Open navigation

Công văn 4791/HDLS/BHXH-GDĐT ngày 23/08/2022 Thực hiện bảo hiểm y tế học sinh sinh viên năm học 2022-2023

LIÊN TỊCH
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
BẢO HIỂM XÃ HỘI 
TP. HỒ CHÍ MINH
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4791/HDLS/BHXH-GDĐT

TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 08 năm 2022

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH, SINH VIÊN NĂM HỌC 2022-2023

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

Căn cứ Thông tư số 30/2020/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Y tế định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế;

Căn cứ Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Căn cứ Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định Quản lý thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam; Quyết định số 688/BHXH-QĐ ngày 12 tháng 7 năm 2021 của Bảo hiểm xã hội Việc Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Căn cứ Công văn số 3215/UBND-VX ngày 30 tháng 09 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường thực hiện công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2021-2022;

Căn cứ Công văn số 1046/BHXH-CSYT ngày 31 tháng 03 năm 2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) để mua thuốc sát trùng và xà phòng chống dịch Covid-19;

Căn cứ Công văn số 59/BHXH-TCKT ngày 07 tháng 01 năm 2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn trích, chuyển, quyết toán kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP;

Căn cứ Công văn số 1388/UBND-VX ngày 05/05/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc triển khai cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID- Bảo hiểm xã hội số trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Công văn số 1147/BHXH-TST ngày 04/5/2022 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc kê khai số ĐDCN/CCCD khi nộp hồ sơ tham gia BHXH, BHYT;

Sở Giáo dục và Đào tạo - Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh hướng dẫn thực hiện công tác thu bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2022-2023 tại các trường học trên địa bàn Thành phố như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA, MỨC ĐÓNG, PHƯƠNG THỨC ĐÓNG BHYT

1. Đối tượng tham gia

Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trừ những em đã tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng khác theo quy định của Luật BHYT và những HSSV là người nước ngoài không được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

Lưu ý: HSSV đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân tham gia đóng BHYT tại trường đang theo học, không tham gia BHYT hộ gia đình.

2. Mức đóng BHYT HSSV: bằng 4,5% mức lương cơ sở (x) số tháng tương ứng thời hạn sử dụng của thẻ BHYT (x) 70% (Mức lương cơ sở từ 01/07/2019 là 1.490.000 đồng).

Đơn vị tính: đồng

Phương thức

HSSV đóng 70%

Ngân sách nhà nước hỗ tr 30%

Tổng mức đóng BHYT

3 tháng

140.805

60.345

201.150

6 tháng

281.610

120.690

402.300

9 tháng

422.415

181.035

603.450

12 tháng

563.220

241.380

804.600

Đối với trường hợp HSSV năm đầu cấp hoặc đã tham gia BHYT gián đoạn trong năm học trước thì tham gia BHYT ngay từ đầu năm học.

Khi Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở, tỷ lệ đóng BHYT, người tham gia và Ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT.

3. Phương thức đóng

HSSV đóng tại nhà trường nơi đang theo học. Nhà trường có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT, tổ chức thu tiền đóng BHYT HSSV, chuyển nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH). Khi nhận đủ hồ sơ và số tiền đóng đã chuyển vào tài khoản cơ quan BHXH, cơ quan BHXH có trách nhiệm phát hành và chuyển giao thẻ kịp thời cho nhà trường để phát cho HSSV.

HSSV có thể đăng ký theo các phương thức đóng: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Trường hợp tham gia phương thức 3 tháng, 6 tháng khi thẻ sắp hết hạn Nhà trường đôn đốc HSSV tiếp tục đăng ký tham gia để thẻ có giá trị liên tục đến hết năm tài chính.

Trường hợp HSSV có thẻ BHYT hết hạn sử dụng rơi vào các tháng còn lại trong năm 2022 hoặc chưa tham gia BHYT trước đó, thì nhà trường có trách nhiệm lập danh sách mua thẻ BHYT cho HSSV những tháng còn lại cho đến 31/12/2022 và thực hiện theo phương thức nêu trên cho cả năm 2023.

Đối với HSSV thuộc diện hộ gia đình cận nghèo, theo quy định phải tham gia BHYT tại địa phương (Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70%). Nếu chưa tham gia BHYT ở địa phương thì tham gia BHYT HSSV tại trường. Nếu sau đó được cấp thẻ theo đối tượng khác thì sẽ được hoàn trả theo quy định (thoái trả tiền đã đóng từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng).

