THANH TRA CHÍNH PHỦ -------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- |
Số: 2886/TTCP-KHTCTH V/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2017 |
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2016 |
Kính gửi: - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Chánh thanh tra các Bộ, ngành Trung ương; Chánh thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ Luật Thanh tra và Thông tư 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Thanh tra các Bộ ngành, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Định hướng chương trình thanh tra năm 2017 trình Thủ tướng Chính phủ (tại Tờ trình số 2699/TTr-TTCP ngày 11/10/2016) và được Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình có ý kiến đồng ý (tại văn bản số 9204/VPCP-V.I ngày 27/10/2016 của Văn phòng Chính phủ), Thanh tra Chính phủ thông báo nội dung Định hướng chương trình thanh tra năm 2017 và hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2017 như sau:
-
MỤC TIÊU, YÊU CẦU
-
Triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về thanh tra, gắn với việc tham mưu công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội và hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực được thanh tra. Hoạt động thanh tra phải bám sát, đáp ứng được các yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của các cấp, các ngành. Đổi mới công tác thanh tra theo hướng tăng cường thanh tra theo chuyên đề, giảm thanh tra vụ việc, chú trọng thực hiện tốt mục tiêu của thanh tra là tập trung vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; phát hiện mô hình mới, có hiệu quả để nhân rộng; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Nội dung thanh tra hành chính phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, dễ xẩy ra tiêu cực, vi phạm, tham nhũng. Việc xây dựng Định hướng thanh tra còn căn cứ vào các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ chỉ đạo về công tác thanh tra.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành được thực hiện rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc quản lý nhà nước đến đâu thì thanh tra đến đó nhưng phải tập trung những nội dung, vấn đề gây bức xúc trong đời sống xã hội cần phải chấn chỉnh, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật và chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành, thực thi pháp luật chuyên ngành. Quyết tâm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả kết luận thanh tra, bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời, nghiêm minh; tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan1 trong giám sát việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra.
-
Triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư; xem xét, giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo hướng tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn; chú trọng giải quyết dứt điểm các vụ việc đông người, phức tạp để góp phần ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế của đất nước. Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp, các ngành, nhất là cấp cơ sở để nâng cao nhận thức pháp luật của cán bộ, nhân dân.
-
Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là tập trung sửa đổi toàn diện Luật phòng, chống tham nhũng, chú trọng bổ sung được những giải pháp mới mang tính đột phá và mạnh mẽ, thiết thực hơn, kể cả trong phòng ngừa tham nhũng cũng như trong phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng gắn với thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng để nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng.
-
NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
-
Công tác thanh tra
-
Thanh tra Chính phủ:
-
Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Thanh tra các Bộ (Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao) thanh tra chuyên đề công tác quản lý Nhà nước và việc thực hiện các quy định của pháp luật trên một số lĩnh vực (môi trường, đất đai, trong đó có công tác quản lý, sử dụng đất nông lâm trường2; quy hoạch, phát triển đô thị; giáo dục, đào tạo; bố trí đoàn đi nước ngoài).
-
Thanh tra trách nhiệm của một số Bộ, ngành Trung ương trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; quản lý, tổ chức thực hiện quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đưa người lao động đi nước ngoài; quản lý và phát triển du lịch.
-
Thanh tra trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính, ngân sách; thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Thanh tra một số tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu lớn, có nguy cơ mất vốn, tài sản.
-
Thanh tra một số cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước ở trung ương chuyển nhượng bất động sản ở những vị trí đắc địa, thuận lợi.
-
Thanh tra vụ việc do Thủ tướng Chính phủ giao; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại các cuộc thanh tra đã được bộ, ngành Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành và kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
-
Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra và xử lý sau thanh tra của các bộ, ngành Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, bộ, ngành, địa phương xây dựng Định hướng chương trình thanh tra năm tiếp theo.
-
-
Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ
-
-
-
Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ (tập trung vào các chức năng chính, nhiệm vụ quan trọng); thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ; phối hợp với Thanh tra Chính phủ thanh tra chuyên đề nêu tại Điểm 1.1 Mục 1 Phần II của Văn bản này3.
-
Thanh tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước, chú trọng thanh tra chuyên đề trên các lĩnh vực quan trọng, bức xúc.
(Nội dung thanh tra trọng tâm đối với từng Bộ có Phụ lục kèm theo).
-
Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; quyết định thanh tra lại các cuộc thanh tra do các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành Trung ương tiến hành thanh tra và kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra các vụ việc do Bộ trưởng giao.
-
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra và xử lý sau thanh tra đối với cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
-
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
-
-
Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước của sở, ban, ngành cấp tỉnh (tập trung vào các chức năng chính, nhiệm vụ quan trọng).
Thanh tra công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật của UBND các quận, huyện, thành phố, thị xã trên một số lĩnh vực như: quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính, ngân sách; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và chính sách xã hội tại địa phương.
-
Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh, thành phố.
-
Thanh tra một số cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước ở địa phương chuyển nhượng bất động sản ở những vị trí đắc địa, thuận lợi.
-
Thanh tra chuyên đề theo hướng dẫn và kế hoạch của Thanh tra Chính phủ.
