BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1080/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG NĂM 2024
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030;
Căn cứ Quyết định số 58/QĐ-UBQGCĐS ngày 19 tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2024;
Căn cứ Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Chương trình chuyển đổi số tại Bộ Công Thương giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 157-NQ/BCSĐ ngày 03 tháng 5 năm 2024 của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2024.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
CHUYỂN ĐỔI SỐ BỘ CÔNG THƯƠNG NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1080/QĐ-BCT ngày 08 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Phần l
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ BỘ CÔNG THƯƠNG NĂM 2023
I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong năm 2023, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai hàng loạt các các giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số tại Bộ Công Thương, cụ thể:
1. Tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số và chính phủ điện tử
Trong thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số và chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương từng bước được chú trọng và đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người lao động về sự cần thiết và tính cấp thiết của Chuyển đổi số; gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh của Bộ và các đơn vị trực thuộc;
- Tuyên truyền về Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Kế hoạch chuyển đổi số Bộ Công Thương; nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính phủ số, kinh tế số; những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số; một số lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số; các văn bản chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước; cơ chế chính sách về chuyển đổi số đối với doanh nghiệp, người dân...
- Nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt về chuyển đổi số, đó là: Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số; Văn hóa số làm thay đổi cách thức làm việc của mỗi đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Thể chế (chương trình, đề án, cơ chế, chính sách, cách thức triển khai và tổ chức thực hiện chương trình chuyển đổi số) đóng vai trò then chốt đến sự thành công của chuyển đổi số...
- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến để người dân và doanh nghiệp thay đổi thói quen, khai thác, sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến;
- Thường xuyên tuyên truyền công tác đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số.
Các hình thức tuyên truyền về chuyển đổi số và chính phủ điện tử cũng rất đa dạng như: truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các ấn phẩm của Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương; truyền thông trên hệ thống báo điện tử, trang/cổng thông tin điện tử, mạng xã hội; truyền thông trực tiếp tại các hội nghị, hội thảo chuyên đề hoặc các buổi họp chi bộ, giao ban, các buổi làm việc, các cuộc họp chỉ đạo, điều hành...
Việc đẩy mạnh tuyên truyền về chuyển đổi số, phát triển chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, kinh tế số đã từng bước góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp ủy đảng, chính quyền, thay đổi lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ Công Thương.
2. Xây dựng thể chế, cơ chế bảo đảm thực thi và thúc đẩy Chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương
Trong năm 2023, Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản thúc đẩy chuyển đổi số/chính phủ điện tử của Bộ, ngành Công Thương như:
(1) Quyết định số 573/QĐ-BCT ngày 06/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc kiện toàn Ban chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương;
(2) Quyết định số 574/QĐ-BCT ngày 06/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương;
(3) Quyết định số 834/QĐ-BCT ngày 04/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia năm 2023;
(4) Quyết định số 1189/QĐ-BCT ngày 19/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành mã định danh điện tử các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương;
(5) Quyết định số 1753/QĐ-BCT ngày 06/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Đề án phát triển Kinh tế số ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030;
(6) Quyết định số 1785/QĐ-BCT ngày 11/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Công Thương phiên bản 2.0;
(7) Nghị quyết số 111-NQ/BCSĐ của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương về một số nhiệm vụ cần triển khai để đẩy mạnh chuyển đổi số tại Bộ Công Thương;
(8) Chỉ thị số 02-CT/BCSĐ ngày 14/7/2023 của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương về việc tăng cường lãnh đạo, đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển TMĐT, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ tại Bộ Công Thương;
(9) Quyết định số 1876/QĐ-BCT ngày 21/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2023;
(10) Quyết định số 1877/QĐ-BCT ngày 21/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống Thư điện tử Bộ Công Thương;
(11) Quyết định số 1905/QĐ-BCT ngày 25/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Bộ Công Thương;
(12) Quyết định số 2102/QĐ-BCT ngày 14/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc kiện toàn Tổ công tác của Bộ Công Thương triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 và Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ;
(13) Quyết định số 2232/QĐ-BCT ngày 23/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển TMĐT, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ;
(14) Quyết định số 3238/QĐ-BCT ngày 20/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành được Bộ Chỉ số đánh giá chuyển đổi số của Bộ Công Thương;
(15) Quyết định số 3315/QĐ-BCT ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương;
(16) Quyết định số 3411/QĐ-BCT ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành danh mục cơ sở dữ liệu và cơ sở dữ liệu mở của Bộ Công Thương.
Với những chỉ đạo tại các văn bản này, các đơn vị thuộc Bộ đã chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, đẩy mạnh chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương nhằm mục tiêu cải cách hành chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
3. Hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ Công Thương
Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ đặt tại 54 Hai Bà Trưng được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2010, là nơi cung cấp các dịch vụ CNTT chính như dịch vụ email, Cổng thông tin điều hành tác nghiệp nội bộ, hệ thống quản lý văn bản điện tử, một số cơ sở dữ liệu... và kết nối Internet cho cho cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công Thương.
Với số lượng hơn 50 máy chủ đã được đầu tư, trang bị từ lâu, có thể thấy rằng khả năng đáp ứng nhu cầu của các hệ thống phần cứng ở thời điểm này chỉ ở mức tối thiểu.
