BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ -------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 2994 / TCT - TNCN V/v: giới thiệu một số nội dung sửa đổi, bổ sung của Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC . | Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2015 |
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC ngày 15/6/2015 hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh và hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71 / 2014 / QH13 ngày 26/11/2014 và Nghị định số 12 / 2015 / NĐ - CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ.
Đề nghị các Cục Thuế thực hiện phổ biến đến cán bộ thuế và thông báo đến người nộp thuế trên địa bàn quản lý các nội dung của Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC nêu trên, trong đó trọng tâm vào một số nội dung sửa đổi, bổ sung như sau:
MỘT SỐ NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ KHAI THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH
Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
1.1 Về việc xác định đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán
Theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính (sau đây gọi là Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC ) thì:
Từ năm 2015 cá nhân kinh doanh (hộ kinh doanh) nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, trừ cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế theo từng lần phát sinh, cá nhân cho thuê tài sản, cá nhân làm đại lý bán đúng giá, không phân biệt có thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ hay không.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính (sau đây gọi là Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC ) thì:
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu không thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
Về việc xác định doanh thu tính thuế có sử dụng hoá đơn đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Theo hướng dẫn tại tiết a.1 điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Từ ngày 01/01/2016, trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ vào doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn, không phân biệt hoá đơn sử dụng theo quyển hay hoá đơn sử dụng lẻ theo từng số.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại tiết a.1.2 điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC thì:
Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn quyển: nếu doanh thu trên hoá đơn thấp hơn hoặc bằng doanh thu khoán thì cá nhân chỉ phải nộp thuế khoán; nếu doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán thì ngoài việc nộp thuế khoán cá nhân phải nộp bổ sung thuế đối với phần doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán.
Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số thì cá nhân nộp thuế khoán đồng thời khai và nộp thuế đối với toàn bộ doanh thu trên hoá đơn theo từng lần phát sinh.
Về việc cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề
Theo hướng dẫn tại tiết b.3 khoản 2 Điều 2 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp không xác định riêng được từng lĩnh vực, ngành nghề thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại tiết a.4 điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC thì:
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì áp dụng theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định của một ngành nghề kinh doanh chính.
Về việc điều chỉnh doanh số khoán
Theo hướng dẫn tại điểm c khoản 4 Điều 6 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Cá nhân nộp thuế khoán trong năm có thay đổi về hoạt động kinh doanh (ngành nghề, quy mô, địa điểm, ...) thì phải khai điều chỉnh, bổ sung để cơ quan thuế có cơ sở xác định lại doanh thu khoán, mức thuế khoán và các thông tin khác về cá nhân kinh doanh cho thời gian còn lại của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân kinh doanh không thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì cơ quan thuế chỉ xác định lại doanh thu khoán để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế nếu qua số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu khoán thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu đã khoán. Trường hợp có thay đổi ngành nghề kinh doanh thì thực hiện điều chỉnh bổ sung theo thực tế của ngành nghề kinh doanh thay đổi.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 21 Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (sau đây gọi là Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC ) thì:
Trường hợp hộ khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh thì cơ quan thuế điều chỉnh lại số thuế khoán và ổn định trong thời gian còn lại của năm tính thuế, không phân biệt doanh thu thay đổi từ 50% trở lên.
Đối với cá nhân cho thuê tài sản
Về việc xác định đối tượng khai thuế
Theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế, hoặc
Bên thuê tài sản khai và nộp thuế thay nếu trong hợp đồng có thoả thuận bên thuê là người nộp thuế.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 22 Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC thì: Cá nhân cho thuê tài sản phải trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế
Về việc xác định kỳ khai thuế
Theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Cá nhân khai thuế theo từng hợp đồng, hoặc khai thuế cho nhiều hợp đồng trên một tờ khai nếu tài sản cho thuê tại địa bàn có cùng cơ quan thuế quản lý.
Cá nhân cho thuê tài sản được lựa chọn khai thuế theo từng kỳ thanh toán hoặc khai thuế một lần theo năm, không phải quyết toán thuế đối với doanh thu cho thuê tài sản.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 22 Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC thì:
Cá nhân khai thuế theo từng hợp đồng tại cơ quan thuế quản lý nơi có tài sản cho thuê.
Cá nhân cho thuê tài sản khai thuế theo quý hoặc khai thuế theo từng hợp đồng phát sinh và phải quyết toán thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê tài sản theo năm.
