BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ---------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 69/QĐ-BNN-VPĐP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng - Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Sổ tay và Phụ lục Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là Sổ tay).
Đối với nhóm xã khu vực I, các địa phương áp dụng hướng dẫn trong Sổ tay để chỉ đạo, thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện xã đạt chuẩn.
Đối với nhóm xã miền núi, bãi ngang ven biển, hải đảo có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc thù (khu vực II và III) hoặc nhóm xã ven đô thị, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan để quy định cụ thể các tiêu chí, chỉ tiêu đã được phân cấp (tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ) cho từng nhóm xã trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các nội dung hướng dẫn tạm thời của các Bộ, ngành liên quan và văn bản được trích dẫn cụ thể trong Sổ tay và Phụ lục Sổ tay này sẽ được áp dụng theo văn bản mới ban hành khi các văn bản điều chỉnh mới có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ (để b/c);
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
Các đồng chí thành viên BCĐ Trung ương;
Văn phòng Chính phủ;
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
VPĐP NTM các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-
Lưu: VT, VPĐP. (190b).
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Trần Thanh Nam
SỔ TAY
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CN-TTCN Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp HTX Hợp tác xã
MTQG Mục tiêu quốc gia
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
Thôn, bản, ấp Thôn, làng, bản, ấp, buôn, bon, phum, sóc...
Chương I
NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
-
NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG, ĐẶC TRƯNG CỦA NÔNG THÔN MỚI THỜI KỲ CNH-HĐH GIAI ĐOẠN 2016-2020
- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao nhanh và bền
vững.
-
Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và
đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài.
Môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.
Bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy.
Chất lượng hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao.
-
BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-
-
2020
-
Ý nghĩa của Bộ tiêu chí
-
Cụ thể hóa nội dung định hướng và đặc trưng của xã nông thôn mới thời kỳ đẩy
mạnh CNH-HĐH.
Là căn cứ để thực hiện nội dung Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020.
Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của các địa phương; đánh giá công nhận xã đạt nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020; đánh giá trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền xã trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; giúp cho cán bộ và nhân dân các địa phương hiểu rõ nội dung cụ thể
-
của xây dựng nông thôn mới.
Nội dung Bộ tiêu chí
Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 được ban hành theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ (gồm 5 nhóm tiêu chí, 19 tiêu chí, 49 chỉ tiêu), cụ thể như sau:
BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ)
-
QUY HOẠCH
TT
Tên tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu chung
Chỉ tiêu theo vùng
Trung du miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
1
Quy hoạch
1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã1 được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
-
HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
TT
Tên tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu chung
Chỉ tiêu theo vùng
Trung du miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
2
Giao thông
2.1. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi
lại thuận tiện quanh năm
UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tính kết nối của hệ thống giao thông trên địa bàn
2.2. Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất
1 Quy hoạch chung xây dựng xã phải đảm bảo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó với biến
được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm
2.3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa
2.4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm
3
Thủy lợi
3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên
UBND cấp tỉnh quy định cụ thể theo hướng đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu và hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa phát triển bền vững
3.2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
4
Điện
4.1. Hệ thống điện đạt chuẩn
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn
≥98%
≥95%
≥99%
≥98%
≥98%
≥98%
≥99%
≥98%
5
Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia
≥80%
≥70%
100%
≥80%
≥80%
≥70%
100%
≥70%
6
Cơ sở vật chất văn hóa
6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã
UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu của cộng đồng và đặc điểm văn hóa từng dân tộc
6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định2
2 Điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em của xã phải đảm bảo điều kiện và có nội dung hoạt động chống
6.3. Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
7
Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa
UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm văn hóa từng dân tộc
8
Thông tin và Truyền thông
8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính
UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu của các tổ chức và cộng đồng từng xã
8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet
8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn
8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành
9
Nhà ở dân cư
9.1. Nhà tạm, dột nát
Không
Không
Không
Không
Không
Không
Không
Không
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định
≥80%
≥75%
≥90%
≥80%
≥80%
≥75%
≥90%
≥70%
-
KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
TT
Tên tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu chung
Chỉ tiêu theo vùng
Trung du miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
10
Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/người)
≥45
≥36
≥50
≥36
≥41
≥41
≥59
≥50
11
Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020
≤6%
≤12%
≤2%
≤5%
≤5%
≤7%
≤1%
≤4%
12
Lao động có việc
làm
Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động
≥90%
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
13
Tổ chức sản xuất
13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
-
VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
TT
Tên tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu chung
Chỉ tiêu theo vùng
Trung du miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
14
Giáo dục và Đào tạo
14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp)
≥85%
≥70%
≥90%
≥85%
≥85%
≥70%
≥90%
≥80%
14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo
≥40%
≥25%
≥45%
≥40%
≥40%
≥25%
≥45%
≥25%
15
Y tế
15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế
≥85%
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi)
≤21,8%
≤26,7%
≤13,9%
≤24,2%
≤24,2%
≤31,4%
≤14,3%
≤20,5%
16
Văn hóa
Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định
≥70%
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
17
Môi trường và an toàn thực phẩm
17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định
≥95% (≥60%
nước sạch)
≥90% (≥50%
nước sạch)
≥98% (≥65%
nước sạch)
≥98% (≥60%
nước sạch)
≥95% (≥60%
nước sạch)
≥95% (≥50%
nước sạch)
≥98% (≥65%
nước sạch)
≥95% (≥65%
nước sạch)
17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch
- đẹp, an toàn
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch
UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm văn hóa từng dân tộc
17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3
≥85%
≥70%
≥90%
≥85%
≥85%
≥70%
≥90%
≥70%
17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường
≥70%
≥60%
≥80%
≥70%
≥75%
≥60%
≥80%
≥70%
17.8. Tỷ lệ hộ gia
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
3 Đảm bảo 3 sạch, gồm: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ (theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động).
đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm
-
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TT
Tên tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu chung
Chỉ tiêu theo vùng
Trung du miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
18
Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh"
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
18.4. Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận
pháp luật theo quy định
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ
những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
19
Quốc phòng
19.1. Xây dựng lực lượng dân
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
và An ninh
quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng
19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Chương II
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
Quan điểm hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí:
Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rất cụ thể nội hàm các chỉ tiêu, tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Do vậy, trong Sổ tay tổng hợp chi tiết nội dung hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành đối với các tiêu chí do xã trực tiếp theo dõi và đánh giá, để thuận lợi cho các xã trong quá trình thực hiện và tự đánh giá chỉ tiêu, tiêu chí đạt chuẩn (bao gồm 14 tiêu chí: Quy hoạch; Giao thông, Thủy lợi; Cơ sở vật chất văn hóa; Cơ sở hạ tầng thương mại; Nhà ở dân cư; Thu nhập; Hộ nghèo; Lao động có việc làm; Tổ chức sản xuất; Văn hóa; Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; Quốc phòng và An ninh; Môi trường và an toàn thực phẩm).
-
Đối với các tiêu chí còn lại (bao gồm 05 tiêu chí: Điện; Trường học; Thông tin và Truyền thông; Giáo dục và Đào tạo; Y tế) do cấp tỉnh theo dõi và đánh giá mức độ đạt chuẩn, văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành liên quan được tổng hợp theo hướng hệ thống hóa, để thuận lợi cho các địa phương tra cứu trong quá trình chỉ đạo, thực hiện và đánh giá công nhận các tiêu chí, chỉ tiêu đạt chuẩn.
Mục 1. TIÊU CHÍ QUY HOẠCH
-
Xã đạt chuẩn tiêu chí về quy hoạch khi đáp ứng các yêu cầu sau:
Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn.
Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch.
Việc đánh giá thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt, công bố và quản lý quy hoạch chung xây dựng xã, áp dụng theo quy định tại Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy
-
hoạch xây dựng nông thôn.
(Chi tiết nội dung Thông tư này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo).
Mục 2. TIÊU CHÍ GIAO THÔNG
-
Xã đạt chuẩn tiêu chí về giao thông khi đáp ứng các yêu cầu sau:
Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Đánh giá thực hiện:
UBND cấp tỉnh căn cứ hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” để quy định quy mô kỹ thuật và mức đạt chuẩn cụ thể đối với các nhóm xã trên địa bàn cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
(Chi tiết nội dung Quyết định này được thể hiện trong phụ lục kèm theo).
Mục 3. TIÊU CHÍ THỦY LỢI
-
Xã đạt chuẩn tiêu chí về thủy lợi khi đáp ứng các yêu cầu:
Có từ 80% trở lên diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.