HSSV có thẻ BHYT thuộc nhóm đối tượng khác (thân nhân Công an; Quân đội; Ban cơ yếu; Nghèo; Cận nghèo...) nếu hết giá trị sử dụng thẻ BHYT và không tiếp tục tham gia theo nhóm đối tượng khác, thì tiếp tục tham gia theo nhóm HSSV ngay từ tháng tiếp theo tại trường đang theo học đến hết thời hạn chung của nhà trường.

4. Thời hạn sử dụng thẻ BHYT

Căn cứ Khoản 7, Điều 13 của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ, thẻ BHYT HSSV có giá trị sử dụng như sau:

4.1. Giá trị sử dụng của thẻ BHYT tương ứng số tiền đóng BHYT theo quy định:

Trường hợp tham gia BHYT liên tục thì thẻ BHYT có giá trị từ ngày 01 của tháng liền kề tháng thẻ BHYT cũ hết giá trị sử dụng. Trường hợp tham gia không liên tục hoặc gián đoạn không quá 3 tháng thì thẻ BHYT chỉ có giá trị từ ngày 01 của tháng đóng tiền.

Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục quá 3 tháng trong năm tài chính, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng liền kề tháng đóng tiền.

4.2. Giá trị thẻ BHYT được cấp hàng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:

- Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học hoặc ngày 01/11 hoặc 01/12 tháng liền kề tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi;

- Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.

4.3. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng.

4.4. Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

5. Hồ sơ thủ tục khi tham gia BHYT bắt buộc:

- Đối với trường hợp chưa có mã số: nhà trường cung cấp Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mu TK1-TS); Phụ lục thành viên hộ gia đình; Giấy khai sinh; CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác; Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mu D03-TS). Trường hợp HSSV chưa có mã số BHXH, nếu không cung cấp đầy đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ thông báo trả hồ sơ về để nhà trường bổ sung.

- Đối với trường hợp đã có mã số BHXH: căn cứ Mu TK1-TS do HSSV kê khai, nhà trường lập Mu D03-TS ghi đầy đủ mã số BHXH.

- Khi lập danh sách mẫu D03-TS nhà trường lập thành 02 danh sách riêng: danh sách đã có mã số BHXH và danh sách chưa có mã số BHXH.

II. PHẠM VI, QUYỀN LỢI BHYT

1. Phạm vi BHYT HSSV bao gồm: Chăm sóc sức khỏe ban đầu - Khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú - nội trú - tai nạn giao thông.

2. Quyền lợi của HSSV khi tham gia BHYT: Theo quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

- HSSV được đăng ký khám chữa bệnh ban đu tại các Bệnh viện tuyến quận, huyện và tương đương; các Bệnh viện đa khoa tuyến Tỉnh và tương đương theo danh sách của cơ quan BHXH cung cấp cho nhà trường và trên trang web: http://bhxhtphcm.gov.vn/

- Mức hưởng BHYT: căn cứ vào Điều 22 của Luật BHYT; Điều 14 Chương IV Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

3. Trích, sử dụng và quyết toán kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu BHYT HSSV

3.1. Tỷ lệ được trích

Thực hiện quy định tại Điều 33 Chương VIII Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 thì số tiền trích để lại cho cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 5% số thu bảo hiểm y tế tính trên tổng số trẻ em dưới 6 tuổi (đang theo học tại cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập) hoặc học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục.

3.2. Điều kiện được trích chuyển kinh phí ban đầu cho các cơ sở giáo dục:

Căn cứ quy định tại Điều 34 Chương VIII Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 quy định cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định này (trừ cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 19 Nghị định này) được cấp kinh phí từ quỹ Bảo hiểm y tế để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có ít nhất một người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu;

- Có phòng y tế hoặc phòng làm việc riêng để thực hiện việc sơ cấp cứu, xử trí ban đu cho các đối tượng do cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập, làm việc tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Đã đóng đủ tiền BHYT trong kỳ (ngoại trừ các cơ sở giáo dục mầm non).

