Open navigation

Thông tư 46/2013/TT-BNNPTNT Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp-Trồng Thuốc Lá


TÊN NGHỀ: TRỒNG CÂY THUỐC LÁ MÃ SỐ NGHỀ:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 46 / 2013 / TT - BNNPTNT ngày 05 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

GIỚI THIỆU CHUNG

  1. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

    1. Căn cứ pháp lý xây dựng bộ TCKNNQG: Quyết định số 09 / 2008 / QĐ - LĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành quy định về nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; căn cứ Quyết định số 1951 / BNN - TCCB , ngày 16/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thành lập Ban Chủ nhiệm XDTCKNNQG.

    2. Các bước công việc chính khi triển khai xây dựng TCKNNQG:

      • Thu thập các thông tin chung, tài liệu và tiêu chuẩn liên quan đến nghề.

      • Khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có liên quan đến nghề:

        Công ty cổ phần thuốc lá Ngân Sơn ở huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Năng tỉnh Lạng Sơn; Công ty cổ phần Thuốc lá Mai Hoa, Bắc Sơn, Lạng Sơn; Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam; Các mô hình sản xuất tại các huyện Bắc Sơn –Lạng Sơn, Chi Lăng – Lạng Sơn, Hữu Lũng- Lạng Sơn; Mường Khương-Lào Cai.

      • Trên cơ sở khảo sát thực tế, lựa chọn đơn vị có công nghệ sản xuất đặc trưng và phù hợp với xu thế phát triển, có trang thiết bị công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực có chất lượng để tham gia xây dựng “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia”.

      • Tổ chức Hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và hoàn thiện sơ đồ phân tích nghề.

      • Xây dựng phiếu phân tích công việc (theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 09 / 2008 / QĐ - BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

      • Tổ chức Hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và hoàn thiện phiếu phân tích công việc.

      • Xây dựng danh mục các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng nghề (theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 09 / 2008 / QĐ - BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

      • Tổ chức Hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và hoàn thiện danh mục các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng nghề.

      • Xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề (theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 09 / 2008 / QĐ - BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

      • Tổ chức Hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và hoàn thiện bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề

    3. Thành viên tham gia xây dựng bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: 10 người, số thành viên thuộc cơ sở đào tạo là 5; số thành viên thuộc các công ty, cơ sở sản xuất là 5; thỏa mãn điều kiện thành viên thuộc Bộ chủ trì không vượt quá 1/2.

    4. Thành viên tham gia thẩm định bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề là 09, trong đó có 5 thành viên làm việc tại các doanh nghiệp thỏa mãn điều kiện >=1/3 thành viên là người làm trong các doanh nghiệp.

  2. ĐỊNH HƯỚNG

    Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Trồng cây thuốc lá sau khi được thẩm định và ban hành là tài liệu sử dụng cho công tác đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động, giúp cho quy trình kiểm tra đánh giá kết quả quá trình người học và kết quả đánh giá xếp bậc thợ các cơ sở sản xuất để xếp bậc lương, tuyển dụng, sắp xếp nhân lực... cho khoa học và hợp lý.

  3. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY DỰNG

  1. Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề


    TT

    Họ và tên

    Nơi làm việc

    1

    Nguyễn Thành Vân

    Hiệu Trưởng,Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc

    2

    Nguyễn Văn Lân

    Trưởng phòng đào tạo, Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    3

    Nguyễn Cảnh Chính

    Phó Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc

    4

    Nguyễn Tiên Phong

    Giáo viên, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc

    5

    Vũ Thị Trâm

    Chuyên viên, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và PTNT

    6

    Đỗ Khắc Ngữ

    Trưởng phòng, Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT

    7

    Trần Đại Dũng

    Phó trưởng phòng, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn

    8

    Nguyễn Chí Thanh

    Phó giám đốc, Công ty cổ phần Ngân Sơn, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam

    9

    Hoàng Ngọc Long

    Trạm trưởng, Trạm Khuyến nông, Chi Lăng, Lạng Sơn

  2. Thành viên Tiểu ban phân tích nghề


    TT

    Họ và tên

    Nơi làm việc

    1

    Nguyễn Cảnh Chính

    Phó Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc

    2

    Nguyễn Bình Nhự

    Trưởng khoa, Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang

    3

    Nguyễn Quang Chung

    Phó trưởng phòng, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc

    4

    Nguyễn Tiên Phong

    Giáo viên, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc

    5

    Hoàng Ngọc Long

    Trạm trưởng, Trạm Khuyến nông, Chi Lăng, Lạng Sơn

    6

    Nguyễn Thị Hưng

    Giáo viên, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc

    7

    Bùi Thị Tĩnh

    Trạm trưởng, Trạm Khuyễn nông, Hữu Lũng, Lạng Sơn

    8

    Dương Văn Thành

    Chủ tịch, UBND xã Vũ Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn

    9

    Hoàng Thị Đảm

    Phó bí thư, Đảng ủy xã Long Đống, Bắc Sơn, Lạng Sơn


    10

    Vi Văn Hiển

    Cán bộ, Trạm Khuyến nông, Chi Lăng, Lạng Sơn



    TT

    Họ và tên

    Nơi làm việc

    1

    Phạm Hùng

    Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT

    2

    Lê Văn Đức

    Trưởng phòng, Cục trồng trọt

    3

    Phùng Hữu Cần

    CVC, Vụ TCCB, Bộ NN&PTNT

    4

    Nguyễn Thiên Lương

    CVC, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ NN&PTNT

    5

    Nguyễn Đình Điệp

    Phó chi cục trưởng, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản tỉnh Bắc Kạn

    6

    Nguyễn Công Bình

    Giám đốc, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lạng Sơn

    7

    Tào Ngọc Tuấn

    Phó trưởng phòng, Viện Kinh tế Kỹ thuật thuốc lá

    8

    Đỗ Mạnh Lân

    Trưởng phòng, Công ty Cổ phân Ngân Sơn, TCT Thuốc lá Việt Nam

    9

    Đào Thị Hương Lan

    Phó trưởng phòng, Vụ TCCB, Bộ NN&PTNT

    MÔ TẢ NGHỀ

    Phạm vi nghề: Nghề trồng cây thuốc lá là nghề sản xuất ra sản phẩm lá thuốc khô, cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất thuốc lá điếu, bao gồm các nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường thuốc lá; lập phương án sản xuất kinh doanh thuốc lá; thiết kế và xây dựng vườn ươm cây giống; thiết kế vườn trồng; sản xuất cây giống thuốc lá bằng phương pháp bầu đất, khay lỗ; chuẩn bị đất trồng; trồng cây; chăm sóc; điều tiết sinh trưởng phát triển; xây dựng lò sấy; thu hoạch; sơ chế sản phẩm; bảo quản sản phẩm; Nhận biết một số giống thuốc lá chính đang được trồng tại Việt Nam; tiêu thụ và hạch toán sản phẩm và phát triển nghề nghiệp.

    Vị trí làm việc: Làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại, hộ gia đình và các dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cây thuốc lá.

    Thiết bị, dụng cụ: Thiết bị, dụng cụ làm đất; hệ thống tưới nước, tiêu nước; thiết bị thu hoạch, bảo quản, sơ chế sản phẩm và các công cụ thủ công, đồng thời sử dụng có hiệu quả các vật tư, hóa chất liên quan đến sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và môi trường.

    Đặc điểm môi trường làm việc: Chủ yếu trong vườn và ngoài trời; điều kiện làm việc phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu và vùng sinh thái.



    TT

    Mã công việc


    Công việc

    Trình độ kỹ năng nghề

    Bậc 1

    Bậc 2

    Bậc 3

    Bậc 4

    Bậc 5

    A

    Nghiên cứu thị trường thuốc lá

    1

    A1

    Lựa chọn nội dung nghiên cứu

    x

    2

    A2

    Lập kế hoạch nghiên cứu thị trường

    x

    3

    A3

    Thiết kế công cụ và phương pháp thu thập thông tin

    x

    4

    A4

    Thực hiện nghiên cứu thị trường

    x

    5

    A5

    Tổng hợp và phân tích số liệu thu thập

    x

    6

    A6

    Phân tích khả năng đáp ứng của cơ sở

    x

    7

    A7

    Xác định nhu cầu của thị trường

    x

    B

    Lập phương án sản xuất kinh doanh thuốc lá

    8

    B1

    Thu thập thông tin

    x

    9

    B2

    Lập kế hoạch sản xuất

    x

    10

    B3

    Lập kế hoạch tài chính

    x

    11

    B4

    Lập kế hoạch tiêu thụ

    x

    12

    B5

    Dự tính tổng doanh thu và lỗ lãi cho phương án sản xuất

    x

    C

    Thiết kế và xây dựng vườn ươm cây giống


    13

    C1

    Khảo sát hiện trạng bề mặt đất

    x

    14

    C2

    Xác định tính chất của đất

    x

    15

    C3

    Lựa chọn kiểu vươn ươm

    x

    16

    C4

    Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị

    x

    17

    C5

    Chia lô vườn ươm

    x

    18

    C6

    Thực hiện làm vườn ươm

    x

    D

    Thiết kế vườn trồng cây thuốc lá

    19

    D1

    Khảo sát trạng thái bề mặt

    x

    20

    D2

    Xác định tính chất của đất

    x

    21

    D3

    Phân lô

    x

    22

    D4

    Chia khoảnh

    x

    23

    D5

    Thiết kế lô

    x

    24

    D6

    Thiết kế đường đi

    x

    25

    D7

    Thiết kế nhà xưởng, kho chứa

    x

    26

    D8

    Thiết kế hệ thống tưới, tiêu

    x

    E

    Sản xuất cây giống bằng phương pháp bầu đất

    27

    E1

    Lựa chọn thời vụ gieo ươm

    x

    28

    E2

    Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu nhân giống

    x

    29

    E3

    Làm đất gieo ươm

    x

    30

    E4

    Xử lý đất gieo ươm

    x

    31

    E5

    Bón phân lót

    x

    32

    E6

    Xử lý hạt giống

    x

    33

    E7

    Gieo hạt lên luống

    x

    34

    E8

    Làm giàn che và điều khiển mái che cho luống gieo ươm

    x

    35

    E9

    Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho luống gieo

    x

    36

    E10

    Làm đất đóng bầu

    x

    37

    E11

    Đóng bầu

    x

    38

    E12

    Cấy cây con vào bầu

    x

    39

    E13

    Làm mái che cho luống bầu

    x

    40

    E14

    Chăm sóc cho luống bầu

    x

    41

    E15

    Phòng trừ sâu bệnh cho luống bầu

    x


    42

    E16

    Xác định tiêu chuẩn cây bầu đem trồng

    x

    F

    Sản xuất cây giống bằng phương pháp khay lỗ

    43

    F1

    Chọn địa điểm đặt khay ươm

    x

    44

    F2

    Chuẩn bị vật liệu và giá thể gieo ươm

    x

    45

    F3

    Khử trùng giá thể và khay ươm

    x

    46

    F4

    Xử lý hạt giống

    x

    47

    F5

    Gieo hạt trên khay lỗ

    x

    48

    F6

    Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho khay ươm

    x

    49

    F7

    Làm giá thể cấy cây con

    x

    50

    F8

    Làm mái che cho khay giâm

    x

    51

    F9

    Cấy cây con vào khay lỗ

    x

    52

    F10

    Chăm sóc cây con khay lỗ

    x

    53

    F11

    Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây khay lỗ

    x

    54

    F12

    Xác định tiêu chuẩn cây khay lỗ đem trồng

    x

    G

    Chuẩn bị đất trồng

    55

    G1

    Vệ sinh đất trồng

    x

    56

    G2

    Làm đất

    x

    57

    G3

    Điều chỉnh pH trong hố trồng

    x

    58

    G4

    Lên luống

    x

    59

    G5

    Rạch hàng

    x

    60

    G6

    Tạo hố

    x

    61

    G7

    Xử lý mầm bệnh trong đất

    x

    62

    G8

    Bón phân lót

    x

    H

    Trồng cây

    63

    H1

    Xác định thời vụ trồng

    x

    64

    H2

    Chọn cây giống để trồng

    x

    65

    H3

    Xử lý cây giống

    x

    66

    H4

    Vận chuyển cây giống đến nơi trồng

    x

    67

    H5

    Trồng cây thuốc lá

    x

    68

    H6

    Tưới nước sau trồng

    x


    69

    H7

    Trồng dặm

    x

    I

    Chăm sóc

    70

    I1

    Phòng trừ cỏ

    x

    71

    I2

    Vun xới

    x

    72

    I3

    Tưới nước

    73

    I4

    Bón phân thúc

    x

    74

    I5

    Bấm ngọn

    x

    75

    I6

    Tỉa mầm nách

    x

    76

    I7

    Phòng trừ sâu, bệnh hại

    x

    J

    Điều tiết sinh trưởng phát triển

    77

    J1

    Đánh giá sinh trưởng phát triển của cây

    x

    78

    J2

    Lựa chọn phương pháp điều tiết sinh trưởng

    x

    79

    J3

    Chuẩn bị dụng cụ vật tư

    x


    80


    J4

    Điều tiết sinh trưởng bằng biện cách bấm ngọn, tỉa mầm nách


    x

    81

    J5

    Điều tiết sinh trưởng bằng biện hóa chất

    x

    82

    J6

    Điều tiết sinh trưởng bằng biện pháp tưới nước

    x

    83

    J7

    Điều tiết sinh trưởng bằng biện pháp bón phân

    x

    K

    Xây dựng lò sấy

    84

    K1

    Lựa chọn kiểu lò sấy

    x

    85

    K2

    Lựa chọn vị trí

    x

    86

    K3

    Đọc bản vẽ kỹ thuật

    x

    87

    K4

    Chuẩn bị các vật tư, thiết bị để xây dựng lò sấy

    x

    88

    K5

    Xây lò sấy

    x

    M

    Thu hoạch

    89

    M1

    Xác định thời điểm thu hoạch

    x

    90

    M2

    Hái lá

    x

    91

    M3

    Vận chuyển lá về địa điểm phân loại

    x

    92

    M4

    Phân loại lá tươi

    x

    93

    M5

    Bảo quản lá tươi

    x


    N

    Sơ chế sản phẩm

    94

    N1

    Kiểm tra lò sấy

    x

    95

    N2

    Buộc lá thuốc vào sào

    x

    96

    N3

    Xếp các sào thuốc vào lò Sấy

    x

    97

    N4

    Sấy

    x

    98

    N5

    Ra lò

    x

    99

    N6

    Phân loại sản phẩm

    x

    O

    Bảo quản sản phẩm

    100

    O1

    Chuẩn bị thiết bị, vật tư bảo quản sản phẩm

    x

    101

    O2

    Đóng gói sản phẩm

    x

    102

    O3

    Bảo quản sản phẩm trong kho thông thường

    x

    103

    O4

    Bảo quản sản phẩm bằng tác nhân vật lý

    x

    104

    O5

    Bảo quản sản phẩm bằng biện pháp phòng ngừa

    x

    105

    O6

    Bảo quản sản phẩm bằng biện pháp cách ly

    x

    106

    O7

    Bảo quản sản phẩm bằng biện pháp trừ diệt

    x


    P

    Nhận biết một số giống thuốc lá chính đang được trồng tại Việt Nam

    107

    P1

    Nhận biết giống C176

    x

    108

    P2

    Nhận biết giống K326

    x

    109

    P3

    Nhận biết giống C71

    x

    110

    P4

    Nhận biết giống C91

    x

    Q

    Tiêu thụ sản phẩm và hạch toán hiệu quả kinh tế

    111

    Q1

    Khảo sát thị trường

    x

    112

    Q2

    Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm

    x

    113

    Q3

    Bán sản phẩm

    x

    114

    Q4

    Hạch toán hiệu quả kinh tế

    x

    R

    Phát triển nghề nghiệp

    115

    R1

    Nghiên cứu tài liệu chuyên môn

    x

    116

    R2

    Trao đổi kinh nghiệm

    x


    117

    R3

    Đúc kết kinh nghiệm

    x

    118

    R4

    Nâng cao kiến thức chuyên môn

    x

    119

    R5

    Tham dự thi tay nghề

    x

    120

    R6

    Kèm cặp thợ bậc thấp

    x

    Tên công việc: LỰA CHỌN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    Mã số công việc: A1

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Nội dung nghiên cứu được lựa chọn chính xác thuận lợi cho việc phân tích và đánh giá các kết quả nghiên cứu thị trường, bao gồm các công việc: định hướng nghiên cứu; phân tích, lựa chọn đúng vấn đề cần nghiên cứu; lựa chọn nội dung nghiên cứu.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Định hướng đúng và phân tích đầy đủ các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực trồng cây thuốc lá.

      • Lựa chọn nội dung nghiên cứu chi tiết và phù hợp với định hướng nghiên cứu.

    3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

        • Có năng lực đọc, xác định và tổng hợp vấn đề;

        • Có năng lực phân tích, đánh giá hiệu quả các vấn đề nghiên cứu;

        • Thành thạo việc lựa chọn các nội dung nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực trồng cây thuốc lá.

      2. Kiến thức

      • Tổng hợp, phân tích đánh giá các vấn đề thị trường;

      • Các phương pháp nghiên cứu thị trường;

    4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      • Giấy bút, bản kết quả phân tích về nội dung nghiên cứu, báo cáo về tình hình sản xuất, sản phẩm cây thuốc lá.

    5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

.- Vấn đề nghiên cứu được chọn, phân tích và đánh giá chính xác, khách quan có tính khả thi.

- Nội dung nghiên cứu được liệt kê chi tiết và phù hợp với định hướng nghiên cứu.

  • Đọc, phân tích, đánh giá các vấn đề được lựa chọn nghiên cứu.

  • Đọc và so sánh với định hướng nghiên cứu.

Tên công việc: LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Mã số công việc: A2

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xác định mục tiêu, kết quả, hoạt động, địa điểm, điều kiện và nguồn lực và lên bảng kế hoạch nghiên cứu.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    - Xác định mục tiêu kế hoạch cụ thể, rõ ràng, đo đếm được, có tính khả thi;

    • Xác định kết quả mong đợi, hoạt động và thời gian phù hợp với mục tiêu;

    • Xác định địa điểm thực hiện nghiên cứu, các nguồn lực đầy đủ và phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu;

    • Lên bản kế hoạch nghiên cứu có tính khả thi.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Viết mục tiêu;

      • Phân tích, tổng hợp, đánh giá và viết kết quả;

    2. Kiến thức

    • Hiểu biết về thị trường thuốc lá;

    • Lập kế hoạch sản xuất, marketing;

    • Phương pháp nghiên cứu thị trường;

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Danh mục mục tiêu, kết quả, các hoạt động;

    • Giấy, bút;

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Xác định mục tiêu kế hoạch cụ thể, rõ ràng, đo đếm được, có tính khả thi;

  • Xác định kết quả mong đợi, hoạt động và thời gian phù hợp với mục tiêu;

  • Bản kế hoạch có tính khả thi.

  • Đọc, đánh giá và đối chiếu với thực tế.

  • Đọc, đánh giá và đối chiếu với mục tiêu.

  • Đọc, đối chiếu với nhu cầu thực tế.


TIN

Tên công việc: THIẾT KẾ CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG


Mã số công việc: A3

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xác định thông tin cần thu thập, đối tượng cung cấp thông tin, chọn phương pháp để thu

    thập, thiết kế công cụ theo phương pháp lựa chọn, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Xác định loại thông tin, đối tượng cung cấp thông tin định đầy đủ và phù hợp với loại thông tin cần thu thập;

    • Chọn phương pháp thu thập thông tin, thiết kế công cụ thu thập thông tin phù hợp đối tượng thu thập, nội dung thu thập;

    • Thử nghiệm và hoàn thiện công cụ thu thập thông tin đáp ứng yêu cầu khảo sát.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Liệt kê, phân tích, lựa chọn;

      • Đặt câu hỏi, sử dụng máy vi tính;

      • Quan sát, đặt câu hỏi, phân tích

    2. Kiến thức

    • Hiểu biết về kiến thức chuyên ngành

    • Marketing;

    • Phương pháp điều tra thu thập thông tin.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Tài liệu chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực trồng và kinh doanh cây thuốc lá.

    • Kinh nghiệm.

    • Giấy, bút, danh sách nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, thông tin liên quan đến sản phẩm hàng hóa;

    • Đối tượng cung cấp thông tin, nội dung thông tin cần thu thập.

    • Máy vi tính.

    • Công cụ điều tra.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Xác định loại thông tin, đối tượng cung cấp thông tin.

  • Thử nghiệm và hoàn thiện công cụ thu thập thông tin.

  • Kiểm tra, đối chiếu với mục tiêu, nội dung nghiên cứu.

  • Dựa theo yêu cầu của kế hoạch nghiên cứu.

Tên công việc: THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Mã số công việc: A4

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Lập và thống nhất lịch làm việc, thực hiện thu thập thông tin, tập hợp số liệu và khảo sát bổ sung, giao nộp thông tin.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Lập và thống nhất lịch làm việc giữa người cung cấp thông tin và người khảo sát sự thể, rõ ràng;

    • Tập hợp và thu thập thông tin đúng, đủ nội dung và chính xác;

    • Giao nộp thông tin đầy đủ, đúng thời gian cho người phụ trách.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Lập lịch làm việc;

      • Giao tiếp, đàm phán;

      • Ghi chép, hỏi, xử lý tình huống;

      • Tổng hợp tài liệu;

      • Kinh nghiệm bản thân.

    2. Kiến thức

    • Lập kế hoạch;

    • Điều tra thu thập thông tin.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút, phương tiện liên lạc;

    • Bảng hỏi, phiếu điều tra bút, máy ghi âm, máy ảnh;

    • Tài liệu kết quả điều tra thu thập, biên bản giao nhận.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Lịch làm việc giữa người cung cấp thông tin và người khảo sát sự thể, rõ ràng.

  • Thông tin được thu thập đầy đủ, đúng nội dung và chính xác.

  • Kiểm tra và đối chiếu với kế hoạch thực hiện.

  • Đọc, kiểm tra và so sánh với mục tiêu nghiên cứu.

Tên công việc: TỔNG HỢP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THU THẬP

Mã số công việc: A5

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Phân loại và mã hóa thông tin, nhập dữ liệu vào máy, xử lý thông tin, tổng hợp và phân tích thông tin, viết báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Phân loại và mã hóa thông tin theo nhóm và theo quy ước, dễ nhớ.

    • Nhập dữ liệu vào máy tính và xử lý thông tin đầy đủ, chính xác, đúng theo yêu cầu phân tích;

    • Tổng hợp, phân tích số liệu và viết báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường đầy đủ, chính xác, theo mục tiêu nghiên cứu.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Phân tích, sắp xếp, sử dụng máy vi tính;

      • Đọc, quan sát;

      • Phân tích, tổng hợp;

      • Viết báo cáo;

    2. Kiến thức

    • Tin học;

    • Marketing;

    • Nghiên cứu chiều hướng thị trường.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Tài liệu về kết quả thu thập thông tin, bút, giấy, máy vi tính, phần mềm xử lý chuyên dụng;

    • Bản kết quả xử lý thông tin;

    • Kết quả tổng hợp và phân tích số liệu.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Phân loại và mã hóa thông tin theo quy ước và dễ nhớ, dễ làm.

  • Nhập dữ liệu và xử lý thông tin đầy đủ, chính xác.

  • Bản báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường đầy đủ nội dung theo mục tiêu nghiên cứu, bố cục đẹp, dễ xem.

  • Kiểm tra, theo dõi và đối chiếu với quy ước mã hóa thông tin.

  • Kiểm tra và đối chiếu với số liệu trên thực tế.

  • Đọc, quan sát báo cáo, đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu.

Tên công việc: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA CƠ SỞ

Mã số công việc: A6

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Phân tích về nguồn nhân lực, vốn và khả năng huy động vốn, điều kiện về đất đai, nhà xưởng, các mối quan hệ với các bên liên quan, tổng hợp đánh giá khả năng của bản thân.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Phân tích khả năng về nguồn nhân lực theo tiêu chí về kinh nghiệm và trình độ về quản lý, sản xuất, khả năng áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến…;

    • Phân tích về vốn và khả năng huy động cụ thể và khả thi;

    • Phân tích về các điều kiện đất đai, nhà xưởng...chính xác, đầy đủ theo hiệu quả và khả năng đáp ứng;

    • Tổng hợp đánh giá khả năng bản thân đầy đủ, chính xác.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Có năng lực xác định và tổng hợp vấn đề;

      • Thành thạo các thao tác phân tích kinh tế, nguồn nhân lực, điều kiện đất đai...

      • Có năng lực phân tích, đánh giá tiềm năng từ đó lựa chọn được phương án kinh doanh phù hợp.

    2. Kiến thức

    • Am hiểu về phân tích nguồn nhân lực;

    • Marketing;

    • Quản lý nguồn nhân lực.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút, tài liệu về nguồn lực, tiêu chí về năng lực;

    • Tài liệu về nguồn vốn, tài chính, các quy định liên quan của ngân hàng, tổ chức tín dụng;

    • Tài liệu về cơ sở vật chất, bản vẽ thiết kế, bản hướng dẫn sử dụng;

    • Danh sách, các tài liệu cơ bản của bên liên quan.

    • Bản kết quả phân tích về nguồn lực, điều kiện, mối quan hệ của cơ sở;

    • Máy vi tính.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Phân tích khả năng về nguồn nhân lực bám sát theo các tiêu chí kinh nghiệm và trình độ.

  • Phân tích về vốn và khả năng huy động cụ thể và khả thi.

  • Phân tích về các điều kiện đất đai, nhà xưởng...chính xác, đầy đủ theo hiệu quả và khả năng đáp ứng.

  • Tổng hợp đánh giá khả năng bản thân đầy đủ, chính xác.

  • Đọc và đối chiếu với các tiêu chí theo quy định.

  • Kiểm tra phân loại các nguồn vốn, các giải pháp huy động vốn, đối chiếu với thực tế.

  • Kiểm tra điều kiện đất đai, nhà xưởng, so sánh với quy định.

  • Dựa theo mục tiêu, nội dung nghiên cứu.

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: XÁC ĐỊNH NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

Mã số công việc: A7

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    So sánh kết quả phân tích về bản thân và xử lý thông tin về thị trường, liệt kê các nhu cầu định hướng, phân tích nhu cầu, lựa chọn hướng sản xuất cây thuốc lá.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • So sánh kết quả phân tích bản thân và kết quả xử lý thông tin về thị trường về thời điểm, cách bán hàng, nơi bán hàng, giá bán, các nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, văn bản pháp luật… đầy đủ, chính xác, kịp thời;

    • Liệt kê các nhu cầu định hướng đầy đủ theo kết quả xử lý thông tin;

    • Phân tích các nhu cầu đầy đủ cụ thể, đáp ứng việc so sánh năng lực của cơ sở;

    • Lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh về các sản phẩm cây thuốc lá phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực của cơ sở.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Có năng lực so sánh kết quả phân tích;

      • Có năng lực phân tích, tổng hợp và lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh.

    2. Kiến thức

    • Am hiểu về marketing.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bản kết quả xử lý thông tin, bản phân tích năng lực cơ sở, giấy, bút;

    • Bản so sánh kết quả phân tích năng lực cơ sở với kết quả xử lý thông tin, bản liệt kê các nhu cầu định hướng.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • So sánh kết quả phân tích và kết quả xử lý thông tin về thị trường đầy đủ, chính xác, kịp thời.

  • Phân tích nhu cầu thị trường đầy đủ, chính xác.

  • Lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh về sản phẩm cây thuốc lá phù hợp với nhu cầu thị trường.

  • Đối chiếu với thực tế.

  • Kiểm tra, so sánh với thị trưởng thực tế.

  • Dựa theo mục tiêu nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thị trường.

Tên công việc: THU THẬP THÔNG TIN Mã số công việc: B1

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Thu thập thông tin về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, hình thức quảng bá sản phẩm, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, chính sách pháp luật và khoa học công nghệ, tổng hợp xử lý thông tin, xác định quy mô sản xuất kinh doanh.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thu thập thông tin về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và hình thức quảng bá sản phẩm; khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các bên liên quan; chính sách, khoa học, pháp luật đầy đủ;

    • Tổng hợp và xử lý thông tin đầy đủ và xử lý chính xác;

      - Xác định quy mô sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng và năng lực sản xuất của hộ gia đình, doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Giao tiếp, hỏi, nghe, quan sát, đánh giá và ghi chép;

      • Tính toán, sử dụng máy tính;

      • Phân tích và ra quyết định.

    2. Kiến thức

    • Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin;

    • Am hiểu giá cả thị trường, marketting;

    • Phân tích điểm mạnh, yếu, thời cơ, thách thức.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút, máy ảnh, máy tính;

    • Bảng, phiếu điều tra, thu thập thông tin;

    • Tài liệu thống kê tình hình sản xuất và tiêu thụ cây thuốc lá;

    • Bảng biểu tổng hợp, đánh giá số liệu.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá


  • Thu thập các thông tin về sản phẩm và thực trạng thị trường sản xuất tại thời điểm điều tra;

  • Tổng hợp và xử lý các thông tin ;

  • Xác định quy mô sản xuất.

  • Kiểm tra, đối chiếu với bảng thống kê về tình hình sản xuất, buôn bán thuốc lá trên thị trường;

  • Quan sát, đánh giá các thông tin;

  • Đối chiếu quy mô sản xuất với các điều kiện có thể có của hộ gia đình, doanh nghiệp và nhu cầu thị trường.

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Mã số công việc: B2

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xác định mục tiêu sản xuất, kết quả mong đợi của chu kỳ sản xuất kinh doanh, liệt kê các hoạt động, dự kiến thời gian và các nguồn lực để thực hiện, xác định địa điểm, lên khung và hoàn thiện kế hoạch.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Xác định mục tiêu và kết quả mong đợi cho phương án sản xuất cụ thể, rõ ràng và phù hợp với quy mô sản xuất của hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất;

    • Dự kiến thời gian để thực hiện các hoạt động rõ ràng; nguồn nhân lực để thực hiện các công việc đúng theo tính toán và định mức;

    • Hoàn thiện kế hoạch sản xuất theo quy định đảm bảo tính khả thi.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Thành thạo kỹ năng viết mục tiêu cho phương án sản xuất;

      • Có năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá;

      • Thành thạo kỹ năng tính toán, xác định mùa vụ và chu kỳ sản xuất.

    2. Kiến thức

    • Am hiểu quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế bảo quản thuốc lá;

    • Am hiểu quy hoạch phát triển cây thuốc lá;

    • Hiểu cách xác định mục tiêu;

    • Hiểu phương pháp lập kế hoạch, định mức kinh tế - kỹ thuật;

    • Các yêu cầu cần có của một bản kế hoạch sản xuất.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Tài liệu quy hoạch phát triển cây thuốc lá;

    • Tài liệu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm;

    • Tài liệu quy trình trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế, bảo quản thuốc lá;

    • Số liệu phân tích, đánh giá và xác định nhu cầu thuốc lá.

    • Giấy, bút, thước, máy tính.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Xác định mục tiêu và kết quả mong đợi cho phương án sản xuất cụ thể, rõ ràng và phù hợp với nhu cầu và quy mô sản xuất.

  • Dự kiến thời gian và nguồn nhân lực để thực hiện các hoạt động đúng theo tính toán và định mức.

  • Bản kế hoạch sản xuất đầy đủ nội dung và có tính khả thi.


  • Đọc, kiểm tra, đối chiếu với quy tắc viết mục tiêu và thực tế.

  • Kiểm tra theo dõi các hoạt động của phương án sản xuất.

  • So sánh với các điều kiện sản xuất thực tế.

