CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 89/2018/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2018 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM VỀ KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về thu thập thông tin, khai báo y tế, kiểm tra y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam và thi thể, hài cốt (bao gồm cả tro cốt), mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam; giám sát, kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu; tổ chức kiểm dịch y tế biên giới và trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm dịch y tế biên giới.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch y tế là các sản phẩm hữu hình có khả năng mang tác nhân gây bệnh, mang trung gian truyền bệnh truyền nhiễm được nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu kể cả bưu phẩm, bưu kiện, hàng tiêu dùng trên phương tiện vận tải.
Kiểm dịch viên y tế là người thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế thuộc tổ
chức kiểm dịch y tế biên giới bao gồm công chức, viên chức, nhân viên y tế và được gọi chung là kiểm dịch viên y tế.
Mẫu vi sinh y học là các mẫu máu, huyết thanh, huyết tương, nước tiểu, phân, dịch tiết cơ thể người và các mẫu khác từ người có chứa chất lây nhiễm, các chủng vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho người.
Người khai báo y tế là người, chủ của hàng hóa, phương tiện vận tải, thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục kiểm dịch y tế; người khác được chủ của hàng hóa, phương tiện vận tải, thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục kiểm dịch y tế.
Chương II
KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI
Điều 3. Đối tượng phải khai báo y tế
Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam phải khai báo y tế theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định này.
Điều 4. Khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế
Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế.
Khai báo y tế được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau:
Có quyết định công bố hoặc thông báo dịch bệnh truyền nhiễm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Căn cứ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, các bệnh mới nổi, các bệnh bùng phát hoặc cảnh báo nguy cơ xâm nhập dịch bệnh của cơ quan y tế có thẩm quyền từ các quốc gia, quốc tế.
Chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế đối với một trong các trường hợp sau:
Có quyết định công bố hoặc thông báo hết dịch bệnh truyền nhiễm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Căn cứ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, hoặc thông báo hết cảnh báo dịch bệnh của cơ quan y tế có thẩm quyền từ các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế.
Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm:
Thông báo việc khai báo y tế và chấm dứt áp dụng khai báo y tế cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu;
Niêm yết công khai văn bản khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế tại cửa khẩu;
Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện khai báo y tế.
Điều 5. Nội dung của thông báo khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế
Thông báo khai báo y tế gồm nội dung chủ yếu sau:
Tên bệnh truyền nhiễm cần phải áp dụng việc khai báo y tế;
Đối tượng phải khai báo y tế;
Thời điểm áp dụng việc khai báo y tế.
Thông báo chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế gồm nội dung chủ yếu sau:
Tên bệnh truyền nhiễm cần phải chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế;
Thời điểm chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế.
Điều 6. Thực hiện khai báo y tế
Đối với người phải khai báo y tế:
Nhận tờ khai y tế theo Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Nghị định này trên tàu bay, tàu thuyền, đại lý hàng hải, công ty du lịch hoặc nhân viên hướng dẫn du lịch ở trong nước và nước ngoài, tại khu vực dành cho khai báo y tế ở các cửa khẩu Việt Nam hoặc tại các cửa khẩu nước xuất cảnh hoặc lấy mẫu tờ khai y tế điện tử được cơ quan có thẩm quyền cung cấp;
Thực hiện việc khai báo y tế theo các nội dung trong tờ khai y tế khi đến cửa khẩu Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh hoặc trước đó nhưng không sớm hơn 07 ngày kể từ thời điểm nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
Nộp tờ khai y tế bằng giấy hoặc bằng phương thức điện tử cho kiểm dịch viên y tế tại cửa khẩu. Tờ khai y tế chỉ có giá trị cho một lần nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và được tổ chức kiểm dịch y tế biên giới lưu trữ trong thời gian 03 tháng kể từ thời điểm nhận tờ khai y tế.
Ngôn ngữ trong khai báo y tế: được sử dụng dưới dạng song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, tùy theo tình hình dịch bệnh trên thế giới có thể sử dụng thêm các ngôn ngữ khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm in, quản lý, hướng dẫn và phát
hành miễn phí tờ khai y tế, tổ chức khai báo y tế theo hình thức điện tử.
Điều 7. Thu thập thông tin trước khi người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh
Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin từ các nguồn sau:
Cổng thông tin điện tử quốc gia, cảng, cửa khẩu;
Cơ quan quản lý cửa khẩu, cảng;
Cơ quan y tế tại cảng, cửa khẩu;
Hãng vận tải, chủ phương tiện vận tải, người trực tiếp điều khiển phương tiện vận tải; công ty du lịch, lữ hành; hướng dẫn viên du lịch;
đ) Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và các nguồn thông tin khác.