3.3. Cấp kinh phí

Định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chuyển số tiền quy định tại điểm này cho cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tổng hợp vào quyết toán quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

3.4. Nội dung chi chăm sóc sức khỏe ban đầu

- Chi mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho trẻ em, học sinh, sinh viên, các đối tượng do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý khi bị tai nạn thương tích hoặc các trường hợp bệnh thông thường trong thời gian học, làm việc tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế thông thường phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tủ tài liệu quản lý hồ sơ sức khỏe tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Chi mua văn phòng phẩm phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Chi mua nước sát khuẩn, xà phòng, khẩu trang... phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

3.5. Thanh toán, quyết toán kinh phí

- Đối với cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện hạch toán các khoản chi khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu vào chi phí thực hiện công tác y tế tại cơ sở và quyết toán với đơn vị quản lý cấp trên theo quy định hiện hành.

- Đối với cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập thực hiện hạch toán các khoản chi khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu vào chi phí của cơ sở và quyết toán với đơn vị cấp trên (nếu có).

- Cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp được cấp kinh phí chi cho khám bệnh, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định tại Nghị định này có trách nhiệm sử dụng cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, không được sử dụng vào các mục đích khác; số kinh phí được cấp đến cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục sử dụng, không phải quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chuyển tiền CSSKBĐ phát sinh trong năm tài chính chậm nhất ngày 31/01 năm sau. Nếu nhà trường không nộp hồ sơ điều kiện theo thời gian quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội thì sẽ không được chuyển kinh phí CSSKBĐ.

3.6. Hồ sơ gồm: Trước ngày 31/10 hàng năm nộp các hồ sơ sau theo phiếu giao nhận hồ sơ 666:

- Bằng cấp bác sĩ, lương y, cử nhân y tế, y sĩ của nhân viên y tế (bản sao).

- Chứng chỉ/ Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của nhân viên y tế (bản sao).

- Bản đề nghị trích chuyển kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu (Mu số 01a/BHYT).

- Danh sách học sinh, sinh viên tham gia BHYT theo nhóm đối tượng khác (Mu số 02/BHYT).

- Quyết định thành lập phòng y tế hoặc phòng làm việc riêng để thực hiện việc sơ cấp cứu, xử trí ban đầu (theo điều kiện được trích chuyển kinh phí ban đầu tại mục 3.2).

+ Mu số 02/BHYT: Đối với HSSV có thẻ BHYT bắt buộc thuộc nhóm đối tượng khác: thân nhân của các đối tượng theo quy định pháp luật (Sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân, Cơ yếu, HSSV thuộc hộ nghèo, cận nghèo,...) đã được cấp thẻ BHYT bắt buộc theo quy định của Chính phủ, nhà trường lập danh sách riêng theo dõi và tính chung vào tỷ lệ tham gia của nhà trường để được cấp kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu. Để việc cấp kinh phí được nhanh chóng thì nhà trường ghi đầy đủ thông tin vào mẫu biểu.

+ Trường hợp đến 31/10 hàng năm nhà trường chưa tập hợp xong Mu số 02/BHYT thì nhà trường có thể nộp bổ sung cùng kỳ với đợt nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ của nhà trường.

4. Mức thù lao thu BHYT HSSV và thủ tục thanh toán

Kinh phí chi thù lao tính bằng 1.8% trên tổng số tiền mua thẻ BHYT do HSSV đóng. Việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí này do Thủ trưởng đơn vị trường học quyết định.

Nhà trường lập Giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại lý thu mẫu C66a-HD (ban hành theo thông tư 102/2018/TT-BTC) nộp cho cơ quan BHXH theo từng đợt phát hành thẻ hoặc chậm nhất tổng hợp các đợt phát hành thẻ trong tháng.

Cơ quan BHXH chuyển kinh phí chi thù lao cho nhà trường theo từng đợt thu hoặc chậm nhất hàng tháng căn cứ số tiền do nhà trường đề nghị trên cơ sở số thực thu của nhà trường.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện tập trung các giải pháp đồng bộ, chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trường học thực hiện, đảm bảo đến hết năm 2022 có 100% HSSV tham gia BHYT.

- Lập danh sách các trường học có tỷ lệ tham gia BHYT thấp để phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan đôn đốc, theo dõi thực hiện; Cung cấp cho BHXH Thành phố danh sách tổng học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.

- Chủ trì, đôn đốc các đơn vị trường học thực hiện chỉ đạo theo Công văn số 1388/UBND-VX ngày 05/5/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc triển khai cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID- Bảo hiểm xã hội số trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

2. Trách nhiệm Cơ quan BHXH

- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trường học trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện hướng dẫn BHYT HSSV theo đúng thời gian và quy định của Luật BHYT; tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHYT tại các trường.

