Open navigation

Thông tư 65/2018/TT-BQP Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn thu khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp quốc phòng

 Hết hiệu lực: 22/11/2020 


BỘ QUỐC PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 65/2018/TT-BQP

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2018


THÔNG TƯ


QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN THU KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP QUỐC PHÒNG


Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;


Căn cứ Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh;


Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;


Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp (viết gọn là Nghị định số 91/2015/NĐ-CP); Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP;


Căn cứ Nghị định số 93/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh;


Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;


Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng;


Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn thu khấu hao tài sản cố định của các doanh nghiệp quốc phòng.


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


Thông tư này quy định về nguyên tắc, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn thu khấu hao tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước của các doanh nghiệp quốc phòng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật phục vụ quốc phòng (sau đây viết gọn là doanh nghiệp sản xuất quốc phòng) và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị.


Điều 2. Đối tượng áp dụng


  1. Doanh nghiệp được nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Quốc phòng được Chính phủ quyết định công nhận là doanh nghiệp quốc phòng hoạt động trong các lĩnh vực quy định tại Điều 1 Thông tư này, gồm:


    1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con;


    2. Công ty con thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con được công ty mẹ đầu tư 100% vốn;


    3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập.


  1. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.


Điều 3. Giải thích từ ngữ


Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:


  1. Khấu hao tài sản cố định là việc xác định và phân bổ có hệ thống theo nguyên tắc nhất định để tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.


  2. Tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước là tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách và Quỹ đầu tư phát triển được trích hàng năm từ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.


  3. Nguồn thu khấu hao tài sản cố định là nguồn hình thành từ tiền khấu hao tài sản cố định do các doanh nghiệp sản xuất quốc phòng nộp về Bộ Quốc phòng.


Điều 4. Nguyên tắc thu, nộp, quản lý và sử dụng khấu hao tài sản cố định


  1. Khấu hao tài sản cố định là khoản thu ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng.


  2. Hàng năm, các doanh nghiệp sản xuất quốc phòng nộp toàn bộ số khấu hao của tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước về Bộ Quốc phòng qua hệ thống tài chính Quân đội. Việc xác định và trích khấu hao tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về trích khấu hao tài sản cố định.


  3. Việc thu, nộp khấu hao tài sản cố định không làm giảm vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp sản xuất quốc phòng trong trung hạn và dài hạn.


  4. Bộ Quốc phòng sử dụng nguồn thu khấu hao tài sản cố định để chi đầu tư tập trung cho các doanh nghiệp sản xuất quốc phòng.


Điều 5. Chế độ thu, nộp


  1. Hàng năm, doanh nghiệp sản xuất quốc phòng lập kế hoạch thu nộp khấu hao tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước gửi về cơ quan tài chính đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là cơ quan tài chính) và Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính/BQP) cùng thời điểm lập Kế hoạch tài chính năm theo mẫu biểu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.


  2. Cục Tài chính/BQP chủ trì, rà soát và tổng hợp số thu khấu hao tài sản cố định của các doanh nghiệp sản xuất quốc phòng, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt và giao dự toán thu cho các đơn vị, doanh nghiệp cùng với quyết định giao dự toán ngân sách hàng năm.


  3. Căn cứ vào Dự toán thu ngân sách, hàng quý, doanh nghiệp sản xuất quốc phòng thực hiện tạm nộp khấu hao tài sản cố định về cơ quan tài chính thời hạn nộp chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.


  4. Cơ quan tài chính thực hiện thu khấu hao tài sản cố định đối với doanh nghiệp sản xuất quốc phòng trực thuộc và nộp về Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính/BQP), thời hạn nộp chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý.


  5. Quyết toán thu, nộp khấu hao tài sản cố định

  1. Doanh nghiệp sản xuất quốc phòng thực hiện báo cáo quyết toán thu, nộp khấu hao tài sản cố định cùng với Báo cáo quyết toán tài chính năm theo mẫu biểu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.


  2. Cơ quan tài chính và Cục Tài chính/BQP chịu trách nhiệm quyết toán tiền thu nộp khấu hao tài sản cố định đối với các doanh nghiệp sản xuất quốc phòng theo phân cấp quản lý, báo cáo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.


Điều 6. Quản lý và sử dụng nguồn thu khấu hao tài sản cố định


  1. Nguồn thu khấu hao tài sản cố định được sử dụng để chi đầu tư tập trung cho các doanh nghiệp sản xuất quốc phòng theo các hình thức như sau:


    1. Chi đầu tư, hỗ trợ vốn đầu tư các dự án, công trình;


    2. Chi mua sắm tài sản;


    3. Chi bổ sung vốn điều lệ bằng tiền;


    4. Chi đầu tư phát triển khác.

  2. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch thu, nộp khấu hao tài sản cố định, nhu cầu vốn đầu tư, bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp sản xuất quốc phòng và đề nghị của cơ quan cấp trên doanh nghiệp, Cục Tài chính tổng hợp, lập dự toán chi, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phê duyệt mức chi và nội dung chi nguồn thu khấu hao tài sản cố định cùng với quyết định giao dự toán chi ngân sách.