Thông tin cần thu thập:
cảnh;
Thông tin chung về tình trạng sức khỏe của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá
Thông tin từ tờ khai y tế của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
Thông tin về tiêm chủng, áp dụng biện pháp dự phòng đối với người xuất phát từ hoặc đi, đến quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
Thông tin về phương tiện vận tải chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh quy định tại Điều 13 Nghị định này;
đ) Thông tin về hàng hóa có khả năng phơi nhiễm với bệnh truyền nhiễm được quy định tại Điều 21 Nghị định này;
Các thông tin khác có liên quan đến sức khỏe của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (nếu có).
Điều 8. Xử lý thông tin trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định này đối với người thuộc một trong các trường hợp sau:
Người phải khai báo y tế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Người có biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe hoặc tăng thân nhiệt trong quá trình giám sát.
Người đi cùng, tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần (ngồi sát bên cùng hàng ghế hoặc trước, sau một hàng ghế trên cùng chuyến xe, toa tầu, máy bay, tầu thuyền) với người có biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe hoặc tăng thân nhiệt trong quá trình giám sát.
Điều 9. Kiểm tra giấy tờ đối với người
Đối tượng kiểm tra:
Người thuộc các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
Người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Loại giấy tờ kiểm tra:
Tờ khai y tế trong trường hợp phải khai báo y tế;
Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (nếu có) khi có yêu cầu của Bộ Y tế hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đi hoặc đến.
Xử lý kết quả kiểm tra:
Trường hợp người thuộc điểm a khoản 1 Điều này qua kiểm tra không có nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch. Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch viên y tế tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
Trường hợp người bị kiểm tra thuộc điểm b khoản 1 Điều này có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A còn hiệu lực thì kiểm dịch viên y tế kết thúc quy trình kiểm dịch, trường hợp không có hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hết hiệu lực thì kiểm dịch viên y tế tiến hành xử lý y tế theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Điều 10. Kiểm tra thực tế đối với người
Đối tượng kiểm tra:
Người bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 8 và điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
Nội dung kiểm tra:
Căn cứ tình hình thực tế của người bị kiểm tra, kiểm dịch viên y tế thực hiện một
trong các hoạt động sau:
Phỏng vấn, khai thác tiền sử;
Khám lâm sàng;
Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;
Lấy mẫu xét nghiệm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, các bệnh mới nổi, các bệnh bùng phát khi có thông báo của Bộ Y tế
Xử lý kết quả kiểm tra:
Sau khi kiểm tra thực tế nếu người bị kiểm tra có dấu hiệu mang mầm bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế;
Trường hợp người bị kiểm tra không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch y tế. Lực lượng kiểm tra, kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh tại cửa khẩu kiểm tra việc xác nhận của kiểm dịch viên y tế trong tờ khai y tế khi có thông báo việc áp dụng khai báo y tế của Bộ Y tế. Trường hợp người thuộc đối tượng phải khai báo y tế theo quy định tại Nghị định này mà không có xác nhận của kiểm dịch viên y tế, lực lượng kiểm tra, kiểm soát xuất, nhập cảnh yêu cầu người đó phải hoàn thành xong việc khai báo y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam.
Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế đối với một người không quá 02 giờ (không bao gồm thời gian chờ kết quả xét nghiệm).
Điều 11. Xử lý y tế đối với người
Đối tượng xử lý y tế:
Có dấu hiệu mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm
A;
Đối tượng không có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;
Đối tượng có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đã hết hiệu lực đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;
này.
Người tiếp xúc với người nhập cảnh thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản
Đối với đối tượng thuộc điểm a khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
Áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền bệnh;
Chuyển đến khu vực cách ly y tế tại cửa khẩu. Việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
Khám và điều trị ban đầu;
Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, khử khuẩn;
đ) Chuyển về cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm để dự phòng và điều trị theo quy định.
Đối tượng quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế áp dụng một hoặc nhiều biện pháp quy định tại điểm a, d khoản 2 Điều này. Sau khi hoàn thành, tổ chức kiểm dịch y tế cấp ngay giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này. Chỉ áp dụng biện pháp tiêm chủng đối với bệnh có vắc xin và đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng.
Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế lập danh sách đầy đủ các thông tin về họ tên, điện thoại, địa chỉ liên lạc để báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định, đồng thời áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
Áp dụng các biện pháp dự phòng;
Tuyên truyền, tư vấn phòng chống dịch bệnh;
Lập phương án theo dõi người tiếp xúc.
Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch và thông báo cho cơ quan phụ trách cửa khẩu để làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho người bị xử lý y tế.
Đối với người chưa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nhưng có yêu cầu cấp mới, cấp lại Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thì người đó phải làm đơn theo Mẫu số 15 Phụ lục kèm theo Nghị định này và chứng minh việc sử dụng vắc xin, biện pháp dự phòng đã áp dụng trước đó còn hiệu lực với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.