Để khắc phục vấn đề này, từ năm 2019 trở lại đây, Bộ Công Thương đã từng bước tái cấu trúc hạ tầng CNTT, đảm bảo vận hành ổn định, an toàn, an ninh của các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu thông qua việc thuê hạ tầng CNTT tại các nhà cung cấp dịch vụ lớn như FPT, Viettel, VNPT.
4. Chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, điều hành tại Bộ Công Thương
Trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều ứng dụng nội bộ phục vụ hoạt động quản lý, điều hành tại Bộ Công Thương, như hệ thống thư điện tử, Cổng thông tin điều hành tác nghiệp nội bộ, hệ thống quản lý văn bản điện tử...
Điển hình là Hệ thống quản lý văn bản điện tử Bộ Công Thương (iMOIT). Đây không chỉ là hệ thống quản lý văn bản điện tử mà còn là hệ thống quản lý công việc, kiểm tra, giám sát việc phân công, quản lý, điều hành của Bộ.
Hệ thống iMOIT được triển khai đồng bộ, toàn diện tại tất cả đơn vị trực thuộc Bộ từ ngày 01/01/2016. Đến nay, hệ thống iMOIT đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg về việc gửi nhận văn bản điện tử giữa cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước (Quyết định 28) và trở thành công cụ, môi trường làm việc thường xuyên của các cán bộ, công chức tại các đơn vị thuộc Bộ.
Bộ Công Thương đã ban hành Quy chế công tác văn thư tại Bộ Công Thương tại Quyết định số 1748/QĐ-BCT ngày 01/7/2020 phù hợp với yêu cầu triển khai Quyết định 28.
Kết quả việc gửi, nhận văn bản điện tử trên tại Bộ Công Thương trong năm 2023 như sau:
- Văn bản đến tại Văn thư Bộ: 55.188
- Văn bản đi tại Văn thư Bộ: 14.938
- Văn bản đi gửi qua trục liên thông Quốc gia: 12.771.
5. Tình hình triển khai dịch vụ công trực tuyến
Trong thời gian vừa qua, với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo chất lượng và hiệu quả, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Kết quả cụ thể như sau:
- Triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)
Đến thời điểm này, Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đang cung cấp 236 DVCTT (228 DVCTT toàn trình, 08 DVCTT một phần), với hơn 49.000 doanh nghiệp tham gia khai báo. Tổng số hồ sơ nộp qua các DVCTT của Bộ trong năm 2023 là 1.969.374 bộ hồ sơ, tương ứng hơn 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.
Trong năm 2023, Bộ Công Thương thông qua các kênh liên lạc khác nhau như điện thoại, email đã hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các TTHC, DVCTT. Tổng số lượt hỗ trợ vào khoảng hơn 16.000 lượt.
Về thanh toán trực tuyến, theo quy định tại Thông tư số 36/2023/TT-BTC ngày 06/6/2023 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), kể từ khi triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng chính thức (21/7/2023) đến năm 2023, đã có 709.797 bộ hồ sơ C/O được nộp phí.
- Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN
Bộ Công Thương hiện đã kết nối 16 nhóm dịch vụ công trực tuyến với Cơ chế một cửa quốc gia. Tổng số hồ sơ thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia trong năm 2023 là 300.475 bộ hồ sơ. Riêng đối với thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), trao đổi 258.163 bộ hồ sơ với tất cả các nước trong khối ASEAN kể từ đầu năm. Đây là chứng từ điện tử đầu tiên của Việt Nam được gửi ra nước ngoài, tạo tiền đề, đòn bẩy để Việt Nam tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử khác với các nước, khối - cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bên cạnh việc trao đổi dữ liệu C/O điện tử mẫu D với ASEAN, hiện nay Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính đưa vào vận hành chính thức việc trao đổi dữ liệu về xuất xứ hàng hóa điện tử với đối tác Hàn Quốc từ năm 2023. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, dữ liệu điện tử của C/O mẫu VK và Mẫu AK đã được kết nối và trao đổi thông suốt giữa hai bên, tổng số hồ sơ điện tử (C/O xuất khẩu) đã trao đổi với các nước là 117.305 bộ hồ sơ.
- Kết nối, tích hợp Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương với Cổng Dịch vụ công quốc gia
Hiện Bộ Công Thương đã đưa tổng cộng 129 DVCTT mức độ 3, 4 của Bộ Công Thương lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đến hết 2023, Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đã đồng bộ 1.639.399 triệu bộ hồ sơ điện tử với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Với những kết quả đã đạt được như đã nêu ở phần trên, Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương được đánh giá đã phục vụ người dân, doanh nghiệp với chất lượng tốt, ổn định, Cổng Dịch vụ công của Bộ Công Thương cũng đã được ghi nhận là một trong 03 Cổng Dịch vụ công đứng đầu trong khối các Bộ, ngành đạt hiệu quả tốt cả về chất lượng và số lượng hồ sơ trực tuyến đã nộp.
