BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1138/BCT-PC V/v khảo sát về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương tại địa phương | Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2023 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện nhiệm vụ “hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2018, Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và và Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 của Bộ Công Thương tại Quyết định số 204/QĐ-BCT ngày 09 tháng 02 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Công Thương tổ chức “Khảo sát, đánh giá về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương” để đánh giá thực trạng, khó khăn, vướng mắc và các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc quản lý ngành, Bộ Công Thương đề nghị Cơ quan được khảo sát phối hợp, hỗ trợ như sau:
1. Trả lời Phiếu khảo sát và thông tin về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương theo nội dung hướng dẫn tại Phụ lục 1 gửi kèm theo Công văn này.
Báo cáo cung cấp thông tin và Phiếu khảo sát sau khi được trả lời, đề nghị gửi về Bộ Công Thương (Vụ Pháp chế) số 54 Hai Bà Trưng - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội hoặc Email: VPC@moit.gov.vn trước ngày 31 tháng 03 năm 2023.
2. Đối với các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bộ Công Thương sẽ khảo sát trực tiếp tại địa phương (Kế hoạch khảo sát tại Phụ lục 2), đề nghị cung cấp thông tin trong quá trình làm việc với Đoàn khảo sát của Bộ Công Thương.
Liên hệ Bộ Công Thương: Bà Nguyễn Ngọc Anh - Cán bộ theo dõi công tác Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp - Vụ Pháp chế (ĐT: 02422202584 - 0914819666; Email: AnhNN@moit.gov.vn)./.
Trân trọng./.
| TL. BỘ TRƯỞNG
|
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG KHẢO SÁT ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Công văn số 1138 ngày 06 tháng 3 năm 2023 của Bộ Công Thương)
a) Tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương tại địa phương.
b) Tình hình tổ chức thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Tình hình bố trí kinh phí và nguồn lực thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương;
- Tình hình một số hoạt động hỗ trợ cụ thể trong lĩnh vực Công Thương: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về công nghệ, thông tin, tư vấn; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
c) Tình hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương theo Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên một số hoạt động:
- Hoạt động cung cấp thông tin pháp lý, bao gồm thông tin pháp luật trong nước, thông tin pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế, cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của địa phương liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa (nếu có);
- Hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật, bao gồm bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho mạng lưới tư vấn viên pháp luật;
- Hoạt động tư vấn pháp luật, bao gồm đối thoại, giải quyết các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp và các hoạt động tư vấn pháp luật khác.
d) Các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương.
đ) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, Nghị định số 55/2019/NĐ-CP.
e) Đề xuất về sửa đổi, bổ sung quy định hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới? Đề xuất về việc hỗ trợ thực thi quy định pháp luật tại địa phương đối với Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ tư pháp.
