Hết hiệu lực: 25/03/2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 43/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị: lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công (gọi tắt là Ban Chỉ đạo), gồm các thành viên sau đây:
Trưởng ban: Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.
Phó Trưởng ban thường trực: Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Các Phó Trưởng ban:
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Các ủy viên:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Công an;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Bộ trưởng Bộ Y tế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
01 Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
01 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
01 Thứ trưởng Bộ Tài chính;
01 Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương;
01 Phó Chánh Văn phòng Trung ương;
01 Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương;
01 Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội;
01 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
01 Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương;
01 Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
01 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
01 Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
01 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.
Điều 2. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo:
Nghiên cứu, xây dựng và đôn đốc triển khai thực hiện 03 Đề án sau:
Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp;
Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội;
Đề án cải cách chính sách ưu đãi người có công;
Phối hợp với các Bộ, cơ quan nghiên cứu các chính sách kinh tế - xã hội có liên quan đến chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; giải pháp tạo nguồn cho cải cách chính sách tiền lương; đề xuất các biện pháp để xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
Điều 3. Nhiệm vụ của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo:
Điều hành chung các hoạt động của Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Ban hành Kế hoạch nghiên cứu và thực hiện chính sách tiền lương.
Ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo.
Điều 4. Nhiệm vụ của các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo:
Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo:
Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp.
Quyết định thành lập Tổ biên tập giúp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án nêu tại Điểm a Khoản này.
Trình Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành Kế hoạch nghiên cứu và thực hiện chính sách tiền lương và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo.
Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo:
Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo nghiên cứu xây dựng 02 Đề án, gồm:
Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội;
Đề án cải cách chính sách ưu đãi người có công.
Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp.
Quyết định thành lập 2 Tổ biên tập giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng các Đề án nêu tại Điểm a Khoản này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo:
Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu xây dựng các giải pháp tạo nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
Điều 5. Nhiệm vụ của các Ủy viên Ban Chỉ đạo:
Các Ủy viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo và quy chế làm việc do Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2016/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các thành viên quy định tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán Nhà nước;
Ngân hàng Chính sách Xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
Các Thành viên Ban Chỉ đạo;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng
TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
Lưu: Văn thư, KTTH (3b).