Open navigation

Công văn 9352/CT-TTHT Lập hóa đơn điều chỉnh

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP.HỒ CHÍ MINH
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---------------

Số: 9352/CT-TTHT
 V/v: Lập hóa đơn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2016

 

Kính gửi: CN Công ty Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản Trung Tâm KD Chuỗi Cửa Hàng VISSAN 
 Địa 
chỉ: 420 NơTrang Long, P.13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
 Mã số
 thuế: 0300105356-003

Trả lời văn bản số 166/CV-TT ngày 30/8/2016 của Công ty về việc lập hóa đơn điều chỉnh, Cục Thuế TP  ý kiến như sau:

Căn cứ Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về hóa đơn, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định xử lý đối với hóa đơn đã lập:

“…

3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, gim) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

…”

Căn cứ Khoản 7b, Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 sửa đổi, bổ sung Khoản 2b, Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

“…

Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty theo trình bày có một số nhà cung cấp ghi sai thông tin của Công ty trên hóa đơn, sau khi phát hiện sai sót thì về nguyên tắc hai bên mua bán phải lập biên bn hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời lập hóa đơn điều chỉnh (nếu thuộc trường hp phải lập hóa đơn điều chỉnh). Trường hợp một nhà cung cấp có nhiều hóa đơn cần điều chỉnh với Công ty trong cùng một tháng thì hai bên mua bán có thể lập một biên bản điều chỉnh, kèm theo bảng kê tất cả các hóa đơn cần điều chỉnh; căn cứ biên bản và bảng kê đã lập, nhà cung cấp lập một hóa đơn điều chỉnh cho tất cả các hóa đơn đã liệt kê trên bảng kê (nếu thuộc trường hợp phải lập hóa đơn điều chỉnh). Căn cứ hóa đơn điều chỉnh, hai bên mua bán kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu ra, đầu vào theo quy định.

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
 -
 Phòng KT3; 
- Phòng PC;
 - L
ưu: VT, TTHT

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




 Trần Thị Lệ Nga

 

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.