Hết hiệu lực: 01/01/2021
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2014/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2014 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘIDUNG VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tưpháp;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11năm 2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thôngtư hướng dẫn một số nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ vàngân hàng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám địnhviên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; điều kiện về cơ sở vật chấtcủa Văn phòng giám định tư pháp trong lĩnh vực ngân hàng; lập, đăng tải danhsách giám định viên tư pháp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đâygọi là Ngân hàng Nhà nước) bổ nhiệm, lập và công bố danh sách người giám địnhtư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vựctiền tệ và ngân hàng; hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giámđịnh tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và một số nội dung khác liênquan đến giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ngân hàng Nhànước.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giámđịnh tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Điều 3. Lĩnh vực giám định tưpháp về tiền tệ và ngân hàng
1. Giám định về tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàngNhà nước phát hành.
2. Giám định về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạtđộng kinh doanh vàng.
3. Giám định về hoạt động ngân hàng, bao gồm các hoạtđộng: cấp tín dụng, nhận tiền gửi và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
4. Giám định về bảo hiểm tiền gửi.
5. Giám định các hoạt động khác liên quan đến tiền tệvà ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Tiêu chuẩn bổ nhiệmgiám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
1. Tiêu chuẩn chung bổ nhiệm giám định viên tư pháptrong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
a) Tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1Điều 7 của Luật Giám định tư pháp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp;
b) Tiêu chuẩn “Đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ởlĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên” quy định tại điểm bkhoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp là đã có thời gian trực tiếp làmcông tác chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngàybổ nhiệm ngạch công chức, viên chức hoặc ký hợp đồng lao động;
c) Tiêu chuẩn “Có trình độ đại học trở lên” quy địnhtại điểm b khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp là cóbằng tốt nghiệp đại học trở lên (trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lêndo cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp thì phải được Việt Nam công nhận theo quyđịnh của pháp luật về đào tạo, giáo dục và điều ước quốc tế mà Nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia).
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp tronglĩnh vực ngân hàng
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong cáclĩnh vực đào tạo: ngân hàng, tài chính, kế toán, kinh tế, luật.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp tronglĩnh vực giám định tiền giấy, tiền kim loại
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong cáclĩnh vực đào tạo: công nghệ thông tin, mỹ thuật và kỹ thuật (công nghệ) in.
4. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp tronglĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ngoài quy định tại khoản 2 và 3 Điều này
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong cáclĩnh vực đào tạo: Kinh tế, tài chính, luật hoặc thuộc lĩnh vực mà người đó đượcbổ nhiệm làm giám định viên tư pháp.
Điều 5. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệmgiám định viên tư pháp tại Ngân hàng Nhà nước
1. Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư phápcủa Thủ trưởng Cơ quan, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhànước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Thủ trưởngđơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước).
2. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
3. Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyênmôn của đơn vị nơi người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp làm việc;Bản sao văn bản của cơ quan, đơn vị để chứng minh thời gian thực tế hoạt độngchuyên môn của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Điều 6. Thủ tục bổ nhiệm giámđịnh viên tư pháp tại Ngân hàng Nhà nước
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước lựa chọnngười có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư này, lập hồ sơ đề nghị bổnhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp vớiđơn vị liên quan xem xét hồ sơ, lựa chọn và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcquyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Điều 7. Thủ tục miễn nhiệm giámđịnh viên tư pháp tại Ngân hàng Nhà nước
1. Các trường hợp miễn nhiệm, hồ sơ đề nghị miễn nhiệmgiám định viên tư pháp thực hiện theo quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều 10 Luật Giám định tư pháp.
2. Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước lập hồsơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Tổ chức cán bộ. Vụ Tổ chứccán bộ chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan kiểm tra hồ sơ, trình Thống đốcNgân hàng Nhà nước xem xét ra quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp.
Điều 8. Lập, đăng tải danh sáchgiám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theovụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
1. Lập, đăng tải danh sách giám định viên tư pháp doThống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm
a) Trên cơ sở Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm giámđịnh viên tư pháp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ lập vàgửi danh sách giám định viên tư pháp, điều chỉnh danh sách giám định viên tưpháp đến Văn phòng Ngân hàng Nhà nước để đăng tải trên Cổng thông tin điện tửcủa Ngân hàng Nhà nước, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung;
b) Văn phòng Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm đăngtải danh sách giám định viên tư pháp và điều chỉnh danh sách giám định viên tưpháp trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 03 (ba)ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách.