PHỤ LỤC 2
KẾ HOẠCH KHẢO SÁT TẠI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Công văn số 1138 ngày 06 tháng 3 năm 2023 của Bộ Công Thương)
A. MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG
Tỉnh | Thời gian | Địa điểm | Thành phần |
Hưng Yên | S: 9:00 Ngày 15/3/2023 | Sở Công Thương | (1) Đoàn khảo sát của Bộ Công Thương; (2) Sở Công Thương; (3) Đại diện: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; (4) Đại diện 05 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên. |
Hải Phòng | S: 09:00 Ngày 16/3/2023 | Sở Công Thương | (1) Đoàn khảo sát của Bộ Công Thương; (2) Sở Công Thương; (3) Đại diện: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; (4) Đại diện 05 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hải Phòng. |
Hải Dương | S: 09:00 Ngày 17/3/2023 | Sở Công Thương | (1) Đoàn khảo sát của Bộ Công Thương; (2) Sở Công Thương; (3) Đại diện: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; (4) Đại diện 05 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương. |
Bắc Giang | S: 09:00 Ngày 22/3/2023 | Sở Công Thương | (1) Đoàn khảo sát của Bộ Công Thương; (2) Sở Công Thương; (3) Đại diện: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; (3) Đại diện 05 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang. |
Thanh Hóa | S: 09:00 Ngày 23/3/2023 | Sở Công Thương | (1) Đoàn khảo sát của Bộ Công Thương; (2) Sở Công Thương; (3) Đại diện: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; (3) Đại diện các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa. |
B. MIỀN NAM
Tỉnh | Thời gian | Địa điểm | Thành phần |
Tây Ninh | S: 9:00 Ngày 28/3/2023 | Sở Công Thương | (1) Đoàn khảo sát của Bộ Công Thương; (2) Sở Công Thương; (3) Đại diện: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; (4) Đại diện 05 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh. |
Bình Dương | S: 09:00 Ngày 29/3/2023 | Sở Công Thương | (1) Đoàn khảo sát của Bộ Công Thương; (2) Sở Công Thương; (3) Đại diện: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; (4) Đại diện 05 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; Liên đoàn doanh nghiệp tỉnh Bình Dương. |
Bình Phước | S: 09:00 Ngày 30/3/2023 | Sở Công Thương | (1) Đoàn khảo sát của Bộ Công Thương; (2) Sở Công Thương; (3) Đại diện: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; (4) Đại diện 05 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bình Phước. |
Đồng Nai | S: 09:00 Ngày 31/3/2023 | Sở Công Thương | (1) Đoàn khảo sát của Bộ Công Thương; (2) Sở Công Thương; (3) Đại diện: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; (4) Đại diện 05 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; Đồng Nai. |
PHIẾU KHẢO SÁT
LẤY Ý KIẾN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VỀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo công văn số 1138 ngày 06 tháng 3 năm 2023 của Bộ Công Thương)
Ý kiến quý báu của Quý Cơ quan là cơ sở quan trọng để Bộ Công Thương xây dựng phương án cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, đề nghị Quý Cơ quan chuyển các phiếu khảo sát đến các phòng/ ban chuyên môn và người trực tiếp liên quan.
Phiếu khảo sát sau khi được trả lời, đề nghị Quý Cơ quan gửi về Bộ Công Thương (Vụ Pháp chế) số 54 Hai Bà Trưng - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội hoặc Email: AnhNN@moit.gov.vn.
A. THÔNG TIN CHUNG CỦA CƠ QUAN ĐƯỢC KHẢO SÁT
1. Họ và tên người khảo sát: …………………………………………………
2. Chức vụ:......................................................................................
3. Phòng/ ban chuyên môn: ………………………………………………….
4. Tên cơ quan: …………………………………………………………..
5. Số điện thoại:……………………………………… Số fax: ……………
6. Email: ……………………………………………………………………
(Các thông tin trên chỉ nhằm mục đích nghiên cứu. Chúng tôi cam kết không công khai hoặc cung cấp danh tính đơn vị/cá nhân tham gia khảo sát cho các bên liên quan.)
B. THÔNG TIN KHẢO SÁT
(Vui lòng đánh dấu “x ” vào ố hoặc các ô được lựa chọn, với các ô để dấu “... ” vui lòng điền nội dung trả lời của Quý Cơ quan).
1. Quý Cơ quan có bộ phận hoặc cán bộ để triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không?
□ Có, hoạt động theo hình thức chuyên trách
□ Có, hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm
□ Có, có cả cán bộ chuyên trách và cán bộ kiêm nhiệm
□ Không
2. Nếu Quý Cơ quan không có bộ phận hoặc cán bộ triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý thì vì lý do gì?
□ Không cần thiết
□ Không có biên chế hoặc không bố trí được cán bộ
□ Không có kinh phí
□ Lý do khác (nêu rõ) ……………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Quý Cơ quan đã từng thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa?
