Open navigation

Công văn 5943/BTNMT-TCMT Hướng dẫn thực hiện Thông tư 08/2018/TT-BTNMT và 09/2018/TT-BTNMT


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 5943/BTNMT-TCMT
V/v hướng dẫn thực hiện Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2018


Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 


Ngày 14 tháng 9 năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi là Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT). Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung sau:


  1. Khẩn trương rà soát, cập nhật lại tình hình cấp Giấy xác nhận còn hiệu lực trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trường hợp quý Sở không cập nhật, cơ quan Hải quan không có căn cứ cho phép thông quan, dẫn đến tồn đọng phế liệu tại cảng và gây thiệt hại cho doanh nghiệp.


  2. Từ ngày 29 tháng 10 năm 2018, theo quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Do đó, để thống nhất phương thức triển khai 02 Thông tư nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi quý Sở hướng dẫn thực hiện tại Phụ lục 1 kèm theo Công văn này.


  3. Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi tới quý Sở thông tin về các tổ chức, cá nhân đã được Bộ cấp Giấy xác nhận bao gồm: số hiệu Giấy xác nhận, hiệu lực Giấy xác nhận, chủng loại, mã HS phế liệu, khối lượng được phép nhập khẩu, khối lượng phế liệu đã nhập khẩu đến ngày 28 tháng 10 năm 2018, chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo Công văn này.


  4. Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương lập hộp thư điện tử thuộc hệ thống thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phục vụ hoạt động thông quan phế liệu nhập khẩu, tiếp nhận và thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu trong đó có thông tin về chủng loại, mã HS, khối lượng phế liệu nhập khẩu. Thông tin về hộp thư điện tử được thông báo bằng văn bản đến Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua email: [email protected] hoặc [email protected]) và Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính trước ngày 29/10/2018.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ với Tổng cục Môi trường thông qua Vụ Quản lý chất thải (email: [email protected] hoặc [email protected]) để được giải đáp, hỗ trợ thực hiện./.



Nơi nhận:

  • Như trên;

  • Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);

  • Thứ trưởng Trần Quý Kiên;

  • Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan);

  • UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

  • Lưu: VT, TCMT, QLCT (70).

    KT. BỘ TRƯỞNG 

THỨ TRƯỞNG


Võ Tuấn Nhân


PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 08/2018/TT-BTNMT VÀ THÔNG TƯ SỐ 09/2018/TT-BTNMT

(Ban hành kèm theo Công văn số 5943/BTNMT-TCMT ngày 26 tháng 10 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)


Ngày 14 tháng 9 năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với 06 nhóm phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm: sắt, thép; nhựa; giấy; thủy tinh; kim loại màu; xỉ hạt lò cao (xỉ hạt nhỏ, xỉ cát từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép), trong đó có nội dung quy định về hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Để bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và phù hợp quy định pháp luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số nội dung sau:


  1. Căn cứ pháp lý kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất


    • Căn cứ quy định tại Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.


    • Các quy định về chất lượng phế liệu nhập khẩu, kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu được xây dựng căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý chất lượng hàng hóa, bao gồm: Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, Nghị định số 132/2008/NĐ- CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 132/2008/NĐ-CP) và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP). Theo đó, phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất là hàng hóa nhóm 2 và phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng khi nhập khẩu theo quy định tại các văn bản nêu trên.

  2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất


    Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 9 Điều 7 Nghị định số 32/2008/NĐ-CP: kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu là trách nhiệm của cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT, cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây viết tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường).

    Đối với những tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu cho lô hàng của nhiều cơ sở sản xuất thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân đăng ký đã được cấp Giấy xác nhận trên địa bàn một số tỉnh khác nhau, trách nhiệm kiểm tra nhà nước đối với chất lượng phế liệu nhập khẩu là Sở Tài nguyên và Môi trường nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra nhà nước thực hiện. Chứng thư giám định phế liệu được gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu để thực hiện tiếp nhận đăng ký và trả kết quả kiểm tra nhà nước.


