BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2536/BLĐTBXH-VKHTC V/v xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội | Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2024 |
Kính gửi: | - Các đơn vị thuộc Bộ; |
Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 22/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 4487/BKHĐT-TH ngày 11/6/2024 về việc hướng dẫn đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025, Bộ hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đối với lĩnh vực lao động, người có công và xã hội như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2024
1. Trên cơ sở kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, các đơn vị, các Sở LĐTBXH đánh giá, ước thực hiện cả năm 2024, cụ thể:
- Các đơn vị căn cứ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội[1], Chính phủ[2] về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm 2024 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; trong đó, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại các Quyết định của Bộ: số 1218/QĐ-LĐTBXH ngày 26/10/2021 về Kế hoạch 5 năm lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; số 90/QĐ-LĐTBXH ngày 19/01/2024 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.
- Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố đánh giá theo các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, các quyết định của UBND tỉnh, thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và năm 2024; các chương trình, kế hoạch của Sở thực hiện các Quyết định của Bộ.
- Yêu cầu việc đánh giá phải khách quan, sát thực tiễn, đúng thực chất kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong phạm vi cả nước theo lĩnh vực do các đơn vị phụ trách và từng tỉnh, thành phố. Làm nổi bật những kết quả đã đạt được; chỉ ra được những tồn tại, hạn chế, khó khăn vướng mắc và nguyên nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024, so sánh với kết quả thực hiện cùng kỳ năm 2023;
Dự kiến mức độ hoàn thành và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện trong các tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu Kế hoạch năm 2024 đã đề ra từ đầu năm.
2. Các nội dung cần tập trung đánh giá trong thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
(1) Bối cảnh thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
(2) Tình hình triển khai các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đối với lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
(3) Công tác hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng xây dựng và thi hành pháp luật về lao động, người có công và xã hội.
(4) Tình hình thực hiện Kế hoạch năm 2024 và kết quả đạt được trên các lĩnh vực: Phát triển thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm; phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn kết công tác đào tạo với thị trường lao động; phát triển hệ thống bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp); chăm sóc người có công, người cao tuổi, người khuyết tật và các nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương; công tác giảm nghèo, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy bình đẳng giới; thực hiện quyền trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội.
(5) Kiện toàn tổ chức, bộ máy; nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước gắn với xây dựng chính phủ điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số. Tăng cường hợp tác quốc tế, thông tin, tuyên truyền về các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
(6) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ quan và bài học kinh nghiệm.
(7) Dự kiến mức độ hoàn thành chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch năm.
(8) Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần thực hiện trong các tháng cuối năm 2024.
(Chi tiết nội dung đánh giá theo từng lĩnh vực tại Phụ lục 1 kèm theo công văn này).
II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2025
1. Yêu cầu trong xây dựng Kế hoạch năm 2025
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình và kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội 6 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm 2024; dự báo cơ hội, thách thức đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành để có căn cứ luận chứng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho năm 2025.
Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường, cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro đan xen tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
- Kế hoạch năm 2025 đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2021-2025, các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch tỉnh, thành phố và tình hình thực tiễn của mỗi địa phương và phải thống nhất, phù hợp các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 của ngành (Quyết định số 1218/QĐ-LĐTBXH ngày 26/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
- Mục tiêu của Kế hoạch năm 2025 (mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu cụ thể) cần tập trung, phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm đảm bảo thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030; bám sát chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu của Kế hoạch năm 2025 phải mang tính đột phá, đổi mới, mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn, đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, phù hợp với khả năng thực hiện, gắn với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; phát huy tính tự lực, tự cường, tạo ra chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong phát triển kinh tế xã hội, nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.
- Các nhiệm vụ, đề án phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện, hoàn thành; cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp...
- Việc xây dựng Kế hoạch năm 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội phải được triển khai đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị và các ngành, các cấp; đảm bảo tiến độ, thời gian và biểu mẫu quy định.
2. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch năm 2025.
(1) Bối cảnh xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; đặc biệt lưu ý những vấn đề như ảnh hưởng của xung đột quân sự, bất ổn chính trị leo thang tại Trung Đông; xung đột quân sự Nga - Ucraina; tình hình mất việc, thôi việc, giảm giờ làm của người lao động...