-
Thanh tra trách nhiệm của giám đốc sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh và chủ tịch trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; quyết định thanh tra lại các cuộc thanh tra đã được các sở, ngành và quận, huyện, thành phố, thị xã tiến hành và kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; các nhiệm vụ khác do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
-
Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra và xử lý sau thanh tra tại các sở, ngành cấp tỉnh và UBND quận, huyện, thành phố, thị xã.
-
-
-
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
-
Thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị4; Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/20125; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ6; triển khai thực hiện đồng bộ các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo7.
-
Tập trung giải quyết có chất lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85% đối với các vụ việc mới phát sinh; chú trọng việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%.
-
Tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài8, coi đây là việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành nhằm đạt được mục tiêu giảm khiếu nại đông người, phức tạp, vượt cấp.
-
Hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo.
-
Tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước và hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về tiếp dân, khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân (tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn).
-
Công tác phòng, chống tham nhũng
-
Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tập trung thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI)9; Chỉ thị số 50- CT/TW ngày 07/12/201510 và Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị11; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ12; các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.
-
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng, tập trung hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung), đồng thời xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, bảo đảm sự đồng bộ và nâng cao hiệu lực của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
-
Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, chính sách, giải pháp phòng ngừa tham nhũng; chú trọng giải pháp công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức nhất là cán bộ quản lý; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, định mức, tiêu chuẩn...
-
Tăng cường phát hiện tham nhũng qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý các hành vi tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao13; xử lý những hành vi lợi dụng chống tham nhũng để vu khống, tố cáo sai sự thật; chú trọng xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xẩy ra tham nhũng. Động viên, khen thưởng, bảo vệ người tố cáo và tố giác hành vi tham nhũng.
-
Tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước và hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, gắn với việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để đảm bảo chính xác thông tin khách quan, đúng sự thật để góp phần thực hiện có hiệu quả hơn công tác phòng, chống tham nhũng.
-
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; quan tâm hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, kịp thời chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng; tham gia tích cực, chủ động thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nội dung hướng dẫn định hướng tại Văn bản này và tình hình thực tiễn của Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo cơ quan thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2017 và xem xét, quyết định phê duyệt theo thẩm quyền.
-
Thanh tra bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định pháp luật về thanh tra, nội dung hướng dẫn định hướng tại Văn bản này, yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và nhiệm vụ kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương để xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2017 trình Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch thanh tra, Thủ trưởng các cơ quan thanh tra quan tâm phối hợp với nhau và với Kiểm toán Nhà nước để hạn chế chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; chú trọng thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 202014 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Thanh tra Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phải phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra các Bộ khác và Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc khi xây dựng kế hoạch thanh tra đối với các dự án đầu tư xây dựng và các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách.
-
Chánh Thanh tra Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2017 đã được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt; có văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thanh tra trực thuộc xây dựng kế hoạch thanh tra, trình Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, bảo đảm phù hợp với hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và tình hình thực tế của bộ, ngành, địa phương.
-
Kế hoạch thanh tra năm 2017 của các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi được phê duyệt; các quyết định thanh tra, kết luận thanh tra phải gửi về Thanh tra Chính phủ (qua Vụ Kế hoạch Tài chính và Tổng hợp; Cục/Vụ được giao theo dõi địa bàn, lĩnh vực) để phục vụ công tác theo dõi, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra; xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra (nếu có). Kế hoạch thanh tra phải được thông báo công khai đến đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Các cơ quan thanh tra tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra; quan tâm thực hiện việc tổng hợp kết quả thanh tra, định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động thanh tra; phát động phong trào thi đua, biểu dương người tốt, việc tốt, xử lý nghiêm người vi phạm, qua đó bảo đảm việc thực hiện Định hướng chương trình thanh tra, Kế hoạch thanh tra năm 2017 đạt hiệu lực, hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời phản ánh về Thanh tra Chính phủ (qua Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp) để được hướng dẫn cụ thể./.
Nơi nhận:
Như trên;
Phó TTgCP Trương Hòa Bình (để b/c);
Lãnh đạo TTCP;
Các cục, vụ, đơn vị thuộc TTCP;
Lưu: VT, Vụ KHTCTH.