    Từ ngày 29 tháng 10 năm 2018, Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT có hiệu lực, do đó, quy định về thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu được quy định tại Điều 10 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2018 hết hiệu lực. Tuy nhiên, đối với những lô hàng đã được Tổng cục Môi trường thông báo nhập khẩu trước ngày 29 tháng 10 năm 2018, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu tiếp tục được sử dụng văn bản đã được Tổng cục Môi trường thông báo để làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu.


  3. Kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu


    Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện như sau:

    1. Bước 1: Tiếp nhận (1) và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu:


      Trên cơ sở hồ sơ đăng ký của tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 1), Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu theo Mẫu số 2 kèm theo Phụ lục này (tương đương với Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP). Sơ đồ đăng ký và tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu như sau:


      • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu phải bao gồm đầy đủ các tài liệu sau:


        1. Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu theo Mẫu số 1 kèm theo Phụ lục này (tương đương với Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP);

          1 Trường hợp, người nhập khẩu thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì thực hiện đăng ký kiểm tra và trả kết quả kiểm tra chất lượng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

        2. Hợp đồng (Contract) về việc mua bán phế liệu kèm theo danh mục phế liệu nhập khẩu (bản sao);


        3. Danh mục phế liệu nhập khẩu (Packing list) theo Hợp đồng (bản sao);


        4. Giấy giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu (chứng thư giám định) (bản chính hoặc bản sao có chứng thực). Giấy giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu được nộp bổ sung sau khi Tổ chức giám định được chỉ định cung cấp kết quả giám định về chất lượng của lô hàng phế liệu nhập khẩu (trên cơ sở kiểm tra, giám định thực tế và lấy mẫu (trong trường hợp phải lấy mẫu) tại bước 2);


          đ) Hóa đơn (Invoice);


        5. Vận đơn (Bill of Lading);


        1. Tờ khai phế liệu nhập khẩu;


        2. Ảnh hoặc bản mô tả phế liệu nhập khẩu;


        3. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (bản sao có chứng thực);


      • k) Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với lô hàng phế liệu đăng ký kiểm tra nhà nước (bản sao có chứng thực).


        • Việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra nhà nước đối với chất lượng phế liệu nhập khẩu được thực hiện thông qua tiếp nhận trực tiếp hồ sơ, bưu điện hoặc hộp thư điện tử thuộc hệ thống thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (…gov.vn). Thông tin về hộp thư điện tử tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra nhà nước đối với phế liệu nhập khẩu phải được thông báo bằng văn bản đến Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) để cung cấp và thống nhất thông tin phục vụ công tác thông quan và quản lý phế liệu nhập khẩu.


    2. Bước 2: Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám định thực tế, lấy mẫu (đối với trường hợp phải lấy mẫu)



        • Sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra về địa điểm kiểm tra, lấy mẫu, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan hải quan và tổ chức giám định được chỉ định (tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan, cơ quan kiểm tra nhà nước, tổ chức giám định được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định về thời gian, địa điểm kiểm tra) tổ chức thực hiện kiểm tra, lấy mẫu (đối với trường hợp phải lấy mẫu) để đánh giá chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu theo quy định của pháp luật.


        • Địa điểm kiểm tra, lấy mẫu xác định chất lượng phế liệu nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.

        • Hoạt động kiểm tra, giám định, lấy mẫu phế liệu nhập khẩu phải tuân thủ quy trình kiểm tra, giám định tại Mục 3.1.1 và Mục 3.1.2 của các QCVN về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.


        • Mẫu phải được niêm phong và lập biên bản chứng nhận việc lấy mẫu có xác nhận của tổ chức, cá nhân khai hải quan, Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan hải quan và tổ chức giám định (Biên bản chứng nhận việc lấy mẫu và Tem niêm phong tham khảo theo Mẫu số 4 kèm theo Phụ lục này).