Chương III
KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
Điều 12. Đối tượng phải khai báo y tế
Tất cả phương tiện vận tải khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh phải thực hiện khai báo y tế, trừ tàu bay, tàu thuyền đã làm thủ tục kiểm dịch y tế khi nhập cảnh ở cảng đầu tiên sau đó chuyển đến các cảng nội địa khác.
Điều 13. Khai báo y tế với phương tiện vận tải
Đối với tàu bay:
Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp tờ khai chung hàng không theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Nghị định này và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi phương tiện vận tải được phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
Trong trường hợp hành khách hoặc phi hành đoàn trên chuyến bay có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, cơ trưởng hoặc tiếp viên trưởng phải liên lạc ngay với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu bay cất, hạ cánh.
Đối với tàu thuyền:
Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hải theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Nghị định này, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có), giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền theo Mẫu số 10 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) và bản khai chung theo Mẫu số 42 kèm theo Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi tàu thuyền dự kiến nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
Trường hợp hành khách hoặc thuyền viên trên tàu thuyền có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, thuyền trưởng hoặc sĩ quan được ủy quyền trên tàu thuyền phải liên lạc ngay với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu thuyền cập cảng; treo tín hiệu kiểm dịch y tế quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt:
Thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định này và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) trước khi phương tiện qua cửa khẩu.
Điều 14. Thu thập thông tin trước khi phương tiện vận tải qua biên giới
Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin từ các nguồn được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
Thông tin cần thu thập:
Số hiệu hoặc biển số của phương tiện vận tải;
Lộ trình của phương tiện vận tải trước khi nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh;
Thông tin sức khỏe của người đi trên phương tiện vận tải thực hiện theo điểm a, b khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
Các thông tin cần thiết khác.
Điều 15. Xử lý thông tin đối với phương tiện vận tải
Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 16, 17 Nghị định này đối với phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ bao gồm:
Phương tiện vận tải đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;
Phương tiện vận tải chở người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;
Phương tiện vận tải chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Trường hợp phương tiện không có yếu tố nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát phương tiện vận tải trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh gồm các nội dung sau:
Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm xâm nhập lên, xuống phương tiện vận tải;
Giám sát trung gian truyền bệnh, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong quá trình bốc dỡ, tiếp nhận hàng hóa.
Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện phương tiện vận tải có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; thực phẩm, rác thải sinh hoạt không được thu gom, bảo quản, xử lý đúng quy định hoặc các khu vực ăn, ở, kho chứa, nhà vệ sinh không được vệ sinh thường xuyên gây tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào giấy khai báo y tế đối với phương tiện vận tải.
Trường hợp phương tiện vận tải không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch.
Thời gian hoàn thành việc giám sát đối với một phương tiện vận tải không quá
01 giờ đối với phương tiện đường bộ, đường hàng không; 02 giờ đối với phương tiện đường sắt, đường thủy.
Điều 16. Kiểm tra giấy tờ đối với phương tiện vận tải
Đối tượng kiểm tra:
Phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
Phương tiện vận tải có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
Loại giấy tờ kiểm tra:
Đối với tàu bay: tờ khai chung hàng không đối với tàu bay, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có);
Đối với tàu thuyền: giấy khai báo y tế hàng hải, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền, bản khai chung (nếu có) và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có);
Đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt: giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có).
Xử lý kết quả kiểm tra:
Thực hiện kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 17 Nghị định này đối với các phương tiện vận tải thuộc một trong các trường hợp sau: xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; phương tiện vận tải chở người nghi ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; phương tiện vận tải chở hàng hóa nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A; phương tiện vận tải không có giấy chứng nhận miễn hoặc đã xử lý vệ sinh;
Trường hợp phương tiện vận tải không thuộc đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay kết quả kiểm dịch y tế vào giấy khai báo y tế, hàng hóa y tế và phương tiện vận tải (đối với đường bộ, đường sắt) và kết thúc quy trình kiểm dịch.
Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ một phương tiện vận tải không quá 20 phút kể từ khi nhận đủ giấy tờ.
Điều 17. Kiểm tra thực tế đối với phương tiện vận tải
Đối tượng kiểm tra:
Các phương tiện vận tải quy định tại khoản 1, 3 Điều 15 và điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định này.
Nội dung kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế yêu cầu đưa phương tiện vận tải vào khu vực cách ly để thực hiện các nội dung sau:
Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung trên phương tiện vận tải;
Kiểm tra trung gian truyền bệnh truyền nhiễm trên phương tiện vận tải;
Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;
Lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Xử lý kết quả kiểm tra:
Sau khi kiểm tra, nếu phương tiện vận tải bị kiểm tra mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, kiểm dịch viên y tế lập biên bản kiểm tra vệ sinh tàu bay (theo Mẫu số 06) hoặc tàu thuyền (theo Mẫu số 07) Phụ lục kèm theo Nghị định này và chuyển sang xử lý y tế;
Trường hợp phương tiện vận tải không quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, kiểm dịch viên y tế lập biên bản kiểm tra vệ sinh tàu bay (theo Mẫu số 06) hoặc tàu thuyền (theo Mẫu số 07) Phụ lục kèm theo Nghị định này, cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế đối với hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch.
Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế không quá 01 giờ đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường hàng không; 02 giờ đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy. Trường hợp quá thời gian kiểm tra nhưng chưa hoàn thành công tác chuyên môn, nghiệp vụ kiểm dịch y tế. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế biết, thời gian gia hạn không quá 01 giờ.
Điều 18. Xử lý y tế đối với phương tiện vận tải
Đối tượng xử lý y tế:
Các phương tiện vận tải quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định này.
Các biện pháp xử lý y tế:
Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau:
Diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh;
Thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai việc thu gom, xử lý chất thải có khả năng mang tác nhân gây bệnh hoặc có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm;
Khử trùng.
Các biện pháp xử lý y tế đối với người trên phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Các biện pháp xử lý y tế đối với hàng hóa trên phương tiện vận tải được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này hoặc giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch.
lý y tế.
Thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 30 phút sau khi hoàn thành việc xử
Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế theo quy định tại khoản 2 Điều này không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ hoặc một toa tàu hỏa, một tàu bay; không quá 06 giờ đối với cả đoàn tàu hỏa hoặc một tàu thuyền kể từ thời điểm phát hiện ra phương tiện vận tải thuộc diện phải xử lý y tế. Không quá 24 giờ đối với tàu thuyền trong trường hợp phải xử lý y tế bằng hình thức bẫy chuột, đặt mồi, xông hơi diệt chuột. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ hoặc một toa tàu hỏa hoặc một tàu bay; không quá 04 giờ đối với cả đoàn tàu hỏa hoặc một tàu thuyền kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
Trường hợp tổ chức kiểm dịch y tế biên giới được yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế phương tiện vận tải để cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận vệ sinh tàu thuyền, người khai báo y tế phải làm đơn đề nghị theo Mẫu số 15 Phụ lục kèm theo Nghị định này; việc kiểm tra, xử lý y tế thực hiện theo quy định tại Điều 16, 17 Nghị định này và các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
Điều 19. Quy định tín hiệu kiểm dịch y tế cho tàu thuyền khi nhập cảnh
Ban ngày tàu thuyền phải treo tín hiệu bằng cờ:
Treo một cờ chữ “Q” báo hiệu tàu thuyền không có bệnh truyền nhiễm, yêu cầu được kiểm dịch y tế để nhập cảnh, quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục kèm theo Nghị định
này;
Treo hai cờ chữ “Q” báo hiệu tàu thuyền nghi ngờ có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
Treo hai cờ, một cờ chữ “Q” và một cờ chữ “L” báo hiệu tàu thuyền có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Ban đêm tàu thuyền phải treo tín hiệu bằng đèn đỏ và đèn trắng cách nhau 02 mét theo chiều dọc trên cột buồm phía trước:
Một đèn đỏ báo hiệu tàu thuyền yêu cầu được kiểm dịch y tế để nhập cảnh;
Hai đèn đỏ báo hiệu tàu thuyền nghi ngờ có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
Một đèn đỏ và một đèn trắng báo hiệu tàu thuyền có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Trong thời gian tàu thuyền chờ kiểm dịch y tế hoặc đang thực hiện kiểm dịch y tế, người trên tàu thuyền không được lên hoặc xuống; hàng hóa không được bốc dỡ hoặc tiếp nhận. Không áp dụng đối với tàu thuyền đang gặp tai nạn.
Chương IV
KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
Điều 20. Đối tượng phải khai báo y tế đối với hàng hóa
Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh phải được khai báo y tế, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện, hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 21. Khai báo y tế đối với hàng hóa
Đối với hàng hóa vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không: người khai báo y tế khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định này, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hàng hóa được phép nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
Đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy: người khai báo y tế thực hiện khai, nộp bản sao bản khai hàng hóa theo Mẫu số 43 quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ- CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền theo Mẫu số 10 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước
12 giờ kể từ khi hàng hóa dự kiến nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
Điều 22. Thu thập thông tin trước khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới
Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin từ các nguồn được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
Các thông tin cần thu thập:
Thông tin về nơi hàng hóa xuất phát hoặc quá cảnh;
Thông tin về chủng loại, số lượng, bảo quản, đóng gói hàng hóa và phương tiện vận chuyển.
Điều 23. Xử lý thông tin đối với hàng hóa
Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 24, 25 Nghị định này đối với các hàng hóa có yếu tố nguy cơ bao gồm:
Hàng hóa vận chuyển qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;
Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy cơ được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
Hàng hóa có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.