Tên công việc: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Mã số công việc: B3

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Lập dự toán, xác định tổng số vốn cần thiết, nguồn vốn hiện có, nguồn vốn thiếu hao hụt và các giải pháp huy động vốn đáp ứng mục tiêu cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Lập dự toán cho các hoạt động sản xuất đầy đủ, đảm bảo tính khánh quan, khả thi;

    • Xác định tổng số vốn cần thiết và số vốn hiện có để thực hiện kế hoạch được thống kê đầy đủ về cả số lượng và bằng tiền ở thời điểm hiện tại.

    • Lên bảng cân đối, xác định số vốn thiếu hụt cho 1 chu kỳ sản xuất được liệt kê đầy đủ;

    • Xác định các giải pháp có tính khả thi để huy động vốn và nguồn lực được liệt kê đầy đủ, chi tiết.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Cần có năng lực lập dự toán cho các hoạt động sản xuất;

      • Tính toán chi phí sản xuất;

      • Tính toán, ghi chép, tổng hợp;

      • Tính toán và tổng hợp nguồn vốn hiện có;

      • Lập bảng cân đối nguồn vốn;

      • Tìm kiếm thông tin tài chính;

      • Phân tích, đánh giá và lập kế hoạch vay vốn.

    2. Kiến thức

    • Am hiểu các định mức chi phí cho các hoạt động sản xuất;

    • Hiểu phương pháp lập dự toán sản xuất ngành trồng trọt; phương pháp xác định tổng số vốn đầu tư cho sản xuất; phương pháp thống kê và tính toán nguồn vốn hiện có của gia đình và doanh nghiệp; phương pháp cân đối nguồn vốn;

    • Nêu được các thông tin về các nguồn cung cấp và các nguồn lực.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút, máy tính;

    • Bảng kê giá của tài sản, trang thiết bị.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Lập dự toán cho các hoạt động sản xuất đầy đủ, đảm bảo tính khánh quan, khả thi;

    • Liệt kê số lượng và giá trị bằng tiền các loại tài sản, trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất phải được;

    • Liệt kê các giải pháp có tính khả thi để huy động nguồn vốn sản xuất.

    • Kiểm tra kết quả tính toán trong các hoạt động sản xuất;

    • Kiểm tra, đối chiếu với quy trình sản xuất và dự toán kinh phí;

    • Nghiên cứu các giải pháp và so sánh với mục tiêu của kế hoạch sản xuất.

    TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    Tên công việc: LẬP KẾ HOẠCH TIÊU THỤ Mã số công việc: B4

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm, dự kiến giá bán, xác định phương thức bán, địa điểm bán và các hoạt động giới thiệu sản phẩm, lựa chọn phương thức thanh toán, xác định các hoạt động chăm sóc khách hàng, tổng hợp và lên bảng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Tập hợp chi phí cho từng loại sản phẩm theo kế hoạch và tính giá thành cho một đơn vị sản phẩm được liệt kê đầy đủ, chính xác;

      • Xác định phương thức bán, địa điểm bán hàng, các hoạt động giới thiệu sản phẩm phù hợp với loại sản phẩm và với điều kiện của bản thân, tiện lợi cho khách hàng;

      • Lựa chọn các phương thức thanh toán thuận lợi nhất cho khách hàng và thuận lợi cho việc thu hồi vốn của bản thân;

      • Tổng hợp và lên bản kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đầy đủ, chính xác.

    3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

        • Phân loại và tập hợp chi phí;

        • Tính toán, ghi chép;

        • Phân tích, phán đoán, lựa chọn, ra quyết định;

        • Quan sát, sáng tạo, phân tích;

        • Tổng hợp, viết kế hoạch.

      2. Kiến thức

      • Chi phí tính, giá thành sản phẩm, dịch vụ;

      • Marketing về giá, tiêu thụ sản phẩm và các phương pháp xác định giá..

      • Am hiểu tâm lý khách hàng; các phương pháp, hình thức quảng bá sản phẩm; các phương pháp, hình thức thanh toán đang có trong thực tế;

      • Lập kế hoạch.

    4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      • Giấy, bút, máy tính;

      • Kế hoạch tài chính và kế hoạch sản xuất;

      • Giá thành kế hoạch của từng loại sản phẩm dịch vụ;

      • Các thông tin thực tế thị trường;

      • Khung mẫu kế hoạch.

    5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Tập hợp chi phí cho từng loại sản phẩm và tính giá thành cho một đơn vị sản phẩm được liệt kê đầy đủ, chính xác.

  • Xác định phương thức bán, địa điểm bán hàng, các hoạt động giới thiệu sản phẩm phù hợp với loại sản phẩm và với điều kiện của bản thân, tiện lợi cho khách hàng.

  • Bản kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đầy đủ, chính xác.


  • Tính toán, kiểm tra với kế hoạch tài chính.

  • Ứng dụng tại thực tiễn.

  • Dựa theo mục tiêu, nội của phương án sản xuất.

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: DỰ TÍNH TỔNG DOANH THU VÀ LỖ LẠI CHO KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

Mã số công việc: B5

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Dự tính tổng số sản phẩm, tổng doanh thu; tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh; dự kiến lỗ lãi cho kế hoạch sản xuất.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dự tính tổng số sản phẩm trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh đúng, đầy đủ theo đúng kế hoạch sản xuất;

    • Dự tính tổng doanh thu nếu tiêu thụ hết sản phẩm theo kế hoạch và giá dự toán được xác định đầy đủ, chính xác;

    • Tổng hợp chi phí theo phương án sản xuất kinh doanh được xác định đầy đủ.

    • Dự kiến lỗ lãi đúng, chính xác.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Tính toán năng suất thu hoạch sản phẩm;

      • Tổng hợp doanh thu sản xuất cây trồng;

      • Tổng hợp chi phí cho sản xuất cây trồng;

      • Dự tính lỗ lãi, hạch toán cho sản phẩm cây trồng;

    2. Kiến thức

    • Phương pháp dự tính sản phẩm;

    • Phương pháp tính doanh thu cho sản xuất cây trồng;

    • Phương pháp tính tổng chi phí cho sản xuất cây trồng;

    • Phương pháp xác định lợi nhuận và hạch toán cho sản xuất cây trồng.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút, máy tính;

    • Tài liệu dự tính doanh thu, hạch toán cho quá trình sản xuất kinh doanh;

    • Số liệu để dự tính doanh thu và hạch toán cho quá trình sản xuất.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá


  • Dự tính tổng số sản phẩm cung cấp cho thị trường;

  • Dự toán tổng số tiền thu được nếu tiêu thụ hết sản phẩm theo kế hoạch và giá dự toán;

  • Liệt kê các loại chi phí cho sản xuất kinh doanh.

  • Kiểm tra, đối chiếu với bản kế hoạch sản xuất kinh doanh và sản phẩm trên thực tế;

  • Tính toán theo sản phẩm và giá thực tế trên thị trường;

  • Kiểm tra, đối chiếu với nội dung của các hoạt động trong kế hoạch sản xuất.

Tên công việc: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG BỀ MẶT ĐẤT

Mã số công việc: C1

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Khảo sát thực tế về địa hình, thảm thực vật và phẫu diện đất nơi định xây dựng vườn ươm.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Khảo sát địa hình, thảm thực vật chính xác;

    • Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình đào và mô tả hình thái phẫu diện đất;

    • Lấy mẫu đất đại diện cho vùng, đúng dung lượng và tiêu chuẩn quy định.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Có năng lực quan sát, đánh giá, phân tích địa hình, thảm thực vật;

      • Thành thạo trong việc lấy mẫu đất.

    2. Kiến thức

    • Khảo sát địa hình;

    • Đo đạc;

    • Am hiểu mối quan hệ giữa thực bì và độ phì nhiêu của đất;

    • Phương pháp mô tả và đánh giá phẫu diện

    • Cách bảo quản mẫu;

    • Quy định về các loại mẫu đất.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Thước dây, thước mét;

    • Sổ sách ghi chép;

    • Dụng cụ đào phẫu diện;

    • Thước cm;

    • Kính lúp;

    • Các dụng cụ lấy mẫu và đựng mẫu.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Khảo sát địa hình, thảm thực vật chính xác.

  • Đào và mô tả phẫu diện đất đúng vị trí, hình thái phẫu diện được thể hiện chính xác.

  • Lấy mẫu đất đại diện cho vùng, đúng dung lượng và tiêu chuẩn quy định.


  • Điểu tra và đánh giá trên thực tế.

  • Quan sát và kiểm tra trên thực tế.

  • Đối chiếu với tiêu chuẩn quy định.

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT Mã số công việc: C2

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Chuẩn bị mẫu đất, phân tích các chỉ tiêu lý tính, sinh tính, hóa tính của đất.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Xác định đúng, đầy đủ các tính chất lý tính, sinh tính, hóa tính của đất;

    • Xử lý kết quả phân tích một cách chính xác.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Xử lý mẫu đất;

      • Thực hiện xây dựng mẫu;

      • Phân tích;

      • Khách quan trong việc đánh giá kết quả phân tích;

      • Sử dụng các loại trang thiết bị xử lý mẫu và phân tích đất.

      • Sử dụng máy vi tính.

    2. Kiến thức

    • Am hiểu các phương pháp xác định thành phần cơ giới đất;

    • Am hiểu các phương pháp xác định tính chất lý tính, sinh tính, hóa tính của đất;

    • Phưởng pháp xử lý số liệu;

    • Phương pháp xử lý mẫu đất;

    • Quy định về các loại mẫu;

    • Phương pháp xây dựng mẫu đất;

    • Mối liên hệ giữa lý tính và các tính chất khác của đất;

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bàn chia mẫu, các loại khay, sàng, rây đất các cỡ, túi đựng mẫu, hộp nhôm;

    • Cân kỹ thuật, tủ bảo quản mẫu, nhãn ghi tên mẫu;

    • Cân kỹ thuật, cân điện tử, các loại khay, sàng đất các cỡ, túi đựng mẫu, hộp nhôm, tủ bảo quản mẫu. mẫu, đèn cồn, lọ các loại, chai đựng mẫu, máy li tâm, máy lắc;

    • Máy vi tính, máy tính;

    • Giấy bút ghi chép.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Xác định đúng, đầy đủ các tính chất lý tính, sinh tính, hóa tính của đất.

  • Xử lý kết quả phân tích một cách chính xác.

  • Rút mẫu để đánh giá trên thực tế.

  • Theo dõi quá trình xử lý, ghi chép số liệu.

Tên công việc: LỰA CHỌN VÀ THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM

Mã số công việc: C3

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Thu thập, lựa chọn các kiểu vườn ươm và thiết kế hệ thống tưới tiêu, nhà che phủ, hệ thống điện.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thu thập đầy đủ các thông tin về các bản vẽ mẫu các loại vườn ươm;

    • Lựa chọn kiểu vườn ươm phù hợp với loài cây thuốc lá và điều kiện sản xuất thực tế;

    • Vẽ và thiết kế vườn ươm đúng, đầy đủ các hệ thống tưới, tiêu; hệ thống che phủ; hệ thống điện;

    • Lập dự toán xây dựng chính xác với bản vẽ thiết kế và thị trường thời điểm hiện tại.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Đọc bản vẽ kỹ thuật;

      • Lựa chọn các loại vườn ươm;

      • Thiết kế nhà xưởng;

      • Thiết kế hệ thống điện;

      • Đo đạc, tính toán, ghi chép;

      • Kỹ năng viết, tính toán;

    2. Kiến thức

    • Am hiểu về các kiểu mẫu vườn ươm;

    • Năm chắc các tiêu chuẩn về các hệ thống tưới, tiêu; hệ thống nhà che phủ; hệ thống điện;

    • Phương pháp lập kế hoạch, dự toán.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bản vẽ, danh mục các loại vườn ươm.

    • Máy tính, giấy bút, thước đo các loại…

    • Giấy A0, máy tính, thước các loại

    • Máy tính, sổ sách…

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Thu thập đầy đủ các thông tin về các bản vẽ mẫu các loại vườn ươm.

  • Vẽ và thiết kế vườn ươm đúng, đầy đủ các hệ thống tưới, tiêu; hệ thống che phủ; hệ thống điện;

  • Lập dự toán xây dựng chính xác với bản vẽ thiết kế và thị trường thời điểm hiện tại.

  • Đọc, kiểm tra kết quả thu thập.

  • So sánh với bản thiết kế và với yêu cầu sử dụng.

  • Kiểm tra, đối chiếu với bản thiết kế.

Tên công việc: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ, VẬT TƯ TRANG THIẾT BỊ

Mã số công việc: C4

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Lựa chọn vật tư, dụng cụ, trang thiết bị, tính toán số lượng và lựa chọn nhà cung cấp. Nhận và kiểm tra vận hành thử các loại công cụ sau đó phân loại sắp xếp, bảo quản.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Lựa chọn vật tư, dụng cụ, trang thiết bị đầy đủ, đúng số lượng theo quy trình kỹ thuật sản xuất;

    • Lựa chọn nhà cung cấp hàng đảm bảo uy tín, chất lượng;

    • Dụng cụ, vật tư được giao nhận, kiểm tra đúng như theo đơn đặt hàng trong hợp đồng.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Phân tích, lựa chọn;

      • Tính toán;

      • Phân tích, giao tiếp, đàm phán;

      • Quan sát, ghi chép, đọc bản hướng dẫn, vận hành.

    2. Kiến thức

    • Am hiểu về kỹ thuật làm vườn ươm;

    • Am hiểu quy trình trồng cây thuốc lá;

    • Hiểu cách viết hợp đồng kinh tế;

    • Có kiến thức sơ bộ về cơ khí nông nghiệp.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bản kế hoạch sản xuất;

    • Giấy, bút;

    • Danh mục nhà cung cấp, mẫu hợp đồng, đơn đặt hàng.;

    • Danh mục vật tư, dụng cụ, trang thiết bị, bản hướng dẫn sử dụng;

    • Sổ nhập hàng, thiết bị , hợp đồng, dụng cụ đo đạc, kiểm tra.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Lựa chọn vật tư, dụng cụ, trang thiết bị đầy đủ, đúng số lượng theo quy trình kỹ thuật sản xuất.

  • Giao nhận, kiểm tra đúng như theo đơn đặt hàng trong hợp đồng.

  • Kiểm tra, đối chiếu với danh mục dụng cụ, vật tư và thiết bị để nhân giống cây thuốc lá.

  • Kiểm tra, đối chiếu với hợp đồng.


Tên công việc: CHIA LÔ VƯỜN ƯƠM Mã số công việc: C5

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Đo đặc, định vị trí lô, chia lô theo thiết kế xây dựng vườn ươm

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Vị trí các lô vườn ươm được đo đạc, chia phù hợp và đúng theo yêu cầu kỹ thuật xây dựng vườn ươm;

    • Ranh giới lô được xác định rõ ràng, đúng yêu cầu kỹ thuật.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Có năng lực tổng hợp, quy hoạch vườn ươm thành thạo;

      • Thành thạo xác định vị trí, ranh giới lô;

    2. Kiến thức

    • Am hiểu các phương pháp quy hoạch và thiết kế vườn ươm;

    • Năm được các phương pháp đo đặc, tính toán diện tích khu vực.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Cuốc, dao, cây, que để làm cọc;

    • Thước đo;.

    • Thước đo, dây căng để chia ranh giới.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Quy hoạch, phân chia các lô vườn ươm phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện thực tế.

  • Kết quả phân chia lô rõ ràng, dễ hiểu, dễ sử dụng.

  • So sánh đối chiếu với bản thiết kế và điều kiện thực tế.

  • Quan sát, kiểm tra sử dụng.


Tên công việc: THỰC HIỆN LÀM VƯỜN ƯƠM Mã số công việc: C6

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Đọc bản vẽ, khảo sát hiện trường, nhận vật tư, thực hiện lắp đặt và vận hành thử

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Bản vẽ được đọc, phân tích đầy đủ về bố cục, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật;

    • Vườn ươm được làm đúng theo thiết kế và quy trình kỹ thuật;

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Có năng lực đọc bản vẽ kỹ thuật và lắp ráp các thiết bị làm vườn ươm;

      • Tính toán, phân tích;

      • Vận hành, kiểm tra.

    2. Kiến thức

    • Am hiểu về vẽ kỹ thuật; sức bền vật liệu

    • Khảo sát, thiết kế;

    • Toán học;

    • An toàn lao động;

    • Cơ - điện;

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bản vẽ thiết kế, các dụng cụ đo vẽ;

    • Số ghi chép, phiếu ghi kết quả khảo sát, dụng cụ đo;

    • Bản dự toán, số giao nhận, kho bãi;

    • Vật tư trang thiết bị, bản hướng dẫn lắp đặt, dụng cụ lắp đặt

    • Quy trình hướng dẫn, vật liệu che phủ, dụng cụ lắp ráp;

    • Bản hướng dẫn sử dụng, nhà che phủ, dụng cụ, trang thiết bị phù trợ;

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Đọc, phân tích bản vẽ kỹ thuật.

  • Hệ thống vườn ươm có thể hoạt động tốt, không gặp sự cố, hỏng hóc trong quá trình sử dụng.

  • Dựa theo kết quả đã có trên bản thiết kế tổng thể.

  • Theo dõi quá trình sử dụng,


Tên công việc: KHẢO SÁT TRẠNG THÁI BỀ MẶT ĐẤT

Mã số công việc: D1

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Khảo sát thực tế về địa hình, thảm thực vật và phẫu diện đất nơi định xây dựng vườn ươm.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Khảo sát địa hình, thảm thực vật chính xác;

    • Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình đào và mô tả hình thái phẫu diện đất;

    • Lấy mẫu đất đại diện cho vùng, đúng dung lượng và tiêu chuẩn quy định.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Có năng lực quan sát, đánh giá, phân tích địa hình, thảm thực vật;

      • Thành thạo trong việc lấy mẫu đất.

    2. Kiến thức

    • Khảo sát địa hình;

    • Đo đạc;

    • Am hiểu mối quan hệ giữa thực bì và độ phì nhiêu của đất;

    • Phương pháp mô tả và đánh giá phẫu diện

    • Cách bảo quản mẫu;

    • Quy định về các loại mẫu đất.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Thước dây, thước mét;

    • Sổ sách ghi chép;

    • Dụng cụ đào phẫu diện;

    • Thước cm;

    • Kính lúp;

    • Các dụng cụ lấy mẫu và đựng mẫu.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Khảo sát địa hình, thảm thực vật chính xác.

  • Đào và mô tả phẫu diện đất đúng vị trí, hình thái phẫu diện được thể hiện chính xác.

  • Lấy mẫu đất đại diện cho vùng, đúng dung lượng và tiêu chuẩn quy định.


  • Điểu tra và đánh giá trên thực tế.

  • Quan sát và kiểm tra trên thực tế.

  • Đối chiếu với tiêu chuẩn quy định.

Tên công việc: XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT Mã số công việc: D2

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Chuẩn bị mẫu đất, phân tích các chỉ tiêu lý tính, sinh tính, hóa tính của đất.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Xác định đúng, đầy đủ các tính chất lý tính, sinh tính, hóa tính của đất;

    • Xử lý kết quả phân tích một cách chính xác.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Xử lý mẫu đất;

      • Thực hiện xây dựng mẫu;

      • Phân tích;

      • Khách quan trong việc đánh giá kết quả phân tích;

      • Sử dụng các loại trang thiết bị xử lý mẫu và phân tích đất.

      • Sử dụng máy vi tính.

    2. Kiến thức

    • Am hiểu các phương pháp xác định thành phần cơ giới đất;

    • Am hiểu các phương pháp xác định tính chất lý tính, sinh tính, hóa tính của đất;

    • Phưởng pháp xử lý số liệu;

    • Phương pháp xử lý mẫu đất;

    • Quy định về các loại mẫu;

    • Phương pháp xây dựng mẫu đất;

    • Mối liên hệ giữa lý tính và các tính chất khác của đất;

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bàn chia mẫu, các loại khay, sàng, rây đất các cỡ, túi đựng mẫu, hộp nhôm;

    • Cân kỹ thuật, tủ bảo quản mẫu, nhãn ghi tên mẫu;

    • Cân kỹ thuật, cân điện tử, các loại khay, sàng đất các cỡ, túi đựng mẫu, hộp nhôm, tủ bảo quản mẫu. mẫu, đèn cồn, lọ các loại, chai đựng mẫu, máy li tâm, máy lắc;

    • Máy vi tính, máy tính;

    • Giấy bút ghi chép.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Xác định đúng, đầy đủ các tính chất lý tính, sinh tính, hóa tính của đất.

  • Xử lý kết quả phân tích một cách chính xác.

  • Rút mẫu để đánh giá trên thực tế.

  • Theo dõi quá trình xử lý, ghi chép số liệu.

Tên công việc: PHÂN LÔ Mã số công việc: D3

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xác định vị trí, diện tích các lô trong khu vực xây dựng vườn.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Khảo sát thực địa và xác định diện tích, hướng lô chính xác, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật;

    • Phân lô đúng ranh giới, theo thiết kế vườn trồng.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Khảo sát thực địa;

      • Sử dụng các loại dụng cụ máy móc dùng để đo;

      • Thành thạo trong việc xác định hướng lô; đánh dấu ranh giới lô.

      • Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ và máy móc;

    2. Kiến thức

    • Am hiểu kiến thức về đất, đo đạc trong nông lâm nghiệp;

    • Phương pháp khảo sát địa hình;

    • Am hiểu quy hoạch, thiết kế vườn trồng.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Cuốc, dao, các loại thước đo;

    • Thước mét, thước dây, cọc cắm, cuốc, xẻng;

    • Máy đo diện tích;

    • Sổ sách ghi chép;

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Xác định diện tích, hướng lô chính xác, đúng theo thiết kế.

  • Phân lô đúng ranh giới, theo thiết kế vườn trồng.

  • Đo tính, kiểm tra hướng lô bằng dụng vụ đo đạc.

  • Kiểm tra, đối chiếu theo bản thiết kế.

Tên công việc: CHIA KHOẢNH Mã số công việc: D4

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xác định vị trí, diện tích các khoảng trong khu vực xây dựng vườn

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Khảo sát thực địa về tình trạng thực địa và vị trí địa hình, thảm thực vật được mô tả chính xác;

    • Xác định diện tích khoảnh và đánh dấu ranh giới khoảnh đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật;

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Có năng lực khảo sát thực địa;

      • Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ máy móc dùng để đo;

      • Thành thạo trong việc đánh dấu ranh giới khoảnh.

    2. Kiến thức

    • Am hiểu kiến thức về đất, đo đạc trong nông lâm nghiệp;

    • Phương pháp khảo sát địa hình;

    • Am hiểu quy hoạch, thiết kế vườn trồng.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Cuốc, dao, các loại thước đo;

    • Thước mét, thước dây, cọc cắm, cuốc, xẻng;

    • Máy đo diện tích;

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Mổ tả tình trạng thực địa về vị trí địa hình, thảm thực vật chính xác đầy đủ.

  • Xác định diện tích và ranh giới khoảnh đúng theo yêu cầu kỹ thuật thiết kế.

  • Kiểm tra và đối chiếu với thực tế.

  • Kiểm tra, đối chiếu theo bản thiết kế.

Tên công việc: THIẾT KẾ LÔ Mã số công việc: D5

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xác định vị trí, diện tích các lô trồng trong khu vực vườn

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thực hiện đúng quy trình thiết kế lô trồng;

    • Lô trồng đúng, đủ về diện tích và chính xác về hướng theo thiết kế.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Thiết kế lô trồng cây;

      • Thành thạo sử dụng các máy móc dùng để đo đạc.

    2. Kiến thức

    • Hiểu biết về kỹ thuật thiết kế lô cây trồng;

    • Phương pháp khảo sát địa hình

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Cuốc, dao, các loại thước đo;

    • Thước mét, thước dây, cọc cắm, cuốc, xẻng;

    • Máy đo diện tích;

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Lô trồng được thiết kế đầy đủ diện tích và đúng hướng, thuận tiện cho việc đi lại, chăm sóc, khai thác vận chuyển.

- So sánh đối chiếu với bản thiết kế vườn trồng cây thuốc lá.

Tên công việc: THIẾT KẾ ĐƯỜNG ĐI Mã số công việc: D6

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xác định vị trí, diện tích đường đi trong khu vực vườn.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thực hiện đúng quy trình thiết kế đường đi trong vườn;

    • Đường đi được thiết kế đúng vị trí, diện tích và hướng.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Thiết kế đường đi;

      • Thành thạo sử dụng các máy móc dùng để đo đạc;

      • Thành thạo trong việc xác định diện tích đường đi và đánh dấu ranh giới đường.

      • Tính toán diện tích.

    2. Kiến thức

    • Hiểu biết về kỹ thuật thiết kế đường đi;

    • Phương pháp khảo sát địa hình;

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Cuốc, dao, các loại thước đo;

    • Thước mét, thước dây, cọc cắm, cuốc, xẻng;

    • Máy đo diện tích;

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Đường đi được thiết kế đầy đủ diện tích và đúng hướng, thuận tiện cho việc đi lại, chăm sóc, khai thác vận chuyển.

- So sánh đối chiếu với bản thiết kế vườn trồng cây thuốc lá.

Tên công việc: THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG, KHO CHỨA

Mã số công việc: D7

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xác định vị trí, diện tích nhà xưởng, kho chứa trong khu vực xây dựng vườn

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thực hiện đúng quy trình thiết kế nhà xưởng, kho chứa;

    • Nhà xưởng, kho chứa được thiết kế đúng vị trí, diện tích, hướng và được xác định cụ thể về ranh giới.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Thiết kế nhà xưởng, kho chứa;

      • Thành thạo sử dụng các máy móc dùng để đo đạc;

      • Thành thạo trong việc xác định diện tích nhà xưởng, kho chứa và đánh dấu ranh giới.

      • Tính toán diện tích.

    2. Kiến thức

    • Hiểu biết về kỹ thuật thiết kế nhà xưởng, kho chứa;

    • Phương pháp khảo sát địa hình;

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Cuốc, dao, các loại thước đo;

    • Thước mét, thước dây, cọc cắm, cuốc, xẻng;

    • Máy đo diện tích;

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Nhà xưởng, kho chứa được thiết kế đầy đủ diện tích và đúng hướng, thuận tiện cho việc đi lại, chăm sóc, khai thác vận chuyển và lưu trữ các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị.


- So sánh đối chiếu với bản thiết kế vườn trồng cây thuốc lá.

Tên công việc: THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU

Mã số công việc: D8

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xác định loại hệ thống tưới, vị trí, diện tích trong khu vực vườn trồng

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thu thập thông tin về các hệ thống tưới, tiêu đầy đủ, chính xác;

    • Thực hiện đúng quy trình thiết kế hệ thống tưới tiêu;

    - Xác định vị trí và diện tích dành cho hệ thống tưới phù hợp, chính xác và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Thiết kế hệ thống tưới, tiêu;

      • Thành thạo sử dụng các máy móc dùng để đo đạc;

      • Tính toán diện tích;

      • Thành thạo trong việc sử dụng hệ thống tưới.

    2. Kiến thức

    • Hiểu biết về kỹ thuật thiết kế hệ thống tưới, tiêu;

    • Hiểu các tiêu chuẩn, tính năng tác dụng của hệ thống tưới.

    • Phương pháp khảo sát địa hình;

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bản vẽ, giấy bút ghi chép;

    • Bản vẽ, thiết kế, sơ đồ;

    • Dụng cụ, trang thiết bị xác định diện tích.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Hệ thống tưới, tiêu được thiết kế đầy đủ diện tích và đúng hướng, đúng vị trí, thuận tiện cho việc chăm sóc và gây trồng cây thuốc lá.

- So sánh đối chiếu với bản thiết kế vườn trồng cây thuốc lá.

Tên công việc: LỰA CHỌN THỜI VỤ GIEO ƯƠM Mã số công việc: E1

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xác định đặc điểm điều kiện khí hậu nơi trồng; lựa chọn loại giống cây thuốc lá phù hợp để trồng; xác định thời vụ gieo ươm.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Đặc điểm điều kiện khí hậu của khu vực trồng được xác định đầy đủ, chính xác ( độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ bình quân, mực nước ngầm...).

    • Loại giống cây thuốc lá được lựa chọn phù hợp điều kiện khí hậu, sản xuất và nhu cầu của thị trường.

    • Thời vụ gieo ươm được lựa chọn đúng, phù hợp với điều kiện khí hậu và phương thức sản xuất cây con thuốc lá.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Tổng hợp, điều tra;

      • Phân tích, lựa chọn;

    2. Kiến thức

    • Khí tượng học, sinh thái học;

    • Phương pháp xác định loại giống cây thuốc lá;

    • Đặc điểm của các loại giống cây thuốc lá;

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bút, giấy, sổ ghi chép;

    • Danh mục các loại giống cây thuốc lá;

    • Sổ sách ghi chép;

    • Tài liệu khí hậu nơi trồng;

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá


  • Xác định các điều kiện khí hậu của khu vực trồng cây thuốc lá;

  • Lựa chọn được giống phù hợp điều kiện khí hậu, sản xuất và nhu cầu của thị trường.

  • Lựa chọn được thời vụ gieo ươm đúng, phù hợp với điều kiện khí hậu và phương thức sản xuất cây con thuốc lá.

  • Kiểm tra, đối chiều với các đặc điểm khí hậu của khu vực nơi trồng.

  • Kiểm tra, đối chiếu với các tiêu chuẩn của giống cây thuốc lá tốt, đối chiếu với nhu cầu thực tế của thị trường.

  • Kiểm tra kết quả, so sánh với đặc điểm khí hậu, điều kiện tự nhiên của nơi trồng.

Tên công việc: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ, VẬT LIỆU NHÂN GIỐNG

Mã số công việc: E2

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Lựa chọn vật tư, dụng cụ, trang thiết bị, tính toán số lượng, đặt hàng, giao nhận hàng, phân loại, sắp xếp và bảo quản đúng quy định.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Lựa chọn vật tư, dụng cụ, trang thiết bị đầy đủ, đúng số lượng theo quy trình kỹ thuật sản xuất;

    • Lựa chọn nhà cung cấp hàng đảm bảo uy tín, chất lượng;

    • Dụng cụ, vật tư được giao nhận, kiểm tra đúng như theo đơn đặt hàng trong hợp đồng.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Phân tích, lựa chọn;

      • Tính toán;

      • Phân tích, giao tiếp, đàm phán;

      • Quan sát, ghi chép, đọc bản hướng dẫn, vận hành.

    2. Kiến thức

    • Am hiểu về kỹ thuật làm vườn ươm;

    • Am hiểu quy trình trồng cây thuốc lá;

    • Hiểu cách viết hợp đồng kinh tế;

    • Có kiến thức sơ bộ về cơ khí nông nghiệp.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bản kế hoạch sản xuất;

    • Giấy, bút;

    • Danh mục nhà cung cấp, mẫu hợp đồng, đơn đặt hàng.;

    • Danh mục vật tư, dụng cụ, trang thiết bị, bản hướng dẫn sử dụng;

    • Sổ nhập hàng, thiết bị , hợp đồng, dụng cụ đo đạc, kiểm tra.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Lựa chọn vật tư, dụng cụ, trang thiết bị đầy đủ, đúng số lượng theo quy trình kỹ thuật sản xuất.

  • Giao nhận, kiểm tra đúng như theo đơn đặt hàng trong hợp đồng.

  • Kiểm tra, đối chiếu với danh mục dụng cụ, vật tư và thiết bị để nhân giống cây thuốc lá.

  • Kiểm tra, đối chiếu với hợp đồng.