(2) Mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu cụ thể của từng lĩnh vực (bao gồm các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao; các chỉ tiêu quản lý ngành).
(3) Định hướng nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu (về hoàn thiện thể chế, xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, người có công và xã hội; phát triển thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm; phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, gắn kết công tác đào tạo với thị trường lao động; phát triển hệ thống bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp); chăm sóc người có công, người cao tuổi, người khuyết tật và các nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương; công tác giảm nghèo, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy bình đẳng giới; thực hiện quyền trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách hành chính, thanh tra, kiểm tra và hợp tác quốc tế).
Chú ý, đối với các lĩnh vực có chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án, dự án đơn vị phải đề xuất nguồn lực nhằm bảo đảm khả năng thực hiện các mục tiêu đề ra của năm 2025.
(4) Tổ chức thực hiện.
(5) Đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành trung ương (nếu có).
(Đề cương chi tiết theo phụ lục 1; mục tiêu phấn đấu 5 năm giai đoạn 2021-2025 tại phụ lục 2 kèm theo công văn này).
Cùng với báo cáo thuyết minh, yêu cầu các đơn vị, địa phương tổng hợp đầy đủ số liệu theo biểu mẫu tại phụ lục 3 và phụ lục 4 kèm theo công văn này (các đơn vị, địa phương tham khảo thêm hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 4487/BKHĐT-TH ngày 11/6/2023 nêu trên).
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch năm 2025 đúng nội dung hướng dẫn và các biểu mẫu quy định gửi về Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) trước ngày 02/7/2024 để tổng hợp.
(Để thuận tiện trong quá trình tổng hợp, ngoài bản chính thức, đơn vị gửi một bản điện tử theo địa chỉ email: haivv@molisa.gov.vn).
2. Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; tổng hợp, xây dựng Kế hoạch chung của toàn ngành, trình Bộ trưởng phê duyệt để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính, điện thoại: 0243 9364 160 hoặc 0243 8269 544) để được hướng dẫn thêm./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH NĂM 2025
(Kèm theo Công văn số: 2536/BLĐTBXH-VKHTC ngày 17/6/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
STT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ THỰC HIỆN | GHI CHÚ |
A | Phần 1: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2024 |
|
|
I | Bối cảnh thực hiện Kế hoạch năm 2024 | Các đơn vị, địa phương |
|
II | Kết quả đạt được |
|
|
1 | Về hoàn thiện thể chế phát triển các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội | Vụ Pháp chế, các đơn vị |
|
2 | Về lao động - việc làm |
|
|
a | Phát triển thị trường lao động, thực hiện các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm (trong nước, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng): Đánh giá về Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030, Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động, thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động trong nước và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trong đó, yêu cầu đánh giá kỹ về cân đối cung - cầu, chuyển dịch cơ cấu lao động, khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ ở một số ngành, địa phương, về việc làm tăng thêm, thu hút lao động quay trở lại thị trường lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị; tỷ lệ lao động qua đào tạo (trong đó, có bằng, chứng chỉ). | Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, các địa phương |
|
b | Đánh giá về phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; trong đó, yêu cầu đánh giá kỹ triển khai Chiến lược phát triển GDNN, Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, công tác tuyển sinh, đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo thường xuyên và đào tạo lại cho người lao động để đáp ứng nhu cầu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với điều kiện sản xuất mới... | Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các địa phương |
|
c | Thực hiện chính sách tiền lương; hỗ trợ địa phương kiện toàn hệ thống giải quyết tranh chấp lao động; kết quả khảo sát về lao động - tiền lương, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp... | Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, các địa phương |
|
d | Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (mở rộng và phát triển đối tượng tham gia; thực hiện các chính sách trợ cấp cho đối tượng; thu ngân sách BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN...). | Vụ Bảo hiểm xã hội, Cục Việc làm, Cục ATLĐ và các địa phương |