Về hồ sơ khai thuế
Theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Cá nhân cho thuê tài sản chỉ phải nộp kèm theo tờ khai bản chụp hợp đồng thuê tài sản một lần duy nhất nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng.
Trước đây,
Theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC thì:
Cá nhân phải nộp kèm theo tờ khai bản chụp hợp đồng thuê tài sản mỗi lần khai thuế.
Đối với cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.
Về việc khấu trừ thuế, khai thuế tại Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp
Theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả tiền hoa hồng cho cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nếu doanh nghiệp xác định số tiền hoa hồng trả cho cá nhân tại đơn vị trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng. Trường hợp trong năm cá nhân phát sinh hoạt động kinh doanh từ nhiều nơi và cá nhân dự kiến hoặc xác định được tổng doanh thu trên 100 triệu đồng / năm thì có thể uỷ quyền theo quy định của pháp luật để doanh nghiệp khấu trừ thuế đối với số tiền hoa hồng nhận được tại đơn vị từ 100 triệu / năm trở xuống.
Doanh nghiệp thực hiện khai thuế theo tháng hoặc quý và không phải khai quyết toán thuế đối với nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.
Trước đây,
Theo quy định tại Luật thuế TNCN số 04 / 2007 / QH13 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNCN số 26 / 2012 / QH13 thì:
Không quy định ngưỡng doanh thu chịu thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh. Do đó, Doanh nghiệp trước khi trả tiền cho cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp khấu trừ thuế theo Biểu thuế hướng dẫn tại khoản 5 Điều 7 Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC nếu mức chi trả trên 9 triệu đồng.
Hướng dẫn tại khoản 1 Điều 26 Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC thì: Doanh nghiệp trả tiền cho cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp phải khai quyết toán thuế đối với nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp theo mẫu 06 / KK - TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC .
Về việc khai thuế năm
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Cá nhân ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp nếu phát sinh thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm trong trường hợp Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chưa khấu trừ thuế do chưa đến mức phải nộp thuế hoặc trường hợp trong năm cá nhân phát sinh hoạt động kinh doanh từ nhiều nơi và cá nhân dự kiến hoặc xác định được tổng doanh thu trên 100 triệu đồng / năm nhưng cá nhân không uỷ quyền cho Công ty XSKT, DNBH, DN BHĐC khấu trừ và nộp thay thì cuối năm cá nhân có trách nhiệm khai thuế một lần vào Tờ khai thuế năm.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC thì: Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân, theo đó cá nhân không phải tự khai thuế.
Đối với xác định ngưỡng doanh thu không chịu thuế
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1, điểm b và c khoản 1 Điều 2, điểm b khoản 1 Điều 3, điểm b và c khoản 1 Điều 4, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Cá nhân kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm, hộ gia đình, cá nhân đồng sở hữu tài sản cho thuê thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng / năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải thuế TNCN được xác định cho một người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT, Thông tư số 119 / 2014 / TT - BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính thì:
Từ năm 2015 trở về trước ngưỡng doanh thu 100 triệu đồng chỉ áp dụng với thuế GTGT. Đối với thuế TNCN, cá nhân phải nộp thuế nếu có thu nhập đến mức phải chịu thuế.
Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm, hộ gia đình, cá nhân đồng sở hữu tài sản cho thuê thì mức thu nhập tính thuế được tính theo từng cá nhân để tính giảm trừ gia cảnh.
Đối với cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức
Theo hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều 6, điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, không xác định được doanh thu kinh doanh thì cá nhân uỷ quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay theo phương pháp khoán. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân theo phương pháp khoán tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.
Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân thì cá nhân uỷ quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân theo từng lần phát sinh tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC thì: không hướng dẫn cụ thể về việc khai thuế đối với cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, do đó, từng cá nhân phải trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế.
MỘT SỐ NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ
NHÂN KINH DOANH
Về công khai thông tin cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Hàng năm, Chi cục Thuế có trách nhiệm niêm yết để lấy ý kiến công khai về doanh thu và mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Việc công khai phải thực hiện 2 lần: lần 1 là mức dự kiến và lần 2 là mức chính thức.
Đối với mức thuế khoán đang thực hiện của năm 2015, chậm nhất là ngày 30/8/2015 Chi cục Thuế thực hiện: niêm yết công khai Danh sách hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, Danh sách hộ khoán và mức thuế phải nộp tại bộ phận một cửa của Chi cục Thuế và Uỷ ban nhân dân quận, huyện và tại cửa, cổng hoặc địa điểm thích hợp của: trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, trụ sở Đội thuế, Ban quản lý chợ;... ; gửi tài liệu niêm yết công khai như nêu trên đến Hội đồng nhân dân và Mặt trận tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn; đồng thời gửi Bảng công khai theo mẫu số 01 / CKTT - CNKD ban hành kèm theo Thông tư này tới từng cá nhân kinh doanh. Bảng công khai theo mẫu số 01 / CKTT - CNKD được lập theo hướng dẫn tại tiết a.1 điểm a khoản 9 Điều 6 Thông tư này.
Từ năm 2016, theo hướng dẫn tại khoản 5, khoản 9, khoản 10 Điều 6 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì ngoài việc niêm yết công khai tại cơ quan thuế, UBND, Ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, Chi cục Thuế còn phải thực hiện gửi tài liệu niêm yết công khai như sau:
+ Chi cục Thuế gửi tài liệu niêm yết công khai lần 1 và lần 2 đến Hội đồng nhân dân và Mặt trận tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn, đồng thời Chi cục Thuế tổ chức tiếp nhận ý
kiến phản hồi (nếu có) để làm ăn cứ điều chỉnh, bổ sung mức doanh thu khoán và mức thuế khoán của hộ kinh doanh trên địa bàn.
+ Chi cục Thuế gửi Bảng công khai thông tin cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán lần 1 và lần 2 cho từng cá nhân kinh doanh, đồng thời Chi cục Thuế tổ chức tiếp nhận ý kiến phản hồi của cá nhân kinh doanh (nếu có) để làm ăn cứ điều chỉnh, bổ sung mức doanh thu khoán và mức thuế khoán của hộ kinh doanh trên địa bàn.
Bảng công khai gửi cho cá nhân được lập theo địa bàn bao gồm cả cá nhân thuộc diện phải nộp thuế và cá nhân thuộc diện không phải nộp thuế. Với chợ, đường, phố, tổ dân phố có từ hai trăm (200) cá nhân kinh doanh trở xuống thì Chi cục Thuế in, phát cho từng cá nhân kinh doanh Bảng công khai của các cá nhân kinh doanh tại địa bàn. Trường hợp chợ, đường, phố, tổ dân phố có trên 200 cá nhân kinh doanh thì Chi cục Thuế in, phát cho từng cá nhân kinh doanh Bảng công khai của không quá 200 cá nhân kinh doanh tại địa bàn. Riêng đối với chợ có trên 200 cá nhân kinh doanh thì Chi cục Thuế in, phát cho từng cá nhân kinh doanh Bảng công khai theo ngành hàng.
+ Chi cục Thuế thực hiện niêm yết công khai lần 2 trước ngày 30 tháng 01 hàng năm tại bộ phận một cửa của Chi cục Thuế và Uỷ ban nhân dân quận, huyện; và tại cửa, cổng hoặc địa điểm thích hợp của: trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trụ sở Đội thuế; Ban quản lý chợ;... đảm bảo thuận lợi cho việc tiếp nhận thông tin để giám sát của người dân và cá nhân kinh doanh.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 21Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC thì:
Không quy định Chi cục Thuế phải gửi tài liệu niêm yết công khai lần 1 và lần 2 đến Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc quận/huyện/xã/phường/thị trấn.
Không quy định Chi cục Thuế phải gửi Bảng công khai thông tin cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trực tiếp đến từng cá nhân kinh doanh.
Không quy định Chi cục Thuế phải niêm yết công khai thông tin lần 2 về cá nhân nộp thuế khoán tại trụ sở UBND, Đội thuế, Ban quản lý chợ,...
Về việc gửi thông báo thuế đến cá nhân kinh doanh
Theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 5 và điểm a.1 khoản 9 Điều 6 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Thông báo thuế (dự kiến và chính thức) được gửi trực tiếp đến cá nhân kinh doanh, yêu cầu phải có ký nhận của người nộp thuế về việc đã nhận thông báo hoặc cơ quan thuế phải thực hiện việc gửi Thông báo qua bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC thì:
Cơ quan thuế gửi Thông báo nộp thuế đến cá nhân kinh doanh mà không yêu cầu người nộp thuế phải trực tiếp nhận Thông báo.
Về trách nhiệm của Cục thuế trong việc chỉ đạo, kiểm soát việc xác định doanh thu và mức thuế khoán của cá nhân kinh doanh tại các Chi cục thuế
Theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 6 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì Cục Thuế có trách nhiệm khai thác cơ sở dữ liệu quản lý thuế tập trung của ngành để phân tích, đánh giá và chỉ đạo việc lập Sổ bộ thuế của các Chi cục Thuế cụ thể như sau:
Cục Thuế có trách nhiệm triển khai công tác kiểm tra thực tế hằng năm tối thiểu 20% số Chi cục Thuế theo quy định về quản lý rủi ro đối với việc xác định mức doanh thu khoán dự kiến, mức thuế dự kiến. Kết quả kiểm tra của Cục Thuế là một trong những cơ sở để Chi cục Thuế lập và duyệt Sổ bộ thuế cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán.
Trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, Cục Thuế có trách nhiệm định kỳ kiểm tra thực tế tối thiểu 10% số Chi cục Thuế mỗi quý I, quý II, quý III. Kết quả kiểm tra là căn cứ xây dựng mức doanh thu dự kiến, mức thuế dự kiến cho năm sau và điều chỉnh doanh thu khoán, mức thuế khoán cho thời gian còn lại của năm tính thuế nếu doanh thu thay đổi 50% so với doanh thu khoán.
Nội dung kiểm tra thực tế của Cục Thuế quy định tại khoản 8 Điều này gồm: kiểm tra trên cơ sở dữ liệu quản lý; đối chiếu số liệu đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; kiểm tra thực tế đối với ít nhất 15% số cá nhân kinh doanh trên địa bàn trong đó tập trung kiểm tra 100% cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng quản lý rủi ro theo tiêu chí hướng dẫn tại điểm c khoản 12 Điều 6 Thông tư này.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC thì: không quy định cụ thể trách nhiệm của Cục thuế trong việc chỉ đạo, kiểm soát việc lập Sổ bộ thuế của các Chi cục thuế.
Về một số nội dung khác trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
Theo hướng dẫn tại khoản 12 Điều 6 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Cá nhân kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; trường hợp chưa thành lập doanh nghiệp, cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, đồng thời cơ quan thuế có trách nhiệm lập danh sách những cá nhân kinh doanh này báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.
Cơ quan Thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho cá nhân kinh doanh dựa trên thông tin tại hồ sơ khai thuế của cá nhân và thực hiện quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh trên ứng dụng quản lý thuế tập trung của ngành thuế.
Cục Thuế có trách nhiệm xây dựng bộ tiêu chí rủi ro đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán theo từng đối tượng, địa bàn quản lý theo các tiêu chí rủi ro như:
+ Cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh tại chợ biên giới;
+ Cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh vật liệu xây dựng có nguồn gốc tài nguyên khoáng sản (cát, đá, sỏi, gỗ, sản phẩm từ gỗ,...);
+ Cá nhân kinh doanh có mức doanh thu tính thuế bất hợp lý so với chi phí (diện tích kinh doanh, thuê địa điểm, giá trị tài sản, trang thiết bị, cửa hàng, kho tàng, chi phí điện, chi phí nước,...); so với số phương tiện vận tải đang sử dụng; so với số lượng lao động; so với hàng hoá (hàng hoá mua vào, hàng hoá trưng bày, hàng hoá tồn kho,...);
+ Cá nhân nộp thuế khoán nhưng thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên nhưng không thành lập doanh nghiệp;
+ Cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế;
+ Cá nhân nộp thuế khoán có từ hai (02) địa điểm kinh doanh trở lên;
+ Cá nhân nộp thuế khoán nợ thuế.
Chi cục Thuế có trách nhiệm cập nhật kịp thời các thông tin biến động trong quá trình quản lý đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán. Định kỳ đến ngày 01 tháng 11 hàng năm, các Chi cục Thuế, Cục Thuế phải xây dựng xong cơ sở dữ liệu về cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán (bao gồm cả cá nhân kinh doanh chưa đến ngưỡng nộp thuế) trên cơ sở thông tin từ hồ sơ của người nộp thuế, kết quả số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế và thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.
Tổng cục Thuế hướng dẫn quy trình, trình tự, phương pháp xây dựng và quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế khoán theo quy định của Bộ Tài chính để phục vụ công tác quản lý rủi ro trong kiểm tra, thu thuế.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC thì:
Cơ quan thuế không lập danh sách những cá nhân kinh doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên nhưng không thành lập doanh nghiệp để gửi cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.
Ngành thuế chưa triển khai đồng bộ, đầy đủ cơ sở dữ liệu tập trung để phục vụ cho công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp rủi ro.
Về uỷ nhiệm thu thuế đối với hộ kinh doanh
Theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Tại các địa bàn chưa thực hiện nộp thuế qua phương thức điện tử, Cơ quan quản lý thuế uỷ nhiệm cho các tổ chức thu thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán. Việc uỷ nhiệm thu thuế phải được thực hiện thông qua hợp đồng giữa Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế với Tổ chức được uỷ nhiệm thu.
Tổ chức được uỷ nhiệm thu là các đơn vị như: Ban quản lý chợ; Trung tâm thương mại; hoặc các doanh nghiệp có hệ thống mạng lưới rộng khắp trên cả nước đáp ứng điều kiện thuận lợi cho cá nhân nộp thuế vào ngân sách nhà nước như: các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, điện lực,...
Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế tổ chức thực hiện công tác uỷ nhiệm thu thuế thống nhất trong cả nước theo quy định hiện hành về uỷ nhiệm thu và quy định tại Điều này.
Trước đây,
Theo hướng dẫn trước đây (công văn số 123 / TCT - CC ngày 10/01/2014 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về công tác uỷ nhiệm thu thuế) thì từ năm 2014, Cơ quan thuế trực tiếp quản lý và tổ chức thu thuế của hộ kinh doanh nộp thuế khoán, không thực hiện ủy nhiệm thu. Riêng Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan thuế thực hiện ủy nhiệm thu đến hết năm 2014 cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn hoặc Ban quản lý chợ thu thuế đối với các hộ kinh doanh có quy mô
nhỏ (mức thuế môn bài bậc 3,4,5,6) tại các địa bàn có số điểm thu của Ngân hàng, Kho bạc còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu thu nộp thuế của hộ kinh doanh.
MỘT SỐ NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHÁC VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ TNCN
Đối với thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế
Về khoản thu nhập từ trợ cấp
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người Việt nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về VN làm việc.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại điểm b.9 khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC thì không hướng dẫn cụ thể đối với khoản trợ cấp này.
Về khoản bảo hiểm không bắt buộc không có tích luỹ về phí bảo hiểm
Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Hướng dẫn cụ thể trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc, không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc, không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm tử kỳ có hoàn phí),...
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại tiết đ.2 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC thì:
Không hướng dẫn cụ thể cho trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm.
Về khoản chi về phương tiện đưa đón người lao động
Theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 11 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Khoản chi về phương tiện đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại tiết đ.5 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC thì:
Đối với khoản chi về phương tiện đưa đón riêng từng cá nhân phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón, chỉ không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN đối với khoản chi về phương tiện phục vụ tập thể người lao động.
Về khoản chi đám hiếu, hỉ cho người lao động và gia đình người lao động
Theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 11 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Bổ sung không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN đối với khoản tiền chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC thì: chưa có hướng dẫn khoản thu nhập này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Về khoản thu nhập từ lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một
thành viên
Theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 11 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Trước đây:
Theo hướng dẫn tại điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC thì:
Khoản lợi tức nhận được do góp vốn vào Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (cá nhân) là thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn.
Về quy đổi thu nhập chịu thuế ra đồng Việt Nam
Theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì: đối với doanh thu, thu nhập nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế mua vào tại ngân hàng nơi cá nhân mở tài khoản giao dịch tại thời điểm phát sinh thu nhập. Trường hợp cá nhân không mở tài khoản giao dịch tại Việt nam thì quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ mua vào của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC thì:
Trường hợp thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Về việc tính thuế đối với khoản tích luỹ bảo hiểm do người sử dụng lao động mua cho người lao động.
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm thì đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp khoản phí tích luỹ được trả nhiều lần thì tiền thuế được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích luỹ.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ ngay thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp cho người lao động.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 7 Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC thì:
Chưa có hướng dẫn cụ thể về thời điểm khấu trừ thuế trong trường hợp khoản phí tích luỹ được trả nhiều lần.
Chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp người sử dụng lao động mua bảo hiểm không bắt buộc cho người lao động từ các công ty bảo hiểm nước ngoài không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Về việc tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng
Theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Bổ sung hướng dẫn cụ thể với trường hợp nhận thừa kế quà tặng gồm nhiều mã chứng khoán thì thu nhập tính thuế là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng tính trên toàn bộ các mã chứng khoán nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
Bổ sung hướng dẫn đối với trường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản nhập khẩu thì giá trị tài sản để làm căn cứ tính thuế TNCN đối với thừa kế quà tặng là giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trừ (-) các khoản thuế ở khâu nhập khẩu mà cá nhân phải tự nộp theo quy định.
Trước đây,
Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC chưa có hướng dẫn cụ thể về việc này.
Về việc bù trừ nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân với nghĩa vụ của tổ chức trả thu nhập
Theo hướng dẫn tại Điều 22 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Trường hợp sau khi bù trừ có số thuế phải nộp thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Trường hợp sau khi bù trừ có số thuế nộp thừa được cơ quan thuế tự động bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tính thuế tiếp theo hoặc tổ chức, cá nhân trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01 / ĐNHT ban hành tại Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế theo quy định.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại Điều 33 Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC thì:
Sau khi bù trừ mà vẫn còn số thuế nộp thừa thì tổ chức trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước để hoàn trả thuế theo quy định mà không được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tính thuế tiếp theo.
VI. MỘT SỐ NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHÁC VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNCN
Về nghĩa vụ quyết toán thuế TNCN
Đối với tổ chức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 21 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi thì doanh nghiệp trước chuyển đổi không phải khai quyết toán thuế TNCN đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi, bên tiếp nhận thực hiện khai quyết toán thuế TNCN theo quy định.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại điểm a.3 khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC thì:
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN đều có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN.
Đối với Công ty xổ số, DN bảo hiểm, DN bán hàng đa cấp; tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 21 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Công ty xổ số, DN bảo hiểm, DN bán hàng đa cấp; tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng chỉ có trách nhiệm khấu trừ và khai thuế trong năm, không phải quyết toán nghĩa vụ khấu trừ vào cuối năm.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại điểm a.3 khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC thì:
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN đều có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN.
Đối với thu nhập không phải quyết toán thuế
Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 21 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Cá nhân không phải quyết toán thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ bảo hiểm không bắt buộc do người sử dụng lao động mua và đóng góp cho người lao động đã khấu trừ thuế theo thuế suất 10%.
Trước đây,
Chưa có hướng dẫn cụ thể về việc cá nhân không phải quyết toán thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ bảo hiểm không bắt buộc do người sử dụng lao động mua và đóng góp cho người lao động đã khấu trừ thuế theo thuế suất 10%.
Về việc uỷ quyền quyết toán thuế
Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 21 Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC thì:
Trường hợp người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam nhưng trước khi xuất cảnh chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì có thể uỷ quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự cho đơn vị trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định.
Trước đây,
Theo hướng dẫn tại điểm e.3 khoản 2 Điều 26 Thông tư số 111 / 2013 / TT - BTC thì:
Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt nam thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.
Về sửa đổi, bổ sung mẫu biểu, tờ khai thuế
Các mẫu biểu, tờ khai tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC đã thay thế toàn bộ mẫu biểu, tờ khai tương ứng tại Thông tư số 156 / 2013 / TT - BTC . Các mẫu biểu, tờ khai mới được đánh số theo nguyên tắc phân nhóm theo đối tượng và tính chất để dễ nhớ, dễ phân biệt và mỗi nhóm có thể bổ sung hoặc cắt giảm mẫu mà không ảnh hưởng đến số thứ tự. Cụ thể:
Nhóm mẫu có ký hiệu “01” dành cho cá nhân kinh doanh.
Nhóm mẫu có ký hiệu “02” dành cho cá nhân tự khai thuế đối với tiền lương, tiền công.
Nhóm mẫu có ký hiệu “03” dành cho cá nhân khai thuế đối với chuyển nhượng bất động
sản.Nhóm mẫu có ký hiệu “04” dành cho cá nhân tự khai thuế đối với các loại thu nhập khác.
Nhóm mẫu có ký hiệu “05” dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế từ tiền lương, tiền công.
Nhóm mẫu có ký hiệu “06” dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế từ các loại thu nhập khác.
Nhóm mẫu có ký hiệu “07” dành cho các mẫu đơn đề nghị của người nộp thuế (không bao gồm đơn đề nghị miễn giảm thuế).
Nhóm mẫu có ký hiệu “08” dành cho các mẫu đơn liên quan đến miễn giảm thuế.
Nhóm mẫu có ký hiệu “09” dành cho các mẫu liên quan đến xác nhận về người phụ thuộc.
Tổng cục Thuế thông báo một số nội dung sửa đổi, bổ sung chính tại Thông tư số 92 / 2015 / TT - BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính để các Cục Thuế triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ Pháp chế (BTC);
Vụ Pháp chế (TCT);
Website Tổng cục Thuế;
Lưu: VT, TNCN.Linh