Tên công việc: LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM Mã số công việc: E3

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Chọn đất; cày bừa đất; lên luống gieo ươm

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Đất được chọn có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, có độ pH 5,8-7, chủ động tưới tiêu; đất vụ trước không trồng cây thuốc lá, cây họ cà, dưa chuột;

    • Đất phải đủ ánh sáng, sạch cỏ dại, sạch nguồn gây bệnh cho cây thuốc lá;

    • Đất phải được cày, bừa, cuốc lần 1 sâu 20-25 cm, phơi ải trước ngày gieo 3-4 tuần;

    • Đất được đập nhỏ, lên thành luống rộng 0,8-1m, cao từ 20-25 cm. Khoảng cách giữa 2 luống 40-50 cm;

    • Bề mặt luống được xới và làm nhỏ, sâu 7-8 cm; được loại bỏ gốc, rễ cây và tạp vật ra khỏi mặt luống.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Xác định thành phần cơ giới, tổng hợp, lựa chọn đất;

      • Cày, bừa, lên luống gieo ươm;

      • Tính toán, đo đạc;

    2. Kiến thức

    • Nắm được các loại đất chính và cách xác định thành phần cơ giới;

    • Kỹ thuật làm đất để gieo hạt cây thuốc lá;

    • Đo đạc, tính toán thủ công đơn giản;

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bảo hộ lao động;

    • Dụng cụ làm đất và phòng trừ sâu bệnh hại;

    • Dụng cụ cân, đong phân;

    • Thước đo dài, đo cao;

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá


  • Chuẩn bị dụng cụ, vật tư theo kế hoạch;

  • Lựa chọn đất;

  • Đập nhỏ và phơi ải đất;

  • Lên luống;

  • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  • Đếm về số lượng, kiểm tra chất lượng từng dụng cụ;

  • Kiểm tra thành phần cơ giới bằng phương pháp vê con giun;

  • Quan sát và theo dõi quá trình làm đất;

  • Quan sát, dùng thước để đo chiều rộng, chiều cao của luống gieo hạt;

  • Kiểm tra thực tế và đối chiếu với quy định ATLĐ đối với quy định làm đất để gieo hạt.

Tên công việc: XỬ LÝ ĐẤT GIEO ƯƠM Mã số công việc: E4

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xác định thời gian xử lý; xác định phương pháp xử lý đất; thực hiện xử lý đất.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Đất được xử lý trước khi gieo 3-5 ngày;

    • Xác định được hai phương xử lý đất ( phương pháp hóa chất và phương pháp nhiệt);

    • Xử dụng được một số loại dung dịch hóa chất Ridomil 0,3% (30 g Ridomil trong 10 lít nước) hoặc dung dịch CuSO4 1% với định mức 30 lít dung dịch / 10 m2 mặt luống;

    • Đốt rơm rạ, lá cây hoặc tủ kín mặt luống bằng nilon.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

        • Đọc tài liệu, tổng hợp;

      • Tính toán nồng đồng dung dịch;

      • Xử lý đất.

    2. Kiến thức

    • Kỹ thuật xử lý đất gieo ươm;

    • Kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bút, giấy;

    • Tài liệu kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá;

    • Bộ dụng cụ khử trùng đất, bảo hộ lao động.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Thời gian lý đất trước khi gieo 3-5 ngày;

  • Xác định được hai phương xử lý đất ( phương pháp hóa chất và phương pháp nhiệt);

  • Tính toán nồng độ dung dịch hóa chất Ridomil 0,3% (30 g Ridomil trong 10 lít nước) hoặc dung dịch CuSO4 1% với định mức 30 lít dung dịch / 10 m2 mặt luống;

  • Đốt rơm rạ, lá cây hoặc tủ kín mặt luống bằng nilon.


  • Kiểm tra, thoi dõi trình tự xử lý đất.

  • Hỏi trực tiếp, kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm.

  • Ra bài tập, kiểm tra đáp án.

  • Bám sát quá trình thực hiện, kiểm tra trực tiếp trên hiện trường.

Tên công việc: BÓN PHÂN LÓT Mã số công việc: E5

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xác định liều lượng phân bón; xác định phương pháp bón; thực hiện bón phân lót.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Lương phân bón lót đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây con và được định lượng 10 m2 mặt luống: 60-80 kg phân hữu cơ hoai mục; 1-2 kg Supe lân; 100-200 g Nitrat Amoon; 100- 200 g Kali sunphat;

    • Phương pháp bón được xác định đúng, phù hợp với điều kiện sản xuất và khí hậu;

    • Phân bón lót được rải đều trên mặt luống và được trộn đều với lấp đất mặt, dày 10 cm, đúng chủng loại, liều lượng và mặt luống phẳng.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Đọc tài liệu, tính toán, tổng hợp;

      • Đọc tài liệu, tổng hợp, ra quyết định;

      • Định lượng phân bón lót và bón phân lót.

    2. Kiến thức

    • Tính toán, xác định liều lượng phân bón;

    • Phương pháp bón phân;

    • Đặc điểm, cách sử dụng một số loại phân bón;

    • Kỹ thuật bón phân lót.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bút, giấy, máy tính tay;

    • Tài liệu hướng dẫn cách xác định liều lượng phân bón lót;

    • Cuốc, xẻng, dụng cụ thủ công;

    • Bảo hộ lao động.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Xác định liều lượng phân bón lót cho cây con : 60-80 kg phân hữu cơ hoai mục; 1-2 kg Supe lân; 100-200 g Nitrat Amoon; 100-200 g Kali sunphat;

    • Lựa chọn phương pháp bón phù hợp với điều kiện sản xuất và khí hậu;

    • Bón phân lót, rải đều trên mặt luống và được trộn đều với lấp đất mặt, dày 10 cm, đúng chủng loại, liều lượng và mặt luống phẳng.

    • Kiểm tra kết quả tính toán, đối chiếu với kết quả.

    • Hỏi trực tiếp, kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm.

    • Quan sát thực hiện, kiểm tra trực tiếp trên hiện trường.

    Tên công việc: XỬ LÝ HẠT GIỐNG Mã số công việc: E6

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Xác định mật độ, khối lượng hạt giống cần xử lý, ngâm hạt, khử trùng hạt, ủ hạt.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Xác định mật độ và khối lượng hạt giống cây thuốc lá cần xử lý hạt đảm bảo đúng, đủ, phù hợp với diện tích cần gieo ươm (5-7 g / 10 m2 ML), đảm bảo mật độ 400-450 cây / m 2;

      • Ngâm hạt trong nước ấm (55-75oC), trong 4-6 giờ;

      • Khử trùng hạt bằng một số loại thuốc chuyên dụng trong 10 phút (CuSO4 1%; Formalin 1 / 50) ; nguồn bệnh bị tiêu diệt;

      • Ủ hạt đúng theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo hạt nứt nanh và nảy mầm đều trên 98%;

      • Thời gian thực hiện theo định mức;

      • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

        • Tính toán, xác định mật độ;

        • Pha chế chất xử lý;

        • Khử trùng hạt giống;

        • Ủ hạt;

        • Theo dõi, quan sát, đánh giá sự nảy mầm của hạt giống.

      2. Kiến thức

      • Am hiểu kỹ thuật xử lý hạt giống;

      • Các phương pháp tính tỷ lệ nảy mầm.

    4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      • Giấy, bút, máy tính tay;

      • Bảng mật độ gieo ươm cây thuốc lá;

      • Bộ dụng cụ ngâm, khử trùng, ủ hạt giống thuốc lá;

      • Bảo hộ lao động, bảng quy trình khử trùng hạt giống thuốc lá.

    5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá


  • Loại bỏ các hạt lép, nấm, sâu bệnh;

  • Xác định khối lượng hạt giống;

  • Xử lý hạt giống;

  • Ngâm hạt trong nước ấm;

  • Tỷ lệ nứt nanh và nảy mầm;

  • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  • Quan sát và kiểm tra bằng dụng cụ khử trùng hạt giống;

  • Quan sát và cân khối lượng hạt giống;

  • Theo dõi thời gian, kiểm tra sản phẩm, đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật.

  • Dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ nước, quan sát đồng hồ.

  • Quan sát, điều tra, tính tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.

  • Kiểm tra thực tế và đối chiếu với quy định ATLĐ đối với quy trình xử lý hạt giống.

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: GIEO HẠT LÊN LUỐNG Mã số công việc: E7

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Chuẩn bị dụng cụ, vật tư; xác định thời gian gieo, cách gieo; gieo hạt.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Chuẩn bị dụng cụ, vật tư gieo hạt đầy đủ về số lượng, chất lượng và đảm bảo thuận lợi cho gieo ươm;

    • Xác định thời điểm gieo đúng mùa vụ trồng;

    • Thực hiện gieo hạt đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm trên 90%;

    • Thời gian thực hiện theo định mức;

    • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Quan sát, lựa chọn dụng cụ, thiết bị;

      • Phân tích, lựa chọn phương pháp gieo hạt;

      • Tính toán xác định mật độ gieo hạt.

      • Gieo hạt.

    2. Kiến thức

    • Trình bày được danh mục và các yêu cầu kỹ thuật về dụng cụ, thiết bị phục vụ gieo ươm;

    • Trình bày được các phương pháp gieo hạt;

    • Hiểu được yêu cầu thời điểm gieo hạt thuốc lá;

    • Nắm được cánh xác định mật độ của hạt gieo / m 2.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Vườn ươm giống, dụng cụ làm vườn, dụng cụ gieo hạt;

    • Lịch gieo trồng, kế hoạch sản xuất, giấy, bút;

    • Tài liệu hướng dẫn gieo hạt thuốc lá;

    • Hạt, giá thể, khay, đất, dụng cụ đựng hạt thuốc lá.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá


  • Chuẩn bị dụng cụ vật tư trang thiết bị;

  • Xác định thời điểm gieo;

  • Lựa chọn phương pháp gieo hạt;

  • Gieo hạt;

  • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  • Quan sát, đối chiếu với bảng dụng cụ, trang thiết bị cần có để gieo hạt;

  • Kiểm tra và đối chiếu với quy trình kỹ thuật gieo hạt cây thuốc lá;

  • Kiểm tra, giám sát quá trình lựa chọn cách gieo hạt.

  • Quan sát, điều tra mật độ hạt / m 2, đồng thời giám sát kỹ thuật gieo hạt.

  • Kiểm tra thực tế và đối chiếu với quy định ATLĐ đối với quy trình gieo hạt.

Tên công việc: LÀM GIÀN CHE CHO LUỐNG GIEO ƯƠM

Mã số công việc: E8

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu làm giàn và mái che; xác định kích thước và các nguyên liệu làm giàn và mái che; thực hiện làm giàn và mái che.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, vật liệu làm gian che được chuẩn bị đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật;

    • Nguyên liệu làm giàn và mái che là tranh, tre, nứa,lá hoặc dùng các tấm nilon trắng, lưới nilon;

    • Giàn che bằng tre, nứa hoặc tầm vông bề ngang 2,5 - 3 cm, dài 2,5 -3 m, uốn cong hình bán nguyệt và cắm dọc theo chiều dài luống. Chân cung tre cắm phía ngoài chân luống. Mỗi m chiều dài buộc 4-5 thanh dọc phía mặt trong;

    • Mái che bằng nilon (polyethylen), bên ngoài tấm nilon dùng dây buộc chằng chéo để trống gió thổi. Đỉnh mái che cách mặt luống 70-80 cm, hai mép mai che cách mặt luống 20 cm.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Tổng hợp, ghi nhớ;

      • Phân tích, lựa chọn các loại kích thước mái che;

      • Làm mái che, đo, tính toán.

    2. Kiến thức

    • Am hiểu về các dụng cụ, vật liệu để làm giàn che;

    • Am hiểu về yêu cầu kỹ thuật của kích thước làm mái che;

    • Có hiểu biết về các loại kích thước mái che cho luống bầu, khay ươm;

    • Kỹ thuật làm mái che cho luống bầu, khay ươm cây con thuốc lá.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Danh mục các dụng cụ, vật liệu làm giàn che;

    • Thước dây, dao, cưa, búa, đinh, ốc vít, dây thép buộc, nilon trắng.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Dụng cụ, vật liệu làm gian che được chuẩn bị đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật;

  • Giàn che bằng tre, nứa hoặc tầm vông bề ngang 2,5 - 3 cm, dài 2,5 -3 m, uốn cong hình bán nguyệt và cắm dọc theo chiều dài luống. Chân cung tre cắm phía ngoài chân luống. Mỗi m chiều dài buộc 4-5 thanh dọc phía mặt trong;

  • Mái che bằng nilon (polyethylen), bên ngoài tấm nilon dùng dây buộc chằng chéo để trống gió thổi. Đỉnh mái che cách mặt luống 70-80 cm, hai mép mai che cách mặt luống 20 cm.

  • Kiểm tra, đối chiếu với bảng danh mục các dụng vụ, vật liệu để làm giàn che.

  • Quan sát trên hiện trường thực tế.

  • Quan sát trên hiện trường thực tế.

Tên công việc: CHĂM SÓC, PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO LUỐNG GIEO

Mã số công việc: E9

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Che phủ mặt luống; phun thuốc phòng kiến; tưới nước; phòng trừ sâu bệnh hại.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Mặt luống được che phủ bằng bằng rơm rạ sạch;

    • Má luống và xung quanh vườn ươm được phun thuốc phòng kiến tha hạt;

    • Tưới nước thì tùy theo mùa vụ và tình hình thời tiết mà quyết định liều lượng sao cho phù hợp.

    • Định kỳ 7-10 ngày phun phòng trừ bằng thuốc Ridomil để phòng trừ rệp, mốc xanh...;

    • Sâu, rệp được phát hiện sớm và bị trừ bằng thuốc Selecron đúng nồng độ và liều lượng ghi trên vỏ bao bì;

    • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Chăm sóc, tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại;

      • Tính toán, pha hóa chất, phun thuốc, quan sát.

    2. Kiến thức

    • Nắm được các phương pháp che phủ, tưới nước, bón phân;

    • hiểu được yêu cầu về ánh sáng (nhiệt độ), nước tưới, phân bón cho cây con giai đoạn vườn ươm;

    • Nắm được các phương pháp quản lý sâu, bệnh hại cho cây con thuốc lá.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Vật liệu che phủ, vườn ươm;

    • Dụng cụ bón phân, tưới nước; phân bón;

    • Vật tư, dụng cụ quản lý, bảng biểu điều tra, sổ sách ghi chép;

    • Danh mục các loại sâu bệnh hại vườn ươm đối với cây thuốc lá.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Che phủ và điều chỉnh chế độ ánh sáng;

  • Tưới nước;

  • Điều tra, phát hiện và xử lý kịp thời sâu bệnh hại;

  • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  • Quan sát, đo đếm, xác định độ che phủ cho cây con giai đoạn vườn ươm;

  • Quan sát, ghi chép thời gian tưới nước, bón phân và đối chiếu với quy trình kỹ thuật;

  • Điều tra sâu bệnh hại, đánh giá tỷ lệ và mức độ nguy hại của sâu bệnh đối với cây thuốc lá;

  • Kiểm tra thực tế và đối chiếu với quy định ATLĐ đối với quy trình chăm sóc.

Tên công việc: LÀM ĐẤT ĐÓNG BẦU Mã số công việc: E10

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Chọn loại đất đóng bầu; bón phân lót; khử trùng hỗn hợp đất bầu.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Đất được chọn là loại đất phù sa, đất bùn ao phơi khô hoặc đất ruồng phơi ải;

    • Bổ sung thêm phân hữu cơ ( 3-4 phần đất bầu được trộn với 1 phần hữu cơ hoai mục), và phân vô cơ ( 10 kg Supelan + 200 g Nitrat Amon +200 g Kali sun phát trộn đều với 1m3 hỗn hợp bầu đất và phân hữu cơ);

    • Hỗn hợp bầu đất được khử trùng bằng hỗn hợp: 90 g Ridomil pha trong 30 lít nước hoặc 300 g CuSO4 trong 30 lít nước, tưới và đảo đều cho 1 m3 hỗn hợp đất bầu.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Quan sát, đánh giá, chọn đất;

      • Tính toán, xác định các thành phần, đảo và bón phân lót;

      • Tính toán, khử trùng hỗn hợp đất bầu.

    2. Kiến thức

    • Kỹ thuật bón phân lót;

    • Đất - phân bón;

    • Kỹ thuật nhân giống cây con thuốc;

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút.

    • Tài liệu đặc điểm các loại đất

    • Bộ dụng cụ bón phân;

    • Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật bón phân lót;

    • Các loại phân bón;

    • Bộ dụng cụ khử trùng đất (bình ô doa, cuốc, xẻng, bảo hộ lao động..);

    • Hỗn hợp thuốc khử trùng đất.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Đất được chọn là loại đất phù sa, đất bùn ao phơi khô hoặc đất ruồng phơi ải;

  • Bổ sung thêm phân hữu cơ ( 3-4 phần đất bầu được trộn với 1 phần hữu cơ hoai mục), và phân vô cơ ( 10 kg Supelan + 200 g Nitrat Amon +200 g Kali sun phát trộn đều với 1m3 hỗn hợp bầu đất và phân hữu cơ);

  • Hỗn hợp bầu đất được khử trùng bằng hỗn hợp: 90 g Ridomil pha trong 30 lít nước hoặc 300 g CuS04 trong 30 lít nước, tưới và đảo đều cho 1 m3 hỗn hợp đất bầu.

  • Quan sát, đánh giá trên hiện trường thực tế.

  • Quan sát, đánh giá trên hiện trường thực tế, hỏi, vấn đáp.

  • Quan sát, đánh giá trên hiện trường thực tế, hỏi vấn đáp.

Tên công việc: ĐÓNG BẦU Mã số công việc: E11

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Vận chuyển đất; nhồi đất vào bầu; xếp luống bầu; che phủ luống bầu.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Hỗn hợp đất đóng bầu được vận chuyển đến địa điểm đặt bầu không bị rơi vãi, đủ khối lượng cần đóng bầu;

    • Bầu (7 x 11 cm) được đóng đúng yêu cầu kỹ thuật, thành bầu căng, tròn, không cong, nghiêng; một phút đóng được 6-7 bầu;

    • Bầu được xếp thẳng, kín luống và so le nhau;

    • Luống bầu được che kín bằng nilon sau khi đóng.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Vận chuyển;

      • Đóng bầu;

      • Xếp bầu;

      • Che phủ luống bầu.

    2. Kiến thức

    • Kỹ thuật đóng bầu đất;

    • Kỹ thuật che phủ luống bầu đất.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Xe chở đất, sảo, quang gánh, cuốc, xẻng;

    • Vỏ bầu, hỗn hợp đất;

    • Ghế gồi, bảo hộ lao động;

    • Thước dây, sảo, quang gánh;

    • Nilon, dây buộc.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Hỗn hợp đất đóng bầu được vận chuyển đến địa điểm đặt bầu không bị rơi vãi, đủ khối lượng cần đóng bầu;

  • Bầu (7 x 11 cm) được đóng đúng yêu cầu kỹ thuật, thành bầu căng, tròn, không cong, nghiêng; một phút đóng được 6-7 bầu;

  • Bầu được xếp thẳng, kín luống và so le nhau;

  • Luống bầu được che kín bằng nilon sau khi đóng.

  • Quan sát, kiểm tra trên hiện trường.

  • Ra định mức, tính thời gian kiểm tra, quan sát bầu.

  • Quan, đánh giá sát trên thực tế.

  • Quan, đánh giá sát trên thực tế.

Tên công việc: CẤY CÂY CON VÀO BẦU Mã số công việc: E12

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Lựa chọn cây tiêu chuẩn; bứng cây; cấy cây,

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Lựa chọn cây tiêu chuẩn có 2-3 lá thật / cây , khỏe mạnh, không có vết bệnh trên thân và rễ, có chiều cao đồng đều;

    • Bứng cây vào sáng sớm hoặc chiều tối, không bị đứt rễ, dập lát gốc và lá, cho vào giỏ, giữ cây đứng không chồng lên nhau, vận chuyển vào chỗ mát và phun sương.

    • Cây cấy vào giữa bầu; cổ rễ được che kín; gốc cây con chặt và được cấy với độ sâu 3-4 cm (không cho rễ lôi lên mặt bầu);

    • Thời gian thực hiện theo định mức;

    • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Quan sát, lựa chọn;

      • Bứng và cây con.

    2. Kiến thức

    • Hiểu biết tiêu chuẩn cây con đem cấy;

    • Hiểu biết về kỹ thuật cấy cây con vào bầu.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bảng tiêu chuẩn cây con cấy vào bầu.

    • Pay bứng cây, bát con, xô chậu.

    • Bảo hộ lao động.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Lựa chọn cây tiêu chuẩn có 2-3 lá thật / cây , khỏe mạnh, không có vết bệnh trên thân và rễ, có chiều cao đồng đều;

  • Cây cấy vào giữa bầu; cổ rễ được che kín; gốc cây con chặt và được cấy với độ sâu 3-4 cm (không cho rễ lôi lên mặt bầu);

  • So sánh, đối chiếu với bảng tiêu chuẩn cây con đem cấy.

  • Theo dõi, quan sát và đối chiếu với thời gian theo quy định.

Tên công việc: LÀM MÁI CHE CHO LUỐNG BẦU Mã số công việc: E13

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Sử dụng dụng cụ, vật liệu tre để làm mái che cho luống bầu, khay ươm đúng theo yêu cầu cho trước.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu làm mái che đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật;

    • Xác định kích thước mái che phù hợp với luống bầu, khay ươm;

    • Thực hiện làm mái che đúng theo kích thước và phù hợp với luống bầu, khay ươm, che phủ được nilon trên khung tre;

    • Dựng mái che vào luống bầu, khay ươm đúng yêu cầu kỹ thuật, không làm ảnh hưởng đến cây con trong luống bầu, khay ươm.

    • Thời gian thực hiện theo định mức;

    • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Tổng hợp, ghi nhớ

      • Có năng lực phân tích, lựa chọn các loại kích thước mái che.

      • Làm mái che, đo, tính toán.

      • Quan sát, theo dõi, điều chỉnh.

    2. Kiến thức

    • Am hiểu về các dụng cụ, vật liệu để làm mái che.

    • Có hiểu biết về các loại kích thước mái che cho luống bầu, khay ươm.

    • Kỹ thuật làm mái che cho luống bầu, khay ươm cây con thuốc lá.

    • Kỹ thuật làm mái che.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Danh mục các dụng cụ, vật liệu làm mái che.

    • Thước dây, dao, cưa..

    • Thước dây, dao, cưa, búa, đinh, ốc vít, dây thép buộc, nilon ...

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Xác định kích thước mái che và làm mái che đúng yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với luống bầu, khay ươm.

  • Dựng mái che vào luống bầu, khay ươm đúng yêu cầu kỹ thuật, không làm ảnh hưởng đến cây con trong luống bầu, khay ươm.

  • So sánh, đối chiếu với yêu cầu của mái che.

  • Theo dõi, kiểm tra trên thực tế.

Tên công việc: CHĂM SÓC CHO LUỐNG BẦU Mã số công việc: E14

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Tưới nước, bón phân thúc, dặm cây, xén lá, tập chịu hạn cho cây con.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Tưới nước: Những ngày đầu, tưới 20-30 lít/ 10 m2 ML, 2-3 lần / ngày ; Tưới vào lúc 7-8h, 10 - 11h và 15 -16h; 4 – 5 ngày sau, giảm lượng nước tưới kết hợp mở dần dàn che;

    • Bón phân thúc: Phân Ure hoặc phân NH4NO3 được tưới đúng nồng độ, liều lượng cho luống bầu hoặc khay ươm;

    • Dặm cây: Xác định được các cây con yếu, khó phục hồi; cấy được cấy dặm đúng yêu cầu kỹ thuật;

    • Xén lá: xác định được cây cao nhất làm chuẩn, có từ 3-4 lá thật / cây , xén bớt 1/3-1/2 phiến lá của các lá vươn cao, cách đỉnh ngọn 2-3 cm; loại bỏ cây bị bệnh; cắt được 1 m2 thì xử lý kéo bằng xà phòng hoặc CuSO4;

    • Tập chịu hạn: cây con được 15-17 ngày, không tưới nước; tưới nước khi thấy cây héo vào lúc khoảng 10 h; lặp lại ít nhất 3 lần;

    • Thời gian thực hiện theo định mức;

    • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Tưới nước cho cây con sau cấy, giâm.

      • Tính toán nồng độ dung dịch.

      • Bón phân thúc

      • Quan sát trạng thái cây con.

      • Cấy dặm cây con.

      • Quan sát.

      • Đo đếm

      • Xén lá.

      • Quan sát, đánh giá.

      • Tưới nước.

    2. Kiến thức

    • Am hiểu kỹ thuật chăm sóc cây con thuốc lá sau cấy;

    • Am hiểu về cách tính nồng độ dung dịch, yêu cầu kỹ thuật khi bón phân thúc;

    • Am hiểu kỹ thuật cây dặm cây con;

    • Kỹ thuật xén lá cây con giai đoạn chăm sóc vườn ươm;

    • Am hiểu cơ sở của việc tập chịu hạn cho cây con.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bình phun, thùng ô doa;

    • Bảo hộ lao động;

    • Nguồn nước;

    • Bảng thời gian và liều lượng nước tưới;

    • Phân Ure, NH4NO3 ;

    • Bộ dụng cụ cấy dặm cây con;

    • Kéo xén lá thuốc lá chuyên dụng;

    • Đồng hồ, thùng ô doa, vòi phun.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Tưới nước đúng liều lượng, thời gian, yêu cầu kỹ thuật;

  • Bón phân thúc đúng nồng độ, liều lượng cho luống bầu hoặc khay ươm;

  • Xén lá và tập chịu hạn cho cây con đúng yêu cầu kỹ thuật và quy định.

  • Kiểm tra, đối chiếu với quy trình kỹ thuật chăm sóc cây con thuốc lá.

  • Kiểm tra, đối chiếu với quy trình kỹ thuật chăm sóc cây con thuốc lá.

  • Kiểm tra, quan sát, so sánh với

quy trình kỹ thuật chăm sóc cây con thuốc lá.

Tên công việc: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO LUỐNG

Mã số công việc: E15

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Điều tra, xác định các loại sâu bệnh hại; xác định ngưỡng gây hại của sâu bệnh; lựa chọn phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại; thực hiện phòng, trừ sâu bệnh hại.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Điều tra sâu bệnh hại đúng theo quy trình, xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, con đường xâm nhiễm;

    • Xác định ngưỡng gây hại của sâu bệnh đúng, chính xác;

    • Lựa chọn phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại phù hợp với tình hình sâu bệnh hại thực tế và theo quy trình chung của ngành BVTV.

    • Sâu bệnh hại cây con không xuất hiện, cây sinh trưởng và phát triển tốt.

    • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Quan sát;

      • Điều tra sâu bệnh hại;

      • Tính toán, dự đoán, ra quyết định;

      • Tổng hợp, đánh giá, lựa chọn;

      • Pha, phun thuốc phòng bệnh, diệt sâu.

    2. Kiến thức

    • Các phương pháp điều tra sâu bệnh hại;

    • Am hiểu về sâu bệnh hại vườn ươm.

    • Nắm được giới hạn các ngưỡng gây hại của sâu bệnh đối với cây con thuốc lá giai đoạn vườn ươm;

    • Phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây con;

    • Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hai cây con.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bộ dụng cụ điều tra sâu bệnh hại vườn ươm.

    • Mẫu biểu điều tra.

    • Sổ ghi chép, máy tính.

    • Bảng tổng hợp ngưỡng gây hại của sâu bệnh hại áp dụng cho cây con thuốc lá;

    • Bảng tổng hợp các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại;

    • Thuốc BVTV theo quy định.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Điều tra sâu bệnh hại đúng theo quy trình.

  • Sử dụng thuốc BVTV đúng kỹ thuật, đúng thời gian, đúng liều lượng.

  • Sâu bệnh hại cây con không xuất hiện, cây sinh trưởng và phát triển tốt.

  • So sánh, đối chiếu với quy trình phòng trừ sâu bệnh hại cây con thuốc lá giai đoạn vườn ươm.

  • Quan sát và đánh giá trên thực tế.

  • Quan sát và đánh giá trên thực tế.

Tên công việc: XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CÂY BẦU ĐEM TRỒNG

Mã số công việc: E16

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Đo đường kính gốc, đo chiều cao, quan sát và đánh giá mức độ sâu bệnh hại cây con, chọn cây tiêu chuẩn.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Xác định được đường kính gốc của cây bầu từ 0,4 -0,5 cm, nhiều rễ.;

    • Xác định được chiều cao của cây bầu từ 8- 10 cm;

    • Cây con phải sạch bệnh, không dị dạng.

    • Cây con có từ 5-6 lá / cây .

    • Chọn được cây tiêu chuẩn xuất vườn, đảm bảo không sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Đo đặc, đọc kết quả;

      • Đo chiều cao, đọc kết quả;

      • Quan sát, đo đêm;

      • Lựa chọn, quan sát.

    2. Kiến thức

    • Kỹ thuật đo và sử dụng thước kẹp panme;

    • Kỹ thuật đo chiều cao cây con;

    • Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại cây con vườn ươm;

    • Tiêu chuẩn cây bầu đem trồng.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Thước kẹp panme, sổ sách, bút, kính núp.

    • Thước đo cao, sổ sách, bút.

    • Kính núp

    • Bảng tiêu chuẩn cây bều đem trồng

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Xác định được đường kính gốc của cây bầu từ 0,4 -0,5 cm, nhiều rễ.;

  • Xác định được chiều cao của cây bầu từ 8- 10 cm;

  • Cây con phải sạch bệnh, không dị dạng, cây có từ 5 -6 lá / cây .

  • Chọn được cây tiêu chuẩn xuất vườn, đảm bảo không sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

  • Dùng thước kẹp panme để kiểm tra kết quả.

  • Dùng thước đo cao kiểm tra kết quả.

  • Quan sát, đối chiều với tiêu chuẩn cây con đem trồng.

  • Quan sát, đối chiều với tiêu chuẩn cây con đem trồng.

Tên công việc: CHỌN ĐỊA ĐIỂM DẶT KHAY ƯƠM Mã số công việc: F1

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xác định điều kiện khí hậu; xác định điều kiệm đất đai, nguồn nước; chọn vị trí đặt khay ươm.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Có đủ ánh sáng, thông thoáng, nhưng khuất gió.

    • Nơi đặt khay bằng phẳng, cao ráo, thoát nước hết khi mưa.

    • Ngăn ngừa được vật nuôi gây hại.

    • Tiện lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ (sân nhà, vườn...)

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Đo cường độ ánh sáng, cường độ gió;

      • Đo độ cao, đánh giá hiện trạng bề mặt đất;

      • Quan sát, đánh giá.

    2. Kiến thức

    • Khí tượng thủy văn;

    • Kỹ thuật đánh giá điều kiện đất đai, nguồn nước;

    • Kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá bằng phương pháp khay lỗ.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Máy đo ánh sáng, cường độ gió;

    • Bút, sổ ghi chép;

    • Địa bàn cầm tay, sổ sách.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Có đủ ánh sáng, thông thoáng, nhưng khuất gió.

  • Nơi đặt khay bằng phẳng, cao ráo, thoát nước hết khi mưa.

  • Ngăn ngừa được vật nuôi gây hại

  • Tiện lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ (sân nhà, vườn...).

  • Kiểm tra độ gió, chiều gió.

  • Quan sát khi mưa.

  • Quan sát, đánh giá trên hiện trường thực tế.

  • Quan sát, đánh giá trên hiện trường thực tế.

