Open navigation

Công văn 4622/BGDĐT-CNTT Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2016–2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 4622/BGDĐT-CNTT

V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2016 – 2017.

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2016


Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo


Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) cho năm học 2016 - 2017 như sau:

  1. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

    1. Phân công cán bộ phụ trách CNTT

      Để triển khai công tác ứng dụng CNTT toàn ngành có hiệu quả, mỗi cơ quan, nhà trường phân công cán bộ đầu mối theo dõi, phụ trách CNTT như sau:

      1. Đối với sở GDĐT: phân công Lãnh đạo Sở, cán bộ cấp phòng (trưởng hoặc phó phòng) và chuyên viên làm đầu mối theo dõi, phụ trách CNTT. Đối với những sở GDĐT không thành lập phòng CNTT, cần ghép nhiệm vụ CNTT vào một phòng chuyên môn phù hợp.

      2. Đối với phòng GDĐT: phân công Lãnh đạo phòng và chuyên viên làm đầu mối theo dõi, phụ trách CNTT.

      3. Đối với mỗi nhà trường: phân công một đồng chí trong ban giám hiệu và cán bộ của trường (nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm) làm đầu mối theo dõi, phụ trách CNTT.

    2. Triển khai hạ tầng và thiết bị CNTT

      Đầu tư hạ tầng CNTT trong các cơ sở giáo dục cần đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo tính sư phạm, có sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

      1. Các nhà trường hoàn thành nối cáp quang Internet. Khuyến khích nhà trường sử dụng Internet đồng thời của nhiều nhà mạng khác nhau để đảm bảo chất lượng và sự ổn định dịch vụ Internet.

      2. Trang bị đủ thiết bị CNTT phục vụ công tác quản lý, điều hành: mỗi trường trang bị ít nhất 02 bộ máy tính, 01 máy in và 01 webcam. Mỗi tổ bộ môn trong trường có máy tính dùng riêng.

      3. Trang bị thiết bị CNTT phục vụ dạy-học. Đảm bảo đủ máy tính phục vụ dạy – học môn Tin học (tiểu học đạt tỷ lệ 24 học sinh/1 máy tính, trung học cơ sở đạt tỷ lệ 16 học sinh/1 máy tính và trung học phổ thông đạt tỷ lệ 12 học sinh/1 máy tính). Các phòng máy tính phục vụ dạy học phải được nối mạng Internet.

      4. Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh đối với các hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm, wesbite...). Thường xuyên rà soát, khắc phục các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh kỹ năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị CNTT cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng.

    3. Ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và triển khai Chính phủ điện

      tử

      1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả website và thư điện tử trong ngành GDĐT theo Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 của Bộ GDĐT. Tổ chức đánh giá, xếp hạng website của phòng GDĐT và các nhà trường.

      2. Triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử (e-office): quản lý văn bản (đi, đến), quản lý công việc,... đảm bảo kết nối liên thông văn bản điện tử giữa các cơ quan (theo quy định tại Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử).

      3. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt các dịch vụ công phục vụ phụ huynh, học sinh, một số dịch vụ cụ thể:

        • Dịch vụ xét tuyển học sinh đầu cấp (cung cấp đầy đủ các loại mẫu đơn, nộp hồ sơ trực tuyến, công khai danh sách đăng ký, công khai kết quả xét tuyển và trả kết quả qua mạng).

        • Cung cấp miễn phí thông báo điểm học tập và rèn luyện qua tin nhắn OTT, email và website trường học (hạn chế sử dụng hệ thống nhắn tin thu phí qua điện thoại di động).

      4. Thường xuyên tổ chức và triển khai các cuộc họp, bồi dưỡng chuyên môn qua mạng. Cục CNTT cung cấp miễn phí phòng họp qua mạng tại địa chỉ http://hop.moet.edu.vn. Đối với sở và phòng GDĐT, tùy từng điều kiện cụ thể có thể trang bị phòng họp trực tuyến tiện nghi phục vụ họp, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn với Bộ và các đơn vị trực thuộc.

