BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 5306/TCHQ-GSQL V/v tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ tại kho bãi, cảng, cửa khẩu | Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2021 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục trưởng về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh với các hành vi lợi dụng chính sách, thủ tục từ chối nhận hàng và tái xuất hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại và tăng cường công tác quản lý, xử lý đối với các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày, quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan và hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo đúng quy định tại Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2018 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018; Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính và các nội dung sau:
Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ đối với các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày, quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan và hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu:
soi:
Tổ chức soi chiếu hàng hóa tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố được trang bị máy
Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố được trang bị máy soi thực hiện rà soát, lựa chọn soi chiếu đối với các container có thời gian lưu giữ tại kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày, quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan (ngoại trừ hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp ưu tiên; các công ty đa quốc gia; hàng hóa được khai báo trên Emanifest là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất; hàng hóa không phù hợp để kiểm tra bằng máy soi như: Container Flat-rack, Open top, hàng quá khổ, quá tải, hàng nguy hiểm như hóa chất dễ cháy nổ, hàng CFS…).
Chi cục Hải quan gửi danh sách container yêu cầu soi chiếu theo Biểu số 01 ban hành kèm công văn này về thư điện tử của Đội Kiểm soát Hải quan để phối hợp thực hiện soi chiếu theo quy định tại Quyết định số 3272/QĐ-TCHQ ngày 24/11/2020; đồng thời gửi cho Cục Quản lý rủi ro (qua địa chỉ mail: [email protected]), đơn vị Quản lý rủi ro cấp Cục thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đặt máy soi qua thư điện tử để theo dõi, tổng hợp.
Đội Kiểm soát Hải quan thực hiện soi chiếu hàng hóa và báo cáo kết quả soi chiếu định kỳ hàng ngày về Tổng cục Hải quan theo quy định và theo hướng dẫn tại văn bản này.
Chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa và sao gửi hồ sơ báo cáo về Tổng cục Hải quan, cụ thể:
Đối với các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày chưa làm thủ tục hải quan, nếu doanh nghiệp đăng ký tờ khai (trừ hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp ưu tiên; các công ty đa quốc gia; hàng hóa được khai báo hải quan theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất...) thì chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa; Thông báo kế hoạch kiểm tra thực tế hàng hóa để Trực ban Tổng cục, Trực ban các Cục Hải quan tỉnh, thành phố giám sát trực tuyến.
Trường hợp lô hàng đã được soi chiếu, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai rà soát, đối chiếu hình ảnh soi chiếu, kết luận soi chiếu để thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.
Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Giám sát quản lý về hải quan chủ động rà soát, kiểm tra số liệu, thông tin hàng hóa đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày chưa làm thủ tục hải quan trên Hệ thống VASSCM và tại số liệu báo cáo hàng ngày của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, kết quả giám sát trực tuyến, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì yêu cầu Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Đối với các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan, nếu doanh nghiệp đăng ký tờ khai (trừ hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp ưu tiên; các công ty đa quốc gia; hàng hóa được khai báo hải quan theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất...), sau khi chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa theo hướng dẫn tại điểm b.1 mục 2 công văn này thì Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có văn bản báo cáo và sao gửi toàn bộ hồ sơ có liên quan của lô hàng về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) để được hướng dẫn trước khi thông quan.
Về khu vực lưu giữ hàng hóa:
Yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi bố trí khu vực lưu giữ riêng đối với các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan và hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu theo quy định tại Điều 41 Luật Hải quan năm 2014 và có sơ đồ vị trí lưu giữ hàng hóa cụ thể thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý để kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Xử lý hàng hóa tồn đọng:
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo xử lý hàng hóa tồn đọng để theo dõi, khẩn trương xử lý hàng hóa tồn đọng theo đúng quy định tại Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ, Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính; Thực hiện báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tháng kết quả xử lý về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan).
Đối với hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu, nếu có người đến nhận hàng trong thời hạn thông báo tìm chủ hàng hóa tồn đọng để thực hiện thủ tục hải quan thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản báo cáo và sao gửi toàn bộ hồ sơ có liên quan của lô hàng về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) để có hướng dẫn.
