Open navigation

Nghị định 171/2013/NĐ-CP Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

 Hết hiệu lực: 01/08/2016 


CHÍNH PHỦ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số:  171 / 2013 / NĐ - CP 

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2013


NGHỊ ĐỊNH


QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT


Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;


Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;


Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt,


Chương 1.


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


  1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.


  2. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.


Điều 2. Đối tượng áp dụng


  1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


  2. Người có thẩm quyền xử phạt.

  3. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan.


Điều 3. Giải thích từ ngữ


Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:


  1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:


    1. Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo);


    2. Các loại xe tương tự xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên cùng một xát xi;


    3. Các loại xe tương tự xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg;


    4. Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;


      đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại Điểm e Khoản này;


    5. Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).


  2. Lĩnh vực giao thông đường sắt:


  1. Dốc gù là hệ thống thiết bị phục vụ công tác dồn tàu mà khi đầu máy đẩy đoàn toa xe đến đỉnh dốc, sẽ tiến hành tác nghiệp cắt nối toa xe để các toa xe lợi dụng thế năng của đỉnh dốc tự chạy vào các đường trong bãi dồn;


  2. Dồn phóng là phương pháp lợi dụng động năng của đoàn dồn để phóng toa xe hoặc cụm toa xe vào các đường trong bãi dồn;


  3. Thả trôi là phương pháp lợi dụng thế năng của đường dồn tàu để thả cho toa xe hoặc cụm toa xe tự chạy vào các đường trong bãi dồn;


  4. Cắt hớt là phương pháp cắt cụm toa xe khi đoàn dồn đang dịch chuyển;


    đ) Chế độ hô đáp là quy định bắt buộc mà người được quy định hô các mệnh lệnh, thực hiện các biểu thị và người chấp hành các mệnh lệnh, biểu thị phải đáp lại đúng nội dung đã nhận được;

  5. Cấp cảnh báo là thông báo bằng văn bản cho các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu liên quan về tình trạng bất bình thường của kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt và các trường hợp cần thiết khác, kèm theo các biện pháp thực hiện nhằm bảo đảm an toàn chạy tàu;


  1. Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt là khoảng không gian dọc theo đường sắt đủ để tàu chạy qua không bị va quệt;


  2. Phạm vi đường ngang là đoạn đường bộ đi qua đường sắt nằm giữa hai cần chắn, giàn chắn (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc nằm giữa hai ray chính ngoài cùng và hai bên đường sắt cách má ray ngoài cùng trở ra 06 m nơi không có chắn;


  3. Phạm vi cầu chung là phạm vi giữa hai cần chắn, giàn chắn (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc phạm vi từ mép trong của mố (giáp đầu dầm) hai đầu cầu trở ra mỗi bên 10 m ở nơi không có cần chắn, giàn chắn.


Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng


  1. Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt bao gồm:


    1. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;


    2. Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;


    3. Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;


    4. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất phương tiện;


      đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;


    5. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.


  2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.


Chương 2.


HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

(.... xem chi tiết tại văn bản ...)

Chương 3.

HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

(.... xem chi tiết tại văn bản ...)

Chương 4.

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT

(.... xem chi tiết tại văn bản ...)


Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 76. Hiệu lực thi hành


  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.


  2. Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây:


    1. Nghị định số  34 / 2010 / NĐ - CP  ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;


    2. Nghị định số  71 / 2012 / NĐ - CP  ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số  34 / 2010 / NĐ - CP  ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;


    3. Nghị định số  44 / 2006 / NĐ - CP  ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt;


    4. Nghị định số  156 / 2007 / NĐ - CP  ngày 19 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số  44 / 2006 / NĐ - CP  ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt.


  3. Đối với người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 5, Điểm h Khoản 2 Điều 7 Nghị định này, trong trường hợp có đặt báo hiệu nguy hiểm nhưng không phải là biển báo hiệu nguy hiểm “Chú ý xe đỗ” bị xử phạt kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.


  4. Việc áp dụng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định này để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.


  5. Việc áp dụng quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định này để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

  6. Việc áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định này để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.


Điều 77. Điều khoản chuyển tiếp


  1. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.


  2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng quy định của các Nghị định tại Khoản 2 Điều 76 của Nghị định này để giải quyết.


Điều 78. Trách nhiệm thi hành


  1. Bộ Công an, Bộ Tài chính khẩn trương sửa đổi các quy định liên quan đến thủ tục chuyển tên chủ phương tiện theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bao gồm cả thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan công an và thủ tục nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan tài chính, quy định rõ đối tượng có trách nhiệm phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe.


  2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.



Nơi nhận:

  • Ban Bí thư Trung ương Đảng;

  • Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

  • HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

  • Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

  • Văn phòng Tổng Bí thư;

  • Văn phòng Chủ tịch nước;

  • Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

  • Văn phòng Quốc hội;

  • Tòa án nhân dân tối cao;

  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

  • Kiểm toán Nhà nước;

  • UB Giám sát tài chính Quốc gia;

  • Ngân hàng Chính sách xã hội;

  • Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

  • UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

  • Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

  • VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT,

    các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

  • Lưu: Văn thư, KTN (3b)

TM. CHÍNH PHỦ

 THỦ TƯỚNG


Nguyễn Tấn Dũng

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.