Trường hợp hàng hóa không có yếu tố nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát hàng hóa trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh gồm các nội dung sau:
Đối chiếu giấy khai báo y tế đối với hàng hóa, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện;
Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian gây bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào hàng hóa.
Thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 2 Điều này đối với hàng hóa nhập khẩu chờ làm thủ tục nhập khẩu trước khi chuyển về kho ngoại quan nằm ngoài cửa khẩu.
Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; hàng hóa có tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế thu thập thêm thông tin về
các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng, cần hỗ trợ, đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào Giấy khai báo y tế đối với hàng hóa.
Trường hợp hàng hóa không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 4 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế và kết thúc quy trình kiểm dịch.
Thời gian hoàn thành việc giám sát đối với hàng hóa không quá 01 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 03 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên.
Điều 24. Kiểm tra giấy tờ đối với hàng hóa
Đối tượng kiểm tra:
Hàng hóa có yếu tố nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;
Hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định này.
Loại giấy tờ kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế kiểm tra các loại giấy tờ sau:
Đối với hàng hóa vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không: giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có);
Đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy: bản sao bản khai hàng hóa; giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có).
Xử lý kết quả kiểm tra:
Thực hiện kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 25 Nghị định này đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp: Xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế;
Trường hợp hàng hóa không quy định tại điểm a Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch.
Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ một lô hàng hóa không quá 20 phút.
Điều 25. Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa
Đối tượng kiểm tra:
này.
Hàng hóa quy định tại khoản 1, 4 Điều 23, điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định
Nội dung kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế yêu cầu đưa hàng hóa vào khu vực kiểm tra y tế, thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
Nội dung khai báo với thực tế hàng hóa;
Tình trạng vệ sinh chung;
Trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
Quy định về dụng cụ, bao gói chứa đựng, thông tin ghi trên nhãn; điều kiện vận chuyển;
đ) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;
Lấy mẫu xét nghiệm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Xử lý kết quả kiểm tra:
Sau khi kiểm tra, nếu hàng hóa bị kiểm tra mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc trung gian truyền bệnh truyền nhiễm nhóm A, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế;
Trường hợp hàng hóa không quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận đã kiểm tra y tế theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch;
Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế phải không quá 01 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 03 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên.
Điều 26. Xử lý y tế đối với hàng hóa
Đối tượng xử lý y tế:
Hàng hóa quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 Nghị định này.
Các biện pháp xử lý y tế:
Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau:
Khử trùng, diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất đối với hàng hóa không thể diệt được tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm.
Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế theo quy định tại khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận xử lý y tế đối với hàng hóa, kết thúc quy trình kiểm dịch.
Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế không quá 02 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 06 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 02 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
Trường hợp tổ chức kiểm dịch y tế biên giới được yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế hàng hóa để cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, người khai báo y tế làm đơn đề nghị theo Mẫu số 15 Phụ lục kèm theo Nghị định này; việc kiểm tra, xử lý y tế được thực hiện theo quy định tại các Điều 24, 25 và 26 Nghị định này.
Chương V
KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI THI THỂ, HÀI CỐT, MẪU VI SINH Y HỌC, SẢN PHẨM SINH HỌC, MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
Mục 1. KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI THI THỂ, HÀI CỐT
Điều 27. Đối tượng phải khai báo y tế đối với thi thể, hài cốt Thi thể, hài cốt vận chuyển qua biên giới phải được khai báo y tế. Điều 28. Khai báo y tế đối với thi thể, hài cốt
Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt theo Mẫu số 11 Phụ lục kèm theo Nghị định này, bản chụp giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát (đối với thi thể, hài cốt), giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam theo quy định của Bộ Ngoại giao và giấy tờ chứng minh tử vong (đối với thi thể, hài cốt) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hoàn thành thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Điều 29. Thu thập thông tin
Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin từ giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt theo Mẫu số 11 Phụ lục kèm theo Nghị định này, bản chụp giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát (không áp dụng đối với tro cốt), giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam theo quy định của Bộ Ngoại giao và giấy tờ chứng minh tử vong (không áp dụng đối với tro cốt).
Điều 30. Xử lý thông tin
Không cho phép vận chuyển qua biên giới thi thể, hài cốt do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát tình trạng vệ sinh, điều kiện vận chuyển đối với thi thể, hài cốt.
Điều 31. Kiểm tra giấy tờ đối với thi thể, hài cốt
Đối tượng kiểm tra:
Tất cả các thi thể, hài cốt vận chuyển qua biên giới.
Loại giấy tờ kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế kiểm tra các loại giấy tờ sau:
Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt (bao gồm cả tro cốt);
Giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát;
Giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam;
Giấy tờ chứng minh tử vong (đối với thi thể, hài cốt).
