BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 576/BGDĐT-CTHSSV V/v triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” |
Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2017 |
Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo
Ngày 16 tháng 01 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 196/QĐ-BGDĐT về việc Phê duyệt phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” (gọi tắt là phần mềm).
Để phần mềm nêu trên được triển khai hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố triển khai một số nội dung hoạt động cụ thể sau:
Chỉ đạo các trường tiểu học có tổ chức bữa ăn bán trú tại địa phương nghiên cứu, rà soát, đánh giá tình hình công tác dinh dưỡng học đường, tổ chức bữa ăn học đường, phối hợp chặt chẽ với Công ty Ajinomoto Việt Nam triển khai áp dụng phần mềm hiệu quả, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, gia đình và nhà trường. Kế hoạch triển khai, nội dung và hướng dẫn triển khai phần mềm tại các nhà trường được thực hiện theo các phụ lục đính kèm theo công văn này.
Chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục về dinh dưỡng cho trẻ em, học sinh lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Thực phẩm đưa vào trong trường học phải đảm bảo các quy định về vệ sinh – an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.
Nơi nhận:
Như trên;
Bộ trưởng (để b/c);
TT. Nguyễn Thị Nghĩa (để b/c);
Vụ GDTH (để p/h t/h);
Website của Bộ GDĐT;
-
Lưu: VT, Vụ CTHSSV.
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN
Ngũ Duy Anh
Phụ lục 1
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” thuộc Dự án bữa ăn học đường
(Kèm theo Công văn số 576/BGDĐT-CTHSSV ngày 16 tháng 02 năm 2017)
-
MỤC ĐÍCH
Hỗ trợ các trường tiểu học bán trú trên toàn quốc tổ chức bữa ăn với thực đơn đảm bảo cân bằng về dinh dưỡng, đa dạng và ngon miệng cho học sinh phù hợp với từng vùng miền, điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường.
Hỗ trợ nhà trường tiết kiệm thời gian trong công tác tổ chức và quản lý bữa ăn bán
-
trú.
-
Hình thành cho học sinh thói quen ăn uống lành mạnh thông qua việc giáo dục các
kiến thức về dinh dưỡng thực phẩm, góp phần nâng cao sức khỏe của học sinh một cách bền vững.
-
NỘI DUNG TRIỂN KHAI
Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng”: Phần mềm giúp cung cấp và xây dựng những thực đơn cân bằng dinh dưỡng, đa dạng, ngon miệng và hỗ trợ công tác quản lý bữa ăn bán trú.
Áp phích “3 phút thay đổi nhận thức”: Áp phích là công cụ hỗ trợ cho nhà trường trong việc giáo dục kiến thức dinh dưỡng thực phẩm cho học sinh tiểu học, giúp hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho các em (đính kèm).
-
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” (gọi tắt là phần mềm) áp dụng đối với các trường tiểu học có tổ chức bữa ăn bán trú trên toàn quốc có mức thu thực tế phù hợp với chi phí thực đơn trong phần mềm.
. KẾ HOẠCH CỤ THỂ
-
-
-
Công tác chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tháng 1/2017: Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Quyết định phê duyệt phần mềm, và hướng dẫn triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” trên quy mô toàn quốc đến các Sở GDĐT để chỉ đạo và hướng dẫn việc triển khai cụ thể tại từng địa phương.
Địa chỉ của Ban Quản lý Dự án: Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35 Đại Cồ Việt, Hà Nội, ĐT: 043869 4029, E-mail: lvtuan@moet.edu.vn.
-
Trách nhiệm của các Sở Giáo dục và Đào tạo
Tháng 2-3/2017: Sở GDĐT triển khai nội dung đến các Phòng GDĐT và các trường học, cụ thể như sau:
-
+ Ban hành Công văn chỉ đạo và hướng dẫn các Phòng GDĐT và các trường tiểu học bán trú trên địa bàn về kế hoạch triển khai cụ thể.
+ Phân công 01 cán bộ có chuyên môn phù hợp tại mỗi Sở, mỗi Phòng và mỗi trường có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và báo cáo về quá trình áp dụng phần mềm trên toàn tỉnh, thành phố.
Sở GDĐT tổng hợp danh sách (tên, chức vụ, cơ quan, điện thoại và email) cán bộ theo dõi phần mềm toàn tỉnh, thành phố và gửi về Ban Quản lý Dự án (BQLDA) trước 31/03/2017.
