuất theo quy trình, công nghệ tiên tiến; (ii) Thừa nhận kết quả kiểm tra chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền của các nước có công nghệ tiên tiến; trao đổi, chia sẻ, chấp nhận chứng từ quản lý, kiểm tra chuyên ngành điện tử với các nước như Giấy chứng nhận kiểm dịch (e-phyto), Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS),...;

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành sau khi hàng hóa thông quan, lưu thông trên thị trường. Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan hải quan đối với hàng hóa sau thông quan; giảm thiểu kiểm tra đối với những doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt và không có lịch sử vi phạm các quy định pháp luật.

Nghiên cứu, kiến nghị xây dựng pháp luật và nâng cao năng lực cho việc áp dụng phương thức kiểm tra tại nguồn và kiểm tra tại khâu lưu thông trên thị trường nội địa.

Nâng cấp, hoàn thiện và triển khai hiệu quả, thực chất thủ tục điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (nếu có) và các hệ thống thông tin dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành liên quan.

- Đơn vị thực hiện: Vụ Vật liệu xây dựng chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường, các đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024.

4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao chất lượng quy định thủ tục hành chính và hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính

a) Thực hiện việc cập nhật, công khai, tham vấn dự thảo quy định kinh doanh trên Cổng Tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định để bảo đảm mục tiêu về cải cách thủ tục hành chính theo yêu cầu tại mục I của Phụ lục kèm theo Quyết định.

- Đơn vị thực hiện: Các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định kinh doanh.

- Đơn vị đầu mối tổng hợp, theo dõi, đánh giá: Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024.

b) Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc đổi mới cơ chế Một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị giải quyết thủ tục hành chính, các đơn vị khác có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và thực hiện thường xuyên trong các năm tiếp theo.

c) Nâng cấp, phát triển Cổng Dịch vụ công của Bộ Xây dựng tích hợp, kết nối thanh toán trực tuyến, đồng bộ hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính với Cổng Dịch vụ công quốc gia, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử đáp ứng các chỉ tiêu, yêu cầu tại mục II của Phụ lục kèm theo Quyết định.

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm thông tin chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, các đơn vị giải quyết thủ tục hành chính.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024.

5. Hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững

Đề xuất thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực hoạt động, mở rộng các thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

- Đơn vị thực hiện: Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024.

6. Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh

a) Nâng cao hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; chú trọng giải pháp tư vấn, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp với các nội dung tái cấu trúc doanh nghiệp, tài chính, nhân sự, thị trường, quản trị rủi ro, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tham gia chuỗi giá trị bền vững, thủ tục hành chính,... Đa dạng hóa và phát triển hiệu quả hệ thống dịch vụ phát triển kinh doanh, vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, cơ số kỹ thuật dùng chung, hỗ trợ doanh nghiệp.

- Đơn vị thực hiện: Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế, các đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên.

b) Triển khai có hiệu quả công tác tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

- Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên.

7. Một số nhiệm vụ khác

a) Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình

- Đơn vị đầu mối: Vụ Pháp chế.

- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Trung tâm thông tin, Vụ Kế hoạch - Tài chính.

- Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên.

b) Tổ chức các hoạt động truyền thông về cải thiện môi trường kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, các đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên.

c) Đề xuất, tham mưu việc phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các hoạt động đối thoại với người dân, doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt các phản hồi chính sách và giải quyết các khó khăn, vướng mắc; đảm bảo đối thoại thực chất, giải quyết ngay được các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

- Đơn vị thực hiện: Các đơn vị tham mưu đề xuất xây dựng chính sách liên quan đến người dân, doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế, các đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên.

d) Nghiên cứu, đề xuất đổi mới việc tiếp nhận thông tin, phản ánh của doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại Bộ theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phòng ngừa các tranh chấp về thương mại và đầu tư.

- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024.

d) Rà soát, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra để đảm bảo không trùng lặp, chồng chéo, không cản trở cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Qua công tác thanh tra, tổng hợp những vướng mắc, bất cập của pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Đơn vị thực hiện: Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế, các Cục, Vụ, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Lãnh đạo Bộ Xây dựng

1.1. Tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình hành động trong các lĩnh vực công tác và đơn vị được phân công phụ trách; chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình hành động.

1.2. Kịp thời chỉ đạo xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện của các đơn vị; trường hợp cần giải quyết các vấn đề khó hoặc có liên quan đến lĩnh vực do Thứ trưởng khác phụ trách thì chủ động trao đổi, giải quyết hoặc báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

2.1. Trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình hành động và Phụ lục kèm theo, các đơn vị xây dựng, ban hành kế hoạch riêng hoặc lồng ghép chung vào kế hoạch công tác năm của đơn vị để triển khai Chương trình hành động của Bộ, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.

2.2. Tập trung, chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được phân công cho đơn vị trong Chương trình hành động, bảo đảm tiến độ, chất lượng; tổ chức giao ban hàng tháng để kiểm điểm tình hình thực hiện; chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất giải pháp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh. Tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

2.3. Báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động gửi Vụ Pháp chế định kỳ 6 tháng (trước ngày 10/6), 01 năm (trước ngày 10/12) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.

3. Chánh Văn phòng Bộ

Đưa nội dung kiểm điểm tình hình triển khai Chương trình hành động vào nội dung giao ban Bộ thường kỳ hàng tháng; phối hợp với Vụ Pháp chế đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hành động.

6. Vụ trưởng Vụ Pháp chế

Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ đôn đốc, theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình hành động này tại các phiên họp giao ban của Bộ. Tổng hợp, đánh giá báo cáo tình hình thực hiện giữa năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ trước ngày 15/6/2024 và 01 năm trước ngày 15/12/2024.



PHỤ LỤC:

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH,
 QUY ĐỊNH KINH DOANH NĂM 2024

(Ban hành kèm theo Quyết định số 72/QĐ-BXD ngày 30 tháng 01 năm 2024 của Bộ Xây dựng)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Chỉ tiêu năm 2024

Phân công thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Đơn vị đầu mối tổng hợp, theo dõi, đánh giá

I

Cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, quy định kinh doanh

1

Cập nhật dữ liệu quy định kinh doanh trên Cổng Tham vấn và Tra cứu quy định kinh doanh.

%

100

Các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định kinh doanh

Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế, Trung tâm thông tin

Văn phòng Bộ

2

Tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa quy định, cắt giảm chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh

%

Tối thiểu 5

Các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định kinh doanh

Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế, Trung tâm thông tin

Vụ Pháp chế

3

Tỷ lệ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được tham vấn, lấy ý kiến trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh.

%

100

Các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định kinh doanh

Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế, Trung tâm thông tin

Vụ Pháp chế

4

Tỷ lệ vướng mắc, đề xuất, phản ánh, kiến nghị về quy định kinh doanh được xử lý trên Cổng Tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh.

%

100

Các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định kinh doanh

Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế, Trung tâm thông tin

Văn phòng Bộ

II

Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công

1

Tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số TTHC có đủ điều kiện trên Cổng Dịch vụ công quốc gia

%

Tối thiểu 80

Các đơn vị giải quyết TTHC

Văn phòng Bộ, Trung tâm thông tin

Trung tâm thông tin

2

Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công

%

Tối thiểu 45

Trung tâm thông tin

Văn phòng Bộ, các đơn vị giải quyết TTHC

Trung tâm thông tin

3

Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết TTHC

%

Tối thiểu 50

Các đơn vị giải quyết TTHC

Văn phòng Bộ, Trung tâm thông tin

Trung tâm thông tin

4

Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC

%

Tối thiểu 80

Các đơn vị giải quyết TTHC

Văn phòng Bộ, Trung tâm thông tin

Trung tâm thông tin

5

Tỷ lệ cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử

%

100

Các đơn vị giải quyết TTHC

Văn phòng Bộ, Trung tâm thông tin

Trung tâm thông tin

6

Tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa

%

Tối thiểu 50

Các đơn vị giải quyết TTHC

Văn phòng Bộ, Trung tâm thông tin

Trung tâm thông tin

7

Tỷ lệ công bố, công khai TTHC đúng hạn

%

100

Các đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản QPPL

Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế

Văn phòng Bộ

8

Tỷ lệ kết quả xử lý hồ sơ TTHC của Bộ được đồng bộ đầy đủ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia

%

100

Trung tâm thông tin

Văn phòng Bộ, các đơn vị giải quyết TTHC

Trung tâm thông tin

9

Tỷ lệ xử lý phản ánh, kiến nghị đúng hạn

%

100

Các đơn vị thuộc Bộ

Trung tâm thông tin

Văn phòng Bộ

10

Mức độ hài lòng trong tiếp nhận, giải quyết TTHC của người dân, doanh nghiệp

%

Tối thiểu 90

Văn phòng Bộ, các đơn vị giải quyết TTHC

Trung tâm thông tin

Văn phòng Bộ

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.