|
d | An toàn, vệ sinh lao động (huấn luyện ATVSLĐ, kiểm định chất lượng hàng hóa, theo dõi, xử lý TNLĐ...) | Cục ATLĐ và các địa phương |
|
đ | Quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam (theo dõi, cấp giấy phép lao động...). | Cục VL và các địa phương |
|
2 | Thực hiện chính sách người có công (thực hiện chính sách ưu đãi NCC; tổ chức lễ kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ; quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng; đề án xác định danh tính liệt sỹ còn thiếu thông tin; hỗ trợ nhà ở người có công có khó khăn về nhà ở; công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ; thực hiện các hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, nâng cao đời sống người có công...) | Cục NCC và các địa phương |
|
3 | Về các lĩnh vực xã hội |
|
|
a | Về giảm nghèo bền vững (về hoàn thiện văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, các đề án về giảm nghèo đa chiều; kết quả giảm nghèo đa chiều; giảm huyện nghèo, xã nghèo...). | Cục BTXH, VPQG về giảm nghèo và các địa phương |
|
b | Về bảo trợ xã hội (Về xây dựng và hướng dẫn thực hiện các chương trình, đề án về trợ giúp xã hội, quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội; tổ chức thực hiện các chính sách trợ giúp thường xuyên, đột xuất; chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt...; công tác y tế lao động - xã hội). | Cục BTXH và các địa phương |
|
c | Về công tác trẻ em (thực hiện các Công ước quốc tế về trẻ em; các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác trẻ em; phòng chống xâm hại, bạo lực đối với trẻ em; giảm tai nạn, thương tích ở trẻ em; xây dựng xã/phường/thị trấn phù hợp với trẻ em...) | Cục trẻ em và các địa phương |
|
d | Về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ (thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới...). | Vụ Bình đẳng giới và các địa phương |
|
đ | Về phòng, chống tệ nạn xã hội (cai nghiện ma túy; phòng, chống mại dâm; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về) | Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội và các địa phương |
|
4 | Cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, xây dựng tổ chức bộ máy | Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Trung tâm Thông tin và các địa phương |
|
5 | Thanh tra, kiểm tra; tiếp công dân; xử lý đơn thư; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí | Thanh tra, Văn phòng và các địa phương |
|
6 | Hợp tác quốc tế | Vụ Hợp tác quốc tế và các địa phương |
|
7 | Về nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, Công tác kế hoạch - dự toán, đảm bảo nguồn lực thực hiện kế hoạch của ngành | Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Vụ Kế hoạch - Tài chính, các đơn vị và các địa phương |
|
III | Tồn tại, hạn chế trong thực hiện 6 tháng đầu năm và nguyên nhân | Các đơn vị, địa phương |
|
IV | Dự kiến mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024; nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong các tháng cuối năm |
|
|
B | Phần 2: Kế hoạch năm 2025 |
|
|
I | Bối cảnh xây dựng kế hoạch 2025 | Các đơn vị |
|
II | Mục tiêu | Các đơn vị, địa phương |
|
1 | Mục tiêu tổng quát |
| |
2 | Các chỉ tiêu |
| |
III | Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu |
|
|
1 | Về hoàn thiện thể chế phát triển các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; về nâng cao tiềm lực khoa học để cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện thể chế, pháp luật về lao động, người có công và xã hội. | Vụ pháp chế, Viện Khoa học Lao động và Xã hội |
|
2 | Về lao động - việc làm | Tổng cục GDNN; các Cục: VL, QLLĐNN, QHLĐ-TL, ATLĐ, Vụ BHXH và các địa phương |
|
3 | Về chăm sóc người có công | Cục NCC và các địa phương |
|
4 | Về các lĩnh vực xã hội | Cục BTXH, VPGN, Cục TE, Cục PCTNXH, Vụ BĐG |
|
5 | Đề xuất các chương trình, đề án để thực hiện Kế hoạch năm 2025 (lồng ghép vào từng nội dung ở trên) | Các đơn vị, địa phương |
|
6 | Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước | Vụ PC, VP, Vụ TCCB, TT Thông tin và các địa phương |
|
6 | Thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí | Thanh tra, Văn phòng và các địa phương |
|
7 | Về hợp tác quốc tế | Vụ HTQT và các địa phương |
|
IV | Tổ chức thực hiện | Các đơn vị, địa phương |
|
V | Đề xuất, kiến nghị | Các đơn vị, địa phương |
|
PHỤ LỤC 2
CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2021-2025
(Kèm theo Công văn số 2536/BLĐTBXH-VKHTC ngày 17/6/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mục tiêu 5 năm 2021- 2025 | Thực hiện năm 2022 | Thực hiện năm 2023 | Mức phấn đấu năm 2024 | Dự kiến kế hoạch năm 2025 |
I | CHỈ TIÊU QUỐC HỘI GIAO |
|
|
|
|
|
|
1 | Tỷ lệ lao động qua đào tạo | % | Khoảng 70 | Khoảng 67 | Khoảng 68 | Khoảng 69 |
|
| Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ | % | Khoảng 28 - 30 | 26,2 | 27 | 28-28,5 |
|
2 | Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị | % | Dưới 4 | 2,6 | 2,55 | Dưới 4 |
|
3 | Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước hằng năm | % | 1 - 1,5 | 1,17 | Khoảng 1,1 | Trên 1 |
|
II | CHỈ TIÊU NGÀNH |
|
|
|
|
|
|
1 | Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng | Người | Khoảng 500.000 | 143 | 159.986 | 125.000 |
|
2 | Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội | % | Khoảng 45 | Khoảng 38,08 | Khoảng 39,25 | Khoảng 42-43 |
|
3 | Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo thất nghiệp | % | Khoảng 35 | khoảng 31,18 | Khoảng 31,58 | Khoảng 33-33,5 |
|
4 | Giảm tần suất tai nạn lao động chết người trung bình hàng năm | % | Khoảng 4,5 | Khoảng 55 | Khoảng 4,5 | Khoảng 4 |
|
5 | Số học sinh giáo dục nghề nghiệp được tuyển mới trong năm | người | 12.800.000 | 2.259.140 | 2.295.000 | 2.430.000 |
|
a | Trình độ cao đẳng, trung cấp | người | 3.200.000 |
| 530.000 |
|
|
b | Trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác | người | 9.600.000 |
| 1.765.000 |
|
|
6 | Số học sinh giáo dục nghề nghiệp tốt nghiệp trong năm | người | 11.200.000 | 2.096.000 | 2.043.000 | 2.146.000 |
|
a | Trình độ cao đẳng, trung cấp | người | 2.100.000 |
| 346.000 |
|
|
b | Trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác | người | 9.100.000 |
| 1.697.000 |
|
|
7 | Tỷ lệ đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng | % | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
8 | Tỷ lệ người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp đột xuất kịp thời, không người dân nào bị đói | % | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
9 | Tỷ lệ người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời | % | khoảng 90 | Khoảng 87 | Trên 90 | Trên 91 |
|
10 | Tỷ lệ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, phụng dưỡng, chăm sóc kịp thời | % | khoảng 90 | Khoảng 87 | Trên 90 | Trên 91 |
|
11 | Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng dân số trẻ em | % | khoảng 6,5 | Khoảng 6,8 | Khoảng 6,7 | Khoảng 6,6 |
|
12 | Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em | % | khoảng 65 | Khoảng 57 | Khoảng 57 | Khoảng 60 |
|
13 | Tỷ lệ người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy | % | trên 90 | Khoảng 61,9 | Khoảng 74 | Khoảng 76 |
|
14 | Tỷ lệ người nghiện ma túy tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy trong tổng số người nghiện được cai nghiện. | % | khoảng 40 | Khoảng 25 | Khoảng 25 | Khoảng 40 |
|
15 | Tỷ lệ người bán dâm có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội phù hợp | % | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
16 | Tỷ lệ nạn nhân bị mua bán được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật | % | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
PHỤ LỤC 3
CHỈ TIÊU QUỐC HỘI GIAO THUỘC LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI
(Kèm theo Công văn số 2536/BLĐTBXH-VKHTC ngày 17/6/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TT | Chỉ tiêu/nhiệm vụ | Đơn vị tính | Thực hiện năm 2023 | Ước thực hiện năm 2023 | Dự kiến Kế hoạch năm 2025 | Đơn vị báo cáo | ||||
Mục tiêu | Ước thực hiện 6 tháng | Ước TH 6 tháng so với cùng kỳ năm 2023 (%) | Ước thực hiện cả năm | Đánh giá mức độ hoàn thành | ||||||
1 | Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị | % |
|
|
|
|
|
|
| Cục Việc làm, Sở LĐTBXH |
2 | Tỷ lệ lao động qua đào tạo | % |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ | % |
|
|
|
|
|
|
| |
3 | Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm |
|
|
|
|
|
|
|
| Văn phòng QG về giảm nghèo, Sở LĐTBXH |
a | Số hộ nghèo đa chiều | Hộ |
|
|
|
|
|
|
| |
b | Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều | % |
|
|
|
|
|
|
| |
c | Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều | % |
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 4
CÁC CHỈ TIÊU QUẢN LÝ NGÀNH
(Kèm theo Công văn số 2536/BLĐTBXH-VKHTC ngày 17/6/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TT | Chỉ tiêu/ nhiệm vụ | Đơn vị tính | Kết quả TH 2023 | Ước Thực hiện năm 2024 | Dự kiến Kế hoạch năm 2025 | Đơn vị thực hiện | ||||
Kế hoạch | Ước thực hiện 6 tháng | Ước TH 6 tháng so với cùng kỳ năm 2023 (%) | Ước thực hiện cả năm | Đánh giá | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) |
I | Lao động - việc làm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Lực lượng lao động | triệu người |
|
|
|
|
|
|
| Cục Việc làm, Sở LĐTBXH |
| Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động | triệu người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động | % |
|
|
|
|
|
|
| |
2 | Số người có việc làm | Triệu người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Tỷ lệ lao động làm công hưởng lương trên tổng số người có việc làm | % |
|
|
|
|
|
|
| |
3 | Cơ cấu lao động |
|
|
|
|
|
|
|
| |
a | Khu vực công nghiệp - xây dựng | % |
|
|
|
|
|
|
| |
b | Lao động khu vực dịch vụ | % |
|
|
|
|
|
|
| |
c | Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp | % |
|
|
|
|
|
|
| |
4 | Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng |
|
|
|
|
|
|
|
| Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Sở LĐTBXH |
a | Tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong kỳ (chia theo các thị trường chủ yếu) | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trong đó, số lao động nữ: | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
b | Tổng số lao động đang làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài (trong đó chia ra các thị trường chủ yếu) | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
c | Số lao động hết hạn hợp đồng về nước trong năm | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
d | Tổng số tiền lao động chuyển về nước (chia theo một số thị trường chủ yếu) | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
4 | Số lao động người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam | Người |
|
|
|
|
|
|
| Cục Việc làm, Sở LĐTBXH |
a | Số lao động thuộc diện phải cấp giấy phép lao động | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
b | Số lao động đã được cấp phép | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Tỷ lệ lao động đã được cấp phép | % |
|
|
|
|
|
|
| |
c | Số lao động đang làm thủ tục cấp phép | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Tỷ lệ lao động đang làm thủ tục cấp phép | % |
|
|
|
|
|
|
| |
5 | Bảo hiểm xã hội |
|
|
|
|
|
|
|
| Vụ Bảo hiểm xã hội, Sở LĐTBXH |
a | Số lao động trong độ tuổi tham gia BHXH | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Tham gia BHXH bắt buộc | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Tham gia BHXH tự nguyện | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
b | Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội | % |
|
|
|
|
|
|
| |
c | Thu bảo hiểm xã hội | Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
| |
d | Giải quyết chế độ BHXH | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trợ cấp BHXH hằng tháng | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trợ cấp BHXH một lần | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trợ cấp chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
đ | Nợ đọng BHXH | Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
| |
6 | Bảo hiểm thất nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
| Cục Việc làm, Sở LĐTBXH |
a | Số người tham gia BHTN | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
b | Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHTN | % |
|
|
|
|
|
|
| |
c | Số thu bảo hiểm thất nghiệp | Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
| |
d | Giải quyết chế độ BHTN |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| Số người thất nghiệp nộp hồ sơ đề nghị hưởng chính sách BHTN | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp 1 lần | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Số người được tư vấn giới thiệu việc làm | lượt người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Số người được hỗ trợ học nghề | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
7 | Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
| Cục An toàn lao động, Sở LĐTBXH |
a | Số người tham gia BHTNLĐ, BNN | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
b | Số thu BHTNLĐ, BNN | Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
| |
c | Số người hưởng trợ cấp | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
8 | Hoạt động Trung tâm Dịch vụ việc làm |
|
|
|
|
|
|
|
| Cục Việc làm, Sở LĐTBXH |
a | Số lao động được tư vấn giới thiệu việc làm | Lượt người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trong đó: Số lao động tìm được việc làm | Lượt người |
|
|
|
|
|
|
| |
b | Tổ chức sàn giao dịch việc làm | Lần |
|
|
|
|
|
|
| |
| - Số đơn vị tham gia | đơn vị |
|
|
|
|
|
|
| |
| - Số người đăng ký tìm việc làm | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trong đó: số người được tuyển dụng thông qua sàn giao dịch | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| - Số người đăng ký học nghề | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trong đó: số người được tuyển học nghề | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
9 | Tai nạn lao động |
|
|
|
|
|
|
|
