Open navigation

Công văn 37638/CTHN-TTHT Xác định quan hệ liên kết

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---------------

Số: 37638/CTHN-TTHT
Về xác định quan hệ liên kết.

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

 

Kính gửi: Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây

(Đ/c: Số 193, phố Lê Lợi, Phường Lê Lợi, Thị Xã Sơn Tây, TP Hà Nội - MST: 0500238480)

Trả lời công văn 179/CNST ngày 27/7/2021 của Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây vướng mắc về chính sách thuế. Sau khi báo cáo Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ khoản 3 Điều 19 Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/06/2012 của Quốc hội:

“Điều 19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

3. Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định như sau:

c) Định khung giá và mức giá cụ thể đối với:

- Đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và nước sạch sinh hoạt;

…;

- Căn cứ Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (hết hiệu lực từ ngày 20/12/2020):

+ Tại khoản 2 Điều 1 quy định:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế có quan hệ liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.”

+ Tại Điều 5 quy định về các bên có quan hệ liên kết:

“1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;

b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

2. Các bên liên kết tại khoản 1 Điều này được quy định cụ thể như sau:

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

…”

- Căn c Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:

“3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

a) Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.

c) Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bn vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác).

d) Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

- Căn cứ Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2020) quy định như sau:

+ Tại Điều 1 quy định như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyn nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyn giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.”

+ Tại Điều 2 quy định như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại điều 5 Nghị định này.

…”

+ Tại Điều 5 quy định như sau:

“Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết

1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết ”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;

b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

2. Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định cụ thể như sau:

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

…”

- Thực hiện hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại công văn số 3637/TCT-TTKT ngày 22/9/2021 về việc quy định các bên có quan hệ liên kết.

Căn cứ quy định trên:

- Trường hợp doanh nghiệp đi vay phát sinh khoản vốn vay chiếm ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn thi doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ.

- Trường hợp Công ty xác định là doanh nghiệp liên kết, có phát sinh giao dịch liên kết thì Công ty thuộc phạm vi áp dụng tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ). Từ ngày 20/12/2020 áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP nêu trên.

Đề nghị Công ty căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị, đối chiếu với quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện theo đúng quy định.

Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn, hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm tra số 7 để được hỗ trợ giải quyết.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây được biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
Như trên;
- Phòng TKT7;
- Phòng NVDTPC;
 - Lưu: 
VT, TTHT(2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




 Nguyễn Tiến Trường

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.