Tên công việc: CHUẨN BỊ VẬT LIỆU VÀ GIÁ THỂ GIEO ƯƠM

Mã số công việc: F2

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Lựa chọn vật tư, dụng cụ, trang thiết bị, tính toán số lượng, lựa chọn nhà cung cấp và đặt hàng

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được lựa chọn theo kế hoạch sản xuất;

    • Số lượng vật tư, dụng cụ trang thiết bị được tính toán đầy đủ theo quy trình kỹ thuật;

    • Nhà cung cấp được lựa chọn theo yêu cầu của cơ sở;

    • Hàng được cung cấp theo yêu cầu.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Phân tích, lựa chọn;

      • Tính toán;

      • Phân tích, giao tiếp, đàm phán.

    2. Kiến thức

    • Kỹ thuật làm vườn ươm;

    • Quy trình trồng cây thuốc lá;

    • Kỹ thuật làm vườn ươm;

    • Quy trình trồng cây thuốc lá;

    • Hợp đồng kinh tế.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Kế hoạch sản xuất;

    • Danh mục dụng cụ, thiết bị, vật tư, giấy, bút;

    • Giấy, bút, Quy trình kỹ thuật;

    • Kết quả tính toán vật tư, dụng cụ, danh mục nhà cung cấp, mẫu hợp đồng, đơn đặt hàng.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được lựa chọn theo kế hoạch sản xuất;

  • Nhà cung cấp được lựa chọn theo yêu cầu của cơ sở;

  • Hàng được cung cấp theo yêu cầu.

  • Kiểm tra, đối chiếu với kế hoạch sản xuất.

  • Đánh giá, đối chiếu với tình hình thực tế.

  • Kiểm tra theo đơn đặt hàng.

Tên công việc: KHỬ TRÙNG GIÁ THỂ VÀ KHAY ƯƠM

Mã số công việc: F3

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xác định thời gian xử lý, phương pháp xử lý, thực hiện xử lý.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Giá thể và khay ươm được xử lý trước khi gieo 3-5 ngày.;

    • Xác định được hai phương xử lý đất ( phương pháp hóa chất và phương pháp nhiệt);

    • Dùng Methuyl bromide, Ridomil, Đồng sunphat... xử lý giá thể và khay trước khi gieo;

    • Để khay ở nơi khô thoáng;

    • Ngâm khay nhựa trong nước khoảng 2 tháng.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Đọc tài liệu, tổng hợp;

      • Tính toán nồng đồng dung dịch;

      • Xử lý giá thể và khay ươm.

    2. Kiến thức

    • Kỹ thuật xử lý giá thể và khay ươm;

    • Kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bút, giấy;

    • Tài liệu kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá;

    • Bộ dụng cụ khử trùng đất, bảo hộ lao động.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Thời gian lý giá thể và khay ươm trước khi gieo 3-5 ngày;

    • Xác định được hai phương xử lý đất ( phương pháp hóa chất và phương pháp nhiệt);

    • Dùng Methuyl bromide, Ridomil, Đồng sunphat... xử lý giá thể và khay trước khi gieo;

    • Để khay ở nơi khô thoáng, ngâm khay nhựa trong nước khoảng 2 tháng.

    • Kiểm tra, thoi dõi trình tự xử lý đất.

    • Hỏi trực tiếp, kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm.

    • Ra bài tập, kiểm tra kết quả so với đáp án.

    • Bám sát quá trình thực hiện, kiểm tra trực tiếp trên hiện trường.

    Tên công việc: XỬ LÝ HẠT GIỐNG Mã số công việc: F4

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Xác định mật độ, khối lượng hạt giống cần xử lý, ngâm hạt, khử trùng hạt, ủ hạt.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Xác định mật độ và khối lượng hạt giống cây thuốc lá cần xử lý hạt đảm bảo đúng, đủ, phù hợp với diện tích cần gieo ươm (5-7 g / 10 m2 ML), đảm bảo mật độ 400-450 cây / m 2;

      • Ngâm hạt trong nước ấm (55-75oC), trong 4-6 giờ;

      • Khử trùng hạt bằng một số loại thuốc chuyên dụng trong 10 phút (CuSO4 1%; Formalin 1 / 50) ; nguồn bệnh bị tiêu diệt;

      • Ủ hạt đúng theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo hạt nứt nanh và nảy mầm đều trên 98%;

      • Thời gian thực hiện theo định mức;

      • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

        • Tính toán, xác định mật độ;

        • Pha chế chất xử lý;

        • Khử trùng hạt giống;

        • Ủ hạt;

        • Theo dõi, quan sát, đánh giá sự nảy mầm của hạt giống.

      2. Kiến thức

      • Am hiểu kỹ thuật xử lý hạt giống;

      • Các phương pháp tính tỷ lệ nảy mầm.

    4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      • Giấy, bút, máy tính tay;

      • Bảng mật độ gieo ươm cây thuốc lá;

      • Bộ dụng cụ ngâm, khử trùng, ủ hạt giống thuốc lá;

      • Bảo hộ lao động, bảng quy trình khử trùng hạt giống thuốc lá.

    5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá


      • Loại bỏ các hạt lép, nấm, sâu bệnh;

      • Xác định khối lượng hạt giống;

      • Xử lý hạt giống;

      • Ngâm hạt trong nước ấm;

      • Tỷ lệ nứt nanh và nảy mầm;

      • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

      • Quan sát và kiểm tra bằng dụng cụ khử trùng hạt giống;

      • Quan sát và cân khối lượng hạt giống;

      • Theo dõi thời gian, kiểm tra sản phẩm, đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật.

      • Dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ nước, quan sát đồng hồ.

      • Quan sát, điều tra, tính tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.

      • Kiểm tra thực tế và đối chiếu với quy định ATLĐ đối với quy trình xử lý hạt giống.

      Tên công việc: GIEO HẠT Mã số công việc: F5

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Chuẩn bị dụng cụ, vật tư; xác định thời gian gieo, cách gieo; gieo hạt.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

        • Dụng cụ, vật tư, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ về số lượng, chất lượng đảm bảo thuận lợi cho gieo ươm;

        • Thời điểm gieo được xác định đúng mùa vụ trồng, phù hợp đặc điểm hạt giống và kế hoạch sản xuất. Đối với vụ Hè thu thì gieo hạt trương nước hoặc gieo hạt khô; vụ Đông Xuân cần ngâm ủ hạt nứt nanh;

        • Cách gieo hạt được lựa chọn phù hợp với đặc điểm hạt giống và điều kiện sản xuất;

        • Gieo ướt, với định mức 5-7 g /10m2 ML cho 1 nửa lượng hạt giống và 1 thìa con xà phòng bột vào thùng ô doa (10-15 lít), đổ nước đến cách miệng 15-20 cm, tưới đều trên 10 m2 ML

        • Gieo khô, trộn 5-7 g hạt với 4-5 lít chất trộn (cát, đất bột ẩm), dùng tay rắc đi rắc lại sao cho đều khắp 10 m2 ML

        • Thời gian thực hiện theo định mức;

        • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

      3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

          • Quan sát, lựa chọn dụng cụ, thiết bị;

          • Phân tích, lựa chọn phương pháp gieo hạt;

          • Tính toán xác định mật độ gieo hạt.

          • Gieo hạt.

        2. Kiến thức

        • Trình bày được danh mục và các yêu cầu kỹ thuật về dụng cụ, thiết bị phục vụ gieo ươm;

        • Trình bày được các phương pháp gieo hạt;

        • Hiểu được yêu cầu thời điểm gieo hạt thuốc lá;

        • Nắm được cánh xác định mật độ của hạt gieo / m 2.

      4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

        • Vườn ươm giống, dụng cụ làm vườn, dụng cụ gieo hạt;

        • Lịch gieo trồng, kế hoạch sản xuất, giấy, bút;

        • Tài liệu hướng dẫn gieo hạt thuốc lá;

        • Hạt, giá thể, khay, đất, dụng cụ đựng hạt thuốc lá.

      5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá


  • Chuẩn bị dụng cụ vật tư trang thiết bị;

  • Xác định thời điểm gieo;

  • Lựa chọn phương pháp gieo hạt;

  • Gieo hạt;

  • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  • Quan sát, đối chiếu với bảng dụng cụ, trang thiết bị cần có để gieo hạt;

  • Kiểm tra và đối chiếu với quy trình kỹ thuật gieo hạt cây thuốc lá;

  • Kiểm tra, giám sát quá trình lựa chọn cách gieo hạt.

  • Quan sát, điều tra mật độ hạt / m 2, đồng thời giám sát kỹ thuật gieo hạt.

  • Kiểm tra thực tế và đối chiếu với quy định ATLĐ đối với quy trình gieo hạt.

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: CHĂM SÓC, PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO LUỐNG GIEO

Mã số công việc: F6

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Che phủ mặt luống; phun thuốc phòng kiến; tưới nước; phòng trừ sâu bệnh hại.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Mặt luống được che phủ bằng bằng rơm rạ sạch;

    • Má luống và xung quanh vườn ươm được phun thuốc phòng kiến tha hạt;

    • Tưới nước thì tùy theo mùa vụ và tình hình thời tiết mà quyết định liều lượng sao cho phù hợp.

    • Định kỳ 7-10 ngày phun phòng trừ bằng thuốc Ridomil để phòng trừ rệp, mốc xanh...;

    • Sâu, rệp được phát hiện sớm và bị trừ bằng thuốc Selecron đúng nồng độ và liều lượng ghi trên vỏ bao bì;

    • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Chăm sóc, tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại;

      • Tính toán, pha hóa chất, phun thuốc, quan sát.

    2. Kiến thức

    • Nắm được các phương pháp che phủ, tưới nước, bón phân;

    • hiểu được yêu cầu về ánh sáng (nhiệt độ), nước tưới, phân bón cho cây con giai đoạn vườn ươm;

    • Nắm được các phương pháp quản lý sâu, bệnh hại cho cây con thuốc lá.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Vật liệu che phủ, vườn ươm;

    • Dụng cụ bón phân, tưới nước; phân bón;

    • Vật tư, dụng cụ quản lý, bảng biểu điều tra, sổ sách ghi chép;

    • Danh mục các loại sâu bệnh hại vườn ươm đối với cây thuốc lá.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá


  • Che phủ và điều chỉnh chế độ ánh sáng;

  • Tưới nước;

  • Điều tra, phát hiện và xử lý kịp thời sâu bệnh hại;

  • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  • Quan sát, đo đếm, xác định độ che phủ cho cây con giai đoạn vườn ươm;

  • Quan sát, ghi chép thời gian tưới nước, bón phân và đối chiếu với quy trình kỹ thuật;

  • Điều tra sâu bệnh hại, đánh giá tỷ lệ và mức độ nguy hại của sâu bệnh đối với cây thuốc lá;

  • Kiểm tra thực tế và đối chiếu với quy định ATLĐ đối với quy trình chăm sóc.

Tên công việc: LÀM GIÁ THỂ CẤY CÂY CON Mã số công việc: F7

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Chọn loại giá thể và khay lỗ; nạp giá thể vào khay lỗ; đặt khay lỗ vào đúng vị trí ươm cây.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Khay lỗ bằng xốp hoặc nhựa có dung tích lố 20-25 ml, mật độ lỗ khay từ 600 – 700 lỗ/m2;

    • Giá thể được tưới nước 1-5 lít / 10 kg giá thể, đổ vào giữa mặt khay, gạt xuống các lỗ, ấn nhẹ; 20 phút, nạp được 1000 lỗ khay.

    • Các khay được xếp chồng và phủ kín để giữ ẩm, được đặt trên nền đất, sân nhà hoặc trên giàn sao cho có đủ ánh sáng, thông thoáng, khuất gió lạnh, ngăn ngừa được vật nuôi gây hại.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Quan sát, đánh giá, chọn giá thể và khay lỗ;

      • Nạp giá thể;

      • Quan sát, sắp xếp.

    2. Kiến thức

    • Kỹ thuật sản xuất cây giống bằng phương pháp khay lỗ;

    • Kỹ thuật nạp giá thể vào khay lỗ.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút;

    • Tài liệu đặc điểm các loại giá thể và khay lỗ;

    • Xe đẩy, ghế ngồi;

    • Dây, nilon;

    • Bảo hộ lao động;

    • Dụng cụ vận chuyển.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Khay lỗ bằng xốp hoặc nhựa có dung tích lố 20- 25 ml, mật độ lỗ khay từ 600 – 700 lỗ/m2;

  • Giá thể được tưới nước 1-5 lít / 10 kg giá thể, đổ vào giữa mặt khay, gạt xuống các lỗ, ấn nhẹ; 20 phút, nạp được 1000 lỗ khay.

  • Các khay được xếp chồng và phủ kín để giữ ẩm, được đặt trên nền đất, sân nhà hoặc trên giàn sao cho có đủ ánh sáng, thông thoáng, khuất gió lạnh, ngăn ngừa được vật nuôi gây hại.

  • Kiểm tra, đánh giá trên hiện trường.

  • Quan sát, thử độ chặt của giá thể, bấm giờ theo dõi.

  • Kiểm tra, đối chiếu với quy trình kỹ thuật sản xuất cây con băng phương pháp khay lỗ.

Tên công việc: LÀM MÁI CHE CHO KHAY GIÂM Mã số công việc: F8

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Sử dụng dụng cụ, vật liệu tre để làm mái che cho khay giâm đúng theo yêu cầu cho trước.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, vật liệu làm mái che được chuẩn bị đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật;

    • Kích thước mái che phù hợp với luống bầu, khay ươm;

    • Che phủ được nilon trên khung tre;

    • Dựng được mái che vào khay ươm đúng yêu cầu kỹ thuật, không làm ảnh hưởng đến cây con trong khay ươm.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Tổng hợp, ghi nhớ;

      • Có năng lực phân tích, lựa chọn các loại kích thước mái che;

      • Làm mái che, đo, tính toán;

      • Quan sát, theo dõi, điều chỉnh.

    2. Kiến thức

    • Am hiểu về các dụng cụ, vật liệu để làm mái che;

    • Am hiểu về yêu cầu kỹ thuật của kích thước làm mái che;

    • Kỹ thuật làm mái che cho khay ươm cây con thuốc lá.

    • Kỹ thuật làm mái che.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Danh mục các dụng cụ, vật liệu làm mái che;

    • Thước dây, dao, cưa;

    • Thước dây, dao, cưa, búa, đinh, ốc vít, dây thép buộc, nilon trắng.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Dụng cụ, vật liệu làm mái che được chuẩn bị đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật;

  • Kích thước mái che phù hợp với luống bầu, khay ươm;

  • Che phủ được nilon trên khung tre;

  • Dựng được mái che vào khay ươm đúng yêu cầu kỹ thuật, không làm ảnh hưởng đến cây con trong khay ươm.

  • Kiểm tra, đối chiếu với Danh mục các dụng cụ, thiết bị, vật tư làm mái che.

  • Đo trực tiếp trên hiện trường và đối chiếu với thiết kế kỹ thuật mái che.

  • Quan sát, đánh giá kết quả trên thực tế.

  • Quan sát, đánh giá kết quả sau khi dụng mái che.

Tên công việc: CẤY CÂY CON VÀO KHAY LỖ Mã số công việc: F9

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Lựa chọn cây tiêu chuẩn; bứng cây; cấy cây vào khay ươm,

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Lựa chọn cây tiêu chuẩn có 2-3 lá thật / cây , khỏe mạnh, không có vết bệnh trên thân và rễ, có chiều cao đồng đều;

    • Bứng cây vào sáng sớm hoặc chiều tối, không bị đứt rễ, dập lát gốc và lá, cho vào giỏ, giữ cây đứng không chồng lên nhau, vận chuyển vào chỗ mát và phun sương.

    • Cây cấy vào giữa lỗ khay; cổ rễ được che kín;

    • Thời gian thực hiện theo định mức;

    • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Quan sát, lựa chọn;

      • Bứng và cây con.

    2. Kiến thức

    • Hiểu biết tiêu chuẩn cây con đem cấy;

    • Hiểu biết về kỹ thuật cấy cây con vào bầu.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bảng tiêu chuẩn cây con cấy vào khay / bầu .

    • Pay bứng cây, bát con, xô chậu.

    • Bảo hộ lao động.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Lựa chọn cây tiêu chuẩn có 2-3 lá thật / cây , khỏe mạnh, không có vết bệnh trên thân và rễ, có chiều cao đồng đều;

  • Cây cấy vào giữa khay; cổ rễ được che kín;

  • So sánh, đối chiếu với bảng tiêu chuẩn cây con đem cấy.

  • Theo dõi, quan sát và đối chiếu với thời gian theo quy định.

Tên công việc: CHĂM SÓC CẤY CON KHAY LỖ Mã số công việc: F10

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Tưới nước, bón phân thúc, dặm cây, xén lá, tập chịu hạn cho cây con.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dùng thùng ô doa lỗ nhỏ tưới nước sạch 1-2 lần / ngày với lượng 0,3-0,5 lít / khay giâm.

    • Phân Ure hoặc phân NH4NO3 được tưới đúng nồng độ, liều lượng cho luống bầu hoặc khay ươm.

    • Xác định được các cây con yếu, khó phục hồi, Cấy được cấy dặm đúng yêu cầu kỹ thuật.

    • Xác định được cây cao nhất làm chuẩn, có từ 3-4 lá thật / cây , xén bớt 1/3-1/2 phiến lá của các lá vươn cao, cách đỉnh ngọn 2-3 cm.

    • Loại bỏ cây bị bệnh.

    • Cắt được 1 m2 thì xử lý kéo bằng xà phòng hoặc CuS04.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Tưới nước cho cây con sau giâm;

      • Tính toán nồng độ dung dịch;

      • Bón phân thúc;

      • Quan sát trạng thái cây con;

      • Cấy dặm cây con;

      • Đo đếm;

      • Xén lá.

    2. Kiến thức

    • Am hiểu kỹ thuật chăm sóc cây con thuốc lá sau giâm;

    • Có hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc cây con;

    • Am hiểu về cách tính nồng độ dung dịch, yêu cầu kỹ thuật khi bón phân thúc;

    • Am hiểu kỹ thuật cây dặm cây con;

    • Kỹ thuật xén lá cây con giai đoạn chăm sóc vườn ươm.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bình phun, thùng ô doa;

    • Bảo hộ lao động;

    • Nguồn nước;

    • Bảng thời gian và liều lượng nước tưới;

    • Phân Ure, NH4NO3 ;

    • Thùng ô doa, cân;

    • Bộ dụng cụ cấy dặm cây con;

    • Xô, chậu, sảo, rổ, giá;

    • Kéo xén lá thuốc lá chuyên dụng.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Dùng thùng ô doa lỗ nhỏ tưới nước sạch 1-2 lần / ngày với lượng 0,3-0,5 lít / khay giâm.

  • Phân Ure hoặc phân NH4NO3 được tưới đúng nồng độ, liều lượng cho luống bầu hoặc khay ươm.

  • Xác định được các cây con yếu, khó phục hồi, cấy được cấy dặm đúng yêu cầu kỹ thuật.

  • Xác định được cây cao nhất làm chuẩn, có từ 3-4 lá thật / cây , xén bớt 1/3-1/2 phiến lá của các lá vươn cao, cách đỉnh ngọn 2-3 cm.

  • Kiểm tra, đánh giá trên hiện trường thực tế.

  • Ra bài tập tính toán nồng độ, kiểm tra kết quả tính toán và kết quả thực hiện.

  • Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện trên hiện trường.

  • Quan sát, dùng thước đo kết quả thực hiện.

Tên công việc: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHO CÂY KHAY LỖ

Mã số công việc: F11

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Điều tra, xác định các loại sâu bệnh hại; xác định ngưỡng gây hại của sâu bệnh; lựa chọn phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại; thực hiện phòng, trừ sâu bệnh hại.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Điều tra sâu bệnh hại đúng theo quy trình, xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, con đường xâm nhiễm;

    • Xác định ngưỡng gây hại của sâu bệnh đúng, chính xác;

    • Lựa chọn phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại phù hợp với tình hình sâu bệnh hại thực tế và theo quy trình chung của ngành BVTV.

    • Sâu bệnh hại cây con không xuất hiện, cây sinh trưởng và phát triển tốt.

    • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Quan sát;

      • Điều tra sâu bệnh hại;

      • Tính toán, dự đoán, ra quyết định;

      • Tổng hợp, đánh giá, lựa chọn;

      • Pha, phun thuốc phòng bệnh, diệt sâu.

    2. Kiến thức

    • Các phương pháp điều tra sâu bệnh hại;

    • Am hiểu về sâu bệnh hại vườn ươm.

    • Nắm được giới hạn các ngưỡng gây hại của sâu bệnh đối với cây con thuốc lá giai đoạn vườn ươm;

    • Phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây con;

    • Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hai cây con.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bộ dụng cụ điều tra sâu bệnh hại vườn ươm.

    • Mẫu biểu điều tra.

    • Sổ ghi chép, máy tính.

    • Bảng tổng hợp ngưỡng gây hại của sâu bệnh hại áp dụng cho cây con thuốc lá;

    • Bảng tổng hợp các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại;

    • Thuốc BVTV theo quy định.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Điều tra sâu bệnh hại đúng theo quy trình.

  • Sử dụng thuốc BVTV đúng kỹ thuật, đúng thời gian, đúng liều lượng.

  • Sâu bệnh hại cây con không xuất hiện, cây sinh trưởng và phát triển tốt.

  • So sánh, đối chiếu với quy trình phòng trừ sâu bệnh hại cây con thuốc lá giai đoạn vườn ươm.

  • Quan sát và đánh giá trên thực tế.

  • Quan sát và đánh giá trên thực tế.

Tên công việc: XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CÂY KHAY LỖ ĐEM TRỒNG

Mã số công việc: F12

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Đo đường kính gốc, đo chiều cao, quan sát và đánh giá mức độ sâu bệnh hại cây con, chọn cây tiêu chuẩn.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Xác định được đường kính gốc của cây khay lỗ từ 0,3 -0,5 cm, nhiều rễ.

    • Xác định được chiều cao của cây khay lỗ từ 5- 6 cm.

    • Cây con phải sạch bệnh, không dị dạng, con có từ 4-5 lá / cây .

    • Chọn được cây tiêu chuẩn xuất vườn, đảm bảo không sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Đo đặc, đọc kết quả;

      • Đo chiều cao, đọc kết quả;

      • Quan sát, đo đêm;

      • Lựa chọn, quan sát.

    2. Kiến thức

    • Kỹ thuật đo và sử dụng thước kẹp panme;

    • Kỹ thuật đo chiều cao cây con;

    • Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại cây con vườn ươm;

    • Tiêu chuẩn cây khay lỗ đem trồng.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Thước kẹp panme, sổ sách, bút, kính núp.

    • Thước đo cao, sổ sách, bút.

    • Kính núp

    • Bảng tiêu chuẩn cây khay lỗ đem trồng

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Xác định được đường kính gốc của cây khay lỗ từ 0,3 -0,5 cm, nhiều rễ.

  • Xác định được chiều cao của cây khay lỗ từ 5- 6 cm.

  • Cây con phải sạch bệnh, không dị dạng, con có từ 4-5 lá / cây .

  • Chọn được cây tiêu chuẩn xuất vườn, đảm bảo không sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

  • Dùng thước kẹp panme để kiểm tra kết quả.

  • Dùng thước đo cao kiểm tra kết quả.

  • Quan sát, đối chiều với tiêu chuẩn cây con đem trồng.

  • Quan sát, đối chiều với tiêu chuẩn cây con đem trồng.

Tên công việc: VỆ SINH ĐẤT TRỒNG Mã số công việc: G1

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Vệ sinh đất trồng bao gồm các công việc xác định các đối tượng cần vệ sinh, chuẩn bị dụng cụ và vệ sinh.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Xác định chính xác và đầy đủ các đối tượng cần vệ sinh trong vườn;

    • Các dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ và phù hợp với đối tượng cần vệ sinh;

    • Gốc rễ phải được đào hết, không bỏ sót;

    • Cỏ phải được rẫy sạch, thu gom gọn và đổ đúng nơi quy định;

    • Bì nilong và các loại rác khác phải được thu gom và đổ đúng nơi quy định.

  3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Lựa chọn được phương pháp vệ sinh phù hợp với từng đối tượng cần vệ sinh;

      • Thu dọn vệ sinh vườn đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo các đối tượng có hại; cho vườn trồng cần được loại bỏ, thu gom và đổ đúng nơi quy định;

      • Xử lý các đối tượng có hại cho vườn sau khi vệ sinh.

    2. Kiến thức

    • Trình bày được tác hại của đối tượng cần loại bỏ khỏi vườn trồng thuốc lá;

    • Phân tích được các phương pháp dọn vệ sinh đối với từng đối tượng.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • ruộng / nương chuẩn bị trồng thuốc lá;

    • Các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị như giấy, bút, cuốc, thuổng, bao, thúng, búa trim,....đảm bảo khả năng sử dụng.

    • Khu vực để xử lý các đối tượng sau khi vệ sinh;

    • Nhân lực để thi công;

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Mức độ sạch của ruộng / nương sau khi vệ sinh;

  • Sự phù hợp của phương pháp vệ sinh đối với từng đối tượng;

  • Lựa chọn khu vực đổ các đối tượng sau khi vệ sinh ruộng / nương .

  • Phương pháp xử lý các đối tượng sau khi vệ sinh ruộng / nương ;

  • Mức độ thành thạo khi vệ sinh ruộng / nương .

  • Thời gian thực hiện theo định mức;

  • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  • Quan sát và đánh giá trên hiện trường;

  • Theo dõi, quan sát quá trình và kết quả thực hiện để đánh giá;

  • Quan sát tổng thể hiện trường và đánh giá;

  • Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu với các phương pháp xử lý các đối tượng vệ sinh đang được sử dụng với từng đối tượng để đánh giá mức độ phù hợp.

  • Theo dõi, quan sát thao tác thực hiện và đánh giá.

  • Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức;

  • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

Tên công việc: LÀM ĐẤT Mã số công việc: G2

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Làm đất bao gồm các bước công việc: cày bừa sơ bộ; làm nhỏ đất;

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Các công cụ, thiết bị được dùng để làm đất được chuẩn bị đầy đủ, sắc bén, chắc chắn;

    • Đất được cày sâu 15-18cm (với cày máy) hoặc 13-14cm (với cày bằng gia súc), không bị lỗi, bừa nhỏ, đường kính trung bình của đất khoảng 4-5cm;

    • Mặt ruộng được san tương đối bằng phẳng;

    • Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác;

    • Thời gian thực hiện theo định mức;

    • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Sử dụng được hệ thống trang thiết bị cày, bừa và cày, bừa được ruộng / nương đạt yêu cầu;

    2. Kiến thức

    • Trình bày được tiêu chuẩn ruộng / nương trước khi làm đất trồng;

    • Trình bày được kỹ thuật điều khiển hệ thống cày, bừa đất;

    • Trình bày được mối liên quan giữa đất trồng cây thuốc lá và phân bón;

    • Trình bày được kỹ thuật làm nhỏ đất, san phẳng đất;

    • Trình bày được yêu cầu đất trồng cây.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • ruộng / nương chuẩn bị trồng thuốc lá đã được vệ sinh đúng yêu cầu kỹ thuật;

    • Công cụ để làm đất thủ công hoặc máy làm đất như: Máy cày, bừa, cuốc, xẻng, máy phay đất, vồ đập đất;

    • Tiêu chuẩn đất trồng thuốc lá;

    • Nhân lực để thi công;

    • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Cày đất;

  • Bừa đất;

  • San phẳng mặt ruộng;

  • Thao tác thực hiện các bước công việc;

  • Thời gian thực hiện theo định mức;

  • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  • Đo đạc độ sâu của đường cày, quan sát ruộng / nương sau khi cày để đánh giá mức độ lỗi;

  • Quan sát, ước lượng đường kính hạt đất và tỷ lệ hạt đất đạt yêu cầu;

  • Quan sát, đánh giá trên thực tế;

  • Quan sát, đánh giá trên thực tế;

  • Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức;

  • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

Tên công việc: ĐIỀU CHỈNH ĐỘ pH CHO ĐẤT TRỒNG Mã số công việc: G3

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Làm đất bao gồm các bước công việc: Xác định độ chua của đất, tính toán lượng vôi cần bón và bón vôi cho đất trồng.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Xác định chính xác độ chua của đất trồng;

    • Tính toán đúng lượng vôi cần dùng để cải tạo độ chua;

    • Lựa chọn loại vôi để bón phù hợp với loại đất, với mục tiêu và khả năng thanh toán của người bón;

    • Bón vôi đúng yêu cầu, đảm bảo độ đồng đều;

    • Tiết kiệm nguyên vật liệu;

    • An toàn vệ sinh trong khi làm việc.

  3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Có khả năng xác định độ chua của đất trồng;

      • Có khả năng tính toán lượng vôi và xác định loại vôi cần dùng để bón chính xác;

      • Bón vôi đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo định mức.

    2. Kiến thức

    • Trình bày được vai trò của vôi đối với việc điều chỉnh độ chau cho đất trồng;

    • Phân tích được sự biến đổi của các hóa chất xảy ra trong quá trình phân tích đất.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • ruộng / nương đã được làm đất xong;

    • Các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị để điều chỉnh độ chua cho đất như máy đo pH đất, 02 bình tam giác 100ml, 01 ống đong 50ml, cân kỹ thuật, phễu, dụng cụ đựng vôi;

    • Máy tính, giấy, bút.

    • Các loại vôi để bón;

    • Nhân lực và vốn để thực hiện.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Xác định pH đất;

  • Lựa chọn loại vôi bón;

  • Tính toán lượng vôi bón.

  • Kỹ thuật bón vôi.

  • Thời gian thực hiện theo định mức;

  • An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  • Quan sát quá trình thực hiện để đánh giá;

  • Quan sát, đối chiếu với loại đất và tiêu chuẩn sử dụng của từng loại vôi để đánh giá;

  • So sánh kết quả với đáp án và đánh giá.

  • Quan sát và đánh giá trong quá trình thực hiện;

  • Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức;

  • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

Tên công việc: LÊN LUỐNG Mã số công việc: G4

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Lên luống là công việc cần thiết phải tiến hành với những nơi đất thấp. Công việc lên luống bao gồm các bước công việc sau: Đánh dấu vị trí luống; đóng cọc, căng dây; định hình luống; san mặt luống.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Các dụng cụ dùng để lên luống được chuẩn bị đầy đủ, sắc bén, không bị hư hỏng;

    • Cọc được đóng đủ số lượng, đúng vị trí và chắc chắn;

    • Dây được căng đúng cách, không bị trùng;

    • Luống được lên đúng kích thước: dài 15-20m, rộng 0,8-1,2m, chiều cao thường 0,2-0,3m tùy thuộc mức độ thoát nước của ruộng / nương và tùy thuộc mùa vụ, rãnh rộng 0,3-0,4m;

    • Đất ở rãnh được cào hết, luống thẳng, mặt luống phẳng.

  3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Sử dụng được tối ưu hiệu quả của các công cụ làm đất;

      • Xác định chính xác kích thước luống;

      • Đóng cọc, căng dây đúng yêu cầu kỹ thuật;

      • Lên luống đúng yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với thực tiễn;

    2. Kiến thức

    • Phân tích được ảnh hưởng của độ sâu mực nước ngầm và thời vụ với độ cao của luống;

    • Trình bày được các cơ sở khoa học của việc xác định kích thước luống trên thực tế;

    • Phân tích được các phương pháp tạo mặt luống.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Khu ruộng rộng khoảng 0,5ha;

    • Thước dây, cuốc bàn, vồ hoặc búa, dây nilong hoặc dây đay, cào;

    • Nhân lực để thi công;

    • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Chuẩn bị công cụ lên luống;

  • Kích thước luống (chiều dài, rộng, cao), kích thước rãnh;

  • Độ thẳng của luống và độ phẳng của mặt luống;

  • Thời gian thực hiện;

  • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

  • Quan sát, đánh giá trên thực tế;

  • Đo đạc và đánh giá trên hiện trường;

  • Đo đạc, quan sát và đánh giá trên hiện trường;

  • Đo thời gian thực hiện và so sánh với định mức;

  • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

Tên công việc: RẠCH HÀNG Mã số công việc: G5

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Rạch hàng là công việc cần được tiến hành ở những nơi có địa hình dốc. Công việc rạch hàng bao gồm các công đoạn: Đánh dấu vị trí hàng; đóng cọc, căng dây; rạch hàng.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

    • Hàng cách nhau 90 x 40cm;

    • Cọc được đóng chắc chắn, không nghiêng ngả;

    • Dây được căng đúng cách và không bị trùng;

    • Hàng được rạch sâu 20-25cm, rộng 15-20cm và thẳng.