        • Kết quả giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu (bản chính) phải được gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường làm căn cứ để đánh giá sự phù hợp của lô hàng phế liệu nhập khẩu được kiểm tra.

    3. Bước 3: Xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra:

      1. Nội dung kiểm tra: Sơ đồ kiểm tra và trả kết quả kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu


        Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra theo các nội dung sau:


        1. Kiểm tra sự phù hợp của nội dung giấy giám định chất lượng của lô hàng phế liệu nhập khẩu so với yêu cầu, quy định kỹ thuật của QCVN về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu đăng ký kiểm tra:


          • Kiểm tra tính thống nhất về thông tin lô hàng phế liệu nhập khẩu, thông tin được kê khai trong biên bản lấy mẫu (đối với trường hợp phải lấy mẫu) và thông tin trong chứng thư giám định phế liệu nhập khẩu.


          • Kiểm tra nội dung của chứng thư giám định, đảm bảo đã thể hiện đầy đủ kết quả đánh giá các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng phế liệu nhập khẩu được quy định tại Mục 2 của các QCVN về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu (tham khảo theo Mẫu số 5 kèm theo Phụ lục này về nội dung, kết quả cần thể hiện trong chứng thư giám định).

        2. Kiểm tra tính chính xác và đồng bộ về thông tin của bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu, bao gồm:

          Kiểm tra hồ sơ được gửi kèm theo Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu, phải đảm bảo đầy đủ thành phần hồ sơ đã được nêu tại Mục 3.1 Phụ lục này. Khi kiểm tra cần lưu ý các nội dung sau:

          b1) Đối với Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây viết tắt là Giấy xác nhận):

          • Kiểm tra hình thức, tính hợp lệ của Giấy xác nhận được quy định tại Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây viết tắt là Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT). Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của các tổ chức, cá nhân được đăng tải trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.


          • Kiểm tra thông tin trong Giấy xác nhận: cơ quan cấp, số, ngày cấp; tên tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu/nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu; tên và địa chỉ cơ sở sử dụng phế liệu; chủng loại phế liệu được nhập, mã HS, khối lượng được phép nhập khẩu; thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận.


          • Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác thì kiểm tra bản sao chứng thực của hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã được cấp Giấy xác nhận.


          • Đối với những tổ chức, cá nhân nhập khẩu trực tiếp và ủy thác nhập khẩu, cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu sao cho khối lượng tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu để sản xuất và khối lượng phế liệu đã ủy thác nhập khẩu nằm trong giới hạn theo Giấy xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.


            b2) Đối với Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu:


          • Giấy xác nhận ký quỹ do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu cấp.


          • Thời gian ký quỹ phải trước khi tiến hành thủ tục thông quan phế liệu nhập khẩu ít nhất 15 ngày.


          • Số tiền ký quỹ theo quy định:


        3. + Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;


          + Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn sắt thép phế liệu phải thực hiện kỹ quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;


          + Khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn sắt, thép phế liệu trở lên phải thực hiện kỹ quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

          + Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn giấy hoặc nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;


          + Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn giấy hoặc nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;


          + Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn giấy hoặc nhựa phế liệu trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.


          + Đối với các loại phế liệu khác, kiểm tra Giấy ký quỹ đảm bảo phế liệu nhập khẩu là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.


          - Kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu (khối lượng, mã HS) nhập khẩu phế liệu của tổ chức, cá nhân với chứng thư giám định, tờ khai nhập khẩu phế liệu.


          b3) Đối với hóa đơn, vận đơn: cần kiểm tra khối lượng, chủng loại, cảng nhập khẩu phù hợp với văn bản đăng ký kiểm tra nhà nước và tờ khai nhập khẩu phế liệu của tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra.