  3. Trình tự, thủ tục chi nguồn thu khấu hao tài sản cố định thực hiện như đối với ngân sách chi đầu tư phát triển và chi bổ sung vốn điều lệ theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.


Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan


  1. Cục Tài chính/BQP


    1. Chủ trì, phối hợp với Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP và các cơ quan có liên quan, tổng hợp, lập dự toán thu, chi nguồn thu khấu hao tài sản cố định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định tại Thông tư này;


    2. Hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất quốc phòng lập dự toán thu, chi nguồn thu khấu hao tài sản cố định;


    3. Thực hiện cấp phát, thanh quyết toán theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng;


    4. Định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tình hình thu, nộp và sử dụng nguồn thu khấu hao tài sản cố định theo quy định.

  2. Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP

    1. Phối hợp với Cục Tài chính/BQP trong việc đề xuất sử dụng nguồn thu khấu hao tài sản cố định;


    2. Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Quốc phòng có sử dụng nguồn thu khấu hao tài sản cố định.

  3. Các cơ quan, đơn vị


Phối hợp với Cục Tài chính/BQP trong việc thẩm định dự toán, phương án phân bổ chi đầu tư cho các dự án và chi đầu tư phát triển khác cho các doanh nghiệp sản xuất quốc phòng.


Điều 8. Hiệu lực thi hành


Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 7 năm 2018 và áp dụng từ năm tài chính 2018. Các văn bản có nội dung liên quan việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn thu khấu hao tài sản cố định trái với các quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.


Điều 9. Trách nhiệm thi hành


Cục trưởng Cục Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp sản xuất quốc phòng và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.



Nơi nhận:

  • Văn phòng Chính phủ;

  • Bộ trưởng BQP (để báo cáo);

  • Bộ Tài chính;

  • Các đồng chí Thứ trưởng;

  • Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;

  • Vụ Pháp chế BQP;

  • Lưu: VT, BĐ; H87.


KT. BỘ TRƯỞNG

 THỨ TRƯỞNG


Thượng tướng Trần Đơn



PHỤ LỤC I


(Ban hành kèm theo Thông tư số 65/2018/TT-BQP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Bộ Quốc phòng)


TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN


TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP


KẾ HOẠCH NỘP KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM...


Đơn vị tính; Triệu đồng




TT



Tên doanh nghiệp

Ước thực hiện năm …

Kế hoạch năm ....

Ghi chú



Nguyên giá TSCĐ



Khấu hao TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ



Khấu hao TSCĐ


Kế hoạch

Ước thực hiện



Số phải nộp




Tổng số

Phải trích khấu hao



Tổng số



Số phải nộp



Tổng số



Số phải nộp



Tổng số

Phải trích khấu hao



Tổng số trích



Tổng số

Chia theo quý


Quý 1

Quý 2

Quý 3

Quý 4


1

Tổng công ty

















- Công ty mẹ

















- Công ty con A


















- Công ty con B

















....
















2

Công ty

































Tổng cộng

















Ghi chú: + Tổng số khấu hao TSCĐ là tổng số trích khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD trong năm


+ Số phải nộp khấu hao TSCĐ là số trích khấu hao TSCĐ từ nguồn vốn nhà nước


Người lập

(Ký, họ và tên)

Trưởng phòng Tài chính

(Ký, họ và tên)

Ngày tháng năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ và tên, đóng dấu)


PHỤ LỤC II


(Ban hành kèm theo Thông tư số 65/2018/TT-BQP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Bộ Quốc phòng)


TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN


TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP


BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NỘP KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM...


Đơn vị tính: Đồng




TT



Tên doanh nghiệp

Kế hoạch

Thực hiện

Ghi chú



Tổng số trích khấu hao TSCĐ



Số khấu hao TSCĐ

phải nộp

Nguyên giá TSCĐ



Khấu hao TSCĐ




Tổng số

Phải trích khấu hao



Tổng số

Số nộp


Sổ phải nộp



Số đã nộp

Số còn phải nộp


1

Tổng công ty











- Công ty mẹ










- Công ty con A











- Công ty con B











....










2

Công ty











....






















Tổng cộng











Người lập

(Ký, họ và tên)

Trưởng phòng Tài chính

(Ký, họ và tên)

Ngày tháng năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ và tên, đóng dấu)

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.