- Số hóa hồ sơ TTHC, kết quả thực hiện TTHC còn hiệu lực
Trong năm 2023, tỉ lệ hồ sơ số hóa của Bộ Công Thương trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt 1.607.972 hồ sơ trên tổng số 1.639.399, tương ứng 98,08% tổng số hồ sơ của Bộ Công Thương được đồng bộ lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Tổng số kết quả thực hiện TTHC còn hiệu lực được số hóa và gửi lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia là 1.608.431 hồ sơ trên tổng số 1.639.399, tương ứng 98,11% tổng số hồ sơ của Bộ Công Thương được đồng bộ lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
6. Xây dựng cơ sở dữ liệu
Trong năm 2023, qua rà soát, Bộ Công Thương hiện có 40 cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành của các đơn vị thuộc Bộ. Các CSDL này thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: Cơ khí chế tạo; Ô tô; Dệt may; Da giày; Điện tử; Khu, Cụm Công nghiệp, Cụm liên kết ngành; Nhân lực tư vấn; Cụm công nghiệp; Hóa chất quốc gia; Hồ chứa thủy điện; Môi trường ngành Công Thương; Hệ thống cảnh báo sớm; Kết quả điều tra thống kê quốc gia về thương mại điện tử; Quản lý hoạt động thương mại điện tử; Doanh nghiệp xuất nhập khẩu uy tín; Hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu; Xúc tiến thương mại; Hội chợ triển lãm; Quản lý khuyến mại; Xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường (INS); Quản lý cán bộ, công chức; Ngành cơ khí; Kinh tế công nghiệp và thương mại; Bảo vệ người tiêu dùng; Danh mục hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được chấp nhận đăng ký tại Bộ Công Thương; Quản lý bán hàng đa cấp; Thủ tục hành chính; Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương; Các Hiệp định thương mại dự do (FTAs) mà Việt Nam là thành viên (FTAP); Thương mại Việt Nam (VNTR); Thống kê ngành Công Thương; Điều tra thống kê quốc gia Năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp; Chế độ báo cáo thống kê Bộ Công Thương; Chi nhánh và Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài; Nhượng quyền thương mại; Quản lý các nhiệm vụ KHCN; Xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác trên thế giới; Xuất nhập khẩu của các địa phương của Trung Quốc với Việt Nam; Quản lý và điều hành hoạt động xăng dầu quốc gia; Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm Dataenergy.vn; Cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Công Thương.
Các CSDL này cũng đang được duy trì và cập nhật dữ liệu theo nhu cầu quản lý từng đơn vị, đồng thời được chia sẻ theo nhiều hình thức khác nhau theo đúng quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước như: (i) Dữ liệu mở: Là dữ liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ; (ii) Chia sẻ dữ liệu mặc định: Là hình thức chia sẻ các dữ liệu cho nhiều cơ quan nhà nước sử dụng mà trong đó cơ sở dữ liệu đã có sẵn các dịch vụ để chia sẻ dữ liệu và các dữ liệu chia sẻ đã được chuẩn hóa, cập nhật thường xuyên; (iii) Chia sẻ dữ liệu đặc thù: Là hình thức chia sẻ dữ liệu cho cơ quan nhà nước khác sử dụng theo yêu cầu riêng đối với dữ liệu; việc chia sẻ dữ liệu theo hình thức này cần thực hiện các hoạt động phối hợp của các bên về mặt kỹ thuật để chuẩn bị về mặt hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ để xử lý hoặc tạo ra dữ liệu phục vụ chia sẻ dữ liệu.
Trong đó, có thể kể đến CSDL về cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Công Thương. CSDL này đã tích hợp, kết nối với hệ thống quản lý cán bộ của Tổng cục Quản lý thị trường. CSDL bao gồm thông tin về cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công Thương với tổng số 16.425 hồ sơ được cập nhật. Đồng thời, CSDL về cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công Thương đã được đồng bộ với CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ xây dựng.
II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng trong quá trình triển khai thúc đẩy chính phủ điện tử/chuyển đổi số tại Bộ Công Thương còn có thể được đẩy mạnh hơn nữa nếu giải quyết được một số tồn tại, hạn chế như sau:
1) Chưa kịp thời sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật để yêu cầu thực hiện TTHC theo quy trình điện tử, người dân và doanh nghiệp vẫn phải nộp chứng từ giấy khi thực hiện các TTHC.
2) Thiếu sự quan tâm và quyết tâm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT tại một số đơn vị thuộc Bộ trong đó người đứng đầu chưa trực tiếp chỉ đạo, điều hành các hoạt động trên hoặc chỉ đạo thiếu quyết liệt. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức một số đơn vị vẫn có thói quen làm việc trên giấy, ngại ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp DVC/giải quyết TTHC do sợ bị giám sát, sợ bị mất quyền kiểm soát, mất vai trò.
3) Việc chia sẻ dữ liệu nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành cũng như để phục vụ người dân, doanh nghiệp giữa các bộ, ngành còn hạn chế.
4) Các doanh nghiệp vẫn phải thực hiện dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương trên nhiều hệ thống khác nhau như Cơ chế một cửa quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia, chưa thực sự đúng mô hình “một cửa”.
5) Vẫn còn có những thủ tục hành chính chưa được triển khai thành dịch vụ công trực tuyến; vẫn còn hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính chưa được số hóa.