      2. Thông báo kết quả kiểm tra:

    4. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận tổ chức, cá nhân nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và tiến hành xử lý theo các trường hợp như sau:


      • Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường phải ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo Mẫu số 3 kèm theo Phụ lục này (tương đương với Mẫu số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP) và gửi tới tổ chức, cá nhân nhập khẩu để làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Trường hợp lô hàng phế liệu nhập khẩu có chứng thư giám định chất lượng không phù hợp với hồ sơ của lô hàng phế liệu nhập khẩu hoặc chứng thư giám định cho kết quả không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu đăng ký kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo Mẫu số 3 kèm theo Phụ lục này (tương đương với Mẫu số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP). Trong Thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu và gửi tới cơ quan hải quan; tổ chức, cá nhân nhập khẩu và Tổng cục Môi trường. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra phế liệu có vi phạm về bảo vệ môi trường cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.


      • Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu trong phiếu tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc, nếu quá thời hạn mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp lại hồ sơ đã hoàn thiện đầy đủ.

      • Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời hạn quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn bổ sung hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu theo Mẫu số 3 kèm theo Phụ lục này (tương đương với Mẫu số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP). Trong Thông báo nêu rõ “Lô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ” và gửi tới cơ quan hải quan; tổ chức, cá nhân nhập khẩu và Tổng cục Môi trường.


    5. Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu được gửi về Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua email: [email protected] hoặc [email protected]) và Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thường xuyên cập nhật văn bản thông báo nêu trên trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.


  4. Ủy quyền trong tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu


Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu. Do đó, việc phân cấp, ủy quyền cho Chi cục Bảo vệ môi trường thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra nhà nước đối với phế liệu nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật.


Trên đây là hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hoạt động kiểm tra nhà nước đối với chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để Sở Tài nguyên và Môi trường biết và tổ chức thực hiện.


Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ: Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường;

Điện thoại: 024 3795 6868 ext:3286


E-mail: [email protected] hoặc [email protected]./.


Danh mục các mẫu biểu kèm theo Phụ lục 1


Mẫu số 1Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu
Mẫu số 2Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu
Mẫu số 3Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu
Mẫu số 4Biên bản kiểm tra, giám định và lấy mẫu phế liệu nhập khẩu
Mẫu số 5Nội dung chứng thư giám định phế liệu nhập khẩu


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Mẫu số 1:

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU

Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi có nhà máy sử dụng phế liệu nhập khẩu) Người nhập khẩu: …………………………………………………………………………………. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………… Điện thoại, Fax, E-mail: …………………………………………………………………………… Giấy xác nhận số:………………….ngày………………….do…….(cơ quan cấp) …………… Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu: …………………………………………..

Đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu sau:




TT


Tên phế liệu nhập khẩu (mã HS)


Đặc tính kỹ thuật


Xuất xứ
Tổng khối lượng (tấn) phế liệu được phép nhập khẩu theo Giấy xác nhậnKhối lượng phế liệu đã nhập khẩu (tấn)

Khối lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu lần này (tấn)


Cửa khẩu nhập


Thời gian nhập khẩu


1


Lô ...(tên phế liệu): mã HS

Nước nhập khẩu. Ví dụ: Nhật Bản...




2Lô ...







Địa chỉ tập kết phế liệu nhập khẩu: ……………………………………………………………..


Hồ sơ nhập khẩu gồm: ……………………………………………………………………………

- Hợp đồng (Contract) số: ………………………………………………………………………..

- Danh mục hàng hóa (Packing list): ……………………………………………………………

  • Chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu: (nếu có, ghi rõ Tổ chức cung cấp, thời gian và địa điểm cấp tại cảng xuất khẩu): …………………………………

    - Hóa đơn (Invoice) số: ……………………………………………………………………………

    - Vận đơn (Bill of Lading) số:................................................................................................

    - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: ……………………………………………………………….

  • Ảnh hoặc bản mô tả phế liệu nhập khẩu: ……………………………………………………..

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của các nội dung đã khai báo nêu trên về hồ sơ của lô hàng phế liệu nhập khẩu, đồng thời cam kết chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu…………nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.



(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)

Vào sổ đăng ký: Số.../(Tên viết tắt của CQKT) Ngày... tháng ... năm …..