-
Giải thích từ ngữ:
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động được hiểu là diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, hoặc tiêu nước kịp thời, đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.
Đánh giá thực hiện:
-
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động khi:
-
Phương pháp xác định:
Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động xác định theo công thức
-
sau:
Trong đó:
Ttưới =
S1 100%
S
+ Ttưới: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động (%).
+ S1: Diện tích gieo trồng cả năm thực tế được tưới (ha).
+ S: Diện tích gieo trồng cả năm cần tưới theo kế hoạch (ha).
S1, S: Được xác định theo số liệu của năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Ttiêu =
F1 100%
F
+ Ttiêu: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động (%).
+ F1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp thực tế được tiêu
(ha).
+ F: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp của xã (ha).
F1, F: Được xác định theo số liệu của năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới. Xã được đánh giá là đạt chỉ tiêu 3.1 khi Ttưới ≥ 80% và Ttiêu ≥ 80%.
-
Đối với các xã có đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối được đánh giá là đạt chỉ
tiêu 3.1 khi có diện tích nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối đảm bảo cấp, thoát nước chủ động đạt từ 80% trở lên. Cách xác định như sau:
Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối được cấp, thoát nước chủ động xác định theo công thức:
Trong đó:
T K1 100%
k K
+ Tk: Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối được cấp, thoát nước chủ động.
+ K1: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối thực tế được cấp, tiêu thoát nước đảm bảo (ha).
+ K: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối cần cấp, thoát nước theo kế hoạch (ha).
K1, K: Được xác định theo số liệu của năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới. Xã được đánh giá là đạt chỉ tiêu 3.1 khi Tk đạt ≥ 80%.
-
Về mức đạt chuẩn:
-
UBND cấp tỉnh căn cứ hướng dẫn tại điểm a khoản 1 mục 3 (về tiêu chí thủy lợi) này quy định cụ thể đối với các nhóm xã phù hợp với điều kiện đặc thù, theo hướng đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu và hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa phát triển bền vững.
Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ khi:
Có tổ chức bộ máy thực hiện công tác phòng, chống thiên tai được thành lập và kiện toàn theo quy định của pháp luật, có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương.
Các hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh.
Có cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.
Chi tiết đánh giá các Điểm a, b, c Khoản 2 Mục này, áp dụng theo “Hướng dẫn thực hiện đánh giá tiêu chí số 3 về thủy lợi trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”.
(Chi tiết nội dung Hướng dẫn này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 4. TIÊU CHÍ ĐIỆN
-
Xã đạt chuẩn tiêu chí về điện khi đáp ứng các yêu cầu sau:
Hệ thống điện đạt chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
-
Có tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt mức quy định của
vùng.
-
Giải thích từ ngữ:
-
Hệ thống điện bao gồm: Các nguồn từ lưới điện quốc gia hoặc ngoài lưới điện quốc
gia; hệ thống các trạm biến áp phân phối, các đường dây trung áp, các đường dây hạ áp, công tơ đo đếm phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.
Sử dụng điện thường xuyên:
-
-
Đối với khu vực sử dụng nguồn từ lưới điện quốc gia: Đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sản xuất, sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình;
Đối với khu vực sử dụng nguồn từ năng lượng tái tạo, trạm diezen độc lập: Đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình, số giờ cấp điện trong ngày đảm bảo lớn hơn 12 giờ/ngày đối với khu vực đất liền và lớn hơn 08 giờ/ngày đối với khu vực hải đảo.
Việc đánh giá thực hiện tiêu chí điện áp dụng theo quy định tại Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ Công Thương về phương pháp đánh giá thực hiện tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
(Chi tiết nội dung Quyết định này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 5. TIÊU CHÍ TRƯỜNG HỌC
Xã đạt chuẩn tiêu chí về trường học khi có tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia theo mức quy định của vùng.
-
Giải thích từ ngữ:
-
Trường học thuộc xã bao gồm các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học
cơ sở.
-
Trường học đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
-
Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên theo Quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
-
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
tạo.
-
Trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào
-
-
Tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia
được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia trên tổng số trường học của xã.
-
Việc đánh giá thực hiện tiêu chí trường học áp dụng theo Công văn số 5869/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 29/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
(Chi tiết nội dung Công văn này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 6. TIÊU CHÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT VĂN HