BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2358/QĐ-BHXH | Hà Nội ngày 19 tháng 9 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM, PHIÊN BẢN 2.0
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin năm 2006;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng năm 2015;
Căn cứ Luật An ninh mạng năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
Căn cứ Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/08/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, trong đó quy định rõ quy trình kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 43/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09/3/2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020 định hướng đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 1939/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 ngành bảo hiểm và các dịch vụ công trên cơ sở kết nối chia sẻ dữ liệu giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam với các ngành liên quan”;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
Căn cứ Công văn số 39/THH-CSCNTT ngày 13/01/2020 của Cục Tin học hóa về việc mẫu Đề cương Kiến trúc CPĐT/CQĐT phiên bản cập nhật 2.0;
Công văn số 838/THH-CSCNTT ngày 30/5/2022 của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông về việc góp ý dự thảo Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành BHXH Việt Nam, phiên bản 2.0.
Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Giao Trung tâm Công nghệ thông tin:
a) Cung cấp tài liệu Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0 tới các đơn vị liên quan; tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn triển khai, tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0;
b) Tổ chức triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0 theo lộ trình được phê duyệt và đưa vào Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam hàng năm của Ngành;
c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình và đánh giá mức độ triển khai, tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0 bảo đảm đúng mục tiêu, nội dung được phê duyệt;
d) Đề xuất, báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, điều chỉnh nội dung Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0 khi có thay đổi về tình hình và yêu cầu thực tế triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Các đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tuân thủ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng theo Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0, định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả các nhiệm vụ được giao về Trung tâm Công nghệ thông tin để tổng hợp trình Tổng Giám đốc.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. /.
| KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Phiên bản 2.0
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 2358/QĐ-BHXH ngày 19/9/2022 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam )
MỤC LỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Mục đích
1.1. Mục đích chung
1.2. Mục đích cụ thể
1.3. Mục đích đối với đối tượng/trường hợp sử dụng tài liệu kiến trúc
2. Phạm vi áp dụng
II. TẦM NHÌN KIẾN TRÚC
III. NGUYÊN TẮC KIẾN TRÚC
IV. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CPĐT
1. Các văn bản quy định, chính sách
2. Định hướng của quốc gia về Chính phủ số
3. Định hướng phát triển CPĐT BHXH Việt Nam
4. Các chỉ tiêu chính cần đạt được
4.1. Các mục tiêu theo Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 của ngành BHXH
4.2. Các mục tiêu của Ngành trong ứng dụng CNTT phát triển Chính phủ số
VI. KIẾN TRÚC HIỆN TẠI
1. Kiến trúc Nghiệp vụ
1.1. Sơ đồ quy trình xử lý nghiệp vụ hiện tại
1.2. Sơ đồ quy trình xử lý nghiệp vụ liên thông
2. Kiến trúc Ứng dụng
2.1. Hiện trạng các hệ thống ứng dụng nền tảng
2.2. Hiện trạng các ứng dụng CNTT phục vụ nội bộ cơ quan
2.3. Hiện trạng các ứng dụng chuyên ngành
2.4. Hiện trạng các ứng dụng CNTT phục vụ người dân
3. Kiến trúc Dữ liệu
3.1. CSDL quốc gia về bảo hiểm
3.2. Hiện trạng phát triển CSDL chuyên ngành
3.3. Hiện trạng phát triển CSDL địa phương
4. Kiến trúc Công nghệ
4.1. Hệ thống mạng tổng thể toàn ngành
4.2. Trung tâm dữ liệu
4.3. Hạ tầng CNTT của BHXH Việt Nam
5. Kiến trúc An toàn thông tin
5.1. Hiện trạng ATTT của BHXH Việt Nam
5.2. Hiện trạng các giải pháp đảm bảo ATTT
6. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT
7. Nhu cầu về đầu tư hạ tầng, ứng dụng và trao đổi, kết nối, chia sẻ dữ liệu
7.1. Nhu cầu phục vụ hoạt động ngành Bảo hiểm xã hội
7.2. Nhu cầu khác của các đơn vị
8. Ưu điểm, hạn chế
8.1. Ưu điểm
8.2. Hạn chế
VII. KIẾN TRÚC MỤC TIÊU
1. Sơ đồ tổng quát CPĐT Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0
1.1. Người sử dụng
1.2. Kênh giao tiếp
1.3. Các hệ thống ngoài
1.4. Dữ liệu và ứng dụng
1.5. Kỹ thuật - công nghệ
1.6. An toàn thông tin
1.7. Chỉ đạo, chính sách
2. Mô hình kiến trúc tổng thể CPĐT BHXH Việt Nam, phiên bản 2.0
2.1. Kiến trúc Nghiệp vụ
2.2. Kiến trúc Dữ liệu
2.3. Kiến trúc Ứng dụng
2.4. Kiến trúc Công nghệ
2.5. Kiến trúc An toàn thông tin
VIII. PHÂN TÍCH KHOẢNG CÁCH
IX. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI
1. Danh sách các nhiệm vụ
2. Lộ trình triển khai các nhiệm vụ
2.1. Giai đoạn đến 2024
2.2. Giai đoạn từ 2025
3. Giải pháp quản trị kiến trúc
3.1. Các định hướng thực hiện
3.2. Giải pháp quản trị kiến trúc
4. Giải pháp về nguồn nhân lực
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách
6. Giải pháp về tài chính
7. Giải pháp duy trì Kiến trúc CPĐT
X. PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1: Mô hình tham chiếu nghiệp vụ BHXH Việt Nam
2. Phụ lục 2: Danh sách các TTHC hiện có của BHXH Việt Nam
3. Phụ lục 3: Mô hình tham chiếu dữ liệu BHXH Việt Nam
4. Phụ lục 4: Mô hình tham chiếu ứng dụng BHXH Việt Nam
5. Phụ lục 5: Mô hình tham chiếu công nghệ BHXH Việt Nam
6. Phụ lục 6: Mô hình tham chiếu an toàn thông tin BHXH Việt Nam
XI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[FILE ĐÍNH KÈM TRONG VĂN BẢN]