  3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Chuẩn bị và sử dụng được các công cụ để rạch hàng trồng thuốc lá;

      • Xác định được đúng vị trí, kích thước hàng;

      • Đóng cọc và căng dây đúng yêu cầu kỹ thuật;

      • Rạch hàng đúng yêu cầu kỹ thuật.

    2. Kiến thức

    • Trình bày được yêu cầu về khoảng cách trồng thuốc lá;

    • Trình bày được yêu cầu về độ sâu và rộng của hàng.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Đất dốc (nương);

    • Thước dây, cuốc bàn, cày, vồ (hoặc búa), dây căng bằng nilong hoặc dây đay;

    • Nhân lực để thi công;

    • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá


  • Chuẩn bị dụng cụ, trang bị, vật liệu;

  • Đánh dấu vị trí hàng;

  • Đóng cọc, căng dây;

  • Rạch hàng;

  • Thời gian thực hiện;

  • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

  • Đếm số lượng, quan sát, đánh giá trên thực tế;

  • Quan sát, đo đạc và đánh giá trên thực tế;

  • Quan sát, đánh giá trên thực tế;

  • Đo đạc và đánh giá trên thực tế;

  • Đo thời gian thực hiện và so sánh với định mức;

  • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

Tên công việc: TẠO HỐ Mã số công việc: G6

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Tạo hố là công việc được thực hiện sau khi lên luống trong quy trình làm đất trồng thuốc lá. Tạo hố bao gồm các bước sau: Xác định mật độ, khoảng cách; đánh dấu vị trí hố; tạo hố.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

    • Xác định được khoảng cách và mật độ, đồng thời phải phù hợp với từng giống, loại đất và điều kiện thâm canh (40-90cm x 15-55cm);

    • Vị trí được đánh dấu phải rõ ràng, dễ quan sát;

    • Hố được tạo đúng kính thước với yêu cầu kỹ thuật trồng cây thuốc lá ( 10-15cm x 10-15cm x 10cm).

  3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Xác định được khoảng cách trồng cây phù hợp với thực tiễn;

      • Tính toán được mật độ trên diện tích cần trồng căn cứ vào khoảng cách, từ đó xác định số cây con cần chuẩn bị để trồng;

      • Hố được cuốc đúng vị trí, đúng kích thước yêu cầu và phù hợp với thực tiễn.

    2. Kiến thức

    • Trình bày được mối tương quan giữa đặc điểm hình thái của giống, tính chất của đất với việc xác định khoảng cách trồng cây;

    • Trình bày được kỹ thuật cuốc hố trên luống và yêu cầu kích thước hố trồng thuốc lá.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Ruộng để trồng thuốc lá đã được lên luống đạt yêu cầu kỹ thuật;

    • Giấy, bút, máy tính, cuốc bàn, xẻng hoặc máy đào hố, cọc cắm, thước dây;

    • Nhân lực để thi công;

    • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá


  • Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang bị;

  • Xác định khoảng cách trồng;

  • Đánh dấu vị trí;

  • Tạo hố trồng;

  • Thời gian thực hiện;

  • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

  • Quan sát và đánh giá trên thực tế;

  • Đo đạc và đánh giá trên thực tế;

  • Quan sát và đánh giá trên thực tế;

  • Đo đạc và đánh giá trên thực tế;

  • Đo thời gian và so sánh với chỉ tiêu định mức;

  • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

Tên công việc: XỬ LÝ MẦM BỆNH TRONG ĐẤT Mã số công việc: G7

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xử lý nấm bệnh trong đất trồng gồm các bước công việc sau: Lựa chọn thời điểm xử lý, lựa chọn phương pháp xử lý, tính toán lượng vật tư cần dùng để xử lý và xử lý nấm bệnh

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thời điểm xử lý phải không quá sớm hoặc quá muộn so với thời điểm trồng cây.

    • Thời điểm xử lý phải phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp xử lý.

    • Phương pháp chọn phải phù hợp với thời tiết, với khả năng cung cấp vật tư.

    • 1lít dung dịch booc đô 1% hoặc đồng sunfat 1% / 1m2 mặt luống.

    • Lớp rơm rạ rải trên mặt luống dày 1-10cm.

    • Phun đều hóa chất trên mặt luống.

    • Đốt hết lớp rơm rạ trải trên bề mặt luống.

  3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Xác định được chính xác thời điểm xử lý nấm bệnh;

      • Tính toán được lượng vật tư cần dùng cho mỗi phương pháp xử lý;

      • Xử lý nấm bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật.

    2. Kiến thức

    • Trình bày được cơ sở của từng phương pháp xử lý nấm bệnh trong đất;

    • Phân tích được công thức tính toán lượng vật tư cần sử dụng.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Đất chuẩn bị trồng thuốc lá đã được lên luống;

    • Rơm rạ hoặc cỏ khô;

      • Đồng sunfat hoặc boocđo 1%, bình phun;

      • Bảo hộ lao động khi phun thuốc;

      • Quy trình của các phương pháp xử lý nấm bệnh cho đất trồng thuốc lá;

      • Bình phun, bật lửa;

      • Nhận lực và kinh phí thực hiện.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá


  • Chuẩn bị vật tư;

  • Kỹ thuật xử lý;

  • Mức độ thành thạo của thao tác;

  • Thời gian thực hiện;

  • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

  • Quan sát, cân, đong để so sánh và đánh giá trên hiện trường;

  • Quan sát và đánh giá;

  • Quan sát và đánh giá;

  • Đo thời gian thực hiện và so sánh với định mức;

  • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

Tên công việc: BÓN PHÂN LÓT Mã số công việc: G8

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Bón phân lót là công việc được tiến hành sau khi tạo hố hoặc rạch hàng và trước khi trồng cây. Bón phân lót bao gồm các bước chọn loại phân, tính toán lượng phân, bón phân.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

    • Loại phân bón được chọn phù hợp với sinh trưởng và chất lượng của thuốc lá thương phẩm;

    • Tính được đúng, đủ lượng phân bón, phù hợp với đặc điểm đất đai của từng ruộng / nương trồng; phù hợp với sinh trưởng và chất lượng của thuốc lá thương phẩm;

    • Phân được bón đúng cách, lượng, thời gian, chủng loại.

  3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

    1. Kỹ năng

      • Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư cần thiết để bón phân đầy đủ và đúng yêu cầu;

      • Lựa chọn được loại phân bón phù hợp với yêu cầu của cây thuốc lá ở giai đoạn đầu;

      • Tính toán được đúng lượng phân cần dùng để bón lót;

      • Bón phân đúng yêu cầu kỹ thuật.

    2. Kiến thức

    • Trình bày được ảnh hưởng của các nguyên tố dinh dưỡng tới quá trình sinh trưởng của cây thuốc lá ở giai đoạn cây còn nhỏ;

    • Trình bày được kỹ thuật bón lót cho thuốc lá.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • ruộng / nương đã được cuốc hố hoặc rạch hàng đúng yêu cầu kỹ thuật;

    • Các loại phân bón lót gồm có vôi, phân chuồng hoai, lân và kali;

    • Giấy, bút, tài liệu về kỹ thuật bón phân cho cây thuốc lá;

    • Các dụng cụ để bón phân gồm có xảo, găng tay, cuốc hoặc máy bón phân;

    • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

    • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá


  • Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, vật tư, máy móc để bón phân;

  • Lựa chọn loại phân;

  • Tính toán lượng phân;

  • Kỹ thuật bón phân;

  • Thời gian thực hiện;

  • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

  • Quan sát , đánh giá trên thực tế;

  • Quan sát, đánh giá trên hiện trường;

  • Cân từng loại phân, sau đó so sánh với quy trình (quy trình cần căn cứ vào thời vụ, tính chất đất, giống);

  • Quan sát, đánh giá thao tác thực hiện;

  • Đo thời gian và so sánh với chỉ tiêu định mức;

  • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

Tên công việc: XÁC ĐỊNH THỜI VỤ TRỒNG Mã số công việc: H1

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xác định thời vụ trồng bao gồm các bước: Các căn cứ để xác định thời vụ, lựa chọn thời vụ trồng.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Xác định chính xác và đầy đủ các tiêu chí, làm cơ sở cho việc xác định thời vụ;

    • Lựa chọn được thời vụ phù hợp với thực tiễn.

  3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

    1. Kỹ năng

      • Đối chiếu, tổng hợp các tiêu chí và quyết định các tiêu chí phù hợp nhất.

    2. Kiến thức

    • Ảnh hưởng của ngoại cảnh tới sự sinh trưởng phát triển của thuốc lá và của các loài sâu bệnh hại thuốc lá.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC.

    • Ruộng thuốc lá đã được chuẩn bị;

    • Bảng điều tra tình hình sâu bệnh hại thuốc lá của các năm trước.

    • Nhân công và kinh phí để thực hiện.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá


  • Tổng hợp các tiêu chí để xác định thời vụ;

  • Xác định thời vụ;

  • Thời gian thực hiện;

  • Vệ sinh môi trường va an toàn lao động.

  • Đọc, kết quả, so sánh và đánh giá;

  • Đọc kết quả và đánh giá.

  • Đo thời gian thực hiện và so sánh với chỉ tiêu;

  • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

Tên công việc: CHỌN GIỐNG CÂY ĐỂ TRỒNG Mã số công việc: H2

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Chọn cây giống để trồng bao gồm các bước: Xác định tiêu chuẩn cây giống đem trồng, lựa chọn cây đủ tiêu chuẩn và xếp các cây đủ tiêu chuẩn vào dụng cụ đê chuẩn bị vận chuyển.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Cây đem trồng phải đạt được các tiêu chuẩn sau: Thân mập, khỏe, đốt dày, lá xanh và to tương đối đồng đều, không bị sâu bệnh, cao khoảng 5cm, có 6-8 lá thật, không bị sây xước, gẫy nát.

    • Rễ cái to, ngắn, nhiều rễ con (phương pháp trồng bằng rễ trần).

    • Tuổi từ 45-60 ngày tuổi.

    • Chọn chính xác các cây đủ tiêu chuẩn đem trồng

    • Xếp theo đúng thứ tự quy định;

    • Không làm lộn xộn, dập nát cây thuốc.

    • Xếp cây sao cho gọn để dễ vận chuyển.

  3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Có khả năng quan sát, lựa chọn, nhổ cây con và xếp cây vào dụng cụ vận chuyển.

    2. Kiến thức

    • Trình bày được tiêu chuẩn cây con thuốc lá khi đem trồng;

    • Phân tích được cách xếp cây hợp lý nhất.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Cây con thuốc lá được gieo trên luống hoặc đã được cấy trong bầu, đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

    • Các dụng cụ chuyên dùng để xếp cây con như thúng, xảo, xa rùa,....

    • Nhân lực và kinh phí để thực hiện.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Tổng hợp các tiêu chuẩn của cây giống thuốc lá;

  • Lựa chọn các cây đủ tiêu chuẩn;

  • Xếp cây vào dụng cụ;

  • Thời gian thực hiện;

  • Vệ sinh môi trường va an toàn lao động.

  • Đọc kết quả và đánh giá

  • Vấn đáp, quan sát kết quả và đánh giá;

  • Quan sát và đánh giá.

  • Đo thời gian thực hiện và so sánh với chỉ tiêu;

  • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

Tên công việc: XỬ LÝ CÂY GIỐNG Mã số công việc: H3

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Xử lý cây giống bao gồm các bước: Phân loại cây giống, vặt bỏ lá gốc của cây giống, pha thuốc, xử lý thuốc cho cây giống.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Cây giống được phân thành các loại có sức sinh trưởng khác nhau

    • Vặt bớt 3 lá sát gốc, chỉ để lại 3-4 lá phía trên;

    • Không làm dập, gẫy cây.

    • Pha đúng nồng độ. Với đồng sunfat dùng ở nồng độ 0,8% để xử lý.

    • Đảm bảo tất cả các cây đều được nhúng ngập bộ rễ. (nếu trồng bằng rễ trần)

  3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

    1. Kỹ năng

      • Phân loại được cây giống thành các nhóm có sức sinh trưởng tương đương nhau;

      • Vặt bỏ lá gốc của cây đúng yêu cầu kỹ thuật;

      • Biết cách pha thuốc và pha đúng nồng độ yêu cầu;

      • Xử lý cây giống đúng yêu cầu kỹ thuật.

    2. Kiến thức

    • Trình bày được lý do phân loại cây giống thành các nhóm khác nhau;

    • Trình bày và phân tích được thứ tự các bước xử lý cây giống.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Cây giống, thuốc đồng sunfat, xô chậu...

    • Nhân lực và kinh phí để thực hiện.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Độ đồng đều của cây con trong nhóm giống được phân loại:

  • Kỹ thuật vặt bỏ lá gốc:

  • Mức độ thương tổn đến cây con;

  • Kỹ thuật pha thuốc;

  • Kỹ thuật xử lý thuốc cho cây giống;

  • Thời gian thực hiện;

  • Vệ sinh môi trường va an toàn lao động.

  • Quan sát kết quả và đánh giá;

  • Quan sát thao tác và đánh giá;

  • Quan sát, đếm và đánh giá;

  • Quan sát thao tác và đánh giá;

  • Quan sát thao tác và đánh giá;

  • Đo thời gian thực hiện và so sánh với chỉ tiêu;

  • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

Tên công việc: VẬN CHUYỂN CÂY CON ĐẾN NƠI TRỒNG

Mã số công việc: H4

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Vận chuyển cây con đến nơi trồng là công việc được tiến hành sau khi bón phân lót và trước khi trồng cây. Công việc này gồm các bước: xác định thời điểm vận chuyển cây; lựa chọn cây con đủ tiêu chuẩn; vận chuyển cây con đến nơi trồng.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

    • Thời điểm vận chuyển cây được xác định đúng và phù hợp với điều kiện thời tiết, kế hoạch sản xuất, tiêu chuẩn cây con xuất vườn;

    • Cây con được chọn đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật cây con đem trồng;

    • Cây con được bứng đảm bảo đúng kỹ thuật, không bị dập nát, đứt rễ;

    • Cây thuốc lá được vận chuyển không bị vỡ bầu, hoặc đứt rễ;

    • Lá, cành không bị dập nát, rễ không bị tổn thương.

  3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Chuẩn bị các dụng cụ, trang thiết bị, vật tư cần thiết để trồng cây con đầy đủ và đảm bảo yêu cầu;

      • Xác định được chính xác thời điểm vận chuyển cây con;

      • Lựa chọn được cây con đủ tiêu chuẩn;

      • Bứng được cây con đúng yêu cầu kỹ thuật;

      • Vận chuyển cây con đến nơi trồng bằng quang gánh hoặc xếp lên xe vận chuyển đúng yêu cầu kỹ thuật.

    2. Kiến thức

    • Trình bày tiêu chuẩn cây con thuốc lá xuất vườn;

    • Trình bay được kỹ thuật bứng cây con thuốc lá;

    • Trình bày được các phương pháp vận chuyển cây con thuốc lá đến nơi trồng.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Vườn ươm cây con thuốc lá đạt tiêu chuẩn xuất vườn;

  • Giấy, bút, bay bứng cây, bát con, xô, chậu, bảo hộ lao động, xe chuyên chở hoặc quang gánh;

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    ;

    • Chuẩn bị các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư

    • Xác định thời điểm vận chuyển cây con;

    • Lựa chọn cây con đạt tiêu chuẩn;

    • Bứng cây;

    • Vận chuyển cây con;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường va an toàn lao động.

    • Quan sát, đánh giá trên thực tế;

    • Quan sát trên thực tế kết hợp với bảng theo dõi sinh trưởng của vườn ươm;

    • Quan sát, đo, đếm các chỉ tiêu của cây con được lựa chọn;

    • Quan sát và đánh giá thao tác thực hiện;

    • Quan sát thao tác thực hiện;

    • Đo thời gian thực hiện và so sánh với chỉ tiêu;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: TRỒNG CÂY THUỐC LÁ Mã số công việc: H5

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Trồng cây là khâu rất quan trọng trong quy trình trồng cây thuốc lá. Công việc này được tiến hành sau khi đã làm xong các công việc chuẩn bị ruộng / nương định trồng cây và cây con đã được vẫn đến nơi trồng. Nó bao gồm các công đoạn: Lựa chọn cây giống; xử lý cây giống; rải cây đến các hố định trồng; trồng cây.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

  • Cây giống được chọn đúng theo tiêu chuẩn cây giống đem trồng;

  • Cây giống được xử lý đúng yêu cầu, kỹ thuật trước khi đem cây đi trồng;

  • Cây được rải đều đến các hố trồng và không bị gẫy, lá, cành; không bị dập nát, rễ không bị tổn thương;

  • Cây đặt thẳng, giữa hố, không bị xiêu vẹo, lấp đất vừa ngập cổ rễ.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị được đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị, vật tư cần thiết để trồng cây thuốc lá;

  • Lựa chọn được cây con đạt tiêu chuẩn để đem trồng;

  • Xử lý cây con đúng yêu cầu kỹ thuật;

  • Rải cây đến các vị trí định trồng đúng yêu cầu kỹ thuật;

  • Trồng cây đúng đúng yêu cầu kỹ thuật.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được các tiêu chuẩn của cây con thuốc lá đem trồng;

  • Trình bày được kỹ thuật xử lý cây con và phân tích được tác dụng của việc xử lý đồng sunphat cho cây con trước khi trồng;

  • Trình bày được kỹ thuật rải cây con đến hố trồng;

  • Trình bày được kỹ thuật trồng cây con thuốc lá;

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • ruộng / nương đã được làm đất và bón lót đúng yêu cầu kỹ thuật;

  • Cây con thuốc lá đã được vận chuyển đến nơi trồng đủ số lượng cần dùng;

  • Thước dây, thước kẹp, bình phun thuốc trừ sâu, dung dịch đồng sunphat 0,8%, xô, chậu, quang gánh, găng tay, khẩu trang, các loại xe chuyên chở (xe cải tiến, xe công nông, ...);

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Chuẩn bị các dụng cụ, trang thiết bị, vật tư;

    • Lựa chọn cây giống;

    • Xử lý cây giống;

    • Rải cây đến các hố trồng;

    • Trồng cây;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá trên thực tế;

    • Quan sát, đo, đếm các chỉ tiêu của các cây giống đã được chọn lựa;

    • Quan sát và đánh giá thao tác thực hiện;

    • Quan sát, đánh giá thao tác và kết quả thực hiện;

    • Đo thời gian thực hiện và đối chiếu với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: TƯỚI NƯỚC SAU TRỒNG Mã số công việc: H6

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Tưới nước là công việc cuối cùng được tiến hành trong quy trình trồng cây thuốc lá. Tưới nước bao gồm các bước: Xác định nguồn nước tưới; lựa chọn phương pháp tưới; xác định lượng nước tưới; tưới.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

  • Nguồn nước được lựa chọn để tưới (ao, hồ, sông, suối...) phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt;

  • Các phương pháp tưới được lựa chọn đúng, phù hợp với từng giai đoạn cây cụ thể và điều kiện thực tế;

  • Lượng nước tưới của cây thuốc lá phụ thuộc vào đặc điểm thời tiết, loại đất trồng;

  • Tiêu chuẩn: đủ ẩm cho toàn bộ gốc cây;

  • Nước được tưới đúng liều lượng, đúng thời gian và đúng quy trình kỹ thuật.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị được các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị để tưới nước đầy đủ và đạt yêu cầu;

  • Xác định được nguồn nước tưới đạt yêu cầu về thể tích và chất lượng;

  • Lựa chọn được phương pháp tưới nước phù hợp với thực tế ruộng / nương trồng;

  • Tưới nước đúng yêu cầu kỹ thuật.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được phương pháp tính toán lượng nước tưới cho cây thuốc lá sau trồng;

  • Phân tích được các phương pháp tưới nước cho cây thuốc lá sau trồng;

  • Trình bày được ảnh hưởng của nước tới cây thuốc lá sau khi trồng.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • ruộng / nương thuốc lá vừa trồng xong và đạt yêu cầu kỹ thuật;

  • Thước, máy móc đo lưu lượng nước, danh mục các phương pháp tưới, giấy, bút, máy tính, máy bơm, vòi bơm, thùng ô doa;

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị;

    • Xác định nguồn nước tưới;

    • Lựa chọn phương pháp tưới;

    • Xác định lượng nước tưới;

    • Tưới nước cho cây;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường va an toàn lao động.

    • Quan sát, đánh giá trên thực tế hiện trường;

    • Quan sát, đánh giá nguồn nước được chọn lựa;

    • Quan sát và đánh giá trên thực tế;

    • Đo lượng nước và so sánh với nhu cầu thực tế;

    • Quan sát, đánh giá thao tác và kết quả thực hiện;

    • Đo thời gian thực hiện và so sánh với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: TRỒNG DẶM Mã số công việc: H7

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Trồng dặm là công việc rất quan trọng để đảm bảo năng suất ruộng / nương thuốc lá thương phẩm. Trồng dặm bao gồm các bước: Xác định thời điểm trồng dặm; xác định số lượng cây chết; chuẩn bị dụng cụ và cây giống để trồng dặm; trồng dặm.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

  • Thời điểm trồng dặm được xác đúng, chính xác.

  • Số cây chết được xác định chính xác trên ruộng / nương

  • Cây giống được chọn có cùng độ tuổi với cây đã được trồng và đảm bảo các tiêu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật.

  • Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng;

  • Cây được trồng đúng vị trí cây bị chết, đặt đúng giữa hố, lấp vừa kín cổ rễ và nén nhẹ đất đều xung quanh hốc.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, trang thiết bị để trồng dặm được đầy đủ và đảm bảo chất lượng;

  • Xác định chính xác thời điểm cần tiến hành trồng dặm;

  • Xác định và chuẩn bị đầy đủ số lượng cây đủ tiêu chuẩn để trồng dặm;

  • Trồng dặm đúng kỹ thuật.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được nguyên nhân, vai trò của việc trồng dặm;

  • Trình bày được tiêu chuẩn của cây cần được thay thế và cây đem trồng dặm;

  • Trình bày được kỹ thuật trồng dặm.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • ruộng / nương thuốc lá đã phục hồi sinh trưởng và số lượng cây nhất định cần phải thay thế;

  • Sổ theo dõi sinh trưởng của cây thuốc lá, sổ, bút ghi chép;

  • Cuốc, xẻng, phương tiện vận chuyển, cây giống, pay;

  • Cây giống để trồng dặm;

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, vật tư;

    • Xác định thời điểm trồng dặm;

    • Xác định số lượng cây chết;

    • Chuẩn bị cây để trồng dặm;

    • Trồng dặm;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường va an toàn lao động.

    • Quan sát, đánh giá trên hiện trường;

    • Quan sát, đánh giá trên hiện trường;

    • Đếm số lượng cây chết;

    • Quan sát, đo, đếm các chỉ tiêu của cây đem trồng dặm;

    • Quan sát, đánh giá thao tác và kết quả thực hiện;

    • Đo thời gian thực hiện và so sánh với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: PHÒNG TRỪ CỎ Mã số công việc: I1

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Phòng trừ cỏ dại là công việc cần tiến hành thường xuyên và kịp thời trên ruộng / nương thuốc lá, đặc biệt là thời điểm cây vẫn còn nhỏ. Phòng trừ cỏ dại gồm các bước: Xác định thành phần cỏ dại; xác định thời điểm phòng cỏ dại; lựa chọn phương pháp phòng cỏ dại; phòng cỏ dại; Xác định mật độ cỏ dại; thời điểm trừ cỏ dại; lựa chọn phương pháp trừ và trừ cỏ dại.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

  • Các loại cỏ dại phổ biến trên địa bàn phải được xác định chính xác và đầy đủ;

  • Thời điểm phòng cỏ dại được xác định đúng, chính xác;

  • Lựa chọn được phương pháp phòng tối ưu nhất, hoặc kết hợp nhiều biện pháp;

  • Đảm bảo các loại cỏ dại đã được phòng không xuất hiện trên đồng ruộng hoặc xuất hiện với tỷ lệ thấp;

  • Mật độ các loài cỏ dại phải được xác định chính xác;

  • Thời điểm trừ cỏ dại được xác định đúng và hiệu quả;

  • Phương pháp trừ cỏ dại được lựa chọn tối ưu nhất, hoặc kết hợp nhiều biện pháp;

  • Diệt được khoảng 90-95% cỏ dại trên ruộng / nương ;

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị được các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị đầy đủ và đảm bảo yêu cầu sử dụng;

  • Xác định chính xác thời điểm phòng, trừ cỏ dại;

  • Lựa chọn được phương pháp phòng, trừ cỏ dại tối ưu nhất;

  • Phòng, trừ cỏ dại đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao.

    1. Kiến thức

  • Phân tích được tác hại của cỏ dại đối với quá trình sinh trưởng-phát triển của ruộng / nương thuốc lá;

  • Phân tích được ưu, nhược điểm của các phương pháp phòng, trừ cỏ dại;

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC.

  • ruộng / nương thuốc lá trồng được khoảng 15-20 ngày;

  • Sổ ghi chép, bút;

  • Dụng cụ, trang thiết bị vật tư phù hợp với từng phương pháp phòng, trừ cỏ;

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị để phòng trừ cỏ;

    • Xác định thành phần cỏ dại trên địa bàn;

    • Xác định thời điểm phòng cỏ dại;

    • Lựa chọn phương pháp phòng, trừ cỏ dại;

    • Xác định mật độ cỏ dại;

    • Phòng, trừ cỏ dại;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường va an toàn lao động.

    • Quan sát, đánh giá trực tiếp trên hiện trường;

    • Đối chiếu với số liệu thống kê của địa bàn;

    • Quan sát, đánh giá trực quan trên hiện trường;

    • Quan sát hiện trường và đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp được chọn lựa;

    • Đếm và tính toán, so sánh;

    • Quan sát thao tác và kết quả thực hiện;

    • Đo thời gian thực hiện và so sánh với chỉ tiêu định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: VUN XỚI Mã số công việc: I2

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Vun xới là công việc không thể thiếu trong quy trình chăm sóc cây thuốc lá. Vun xới bao gồm các bước: Xác định thời điểm vun, xới; lựa chọn phương pháp vun, xới; vun, xới.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

  • Thời điểm cần vun, xới được xác định chính xác dựa trên tính chất của từng loại đất, diễn biến thời tiết-khí hậu và đặc điểm hình thái của cây ở các giai đoạn khác nhau;

  • Phương pháp vun, xới được lựa chọn tối ưu nhất (không tốn kém và hiệu quả cao) dựa trên tình hình sinh trưởng của cây (vun, xới thủ công hoặc vun, xới bằng máy);

  • Không có hòn đất to đè vào gốc làm dập nát rễ , đứt rễ và gốc cây;

  • Không làm bật cây;

  • Gốc cây được vun một lượng đất phù hợp 6-12cm tùy độ tuổi của cây;

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị vun xới được đầy đủ và đảm bảo yêu cầu;

  • Xác định chính xác thời điểm cần vun xới;

  • Lựa chọn được phương pháp vun xới phù hợp;

  • Vun, xới đúng kỹ thuật.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được tác dụng của việc vun xới đối với quá trình sinh trưởng của cây thuốc lá;

  • Trình bày được kỹ thuật vun, xới cho ruộng / nương thuốc lá.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • ruộng / nương thuốc lá đã trồng được khoảng 15 ngày;

  • Sổ nhật ký theo dõi sinh trưởng của cây trên ruộng / nương ;

  • Cuốc hoặc máy vun xới đất;

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, nguyên liệu, trang thiết bị;

    • Xác định thời điểm vun xới;

    • Lựa chọn phương pháp vun xới;

    • Vun xới;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát, đánh giá trực tiếp trên hiện trường;

    • Quan sát, đánh giá trực tiếp trên hiện trường;

    • Quan sát, đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp;

    • Quan sát, theo dõi và đánh giá trong quá trình thao tác và kết quả thực hiện;

    • Đo thời gian thực hiện và so sánh với chỉ tiêu;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    Tên công việc: TƯỚI NƯỚC Mã số công việc: I3

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Tưới nước bao gồm các bước: Xác định nguồn nước tưới; lựa chọn phương pháp tưới; xác định lượng nước tưới; tưới..

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Nguồn nước được lựa chọn để tưới (ao, hồ, sông, suối...) phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt;

  • Các phương pháp tưới được lựa chọn đúng, phù hợp với từng giai đoạn cây cụ thể và điều kiện thực tế;

  • Lượng nước tưới của cây thuốc lá phụ thuộc vào đặc điểm thời tiết, loại đất trồng;

  • Tiêu chuẩn: đủ ẩm cho toàn bộ gốc cây;

  • Nước được tưới đúng liều lượng, đúng thời gian và đúng quy trình kỹ thuật.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Quan sát, phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật của nước;

  • Đọc, lựa chọn các phương pháp tưới;

  • Đo độ ẩm đất;

  • Ước lượng độ ẩm đất bằng phương pháp vê giun;

  • Tính lượng nước cần dùng để tưới;

  • Quan sát, tưới nước.

    1. Kiến thức

  • Các phương pháp tính toán lượng nước;

  • Các phương pháp tưới nước cho cây thuốc lá;

  • Nhu cầu nước của cây con sau trồng.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Thước, máy móc đo lưu lượng nước;

  • Danh mục các phương pháp tưới;

  • Giấy, bút, máy tính.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Nguồn nước được lựa chọn để tưới (ao, hồ, sông, suối...) phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt;

    • Các phương pháp tưới được lựa chọn đúng, phù hợp với từng giai đoạn cây cụ thể và điều kiện thực tế;

    • Tiêu chuẩn: đủ ẩm cho toàn bộ gốc cây;

    • Nước được tưới đúng liều lượng, đúng thời gian và đúng quy trình kỹ thuật.

    • Dùng máy đo nguồn nước, xác định các thông số kỹ thuật.

    • Vấn đáp, hỏi, kiểm tra kết quả lựa chọn phương pháp tưới.

    • Đo độ ẩm tại gốc cây.

    • Kiểm tra độ ẩm, theo dõi thời gian tưới.