        đ) Tăng cường sử dụng phần mềm quản lý trong trường phổ thông (quản lý học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất...) theo hình thức trực tuyến. Phần mềm phải có chức năng quản lý và in ra được sổ điện tử đảm bảo đúng nội dung, đúng mẫu theo quy định. Chính thức đưa vào sử dụng sổ điện tử thay cho sổ giấy thông thường ở những nơi đã có phần mềm quản lý.

      5. Tổ chức sử dụng và khai thác có hiệu quả các phần mềm đã được Bộ GDĐT tạo cung cấp dùng thống nhất trên toàn quốc:


    4. Ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học

      1. Tiếp tục triển khai Cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-Learning: Thực hiện theo Quyết định số 1878/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2016 của Bộ GDĐT ban hành Thể lệ cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4.

      2. Phổ biến, hướng dẫn giáo viên, học sinh và các nhà trường khai thác kho bài giảng e- Learning của Bộ GDĐT tại địa chỉ http://elearning.moet.edu.vn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Đây là kho bài giảng e-Learning có tính tương tác cao giúp học sinh có thể tự học, tự ôn tập nâng cao kiến thức, giúp giáo viên tham khảo đổi mới nội dung phương pháp dạy học.

      3. Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng cao hiệu quả bài giảng. Giáo viên sử dụng thành thạo phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học. Tránh lạm dụng CNTT trong dạy học hoặc ứng dụng một cách miễn cưỡng, lúng túng.

    5. Khai thác, sử dụng phần mềm tự do nguồn mở

      1. Quán triệt và triển khai Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ GDĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.

      2. Tăng cường sử dụng phần mềm tự do nguồn mở vào dạy môn Tin học tại các nhà trường (danh sách phần mềm ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT).

      3. Nghiên cứu áp dụng hệ thống phần mềm mã nguồn mở Nukeviet trong việc xây dựng và triển khai website (hay cổng thông tin điện tử) của Sở, Phòng.

    6. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

      1. Nội dung tập huấn phải bám sát với nhu cầu thực tiễn về ứng dụng CNTT của giáo viên và cán bộ quản lý. Đề nghị xem xét, nghiên cứu một số nội dung sau đây để đưa vào các lớp tập huấn một cách phù hợp:

        • Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư số 03/2014/BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông; Kỹ năng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Kỹ năng khai thác sử dụng có hiệu quả các phần mềm quản lý trong nhà trường.

        • Kỹ năng sử dụng phần mềm trình chiếu, phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng tương tác, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trên lớp học.

        • Kỹ năng xây dựng bài giảng e-Learning, xây dựng sách giáo khoa điện tử; khai thác các nguồn học liệu, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet…

        • Kỹ năng cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng cơ bản; kỹ năng sửa chữa, khắc phục những hỏng hóc đơn giản của máy tính và thiết bị CNTT; kỹ năng quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị CNTT phục vụ dạy học.

        • Nghiên cứu, tham khảo chuẩn quốc tế và thí điểm bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng CNTT ở những trường học có điều kiện và yêu cầu cao về nhân lực ứng dụng CNTT.

      2. Hình thức, phương tiện bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý:


    7. Xây dựng mô hình giáo dục điện tử, trường học điện tử

      Mỗi nhà trường tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, xây dựng mô hình trường học điện tử đảm bảo nguyên tắc ứng dụng CNTT một cách hiệu quả, thiết thực, nhằm hiện đại hóa công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy-học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Mô hình trường học điện tử bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

      1. Hạ tầng và trang thiết bị CNTT phục vụ quản lý và dạy – học gồm: mạng LAN, Internet tốc độ cao, mạng không dây (wifi), phòng máy tính, máy tính phục vụ quản lý, máy tính phục vụ chuyên môn, máy in, webcam/camera, thiết bị trình chiếu (màn chiếu, màn hình)… và một số trang thiết bị tiên tiến, được bố trí trong phòng có đủ diện tích, ánh sáng và bàn ghế, tiện nghi phụ trợ phù hợp.

      2. Hệ thống phần mềm ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục gồm:

        • Website trường học để cung cấp, công khai thông tin ra xã hội; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến tới phụ huynh, học sinh.

