Open navigation

Thông tư 11/2019/TT-BTC Sửa đổi Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá


BỘ TÀI CHÍNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 11/2019/TT-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2019


THÔNG TƯ


SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 204/2014/TT-BTC NGÀY 23/12/2014 CỦA BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH THẨM ĐỊNH GIÁ


Căn cứ Luật giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;


Căn cứ Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá;


Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;


Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;


Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá;


Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 204/2014/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.


Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 204/2014/TT-BTC ngày 23/12/2014 của Bộ Tài chính quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá như sau:


1. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:


“Điều 8. Trình tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng


  1. Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc trước ngày mở khóa học/ lớp học (tính theo dấu công văn đến), đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phải gửi cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) văn bản thông báo mở khóa học/ lớp học kèm theo các tài liệu và thông tin sau:


    1. Quyết định mở khóa học/ lớp học của Thủ trưởng đơn vị;



      này;

    2. Danh sách giảng viên theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư

    3. Danh sách Ban quản lý khóa học/ lớp học;


    4. Nội dung, chương trình, tài liệu và lịch học của khóa học/ lớp học;


  2. Riêng đối với bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (cập nhật kiến thức) về thẩm định giá thì chậm nhất 5 (năm) ngày làm việc trước ngày mở khóa học/ lớp học đầu tiên của năm, đơn vị tổ chức bồi dưỡng phải gửi cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) tài liệu cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Thông tư này.


  3. Kết thúc mỗi khóa học/ lớp học, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá của học viên vào Phiếu đánh giá chất lượng khóa học (bao gồm cả lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá) theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.


  4. Chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa học/ lớp học (tính theo dấu bưu điện hoặc theo dấu công văn đến của Bộ Tài chính), đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phải gửi cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, kèm theo các tài liệu sau:


    1. Quyết định công nhận kết quả đạt yêu cầu khóa học/ lớp học;


    2. Danh sách học viên đạt yêu cầu khóa học/ lớp học và được cấp Chứng chỉ, Giấy chứng nhận theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.


  5. Định kỳ hàng năm, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng gửi báo cáo tình hình hoạt động trong năm và phương hướng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của năm tiếp theo về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) theo Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 của năm liền kề sau năm báo cáo.”


  1. Khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:


    “2. Thời lượng tối thiểu cho một khóa đào tạo được quy định là 156 giờ, chưa bao gồm thời gian ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập quy định tại Điều 14 Thông tư này. Một giờ được tính là 55 phút học và 5 phút nghỉ giải lao.




    Tên chuyên đề

    Số giờ học tối thiểu

    A.

    PHẦN KIẾN THỨC CHUNG


    - Chuyên đề 1

    Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực giá và thẩm định giá

    24

    - Chuyên đề 2

    Nguyên lý hình thành giá cả thị trường

    20

    - Chuyên đề 3

    Nguyên lý căn bản về thẩm định giá

    20

    B.

    PHẦN KIẾN THỨC NGHIỆP VỤ


    - Chuyên đề 4

    Thẩm định giá bất động sản

    24


    - Chuyên đề 5

    Thẩm định giá máy, thiết bị

    24

    - Chuyên đề 6

    Thẩm định giá doanh nghiệp

    24

    - Chuyên đề 7

    Thẩm định giá tài sản vô hình

    20


    TỔNG CỘNG PHẦN A VÀ B

    156

  2. Khoản 2 và khoản 3 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Thời lượng tối thiểu cho một khóa bồi dưỡng được quy định là 40 giờ, chưa bao gồm thời gian ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập quy định tại Điều 20 Thông tư này. Một giờ được tính là 55 phút học và 5 phút nghỉ giải lao.




Tên chuyên đề

Số giờ học tối thiểu

A.

PHẦN KIẾN THỨC CHUNG



- Chuyên đề 1

Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực giá và thẩm định giá, hoạt động thẩm định giá nhà nước


6


- Chuyên đề 2

Nguyên lý hình thành giá cả thị trường và Nguyên lý căn bản về thẩm định giá


6

B.

