Open navigation

Công văn 160/CN-TĂCN Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) và văn bản có giá trị tương đương đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 160/CN-TĂCN

V/v CFS và văn bản có giá trị tương đương đối với TĂCN nhập khẩu

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2020


Kính gửi: Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật.


Cục Chăn nuôi nhận được văn bản của một số doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đề nghị hướng dẫn về Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) và văn bản có giá trị tương đương CFS đối với thức ăn chăn nuôi (TĂCN) nhập khẩu quy định tại điểm c khoản 3 Điều 18 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, Cục Chăn nuôi có ý kiến về chuyên môn làm cơ sở để Quý đơn vị thực hiện việc kiểm tra chất lượng TĂCN nhập khẩu như sau:


1. Đối với Giấy chứng nhận lưu hành tự do


  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do được quy định tại Điều 36 Luật Quản lý ngoại thương như sau:


    “1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.


    2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự.”


  • Thông tin tối thiểu của CFS đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương gồm có:


    “a) Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS.


    1. Số, ngày cấp CFS.


    2. Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.


    3. Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS. đ) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.

    4. Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS.


  • g) Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.”


    1. Đối với văn bản có giá trị tương đương CFS


      1. Thời gian qua, thông qua những hồ sơ đăng ký lưu hành sản phẩm TĂCN nhập khẩu, Cục Chăn nuôi đã tiếp nhận một số văn bản có giá trị tương đương CFS của nước xuất khẩu phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể:


  • Văn bản do tổ chức được nhà nước của nước xuất khẩu giao nhiệm vụ cấp có đủ các nội dung của CFS (ví dụ: Hội, Hiệp hội, Phòng xúc tiến thương mại, Phòng thương mại, Phòng Công nghiệp thương mại, Trung tâm xuất khẩu, Trung tâm kiểm tra… của một số nước như Hàn Quốc, Úc, Nga, một số bang của Mỹ, một số bang của Ấn Độ….


  • Giấy phép sản xuất TĂCN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp cho nhà sản xuất có đủ các nội dung của CFS (ví dụ: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan…).


  • Văn bản do nhà sản xuất hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm tự công bố có đủ các nội dung của CFS và được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước của nước xuất khẩu giao nhiệm vụ xác nhận (ví dụ: Pháp, Trung Quốc, một số bang của Ấn Độ...).


    Văn bản có giá trị tương đương CFS của cùng một nước xuất khẩu có thể khác nhau về hình thức, cơ quan hoặc tổ chức cấp tùy thuộc quy định của các bang, vùng, tỉnh... (ví dụ: Ấn Độ, Mỹ, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc...).


    1. Trường hợp Giấy kiểm dịch động vật, thực vật có nội dung xác nhận sản phẩm phù hợp làm TĂCN hoặc làm thực phẩm cho người thì Quý đơn vị xem xét, chấp nhận là văn bản có giá trị tương đương CFS.


    1. Một số lưu ý khác


  • CFS hoặc văn bản có giá trị tương đương CFS được thể hiện bằng tiếng Anh thì không phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt (theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP).


  • Trường hợp CFS hoặc văn bản có giá trị tương đương CFS được thể hiện bằng ngôn ngữ không phải là tiếng Anh thì phải kèm bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực (theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP).

Đề nghị Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật căn cứ nội dung nêu trên để thực hiện kiểm tra chất lượng TĂCN nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ- CP.


Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị Quý Cục tổng hợp và trao đổi với Cục Chăn nuôi, Vụ Pháp chế để thống nhất tháo gỡ, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân./.



Nơi nhận:

  • Như trên;

  • Bộ trưởng (để b/c);

  • TT. Phùng Đức Tiến (để b/c);

  • Hội, Hiệp hội về TĂCN (để biết);

  • Tổ chức, cá nhân NK TĂCN (để t/h);

  • Vụ Pháp chế (để p/h);

  • Lưu: VT, TĂCN.

Q. CỤC TRƯỞNG


Nguyễn Xuân Dương

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.