6) Do phần lớn được xây dựng đã lâu, các cơ sở dữ liệu tại Bộ còn hạn chế, dữ liệu chưa đầy đủ, thiếu sự kết nối, chia sẻ, cập nhật dữ liệu.
7) Cơ sở hạ tầng thông tin bao gồm máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ, đường truyền Internet... đã xuống cấp, không có tính dự phòng, phân tán và chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra để phát triển chính phủ điện tử.
8) Ứng dụng CNTT nội bộ mặc dù đã được triển khai nhưng còn chưa nhiều (như thư điện tử, quản lý văn bản, trang thông tin nội bộ...). Các ứng dụng nội bộ đã được triển khai trong nhiều giai đoạn khác nhau, đến nay có những ứng dụng không còn đáp ứng được yêu cầu đặt ra nhằm thúc đẩy chính phủ điện tử tại Bộ.
9) Hệ thống phần mềm, phần cứng phục vụ công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại Bộ chưa được trang bị bản quyền dài hạn, dẫn đến chưa tận dụng được khả năng tối đa.
10) Chữ ký số chuyên dùng của cơ quan nhà nước chưa được áp dụng mạnh mẽ tại Bộ.
11) Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin còn chưa được chú trọng đúng mức.
12) Nguồn nhân lực chuyên trách CNTT tại nhiều đơn vị còn chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
13) Công tác tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số, đẩy mạnh chính phủ điện tử còn chưa thật sự hiệu quả.
Phần II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH NĂM 2024
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
- Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số Quốc gia;
- Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 58/QĐ-UBQGCĐS ngày 19 tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2024;
- Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Chương trình chuyển đổi số tại Bộ Công Thương giai đoạn 2022-2025;
- Nghị quyết số 33-NQ/BCSĐ ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương về Chương trình chuyển đổi số của Bộ Công Thương giai đoạn 2022-2025;
- Quyết định số 1785/QĐ-BCT ngày 11 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Công Thương phiên bản 2.0;
- Quyết định số 2568/QĐ-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3·0, hướng tới Chính phủ số.
II. MỤC TIÊU
- 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công của Bộ Công Thương được xác thực điện tử, ngoại trừ các dịch vụ yêu cầu sự hiện diện bắt buộc theo quy định của pháp luật.
- Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin (HTTT) một cửa điện tử Bộ Công Thương được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện triển khai DVCTT toàn trình.
- Tích hợp 100% dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình đủ điều kiện, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt tối thiểu 45%.
- Đảm bảo tỷ lệ hồ sơ giải quyết TTHC được thực hiện thông qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đạt 90%; các HTTT của Bộ Công Thương có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia không phải cung cấp lại.
- 100% kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực được số hóa trên môi trường điện tử.
- Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC của Bộ Công Thương.
- 100% văn bản trao đổi giữa các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương và giữa Bộ Công Thương với các cơ quan nhà nước khác được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.
- 90% hồ sơ công việc tại Bộ Công Thương được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- 100% hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Công Thương theo phân cấp quản lý được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử.
- 100% HTTT được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm ATTT theo cấp độ.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Công Thương được tuyên truyền phổ cập kiến thức, kỹ năng số cơ bản; 80% cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Công Thương được tuyên truyền/phổ biến, tập huấn về an toàn thông tin (ATTT), chuyển đổi số.
- Tối thiểu 90% thiết bị đầu cuối được cài đặt các giải pháp bảo vệ.
- Tối thiểu 30% hoạt động kiểm tra của Bộ Công Thương được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin điện tử.
- 100% DVCTT thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu đã thống nhất với Bộ Tài chính được tích hợp lên Cơ chế một cửa quốc gia.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Về tuyên truyền phổ biến quán triệt các hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Ban chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Công Thương
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung, chính sách pháp luật để nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về Chính phủ điện tử, Chính phủ số nói chung và Bộ Công Thương số nói riêng, các hoạt động của Ủy ban Quốc gia chuyển đổi số và Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số của Bộ Công Thương (có thể thông qua nhiều hình thức như đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, tổ chức các hội thảo hội nghị chuyên đề với người dân doanh nghiệp để phổ biến kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số hoặc thông qua nhiều hoạt động xã hội hóa khác).
Thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp, người dân sử dụng DVCTT trên các kênh thông tin của Bộ, hạn chế nộp hồ sơ trực tiếp.
2. Về hoàn thiện cơ chế chính sách
Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy chế, quy định về sử dụng, quản lý, vận hành các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ Chính phủ số tại Bộ Công Thương.
3. Về các nhiệm vụ, giải pháp
Cụ thể hóa các nhiệm vụ giải pháp tại Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2024 (phụ lục chi tiết nhiệm vụ kèm theo Quyết định).
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước cấp.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị thuộc Bộ
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công tại kế hoạch này. Trường hợp cần thiết, thủ trưởng các đơn vị xem xét, báo cáo Lãnh đạo Bộ, Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số Bộ Công Thương để thực hiện điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ, hoặc điều chỉnh bổ sung tiến độ triển khai khi có các vấn đề phát sinh.
- Về chế độ báo cáo: Định kỳ hàng quý (trước ngày 20 tháng cuối quý) báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương kết quả thực hiện (qua Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) tiến độ thực hiện nhiệm vụ để theo dõi, tổng hợp.
2. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc, triển khai thực hiện kế hoạch này; định kỳ, đột xuất báo cáo tình hình, kết quả thực hiện thực hiện kế hoạch và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương các biện pháp thực hiện kế hoạch có hiệu quả./.
PHỤ LỤC:
DANH MỤC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1080/QĐ-BCT ngày 08 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
STT | Tên nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện | Sản phẩm đầu ra dự kiến |
1 | Hoàn thiện thể chế |
|
|
|
|
1.1 | Ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số Bộ Công Thương năm 2024[1] | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị thuộc Bộ | 2024 | Quyết định ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số Bộ Công Thương năm 2024 |
1.2 | Ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia năm 2024 | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị thuộc Bộ | 2024 | Quyết định ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg |
1.3 | Phê duyệt cấp độ HTTT Bộ Công Thương | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị thuộc Bộ | 2024 | Quyết định ban hành Quyết định phê duyệt cấp độ HTTT Bộ Công Thương |
1.4 | Ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Công Thương phiên bản 3 | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị thuộc Bộ | 2024 | Quyết định ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Công Thương phiên bản 2 |
1.5 | Xây dựng và ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, trong đó ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả[2] | Cục ĐL và NLTT | Các đơn vị liên quan | 2024 | Quyết định ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng |
1.6 | Xây dựng và ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số để phát triển sản xuất thông minh giai đoạn đến năm 2030[3] | Vụ KHCN | Cục CN và các đơn vị liên quan | 2024 | Quyết định ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số để phát triển sản xuất thông minh giai đoạn đến năm 2030 |
1.7 | Xây dựng và ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics[4] | Cục XNK | Các đơn vị liên quan | 2024 | Quyết định ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics |
1.8 | Thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trong đó chú trọng việc rà soát, tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách giảm thời gian, phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử[5] | Các đơn vị có TTHC | Vụ PC, Cục TMĐT&KTS, VPB | Thường xuyên | Các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương |
1.9 | Triển khai xác định và công bố Chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương [6] | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị thuộc Bộ | 2024 | Công bố Chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương |
1.10 | Rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Giao dịch điện tử thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý nhà nước được phân công và gửi kết quả về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp[7] | Vụ Pháp chế | Các đơn vị có liên quan | Tháng 5/2024 | Văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông |
1.11 | Xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tại Bộ Công Thương[8] | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị thuộc Bộ | Tháng 4/2024 | Kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tại Bộ Công Thương |
2 | Phát triển chính phủ số |
|
|
|
|
2.1 | Xây dựng, hoàn thiện các DVCTT toàn trình và DVCTT một phần | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị có TTHC | 2024 | Các dịch vụ công của Bộ Công Thương được triển khai trực tuyến toàn trình và một phần |
2.2 | Tổ chức kết nối, tích hợp để cung cấp thêm các DVCTT toàn trình đáp ứng yêu cầu trên Cổng Dịch vụ công quốc gia | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị thuộc Bộ | 2024 | Kết nối, tích hợp để cung cấp thêm các DVCTT toàn trình đáp ứng yêu cầu của Bộ Công Thương trên Cổng Dịch vụ công quốc gia |
2.3 | Kết nối Cổng Thông tin điện tử, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Bộ Công Thương với Hệ thống đánh giá chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp của Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ chính phủ số | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị thuộc Bộ | Thường xuyên | Kết nối Cổng Thông tin điện tử, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Bộ Công Thương với Hệ thống đánh giá chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp của Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ chính phủ số để đánh giá, đo lường, công bố trực tuyến, mức độ, chất lượng cung cấp thông tin và DVCTT. |
2.4 | Xây dựng HTTT phục vụ hoạt động kiểm tra hành chính định kỳ của Bộ Công Thương đối với đối tượng quản lý trên môi trường số.[9] | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị thuộc Bộ có hoạt động kiểm tra hành chính định kỳ |
| Trên 10% hoạt động kiểm tra hành chính định kỳ của Bộ Công Thương đối với đối tượng quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và HTTT của cơ quan quản lý. |
