Open navigation

Quyết định 33/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa cơ quan tại TP


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 33/2016/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 09 năm 2016


QUYẾT ĐỊNH


BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, HỘ KINH DOANH SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010.

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao;

Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;

Căn cứ Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BKHĐT-BTC-BNV ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ban hành Quy chế phối hợp mẫu giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập;

Căn cứ Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 3242/TTr-SKHĐT ngày 26 tháng 4 năm 2016 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 2127/STP-VB ngày 07 tháng 4 năm 2016 và Công văn số 4074/STP-VB ngày 02 tháng 6 năm 2016.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười (10) ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.



Nơi nhận:

  • Như Điều 3;

  • Bộ Tư pháp;

  • Bộ KHĐT, Bộ TC, Bộ Nội vụ;

  • Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;

  • TT/TU, TT.HĐND/TP, TT/UBND.TP;

  • Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố;

  • Ủy ban MTTQ và các Đoàn thể TP;

  • VP/TU và các Ban Thành ủy;

  • Các Ban Hội đồng nhân dân TP;

  • UBND các quận, huyện;

  • Ban QL các KCX và CN TP;

  • Ban QL Khu CNC thành phố;

  • Ban QLĐTXD thuộc UBND.TP;

  • VPUB: các PVP;

  • Phòng KT (2); TTCB;

  • Lưu: VT, (KT-T.Lợi).

    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

 KT. CHỦ TỊCH



PHÓ CHỦ TỊCH


Lê Thanh Liêm

QUY CHẾ PHỐI HỢP


GIỮA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, HỘ KINH DOANH SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố)


Chương I


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


Quy định mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong việc trao đổi, cung cấp, công khai thông tin doanh nghiệp, hộ kinh doanh; thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; xử lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm quy định về ngành, nghề kinh doanh; phối hợp quản lý nhà nước sau đăng ký thành lập trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; báo cáo tình hình thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập.


Điều 2. Đối tượng áp dụng


  1. Các cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương đặt tại thành phố.


  2. Sở, ngành thành phố;


  3. Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố, Ban Quản lý Khu nông nghiệp Công nghệ cao thành phố, Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ban Quản lý Khu đô thị Nam thành phố, Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc (dưới đây gọi chung là ban).


  4. Ủy ban nhân dân quận, huyện.


  5. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.


Điều 3. Giải thích từ ngữ


Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:


  1. Cung cấp thông tin doanh nghiệp là việc cơ quan nhà nước được yêu cầu, trong phạm vi chức năng quản lý của mình và theo quy định của pháp luật, gửi thông tin doanh nghiệp có nội dung, phạm vi xác định tới cơ quan yêu cầu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp.


  2. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.


  3. Trao đổi thông tin doanh nghiệp là việc hai hay nhiều cơ quan chức năng cung cấp thông tin doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý cho nhau một cách liên tục hoặc theo định kỳ.


  4. Công khai thông tin doanh nghiệp là việc cơ quan nhà nước, căn cứ vào chức năng quản lý của mình và theo quy định của pháp luật, cung cấp, phổ biến thông tin doanh nghiệp một cách rộng rãi, không thu phí.


  5. Thanh tra doanh nghiệp là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện pháp luật, chính sách, quyền hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức có liên quan.


  6. Kiểm tra doanh nghiệp là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật, chính sách, quyền hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức có liên quan.


  7. Cơ quan chức năng là cơ quan quy định tại Điều 2 Quy chế này.


  8. Đơn vị trực thuộc doanh nghiệp là chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh do doanh nghiệp thành lập.


Điều 4. Mục tiêu.


  1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng:


    1. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước;


    2. Phân định trách nhiệm giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước;


    3. Tăng cường vai trò giám sát của xã hội.


  2. Phát hiện và xử lý kịp thời những doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn và hạn chế những tác động tiêu cực do doanh nghiệp, hộ kinh doanh gây ra cho xã hội.


  3. Góp phần xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi.


Điều 5. Nguyên tắc phối hợp

  1. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải được phân định rõ ràng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, từng cơ quan quản lý nhà nước cụ thể. Các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo từng ngành, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh đa ngành, nghề chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước; mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo từng ngành, lĩnh vực tương ứng.


  2. Trao đổi, cung cấp, công khai thông tin doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải đảm bảo chặt chẽ, chính xác, đầy đủ, kịp thời. Yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải căn cứ vào nhu cầu quản lý nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan yêu cầu. Việc sử dụng thông tin doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.


  3. Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra, kiểm tra trong cùng thời gian giữa các cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra; giảm thiểu đến mức tối đa sự phiền hà, cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.


  4. Không làm phát sinh thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động bình thường.


Chương II


TRAO ĐỔI, CUNG CẤP, CÔNG KHAI THÔNG TIN DOANH NGHIỆP


Điều 6. Nội dung thông tin doanh nghiệp


  1. Thông tin đăng ký doanh nghiệp, bao gồm: tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; ngành, nghề kinh doanh; thông tin về người đại diện theo pháp luật; vốn điều lệ, điều lệ công ty; danh sách thành viên, cổ đông sáng lập, người đại diện theo ủy quyền; thông tin về đơn vị trực thuộc và các thông tin đăng ký doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.


  2. Thông tin về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm các tình trạng: đang hoạt động; đang làm thủ tục giải thể; đã giải thể; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tạm ngừng kinh doanh; đã chấm dứt hoạt động (đối với đơn vị trực thuộc doanh nghiệp).


  3. Thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, doanh thu, sản lượng, số lao động, xuất khẩu, nhập khẩu và các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh khác của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.


  4. Thông tin về xử lý doanh nghiệp có hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật, bao gồm: kết luận và kết quả xử lý của cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về doanh nghiệp, về đầu tư, về quản lý thuế và pháp luật chuyên ngành

     khác; việc chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của doanh nghiệp, các hình thức chế tài (nếu có).


Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc trao đổi, cung cấp, công khai thông tin đăng ký doanh nghiệp


  1. Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng Đăng ký kinh doanh) là đầu mối cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.


    Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ quan chức năng có thể yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành Quy trình cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố.


    Trường hợp phát hiện thông tin đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ so với tình trạng thực tế của doanh nghiệp, cơ quan chức năng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đăng ký thay đổi hoặc hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định. Sau khi doanh nghiệp đăng ký thay đổi hoặc hiệu đính thông tin, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo kết quả cho cơ quan chức năng có liên quan.


  2. Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng Đăng ký kinh doanh) là đầu mối công khai thông tin đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp công khai gồm:


  1. Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính, tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;


  2. Tên, mã số, địa chỉ trụ sở, tên người đứng đầu đơn vị trực thuộc doanh nghiệp;


  3. Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính, tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể;


  4. Tên, mã số, địa chỉ trụ sở, tên người đứng đầu đơn vị trực thuộc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.


Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc trao đổi, cung cấp, công khai thông tin về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp


  1. Trên cơ sở khai thác từ Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối cung cấp, công khai thông tin về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.


  2. Sở Kế hoạch và Đầu tư định kỳ đối chiếu thông tin trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia với thông tin cơ quan thuế cung cấp về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp ngừng hoạt động quá một năm không thông báo với cơ quan thuế

     và cơ quan đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử phạt theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy định của pháp luật


Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc trao đổi, cung cấp, công khai thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp


  1. Sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp hoạt động trong ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao, phạm vi quản lý; chủ động xây dựng phương án, công cụ trao đổi thông tin doanh nghiệp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Cục Hải quan và các cơ quan đầu mối thông tin doanh nghiệp khác để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình.


  2. Các Sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm trao đổi thông tin doanh nghiệp, chia sẻ cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu nghĩa vụ kê khai, báo cáo của doanh nghiệp.


  3. Các Sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện công khai thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật chuyên ngành.


Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc công khai thông tin về xử lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật


  1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối công khai thông tin doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về doanh nghiệp. Thông tin công khai bao gồm: tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính, tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.


  2. Cục Thuế công khai danh sách các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế.


  3. Các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm công khai doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp có hành vi vi phạm, bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý. Thông tin công khai gồm: tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính, tên người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, hành vi vi phạm pháp luật, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, việc chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của doanh nghiệp (nếu có).

Điều 11. Hình thức, phương tiện trao đổi, cung cấp, công khai thông tin doanh nghiệp


Các Sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện trao đổi, cung cấp, công khai thông tin doanh nghiệp thông qua trang thông tin điện tử và địa chỉ email của các cơ quan, trừ trường hợp thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.

Trong trường hợp có sự cố kỹ thuật không truyền qua mạng điện tử hoặc địa chỉ email thì việc trao đổi, cung cấp thông tin thực hiện bằng văn bản.


Chương III


THANH TRA, KIỂM TRA DOANH NGHIỆP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP VÀ XỬ LÝ DOANH NGHIỆP CÓ HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN


Điều 12. Nội dung phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và xử lý doanh nghiệp vi phạm quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện


  1. Nội dung phối hợp trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp bao gồm: phối hợp xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; phối hợp tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.


  2. Nội dung phối hợp trong thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm: phối hợp xác định hành vi vi phạm thuộc trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


  3. Nội dung phối hợp trong xử lý doanh nghiệp vi phạm quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện gồm: phối hợp xử phạt doanh nghiệp; yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.


Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc phối hợp xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp


  1. Thanh tra thành phố là cơ quan đầu mối xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của thành phố trên cơ sở tổng hợp yêu cầu về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của Sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện; theo dõi, tổng hợp kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đã được cấp trên phê duyệt của các cơ quan để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.


    Kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có thể được xây dựng độc lập hoặc là một trong các nội dung của kế hoạch thanh tra, kiểm tra của thành phố.


    Thanh tra các Sở, ban, ngành chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập và xử lý các hành vi vi phạm thuộc phạm vi, địa bàn quản lý.


    Thanh tra quận, huyện là cơ quan đầu mối xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của quận, huyện trên cơ sở tổng hợp yêu cầu về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của các phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện; theo dõi, tổng hợp kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đã được cấp trên phê duyệt của các cơ quan để báo cáo Ủy ban nhân dân quận huyện.


  2. Sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm phối hợp triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hàng năm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hàng năm của mình, Sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện phải xác định cụ thể doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp dự kiến thanh tra, kiểm tra.


    1. Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, Sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện gửi kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm sau liền kề của mình cho Thanh tra thành phố.


      Căn cứ vào định hướng, chương trình kế hoạch công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra thành phố tổng hợp nhu cầu thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của Sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.


      Chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm sau liền kề của thành phố.


    2. Các cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương đặt tại thành phố có trách nhiệm đối chiếu với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng khác trên địa bàn khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra của mình để giảm thiểu trùng lặp; gửi cho Thanh tra thành phố kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm sau liền kề đã được cấp trên phê duyệt.


  3. Thanh tra thành phố thông báo bằng văn bản tới các cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương đặt tại thành phố có kế hoạch thanh tra, kiểm tra cùng một hoặc một số doanh nghiệp, đề nghị các cơ quan này trao đổi, thỏa thuận thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp liên ngành do một cơ quan chủ trì. Trường hợp do yêu cầu đặc thù phải thực hiện thanh tra, kiểm tra độc lập, Thủ trưởng các cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương đặt tại thành phố phải báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố bằng văn bản.


Điều 14. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc phối hợp tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp


  1. Sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất theo quy định của pháp luật.


    Trường hợp thành lập đoàn thanh tra liên ngành, Thanh tra Thành phố có trách nhiệm chủ trì, hoặc trong trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân thành phố giao một cơ quan khác chủ trì, các cơ quan liên quan khác cử cán bộ tham gia. Kết quả thanh tra liên ngành phải được gửi cho các cơ quan chức năng tham gia. Hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực được xử lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Căn cứ kết luận của đoàn thanh tra liên ngành, Thủ trưởng cơ quan thanh tra chuyên ngành ra quyết định hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý theo quy định.