        • Sử dụng thư điện tử trao đổi thông tin quản lý và dạy – học.

        • Sử dụng phần mềm quản lý nhà trường trực tuyến, gồm: quản lý hành chính điện tử (e- office), quản lý học sinh, quản lý giáo viên, quản lý các kỳ thi, xếp thời khóa biểu, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất, quản lý thư viện... Ứng dụng sổ điện tử, học bạ điện tử.

      3. Ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, gồm: sử dụng hiệu quả các thiết bị, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng; ứng dụng một cách có hiệu quả hệ thống ứng dụng dạy – học thông minh, hiện đại ở những nơi có điều kiện; ứng dụng kho bài giảng e-Learning, sách điện tử, sách giáo khoa điện tử đổi mới phương pháp dạy – học; ứng dụng hệ thống đánh giá người học trực tuyến. ..

      4. Không ngừng nâng cao nhận thức, năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo hướng chuẩn hóa và chuyên nghiệp, từng bước đạt chuẩn quốc tế.

    8. đ) Ban hành hệ thống quy chế quản lý, vận hành, duy trì và ứng dụng các hệ thống CNTT trong nhà trường một cách khoa học và hiệu quả.

  2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

    1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, cuộc thi để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của ứng dụng CNTT trong các hoạt động GDĐT (một trong 9 nhiệm vụ trọng tâm của ngành GDĐT).

    2. Phối hợp có hiệu quả việc đầu tư với thuê dịch vụ CNTT (quy định tại Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ), tăng cường xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ CNTT có chất lượng.

    3. Các cơ quan, nhà trường ban hành quy chế quản lý, duy trì và khai thác sử dụng các hệ thống CNTT, phân công cụ thể trách nhiệm về quản lý, sử dụng hệ thống; triển khai ứng dụng CNTT phải đi đôi với việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; có các hình thức khen thưởng các đơn vị, cá nhân làm tốt; có các biện pháp, chế tài đối với các đơn vị chưa hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

  3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ nhiệm vụ CNTT năm học 2016-2017 tại văn bản này, đề nghị Giám đốc sở GDĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

  1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các phòng GDĐT và các đơn vị trực thuộc triển khai nhiệm vụ CNTT năm học 2016-2017. Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ CNTT năm học 2016-2017 của Sở đề nghị gửi Bộ GDĐT (qua Cục CNTT để tổng hợp) trước ngày 30/9/2016.

  2. Tổ chức sơ kết đánh giá tình hình ứng dụng CNTT giữa năm học và gửi Bộ GDĐT (qua Cục CNTT để tổng hợp) trước ngày 30/01/2017.

  3. Tổ chức đánh giá, tổng kết triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT năm học 2016-2017 và đề xuất, kiến nghị gửi Bộ GDĐT vào thời điểm tổng kết năm học.

  4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo kịp thời về Bộ GDĐT (qua Cục Công nghệ thông tin, số 15 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội) để hỗ trợ, tư vấn triển khai. Thông tin liên hệ về Cục CNTTT:

Website http://e-ict.gov.vn, Email: [email protected].



Nơi nhận:

  • Như trên;

  • Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (để b/c);

  • Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc TW (để p/h c/đ);

  • Các Thứ trưởng (để p/h c/đ);

  • Các đơn vị thuộc Bộ (để t/h);

  • Website Bộ;

  • Lưu: VT, CNTT.

KT. BỘ TRƯỞNG 

THỨ TRƯỞNG


Phạm Mạnh Hùng



PHỤ LỤC I.

CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ỨNG DỤNG CỒNG NGHỆ THÔNG TIN

(Kèm theo công văn số: 4622/BGDĐT-CNTT ngày 20 tháng 9 năm 2016)

  1. Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

  2. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.

  3. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

  4. Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

  5. Quyết định số 80/2014/Đ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

  6. Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

  7. Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 4 năm 2016 quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng.

  8. Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 03 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.

  9. Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

  10. Quyết định số 2005/BGDĐT-CNTT này 14/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 36ª/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

  11. Quyết định số 1878/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành thể lệ cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng điện tử e-Learning lần thứ 4.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.