    Tên công việc: BÓN PHÂN THÚC Mã số công việc: I4

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Bón phân thúc là công việc rất quan trọng, nó quyết định năng suất và chất lượng ruộng / nương thuốc lá. Công việc này gồm các bước: Xác định thời điểm bón phân; xác định loại phân bón; xác định liều lượng phân bón; xác định phương pháp bón phân; bón phân.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

  • Thời điểm bón phân được xác định đúng, đảm bảo tối ưu nhất, vừa nâng cao năng suất, vừa nâng cao chất lượng thuốc lá thương phẩm;

  • Các loại phân bón được xác định chính xác, đầy đủ các loại phân cần bón cho từng lần bón;

  • Liều lượng phân bón được xác định chính cho từng lần bón;

  • Phương pháp bón được xác định đúng, chính xác để hệ số sử dụng phân bón là cao nhất;

  • Tạo rạch sâu 8-10 cm, cách gốc 10 cm, thả phân vào rạch rồi lấp kín đất;

  • Khi bón phân không làm đứt rễ, thối rễ, dập lá, gãy thân, chết cây;

  • Sau khi bón phân, cây sinh trưởng tốt, cho sản phẩm có năng suất cao và chất lượng tốt.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị được các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị để bón phân được đầy đủ và đảm bảo yêu cầu sử dụng;

  • Xác định đúng thời điểm bón phân;

  • Xác định đúng và đầy đủ thành phần các loại phân cần bón cho mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây;

  • Tính toán đúng lượng phân cần dùng để bón cho mỗi giai đoạn;

  • Sử dụng phương pháp bón phân hợp lý với điều kiện thực tiễn và có hiệu quả;

  • Bón phân đúng kỹ thuật.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được nhu cầu về dinh dưỡng của cây thuốc lá ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau;

  • Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới tính chất của các loại phân bón;

  • Phân tích được ưu, nhược điểm của từng phương pháp bón phân;

  • Trình bày được tác hại của bón phân không đúng cách và cách khắc phục.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • ruộng / nương thuốc lá đã trồng được khoảng 15-20 ngày;

  • Bảng quy trình bón phân cho thuốc lá;

  • Bút, giấy, máy vi tính hoặc máy tính;

  • Cuốc hoặc máy vun đất, đồ đựng phân (thúng, thau chậu), găng tay;

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp;

    • Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, vật tư bón phân;

    • Xác định thời điểm bón phân;

    • Xác định thành phần và lượng phân bón mỗi loại;

    • Xác định phương pháp bón phân;

    • Bón phân;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá trực quan trên hiện trường;

    • Quan sát tình hình sinh trưởng của ruộng / nương thuốc lá và đánh giá kết quả;

    • Quan sát trên hiện trường chuẩn bị và đối chiếu với quy trình;

    • Quan sát hiện trường ruộng / nương

    • Quan sát quá trình thao tác và kết quả thực hiện, sau đó đánh giá kết quả;

    • Đo thời gian thực hiện và so sánh với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: BẤM NGỌN Mã số công việc: I5

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Bấm ngọn là công việc cần phải được tiến hành trong quá trình chăm sóc cây thuốc lá. Công việc này mang tính chất khá riêng biệt. Bấm ngọn cần phải trải qua các bước: Xác định thời điểm bấm ngọn; xác định cây cần bấm ngọn; bấm ngọn.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

  • Thời điểm bấm ngọn cây khi trên ruộng / nương bắt đầu xuất hiện cây có nụ;

  • Cây cần bấm ngọn là những cây vừa mới xuất hiện nụ;

  • Bấm được hết phần có nụ và thêm 2-3 lá nhỏ nữa.; ngọn cây không bị dập nát.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Xác định đúng thời điểm cần bấm ngọn;

  • Xác định đầy đủ và chính xác các cây cần bấm ngọn;

  • Bấm ngọn cho cây thuốc lá đúng yêu cầu kỹ thuật..

    1. Kiến thức

  • Trình bày được ảnh hưởng của việc ra nụ và hoa tới chất lượng của thuốc lá thương phẩm;

  • Trình bày được đặc điểm ra hoa của cây thuốc lá;

  • Phân tích được kỹ thuật bấm ngọn cho cây thuốc lá.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC.

  • Ruộng thuốc lá đang chuẩn bị ra nụ và hoa;

  • Kéo cắt hom;

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Chuẩn bị;

    • Xác định thời điểm bấm ngọn;

    • Xác định số cây cần bấm ngọn;

    • Bấm ngọn;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá trên hiện trường;

    • Quan sát và đánh giá trên hiện trường;

    • Quan sát và đánh giá trên hiện trường;

    • Quan sát thao tác và đánh giá kết quả;

    • Đo thời gian thực hiện và đối chiếu với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: TỈA MẦM NÁCH Mã số công việc: I6

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Tỉa mầm nách là công việc khá đặc trưng của cây thuốc lá, nó được tiến hành sau khi bấm ngọn khoảng vài ngày. Tỉa mầm nách gồm các bước; xác định thời điểm tỉa; xác định số cây cần tỉa; xác định số mầm cần tỉa trên cây; tỉa mầm nách.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

  • Thời điểm tỉa mầm nách khi chồi cao 5-7cm, không để chồi cao quá 20cm;

  • Xác định được cây cần tỉa mầm nách trên tất cả những cây có mầm nách cao từ 5-20 cm;

  • Số mầm nách cần tỉa tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng của ruộng thuốc lá, khoảng cách tỉa. Thường dao động từ 2-3 mầm / lần tỉa;

  • Tất cả các mầm nách được tỉa đúng yêu cầu kỹ thuật và không làm dập xước thân cây, rách lá.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị để tỉa mầm nách đầy đủ và đảm bảo yêu cầu;

  • Xác định đúng, đầy đủ các cây cần tỉa mầm nách;

  • Xác định đúng và đủ số mầm nách cần tỉa;

  • Tỉa mầm nách đúng kỹ thuật.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được ảnh hưởng của việc ra mầm nách đối với chất lượng thuốc lá thương phẩm;

  • Phân tích được kỹ thuật tỉa mầm nách cho cây thuốc lá.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Ruộng thuốc lá đã ngắt ngọn được 4-5 ngày;

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Chuẩn bị;

    • Xác định thời điểm tỉa mầm nách;

    • Xác định số cây cần tỉa mầm nách;

    • Xác định số mầm nách cần tỉa trên cây;

    • Tỉa mầm nách

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá trực quan trên hiện trường;

    • Quan sát tình hình ra mầm nách trên ruộng / nương và đánh giá;

    • Quan sát tình hình ra mầm nách trên ruộng / nương và đánh giá;

    • Quan sát tình hình ra mầm nách trên ruộng / nương và đánh giá;

    • Quan sát quá trình thao tác và kết quả thực hiện rồi đánh giá;

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI Mã số công việc: I7

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Phòng trừ sâu, bệnh hại là công việc cần được tiến hành trong suốt quá trình sinh trưởng của cây thuốc lá. Công việc này bao gồm các bước: Điều tra thành phần sâu, bệnh hại thường gặp trên cây thuốc lá; phòng trừ sâu hại; phòng trừ bệnh hại.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

  • Các loại sâu thường gặp trên cây thuốc lá được điều tra chính xác, đầy đủ;

  • Phòng trừ được sâu hại cây thuốc lá bằng một số loại thuốc sinh học, hóa học;

  • Phòng trừ được bệnh hại cây thuốc lá bằng một số loại thuốc sinh học, hóa học.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị phòng trừ sâu bệnh đầy đủ và đảm bảo yêu cầu sử dụng;

  • Điều tra chính xác và đầy đủ thành phần các loại sâu, bệnh hại trên cây thuốc lá;

  • Phòng trừ sâu và bệnh hại đúng kỹ thuật và có hiệu quả.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được phương pháp điều tra sâu bệnh hại trên ruộng / nương ;

  • Phân tích được các phương pháp phòng trừ sâu bệnh đang được dùng phổ biến hiện nay.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC.

  • ruộng / nương thuốc lá đang sinh trưởng;

  • Sổ ghi chép, bút;

  • Máy vi tính;

  • Bảng điều tra thành phần sâu hại thường gặp ở cây thuốc lá trên địa bàn;

  • Thuốc sinh học, hóa học phòng trừ sâu.

  • Bình phun thuốc, trang phục bảo hộ lao động.

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Chuẩn bị;

    • Điều tra thành phần sâu, bệnh hại trên cây thuốc lá;

    • Phòng sâu và bệnh;

    • Trừ sâu và bệnh;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá trực quan trên hiện trường;

    • Đối chiếu, so sánh kết quả điều tra với số liệu thống kê tại địa phương;

    • Quan sát và đánh giá trên hiện trường;

    • Quan sát quá trình thực hiện và kết quả, từ đó đánh giá hiệu quả của phương pháp;

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY

    Mã số công việc: J1

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Thu thập tài liệu, đánh giá hiện trạng sinh trưởng của cây ở giai đoạn thu hoạch.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Tài liệu về sinh trưởng của cây thuốc lá được thu thập đầy đủ và cập nhật;

  • Thực trạng sinh trưởng, phát triển của cây trong thời kỳ cho thu hái được đánh giá chính xác bằng các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

      1. Kỹ năng

  • Đánh giá đúng thực trạng sinh trưởng của cây ở giai đoạn cho thu hái;

    1. Kiến thức

  • Trình bày được đặc điểm sinh trưởng của cây thuốc lá ở các giai đoạn sinh trưởng;

  • Phân tích được đặc điểm sinh trưởng của cây thuốc lá trên thực tế.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Ruộng thuốc lá ở các giai đoạn vườn ươm và giai đoạn cho thu hái;

  • Phòng làm việc giấy bút để ghi chép;

  • Bộ công cụ dùng để điều tra, đánh giá sinh trưởng, phát triển của cây thuốc lá ở các giai đoạn vườn ươm và cho thu hái;

  • Số liệu theo dõi sinh trưởng của cây;

  • Nhân lực và kinh phí để thực hiện.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Phương pháp tổng hợp tài liệu;

    • Mức độ chính xác khi đánh giá khả năng sinh trưởng.

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát, đánh giá;

    • Quan sát, đối chiếu với số liệu theo dõi và đánh giá

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG

    Mã số công việc: J2

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Lựa chọn phương pháp điều tiết sinh trưởng bao gồm các bước: Liệt kê các phương pháp điều tiết sinh trưởng, xây dựng tiêu chí lựa chọn được phương pháp điều tiết phù hợp với cây thuốc lá.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Các phương pháp điều tiết sinh trưởng cho cây thuốc lá được liệt kê đầy đủ

  • Tiêu chí lựa chọn được xây dựng đảm bảo lựa chọn được phương pháp điều tiết sinh trưởng phù hợp với cây thuốc lá

  • Phương pháp điều tiết sinh trưởng được lựa chọn phù hợp với cây thuốc lá và điều kiện sản xuất

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

      1. Kỹ năng

  • Liệt kê, tổng hợp được các phương pháp điều tiết sinh trưởng cho thuốc lá;

  • Lựa chọn được phương pháp điều tiết sinh trưởng phù hợp với thời kỳ sinh trưởng và điều kiện sản xuất.

    1. Kiến thức

    • Phân tích được ưu, nhược điểm của từng phương pháp điều tiết sinh trưởng;

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Ruộng thuốc lá ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau;

  • Tài liệu về các phương pháp điều tiết sinh trưởng cho thuốc lá;

  • Giấy, bút;

  • Nhân lực và kinh phí để thực hiện.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      • Số lượng phương pháp điều tiết sinh trưởng cho thuốc lá;

      • Mức độ chính xác của các tiêu chí được lựa chọn;

      • Mức độ phù hợp của phương pháp điều tiết sinh trưởng.

      • Thời gian thực hiện;

      • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

      • Đọc, so sánh và đánh giá;

      • Đọc, so sánh và đánh giá;

      • So sánh phương pháp được chọn với thực tiễn sinh trưởng của cây và điều kiện sản xuất.

      • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

      • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

      Tên công việc: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ, VẬT TƯ Mã số công việc: J3

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Chuẩn bị dụng cụ vật tư gồm các bước: Lựa chọn vật tư, dụng cụ, trang thiết bị, tính toán số lượng, đặt hàng, giao nhận hàng, phân loại, sắp xếp và bảo quản đúng quy định.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

        • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được lựa chọn theo kế hoạch sản xuất;

        • Số lượng vật tư, dụng cụ trang thiết bị được tính toán đầy đủ theo quy trình kỹ thuật;

        • Nhà cung cấp được lựa chọn theo yêu cầu của cơ sở;

        • Hàng được cung cấp theo yêu cầu;

        • Vật tư, dụng cụ và trang thiết bị được giao nhận, kiểm tra đúng như hợp đồng, đơn đặt hàng;

        • Trang thiết bị được vận hành thử theo bản hướng dẫn;

        • Dụng cụ, vật tư, trang thiết bị được phân loại, sắp xếp và bảo quản đúng theo quy định kho bãi và đảm bảo vệ sinh an toàn.

      3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

        1. Kỹ năng

          • Lựa chọn vật tư, trang thiết bị, dụng cụ phù hợp;

          • Tính toán chính xác số lượng cần dùng cho mỗi loại;

          • Lựa chọn được nhà cung cấp tin cậy;

          • Thành thạo trong việc làm hợp đồng mua bán;

          • Kiểm tra được các dụng cụ, vật tư và cất cẩn thận trước khi sử dụng.

        2. Kiến thức

        • Trình bày được chức năng của mỗi dụng cụ, vật tư trong quá trình điều khiển sinh trưởng phát triển của thuốc lá.

      4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

        • Kế hoạch sản xuất

        • Danh mục dụng cụ, thiết bị, vật tư, giấy, bút.

        • Giấy, bút, Quy trình kỹ thuật

        • Kết quả tính toán vật tư, dụng cụ, danh mục nhà cung cấp, mẫu hợp đồng, đơn đặt hàng

        • Danh mục vật tư, dụng cụ, trang thiết bị, bản

          hướng dẫn sử dụng, sổ nhập hàng, thiết bị , hợp đồng, dụng cụ đo đạc, kiểm tra

        • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị, nhà xưởng, giá,tủ, kệ, bản hướng dẫn.

        • Nhân lực và vật tư để thực hiện.

        image src="46_2013_TT_BNNPTNT_P7_Vv_Tieu_chuan_ky_nang_nghe_quoc_gia_doi_voi_nghe_thuoc_nhom_nghe_nong_nghiep_Trong_Thuoc_La / Image_001 .png" height="28" width="1">

      5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Lựa chọn, tính toán số lượng trang thiết bị, dụng cụ, vật tư để điều khiển sinh trưởng phát triển;

    • Lựa chọn nhà cung cấp;

    • Mức độ thành thạo khi kiểm tra hàng mua.

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Đọc và quan sát, so sánh, đối chiếu và đánh giá;

    • Vấn đáp và đánh giá;

    • Quan sát quá trình thực hiện và đánh giá.

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    Tên công việc: ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG BẰNG CÁCH BẤM NGỌN VÀ TỈA MẦM NÁCH

    Mã số công việc: J4

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Điều tiết sinh trưởng bằng bấm ngọn và tỉa mầm nách gồm: Quan sát tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây, định thời điểm bấm ngọn và tỉa mầm nách, chuẩn bị vật tư, công cụ, tiến hành bấm ngọn và tỉa mầm nách.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Hiện trạng sinh trưởng và phát triển của cây được đánh giá chính xác

  • Thời điểm bấm ngọn và tỉa mầm nách được xác định phù hợp với sinh trưởng của cây

  • Dụng cụ, thiết bị bấm ngọn và tỉa mầm nách được chuẩn bị đầy đủ về số lượng và chất lượng đảm bảo thuận tiện cho việc đốn tỉa

  • Tiến hành bấm ngọn và tỉa mầm nách đúng các bước của quy trình.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Đánh giá chính xác hiện tượng sinh trưởng, phát triển của cây trên ruộng / nương ;

  • Xác định chính xác thời điểm bấm ngọn, đánh mầm nách;

  • Bấm ngọn, đánh mầm nách đúng yêu cầu kỹ thuật.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được tác dụng của các biện pháp bấm ngọn và đánh mầm nách để điều khiển sinh trưởng của cây thuốc lá;

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Bộ dụng cụ dung để quan sát và đánh giá nhanh tình trạng sinh trưởng phát triển của cây

  • Kết quả đánh giá sinh trưởng

  • Số liệu về điều kiện ngoại cảnh của khu vực

  • Các dụng cụ, công cụ, thiết bị bấm ngọn và tỉa mầm nách: dao, kéo cắt cành, cưa, máy đốn chè…

  • Bộ công cụ, thiết bị dùng để bấm ngọn và tỉa mầm nách cây thuốc lá.

  • Nhân lực và kinh phí để thực hiện.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Mức độ chính xác khi đánh giá mức độ sinh trưởng;

    • Sự chính xác của việc xác định thời điểm bấm ngọn;

    • Kỹ thuật bấm ngọn, đánh mầm nách;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá;

    • Quan sát chung tình trạng sinh trưởng của cây và so sánh với kết quả để đánh giá;

    • Quan sát, đánh giá.

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG BẰNG HÓA CHẤT

    Mã số công việc: J5

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Điều tiết sinh trưởng bằng hóa chất gồm các bước: Quan sát tình trạng sinh trưởng của cây, định thời điểm điều tiết, chuẩn bị vật tư, công cụ, tiến hành điều tiết sinh trưởng bằng hoá chất.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Đánh giá chính xác hiện trạng sinh trưởng và phát triển của cây;

  • Thời điểm điều tiết được xác định phù hợp với sinh trưởng của cây;

  • Dụng cụ, thiết bị được chuẩn bị đầy đủ về số lượng và chất lượng đảm bảo thuận tiện cho việc điều tiết sinh trưởng;

  • Tiến hành điều tiết sinh trưởng bằng hoá chất đúng các bước của quy trình.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

      1. Kỹ năng

  • Xác định chính thời điểm xử lý hóa chất để điều tiết sinh trưởng;

  • Chuẩn bị các vật tư, dụng cụ, hóa chất đầy đủ, đạt yêu cầu;

  • Phun hóa chất đồng đều, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

    1. Kiến thức

  • Trình bày ảnh hưởng của hóa chất tới quá trình sinh trưởng-phát triển của cây;

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC.

      • Bộ dụng cụ dùng để quan sát và đánh giá nhanh tình trạng sinh trưởng của cây thuốc lá;

  • Kết quả đánh giá sinh trưởng;

  • Số liệu về điều kiện ngoại cảnh của khu vực;

  • Nhân lực và kinh phí để thực hiện.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Mức độ chính xác của việc xác định thời điểm tác động;

    • Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư, hóa chất xử lý;

    • Kỹ thuật xử lý hóa chất;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá;

    • Quan sát, đếm, đo và đánh giá;

    • Quan sát thao tác và đánh giá;

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG BẰNG BIỆN PHÁP TƯỚI NƯỚC

    Mã số công việc: J6

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Điều tiết sinh trưởng cho cây bằng biện pháp tưới nước gồm các bước: Quan sát tình trạng sinh trưởng của cây, xác định thời điểm tưới, chuẩn bị vật tư công cụ, thực hiện tưới.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Hiện trạng sinh trưởng và phát triển của cây được đánh giá chính xác;

  • Thời điểm tưới nước được xác định phù hợp với sinh trưởng của cây;

  • Dụng cụ, thiết bị được chuẩn bị đầy đủ về số lượng và chất lượng đảm bảo thuận tiện cho việc điều tiết sinh trưởng;

  • Tiến hành điều tiết sinh trưởng bằng tưới nước đúng các bước của quy trình.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

      1. Kỹ năng

  • Đánh giá đúng hiện trạng sinh trưởng của cây;

  • Xác định đúng thời điểm tưới nước;

  • Tưới nước đúng yêu cầu kỹ thuật.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được ảnh hưởng của nước tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây thuốc lá.

  • Trình bày được cơ sở tính toán lượng nước tưới để điều khiển sinh trưởng của cây thuốc lá.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Bộ dụng cụ dùng để quan sát và đánh giá nhanh tình trạng sinh trưởng của cây thuốc lá.

  • Kết quả đánh giá sinh trưởng

  • Số liệu về điều kiện ngoại cảnh của khu vực

  • Hệ thống tưới thiết bị và nước tưới

  • Bộ công cụ, thiết bị và nước tưới cây thuốc lá;

  • Nhân lực và kinh phí để thực hiện.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Xác định thời điểm tưới nước;

    • Chuẩn bị các dụng cụ, vật tự, nước;

    • Kỹ thuật tưới nước.

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá.

    • Quan sát, đếm và đánh giá;

    • Quan sát quá trình thao tác và đánh giá.

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG BẰNG BIỆN PHÁP BÓN PHÂN

    Mã số công việc: J7

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Điều tiết sinh trưởng bằng biện pháp bón phân gồm các bước: Quan sát tình trạng sinh trưởng của cây, định thời điểm bón phân, chuẩn bị vật tư công cụ, tiến hành bón phân

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Hiện trạng sinh trưởng và phát triển của cây được đánh giá chính xác

  • Thời điểm điều tiết được xác định phù hợp với sinh trưởng của cây

  • Dụng cụ, thiết bị được chuẩn bị đầy đủ về số lượng và chất lượng đảm bảo thuận tiện cho việc điều tiết sinh trưởng bằng biện pháp bón phân

  • Tiến hành bấm ngọn và tỉa mầm nách đúng các bước của quy trình

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Xác định chính xác hiện trạng sinh trưởng của cây;

  • Xác định đúng thời điểm bón phân để điều tiết sinh trưởng;

  • Bón phân đúng yêu cầu kỹ thuật.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được các phương pháp đánh giá sinh trưởng của cây;

  • Phân tích được vai trò của phân bón đối với việc điều khiển quá trình sinh trưởng của cây thuốc lá.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Bộ dụng cụ dùng để quan sát và đánh giá nhanh tình trạng sinh trưởng của cây trồng

  • Kết quả đánh giá sinh trưởng

  • Số liệu về điều kiện ngoại cảnh của khu vực

  • Dụng cụ và phân bón

  • Bộ công cụ và phân bón cây thuốc lá;

  • Nhân lực và kinh phí để thực hiện.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu để bón phân;

    • Xác định thời điểm bón phân;

    • Kỹ thuật bón phân;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát, đếm và so sánh với chỉ tiêu để đánh giá;

    • Quan sát và đánh giá;

    • Quan sát và đánh giá.

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: LỰA CHỌN KIỂU LÒ SẤY Mã số công việc: J1

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Lựa chọn kiểu lò sấy gồm các bước: Tìm các kiểu lò sấy đang được sử dụng hiện nay; Đối chiếu các tiêu chí sử dụng của từng loại lò sấy với điều kiện thực tế; Lựa chọn kiểu lò sấy phù hợp

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Thống kê đầy đủ các loại lò sấy có thể sử dụng để sấy khối lượng lá sấy / mẻ sấy khác nhau;

  • Nguyên vật liệu để xây lò sấy phải đa dạng và phong phú về chủng loại;

  • Kỹ thuật điều chỉnh trong quá trình sấy của các loại lò từ đơn giản đến phức tạp;

  • Có thể sử dụng lò sấy thủ công, bán thủ công hoặc lò sấy curing-barn.

  • Thống kê điều kiện thực tế: Kỹ thuật, về giá nguyên vật liệu xây dựng, về kỹ thuật xây dựng lò sấy;

  • Đối chiếu tiêu chí đã tổng hợp của từng loại lò sấy với điều kiện thực tiễn có được.

  • Quy mô của lò sấy phải phù hợp với lượng lá thuốc thu hái được;

  • Vật liệu xây dựng có giá cả phù hợp với khả năng thanh toán của người mua;

  • Loại lò sấy được chọn phải có kỹ thuật viên có trình độ phù hợp điều khiển trong quá trình sấy.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

        • Đọc bản vẽ kỹ thuật;

        • So sánh, đối chiếu các kiểu lò sấy với điều kiện thực tiễn;

        • Quyết định lựa chọn kiểu lò sấy phù hợp với thực tiễn.

      2. Kiến thức

      • Phân tích được ưu, nhược điểm của từng loại lò sấy đang được sử dụng phổ biến hiện nay;

      • Phân tích được các điều kiện thực tế và đối chiếu với tiêu chuẩn của từng loại lò sấy hiện có để đưa ra quyết định đúng đắn.

    2. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      • Giấy, bút;

      • Mô hình các loại lò sấy;

      • Máy vi tính có kết nối internet

    3. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Độ chính xác khi đọc bản vẽ;

    • Tính khoa học khi đối chiếu các điều kiện thực tế và yêu cầu của từng loại lò sấy;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá;

    • Quan sát, đánh giá trong quá trình thao tác và kết quả thực hiện;

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: LỰA CHỌN VỊ TRÍ XÂY LÒ Mã số công việc: K2

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Lựa chọn vị trí xây lò bao gồm các bước: tổng hợp các tiêu chí lựa chọn vị trí xây lò; quan sát địa điểm định xây lò; quyết định và đánh dấu khu vực xây dựng lò

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Khu vực xây dựng lò phải thuận tiện giao thông và gần với ruộng trồng thuốc;

  • Địa điểm xây lò phải là nơi có nền đất cứng và cao ráo;

  • Không nằm trên hướng gió thổi vào khu vực hộ dân sinh;

  • Tạo khoảng cách an toàn với các công trình xây dựng khác.

  • Quan sát tổng quan khu vực và nhận định bằng mắt các tiêu chí đã tổng hợp được;

  • Đo, đếm cụ thể từng chỉ tiêu và kết quả được thể hiện bằng con số cụ thể

  • Đổi chiếu các số liệu đo đếm được với các tiêu chí đã đưa ra;

  • Quyết định lựa chọn hoặc không lựa chọn khu vực xây lò.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Đọc bản vẽ kỹ thuật;

  • Phân tích các tiêu chí để lựa chọn vị trí trên bản vẽ và trên thực tế;

  • Lựa chọn được vị trí xây lò phù hợp nhất.

    1. Kiến thức

  • Phân tích được ưu, nhược điểm của từng yếu tố thực tế và từng yếu tố có trong yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật;

  • Tổng hợp được các yếu tố và đưa ra quyết định để lựa chọn vị trí phù hợp với thực tế.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Giấy, bút;

  • Thước đo, dây đo diện tích;

  • Máy tính.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Độ chính xác khi đọc bản vẽ;

    • Tính chính xác và khoa học khi phân tích, đối chiếu giữa bản vẽ với điều kiện thực tế;

    • Tổng hợp các tiêu chí và kết quả lựa chọn vị trí xây lò;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá;

    • Quan sát, đánh giá trong quá trình thao tác và kết quả thực hiện;

    • Quan sát, đánh giá trong quá trình thao tác và kết quả thực hiện;

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: CHUẨN BỊ CÁC VẬT TƯ, THIẾT BỊ ĐỂ XÂY LÒ XẤY

    Mã số công việc: K3

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Chuẩn bị các vật tư, thiết bị để xây lò sấy bao gồm các bước công việc: Lập danh sách các vật tư, thiết bị để xây lò sấy; Lựa chọn nơi mua; Vận chuyển vật tư, thiết bị tới địa điểm xây lò; Bảo quản vật tư, thiết bị.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Lập đầy đủ danh sách các vật tư, thiết bị;

  • Lập bảng chi tiết số lượng, đơn vị của mỗi loại.

  • Thống kê các nhà cung cấp;

  • Tìm hiểu giá cả và chất lượng của các mặt hàng định mua;

  • Quyết định nơi mua có sản phẩm và giá cả theo nhu cầu và khả năng thanh toán.

  • Các vật tư, thiết bị được vận chuyển đầy đủ đến nơi chuẩn bị xây lò;

  • Thiết bị không bị hư hỏng.

  • Cần có địa điểm bảo quản vật tư, thiết bị;

  • Các thiết bị điện cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát;

  • Các nhiên liệu đốt như than, củi cần bảo quản trong điều kiện không bị mưa hoặc ẩm.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Lập danh sách các vật tư, thiết bị để xây lò sấy;

  • Lập dự toán;

  • Đánh giá chất lượng của các vật tư, thiết bị xây lò;

    • Xếp vật tư, thiết bị để vận chuyển lên xe;

  • Thép dõi số lượng vật tư, thiết bị mua và bảo quản đúng yêu cầu.

    1. Kiến thức

  • Phân tích được lý do lựa chọn loại vật tư, thiết bị để xây lò;

  • Phân tích được cách bảo quản, vận chuyển vật tư, thiết bị.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      • Giấy, bút ghi chép, thước kẻ thẳng

  • Phương tiện đi lại;

  • Giấy, bút ghi chép;

  • Máy vi tính có kết nối mạng;

  • Xe chuyên chở;

  • Giấy, bút

  • Nhà bảo quản các vật tư, thiết bị có lợp mái kín;

  • Nilong hoặc bạt che

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Tính khoa học và chính xác khi lập danh sách thống kê các thiết bị, vật tư;

    • Lựa chọn loại vật tư, thiết bị;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát, đánh giá trong quá trình thao tác và kết quả thực hiện;

    • Quan sát và đánh giá.

    • Quan sát, đánh giá trong quá trình thao tác và kết quả thực hiện;

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: ĐỌC BẢN VẼ KỸ THUẬT Mã số công việc: K4

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Bao gồm các bước: Đọc các thông số trên bản vẽ, đánh dấu các thông số cần đặc biệt chú ý

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Đọc chính xác các thông số về hệ thống dẫn nhiệt, tường lò, trần lò, nền lò, hệ thống thông gió thoát ẩm.

  • Cần đánh dấu các thông số quan trọng;

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Đọc bản vẽ kỹ thuật;

  • Đánh dấu.

    1. Kiến thức

  • Đọc bản vẽ kỹ thuật;

  • Phân tích các thông số kỹ thuật.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Bản vẽ kỹ thuật;

  • Bút mầu.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Tính chính xác khi đọc bản vẽ;

    • Tính chính xác khi đánh dấu các thông số quan trọng;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát, đánh giá trong quá trình thao tác và kết quả thực hiện;

    • Quan sát và đánh giá.

    • Quan sát, đánh giá trong quá trình thao tác và kết quả thực hiện;

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: XÂY LÒ SẤY Mã số công việc: K5

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Bao gồm các bước công việc: Xây tường lò sấy; Làm trần lò sấy; Xây nền lò sấy; Xây hệ thống dẫn nhiệt; làm cửa hút và cửa thoát của lò sấy.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Chọn nguyên liệu xây cho phù hợp, có thể bằng gạch thẻ, gạch bê tông đá dăm, tường trình,

    .....nhưng phải đảm bảo cách nhiệt tốt, giá thành phù hợp;

  • Tường lò sấy có kích thước đảm bảo đúng như thiết kế

  • Trần lò phải đảm bảo điều hòa ẩm, vừa cách nhiệt

  • Nguyên liệu được chọn để xây nền cho phù hợp;

  • Nền phải đảm bảo cách nhiệt tốt

  • Hệ thống dẫn nhiệt phải có chiều cao và độ rộng phù hợp với nguyên liệu đốt để nhiệt đến các khu vực của lò được đều.

  • Cửa hút phải đảm bảo đưa được không khí mới chứa ít hơi nước thường xuyên vào lò, được bố trí xung quanh chân tường lò sấy;

  • Cửa thoát ẩm được bố trí đều trên toàn bộ trần nhà, đảm bảo cho không khí ẩm được thoát ra đồng đều trên toàn bộ bề mặt lò sấy.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Đọc bản vẽ kỹ thuật;

  • Xây lò;

    1. Kiến thức

  • Đọc bản vẽ kỹ thuật;

  • Phân tích các thông số kỹ thuật.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Dụng cụ xây lò: Thước xây, dao xây, xe chuyên chở vật liệu xây, xô chứa vữa xây,..

  • Các dụng cụ chứa và vận chuyển nguyên liệu.

  • Các dụng cụ để xây;

  • Bản vẽ kỹ thuật.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Tính chính xác khi đọc bản vẽ;

    • Tính chính xác khi xây lò theo bản vẽ;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát, đánh giá trong quá trình thao tác và kết quả thực hiện;

    • Quan sát, đánh giá trong quá trình thao tác và kết quả thực hiện;

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THU HOẠCH

    Mã số công việc: M1

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Xác định thời điểm thu hoạch bao gồm các bước: Lấy mẫu đại diện, đêm số lá đủ tiêu chuẩn bằng cảm quan, phân tích hàm lượng các chất có trong lá, xác định thời điểm thu hái lá.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Mẫu phải đại diện

  • Đếm chính xác.

  • Các vị trí được đếm phải đại diện

  • Phân tích chính xác hàm lượng các chất có trong các mẫu.

