Open navigation

Công văn 3125/BHXH-TCKT Hướng dẫn tính hao mòn tài sản cố định vô hình


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số:  3125 / BHXH - TCKT 

V/v hướng dẫn tính hao mòn tài sản cố định vô hình

Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2014


Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Các Ban Quản lý dự án trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Căn cứ Chế độ quản lý và tính hao mòn tài sản cố định (TSCĐ) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số  32 / 2008 / QĐ - BTC  ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Chế độ ban hành kèm theo Quyết định số  32 / 2008 / QĐ - BTC ); để thống nhất trong toàn Ngành việc xác định thời gian sử dụng và tính tỷ lệ hao mòn đối với TSCĐ vô hình, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, Văn phòng BHXH Việt Nam và các Ban Quản lý dự án trực thuộc BHXH Việt Nam (sau đây gọi chung là các đơn vị) một số nội dung sau:


  1. Đối với TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất: Không thực hiện tính hao mòn hàng 

    năm.


  2. Đối với TSCĐ vô hình là phần mềm chương trình và TSCĐ vô hình khác


    Thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn được thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn này.


  3. Nguyên tắc và phương pháp tính hao mòn TSCĐ vô hình


    Các đơn vị thực hiện theo đúng quy định tại Điều 10, Điều 12 Chế độ ban hành kèm theo Quyết định số  32 / 2008 / QĐ - BTC  và hướng dẫn tại Mục 1 Công văn số  3896 / BHXH - BC  ngày 01/10/2013 của BHXH Việt Nam về việc rà soát chuẩn hóa dữ liệu tài sản.


  4. Tổ chức thực hiện


a) Các đơn vị tổ chức rà soát, phân loại TSCĐ vô hình theo hướng dẫn tại Công văn này. Trường hợp mua sắm, trang bị các loại phần mềm chương trình phải ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp, đảm bảo điều kiện thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn này.


  1. Đối với những TSCĐ vô hình chưa hạch toán theo dõi trên sổ sách kế toán: Yêu cầu các đơn vị hạch toán đầy đủ giá trị các loại TSCĐ vô hình vào giá trị tài sản của đơn vị và tính hao mòn theo hướng dẫn tại Công văn này.

  2. Đối với những TSCĐ vô hình đã hạch toán theo dõi trên sổ sách kế toán nhưng tính hao mòn chưa phù hợp với Chế độ ban hành kèm theo Quyết định số  32 / 2008 / QĐ - BTC  và hướng dẫn tại Công văn này thì các đơn vị thực hiện như sau:


    • Giữ nguyên giá trị trên sổ sách kế toán đến thời điểm 31/12/2013;


    • Điều chỉnh chênh lệch  tăng / giảm  “giá trị còn lại” và “giá trị hao mòn lũy kế” trên sổ sách kế toán vào năm 2014.


  3. Trường hợp các nội dung quy định thực hiện theo Chế độ ban hành kèm theo Quyết định số  32 / 2008 / QĐ - BTC  được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng một văn bản khác thì được áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.


Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh các loại TSCĐ vô hình mới chưa được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn này hoặc có vướng mắc thì đơn vị có tài sản liên quan báo cáo kịp thời về BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết.



Nơi nhận:

  • Như trên;

  • Tổng Giám đốc (để b/c);

  • Các Phó Tổng Giám đốc;

  • Lưu: VT, TCKT (3b).

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC 

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC


Nguyễn Đình Khương

PHỤ LỤC


THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ TÍNH HAO MÒN CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ

HÌNH

(Phụ lục kèm theo Công văn số  3125 / BHXH - TCKT  ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam)



Danh mục các loại tài sản cố định vô hình

Thời gian sử dụng (năm)

Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)

1

2

3

A. Phần mềm chương trình

1. Hệ điều hành

5

20

2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

5

20

3. Phần mềm truyền tin

5

20

4. Phần mềm tin học văn phòng

5

20

5. Phần mềm backup

4

25

6. Phần mềm phục vụ công tác nghiệp vụ

4

25

7. Phần mềm diệt vi rút

4

25

8. Phần mềm khác

5

20

B. Tài sản cố định vô hình khác

1. Giá trị bản quyền tác giả

25

4

2. Giá trị bằng phát minh sáng chế

25

5

3. Sách, tài liệu

40

2,5

4. Tác phẩm nghệ thuật

40

2,5

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.