-
Từ tháng 02/2017: Sở GDĐT làm việc với Công ty Ajinomoto Việt Nam để trao đổi và lên kế hoạch triển khai, cụ thể như sau:
+ Trao đổi với các thành viên Dự án thuộc Công ty Ajinomoto Việt Nam về kế hoạch triển khai cụ thể tại các trường tiểu học bán trú thuộc địa bàn tỉnh/thành phố (số lượng trường áp dụng, thời điểm áp dụng, chỉ tiêu áp dụng).
+ Chia sẻ và cung cấp thông tin kịp thời cho thành viên Dự án nhằm thúc đẩy quá trình triển khai được hiệu quả.
+ Liên hệ với BQLDA khi có khó khăn trong quá trình sử dụng, áp dụng phần mềm tại địa phương.
-
Nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tháng 02/2017:
-
Ban hành Công văn đến các trường tiểu học bán trú trên địa bàn đôn đốc về kế hoạch triển khai cụ thể.
-
Phân công 01 cán bộ có chuyên môn phù hợp tại mỗi Phòng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và báo cáo về quá trình áp dụng phần mềm trên toàn quận/huyện/thị xã.
Phòng tổng hợp danh sách (tên, chức vụ, cơ quan, điện thoại và email) cán bộ theo dõi phần mềm toàn quận/huyện/thị xã và gửi về Sở GDĐT trước 20/03/2017.
Nhiệm vụ của các trường tiểu học bán trú
Tháng 2/2017: Đăng ký sử dụng phần mềm
+ Lập kế hoạch triển khai và đăng ký tài khoản sử dụng phần mềm.
+ Phân công 01 cán bộ có chuyên môn phù hợp tại mỗi trường có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và báo cáo về quá trình áp dụng phần mềm tại trường.
Trường gửi thông tin cán bộ theo dõi phần mềm về Phòng trước 30/02/2017.
- Từ tháng 2-3/2017: Triển khai sử dụng phần mềm
+ Áp dụng phần mềm để xây dựng thực đơn bữa ăn bán trú cho các học sinh.
+ Khuyến khích học sinh ăn các món ăn dinh dưỡng trong thực đơn phần mềm.
+ Khi cần được hỗ trợ trong quá trình sử dụng phần mềm, nhà trường có thể liên hệ đến BQLDA qua đường dây nóng.
+ Trong quá trình áp dụng phần mềm, nhà trường tổ chức họp chia sẻ thông tin tới cha mẹ học sinh để phối hợp cùng khuyến khích, động viên các em sử dụng các bữa ăn theo các thực đơn được cung cấp từ phần mềm.
- Từ tháng 03/2017: Làm việc cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam để sắp xếp lịch hẹn
và hỗ trợ trực tiếp sử dụng phần mềm, cụ thể như sau:
+ Trao đổi với BQLDA để sắp xếp lịch trình phù hợp cho các thành viên Dự án thuộc Công ty Ajinomoto Việt Nam đến để hỗ trợ trực tiếp việc áp dụng phần mềm tại trường.
+ Chia sẻ và cung cấp thông tin cho thành viên Dự án nhằm thúc đẩy quá trình triển khai được hiệu quả.
+ Liên hệ BQLDA khi có khó khăn trong quá trình sử dụng, áp dụng phần mềm tại
trường.
-
Nhiệm vụ của Công ty Ajinomoto Việt Nam
Từ tháng 01-04/2017:
-
Cung cấp cho nhà trường và các đơn vị có liên quan tài liệu hướng dẫn sử dụng phần
mềm và hướng dẫn sử dụng phần mềm tại website Dự án bữa ăn học đường:
Làm việc với các Sở GDĐT để lên kế hoạch triển khai cụ thể tại các trường tiểu học bán trú tại mỗi tỉnh/thành phố (số lượng trường áp dụng, thời điểm áp dụng, chỉ tiêu áp dụng).
Cung cấp thông tin đầu mối để hỗ trợ nhà trường đăng ký tài khoản và sử dụng phần mềm khi gặp khó khăn.
Trao đổi với nhà trường để sắp xếp lịch trình phù hợp cho các thành viên Dự án thuộc Công ty Ajinomoto Việt Nam đến để hỗ trợ trực tiếp việc áp dụng phần mềm tại trường.
Làm việc với các Sở, Phòng GDĐT và các trường để lên kế hoạch triển khai Áp phích “3 phút thay đổi nhận thức” tại nhà trường kèm theo Phụ lục này.