(Đại diện Cơ quan kiểm tra ký tên, đóng dấu)

…….. ngày ... tháng ... năm 20…

(NGƯỜI NHẬP KHẨU)

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 2:


(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /(CQKT)…., ngày … tháng … năm 20…



PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU

TTHẠNG MỤC KIỂM TRACÓ/KHÔNGGHI CHÚ
Không
1Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu theo (Mẫu số 1)




2Hợp đồng (Contract) về việc mua bán phế liệu kèm theo danh mục phế liệu nhập khẩu (bản sao)




3Danh mục phế liệu nhập khẩu (Packing list) theo Hợp đồng (bản sao)




4Giấy giám định chất lượng lô hàng (chứng thư giám định) (bản chính hoặc bản sao có chứng thực)




5Hóa đơn (Invoice)
6Vận đơn (Bill of Lading)
7Tờ khai phế liệu nhập khẩu
8Ảnh hoặc bản mô tả phế liệu nhập khẩu


9Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (bản sao)




10Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với lô hàng phế liệu đăng ký kiểm tra nhà nước (bản sao có chứng thực)





KẾT LUẬN

  • Hồ sơ đầy đủ về số lượng: Tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra các bước tiếp theo.

  • Hồ sơ không đầy đủ về số lượng: Tiếp nhận hồ sơ nhưng cần bổ sung các mục: ……… trong thời gian 15 ngày. Sau khi hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra các bước tiếp theo theo quy định./.


NGƯỜI NỘP HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI KIỂM TRA HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 3:


(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /TB-...…, ngày … tháng … năm 20…


THÔNG BÁO (2)

Kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu



TT


Tên phế liệu nhập khẩu (mã HS)


Đặc tính kỹ thuật


Xuất xứ
Tổng khối lượng (tấn) phế liệu được phép nhập khẩu theo Giấy xác nhận

Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu (tấn)


Khối lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu lần này (tấn)


1


Lô ...(tên phế liệu): mã HS


Phù hợp/Không phù hợp QCVN...
Nước nhập khẩu.
Ví dụ: Nhật Bản...



2Lô ...




- Cửa khẩu nhập: …………………………………………………………………………………

- Thời gian nhập khẩu: …………………………………………………………………………..

  • Lô hàng 1 có các chứng từ sau:

    + Hợp đồng số: ……………………………………………………………………………………

    + Danh mục hàng hóa số: ………………………………………………………………………..

    + Hóa đơn số: ……………………………………………………………………………………...

    + Vận đơn số: ………………………………………………………………………………………

  • Lô hàng ... có các chứng từ sau (trong trường hợp có nhiều lô hàng):

+ Hợp đồng số: …………………………………………………………………………………….

+ Danh mục hàng hóa số: …………………………………………………………………………

+ Hóa đơn số: ………………………………………………………………………………………

+ Vận đơn số: ......................................................................................................................

- Tờ khai hàng nhập khẩu số: ……………………………………………………………………


2 Để thuận tiện trong việc tổng hợp, cập nhật thông tin, đề nghị Cơ quan kiểm tra gửi Tổng cục Môi trường đối với các Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu qua địa chỉ thư điện tử: [email protected] hoặc [email protected].

- Người nhập khẩu: ………………………………………………………………………………..

  • Địa chỉ:

    …………………………………………………………………………………………….

    - Điện thoại, Fax, E-mail: ………………………………………………………………………….

  • Giấy xác nhận số:…………………ngày…………….do………(cơ quan cấp) ………………

  • Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu: …………………………………………

  • Giấy đăng ký kiểm tra số: ………………………………..ngày ... tháng .... năm 20...

  • Căn cứ kiểm tra:

    + Quy chuẩn kỹ thuật: nêu rõ Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu tham chiếu

    + Quy định khác: ………………………………………………………………………………….

  • Chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu: (ghi rõ Tổ chức cung cấp, thời gian và địa điểm cấp): ……………………………………………………

………..……………………………………………………………………………………………..