□ Có
□ Không
4. Nếu Quý cơ quan đã thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đề nghị cho biết hình thức thực hiện (có thể chọn nhiều đáp án) và thực hiện trong khoảng thời gian nào?
□ Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo giai đoạn
□ Đề án hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo giai đoạn
□ Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo giai đoạn
□ Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hằng năm
Nếu có (Ghi rõ năm/giai đoạn đang thực hiện Chương trình) ………………
………………………………………………………………………………
5. Chương trình/Đề án/Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quý cơ quan tập trung vào những hoạt động nào? (có thể chọn nhiều đáp án)
□ Cung cấp thông tin pháp lý cho doanh nghiệp
□ Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
□ Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật
□ Hình thức khác (nêu rõ) …………………………………………………
………………………………………………………………………………
6. Đối với hoạt động cung cấp thông tin pháp lý cho doanh nghiệp, Quý Cơ quan có xây dựng Trang tin điện tử riêng (Website) cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp không?
□ Có
□ Không có nhưng có nhu cầu xây dựng trong tương lai
□ Không có nhu cầu xây dựng
7. Trường hợp có, Trang tin hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Quý Cơ quan hoạt động có hiệu quả không?
□ Có
□ Không (nêu rõ lý do) ……………………………………………………
………………………………………………………………………………
8. Đối với hoạt động cung cấp thông tin pháp lý cho doanh nghiệp, Quý Cơ quan cho biết loại thông tin đã cung cấp cho doanh nghiệp? (Có thể chọn nhiều phương án)
□ Văn bản pháp luật trong nước
□ Văn bản pháp luật quốc tế, cam kết quốc tế
□ Bản tin pháp luật, bài viết phân tích, đánh giá pháp luật
□ Các thông tin cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa
□ Hình thức khác (nêu rõ) …………………………………………………
………………………………………………………………………………
9. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc mà Quý Cơ quan gặp phải trong việc triển khai hoạt động cung cấp thông tin pháp lý hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
10. Đối với hoạt động tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quý Cơ quan đã và đang tập trung vào hoạt động nào? (Có thể chọn nhiều phương án)
□ Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp thông qua mạng lưới tư vấn viên pháp luật
□ Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp thông qua đối thoại, tiếp nhận giải quyết các vướng mắc pháp lý, giải quyết kiến nghị cho doanh nghiệp thông qua các đơn vị chuyên môn
□ Tiếp nhận, xem xét các kiến nghị của doanh nghiệp để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản QPPL
□ Giải đáp pháp luật trên Trang Thông tin pháp luật, Cổng thông tin điện tử, thư điện tử...
□ Hình thức khác (nêu rõ) …………………………………………………
………………………………………………………………………………
11. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc mà Quý Cơ quan gặp phải trong việc triển khai hoạt động tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
12. Đối với hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp, Quý Cơ quan đã và đang tập trung vào hoạt động nào? (Có thể chọn nhiều phương án)
□ Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
□ Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
□ Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho mạng lưới tư vấn viên pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
□ Đối tượng khác (nêu rõ) …………………………………………………
………………………………………………………………………………
13. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc mà Quý Cơ quan gặp phải trong tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
14. Theo Quý Cơ quan, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện này còn tồn tại những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nào?
□ Thiếu cơ sở pháp lý hoặc thiếu hướng dẫn, quy định pháp luật chưa đầy đủ
□ Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 chưa phù hợp
□ Cơ quan không bố trí ngân sách để thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
□ Trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chưa tốt
□ Số lượng doanh nghiệp tiếp cận Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không nhiều
□ Ý kiến khác
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
15. Quý Cơ quan có đề xuất gì để cải thiện chất lượng, hiệu quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Mọi câu hỏi, thắc mắc xin gửi về: Bộ Công Thương (Vụ Pháp chế -Bộ phận hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa); địa chỉ: số 54 Hai Bà Trưng, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; email: VPC@moit.gov.vn; SĐT: 024.2220.2584.
Xin chân thành cảm ơn!