Open navigation

Công văn 891/UBDT-KHTC Thẩm định nguồn vốn và kế hoạch vốn thực hiện dự án


ỦY BAN DÂN TỘC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 891/UBDT-KHTC

V/v thẩm định nguồn vốn và kế hoạch vốn thực hiện dự án

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2016


Kính gửi: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Bộ Tài chính.


  • Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;


  • Căn cứ Luật Công Nghệ thông tin ngày 29/6/2006;


  • Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 và Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;


  • Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020;


  • Căn cứ Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;


  • Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg và Quyết định số 2356/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược và ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến 2020;


  • Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc; Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;


  • Căn cứ Quyết định số 195/QĐ-UBDT ngày 6/7/2010 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt về việc Đề án phát triển, ứng dụng CNTT và truyền thông hệ thống thống kê Ủy ban Dân tộc đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;


  • Căn cứ Quyết định số 358/QĐ-UBDT ngày 17/09/2014 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc ban hành chương trình hành động của Ủy ban Dân tộc về hội nhập Quốc tế giai đoạn 2014-2020;


  • Căn cứ Báo cáo số 5603/BC-BKHĐT ngày 18/7/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban Dân tộc.

  • Căn cứ báo cáo kết quả thẩm định ngày 30 tháng 8 năm 2016 của Tổ thẩm định - Ủy ban Dân tộc;


    Ủy ban Dân tộc đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và kế hoạch vốn dự án “Xây dựng Cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế”, có những nội dung chủ yếu sau:


    1. Tên dự án: Xây dựng Cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế


    2. Chủ đầu tư: Trung tâm Thông tin;


      Đơn vị chủ quản Chủ đầu tư: Ủy ban Dân tộc.


    3. Cơ quan quản lý, sử dụng, khai thác sản phẩm, công trình sau khi đầu tư: Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc;


    4. Địa điểm đầu tư:


      Ủy ban Dân tộc - 80 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội;


    5. Sự cần thiết phải đầu tư:


  • Hiện nay, Ủy ban Dân tộc chưa có Cổng thông tin đối ngoại nào phục vụ cho việc kết nối giữa các dân tộc và hợp tác quốc tế. Rất cần thiết xây dựng một cổng thông tin có tích hợp các hệ thống phần mềm, ứng dụng; phát triển trên nền web nhằm sử dụng các giao dịch trực tuyến.


  • Đào tạo đội ngũ vận hành và sử dụng công nghệ, ứng dụng một cách thuần thục để dự án thực sự hiệu quả về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của Ủy ban.


  • Hệ thống máy chủ của Ủy ban Dân tộc bao gồm 14 máy chủ, phần lớn là các máy được đầu tư từ giai đoạn 2002-2006, trong đó có 11 máy đặt tại Trung tâm Thông tin (80 Phan Đình Phùng, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội), 01 máy đặt tại trụ sở 2 (141 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội) và 02 máy chủ đặt tại các Vụ Địa phương trực thuộc Ủy ban.


  • Máy tính cá nhân cấu hình thấp, nhiều máy sử dụng trên 5 năm.


  • Đường truyền hiện tại chỉ đáp ứng được cho nhu cầu sử dụng internet của cán bộ công chức, viên chức chưa đáp ứng được cho cổng thông tin đối ngoại và bộ từ điển trực tuyến.


  • Hiện tại các phần mềm như virut, phần mềm window, SQL server đều chưa đăng ký bản quyền.


    • Đánh giá vị trí, vai trò của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ngành.

    • Cổng thông tin đóng vai trò trung tâm kết nối các dân tộc gần nhau hơn.


    • Cổng thông tin là một kênh tuyên truyền chủ trương hội nhập quốc tế, quảng bá, giới thiệu hình ảnh, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu Việt Nam; Tăng cường giao lưu văn hóa dân tộc giữa các nước trong khu vực và quốc tế, tiếp tục củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, tập thể, cá nhân ở trong và ngoài nước nhằm thu hút đầu tư, viện trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số.


    • Phục vụ các Vụ, đơn vị cũng như các Ban Dân tộc các Tỉnh, thành việc cung cấp thông tin, lưu trữ các thông tin liên quan đến công tác dân tộc phục vụ việc nghiên cứu, điều tra về dân tộc.


      Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện dự án “Xây dựng Cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế” là cấp thiết cần được đầu tư trong giai đoạn năm 2016-2020.


      1. Mục tiêu đầu tư:


    • Xây dựng cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế. Cổng thông tin được xây dựng trên môi trường web nhằm sử dụng các giao dịch trực tuyến và sử dụng Internet như một công cụ thiết yếu trong các hoạt động, cung cấp thông tin, giao tiếp, quản lý và điều hành tác nghiệp.


    • Cổng thông tin đối ngoại sẽ cung cấp các nội dung tình hình thực tiễn về các vấn đề dân tộc, thông tin và thành quả các chính sách dân tộc trong nước, tình hình triển khai các chính sách dân tộc đang được thực hiện, các chính sách dân tộc sắp triển khai, chính sách thu hút vốn đầu tư và các dự án trọng điểm của nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc đang sinh sống, định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế các vùng dân tộc của Ủy ban Dân tộc qua từng giai đoạn phát triển. Cổng thông tin đối ngoại được xây dựng với giao diện bằng tiếng Việt, tiếng Anh giúp cho việc xây dựng và biên tập các nội dung phục vụ cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam ở trong và ngoài nước.


    • Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến kiến thức qua Cổng thông tin đối ngoại nhằm tạo nhận thức đầy đủ và thống nhất về hội nhập quốc tế trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc và đồng bào các dân tộc thiểu số; tăng cường quảng bá hình ảnh cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chủ trương tích cực hội nhập và các chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số, qua đó tranh thủ sự ủng hộ, quan tâm giúp đỡ của cộng đồng trong và ngoài nước đến sự phát triển của vùng dân tộc thiểu số.


    • Góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng tại Ủy ban Dân tộc (hệ thống máy chủ, máy trạm, các thiết bị phụ trợ khác...) phục vụ hoạt động điều hành, quản lý và tác nghiệp của các Vụ, Trung tâm trực thuộc. Triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật đảm bảo cho hệ thống thông tin hoạt động thông suốt, ngăn chặn có hiệu quả các tấn công từ bên ngoài, kiểm soát các thông tin, truy cập (từ bên trong ra Internet và truy nhập từ xa vào hệ thống)...

      1. Quy mô và nội dung đầu tư:


    • Đầu tư về hạ tầng, thiết bị;


    • Xây dựng cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế;


    • Xây dựng video với các nội dung quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; các thông tin hội nhập quốc tế, sản xuất mới theo nhu cầu thị trường quốc tế, ...


    • Triển khai cài đặt, đào tạo sử dụng và chuyển giao công nghệ vận hành hệ thống.


      1. Hình thức đầu tư:


        Đầu tư xây dựng mới kết hợp nâng cấp, mở rộng các cơ sở dữ liệu, thông tin có sẵn và cơ sở hạ tầng của Ủy ban Dân tộc.


      2. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án.


        1. Tổng mức đầu tư:


          Tổng mức đầu tư: 13.790.700.000 đồng (Bằng chữ: Mười ba tỷ bảy trăm chín mươi triệu bảy trăm nghìn đồng), trong đó:


    • Chi phí đầu tư: 12.537.000.000 đồng


    • Chi phí dự phòng: 1.253.700.000 đồng (bằng 10% chi phí đầu tư)



        1. Nguồn vốn


    • Nguồn vốn: Ngân sách Trung ương


    • Ngành vốn: Công nghệ thông tin


      1. Thời gian thực hiện: 2 năm (2017-2018)


      2. Nội dung và công tác chuẩn bị đầu tư:


    • Lập báo cáo chủ trương đầu tư;


    • Thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư


    • Xin chủ trương đầu tư;


    • Phê duyệt chủ trương đầu tư;

    • Khảo sát và lập dự án đầu tư;


    • Phê duyệt dự án đầu tư.


      1. Hiệu quả dự án


        Hiệu quả về kinh tế - xã hội


    • Cổng thông tin điện tử đối ngoại sẽ là nền tảng để xây dựng mới các phần mềm dịch vụ trực tuyến hoặc từng bước tích hợp thêm vào các ứng dụng tiếp theo liên quan đến các hoạt động quản lý của Ủy ban Dân tộc.


    • Mọi người dân có thể truy cập phục vụ mục đích học tập tập, tra cứu, nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi.


    • Tuyên truyền chủ trương hội nhập quốc tế, quảng bá, giới thiệu hình ảnh, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.


    • Tăng cường giao lưu văn hóa dân tộc giữa các nước trong khu vực và quốc tế, tiếp tục củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, tập thể, cá nhân ở trong và ngoài nước nhằm thu hút đầu tư, viện trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số.


    • Kiện toàn bộ máy tổ chức đủ thẩm quyền và năng lực chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát và phối hợp các hoạt động hội nhập quốc tế; trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước của hệ thống cơ quan công tác dân tộc trong hội nhập quốc tế.


      Hiệu quả về chính trị


    • Cung cấp thông tin kịp thời về các chính sách, cơ chế và pháp luật của Đảng, Chính phủ, Ủy ban Dân tộc cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và kiều bào Việt Nam tại nước ngoài. Ngăn chặn các thông tin xấu, sự lợi dụng của các thành phần xấu nhằm chống phá Nhà nước.


    • Là kênh thông tin kết nối giữa các Dân tộc trong nước và giao lưu, hợp tác với thế giới.


    • Là một kênh thông tin giúp Lãnh đạo Ủy ban trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.


    • Đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng quản lý, xây dựng chính sách, phát triển cộng đồng Dân tộc Việt Nam.


    • Góp phần củng cố sự đoàn kết dân tộc, am hiểu giữa các dân tộc với nhau góp phần vào việc giữ gìn an ninh chính trị địa phương. Ngoài ra dự án còn góp phần bảo việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc.

    • Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân nông thôn và đồng bào các dân tộc thiểu số; nâng cao ý thức, lối sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật của người dân, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đồng thời nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ và ý thức tuân thủ pháp luật.


    • Giúp người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận được thông tin và các quyền lợi, chính sách, nghĩa vụ. Có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; xóa đói, giảm nghèo; phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường.


  1. Thời gian chuẩn bị đầu tư: Năm 2016 - 2017


Kinh phí chuẩn bị đầu tư: Ngân sách Trung ương


(Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng Cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế” gửi kèm theo).


Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có văn bản để Ủy ban Dân tộc có cơ sở phê duyệt báo cáo chủ trương đầu tư, cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án “Xây dựng Cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế” theo quy định hiện hành.



Nơi nhận:

  • Như trên;

  • Bộ trưởng, Chủ nhiệm (để b/c);

  • Cổng TTĐT UBDT;

  • Lưu VT, KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM 

THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Phan Văn Hùng

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.