KẾT QUẢ KIỂM TRA

Ghi rõ một trong các nội dung:

  • “Đáp ứng yêu cầu chất lượng phế liệu nhập khẩu”;

  • Hoặc “Không đáp ứng yêu cầu chất lượng phế liệu nhập khẩu” thì nêu lý do và các yêu cầu khác nếu có;

  • Hoặc “Lô hàng phế liệu nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ”;

  • Hoặc “Lô hàng đề nghị đánh giá sự phù hợp lại tại…….”;

  • Hoặc “Lô hàng chờ Cơ quan kiểm tra tiến hành lấy mẫu và thử nghiệm”.



Nơi nhận:

  • Người nhập khẩu;

  • Hải quan cửa khẩu nhập khẩu;

  • Tổng cục Môi trường;

  • Lưu: VT, (Viết tắt tên CQKT).

CƠ QUAN KIỂM TRA

(Ký tên, đóng dấu)


(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN)

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

-------

Mẫu số 4:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

…., ngày … tháng … năm 20…


BIÊN BẢN KIỂM TRA, GIÁM ĐỊNH VÀ LẤY MẪU PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU

  1. Đại diện các đơn vị tham gia kiểm tra, giám định và lấy mẫu:

    - Đại diện cơ quan kiểm tra: ………………………………………………………………………

    • Đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra (chủ hàng): …………………………………….

    • Đại diện tổ chức giám định (lấy mẫu): ………………………………………………………….

  2. - Đại diện cơ quan hải quan: ………………………………………………………………………

  3. Thông tin tổ chức, cá nhân nhập khẩu và lô hàng kiểm tra:

    + Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………….

    + Địa chỉ:

    ……………………………………………………………………………………………..

    + Giấy xác nhận số:…………………ngày…………….do……….(cơ quan cấp) ………………

    + Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu: ………………………………………….

    + Hợp đồng số:

    ………………………………………………………………………………………

    + Danh mục hàng hóa số: ………………………………………………………………………….

    + Hóa đơn số:

    ………………………………………………………………………………………..

    + Vận đơn số:

    ………………………………………………………………………………………..

    + Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: ………………………………………………………………..

    + Chủng loại phế liệu nhập khẩu (nêu rõ tên và mã HS): ………………………………………

    + Số lượng hàng: số container/ khối lượng phế liệu thuộc lô hàng rời.

  4. Địa điểm kiểm tra, giám định, lấy mẫu: ………………………………………………………..

  5. Thời gian kiểm tra, giám định, lấy mẫu (ghi rõ ngày, giờ): ………………………………….

  6. Hình thức kiểm tra, giám định (giám định bằng mắt thường hoặc giám định thông qua lấy mẫu để phân tích): ………………………………………….……………………….

    1. Số hiệu công ten nơ/phương tiện vận chuyển (phế liệu hàng rời) được giám định bằng mắt thường: …………………………………………………………………………

      ………………………………………………………………………………………………………

    2. Số hiệu công ten nơ/phương tiện vận chuyển (phế liệu hàng rời) được lấy mẫu: ........

………………………………………………………………………………………………………

6. Phương pháp lấy mẫu: ………………………………………………………………………….

7. Thông tin về mẫu đại diện:



TT


Mẫu đại diện


Mục đích lấy mẫu


Trọng lượng (kg)
Số hiệu công ten nơ/phương tiện vận chuyển được lấy mẫu

Ghi chú
1
Kiểm tra tỉ lệ tạp chất

- Số lượng mẫu được quy định tại mục 3 - Quy trình kiểm tra, giám định và phương pháp xác định, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
2
Xác định tỷ lệ phế liệu có mã HS khác với mã khai báo

  • Chỉ áp dụng đối với phế liệu sắt, thép; nhựa và giấy.