    Trường hợp thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, Ủy ban nhân dân thành phố giao một cơ quan chủ trì hoặc các cơ quan liên quan thống nhất cử một cơ quan chủ trì, các cơ quan liên quan khác cử cán bộ tham gia. Kết quả kiểm tra liên ngành phải được gửi cho các cơ quan tham gia. Hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực được xử lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Căn cứ kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành, Thủ trưởng cơ quan chuyên ngành ra quyết định hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định.


  2. Trường hợp trong quá trình chuẩn bị hoặc trong quá trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, Sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện phát hiện hoặc nhận thấy dấu hiệu doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật ngoài phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm thông báo, đề nghị cơ quan có thẩm quyền phối hợp hoặc thực hiện thanh tra, kiểm tra độc lập.


  3. Thanh tra thành phố là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của các cơ quan chức năng báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

  4. Kết quả thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp phải được công khai theo quy định của pháp luật,


  5. Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp; xác minh nội dung đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.


Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan trong phối hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp


  1. Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.


  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày xác định hành vi vi phạm của doanh nghiệp theo quy định phải thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Sở, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.


  3. Trường hợp nhận được thông tin về hành vi vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu xét thấy cần thiết phải xác minh thông tin, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra doanh nghiệp theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có liên quan. Kết quả xác minh

    thông tin về hành vi vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải được thể hiện bằng văn bản. Trách nhiệm cụ thể:


    1. Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm xác minh việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại địa bàn quản lý; xác minh doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.


    2. Công an thành phố có trách nhiệm xác minh nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;


    3. Cơ quan, tổ chức quản lý người thành lập doanh nghiệp thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp có trách nhiệm xác minh lý lịch của người thành lập doanh nghiệp đó.


  4. Khi nhận được văn bản của cơ quan chức năng xác định hành vi vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp theo quy định, đồng thời thông báo cho cơ quan chức năng đã có yêu cầu thu hồi và Ủy ban nhân dân quận huyện nơi doanh nghiệp đăng ký địa chỉ trụ sở. Ủy ban nhân dân quận huyện nơi doanh nghiệp đăng ký địa chỉ trụ sở có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nếu doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sau khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


Điều 16. Trách nhiệm cửa các cơ quan trong phối hợp xử lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện


  1. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Sở, ban, ngành quản lý chuyên ngành của thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật chuyên ngành, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về điều kiện kinh doanh.


  2. Các Sở, ngành quản lý nhà nước về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư trong các trường hợp sau:


    1. Thu hồi, rút, đình chỉ giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc các loại văn bản chứng nhận, chấp thuận khác đã cấp cho doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;


    2. Đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh,


  3. Khi nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan chức năng quy định tại Khoản 2 Điều này, Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận văn bản thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời gửi cho Ủy ban nhân dân quận, huyện.

  4. Ủy ban nhân dân quận, huyện theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, Ủy ban nhân dân quận, huyện tiến hành xử lý theo thẩm quyền hành vi vi phạm và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý.


Chương IV


PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ


Điều 17. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường


  1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường;


  2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ bảo vệ môi trường.


  3. Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của Thành phố phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia.


  4. Tổ chức đánh giá và lập báo cáo môi trường. Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường.


  5. Tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền.


  6. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, Giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền.


  7. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan; tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.


  8. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khu kinh tế; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; sản xuất nông nghiệp; làng nghề; nhập khẩu phế liệu; cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm. Phối hợp với Sở, ngành quản lý chuyên ngành của thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Sở, ngành thành phố.

  9. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn thành phố.


Điều 18. Trách nhiệm của các Sở, ngành quản lý chuyên ngành của thành phố


  1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:


    1. Cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.


    2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp đăng ký cho doanh nghiệp, Chi nhánh, địa điểm kinh doanh có đăng ký ngành, nghề trong Phụ lục đính kèm Quyết định này, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi thông tin đến các Sở, ngành quản lý chuyên ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện để thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền thông qua thư điện tử (địa chỉ email của các cơ quan).


  2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đối với kinh doanh hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y. Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, chất thải trong nông nghiệp và các hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý.


  3. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước bảo vệ môi trường đối với kinh doanh hóa chất sử dụng trong công nghiệp. Xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý, phát triển ngành công nghiệp môi trường và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý;


  4. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng. Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng về cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập trung và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý.


  5. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải. Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý phương tiện giao thông vận tải và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý.


  6. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và các cơ sở y tế, kinh doanh hóa chất sử dụng trong thực phẩm. Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, hoạt động mai táng, hỏa táng; tổ chức việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ ô nhiễm, xử lý chất thải của bệnh viện, cơ sở y tế và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý.


  7. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước bảo vệ môi trường trong hoạt động lễ hội, du lịch. Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, lễ hội, thể thao, du lịch và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý.


  8. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố chủ trì tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quốc phòng theo quy định của pháp luật; phối hợp với các đơn vị liên quan huy động lực lượng tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý.


  9. Công an thành phố tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng chống tội phạm về môi trường và bảo đảm an ninh trật tự trong lĩnh vực môi trường; huy động lực lượng tham gia hoạt động ứng phó với sự cố môi trường theo quy định của pháp luật; chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý,


  10. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ) trong công nghiệp, y tế, môi trường, nghiên cứu và đào tạo. Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động tiến hành công việc bức xạ; tổ chức thống kê chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng của các cơ sở bức xạ; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.


  11. Hải quan thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa.


  12. Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ban Quản lý Khu đô thị Nam thành phố, Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc:


    1. Phải có bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường.


    2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát bảo vệ Môi trường và Ủy ban nhân dân quận, huyện có liên quan thực hiện quản lý môi trường theo quy định, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của các dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật và ủy quyền của các Sở, ngành thành phố.


    3. Báo cáo về công tác quản lý môi trường tại các dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật.


  13. Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố, Ban Quản lý Khu nông nghiệp Công nghệ cao thành phố:

    1. Phải có bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường.


    2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát bảo vệ Môi trường và Ủy ban nhân dân quận, huyện trên địa bàn tổ chức kiểm tra hoạt động về bảo vệ môi trường.


    3. Báo cáo về hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật.


  14. Các Sở ngành thành phố nêu tại Điều này chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, lĩnh vực mình phụ trách.


Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện


  1. Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;


  2. Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;


  3. Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền; xác nhận, kiểm tra việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo thẩm quyền trong trường hợp cơ sở đi vào hoạt động mà chưa lập Kế hoạch bảo vệ môi trường


  4. Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;


  5. Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường;


  6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan;


  7. Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện;


  8. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;


  9. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.


  10. Tổ chức hướng dẫn, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo thẩm quyền.


Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

  1. Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá ấp, khu dân cư và gia đình văn hóa;


  2. Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;


  3. Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;


  4. Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải;


  5. Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn;


  6. Hàng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;


  7. Chủ trì, phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ chức công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư;


  8. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận, huyện nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.


Chương V


BÁO CÁO VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP


Điều 21. Nội dung báo cáo về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành Lập


  1. Tình hình công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.


  2. Tình hình thực hiện phối hợp giữa các cơ quan chức năng về các nội dung sau:


  1. Trao đổi, cung cấp và công khai thông tin doanh nghiệp;


  2. Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp;


  3. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;



  4. Xử lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;

    đ) Các nội dung khác quy định tại Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập của địa phương.


    Điều 22. Trách nhiệm của các cơ quan trong báo cáo về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp


    1. Chậm nhất là ngày 15 tháng 01 hàng năm, Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được phân công và tình hình thực hiện phối hợp các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 21 Quy chế này của năm liền trước.