TỔNG THANH TRA
Phan Văn Sáu
NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THANH TRA CỦA CÁC
BỘ, NGÀNH
(Kèm theo Văn bản số 2886/TTCP-KHTCTH ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thanh tra Chính phủ)
THANH TRA HÀNH CHÍNH |
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH |
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư | |
Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị trực thuộc bộ. |
|
2. Bộ Công thương | |
bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo...; việc thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ngân sách. |
Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ quản lý, trong đó tập trung vào những vấn đề mà dư luận quan tâm: Kỹ thuật an toàn trong ngành công nghiệp, hóa chất, điện lực, dầu khí, thương mại và thương mại điện tử, bán hàng đa cấp, xúc tiến thương mại, bảo vệ người tiêu dùng; chống buôn lậu, gian lận thương mại; thanh tra việc quản lý hoạt động kinh doanh có điều kiện (xăng dầu, khí hóa lỏng, rượu bia, thuốc lá...) |
3. Bộ Tài ng |
uyên và Môi trường |
|
|
4. Bộ Giao thông Vận tải | |
tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BOT); công tác quản lý, sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ. |
|
vận tải hành khách từ bờ ra đảo. 5. Chuyên ngành hàng hải: Thanh tra công tác quản lý, bảo trì luồng, tuyến hàng hải, trong đó trọng tâm đối với các dự án mang tính chất xã hội hóa; việc chấp hành quy định pháp luật về điều kiện nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; công tác sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải; về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong quản lý và khai thác cảng biển; các quy định trong công tác bố trí thuyền viên (thực hiện MLC 2006) và chấp hành các chế độ chính sách đối với thuyền viên của doanh nghiệp vận tải biển. 6. Thanh tra chuyên đề việc chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức. |
|
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
|
sản). |
6. Bộ Xây dựng | |
|
|
|
|
7. Bộ Tài chính | |
|
luật về giá, phí và thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, các mặt hàng trong danh mục bình ổn giá theo quy định của pháp luật; công tác quản lý tài chính các quỹ.
|
sản xuất hàng xuất khẩu và gia công cho thương nhân nước ngoài; những mặt hàng tiêu dùng có thuế suất cao; hàng hóa có dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng nhập khẩu (C/O)...; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, quy chế công tác.
|
|
8. Ngân hàng Nhà nước | |
|
|
ngoài TCTD.
doanh vàng. |
|
9. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội | |
Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc bộ. |
|
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
thực hiện quyền được bảo vệ của trẻ em tại một số cơ sở bảo trợ xã hội tại. |
|
10. Bộ Thông tin Truyền thông | |
|
chính phủ về hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước; việc sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo Chỉ thị 34/2008/CT-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. lý, cung cấp, dịch vụ internet trong lĩnh vực thông tin điện tử, về sở hữu trí tuệ. |
hoạt động in. 4. Lĩnh vực Bưu chính: Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bưu chính. |
|
11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | |
|
1. Trong lĩnh vực văn hóa, gia đình: - Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác quản lý, tổ chức lễ hội và bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích.
|
12. Bộ Y tế | |
|
|
quản lý mỹ phẩm; quản lý về đấu thầu thuốc, chất lượng thuốc, giá thuốc và công tác tiếp nhận thẩm định, xét duyệt, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP, GPP.
dụng các phương tiện tránh thai; việc thực hiện Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển. |
|
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo | |
|
|
14. Bộ Khoa học Công nghệ | |
Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc bộ. |
|
hành các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân đối với các cơ sở hạt nhân, đơn vị sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu, đơn vị làm dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
đồ uống, điện tử...); về sở hữu công nghiệp đối với tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp. |
|
15. Bộ Nội vụ | |
Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc bộ. |
|
16. |
Bộ Tư pháp |
|
|
17. Bộ Ngoại giao | |
|
1. Thanh tra công tác thực hiện thỏa thuận và điều ước quốc tế; công tác lãnh sự; công tác quản lý biên giới, hải đảo; công tác quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế; công tác quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; công tác thông tin đối ngoại. 2. Về thanh tra chuyên đề:
|
18. Ủy ban Dân tộc: | |
Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc. |
|
19. Bộ Công an | |
Thanh tra công tác phòng, chống tội phạm và xử lý vi phạm hành chính; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, chấp hành pháp luật của Công an; công tác quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí và đầu tư xây |
Thanh tra chuyên đề diện rộng việc chấp hành pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; việc chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện (trong lĩnh vực quản lý của ngành |
dựng cơ bản; việc chấp hành chính sách, pháp luật về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. |
công an). |
20. Bộ Quốc phòng | |
|
Thanh tra thực hiện nhiệm vụ quốc phòng đối với các Bộ, ngành, địa phương, tập trung vào công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ; tổ chức xây dựng, hoạt động lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên; bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự: công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng thế trận khu vực phòng thủ; các dự án kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh. |
Nhất là Ủy ban kiểm tra của đảng.
Thanh tra theo Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng (điểm 4).
Thanh tra các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao phối hợp chặt chẽ với các vụ, cục của Thanh tra Chính phủ để hướng dẫn, triển khai thanh tra chuyên đề.
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính về đất đai
về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Luật khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật, các Thông tư quy định và hướng dẫn thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo...
theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ
về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng
về sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, các quy định về công khai, minh bạch của Luật Phòng, chống tham nhũng
về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng
quản lý tài chính, ngân sách, tín dụng, ngân hàng, đầu tư xây dựng, đất đai, môi trường, tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ; quản lý, sử dụng vốn, tài sản, tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…
Công tác thanh tra, kiểm tra cần bảo đảm mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm, đồng thời, hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật. Không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, đồng thời, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật. Công khai trước kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Không thanh tra, kiểm tra khi không có căn cứ theo quy định của pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực về quản lý thuế.
Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm điều phối hoạt động thanh tra tại địa phương để hạn chế chồng chéo và giảm tối đa hoạt động thanh tra tại doanh nghiệp, trong đó, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt quy định: “thực hiện thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (không quá 01 lần/năm); kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng”.