  • Số lượng mẫu được quy định tại mục 3 - Quy trình kiểm tra, giám định và phương pháp xác định, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

3
Xác định tỷ lệ các mẫu vụn nhựa có kích thước lớn hơn 10 cm

- Số lượng mẫu được quy định tại QCVN 32:2018/BTNMT
Chỉ áp dụng với phế liệu nhựa, áp dụng theo QCVN 32:2018/BTNMT
...




9. Nội dung khác (nếu có): ………………………………………………………………………

..…………………………………………………………………………………………………….


ĐẠI DIỆN CƠ QUAN HẢI QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CHỦ HÀNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

TEM NIÊM PHONG MẪU

Tem niêm phong được đóng dấu treo của cơ quan kiểm tra

- Tên mẫu: …………………………………………………………………………………………

  • Số thứ tự (ghi rõ số thứ tự trong biên bản lấy mẫu): ………………………………………..

    - Ngày lấy mẫu: ……………………………………………………………………………………


    ĐẠI DIỆN CHỦ HÀNG

    (Ký, ghi rõ họ tên)

    ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KIỂM TRA

    (Ký, ghi rõ họ tên)


    NỘI DUNG CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU

    (để tham khảo về nội dung, kết quả giám định)

    Mẫu số 5

    1. Thông tin chung


        1. Địa điểm kiểm tra:

        2. Thời gian kiểm tra:

        3. Thành phần tham gia kiểm tra

          - Đại diện cơ quan kiểm tra: ……………………………………………………………………….

  • Đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra (chủ hàng): ……………………………………..

  • Đại diện tổ chức giám định (lấy mẫu): ………………………………………………………….

    - Đại diện cơ quan hải quan: ………………………………………………………………………


      1. Thông tin tổ chức, cá nhân nhập khẩu và lô hàng kiểm tra:

  • + Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………………

    + Địa chỉ:

    …………………………………………………………………………………………….

    + Giấy xác nhận số:………………ngày…………….do………….(cơ quan cấp)………………

    + Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu:………………………………………….

    + Hợp đồng số: ……………………………………………………………………………………..

    + Danh mục hàng hóa số: …………………………………………………………………………

    + Hóa đơn số: ………………………………………………………………………………………

    + Vận đơn số: ………………………………………………………………………………………

    + Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: ………………………………………………………………

    + Chủng loại phế liệu nhập khẩu (nêu rõ tên và mã HS): ……………………………………..

    + Số lượng hàng: số container/ khối lượng phế liệu thuộc lô hàng rời.


      1. Tỷ lệ kiểm tra (căn cứ theo quy định tại mục 3.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu).

      2. Phương pháp kiểm tra: bằng mắt thường hay phải lấy mẫu để xác định.

    1. Kết quả kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu

      1. Tạp chất được phép lẫn trong phế liệu nhập khẩu:

  • Thành phần tạp chất (tham chiếu quy định về tạp chất không mong muốn được phép lẫn trong phế liệu nhập khẩu tại QCVN để xác định).

  • Tỉ lệ tạp chất lẫn trong phế liệu nhập khẩu.

  • Nồng độ hoạt độ phóng xạ của lô hàng phế liệu nhập khẩu.


      1. Tạp chất không được phép lẫn trong phế liệu nhập khẩu (tham chiếu quy định về tạp chất không được phép lẫn trong phế liệu nhập khẩu tại QCVN để xác định). Trường hợp có lẫn tạp chất nguy hại cần nêu rõ thành phần nguy hại.

      2. Tỷ lệ mã HS khác so với mã HS khai báo trong hồ sơ nhập khẩu (áp dụng đối với phế liệu: sắt, thép; nhựa; giấy).

  • Không vượt quá 20%

  • Vượt quá 20% □


    1. Tỉ lệ các mẫu vụn nhựa có kích thước lớn hơn 10 cm (áp dụng đối với phế liệu nhựa nhập khẩu).

    2. Chất lượng phế liệu xỉ hạt lò cao theo QCVN 16:2017/BXD (áp dụng đối với phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu).

    3. Các chỉ tiêu khác theo quy định kỹ thuật tại Mục 2 của QCVN

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.