    2. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổng hợp tình hình thực hiện nội dung phối hợp quy định tại các Điểm a, c, d và đ Khoản 2 Điều 21 Quy chế này.


    3. Thanh tra thành phố là đầu mối tổng hợp tình hình thực hiện nội dung phối hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 Quy chế này.


    4. Chậm nhất là ngày 15 tháng 02 hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Thanh tra thành phố dự thảo văn bản để Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập của năm liền trước theo các nội dung quy định tại Điều 21 Quy chế này, đồng thời gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ.


Chương VI


TRÁCH NHIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP


Điều 23. Trách nhiệm của Sở, ngành quản lý chuyên ngành.


  1. Thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành đối với hộ kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.


  2. Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hộ kinh doanh theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra hộ kinh doanh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất theo quy định của pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành.


  3. Các Sở, ngành quản lý nhà nước về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân quận, huyện trong các trường hợp sau:


    1. Thu hồi, rút, đình chỉ giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc các loại văn bản chứng nhận, chấp thuận khác đã cấp cho hộ kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;

    2. Đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.


  4. Khi nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan chức năng quy định tại Khoản 3 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân quận, huyện theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh đã bị cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện thông báo yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Trường hợp hộ kinh doanh tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, Ủy ban nhân dân quận, huyện tiến hành xử lý theo thẩm quyền hành vi vi phạm và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý.


Điều 24. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện


  1. Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn.


  2. Cập nhật hàng ngày vào Hệ thống thông tin về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh các thông tin cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tạm ngưng hoạt động của hộ kinh doanh. Định kỳ tháng, quý, năm báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành quản lý chuyên ngành và thông báo cho Chi cục Thuế quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về tình hình đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn.


  3. Trực tiếp kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký trên địa bàn. Kiểm tra hoạt động của hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong hoạt động của hộ kinh doanh.


Điều 25. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn


  1. Tiếp nhận thông tin về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh từ Ủy ban nhân dân quận huyện; cập nhật, theo dõi số lượng thực tế hộ kinh doanh, hoạt động trên địa bàn xã, phường, thị trấn.


  2. Định kỳ sáu tháng thông báo cho Ủy ban nhân dân quận, huyện danh sách các hộ kinh doanh không còn hoạt động tại trụ sở đăng ký.


  3. Phát hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thuộc các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.


  4. Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện kết quả xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

  5. Kiểm tra hoạt động của hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong hoạt động của hộ kinh doanh. Báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện để kịp thời chỉ đạo thực hiện trong trường hợp cần phối hợp xử lý vi phạm của hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn.


Chương VII


TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Điều 26. Kinh phí triển khai, thực hiện Quy chế phối hợp


Kinh phí bảo đảm cho công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập trên địa bàn thành phố được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Sở, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn.


Điều 27. Điều khoản thi hành


Các cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương đặt tại thành phố. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.


Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân Thành phố điều chỉnh cho phù hợp./.

PHỤ LỤC


DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH

(ban hành kèm theo Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố)


Stt

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh

Mã ngành (*)