  • Thời điểm thu hái phải đảm bảo đạt yêu cầu về hàm lượng các chất trong lá và đạt yêu cầu về hình thái.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

      1. Kỹ năng

  • Có khả năng lấy mẫu đại diện, phân tích mẫu thu hái;

  • Xác định chính xác thời điểm thu hái lá.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được đặc điểm lá thuốc đạt tiêu chuẩn thu hái;

  • Phân tích các phương pháp lấy mẫu thuốc lá trên đồng ruộng;

  • Trình bày được quy trình phân tích mẫu thuốc lá.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Dụng cụ đựng mẫu thu hái

  • Bút, giấy.

  • Các hóa chất phân tích mẫu thực vật

  • Nhân lực và kinh phí để thực hiện.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      • Độ chính xác của việc lấy mẫu đại diện;

      • Kỹ thuật phân tích mẫu;

      • Đếm, tổng hợp số liệu sau khi thu thập.

      • Thời gian thực hiện;

      • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

      • Quan sát và đánh giá;

      • Quan sát và đánh giá;

      • Quan sát, đối chiếu và đánh giá;

      • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

      • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

      Tên công việc: HÁI LÁ Mã số công việc: M2

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Hái lá là công việc đầu tiên trong quy trình thu hoạch. Đây là công việc rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng lô thuốc lá thành phẩm. Hái lá bao gồm các bước: Xác định thời điểm thu hái lá; xác định số lượng lá đạt tiêu chuẩn; thu hái; xếp lá.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

        • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

        • Thời điểm thu hái được Xác định chính xác, đúng yêu cầu kỹ thuật thu hái thuốc lá;

        • Số lá đạt tiêu chuẩn trên cây được xác định đầy đủ, chính xác;

        • Lá thuốc lá đủ độ chín được hái hết tất cả và không hái ép hoặc bỏ sót lá chín;

        • Không làm dập nát hoặc lá đã được hái và lá còn lại trên cây, xước hoặc gẫy thân cây;

        • Lá thuốc lá được xếp đúng yêu cầu kỹ thuật.

      3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

          • Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị để hái lá được đầy đủ và đảm bảo yêu cầu sử dụng;

          • Xác định chính xác thời điểm thu hái lá;

          • Xác định chính xác số lá đạt tiêu chuẩn để hái;

          • Thu hái lá đúng kỹ thuật;

          • Xếp lá đúng kỹ thuật.

        2. Kiến thức

        • Trình bày được tiêu chuẩn của lá thuốc khi đạt độ chín và phân tích được tác hại của việc hái lá thuốc không đủ tiêu chuẩn;

        • Phân tích được ảnh hưởng của nước tới quá chín xếp lá thuốc;

        • Phân tích được ảnh hưởng của lá thuốc bị dập nát tới lô thuốc lá thành phẩm;

        • Trình bày được kỹ thuật hái lá thuốc và phân tích được ảnh hưởng của việc hái lá thuốc không đúng cách.

      4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

        • Ruộng thuốc lá đã đến thời kỳ thu hoạch;

        • Bộ dụng cụ và hóa chất phân tích thành phần hóa học trong nông sản, đòn gánh, xe đẩy.

        • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

        • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

      5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Chuẩn bị;

    • Xác định số lá đạt tiêu chuẩn trên cây;

    • Thu hái lá;

    • Xếp lá;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá trực tiếp trên hiện trường;

    • Quan sát, đếm và đánh giá kết quả;

    • Quan sát quá trình thao tác và đánh giá kết quả;

    • Quan sát quá trình thao tác và đánh giá kết quả;

    • Đo thời gian thực hiện và so sánh với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: VẬN CHUYỂN LÁ VỀ ĐỊA ĐIỂM PHÂN LOẠI

    Mã số công việc: M3

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Sau khi hái lá xong, chúng ta cần phải tiến hành vận chuyển ngay về địa điểm phân loại để đảm bảo chất lượng cho lô lá thuốc. Quá trình vận chuyển bao gồm các bước: Xác định lượng lá cần vận chuyển; vận chuyển lá; xếp ra vị trí phân loại.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

  • Lượng lá vận chuyển cần phù hợp với phương tiện vận chuyển, không quá ít hay quá nhiều;

  • Không làm dập nát lá;

  • Chồng thuốc không bị đổ ra khỏi quang gánh hoặc xe đẩy.

  • Không làm dập nát, gẫy lá;

  • Không chất đống;

  • Không xếp ở nơi có nắng hoặc mưa;

  • Xếp theo thứ tự nhất định.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị phục vụ việc vận chuyển lá về địa điểm phân loại được đầy đủ và đảm bảo yêu cầu sử dụng;

  • Xác định chính xác thời điểm thu hái lá;

  • Quyết định chính xác số lá đạt tiêu chuẩn để hái;

  • Thu hái lá đúng yêu cầu kỹ thuật;

  • Xếp lá đúng kỹ thuật.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được tiêu chuẩn về độ chín của lá thuốc và phân tích được tác hại của việc hái lá thuốc không đúng yêu cầu;

  • Phân tích được kỹ thuật thu hái lá thuốc và những sai hỏng thường gặp, đồng thời đưa ra biện pháp phòng tránh;

  • Phân tích được kỹ thuật xếp lá thuốc và những sai hỏng thường gặp, đồng thời đưa ra biện pháp phòng tránh.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Ruộng thuốc lá đã đến thời kỳ thu hái;

  • Bộ dụng cụ thu hái lá thủ công (đòn gánh, xe đẩy), mẫu vật đại diện (lá chín), các hóa chất để phân tích;

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      • Chuẩn bị;

      • Xác định thời điểm thu hái lá;

      • Xác định số lượng lá đạt độ chín trên cây;

      • Thu hái lá;

      • Xếp lá;

      • Thời gian thực hiện;

      • Vệ sinh môi trường va an toàn lao động.

      • Quan sát và đánh giá trực tiếp trên hiện trường;

      • Đếm số lá thu hái được ở những điểm đại diện và đánh giá kết quả;

      • Đếm số lá thu hái được trên cây và đánh giá kết quả;

      • Quan sát thao tác thực hiện và đánh giá;

      • Quan sát thao tác thực hiện và đánh giá kết quả;

      • Đo thời gian thực hiện và so sánh với định mức;

      • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

      Tên công việc: PHÂN LOẠI LÁ TƯƠI Mã số công việc: M4

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Công việc phân loại lá cần được tiến hành sau khi lá đã được vận chuyển về địa điểm phân loại càng sớm càng tốt. Công việc này gồm có các bước: Xác định tiêu chuẩn để phân loại lá thuốc; xác định vị trí đặt cho mỗi loại lá; phân loại lá.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

        • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

        • Các tiêu chuẩn để phân loại thuốc lá được xác định chính xác theo các yêu cầu của thị trường;

        • Vị trí được đánh dấu rõ ràng;

        • Diện tích mỗi loại phù hợp với số lượng từng loại lá .

        • Mỗi loại được đặt ở 1 vị trí nhất định, không lẫn nhau;

        • Các lá được phân loại theo tiêu chuẩn đã định.

      3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

          • Chuẩn bị bộ dụng cụ, vật tư, trang thiết bị để phân loại lá được đầy đủ và đạt yêu cầu sử dụng;

          • Chọn được vị trí đặt cho mỗi loại lá thuận lợi và phù hợp về diện tích;

          • Phân loại lá đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn phân loại.

        2. Kiến thức

        • Trình bày được tiêu chuẩn phân loại lá thuốc;

        • Phân tích được cách chọn vị trí đặt và diện tích đặt phù hợp cho mỗi loại lá;

      4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

          • Lá thuốc đã được vận chuyển về địa điểm phân loại;

          • Bộ tiêu chuẩn phân loại lá;

          • Diện tích mặt đất hoặc sàn nhà để đặt lá thuốc;

          • Ghế, rổ , xảo, quang gánh;

          • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

          • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

        image src="46_2013_TT_BNNPTNT_P7_Vv_Tieu_chuan_ky_nang_nghe_quoc_gia_doi_voi_nghe_thuoc_nhom_nghe_nong_nghiep_Trong_Thuoc_La / Image_002 .png" height="27" width="1">

        image src="46_2013_TT_BNNPTNT_P7_Vv_Tieu_chuan_ky_nang_nghe_quoc_gia_doi_voi_nghe_thuoc_nhom_nghe_nong_nghiep_Trong_Thuoc_La / Image_003 .png" height="27" width="1">

      5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Chuẩn bị;

    • Xác định tiêu chuẩn để phân loại lá tươi;

    • Xác định vị trí đặt cho mỗi loại lá;

    • Phân loại lá;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá trực tiếp trên hiện trường;

    • Kiểm tra tính phù hợp của bộ tiêu chuẩn phân loại;

    • Quan sát và đánh giá trực tiếp trên hiện trường;

    • Quan sát thao tác và kết quả thực hiện để đánh giá;

    • Theo dõi và đối chiếu với định mức của đơn vị;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: BẢO QUẢN LÁ TƯƠI Mã số công việc: M5

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Bảo quản lá tươi bao gồm các bước: Xác định số lượng lá cần bảo quản, lựa chọn vị trí bảo quản, xếp lá vào vị trí bảo quản, đảo lá.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Cân mẫu đại diện và ước lượng tương đối chính xác số lượng lá cần bảo quản

  • Vị trí bảo quản phải mát, thuận tiện cho vận chuyển .

  • Xếp tất cả cuống lá quay xuống dưới đất.

  • Lá được đảo vị trí cho nhau để tránh úa.

  • Không làm dập nát, lộn xộn đống thuốc đã xếp

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

      1. Kỹ năng

  • Có khả năng ước lượng chính xác lượng lá cần bảo quản căn cứ vào mẫu đã cân đại diện;

  • Xếp lá thuốc đúng yêu cầu kỹ thuật;

  • Đảo lá đúng yêu cầu kỹ thuật.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được sự ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ tới quá trình bảo quản lá thuốc;

  • Phân tích được tác dụng của các biện pháp xếp lá, đảo lá trong quá trình bảo quản.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Lá đã thu hái về và chưa kịp buộc vào sào;

  • Khu vực xếp lá.

  • Cân.

  • Nhân lực và kinh phí thực hiện

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      • Độ chính xác khi ước lượng lượng lá cần bảo quản;

      • Lựa chọn vị trí bảo quản;

      • Kỹ thuật xếp và đảo lá.

      • Thời gian thực hiện;

      • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

      • Quan sát, so sánh và đánh giá;

      • Quan sát và đánh giá;

      • Quan sát thao tác và đánh giá.

      • Đo thời gian và đối chiếu với định mức;

      • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

      Tên công việc: KIỂM TRA LÒ SẤY Mã số công việc: N1

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Kiểm tra lò sấy là công việc rất quan trọng, nó được tiến hành trước khi xếp các sào thuốc vào lò sấy. Công việc này gồm các bước: Vệ sinh lò; kiểm tra đường ống dẫn nhiệt; kiểm tra thành lò; kiểm tra các cánh cửa thông khí; kiểm tra các tầng sà.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

        • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

        • Lò sấy được vệ sinh sạch sẽ, không còn bụi, bẩn, nấm mốc…

        • Đường ống dẫn nhiệt phải cách tầng xà cuối cùng ít nhất 30cm;

        • Đường ống dẫn nhiệt không bị hư hỏng;

        • Thành lò không bị rạn nứt;

        • Thành lò được chỉnh sửa đúng yêu cầu kỹ thuật;

        • Các cửa được xây đúng vị trí như bản vẽ thiết kế;

        • Diện tích các cửa phù hợp với diện tích lò sấy;

        • Các tầng sà có chất lượng tốt, không bị mối mọt;

        • Khoảng cách giữa các tầng sà được đặt ở đúng vị trí như bản vẽ thiết kế.

      3. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

          • Chuẩn bị các dụng cụ, trang thiết bị, vật tư để kiểm tra lò sấy được đầy đủ và đảm bảo yêu cầu sử dụng;

          • Kiểm tra đường ống dẫn nhiệt, thành lò, các cửa thông khí và các tầng sà sấy đảm bảo yêu cầu;

          • Vệ sinh lò sấy sạch sẽ;

        2. Kiến thức

        • Trình bày được tiêu chuẩn lò sấy trước khi sấy;

        • Phân tích được cấu tạo của lò sấy;

      4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

        • Lò sấy;

        • Xô, chậu, chổi, khăn lau, thước đo, bản vẽ cấu tạo lò sấy;

        • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

        • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

      5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Chuẩn bị;

    • Vệ sinh lò sấy;

    • Kiểm tra đường ống dẫn nhiệt;

    • Kiểm tra thành lò;

    • Kiểm tra các cánh cửa thông khí;

    • Kiểm tra các tâng sà sấy;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá thực tế hiện trường;

    • Quan sát, đo, đếm các chỉ tiêu và đánh giá kết quả;

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức của đơn vị;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: BUỘC LÁ VÀO SÀO Mã số công việc: N2

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Sau khi lá thuốc được vận chuyển đến nơi phân loại, để đảm bảo chất lượng lô lá thuốc thì cần phải tiến hành buộc lá vào sào càng sớm càng tốt. Công việc này gồm các bước: Chuẩn bị sào và dây buộc; xác định số lượng lá định buộc cho mỗi nút và cho mỗi sào; buộc lá vào sào.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

  • Sào và dây buộc được chuẩn bị đúng theo các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;

  • Số lượng lá định buộc vào mỗi nút được xác định chính xác và đầy đủ, đúng theo yêu cầu kỹ thuật;

  • Các lá cùng kích thước, cùng vị trí và cùng mầu lá được buộc vào cùng 1 sào đảm bảo chắc, không bị đập nát; các lá được xếp úp lưng vào nhau;

  • Buộc đúng khối lượng: Không buộc quá 3kg lá thuốc / sào 1,5m và 4 kg lá / sào 2m.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị dụng cụ, vật tư và các trang thiết bị để buộc lá vào sào đầy đủ và đảm bảo yêu cầu sử dụng;

  • Xác định chính xác số lá cho mỗi nút buộc và cho cả sào sấy;

  • Buộc lá vào sào sấy đúng yêu cầu kỹ thuật.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được yêu cầu của sào và dây buộc lá thuốc;

  • Phân tích được cơ sở của việc phân loại lá để buộc vào sào;

  • Phân tích được kỹ thuật buộc lá vào sào và tác hại của việc buộc lá sai kỹ thuật.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Lô lá thuốc đã được phân loại đạt yêu cầu;

  • Dây buộc, dao, kéo, ghế ngồi.

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Chuẩn bị sào và dây buộc;

    • Xác định số lá cho mỗi nút buộc và cho mỗi sào;

    • Buộc lá vào sào;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá trực tiếp trên hiện trường;

    • Quan sát, đếm số lá và cân sào thuốc để đánh giá;

    • Quan sát thao tác và kết quả thực hiện;

    • Dùng đồng hồ bấm thời gian và đối chiếu với định mức của đơn vị;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: XẾP CÁC SÀO THUỐC VÀO LÒ SẤY

    Mã số công việc: N3

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Sau khi lá thuốc đã được buộc vào các sào sấy, lò sấy đã được kiểm tra và sửa chữa, công việc tiếp theo cần làm là xếp các sào thuốc vào lò sấy. Công việc này gồm các bước sau: Lựa chọn thứ tự xếp cho các sào thuốc; vận chuyển các sào thuốc đến lò sấy; xếp các sào thuốc vào lò sấy.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

  • Các sào thuốc được lựa chọn theo nguyên tắc, chọn các sào có lá màu xanh xếp trước, lá chín xếp sau;

  • Các sào thuốc được vận chuyển đến lò sấy không bị rập nát, sai thứ tự;

  • Các sào thuốc được xếp vào lò sấy đúng theo nguyên tắc và yêu cầu kỹ thuật sấy thuốc lá.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư, nguyên vật liệu và trang thiết bị để xếp các sào thuốc vào lò đầy đủ và đảm bảo yêu cầu sử dụng;

  • Lựa chọn đúng thứ tự xếp cho các sào thuốc;

  • Vận chuyển các sào thuốc đến lò sấy đúng yêu cầu kỹ thuật;

  • Xếp các sào thuốc vào lò đúng yêu cầu.

    1. Kiến thức

  • Phân tích được ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá trình chín của lá thuốc và sự lưu thông gió trong lò khi sấy, từ đó làm cơ sở cho việc chọn lựa thứ tự xếp cho các sào thuốc;

  • Phân tích được tác hại của việc lựa chọn sai vị trí đặt cho các sào thuốc và của việc vận chuyển các sào thuốc đến lò, xếp các sào thuốc không đúng yêu cầu kỹ thuật.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Các sào thuốc đã được buộc xong;

  • Quang gánh, xe vận chuyển, sà gỗ;

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Chuẩn bị;

    • Lựa chọn thứ tự xếp cho các sào thuốc;

    • Vận chuyển các sào thuốc đến lò sấy;

    • Xếp các sào thuốc vào lò sấy;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá kết quả trên hiện trường;

    • Quan sát các thao tác thực hiện, đánh giá mức độ dập nát của các sào thuốc;

    • Quan sát các thao tác thực hiện, kiểm tra vị trí sắp xếp của các sào thuốc;

    • Đo thời gian và so sánh với chỉ tiêu;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: SẤY Mã số công việc: N4

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Sấy là công việc rất quan trọng, nó có tính chất quyết định đến chất lượng của lô lá thuốc. Công việc sấy khô gồm các bước: Ủ vàng; cố định màu sắc; sấy khô phiến lá và gân chính; hồi ẩm lá.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

  • Ủ được đúng nhiệt độ tùy thuộc vào loại lá và từng giai đoạn sấy;

    • Lá vàng đều, vàng đến đâu khô đến đấy;

  • Điều chỉnh được nhiệt độ theo các giai đoạn sấy;

  • Lá thuốc tại tất cả các góc lò khô hết, lá thuốc có màu vàng sáng;

  • Lá được hồi ẩm để không bị vụ nát khi vận chuyển.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư, nguyên vật liệu để sấy đầy đủ và đảm bảo yêu cầu sử dụng;

  • Kiểm tra nhiệt độ, ẩm độ lò sấy, ẩm độ của lá chính xác, kịp thời;

  • Điều chỉnh lượng chất đốt và sự đóng mở cửa hút, cửa thoát kịp thời.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được quá trình lưu thông của gió, nhiệt và ẩm độ trong lò khi sấy;

  • Trình bày được yêu cầu của lá thuốc ở từng giai đoạn của quá trình sấy;

  • Trình bày được yêu cầu kỹ thuật của từng giai đoạn sấy lá thuốc.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Lò thuốc lá đã được xếp và đạt yêu cầu kỹ thuật;

  • Nhiệt kế, ẩm kế, than hoặc củi, quạt.

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Chuẩn bị;

    • Ủ vàng;

    • Cố định màu sắc;

    • Sấy khô gân chính và phiến lá;

    • Hồi âm lá;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát và đánh giá;

    • Quan sát, theo dõi trong quá trình sấy và kết quả thực hiện;

    • Quan sát, theo dõi trong quá trình sấy và kết quả thực hiện;

    • Quan sát, theo dõi trong quá trình sấy và kết quả thực hiện;

    • Quan sát, theo dõi trong quá trình sấy và kết quả thực hiện;

    • Đo thời gian và so sánh với định mức;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: RA LÒ Mã số công việc: N5

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Ra lò là công việc rất quan trọng trong nghề Trồng cây thuốc lá. Đây là khâu có quyết định rất lớn đối với năng suất và phẩm chất của thuốc lá thương phẩm. Ra lò gồm các bước: Lấy sào thuốc; lựa chọn vị trí đặt cho các sào thuốc; tháo lá thuốc ra khỏi sào.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

  • Các sào thuốc được lấy từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong;

  • Các vị trí để đặt các sào thuốc được lựa chọn đúng, phù hợp với từng loại lá, sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo.

  • Lá thuốc lá được tháo ra khỏi sảo nhẹ nhàng, không bị gẫy, dập nát.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị để ra lò được đầy đủ và đảm bảo yêu cầu sử dụng;

  • Lấy các sào thuốc ra khỏi lò đúng yêu cầu kỹ thuật;

  • Lựa chọn vị trí đặt phù hợp cho các sào thuốc;

  • Tháo lá thuốc ra khỏi khỏi đúng yêu cầu kỹ thuật.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được cấu tạo của lò sấy;

  • Trình bày được tiêu chuẩn phân loại thuốc lá;

  • Phân tích được kỹ thuật tháo lá thuốc ra khỏi sào và các tác hại của việc rút lá ra khỏi sào và đặt lá không đúng yêu cầu kỹ thuật.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC.

  • Lò thuốc lá đã sấy xong và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

  • Quang gánh, dao, kéo, găng tay, quần áo lao động;

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị;

    • Lấy các sào thuốc ra khỏi lò;

    • Lựa chọn vị trí đặt cho các sào thuốc;

    • Tháo lá thuốc ra khỏi sào;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát trực tiếp trên hiện trường, đo đếm và đánh giá;

    • Quan sát quá trình thao tác và kết quả thực hiện để đánh giá;

    • Đo thời gian thực hiện và đối chiếu với định mức chuẩn;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: PHÂN LOẠI SẢN PHẨM Mã số công việc: N6

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Phân loại sản phẩm là công việc rất quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm. Công việc phân loại sản phẩm bao gồm các bước: Lựa chọn tiêu chuẩn phân loại; xác định số lượng sản phẩm cần phân loại.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, không bị hư hỏng;

  • Tiêu chuẩn phân loại lá được lựa chọn theo tiêu chuẩn mà thị trường yêu cầu; các Tiêu chí phải rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu, dễ áp dụng;

  • Số lượng sản phẩm cần phân loại được xác định đúng, đầy đủ, chính xác;

  • Phân loại được thuốc lá theo tiêu chuẩn ngành thuốc lá Việt Nam (26 TCN – 65 – 85), phân cấp lá thuốc làm 5 loại.

    1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU.

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị để phân loại sản phẩm đúng, đầy và và đảm bảo yêu cầu sử dụng;

  • Lựa chọn được tiêu chuẩn phân loại lá thuốc phù hợp với thực tiễn;

  • Xác định đúng lượng sản phẩm cần đem phân loại;

  • Phân loại lá thuốc đúng yêu cầu kỹ thuật.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được bộ tiêu chuẩn phân loại phẩm cấp của lá thuốc;

  • Trình bày được cách tính số lượng sản phẩm cần phân loại.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Lá thuốc đã được tháo ra khỏi sào thuốc;

  • Máy tính, cân;

  • Một số bộ tiêu chuẩn phân loại lá thuốc trên thế giới và trong nước;

  • Nhân lực để thi công và bảo hộ lao động;

  • Tiền vốn đầu tư theo dự toán.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị;

    • Lựa chọn tiêu chuẩn phân loại;

    • Xác định số lượng sản phẩm cần phân loại;

    • Phân loại;

    • Thời gian thực hiện;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát trực tiếp trên hiện trường, đo đếm và đánh giá;

    • Quan sát quá trình thao tác và kết quả thực hiện để đánh giá;

    • Đo thời gian thực hiện và đối chiếu với định mức chuẩn;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: CHUẨN BỊ CÁC THIẾT BỊ, VẬT TƯ BẢO QUẢN SẢN PHẨM

    Mã số công việc: O1

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Chuẩn bị các vật tư, thiết bị để bảo quản sản phẩm là công việc: lập danh mục, lựa chọn các vật tư, dụng cụ; chuẩn bị vật tư thiết bị; sắp xếp và quản lý vật tư, dụng cụ đúng yêu cầu kỹ thuật.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Thiết bị, vật tư được xác định đúng, lựa chọn đủ theo kế hoạch sản xuất;

  • Thiết bị, vật tư được chuẩn bị đảm bảo đúng yêu cầu, kỹ thuật;

  • Thiết bị, vật tư được sắp xếp và quản lý đúng nơi quy định đảm bảo không bị hỏng hóc, mất mát.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Tổng hợp số lượng các loại thiết bị, vật tư;

  • Quan sát, tính toán, lựa chọn thiết bị vật tư;

  • Đo đếm, sắp xếp các thiết bị, vật tư.

    1. Kiến thức

  • Nắm được các yêu cầu về số lượng, chất lượng của các vật tư, thiết bị trong việc bảo quản sản phẩm thuốc lá;

  • Hiểu được tác dụng của từng loại vật tư, thiết bị trong việc bảo quản sản phẩm thuốc lá.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Giấy, bút, quy trình kỹ thuật trồng cây thuốc lá;

  • Danh mục các dụng cụ, thiết bị, vật tư;

  • Nhà kho, nhà xưởng, tủ đựng thiết bị.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      • Lập và xác định các thiết bị, vật tư cần sử dụng theo kế hoạch sản xuất;

      • Chuẩn bị các thiết bị, vật tư;

      • Sắp xếp và quản lý các thiết bị, vật tư;.

      • Kiểm tra và đối chiếu với bản kế hoạch sản xuất;

      • Kiểm tra theo bảng danh mục các thiết bị, vật tư;

      • Kiểm tra theo thứ tự, vị trí quản lý của các thiết bị, vật tư trên thực tế.

      Tên công việc: ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM Mã số công việc: O2

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Đóng gói sản phẩm là công việc xếp thuốc lá trong kiện thành từng lớp; lót giấy chống ẩm; đóng bao bì để bảo quản sản phẩm.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

        • Các kiện thuốc lá được xếp đúng yêu cầu kỹ thuật và có kích thước 55x75x40 cm, trọng lượng tinh 50 kg;

        • Giấy chống ẩm được sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật;

        • Bào bì được đóng đúng yêu cầu kỹ thuật, không bị rách; được khâu mép xung quanh kiện thuốc bằng dây đay.

        • Kiện thuốc lá được ghi rõ nhãn hiệu theo yêu cầu và quy trình sản xuất.

      3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

          • Vận chuyển, xếp thuốc lá;

          • Lựa chọn và lót giấy chống ẩm;

          • Khâu, sử dụng máy khâu;

          • Tổng hợp, ghi chép.

        2. Kiến thức

        • Yêu cầu kỹ thuật xếp thuốc lá và kích thước, trọng lượng của kiện thuốc lá;

        • Phương pháp lót giấy chống ẩm;

        • Hiểu được yêu cầu kỹ thuật khi đóng bao bì;

        • Nắm được các phương pháp ghi nhãn hiệu.

      4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

        • Rổ, giá, xô, chậu;

        • Vỏ bao bì;

        • Thước dây, cân;

        • Giấy chống ẩm;

        • Máy khâu bao bì bằng tay;

        • Kim, chỉ khâu bằng đay;

        • Giấy, bút;

        • Băng dính, ghim kẹp.

      5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Kỹ thuật xếp kiện thuốc lá;

    • Sử dụng đúng giấy chống ẩm;

    • Đóng, gói bào bì;

    • Ghi nhãn hiệu kiện thuốc;

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Dùng thước đo kích thước và dùng cần để kiểm tra trọng lượng của kiện thuốc;

    • Kiểm tra và đối chiếu giấy chống ẩm đang sử dụng với mẫu giấy chống ẩm theo quy định;

    • Quan sát vết khâu ở miệng bao bì, kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật;

    • Kiểm tra các thông số ghi trên nhãn hiệu, đối chiếu với quy trình sản xuất và yêu cầu sản phẩm đầu ra.

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: BẢO QUẢN SẢN PHẨM TRONG KHO

    THÔNG THƯỜNG

    Mã số công việc: O3

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Bảo quản sản phẩm trong kho là công việc bảo quản sản phẩm, không để sản phẩm bị hỏng, biến đổi mất chất lượng. Bao gồm các công việc: chuẩn bị kho để bảo quản; xếp các kiện thuốc lên giá gỗ; ghi chép theo dõi.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Kho được xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật; có đầy đủ không gian, ánh sáng và đảm bảo đúng độ ẩm để bảo quản thuốc lá;

  • Kiện thuốc được xếp lên giá cách mặt đất 20 cm, cách tường 50 cm; xếp thành từng lô, theo cấp loại và vùng;

  • Ghi chép rõ ngày bảo quản, ngày đảo thuốc, nhiệt độ, đổ ẩm theo yêu cầu kỹ thuật.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Quan sát, sửa chữa nhỏ;

  • Xếp, phân loại thuốc lá;

  • Ghi chép, tổng hợp.

    1. Kiến thức

  • Hiểu được yêu cầu kỹ thuật của kho bảo quản thuốc lá;

  • Hiểu được yêu cầu kỹ thuật khi xếp kiện thuốc lên giá để bảo quản;

  • Nắm được cách ghi các chỉ tiêu theo dõi.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Giá gỗ;

  • Máy đo độ ẩm;

  • Xô, chậu, chổi;

  • Thuốc chống mối, mọt, kiến;

  • Găng tay, bảo hộ lao động;

  • Giá gỗ, thang;

  • Giấy, bút;

  • Sổ sách ghi chép theo dõi.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Chuẩn bị, xử lý kho để bảo quản;

    • Xếp kiện thuốc lên giá trong kho;

    • Ghi chép vào phiếu bảo quản;.

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Quan sát trên thực tế và đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật trong quy trình bảo quản;

    • Quan sát trên thực tế và đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật trong quy trình bảo quản;

    • Kiểm tra các chỉ tiêu ghi chép trên phiếu, đối chiếu với quy trình;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    Tên công việc: BẢO QUẢN SẢN PHẨM BẰNG CÁC TÁC NHÂN VẬT LÝ

    Mã số công việc: O4

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Bảo quản sản phẩm bằng các tác nhân vật lý là công việc bảo quản sản phẩm, không để sản phẩm bị hỏng, biến đổi mất chất lượng bằng các nhân tố vật lý. Bao gồm các bước công việc: tìm hiểu quy trình bảo quản; chuẩn bị nguyên liệu, vật tư thiết bị bảo quản; thực hiện bảo quản.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Liệt kê được các bước trong quy trình bảo quản sản phẩm cây công nghiệp bằng tác nhân vật lý;

  • Nguyên liệu dùng để bảo bằng tác nhân vật lý được chuẩn bị đầy đủ, đạt yêu cầu kỹ thuật;

  • Vật tư, thiết bị được chuẩn bị đầy đủ và đúng chủng loại;

  • Sản phẩm bảo quản đạt yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu của thị trường tiêu dùng.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Đọc, liệt kê các bước trong quy trình;

  • Tổng hợp, quản lý nguyên liệu, vật tư, thiết bị;

  • Bảo quản sản phẩm theo quy trình.

    1. Kiến thức

  • Quy trình bảo quản sản phẩm bằng các tác nhân vật lý;

  • Nắm được các yêu cầu về nguyên liệu trong bảo quản sản phẩm bằng tác nhân vật lý;

  • Nắm được các yêu cầu về vật tư, thiết bị trong bảo quản sản phẩm bằng tác nhân vật lý.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Kho bảo quản bằng tác nhân vật lý;

  • Tài liệu về bảo quản bằng các tác nhân vật lý;sổ sách để ghi chép;

  • Các loại nguyên vật liệu dùng để bảo quản sản phẩm bằng hoá chất;

  • Các loại vật tư, thiết bị phục vụ bảo quản sản phẩm bằng tác nhân vật lý;

  • Quần áo, trang phục bảo hộ lao động.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Liệt kê các bước trong quy trình bảo quản sản phẩm bằng tác nhân vật lý;

    • Chuẩn bị nguyên liệu, vật tư, thiết bị;

    • Bảo quản.

    • Vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

    • Kiểm tra trên thực tế và đối chiếu với quy trình;

    • Kiểm tra, quan sát trên thực tế;

    • Quan sát quá trình thao tác và kết quả thực hiện, sau đó đánh giá kết quả;

    • Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    Tên công việc: BẢO QUẢN SẢN PHẨM BẰNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

    Mã số công việc: O5

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Phân cấp sản phẩm thuốc lá sau sấy; Cột kín thuốc lá trong bao nylon; Để riêng các kiện hàng thành từng lô.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Phân cấp được các phẩm thuốc lá theo từng loại cụ thể, yêu cầu sử dụng;

  • Sản phẩm thuốc lá được cột kín trong bao nylon, đúng yêu cầu kỹ thuật;

  • Các kiện thuốc lá được để riêng, đặt nơi thoáng mát;

  • Thường xuyên kiểm tra được nhiệt độ bên trong.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Phân cấp sản phẩm thuốc lá;

  • Buộc các túi nylon bảo quản thuốc lá;

  • Sắp xếp, vận chuyển các lô thuốc lá.

    1. Kiến thức

  • Kỹ thuật phân cấp sản phẩm thuốc lá;

  • Kỹ thuật bảo quản thuốc lá;

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Rổ, giá, xô, chậu...

  • Bảo hộ lao động chuyên dụng;

  • Túi nylon, dây buộc;

  • Dụng cụ sắp xếp, vận chuyển.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Phân cấp được các phẩm thuốc lá theo từng loại cụ thể, yêu cầu sử dụng;

    • Sản phẩm thuốc lá được cột kín trong bao nylon, đúng yêu cầu kỹ thuật;

    • Các kiện thuốc lá được để riêng, đặt nơi thoáng mát;

    • Thường xuyên kiểm tra được nhiệt độ bên trong túi nylon.

    • Kiểm tra các sản phẩm sau phân cấp, đối chiếu với bảng phân cấp thuốc lá sau sấy.

    • Đánh giá quá trình cột kín thuốc lá trong bao nylon.

    • Quan sát, đánh giá tại hiện trường.

    • Hỏi, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ bên trong túi nylon.

    Tên công việc: BẢO QUẢN SẢN PHẨM BẰNG BIỆN PHÁP CÁCH LY

    Mã số công việc: O6

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Xác định mức độ mối mọt, nấm mốc trên kiện thuốc, Phân loại các kiện nhiễm mối mọt, nấm mốc, Cách ly riêng biệt để xử lý.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Xác định được mức độ mối, nấm mốc gây thiệt hại < 5% ;

  • Phân loại và nhận biết được các kiện thuốc bị nhiễm mối mọt, nấm mốc;

  • Cách ly và để riêng được các kiện thuốc bị mối một, nấm mốc.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Quan sát, đánh giá, tính toán mức độ gây hại;

  • Đánh giá mức độ gây hại;

  • Sắp xếp, vận chuyển.

    1. Kiến thức

  • Kỹ thuật bảo quản sản phẩm thuốc lá bằng biện pháp cách ly;

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Bảo hộ lao động;

  • Kính lúp;

  • Bảng mức độ gây hại của mối một, nấm mốc;

  • Dụng cụ vận chuyển chuyên dụng.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Xác định được mức độ mối, nấm mốc gây thiệt hại < 5% ;

    • Phân loại và nhận biết được các kiện thuốc bị nhiễm mối mọt, nấm mốc;

    • Cách ly và để riêng được các kiện thuốc bị mối một, nấm mốc.

    • Kiểm tra và đối chiếu kết quả so với thực tế.

    • Đặt câu hỏi, vấn đáp và đối chiếu kết quả so với thực tế.

    • Kiểm tra và đối chiếu kết quả so với thực tế.

    Tên công việc: BẢO QUẢN SẢN PHẨM BẰNG BIỆN PHÁP TRỪ DIỆT

    Mã số công việc: O7

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Hun trùng trong Container, khử trùng nguyên liệu thuốc lá , bơm thuốc sát trùng kho, xử lý thuốc.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Sử dụng được CH3Br với liều lượng 2400 g / cho loại container 40 feet;

  • Sử dụng AlP đúng nồng độ 03g PH3/m3 hàng hóa;

  • Sử dụng Cypermethrin hoặc Permethrin với nồng độ 0.5 đến 0.75%;

  • Sử dụng Termido và Trepon phun vào trên đường đi của mối, ổ mối và địa điểm bị phá hoại.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Tính toán, pha, phun hóa chất.

    1. Kiến thức

    -Kỹ thuật bảo quản sản phẩm thuốc lá bằng biện pháp trừ diệt.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Bộ dụng cụ phun hóa chất chuyên dụng.

  • Thuốc CH3Br.

  • Thuốc AIP.

  • Thuốc Cypermethrin hoặc Permethrin

  • Termido và Trepon.

  • Bảo hộ lao động.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Sử dụng được CH3Br với liều lượng 2400 g / cho loại container 40 feet;

    • Sử dụng AlP đúng nồng độ 03g PH3 / m3 hàng hóa;

    • Sử dụng Cypermethrin hoặc Permethrin với nồng độ 0.5 đến 0.75%;

    • Sử dụng Termido và Trepon phun vào trên đường đi của mối, ổ mối và địa điểm bị phá hoại.

    • Hỏi, vấn đáp, đánh giá kết quả.

    • Hỏi, vấn đáp, đánh giá kết quả.

    • Hỏi, vấn đáp, đánh giá kết quả.

    • Đánh giá hiệu quả trên thực tế.

    Tên công việc: NHẬN BIẾT GIỐNG C176 Mã số công việc: P1

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Nhận biết giống C176 bao gồm các bước: Nhận biết các đặc điểm sinh vật học, tìm hiểu thời gian sinh trưởng và kết luận

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Nhận biết chính xác các đặc điểm sinh vật học của giống C176:

+ Chiều cao ngắt ngọn 90-110cm;

+ Số lá kinh tế 24-26;

+ Chiều dài lóng 4-4,2cm;

+ Lá có hình elip trung bình đến dài, tai lá to, cổ lá rộng.

  • Thời gian từ khi trồng đến ra hoa là 65-70 ngày

  • Đưa ra kết luận chính xác về giống căn cứ vào các chỉ tiêu đã nghiên cứu và quan sát

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Đo, đếm, quan sát các chỉ tiêu về đặc điểm sinh vật học;

  • Tính toán chính xác thời gian sinh trưởng của giống;

  • Tổng hợp các tiêu chí và đưa ra kết luận.

    1. Kiến thức

  • Các đặc điểm sinh vật học của giống C176;

  • Cách tính toán thời gian sinh trưởng của cây trồng.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Thước thẳng, bút, giấy;

  • Sổ theo dõi thời gian sinh trưởng của giống;

  • Giấy, bút

  • Giấy, bút

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Liệt kê các tiêu chí đánh giá;

    • Độ chính xác khi đánh giá từng tiêu chí;

    • Độ chính xác khi đưa ra kết luận về giống.

    • Thời gian thực hiện

    • Theo dõi quá trình và kết quả thực hiện để đánh giá;

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức quy định.

    Tên công việc: NHẬN BIẾT GIỐNG K326 Mã số công việc: P2

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Nhận biết giống K326 bao gồm các bước: Nhận biết các đặc điểm sinh vật học, tìm hiểu thời gian sinh trưởng và kết luận

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Nhận biết chính xác các đặc điểm sinh vật học của giống K326:

+ Chiều cao ngắt ngọn 80-100;

+ Số lá kinh tế 18-21;

+ Chiều dài lóng 4,3-4,5cm;

+ Lá có hình elip đến lưỡi mác, mặt lá gồ ghề, cuống lá dài, viền lá hẹp, tai lá bé;

  • Thời gian từ khi trồng đến ra hoa là 57-62 ngày, và đến khi thu hoạch xong là 95-110 ngày;

  • Đưa ra kết luận chính xác về giống căn cứ vào các chỉ tiêu đã nghiên cứu và quan sát.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Đo, đếm, quan sát các chỉ tiêu về đặc điểm sinh vật học;

  • Tính toán chính xác thời gian sinh trưởng của giống;

  • Tổng hợp các tiêu chí và đưa ra kết luận.

    1. Kiến thức

  • Các đặc điểm sinh vật học của giống K326;

  • Cách tính toán thời gian sinh trưởng của cây trồng.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Thước thẳng, bút, giấy;

  • Sổ theo dõi thời gian sinh trưởng của giống;

  • Giấy, bút

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Liệt kê các tiêu chí đánh giá;

    • Độ chính xác khi đánh giá từng tiêu chí;

    • Độ chính xác khi đưa ra kết luận về giống.

    • Thời gian thực hiện

    • Theo dõi quá trình và kết quả thực hiện để đánh giá;

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức quy định.

    Tên công việc: NHẬN BIẾT GIỐNG C7-1 Mã số công việc: P3

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Nhận biết giống C7-1 bao gồm các bước: Nhận biết các đặc điểm sinh vật học, tìm hiểu thời gian sinh trưởng và kết luận

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Nhận biết chính xác các đặc điểm sinh vật học của giống C7-1:

+ Chiều cao ngắt ngọn 100-110cm;

+ Số lá kinh tế 25-30;

+ Chiều dài lóng 3,8-4,1cm;

+ Lá có hình elip rộng, mặt lá gồ ghề, cuống lá ngắn, diềm lá rộng, tai lá to;

  • Thời gian từ khi trồng đến ra hoa là 75-90 ngày, và đến khi thu hoạch xong là 110-130 ngày;

  • Đưa ra kết luận chính xác về giống căn cứ vào các chỉ tiêu đã nghiên cứu và quan sát.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Đo, đếm, quan sát các chỉ tiêu về đặc điểm sinh vật học;

  • Tính toán chính xác thời gian sinh trưởng của giống;

  • Tổng hợp các tiêu chí và đưa ra kết luận.

    1. Kiến thức

  • Các đặc điểm sinh vật học của giống C7-1;

  • Cách tính toán thời gian sinh trưởng của cây trồng.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Thước thẳng, bút, giấy;

  • Sổ theo dõi thời gian sinh trưởng của giống;

  • Giấy, bút.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Liệt kê các tiêu chí đánh giá;

    • Độ chính xác khi đánh giá từng tiêu chí;

    • Độ chính xác khi đưa ra kết luận về giống.

    • Thời gian thực hiện

    • Theo dõi quá trình và kết quả thực hiện để đánh giá;

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức quy định.

    Tên công việc: NHẬN BIẾT GIỐNG C9-1 Mã số công việc: P4

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Nhận biết giống C9-1 bao gồm các bước: Nhận biết các đặc điểm sinh vật học, tìm hiểu thời gian sinh trưởng và kết luận

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Nhận biết chính xác các đặc điểm sinh vật học của giống C9-1:

+ Chiều cao ngắt ngọn 95-110cm;

+ Số lá kinh tế 22-26;

+ Chiều dài lóng 4-4,2cm;

+ Lá có hình elip trung bình, mặt lá nhẵn, tai lá bé, diềm lá hẹp.

  • Thời gian từ khi trồng đến ra hoa là 65-80 ngày, và đến khi thu hoạch xong là 110-125 ngày.

  • Đưa ra kết luận chính xác về giống căn cứ vào các chỉ tiêu đã nghiên cứu và quan sát.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Đo, đếm, quan sát các chỉ tiêu về đặc điểm sinh vật học;

  • Tính toán chính xác thời gian sinh trưởng của giống;

  • Tổng hợp các tiêu chí và đưa ra kết luận.

    1. Kiến thức

  • Các đặc điểm sinh vật học của giống C9-1;

  • Cách tính toán thời gian sinh trưởng của cây trồng.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Thước thẳng, bút, giấy;

  • Sổ theo dõi thời gian sinh trưởng của giống;

  • Giấy, bút.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Liệt kê các tiêu chí đánh giá;

    • Độ chính xác khi đánh giá từng tiêu chí;

    • Độ chính xác khi đưa ra kết luận về giống.

    • Thời gian thực hiện

    • Theo dõi quá trình và kết quả thực hiện để đánh giá;

    • Đo thời gian và đối chiếu với định mức quy định.

    Tên công việc: KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG Mã số công việc: Q1

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Khảo sát thị trường là công việc tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thuốc lá thương phẩm trên thị trường. Bao gồm các công việc: khảo sát giá cả, khả năng tiêu thụ sản phẩm trước khi thu hoạch, từ đó, lựa chọn được nơi bán và đối tác tiêu thụ.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Các thông tin về giá cả, thị trưởng tiêu thụ thuốc lá được khảo sát đầy đủ, chính xác;

  • Lựa chọn được đối tác và thị trường tiêu thụ sản phẩm;

  • Xác định được đối tác tiêu thụ và nơi bán sản phẩm thuận lợi nhất.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Xây dựng phiếu điều tra giá bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá trên thị trường;

  • Phỏng vấn, lựa chọn cá nhân, cơ sở tiêu thụ để khảo sát;

  • Phân tích, đánh giá, so sánh.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được phương pháp điều tra, khảo sát thị trường và giá cả thị trường;

  • Phân tích, đáng được giá kết quả khảo sát giá cả;

  • Trình bày được những điều kiện cần và đủ để lựa chọn đối tác và thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Thị trường mua, bán sản phẩm thuốc lá thương phẩm;

  • Giấy, bút, máy tính tay;

  • Phiếu điều tra giá bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá trên thị trường ở các thời điểm đầu vụ, giữa vụ và cuối vụ;

  • Các thông tin ban đầu về giá mua, phương thức mua bán sản phẩm thuốc lá của các đối tác trên thị trường.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Khảo sát các thông tin về giá cả, thị trưởng tiêu thụ thuốc lá;

    • Lựa chọn đối tác và thị trường tiêu thụ sản phẩm;

    • Xác định đối tác tiêu thụ và nơi bán sản phẩm thuận lợi nhất.

    • Kiểm tra, đối chiếu với tình hình thực tế;

    • Phỏng vấn đối tác, tìm hiểu thị trường, đối chiếu với nhu cầu thực tế;

    • Kiểm tra và đối chiếu với nhu cầu thực tế.

    Tên công việc: QUẢNG CÁO VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

    Mã số công việc: Q2

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Quảng cáo, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm thuốc lá nhằm thu hút sự quan tâm của đối tác tiêu thụ và người tiêu dùng trên thị trường. Bao gồm các công việc: chuẩn bị tư liệu và tài chính; lựa chọn địa điểm quảng cáo; lựa chọn các hình thức quảng cáo; quảng cáo và tiếp thị sản phẩm.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Chuẩn bị đầy đủ tư liệu và tài chính phục vụ quảng cáo;

  • Địa điểm quảng cáo được lựa chọn đúng, thu hút được người tiêu dùng;

  • Lựa chọn được hình thức quảng cáo sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng;

  • Quảng cáo và tiếp thị được sản phẩm cần tiêu thụ.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị các công việc phục vụ cho quảng cáo;

  • Lựa chọn thông tin cần quảng cáo;

  • Phân tích, ra quyết định;

  • Thiết kế tờ rơi;

  • Chọn địa điểm quảng cáo;

  • Quảng cáo và tiếp thị sản phẩm;

    1. Kiến thức

  • Trình bày được các tiêu chuẩn cần thiết cho một địa điểm để quảng cáo sản phẩm;

  • Hiểu được các hình thức quảng cáo và tiếp thị sản phẩm.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Tư liệu quảng cáo, giấy, bút;

  • Danh mục các địa điểm đã được điều tra, khảo sát;

  • Tài liệu tham khảo về các hình thức quảng cáo sản phẩm;

  • Tranh ảnh, thông tin quảng cáo sản phẩm;

  • Tờ rơi, mẫu sản phẩm;

  • Tiền phục vụ quảng cáo.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Chuẩn bị tư liệu và tài chính phục vụ quảng cáo;

    • Lựa chọn địa điểm;

    • Lựa chọn hình thức quảng cáo sản phẩm;

    • Quảng cáo và tiếp thị sản phẩm;

    • Quan sát trên thực tế và đối chiếu với kế hoạch sản xuất;

    • Điều tra, phỏng vấn nhu cầu thực tế;

    • Quan sát, kiểm tra hoạt động trên thực tế;

    • Quan sát trên thực tế.

    Tên công việc: BÁN SẢN PHẨM Mã số công việc: Q3

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Bán sản phẩm là công việc đòi hỏi người bán hàng phải khéo léo, nhanh nhẹn, nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng. Bao gồm các công việc: chuẩn bị địa điểm, dụng cụ và sản phẩm; bán hàng.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Địa điểm bán hàng được chọn ở khu vực đông dân cư, thuận lợi giao thông;

  • Dụng cụ và sản phẩm được chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại để phục vụ bán hàng;

  • Làm được hợp đồng mua bán sản phẩm theo biểu mẫu;

  • Bán được sản phẩm.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Chuẩn bị địa điểm để bán hàng;

  • Chuẩn bị dụng cụ và sản phẩm;

  • Tiếp thị, bán sản phẩm;

  • Thanh toán tiền.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được các yêu cầu cần thiết về địa điểm bán hàng; các yêu cầu về dụng cụ và sản phẩm;

  • Cách bài trí, sắp xếp sản phẩm để bán hàng;

  • Hợp đồng mua bán sản phẩm;

  • Cách giao tiếp với khách hàng khi bán sản phẩm.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Biển báo;

  • Quầy bán, bàn, ghế;

  • Sổ sách ghi chép;

  • Dụng cụ phục vụ bán hàng;

  • Sản phẩm thuốc lá;

  • Máy tính;

  • Tờ rơi quảng cáo sản phẩm;

  • Mẫu sản phẩm;

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Chọn địa điểm bán hàng;

    • Chuẩn bị dụng cụ và sản phẩm;

    • Làm hợp đồng mua bán sản phẩm;

    • Bán sản phẩm.

    • Quan sát, điều tra tại thực tế và đối chiếu với tiêu chuẩn địa điểm bán hàng;

    • Quan sát, kiểm tra trên thực tế;

    • Kiểm tra hợp đồng, đánh giá so sánh với thực tế;

    • Theo dõi, kiểm tra số lượng hàng bán ra tại một một điểm bất kỳ, đối chiếu với kế hoạch.

    TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    Tên công việc: HẠCH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ Mã số công việc: Q4

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Tính toán hiệu quả kinh tế là một công việc rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Bào gồm các công việc: tính tổng chi phí cho sản xuất (tổng chi); tính tổng thu nhập (tổng thu) và lãi thuần (lợi nhuận) cho quá trình sản xuất kinh doanh.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      - Tính được các chi phí của quá trình sản xuất một cách đầy đủ, chính xác;

  • Tính được tổng thu nhập của quá trình sản xuất một cách đầy đủ, chính xác;

  • Tính được lãi thuần (lợi nhuận) của quá trình sản xuất.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Tính toán;

  • Thống kê chi phí sản xuất.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được phương pháp tính chi phí sản xuất ngành trồng trọt;

  • Trình bày được phương pháp tính tổng thu nhập cho quá trình sản xuất ngành trồng trọt;

  • Trình bày được phương pháp tính lãi (lợi nhuận) ngành trồng trọt.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Các số liệu về chi phí cho quá trình sản xuất;

  • Các số liệu về thu nhập trong quá trình sản xuất;

  • Giấy, bút, máy tính cầm tay;

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Tính các chi phí của quá trình sản xuất;

    • Tính tổng thu nhập của quá trình sản xuất;

    • Tính lãi thuần (lợi nhuận) của quá trình sản xuất.

    • Kiểm tra số liệu, đối chiếu kết quả với số liệu trên sổ sách, chứng từ;

    • Kiểm tra số liệu, đối chiếu kết quả với số liệu trên sổ sách, chứng từ;

    • Kiểm toán.

    Tên công việc: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN

    Mã số công việc: R1

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Tìm đọc các tài liệu trong ngành, rút kết các nội dung cần thiết, theo dõi thông tin, tin tức từ báo đài về các công nghệ mới liên quan đến ngành.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Tích cực đọc các tài liệu, sách, báo chí giới thiệu về ngành;

  • Theo dõi các kênh truyền hình chuyên phát về công nghệ.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Đọc và tổng hợp tốt các tài liệu chuyên ngành.

    1. Kiến thức

  • Hiểu biết về kiến thức chuyên ngành;

  • Hiểu biết về lập trình;

  • Hiểu biết cơ bản về hệ thống máy tính.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Sách chuyên ngành;

  • Báo, tạp chí chuyên ngành;

  • Nghiêm túc..

  • Ham học hỏi.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Tích cực đọc các tài liệu chuyên ngành.

    • Phải rút ra các nội dung cần thiết để ứng dụng.

    • Ghi nhớ những điều cần thiết.

    • Có sự nâng cao hiểu biết về chuyên ngành.

    • Ý thức học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

    Tên công việc: TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM Mã số công việc: R2

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, trao đổi với các chuyên gia, tham gia các hội thảo, báo cáo chuyên đề.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Thường xuyên trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp;

  • Trao đổi học hỏi chuyên môn từ các chuyên gia ngay khi có cơ hội;

  • Tham gia các hội thảo, báo cáo chuyên đề khi có cơ hội.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Khả năng giao tiếp, lắng nghe.

  • Khả năng học hỏi trong lĩnh vực chuyên môn.

    1. Kiến thức

  • Hiểu biết về kiến thức chuyên ngành.

  • Hiểu biết về lập trình.

  • Hiểu biết cơ bản về hệ thống máy tính.

  • Hiểu biết cơ bản về nghệ thuật giao tiếp.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Tài liệu chuyên ngành.

  • Kinh nghiệm.

  • Đề cương các hội thảo chuyên ngành.

  • Ham học hỏi.

  • Khiêm tốn.

  • Cầu thị.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Thường xuyên trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp.

    • Có trao đổi học hỏi chuyên môn từ các chuyên gia.

    • Có tham gia các hội thảo, báo cáo chuyên đề.

    • Có sự nâng cao hiểu biết về chuyên ngành.

    • Ý thức học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ..

    Tên công việc: ĐÚC KẾT KINH NGHIỆM Mã số công việc: R3

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Viết nhận xét, đúc kết, rút kinh nghiệm trong quá trình công tác và sản xuất.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Phát huy các kinh nghiệm tốt.

  • Rút kinh nghiệm khi kết quả chưa tốt.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Đúc rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc.

  • Suy luận, phân tích các tình huống trong quá trình làm việc.

    1. Kiến thức

  • Hiểu biết về kiến thức chuyên ngành.

  • Có kinh nghiệm thực tiễn.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Ham học hỏi.

  • Lạc quan.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    • Phát huy các kinh nghiệm tốt.

    • Rút kinh nghiệm khi kết quả chưa tốt.

    • Dựa vào kết quả của quá trình làm việc.

    • Dựa vào yêu cầu của người sử dụng.

    Tên công việc: NÂNG CAO KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN

    Mã số công việc: R4

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Tham gia học các khóa ngắn hạn ngoài giờ, học nâng cao trình độ; trau dồi thêm ngoại ngữ.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Tham gia học khóa ngắn hạn và dài hạn để nâng cao trình độ.

  • Tham gia học thêm ngoại ngữ.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Đọc và tổng hợp tốt các tài liệu chuyên ngành.

  • Khả năng học ngoại ngữ.

    1. Kiến thức

  • Hiểu biết về kiến thức chuyên môn.

  • Có kiến thức ngoại ngữ.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Kiên nhẫn.

  • Chăm chỉ.

  • Ham học hỏi.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    • Trình độ chuyên môn được nâng cao.

    • Trình độ ngoại ngữ được nâng cao.

    • Kiểm tra, đối chiếu với trình độ trước.

    • Dựa theo yêu cầu của công việc.

    Tên công việc: THAM DỰ THI TAY NGHỀ Mã số công việc: R5

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Tham gia dự thi tay nghề, thực hiện dự thi tay nghề, đánh giá.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Chuẩn bị tài liệu, kiến thức, kỹ năng sử dụng phần mềm;

  • Thực hiện tốt việc dự thi, với các chương trình dự thi và các đợt dự thi khác nhau;

  • Sau khi dự thi rút ra những kinh nghiệm, kỹ năng nâng cao trình độ chuyên môn.

    1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Kinh nghiệm lý thuyết cũng như thực hành;

  • Kinh nghiệm phân tích, tổng hợp và học hỏi.

  1. Kiến thức

- Có kiến thức lý thuyết cũng như thực hành nghề;

- Biết phân tích tổng hợp.

  1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Các tài liệu liên quan;

    • Tài liệu máy móc, trang thiết bị, phần mềm.

  2. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Toàn bộ máy móc, trang thiết bị, nhật ký làm việc được bàn giao đầy đủ

  • Quan sát nơi làm việc

  • Đọc sổ bàn giao ca

Tên công việc: KÈM CẶP THỢ BẬC THẤP Mã số công việc: R6

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Lập kế hoạch kèm cặp thợ bậc thấp, thực hiện kèm cặp theo kế hoạch, kiểm tra tay nghề từng giai đoạn, đưa ra kết luận trong từng giai đoạn.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Lên được kế hoạch đề cương cụ thể về thời gian cũng như nội dung;

    • Thực hiện tốt các bước theo đề cương về lý thuyết cũng như hướng dẫn thực hành nghề;

    • Kiểm tra lý thuyết cũng như thực hành trong từng giai đoạn;

    • Đưa ra được kết luận cụ thể từ đó có các điều chỉnh hợp lý

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Kinh nghiệm truyền đạt về lý thuyết cũng như thực hành;

      • Kinh nghiệm chuyên môn, soạn đề cương và lập kế hoạch;

      • Kinh nghiệm phân tích đánh giá.

    2. Kiến thức

    • Biết cách truyền đạt về lý thuyết cũng như thực hành;

    • Có kiến thức chuyên môn, soạn đề cương và lập kế hoạch;

    • Kiến thức phân tích, kiểm tra đánh giá.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Tài liệu liên quan;

    • Bản kế hoạch đề cương;

    • Tài liệu, máy tính và các trang thiết bị bổ trợ.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Lên được kế hoạch đề cương cụ thể về thời gian cũng như nội dung;

  • Thực hiện tốt các bước theo đề cương về lý thuyết cũng như hướng dẫn thực hành nghề;

  • Kiểm tra lý thuyết cũng như thực hành trong từng giai đoạn;

  • Đưa ra được kết luận cụ thể từ đó có các điều chỉnh hợp lý.

  • Đọc, so sánh với bản đề cương đã được phê duyệt.

  • Quan sát, theo dõi tiến trình thực hiện, nhận xét, đánh giá.

  • Ra câu hỏi trong từng giai đoạn, đánh giá kết quả.

  • Đọc, nhận xét đánh giá.

TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ TÊN NGHỀ: TRỒNG CÂY CAO SU MÃ SỐ NGHỀ:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 46 / 2013 / TT - BNNPTNT ngày 05 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

GIỚI THIỆU CHUNG

  1. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

    1. Quá trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Trồng cây cao su

      1. Căn cứ xây dựng: Gồm một số văn bản chính sau:

        • Quyết định số 3196 / QĐ - BNN - TCCB , ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề “Trồng cây cao su”;

        • Quyết định số 3197 / QĐ - BNN - TCCB , ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc thành lập các Tiểu ban phân tích nghề thuộc các Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

        • Quyết định số 09 / 2008 / QĐ - BLĐTBXH , ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc ban hành quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

        • Quyết định số 1158 / QĐ - BNN - TC ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt dự toán kinh phí biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho các nghề chưa có tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

        • Công văn số 4295 / BNN - TCCB ngày 04/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT v/v hướng dẫn thực hiện xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia năm 2012

      2. Tóm tắt quá trình xây dựng:

        • Nhận nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn KNNQG (Quyết định thành lập các BCN của Bộ).

        • Dự toán chi tiết trình Bộ phê duyệt (được Bộ phê duyệt tại Quyết định số 1158 / QĐ - BNN - TC).

        • Thành lập Tiểu ban phân tích nghề (Quyết định số 3197 / QĐ - BNN - TCCB ).

        • Phân tích nghề, phân tích công việc (trong đó có cả nghiên cứu thông tin, khảo sát, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia …).

        • Xây dựng danh mục các công việc theo các cấp trình độ (bao gồm cả hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia).

        • Biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (bao gồm cả hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia).

        • Thẩm định phân tích nghề, phân tích công việc và tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia:

        • Hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng xem xét ban hành.

    2. Định hướng sử dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Trồng cây cao su

      • Người sử dụng lao động có căn cứ để tuyển chọn, bố trí công việc và trả lương cho người lao động;

      • Người lao động có căn cứ để học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và có cơ hội thăng tiến;

      • Cơ sở dạy nghề có căn cứ để xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp;

      • Nhà nước có cơ sở để tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho người lao động.

  2. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY DỰNG

    TT

    Họ và tên

    Nơi làm việc

    I. Ban chủ nhiệm

    1

    Trần Đăng Bổng

    Hiệu trưởng, Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ

    2

    Lê Văn Định

    Hiệu phó, Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ

    3

    Nguyễn Hồng Phú

    Phó tổng giám đốc, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam

    4

    Phùng Hữu Cần

    Chuyên viên chính, Vụ TCCB, Bộ Nông nghiệp và PTNT

    5

    Nguyễn Văn Hòa

    Phó cục trưởng, Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT

    6

    Đặng Quang Trung

    Trưởng ban Công nghiệp Tập đoàn cao su Việt Nam

    7

    Đỗ Quang Vịnh

    Giám đốc nông trường, Công ty cao su Đồng Phú, Bình Phước

    8

    Trần Thị Thúy Hoa

    Kỹ thuật viên, Hiệp hội cao su Việt Nam

    9

    Bùi Đình Ninh

    Hiệu phó, Trường CĐ Công nghiệp cao su, Bình Phước

    II. Ban phân tích nghề

    1

    Trần Đăng Bổng

    Hiệu trưởng, Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ

    2

    Phùng Hữu Cần

    Chuyên viên chính, Vụ TCCB, Bộ Nông nghiệp và PTNT

    3

    Nguyễn Xuân Thanh

    Trưởng phòng, Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ

    4

    Ngô Thị Hồng Ngát

    Phó khoa, Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ

    5

    Nguyễn Thị Quỳnh Liên

    Giáo viên, Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ

    6

    Bùi Đình Ninh

    Hiệu phó, Trường CĐ Công nghiệp cao su, Bình Phước

    7

    Lưu Thị Thanh Thất

    Trưởng khoa, Trường CĐ Công nghiệp cao su, Bình Phước

    8

    Từ Văn Thẩm

    Công ty cao su Đồng Nai

    9

    Phạm Hữu Thư

    Công ty cao su Đồng Nai

    10

    Đỗ Quang Vịnh

    Giám đốc nông trường, Công ty cao su Đồng Phú, Bình Phước

    11

    Nguyễn Đồng Tiến

    Công ty cao su Đồng Phú, Bình Phước

    12

    Nguyễn Văn Hòa

    Phó cục trưởng, Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT

    (Theo quyết định số 3196- 3197 / QĐ - BNN - TCCB ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

  3. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THẨM ĐỊNH

TT

Họ và tên

Nơi làm việc

1

Phạm Hùng

Vụ phó, Vụ TCCB, Bộ NN&PTNT

2

Hà Văn Khương

Phó trưởng ban, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

3

Hoàng Ngọc Thịnh

Chuyên viên chính, Vụ TCCB, Bộ NN&PTNT

4

Nguyễn Tử Hải

Phó trưởng phòng, Cục Trồng trọt

5

Phan Thành Dũng

Viện phó, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam

6

Võ Hoàng An

Tổng thư ký, Hiệp hội Cao su Việt Nam

7

Vũ Thiếu Lăng Quân

Trưởng phòng, Công ty Cổ phần Thiên Sinh, TP Hồ Chí Minh

8

Nguyễn Viết Thông

Giảng viên, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

9

Nguyễn Thị Phương Nga

Chuyên viên, Vụ TCCB, Bộ NN&PTNT

(Theo quyết định số …………….. / QĐ - BNN - TCCB ngày …. tháng ….. năm ………. của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.