Thường trực Công ty Ajinomoto Việt Nam: Ông Nguyễn Văn Trung - Phó Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam, DĐ: 0903191373, E-mail: trung_nv@ajinomoto.com.vn; ông Phạm Minh Tâm, cán bộ Công ty Ajinomoto Việt Nam, DĐ: 0906667366, E-mail: minhtam@ajinomoto.com.vn,
-
Báo cáo
-
Tất cả đơn vị thực hiện có trách nhiệm báo cáo chi tiết định kỳ theo phân cấp kết quả triển khai về Bộ GDĐT để có chỉ đạo và hướng dẫn kịp thời, cụ thể như sau:
Báo cáo sơ kết áp dụng phần mềm trước ngày 15/05/2017 về tình hình áp dụng phần mềm tại địa phương (mẫu báo cáo sẽ được thông báo sau).
Báo cáo khi được yêu cầu.
Phụ lục 2
NỘI DUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI PHẦN MỀM XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CÂN BẰNG DINH DƯỠNG THUỘC DỰ ÁN BỮA ĂN HỌC ĐƯỜNG
(Kèm theo Công văn số 576/BGDĐT-CTHSSV ngày 16 tháng 02 năm 2017)
-
THÔNG TIN CHUNG VỀ PHẦN MỀM
Tên gọi: Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” (gọi tắt là: Phần mềm).
Đơn vị chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đơn vị phát triển và triển khai: Công ty Ajinomoto Việt Nam.
Đơn vị tư vấn và đánh giá chuyên môn: Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế.
Phạm vi áp dụng: Phần mềm áp dụng đối với các trường tiểu học có tổ chức bữa ăn bán trú trên toàn quốc có mức thu thực tế phù hợp với chi phí thực đơn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong phần mềm.
-
Hình thức sử dụng: Phần mềm chạy trên môi trường website của Dự án Bữa ăn học đường tại địa chỉ: www.buaanhocduong.com.vn . Phần mềm được cung cấp miễn phí đến các trường, mỗi trường đăng ký một tài khoản để sử dụng đầy đủ các chức năng trong Phần mềm.
-
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHẦN MỀM
Phầm mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” được phát triển dựa trên 2 tiêu chí sau:
-
Đảm bảo tính khoa học:
Đáp ứng các tiêu chuẩn dinh dưỡng dành cho lứa tuổi tiểu học theo “Bảng nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho người Việt Nam” được Bộ Y tế ban hành năm 2015.
Thực đơn có trên 10 loại thực phẩm (không kể gia vị), sử dụng phong phú nguồn thực phẩm cung cấp chất đạm động vật và thực vật, kết hợp nhiều loại rau, củ, quả khác nhau.
Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn như xúc xích, lạp sườn, chả lụa,...
Hạn chế sử dụng muối, đường, trong đó giới hạn muối ≤ 2g/1 học sinh/bữa trưa và giới hạn đường ≤ 6g/1 học sinh/bữa trưa.
-
Đảm bảo tính khả thi:
Đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhà trường.
Thân thiện, dễ sử dụng.
Có nhiều lựa chọn về chức năng.
Có tính địa phương, phù hợp với từng vùng miền khác nhau.
Thực đơn trong Phần mềm được nghiên cứu, xây dựng qua rất nhiều giai đoạn khác nhau nhằm đảm bảo phù hợp khi áp dụng vào thực tế của nhà trường.
-
CÁC CHỨC NĂNG CỦA PHẦN MỀM
Chức năng 1: Tạo thực đơn từ ngân hàng thực đơn
Cho phép người dùng tạo thực đơn bằng cách chọn thực đơn từ ngân hàng có sẵn đã cân bằng dinh dưỡng. Ngân hàng thực đơn có 120 thực đơn sẵn có (với trên 360 món ăn không lặp lại) cân bằng về dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm và ngon miệng, được phân loại theo 3 khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Chức năng 2: Tạo thực đơn từ món ăn
Cho phép người dùng tạo thực đơn cân bằng dinh dưỡng bằng cách kết hợp những món ăn có sẵn trong ngân hàng thực đơn để tạo ra vô số tổ hợp các thực đơn mới mà vẫn đảm bảo tính cân bằng dinh dưỡng, đa dạng và ngon miệng.
Chức năng 3: Tạo thực đơn từ nguyên liệu
Cho phép người dùng tạo thực đơn cân bằng dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm bằng các nguyên liệu và món ăn tự chọn, phù hợp với địa phương.
Chức năng 4: Kiểm tra tính cân bằng dinh dưỡng của thực đơn
Cho phép người dùng kiểm tra nhanh tính cân bằng dinh dưỡng thực đơn của nhà trường đang sử dụng.
Chức năng 5: Tính chi phí bữa ăn
Cho phép người dùng nhập mới, thay đổi, điều chỉnh giá nguyên liệu theo thực tế để tính chi phí thực đơn.
% * ͙V&'ăY.QKRH{ QJPĈqWQăP& 7 K i Q7J+W 6Q6J9j\