Xử lý kết quả kiểm tra:
Trường hợp thi thể, hài cốt có đủ các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, bảo đảm điều kiện về vệ sinh, vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với thi thể, hài cốt theo Mẫu số 12 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch;
Trường hợp thi thể, hài cốt không có giấy xác nhận đã qua xử lý y tế thì áp dụng biện pháp xử lý y tế theo quy định tại Điều 33 Nghị định này;
Trường hợp thi thể, hài cốt không có một trong các loại giấy tờ quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế đề nghị người khai báo y tế bổ sung.
Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 15 phút kể từ khi nộp đủ các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 32. Kiểm tra thực tế đối với thi thể, hài cốt
Đối tượng kiểm tra:
Tất cả các thi thể, hài cốt vận chuyển qua biên giới.
Nội dung kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế thực hiện các nội dung sau:
Đối chiếu nội dung khai báo y tế với thực tế bảo quản thi thể, hài cốt;
Kiểm tra tình trạng vệ sinh, điều kiện vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Xử lý kết quả kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi thể, hài cốt theo Mẫu số 12 Phụ lục kèm theo Nghị định này; kết thúc quy trình kiểm dịch đối với trường hợp có đủ các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này và bảo đảm điều kiện về vệ sinh, vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Trường hợp thi thể, hài cốt không bảo đảm điều kiện về vệ sinh, vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì áp dụng biện pháp xử lý y tế theo quy định tại Điều 33 Nghị định này;
Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 01 giờ kể từ khi nộp đủ giấy tờ.
Điều 33. Xử lý y tế đối với thi thể, hài cốt
Đối tượng xử lý y tế:
Thi thể, hài cốt được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 31, điểm b khoản 3 Điều 32 Nghị định này.
Các biện pháp xử lý y tế:
Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế:
Thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị có liên quan xử lý y tế theo quy định của pháp luật về mai táng, hỏa táng;
Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với thi thể, hài cốt sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại điểm a khoản này.
Thời gian hoàn thành việc xử lý y tế đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 03 giờ kể từ khi tổ chức kiểm dịch y tế biên giới yêu cầu xử lý y tế. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
Mục 2. KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI MẪU VI SINH Y HỌC, SẢN PHẨM SINH HỌC, MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
Điều 34. Đối tượng phải khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người
Mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua
biên giới phải được khai báo y tế.
Điều 35. Khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người
Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người theo Mẫu số 13 Phụ lục kèm theo Nghị định này cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hoàn thành thủ tục vận chuyển qua biên giới.
Đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người, người khai báo y tế nộp giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hoàn thành thủ tục vận chuyển qua biên giới.
Điều 36. Thu thập thông tin
Kiểm dịch viên y tế thu thập giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người; giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm theo quy định của Bộ Y tế (đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người).
Điều 37. Xử lý thông tin
Không cho phép nhập khẩu đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người chưa có giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm.
Kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát điều kiện bảo quản vận chuyển đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người.
Điều 38. Kiểm tra giấy tờ đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người
Đối tượng kiểm tra:
Tất cả mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới.
Loại giấy tờ kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế kiểm tra các loại giấy tờ sau:
Giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người;
Giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm (đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người).
Xử lý kết quả kiểm tra:
Trường hợp mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người có đủ các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này; bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển thì kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế theo Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch;
Trường hợp mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người không có giấy tờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế đề nghị người khai báo y tế bổ sung.
Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ đối với một lô mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người không quá 15 phút kể từ khi nộp đủ các loại giấy tờ.
Điều 39. Kiểm tra thực tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người
Đối tượng kiểm tra:
Tất cả mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới.
Nội dung kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế thực hiện các nội dung sau:
Đối chiếu nội dung khai báo y tế đối với sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người với thực tế tình trạng vệ sinh;
Đối chiếu nội dung khai báo y tế mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người với tình trạng vệ sinh, điều kiện bảo quản, vận chuyển theo quy định của Bộ Y tế.
Xử lý kết quả kiểm tra
Kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người theo Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch y tế khi có đủ các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định này; đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người phải bảo đảm điều kiện về vệ sinh, bảo quản, vận chuyển theo quy định của Bộ Y tế;
Trường hợp mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người không bảo đảm điều kiện vệ sinh hoặc điều kiện về bảo quản, vận chuyển thì kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế theo quy định tại Điều 40 Nghị định này.
Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế đối với một lô mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học hoặc một mô, một bộ phận cơ thể người không quá 01 giờ kể từ khi nộp đủ giấy tờ.
Điều 40. Xử lý y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người
Đối tượng xử lý y tế:
Các mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 39 Nghị định này.
Các biện pháp xử lý y tế:
Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế:
Yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo quản, vận chuyển theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị định này;
Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại điểm a khoản này.
Thời gian hoàn thành việc xử lý y tế đối với một lô mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học hoặc một mô, một bộ phận cơ thể người không quá 01 giờ kể từ khi tổ chức kiểm dịch y tế biên giới yêu cầu xử lý y tế. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
Chương VI
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI
Điều 41. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cửa khẩu quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế.
Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu gồm:
Địa điểm, trụ sở, phòng làm việc để thực hiện hoạt động hành chính và chuyên môn, kỹ thuật về kiểm dịch y tế;
nhiễm;
Phòng khám sàng lọc, xử lý y tế các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền
Phòng, khu vực cách ly y tế đối với người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và
người đi cùng hoặc tiếp xúc gần. Trường hợp đối tượng phải cách ly y tế vượt quá khả năng tiếp nhận của phòng cách ly y tế hiện có thì phải bố trí khu vực cách ly tạm thời;
Vị trí đặt các trang thiết bị kiểm tra, giám sát, truyền thông phải phù hợp với vị trí của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới trong dây chuyền giám sát, kiểm tra đối tượng phải kiểm dịch y tế tại cửa khẩu;
đ) Khu vực cách ly để kiểm tra, xử lý phương tiện vận tải, hàng hóa;
Các trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc thiết yếu.
Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới; tiêu chuẩn đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu quy định tại Điều này.
Vị trí của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới trong dây chuyền giám sát, kiểm tra đối tượng phải kiểm dịch y tế tại cửa khẩu:
Đối với cửa khẩu đường bộ, vị trí của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;
Đối với cửa khẩu đường thủy, đường hàng không, đường sắt, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới được bố trí đầu tiên trong dây chuyền giám sát, kiểm tra đối tượng phải kiểm dịch y tế.
Điều 42. Con dấu, biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế
Con dấu kiểm dịch y tế:
Dấu kiểm dịch y tế là dấu nghiệp vụ bằng tiếng Anh theo quy định tại Mẫu số 16 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới sử dụng con dấu kiểm dịch y tế để xác nhận kết quả kiểm dịch y tế đối với các biểu mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
Số lượng con dấu kiểm dịch y tế được cấp tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bằng tổng số cửa khẩu thực hiện chức năng kiểm dịch y tế và trụ sở chính của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới;
Người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới chịu trách nhiệm về việc khắc dấu, sử dụng, bảo quản, quản lý con dấu; lập sổ lưu mẫu con dấu theo quy định tại Mẫu số 17 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
đ) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới chỉ được khắc dấu tại các cơ sở sản xuất con dấu có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo quy định hiện hành;
Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải báo cáo Bộ Y tế bằng văn bản sau khi khắc mới, khắc lại, thu hồi, hủy, hủy giá trị sử dụng, mất con dấu;
g) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới khi khắc mới, khắc lại con dấu phải lập hồ sơ lưu, gồm: văn bản gửi cơ sở sản xuất con dấu đề nghị làm mới, làm lại con dấu; giấy giới thiệu người làm thủ tục khắc mới, khắc lại con dấu của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới; bản chụp chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước của người được giới thiệu; văn bản báo cáo Bộ Y tế quy định tại điểm e khoản này.
Biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế, cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới dùng trong hệ thống kiểm dịch y tế biên giới.
Mẫu biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế, cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới áp dụng đối với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới, công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng dài hạn làm việc trong tổ chức kiểm dịch y tế biên giới theo quy định tại Mẫu số 18, 19, 20, 21, 22, 24 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
Tổ chức, cá nhân không thuộc tổ chức kiểm dịch y tế biên giới không sử dụng biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế; cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới tương tự của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Không tẩy xóa, sửa chữa, cho mượn: biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế; cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới để dùng vào mục đích khác;
Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới, công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng dài hạn có trách nhiệm bảo quản, sử dụng biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế; cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới khi được cấp phát, trang bị. Trường hợp để mất, hư hỏng phải báo cáo ngay với cơ quan chủ quản;
đ) Mỗi công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng dài hạn làm việc tại tổ chức kiểm dịch y tế biên giới được cấp: trong thời hạn 01 năm gồm quần áo mùa Đông 02 bộ, quần áo mùa Hè 02 bộ, thắt lưng 01 chiếc, áo đi mưa 01 chiếc, giầy da 01 đôi, tất 02 đôi, ca vát 02 chiếc, quần áo blouse 02 bộ; trong thời hạn 02 năm gồm: áo măng tô 01 chiếc, cặp đựng tài liệu 01 chiếc; trong thời hạn 05 năm gồm: 01 bộ phù hiệu, 01 biển hiệu;
Công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng dài hạn khi nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển công tác, thôi việc, hết thời hạn hợp đồng phải nộp lại biển hiệu, thẻ kiểm dịch viên y tế cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới chủ quản; đối với trang phục được cấp chưa hết niên hạn thì không thu hồi, trường hợp hết thời hạn mà chưa được cấp thì không được cấp;
Kinh phí mua, in, làm biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế, cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới dùng trong hệ thống kiểm dịch y tế biên giới được chi trong dự toán chi ngân sách hàng năm của đơn vị do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành;
Thẻ kiểm dịch viên y tế do Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cấp có giá trị trong thời hạn 05 năm;
Người làm công tác kiểm dịch y tế chỉ được cấp thẻ kiểm dịch viên y tế sau khi hoàn thành ít nhất một lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, các quy định pháp luật về kiểm dịch y tế biên giới do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế hoặc các đơn vị được Bộ Y tế ủy quyền, giao nhiệm vụ tổ chức và theo đề nghị cấp thẻ của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới đang trực tiếp quản lý.