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

01

Chăn nuôi trâu, bò

0141

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

02

Chăn nuôi ngựa, lừa, la

0142

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

03

Chăn nuôi dê, cừu

0144

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

04

Chăn nuôi lợn

0145

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

05

Chăn nuôi gia cầm

0147

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

06

Khai thác và thu gom than cứng

0510

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

07

Khai thác và thu gom than non

0520

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

08

Khai thác dầu thô

0610

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

09

Khai thác khí đốt tự nhiên

0620

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

10

Khai thác quặng sắt

0710

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận huyện

11

Khai thác quặng uranium và thorium

0721

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận huyện


12

Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt

0722

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận huyện

13

Khai thác quặng kim loại quý hiếm

0730

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận, huyện

14

Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét

0810

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận huyện

15

Khai thác khoáng hóa chất và khoáng phân bón

0891

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận huyện

16

Khai thác và thu gom than bùn

0892

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận huyện

17

Chế biến và đóng hộp thịt

1010

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

18

Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản

1020

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

19

Chế biến và bảo quản rau quả

1030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

20

Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật

1040

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

21

Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

1050

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân quận huyện

22

Xay xát và sản xuất bột thô

1061

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

23

Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột

1062

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

24

Sản xuất các loại bánh từ bột

1071

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện


25

Sản xuất đường

1072

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

26

Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo

1073

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

27

Sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự

1074

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

28

Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn

1075

Sở Y tế

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

29

Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

1079

Sở Y tế

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

30

Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản

1080

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

31

Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh

1101

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

32

Sản xuất rượu vang

1102

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

33

Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia

1103

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

34

Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng

1104

Sở Y tế

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

35

Sản xuất sản phẩm thuốc lá

1200

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

36

Sản xuất sợi

1311

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện


37

Sản xuất vải dệt thoi

1312

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

38

Hoàn thiện sản phẩm dệt

1313

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

39

Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác

1321

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

40

Sản xuất sản phẩm từ da lông thú

1420

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

41

Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú

1511

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ủy ban nhân dân quận huyện

42

Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ

1610

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ủy ban nhân dân quận huyện

43

Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác

1621

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ủy ban nhân dân quận huyện

44

Sản xuất đồ gỗ xây dựng

1622

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ủy ban nhân dân quận huyện

45

Sản xuất bao bì bằng gỗ

1623

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ủy ban nhân dân quận huyện

46

Sản xuất bột giấy, giấy và bìa

1701

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

47

Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa

1702

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

48

Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu

1709

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

49

In ấn

1811

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân quận huyện

50

Sản xuất than cốc

1910

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

51

Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh

1920

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi



chế



trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

52

Sản xuất hóa chất cơ bản

2011

Sở Công Thương (đối với Hóa chất dùng trong công nghiệp, phân bón vô cơ), Sở Y tế (đối với hóa chất dùng trong chế biến thực phẩm), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với hóa chất,

chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, phân bón hữu cơ và phân bón khác, kinh doanh thuốc trừ sâu)

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

53

Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ

2012

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

54

Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh

2013

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

55

Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hóa chất khác dùng trong nông nghiệp

2021

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

56

Sản xuất sơn, vec ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và matít

2022

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

57

Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh

2023

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

58

Sản xuất sản phẩm hóa chất khác chưa được phân vào đâu

2029

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân quận huyện

59

Sản xuất sợi nhân tạo

2030

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện


60

Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu

2100

Sở Y tế

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

61

Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su

2211

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

62

Sản xuất sản phẩm khác từ cao su

2012

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

63

Sản xuất sản phẩm từ plastic

2220

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

64

Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh

2310

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

65

Sản xuất sản phẩm chịu lửa

2391

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

66

Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét

2392

Sở Xây dựng

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

67

Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác

2393

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận huyện

68

Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao

2394

Sở Xây dựng

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

69

Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao

2395

Sở Xây dựng

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

70

Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá

2396

Sở Tài nguyên và Môi trường


(Sở Xây dựng chủ trì đối với đá ốp lát, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện là cơ quan phối hợp)

Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận huyện

71

Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim khác chưa

2399

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân



được phân vào đâu



dân quận huyện

72

Sản xuất sắt, thép, gang

2410

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

73

Sản xuất kim loại màu và kim loại quý

2420

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

74

Đúc sắt thép

2431

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

75

Đúc kim loại màu

2432

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

76

Sản xuất các cấu kiện kim loại

2511

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

77

Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại

2512

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

78

Sản xuất nồi hơi

2513

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

79

Sản xuất vũ khí và đạn dược

2520

Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

80

Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại

2591

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

81

Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại

2592

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

82

Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng

2593

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

83

Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu

2599

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

84

Sản xuất linh kiện điện tử

2610

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ủy ban nhân






dân quận huyện

85

Sản xuất thiết bị truyền thông

2630

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

86

Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng

2640

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

87

Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển

2651

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

88

Sản xuất đồng hồ

2652

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân quận huyện

89

Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp

2660

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

90

Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học

2670

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

91

Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện

2710

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân quận huyện

92

Sản xuất pin và ắc quy

2720

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân quận huyện

93

Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học

2731

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân quận huyện

94

Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác

2732

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân quận huyện


95

Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại

2733

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân quận huyện

96

Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng

2740

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân quận huyện

97

Sản xuất đồ điện dân dụng

2750

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân quận huyện

98

Sản xuất thiết bị điện khác

2790

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân quận huyện

99

Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)

2811

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

100

Sản xuất thiết bị sử dụng năng lượng chiết lưu

2812

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

101

Sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và van khác

2813

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

102

Sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động

2814

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

103

Sản xuất lò nướng, lò luyện và lò nung

2815

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

104

Sản xuất các thiết bị nâng, hạ và bốc xếp

2816

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

105

Sản xuất dụng cụ cầm tay chạy bằng mô tơ hoặc khí nén

2818

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

106

Sản xuất máy thông dụng khác

2819

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện


107

Sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp

2821

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

108

Sản xuất máy công cụ và máy tạo hình kim loại

2822

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

109

Sản xuất máy luyện kim

2823

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

110

Sản xuất máy khai thác mỏ và xây dựng

2824

Sở Xây dựng

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

111

Sản xuất máy chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá

2825

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

112

Sản xuất máy cho ngành dệt, may và da

2826

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

113

Sản xuất máy chuyên dụng khác

2829

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

114

Sản xuất xe có động cơ

2910

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

115

Sản xuất thân xe có động cơ, rơ moóc và bán rơ moóc

2920

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

116

Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe

2930

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

117

Đóng tàu và cấu kiện nổi

3011

Sở Giao thông vận tải

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

118

Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí

3012

Sở Giao thông vận tải

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện


119

Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe

3020

Sở Giao thông vận tải

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

120

Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan

3030

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

121

Sản xuất xe cơ giới chiến đấu dùng trong quân đội

3040

Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân quận huyện

122

Sản xuất mô tô, xe máy

3091

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

123

Sản xuất xe đạp và xe cho người tàn tật

3092

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

124

Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải khác chưa được phân vào đâu

3099

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân quận huyện

125

Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan

3211

Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

126

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

3100

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

127

Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan

3211

Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

128

Sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan

3212

Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

129

Sản xuất nhạc cụ

3220

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân quận huyện


130

Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao

3230

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân quận huyện

131

Sản xuất đồ chơi, trò chơi

3240

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

132

Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng

3250

Sở Y tế

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

133

Sản xuất khác chưa được phân vào đâu

3290

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

134

Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn

3310

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

135

Sửa chữa máy móc, thiết bị

3312

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

136

Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học

3313

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân quận huyện

137

Sửa chữa thiết bị điện

3314

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

138

Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)

3315

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

139

Sửa chữa thiết bị khác

3319

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

140

Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

3320

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

141

Sản xuất, truyền tải và phân phối điện

3510

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

142

Sản xuất khí đốt, phân phối

3520

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi



nhiên liệu khí bằng đường ống



trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

143

Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng, điều hòa không khí và sản xuất nước đá

3530

Sở Công Thương

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

144

Khai thác, xử lý và cung cấp nước

3600

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

145

Thoát nước và xử lý nước thải

3700

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân quận huyện

146

Thu gom rác thải không độc hại

3811

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

147

Thu gom rác thải độc hại

3812

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

148

Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại

3821

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

149

Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại

3822

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

150

Tái chế phế liệu

3830

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

151

Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác

3900

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận huyện

152

Chăn nuôi khác (Nuôi chim yến, Nuôi trồng thủy sản, …)

0149

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện

(*): Nội dung chi tiết Mã ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế ban hành kèm theo Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành nội dung ngành kinh tế của Việt Nam./.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.