- Chủ động tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố những giải pháp phù hợp, hiệu quả để thực hiện tốt công tác BHYT HSSV trên địa bàn.

- Tiếp nhận hồ sơ tham gia, thẩm định hồ sơ, xử lý dữ liệu... và cấp thẻ BHYT đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

- Tuyên truyền sâu rộng chính sách BHYT HSSV, nâng cao chất lượng và phương thức tuyên truyền, vận động mọi người dân nhất là phụ huynh, HSSV tự giác tham gia BHYT.

- Chuyển kinh phí 5% kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu và 1.8% thù lao cho công tác thu BHYT HSSV vào tài khoản của nhà trường theo quy định.

- Phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo và nhà trường rà soát danh sách HSSV tham gia BHYT; phối hợp với nhà trường cấp thẻ học sinh cho các em học sinh dưới 14 tuổi chưa được cấp thẻ CCCD.

- Tuyên truyền, phổ biến và yêu cầu toàn bộ HSSV của trường cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID trong việc tra cứu quá trình tham gia BHXH, BHYT, sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để khám chữa bệnh BHYT.

3. Trách nhiệm của Nhà trường

- Quán triệt công tác BHYT đến thầy, cô và HSSV đang theo học tại trường.

- Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng tính nhân văn, tính cộng đồng của chính sách BHYT, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi khi tham gia BHYT của học sinh, sinh viên theo quy định của Luật BHYT; phát tờ rơi, thư ngỏ do cơ quan BHXH cung cấp đến từng phụ huynh. Xác định việc tổ chức thu BHYT học sinh là trách nhiệm của nhà trường, đảm bảo các trường có 100% học sinh tham gia BHYT.

- Phối hợp với cơ quan BHXH tổ chức triển khai thực hiện theo hướng dẫn này đúng tiến độ thời gian, chất lượng và hiệu quả. Các trường thành lập bộ phận thu BHYT HSSV để tổ chức thu tiền và lập danh sách HSSV tham gia BHYT chuyển về cho cơ quan BHXH đúng với thời gian quy định. Xem chỉ tiêu tham gia BHYT HSSV là một chỉ tiêu đánh giá thi đua hàng năm của Nhà trường.

- Thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử (theo mẫu từ BHXH thành phố) nhằm giảm thời gian đi lại và phòng chống dịch Covid-19, đồng thời đảm bảo dữ liệu thu BHYT chính xác để cấp thẻ BHYT kịp thời cho HSSV.

- Phối hợp với cơ quan BHXH lập danh sách (kèm file dữ liệu) đối với các em học sinh dưới 14 tuổi chưa được cấp CCCD (kể cả những em đã được cấp thẻ BHYT theo các nhóm đối tượng khác theo Luật BHYT), để cơ quan BHXH in thẻ học sinh chuyển lại cho nhà trường dán ảnh và đóng dấu giáp lai. Khi đi khám bệnh xuất trình thẻ BHYT và thẻ học sinh có dán ảnh để được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định.

- Phối hợp với cơ quan BHXH tổ chức triển khai thực hiện cài đặt ứng dụng VssID đến các em HSSV; Giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền vận động và yêu cầu các em cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID.

Nhằm thực hiện tốt Luật Bảo hiểm y tế, đề nghị Hiệu trưởng các trường, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc BHXH các quận, huyện, TP. Thủ Đức tổ chức triển khai thực hiện để đảm bảo 100% HSSV tham gia BHYT theo quy định của pháp luật và kế hoạch triển khai Luật Bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố của Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh./.

KT. GIÁM ĐỐC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÓ GIÁM ĐỐC




Dương Trí Dũng

GIÁM ĐỐC
BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM





Phan Văn Mến

 

Nơi nhận:
- BHXH Việt Nam; UBND TP. HCM (để báo cáo);
 - Sở Y T
ế; Sở Tài chính (để phối hợp);
- Các trường học trên địa bàn thành phố;
- Các phòng chức năng Sở GD&ĐT; BHXH TP.HCM;
- Phòng GD&ĐT, BHXH quận, huyện, TP. Thủ Đức;
- Đăng tải trên Website BHXH TP.HCM và Sở GD&ĐT;
 - Lưu: VT BHXHTP, P.QLT (MP), VPSGDĐT, P.CTTT.

 

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.