Điều 43. Kinh phí cho hoạt động kiểm dịch y tế biên giới
Nguồn kinh phí cho các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới:
Ngân sách nhà nước;
Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho:
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo quy định;
Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, kiểm tra, thanh tra hoạt động kiểm dịch y tế biên giới; đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt động kiểm dịch y tế biên giới.
Chương VII
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 44. Trách nhiệm của các bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cửa khẩu
Bộ Y tế có trách nhiệm:
Chỉ đạo, tổ chức triển khai việc kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của pháp luật trên phạm vi toàn quốc;
Quyết định việc áp dụng khai báo y tế, chấm dứt khai báo y tế đối với người; chỉ đạo, triển khai việc thực hiện khai báo y tế đối với người trên phạm vi toàn quốc;
Hướng dẫn việc thông tin, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế biên giới.
Các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình; phối hợp với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thực hiện các nội dung liên quan về kiểm dịch y tế biên giới theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cửa khẩu có trách nhiệm:
Chỉ đạo các đơn vị liên quan trên địa bàn phối hợp với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thực hiện việc kiểm dịch y tế biên giới theo quy định tại Nghị định này;
động.
Bảo đảm các điều kiện cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới triển khai hoạt
Điều 45. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu
Trưởng Ban quản lý cửa khẩu, giám đốc cảng vụ, trưởng ga hoặc người đứng đầu đơn vị được giao phụ trách quản lý cơ sở vật chất tại cửa khẩu có trách nhiệm bố trí, bảo đảm về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 41 Nghị định này.
Cơ quan hải quan; cơ quan kiểm dịch động, thực vật có trách nhiệm thực hiện các nội dung liên quan về kiểm dịch y tế biên giới theo đề nghị của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới khi kiểm tra thực tế đối với hàng hóa là động vật, thực vật, thực phẩm và các loại hàng hóa khác bị nghi ngờ hoặc được xác định mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Cơ quan biên phòng, công an, cảng vụ, hải quan chỉ được làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh đối với người và phương tiện vận tải; nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh đối với hàng hóa; vận chuyển qua biên giới đối với thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người sau khi có xác nhận đã hoàn thành việc kiểm dịch y tế của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới theo quy định tại Nghị định này.
Các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu có trách nhiệm phối hợp với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trong công tác phòng chống dịch bệnh.
y tế
Điều 46. Trách nhiệm của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới và kiểm dịch viên
Trách nhiệm của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới:
Đầu mối tổ chức, thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo quy định tại Nghị định này;
Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các nội dung phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong cửa khẩu;
Có trách nhiệm phối hợp thực hiện kiểm dịch y tế đối với hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi có yêu cầu của cơ quan kiểm dịch động vật;
Phối hợp với cơ quan chức năng về an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giám sát, kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong cửa khẩu;
đ) Giám sát việc loại bỏ chất thải, nước thải có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm từ phương tiện vận tải và các chất bị ô nhiễm khác trong cửa khẩu.
Trách nhiệm của kiểm dịch viên y tế:
Thực hiện hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo quy định tại Nghị định này;
Mang sắc phục, phù hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch viên y tế quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
Vào những nơi có đối tượng phải kiểm dịch y tế tại cửa khẩu và tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm an ninh, quốc phòng tại cửa khẩu;
Xác nhận kết quả kiểm dịch y tế và sử dụng con dấu kiểm dịch y tế theo quy định tại Điều 42 Nghị định này.
Điều 47. Trách nhiệm của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chủ phương tiện vận tải và chủ hàng
Chủ động khai báo về tình trạng sức khỏe bất thường với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới nơi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
Thực hiện khai báo đầy đủ, chịu trách nhiệm về nội dung khai báo y tế quy định tại Nghị định này; không được làm, sử dụng tờ khai y tế giả mạo.
Chấp hành việc kiểm tra y tế, xử lý y tế của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới quy định tại Nghị định này.
Chi trả giá dịch vụ kiểm dịch y tế theo quy định hiện hành.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 48. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 8 năm 2018.
Nghị định số 103/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 49. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán Nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
Ngân hàng Chính sách Xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
Lưu: Văn thư, KGVX (2). XH