| Cục An toàn lao động, Sở LĐTBXH |
a | Số vụ tai nạn lao động | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trong đó: Số vụ tai nạn lao động có chết người | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| |
b | Giảm tần suất lao động hằng năm | % |
|
|
|
|
|
|
| |
| (Chia ra 1 số ngành cơ bản) |
|
|
|
|
|
|
|
| |
c | Số người bị tai nạn lao động | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trong đó: Số người chết | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
d | Giảm tần suất tai nạn lao động chết người hằng năm | % |
|
|
|
|
|
|
| |
| (Chia ra 1 số ngành cơ bản) | - |
|
|
|
|
|
|
| |
đ | Số doanh nghiệp để xảy ra tai nạn chết người | Doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
| |
10 | Điều kiện lao động |
|
|
|
|
|
|
|
| |
a | Số lao động phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Tỷ lệ lao động phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại | % |
|
|
|
|
|
|
| |
b | Số lao động mắc bệnh nghề nghiệp | Người |
|
|
|
|
|
|
| Cục An toàn lao động, Sở LĐTBXH |
| Tỷ lệ lao động mắc bệnh nghề nghiệp | % |
|
|
|
|
|
|
| |
c | Số doanh nghiệp có lao động mắc bệnh nghề nghiệp | Doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
| |
d | Số doanh nghiệp làm tốt công tác ATVSLĐ | Doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
| |
đ | Số doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật về ATVSLĐ | Doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
| |
11 | Tiền lương - quan hệ lao động |
|
|
|
|
|
|
|
| Cục Quan hệ lao động - Tiền lương, Sở LĐTBXH |
a | Tiền lương bình quân người/ tháng | tr. đồng |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Doanh nghiệp nhà nước | Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
| |
| - Doanh nghiệp có vốn đầu tư NN | Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
| |
| - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh | Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
| |
b | Số vụ đình công xảy ra trên phạm vi cả nước | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Doanh nghiệp nhà nước | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| |
| - Doanh nghiệp có vốn đầu tư NN | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| |
| - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| |
c | Tuyên truyền phổ biến pháp luật về lao động |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Số lượt người được tuyên truyền | lượt người |
|
|
|
|
|
|
| |
| - Số doanh nghiệp được tuyên truyền | doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
| |
d | Số lượt người tham gia đình công | lượt người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| - Doanh nghiệp nhà nước | Lượt người |
|
|
|
|
|
|
| |
| - Doanh nghiệp có vốn đầu tư NN | Lượt người |
|
|
|
|
|
|
| |
| - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh | Lượt người |
|
|
|
|
|
|
| |
12 | Giáo dục nghề nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐTBXH |
a | Tuyển mới | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Cao đẳng | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trung cấp | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| - Trong đó: + Đào tạo nghề cho LĐNT | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| + Đào tạo nghề cho người khuyết tật | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
b | Tốt nghiệp | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Cao đẳng | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trung cấp | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
| Sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác | Người |
|
|
|
|
|
|
| |
c | Tổng số cơ sở GDNN trên địa bàn | Cơ sở |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trường cao đẳng | Trường |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trong đó: trường tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài | Trường |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trường trung cấp | Trường |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trong đó: trường tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài | Trường |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trung tâm GDNN | Trung tâm |
|
|
|
|
|
|
| |
| Trong đó: | Trung tâm |
|
|
|
|
|
|
| |
| - Trung tâm GDNN ngoài công lập | Trung tâm |
|
|
|
|
|
|
| |
| - Trung tâm GDNN cấp huyện | Trung tâm |
|
|
|
|
|
|
| |
d | Cơ sở khác | cơ sở |
|
|
|
|
|
|
| |
II | Thực hiện chính sách ưu đãi người có công |
|
|
|
|
|
|
|
| Cục Người có công, Sở LĐTBXH |
1 | Xác nhận, công nhận người hưởng chính sách ưu đãi người có công |
|
|
|
|
|
|
|
| |
a | Số đối tượng được công nhận trong kỳ | Đối tượng |
|
|
|
|
|
|
| |
b | Số hồ sơ còn tồn đọng trong kỳ |