BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 24/2016/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2016 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ CÔNG BỐ VÙNG BẢO HỘ VỆ SINH KHU VỰC LẤY NƯỚC SINH HOẠT
Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình liên quan đến việc xác định, công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và hoạt động trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt
-
Đảm bảo ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước của công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt và các chức năng khác của nguồn nước.
Phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, chế độ dòng chảy, đặc điểm nguồn nước, quy mô khai thác, sơ đồ bố trí công trình và các đặc điểm khác liên quan đến việc bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt.
Phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của khu vực có công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt.
Chương II
XÁC ĐỊNH VÀ CÔNG BỐ VÙNG BẢO HỘ VỆ SINH KHU VỰC LẤY NƯỚC SINH HOẠT
Điều 4. Các trường hợp phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt
Công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt hoặc cấp nước cho nhiều mục đích, trong đó có cấp nước cho sinh hoạt (sau đây gọi chung là công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt) của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là tổ chức) phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, bao gồm:
Công trình khai thác nước mặt với quy mô trên 100 m3/ngày đêm.
Công trình khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10 m3/ngày đêm.
Điều 5. Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt
-
Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt trên sông, suối, kênh, rạch để cấp cho sinh hoạt bao gồm phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch mà công trình đó khai thác và vùng thượng lưu, hạ lưu tính từ vị trí khai thác nước của công trình được quy định như sau:
-
Trường hợp công trình khai thác nước với quy mô trên 100 m3/ngày đêm đến dưới
-
-
m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn:
-
1.000 m về phía thượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi;
-
800 m về phía thượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du.
-
-
-
Trường hợp công trình khai thác nước với quy mô từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn:
-
-
1.500 m về phía thượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi;
- 1.000 m về phía thượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du
Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa để cấp cho sinh hoạt được tính từ vị trí khai thác nước của công trình và quy định như sau:
-
Không nhỏ hơn 1.500 m đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa trên sông, suối và không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa;
Toàn bộ khu vực lòng hồ đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa khác với quy định tại Điểm a Khoản này.
Điều 6. Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước dưới đất
-
Đối với công trình khai thác nước dưới đất để cấp cho sinh hoạt có quy mô trên 10 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 20 m tính từ miệng giếng.
Đối với công trình khai thác nước dưới đất để cấp cho sinh hoạt có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 30 m tính từ miệng giếng.
Điều 7. Trình tự xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt
-
Trong quá trình lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, tổ chức trực tiếp đầu tư, quản lý, vận hành công trình khai thác nước căn cứ quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này đề xuất phạm vi cụ thể vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình.
-
Trên cơ sở đề xuất vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt quy định tại Khoản 1 Điều này và hiện trạng sử dụng đất tại khu vực có công trình khai thác nước, Sở Tài nguyên và Môi trường xác định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình.
-
Chậm nhất sau ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp hoặc kể từ ngày giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình.
Nội dung phê duyệt bao gồm: tên công trình khai thác; nguồn nước khai thác; quy mô công trình khai thác; vị trí khai thác; phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác.
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đăng tải danh mục vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của địa phương, thông báo bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình khai thác nước, đồng thời gửi tới Cục Quản lý tài nguyên nước.
Chương III
TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
-
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải tuân thủ các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn nước dưới đất và tuân thủ các yêu cầu khác về bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Tổ chức trực tiếp quản lý, vận hành công trình khai thác nước quy định tại Điều 4 của Thông tư này có trách nhiệm:
-
Đề xuất phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt thuộc phạm vi công trình khai thác của mình và thể hiện trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
-
Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình khai thác nước và các cơ quan liên quan xác định ranh giới phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình trên thực địa sau khi được phê duyệt và công bố;
Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng; theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình. Trường hợp phát hiện hành vi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác nước của công trình và các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước khác trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác thì phải kịp thời ngăn chặn, đồng thời báo cáo ngay đến chính quyền địa phương nơi gần nhất để xử lý.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
-
Xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt sau khi công trình được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép.
-
Thông báo vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
-
Đôn đốc, hướng dẫn, giám sát các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện việc xác định ranh giới vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa sau khi được phê duyệt và công bố.
Định kỳ tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt trên địa bàn gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường qua Cục Quản lý tài nguyên nước trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
-
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
-
Phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước
-
Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường lập, thông báo vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước trên địa bàn;
Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn.
-
Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
-
Phối hợp với các tổ chức có công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt và các cơ quan liên quan trên địa bàn xác định ranh giới phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa sau khi được phê duyệt, công bố;
-
Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn;
Tiếp nhận thông tin, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước trên địa bàn theo thẩm quyền.
Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp
-
Trường hợp công trình đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
-
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, lập danh mục vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Việc xác định, phê duyệt và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải hoàn thành trong thời hạn không quá hai (02) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
-
Công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt đang hoạt động và điều kiện mặt bằng thực tế không thể thiết lập được vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này thì căn cứ tính chất, quy mô của công trình, đặc điểm nguồn nước và các yêu cầu khác về bảo vệ nguồn nước đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt nhỏ hơn phạm vi tối thiểu nhưng phải đảm bảo chất lượng nguồn nước.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 10 năm 2016.
-
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Thông tư này tại địa phương.
-
Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước.
Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân, cơ quan liên quan phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
Thủ tướng Chính phủ;
Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Văn phòng Quốc hội;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Văn phòng Trung ương Đảng;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
Cổng TTĐT Bộ TN&MT;
Lưu: VT, PC, TNN.