Đối với hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu đã hết thời hạn thông báo tìm chủ hàng nhưng không có người đến nhận hàng thì yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố khẩn trương xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định của pháp luật.
đ) Đối với các lô hàng, doanh nghiệp trọng điểm:
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố cung cấp thông tin, hồ sơ đối với các lô hàng, doanh nghiệp trọng điểm về Cục Quản lý rủi ro để tổng hợp, rà soát phục vụ công tác phân tích, đánh giá rủi ro.
Về việc cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi:
Qua theo dõi trên Hệ thống VASSCM, thông tin “Mô tả hàng hóa” thường không được khai đầy đủ hoặc để trống hoặc thể hiện là N/A, dẫn đến không đảm bảo yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan. Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có văn bản chấn chỉnh doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, sau khi hoàn thành việc xếp dỡ, cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi phải cập nhật đầy đủ thông tin mô tả hàng hóa nhập theo tên hàng ghi trên trên vận đơn theo đúng quy định tại tiết b.1.2 khoản 1 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 31 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
Đối với lô hàng đề nghị tái xuất do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc từ chối nhận hàng, yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện:
Kiểm tra, xác minh thông tin:
Kiểm tra hồ sơ đề nghị tái xuất, đối chiếu thông tin với thông tin trên manifest, thông tin, hồ sơ các lô hàng, doanh nghiệp trọng điểm để đánh giá về thủ tục hải quan theo các quy định của pháp luật, thông lệ thương mại quốc tế;
Làm việc với người nhận hàng trên vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp để xác định trách nhiệm của dịch vụ giao nhận, trách nhiệm của chủ hàng và xác định chủ sở hữu hàng hóa, trách nhiệm của các bên liên quan;
Yêu cầu chủ hàng xuất trình toàn bộ Hợp đồng mua bán; Packing list; Invoice; bảo hiểm; vận đơn thứ cấp bản gốc được cấp; chứng từ mua bảo hiểm; chứng từ chứng minh việc thanh toán tiền hàng, tiền cước vận tải, tiền bảo hiểm, tiền trả hãng tàu hoặc giao nhận để lấy lệnh giao hàng; các thư tín thương mại trao đổi giữa người bán, người giao nhận hoặc hãng tàu; Hợp đồng dịch vụ đại lý giao nhận với nước ngoài, trong nước, hãng tàu của Công ty giao nhận. Chứng từ thanh toán với các đối tác trong nước và nước ngoài khi thực hiện dịch vụ giao nhận, các thư tín thương mại;
Làm việc với hãng tàu về trách nhiệm của hãng tàu, đại lý hãng tàu trong việc vận chuyển hàng hóa thuộc diện hàng cấm, hàng thuộc danh mục Cites, hàng gây ô nhiễm môi trường ...để xác định tính pháp lý và trách nhiệm chi trả chi phí lưu container, lưu bãi, vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với những lô hàng đó.
Tổ chức xử lý:
Trường hợp sau khi kiểm tra, xác minh thông tin hàng hóa phù hợp với thực tế hàng hóa, có văn bản báo cáo và sao gửi toàn bộ hồ sơ về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan), sau khi Tổng cục Hải quan có văn bản hướng dẫn, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kế hoạch tái xuất hàng hóa theo nguyên tắc:
Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng đề nghị tái xuất theo quy định và phối hợp với Trực ban Tổng cục giám sát việc kiểm tra;
Việc tái xuất thực hiện tại cửa khẩu nhập ban đầu;
Các lô hàng phải tái xuất theo từng vận tải đơn khi nhập khẩu cho toàn bộ lô hàng, không được chia nhỏ lô hàng, đảm bảo nguyên trạng, đối với hàng hóa đóng trong container không được chuyển sang vỏ container khác trước khi tái xuất;
Các lô hàng phải được thực hiện tái xuất về nước xuất khẩu ban đầu, chỉ cho phép hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh khi có thông tin manifest của phương tiện vận tải xuất cảnh thể hiện cảng đích là cảng thuộc quốc gia xuất khẩu ban đầu của lô hàng.