2. Lập, công bố danh sách người giám định tư pháp theovụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
a) Trước ngày 31 tháng 10 hằng năm, Thủ trưởng các đơnvị thuộc Ngân hàng Nhà nước lựa chọn người đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 Luật Giám định tư pháp và tổ chức cóđủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp,lập danh sách gửi Vụ Tổ chức cán bộ;
b) Vụ Tổ chức cán bộ xem xét, tổng hợp danh sách ngườigiám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc theo quyđịnh tại điểm a khoản này trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét ra quyếtđịnh công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám địnhtư pháp theo vụ việc trước ngày 30 tháng 11 hàng năm;
c) Trên cơ sở Quyết định công bố danh sách người giámđịnh tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc của Thống đốcNgân hàng Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm gửi danh sách, kèm theothông tin công bố về người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tưpháp theo vụ việc quy định tại Điều 24 Nghị định số85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết vàbiện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp đến Văn phòng Ngân hàng Nhà nước đểđăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời gửi BộTư pháp để tổng hợp vào danh sách chung. Trường hợp có sự thay đổi về thông tinliên quan đến người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháptheo vụ việc đã được công bố thì Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm điều chỉnhdanh sách và thông báo cho Bộ Tư pháp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từngày điều chỉnh danh sách;
d) Văn phòng Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm đăngtải danh sách và thông tin của người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chứcgiám định tư pháp theo vụ việc trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhànước trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách.
Điều 9. Áp dụng quy chuẩnchuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp
Quy chuẩn chuyên môn được áp dụng cho hoạt động giámđịnh tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng là các văn bản quy phạm phápluật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, hoạt động ngoại hối và các văn bản quy phạmpháp luật khác có liên quan.
Điều 10. Điều kiện cơ sở vậtchất của Văn phòng giám định tư pháp trong lĩnh vực ngân hàng
Văn phòng giám định tư pháp trong lĩnh vực ngân hàngphải có đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Có trụ sở riêng thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sửdụng tối thiểu là 03 năm kể từ ngày Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phépthành lập Văn phòng giám định.
2. Có phòng làm việc cho giám định viên và nhân viên;có tủ hoặc kho hoặc khu vực riêng lưu trữ hồ sơ giám định.
3. Có bảng niêm yết công khai chi phí giám định tưpháp.
Điều 11. Tiếp nhận trưng cầugiám định tư pháp tại Ngân hàng Nhà nước
1. Trường hợp người trưng cầu giám định, người yêu cầugiám định gửi văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định đến Ngân hàng Nhà nước, Cơquan Thanh tra, giám sát ngân hàng làm đầu mối, phối hợp với Thủ trưởng đơn vịthuộc Ngân hàng Nhà nước có liên quan căn cứ nội dung trưng cầu giám định tưpháp để lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việchoặc cán bộ, công chức có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1Điều 18 Luật Giám định tư pháp. Sau khi lựa chọn được người tham gia giámđịnh, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng gửi hồ sơ sang Vụ Tổ chức cán bộ đểVụ Tổ chức cán bộ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định cử người thựchiện giám định tư pháp.
Nếu nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định tư phápkhông thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, trong thời hạn 05ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định, Cơquan Thanh tra, giám sát ngân hàng soạn thảo văn bản từ chối giám định và nêurõ lý do gửi người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định trình Thống đốcNgân hàng Nhà nước xem xét quyết định.
2. Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu trựctiếp giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là cán bộ,công chức các đơn vị của Ngân hàng Nhà nước thì giám định viên tư pháp, ngườigiám định tư pháp theo vụ việc báo cáo Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý mìnhđể bố trí, tạo điều kiện thực hiện giám định.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12tháng 2 năm 2015.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khókhăn, vướng mắc, đề nghị các cá nhân, tổ chức phản ánh về Ngân hàng Nhà nước đểnghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chủ trì, phốihợp với Vụ Tổ chức cán bộ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Hằng năm, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng phốihợp với các đơn vị liên quan tổng kết đánh giá về tổ chức, hoạt động giám địnhtư pháp về tiền tệ và ngân hàng thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nướcvà gửi báo cáo về Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngânhàng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhànước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: | KT. THỐNG ĐỐC |