PHẦN KIẾN THỨC NGHIỆP VỤ


- Chuyên đề 3

Thẩm định giá bất động sản

8

- Chuyên đề 4

Thẩm định giá máy, thiết bị

8

- Chuyên đề 5

Thẩm định giá doanh nghiệp

8

- Chuyên đề 6

Thẩm định giá tài sản vô hình

4


TỔNG CỘNG PHẦN A VÀ B

40

  1. Một lớp học của khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá tối đa không quá 150 học viên.”

  2. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung; như sau:


“Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá (sau đây gọi là cập nhật kiến thức về thẩm định giá) cho các đối tượng sau:


  1. Thẩm định viên về giá hành nghề;


  2. Người có Thẻ thẩm định viên về giá nhưng không đăng ký hành nghề trong thời gian 12 tháng tính từ ngày được cấp Thẻ thẩm định viên về giá;


  3. Thẩm định viên về giá đã chấm dứt đăng ký hành nghề quá 12 tháng tính đến ngày đăng ký hành nghề tiếp theo;

  4. Các đối tượng khác có nhu cầu.”


  5. Khoản 4 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:


    “4. Thời gian cập nhật kiến thức tối thiểu hàng năm của một thẩm định viên là 20 giờ/năm. Thời gian cập nhật kiến thức của năm trước liền kề là điều kiện để xem xét đăng ký hành nghề cho năm sau.”


  6. Khoản 1 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:


    “1. Việc cập nhật kiến thức về thẩm định giá được tổ chức thành nhiều lớp trong một năm. Mỗi lớp được tổ chức tập trung một kỳ liên tục và phải đảm bảo đủ thời gian, nội dung và tài liệu theo các quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 24 Thông tư này. Mỗi lớp cập nhật kiến thức không quá 150 học viên.”


  7. Khoản 3 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:


“3. Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức về thẩm định giá là một trong những điều kiện để thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức về thẩm định giá đến hết ngày 31/12 năm sau liền kề.


Trường hợp thẩm định viên về giá hành nghề tham dự Hội nghị chính thức Hiệp hội các thẩm định viên về giá ASEAN (AVA) mà trong chương trình Hội nghị có nội dung Hội thảo chuyên đề về thẩm định giá thì Giấy chứng nhận tham dự Hội nghị là tài liệu thay thế Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức về thẩm định giá khi đăng ký hành nghề thẩm định giá.”


Điều 2.


  1. Thay thế khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Thông tư số 204/2014/TT-BTC ngày 23/12/2014 như sau: “2. Tài liệu phải được gửi cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) kèm theo thông báo mở lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá đầu tiên trong năm dương lịch theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này để Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh nội dung (nếu cần thiết).”


  2. Thay thế Phụ lục số 01/ĐTBD: Danh sách học viên và giảng viên của Thông tư số 204/2014/TT-BTC ngày 23/12/2014 bằng Phụ lục số 01/ĐTBD kèm theo Thông tư này.


  3. Bãi bỏ khoản 5 và khoản 6 Điều 25 của Thông tư số 204/2014/TT-BTC ngày 23/12/2014.


  4. Bãi bỏ điểm c, điểm e và điểm g khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 204/2014/TT-BTC ngày 23/12/2014.

Điều 3. Quy định chuyển tiếp


Đối với các khóa học/ lớp học đã tổ chức trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng đến ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn tiếp diễn thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 204/2014/TT-BTC cho đến khi hoàn thành khóa học/ lớp học.


Điều 4. Điều khoản thi hành


  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2019.


  2. Cục trưởng Cục Quản lý giá, Chánh Văn phòng Bộ, người đứng đầu Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.


  3. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) để xem xét, giải quyết./.



Nơi nhận:

  • Văn phòng Trung ương Đảng

  • Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

  • Văn phòng Chính phủ;

  • Văn phòng Tổng bí thư;

  • Văn phòng Quốc hội;

  • Văn phòng Chủ tịch nước;

  • Các bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;

  • Tòa án nhân dân tối cao;

  • Viện kiểm sát nhân dân;

  • Kiểm toán nhà nước;

  • Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

  • HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

  • Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

  • Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

  • Website Chính phủ;

  • Công báo;

  • Phòng Thương mại về Công nghiệp Việc Nam;

  • Hội thẩm định giá Việt Nam;

  • Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

  • Website Bộ Tài chính;

  • Lưu: VT, QLG (400b).


KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG


Trần Văn Hiếu

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.