Trường hợp phát hiện hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng nhập khẩu có giấy phép, có điều kiện, hàng hóa có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật, thực hiện xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, không chấp nhận việc chủ hàng từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa để xin xuất trả, tái xuất hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Thống kê, báo cáo danh sách các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày, quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan và hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu:
Thời gian thực hiện từ ngày 15/11/2021.
Đối tượng báo cáo: Các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày, quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan và hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu.
Số liệu báo cáo tính từ 16h ngày liền kề trước ngày báo cáo đến 16h ngày báo cáo.
Chế độ báo cáo:
Chi cục Hải quan gửi danh sách container yêu cầu soi chiếu theo Biểu số 01 ban hành kèm công văn này theo hướng dẫn tại điểm a.2 mục 1 công văn này; Không thực hiện báo cáo bằng văn bản giấy, báo cáo định kỳ bằng file Excel theo Biểu số 01 về thư điện tử soichieu- [email protected];
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố rà soát, lập danh sách các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày, quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan theo Biểu số 02 ban hành kèm công văn này; Hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu báo cáo theo Biểu số 03 ban hành kèm công văn này; Không thực hiện báo cáo bằng văn bản giấy, báo cáo định kỳ bằng file Excel theo Biểu số 02, Biểu số 03 ban hành kèm công văn này gửi về thư điện tử [email protected];
Báo cáo số liệu định kỳ hàng ngày, báo cáo phải đảm bảo tính lũy kế, tăng, giảm phù hợp so với báo cáo của ngày trước liền kề; Số liệu báo cáo thể hiện cụ thể tên hàng, số ngày tồn, biện pháp xử lý, kết quả xử lý; Lô hàng chưa hoàn thành xử lý trong ngày thì được cộng dồn tiếp vào báo cáo của ngày kế tiếp;
Báo cáo đảm bảo đầy đủ, định kỳ vào 16h hàng ngày; Quá 16h hàng ngày, Cục Hải quan tỉnh, thành phố chưa gửi báo cáo thì được coi là không thực hiện báo cáo trong ngày;
Tại tiêu chí “Tên hàng”, yêu cầu căn cứ thông tin trên manifest ghi cụ thể tên hàng hóa đảm bảo theo mã số HS 6 số hoặc 8 số, không ghi chung chung;
Chủ đề của thư điện tử ghi theo cú pháp như sau: “Cục Hải quan tỉnh/thành phố ....-Báo cáo ngày .../.../....-Số liệu hàng hóa tại kho bãi, cảng, cửa khẩu”, ví dụ: Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh - Báo cáo ngày 10/11/2021-Số liệu hàng hóa tại kho bãi, cảng, cửa khẩu; Đối với trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố không phát sinh số liệu thì gửi email thông báo theo nội dung “Cục Hải quan tỉnh/thành phố... không phát sinh số liệu hàng hóa tại kho bãi, cảng, cửa khẩu trong ngày …/…/….”;
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quán triệt đến từng Chi cục Hải quan về việc thực hiện báo cáo hàng ngày phải đầy đủ, đúng thời hạn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Tổng cục Hải quan;
Văn bản này bãi bỏ công văn số 5264/TCHQ-VP ngày 10/9/2018, công văn số 6421/TCHQ-GSQL ngày 01/10/2020, điểm 4 công văn số 1589/TCHQ-GSQL ngày 07/4/2021 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn về báo cáo số liệu hàng hóa tồn đọng.
Để đảm bảo quản lý, áp dụng Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ công tác thống kê, báo cáo hàng hóa tồn đọng, Tổng cục Hải quan giao Cục Giám sát quản lý về hải quan chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan hoàn thiện, bổ sung chức năng thống kê, báo cáo danh sách các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày, quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan và hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu qua Hệ thống VASSCM; Hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện sau khi hoàn thiện, bổ sung chức năng trên Hệ thống VASSCM.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn các nội dung trên, yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nghiêm túc triển khai, thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
TCT Nguyễn Văn Cẩn;
PTPT Lưu Mạnh Tưởng;
PTCT Hoàng Việt Cường;
Các đơn vị: PC, ĐTCBL, QLRR, KTSTQ, CNTT&TK HQ;
Lưu: VT, GSQL (03b).