2.5 | Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa của Bộ Công Thương.[10] | Văn phòng Bộ | Cục TMĐT&KTS; Các đơn vị thuộc Bộ có TTHC | Thường xuyên | Hồ sơ TTHC được số hóa tại Bộ phận một cửa theo hướng dẫn tại Công văn số 9318/VPCP-KSTT ngày 21/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC. 100% kết quả giải quyết TTHC được số hóa; 50% hồ sơ TTHC được người dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến từ xa. |
2.6 | Công bố kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp dựa trên dữ liệu theo thời gian thực của các bộ, ngành, địa phương theo bộ chỉ số tại Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử.[11] | Cục TMĐT&KTS | Văn phòng Bộ Các đơn vị thuộc Bộ có TTHC | 2024 | Công bố kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp dựa trên dữ liệu theo thời gian thực trên Cổng Dịch vụ công của Bộ Công Thương theo bộ chỉ số tại Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử |
2.7 | Đẩy mạnh HTTT báo cáo của của Bộ Công Thương bảo đảm kết nối, tích hợp với HTTT báo cáo Chính phủ. | Vụ KHTC | Cục TMĐT&KTS; Các đơn vị thuộc Bộ | 2024 | HTTT báo cáo của Bộ Công Thương thường xuyên được cập nhật đảm bảo kết nối, tích hợp với HTTT báo cáo Chính phủ |
2.8 | Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong văn bản điện tử, DVCTT, chứng thực bản sao điện tử | VPB | Cục TMĐT&KTS | Thường xuyên | Chữ ký số chuyên dùng được ứng dụng trong văn bản điện tử, DVCTT, chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thực hiện TTHC |
2.9 | Kết nối hệ thống Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trường với Cổng Dịch vụ công quốc gia | Cục TMĐT&KTS | Tổng cục QLTT | Tháng 8 | Kết nối hệ thống Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trường với Cổng Dịch vụ công quốc gia |
2.10 |
|
|
|
|
|
3 | Phát triển dữ liệu số |
|
|
|
|
3.1 | Cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu của Bộ Công Thương trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (NDXP/LGSP)[12] | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Theo kế hoạch kết nối của các CSDL quốc gia, HTTT của bộ, ngành | Cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu của Bộ Công Thương trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (NDXP/LGSP) |
4 | ATTT mạng và an ninh mạng | ||||
4.1 | Tổ chức phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn HTTT và phương án bảo đảm an toàn HTTT theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn HTTT theo cấp độ[13] | Các đơn vị quản lý, vận hành HTTP riêng | Cục TMĐT&KTS | 2024 | - Cấp độ an toàn HTTT và phương án bảo đảm an toàn HTTT theo cấp độ được phân loại phù hợp với quy định. - Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền (căn cứ cấp độ của HTTT). |
4.2 | Tổ chức triển khai đầy đủ 4 giải pháp bảo đảm ATTT mạng[14] |
|
|
|
|
4.2.1 | Phần mềm nội bộ tuân thủ phát triển theo quy trình Khung phát triển phần mềm an toàn (DevSecOps) | Các đơn vị quản lý phần mềm nội bộ của Bộ Công Thương | Cục TMĐT&KTS | Thường xuyên | Các phần mềm nội bộ của Bộ Công Thương do đơn vị chuyên nghiệp phát triển, tuân thủ phát triển theo quy trình Khung phát triển phần mềm an toàn (DevSecOps) |
4.2.2 | Triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn HTTT theo cấp độ các HTTT đang vận hành | Các đơn vị quản lý, vận hành HTTT của Bộ Công Thương | Cục TMĐT&KTS | Thường xuyên | Các HTTT của Bộ Công Thương được triển khai đầy đủ các giải pháp về HTTT tối thiểu theo quy định tương ứng với cấp độ của hệ thống |
4.2.3 | Các HTTT đang vận hành được kiểm tra, đánh giá ATTT mạng trước khi đưa vào sử dụng, khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định | Các đơn vị quản lý, vận hành HTTT của Bộ | Cục TMĐT&KTS | Thường xuyên | Các HTTT của Bộ Công Thương được kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định |
4.2.4 | HTTT đang vận hành được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ | Các đơn vị quản lý, vận hành HTTT của Bộ | Cục TMĐT&KTS | Thường xuyên | Các HTTT của Bộ Công Thương luôn được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp về ATTT |
4.3 | Phối hợp với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông chuẩn bị hạ tầng, các điều kiện đáp ứng yêu cầu về ATTT, an ninh mạng để kết nối các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành, HTTT phục vụ giải quyết TTHC với CSDL quốc gia về dân cư[15] | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị liên quan thuộc Bộ | Theo tiến độ nhiệm vụ liên quan trong Kế hoạch triển khai Đề án 06 | Theo kết quả nhiệm vụ liên quan trong Kế hoạch triển khai Đề án 06 |
4.4 | Các trang, cổng thông tin điện tử của Bộ/đơn vị thuộc được đánh giá ATTT và dán nhãn tín nhiệm mạng[16] | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Cục TMĐT&KTS | Thường xuyên | Các trang, cổng thông tin điện tử của Bộ/đơn vị thuộc được đánh giá ATTT và dán nhãn tín nhiệm mạng |
4.5 | Diễn tập thực chiến ATTT mạng tại Bộ Công Thương | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | 2024 | Diễn tập thực chiến ATTT mạng tại Bộ Công Thương (Chỉ thị số 60/CT-BTTTT ngày 16/09/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc tổ chức triển khai diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng) |
4.6 | Triển khai các Phương án, kịch bản ứng cứu sự cố cho hệ thống thông tin | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | 2024 | Triển khai các Phương án, kịch bản ứng cứu sự cố cho hệ thống thông tin. (Theo Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Việt Nam) bao gồm: + Kế hoạch tổ chức diễn tập thực chiến (Chỉ thị số 18 yêu cầu tối thiểu 01 lần/năm đối với hệ thống thông tin cấp độ 3). + Kế hoạch chủ động thực hiện săn lùng mối nguy hại và rà quét lỗ hổng trên các hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý (Chỉ thị số 18 yêu cầu tối thiểu 01 lần/6 tháng). |
4.7 | Trang bị phần mềm diệt virus cho máy chủ, máy trạm Bộ Công Thương[17] | Cục TMĐT&KTS | VPB | 2024 | Máy chủ, máy trạm tại cơ quan Bộ Công Thương được cài đặt phần mềm diệt virus |
5 | Nhân lực số, kỹ năng số | ||||
5.1 | Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý, trong đó bao gồm các nội dung về chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo hướng dẫn tại Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Văn bản số 489/BTTTT-THH ngày 17/02/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông[18] | Vụ TCCB | Trường BDCB; Cục TMĐT&KTS | 2024 | Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý |
5.2 | Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân các thông tin liên quan đến chính phủ số tại Bộ Công Thương | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị liên quan | Thường xuyên | Văn bản của Bộ Công Thương/Hướng dẫn/Tin bài trên trang/cổng thông tin điện tử/cổng thông tin nội bộ về: - kinh nghiệm về các nội dung, mô hình chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương; - quản lý, duy trì, cập nhật và tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ; - tăng cường quản lý đầu tư, bảo đảm hiệu quả khi ứng dụng CNTT, phát triển chính phủ số, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng dẫn tại Văn bản số 639/BTTTT-THH ngày 28/2/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông; - chia sẻ dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; - an toàn, an ninh thông tin mạng. |
5.3 | Tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Công Thương theo phân cấp quản lý[19] | Vụ TCCB | Trường BDCB; Cục TMĐT&KTS | 2024 | Trên 50% cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Công Thương theo phân cấp quản lý được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản. |
5.4 | Tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số cho cho các cán bộ chuyên trách CNTT của các đơn vị thuộc Bộ[20] | Cục TMĐT&KTS |
| 2024 | Trên 50% các cán bộ chuyên trách CNTT của các đơn vị thuộc Bộ được tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số. |
6 | Phát triển hạ tầng kỹ thuật | ||||
6.1 | Xây dựng mới và đảm bảo hoạt động của Trung tâm dữ liệu của Bộ | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị liên quan | 2024-2025 | Xây dựng mới Trung tâm dữ liệu của Bộ |
6.2 | Đảm bảo hoạt động của Trung tâm dữ liệu bên ngoài Bộ | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị liên quan | Thường xuyên | Đảm bảo hoạt động của Trung tâm dữ liệu bên ngoài Bộ |
6.3 | Duy trì kết nối Internet | VPB | Cục TMĐT&KTS | Thường xuyên | Duy trì kết nối Internet tại các trụ sở Bộ Công Thương |
6.5 | Bảo đảm hạ tầng truyền dẫn đáp ứng nhu cầu triển khai Chính phủ điện tử tại Bộ | Cục TMĐT&KTS | VPB, Các đơn vị liên quan | Thường xuyên | Bảo đảm hạ tầng truyền dẫn đáp ứng nhu cầu triển khai Chính phủ điện tử tại Bộ theo hướng ưu tiên thuê dịch vụ, sử dụng hiệu quả |
6.6 | Trang bị, nâng cấp máy tính, các thiết bị đầu cuối | VPB | Cục TMĐT&KTS, Vụ KHTC | Thường xuyên | Trang bị, nâng cấp máy tính, các thiết bị đầu cuối phục vụ kịp thời các hoạt động ứng dụng CNTT tại các đơn vị thuộc Bộ và công việc của của cán bộ |
6.7 | Trang bị bản quyền phần mềm cho máy tính tại Bộ | VPB | Cục TMĐT&KTS, Vụ KHTC | Thường xuyên | Trang bị bản quyền phần mềm cho 100% máy tính tại các đơn vị thuộc Bộ. |
6.8 | Chuyển đổi mạng Internet của Bộ sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6). | Cục TMĐT&KTS | Các đơn vị liên quan | Thường xuyên | Chuyển đổi mạng Internet của Bộ sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6). |
6.9 | Triển khai, duy trì và vận hành hạ tầng kỹ thuật và các ứng dụng CNTT của Cục XTTM liên tục, thông suốt, tính mở rộng cao đáp ứng các yêu cầu chia sẻ thông tin dữ liệu và bảo đảm an toàn an ninh thông tin.[21] | Cục XTTM | Cục TMĐT&KTS Các đơn vị liên quan | Thường xuyên | Triển khai, duy trì và vận hành hạ tầng kỹ thuật và các ứng dụng CNTT của Cục XTTM liên tục, thông suốt, tính mở rộng cao đáp ứng các yêu cầu chia sẻ thông tin dữ liệu và bảo đảm an toàn an ninh thông tin. |
7 | Phát triển dữ liệu | ||||
7.1 | Xây dựng CSDL doanh nghiệp logistics[22] | Cục XNK | Cục TMĐT&KTS | 2024 | Xây dựng CSDL doanh nghiệp logistics |
7.2 | Hoàn thiện phần mềm quản lý cán bộ Bộ Công Thương[23] | Cục TMĐT&KTS | Vụ TCCB Các đơn vị thuộc Bộ | Thường xuyên | Dữ liệu cán bộ, công chức của các đơn vị thuộc Bộ được cập nhật thường xuyên, liên tục. |
7.3 | Cập nhật dữ liệu đối với các CSDL hiện có của Bộ Công Thương | Các đơn vị có CSDL |
| Thường xuyên | Các CSDL hiện có của Bộ Công Thương theo danh mục tại Quyết định số 3411/QĐ-BCT ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành danh mục cơ sở dữ liệu và cơ sở dữ liệu mở của Bộ Công Thương được cập nhật thường xuyên, liên tục. |
8 | Phát triển ứng dụng CNTT phục vụ nội bộ | ||||
8.1 | Duy trì, hoàn thiện Hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng của Bộ; 100% văn bản trao đổi giữa các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương và giữa Bộ Công Thương với các cơ quan nhà nước khác được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật | Cục TMĐT&KTS | VPB | Thường xuyên | Xây dựng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng của Bộ đảm bảo thực hiện quản lý hồ sơ công việc, kết nối, liên thông trao đổi văn bản điện tử qua tất cả các cấp của Bộ trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng và kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia; 100% văn bản trao đổi giữa các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương và giữa Bộ Công Thương với các cơ quan nhà nước khác được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật. |
8.2 | Xây dựng hệ thống phòng họp không giấy tờ | Cục TMĐT&KTS | VPB | 2024 | Xây dựng hệ thống phòng họp không giấy tờ |
8.3 | Xây dựng Cổng thông tin nội bộ, ứng dụng di động tập trung, hệ thống thông tin tập trung phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.[24] | Cục TMĐT&KTS | VPB | 2024-2025 | Xây dựng Cổng thông tin nội bộ phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ Công Thương |
8.4 | Duy trì và vận hành các hệ thống thông tin nội bộ của Bộ Công Thương, đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn, an ninh thông tin.[25] | Cục TMĐT&KTS |
| Thường xuyên | Các hệ thống thông tin nội bộ của Bộ Công Thương như quản lý văn bản, thư điện tử... hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn, an ninh thông tin |
9 | Số hóa các ngành kinh tế |
|
|
|
|
9.1 | Tổ chức phiên họp chuyên đề về thúc đẩy số hóa ngành công nghiệp chế biến, chế tạo[26] | Cục CN | Vụ KHCN; Vụ KHTC; Cục TMĐT&KTS | Quý II | Báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về kế hoạch, nội dung |
Quý III | Tổ chức Phiên họp, Hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách chủ trì | ||||
9.2 | Tổ chức phiên họp chuyên đề về thúc đẩy số hóa ngành điện, năng lượng | Cục ĐL&NLTT | Vụ TKNL&PTBV; Cục ĐTĐL | Quý II | Báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về kế hoạch, nội dung |
Quý III | Tổ chức Phiên họp, Hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách chủ trì | ||||
9.3 | Logistics[27] | Cục XNK |
| Quý IV | Báo cáo về hiện trạng chuyển đổi số trong logistics gửi Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Công Thương. |
[1] Nhiệm vụ căn cứ vào tình hình thực tế tại Bộ Công Thương
[2] Các nhiệm vụ 1.4, 1.5 căn cứ theo Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2022
[3] Nhiệm vụ căn cứ theo Quyết định số 58/QĐ-UBQGCĐS ngày 19 tháng 4 năm 2024
[4] Nhiệm vụ căn cứ theo Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2022
[5] Nhiệm vụ căn cứ theo Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2022
[6] Nhiệm vụ căn cứ theo Quyết định số 155/QĐ-BCT ngày 23/01/2024 về việc ban hành Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024
[7] Nhiệm vụ căn cứ theo Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 13/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giao dịch điện tử
[8] Nhiệm vụ căn cứ theo Quyết định số 58/QĐ-UBQGCĐS ngày 19 tháng 4 năm 2024
[9] Các nhiệm vụ từ 2.1 đến 2.5 căn cứ theo Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2022
[10] Nhiệm vụ triển khai theo Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2021
[11] Nhiệm vụ căn cứ theo Quyết định số 185/QĐ-BCT ngày 26/01/2024 về việc ban hành Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024
[12] Nhiệm vụ căn cứ theo Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2022
[13] Nhiệm vụ căn cứ theo Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2022
[14] Nhiệm vụ căn cứ theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2019
[15] Nhiệm vụ căn cứ theo Quyết định số Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022
[16] Nhiệm vụ căn cứ theo Quyết định số 17/QĐ-UBQGCĐS ngày 04 tháng 4 năm 2023
[17] Các nhiệm vụ 4.5, 4.6, 4.7 căn cứ theo Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2022
[18] Nhiệm vụ căn cứ theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022
[19] Nhiệm vụ căn cứ theo Quyết định số Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022
[20] Nhiệm vụ căn cứ theo Quyết định số Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022
[21] Các nhiệm vụ 6.2 đến 6.9 căn cứ theo Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2022
[22] Nhiệm vụ căn cứ theo Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2022
[23] Nhiệm vụ căn cứ theo Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2022
[24] Các nhiệm vụ 8.1, 8.2, 8.3 căn cứ theo Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2022
[25] Nhiệm vụ căn cứ yêu cầu thực tế
[26] Các nhiệm vụ 9.1, 9.2 căn cứ theo Quyết định số 58/QĐ-UBQGCĐS ngày 19 tháng 4 năm 2024
[27] Nhiệm vụ căn cứ theo yêu cầu thực tế.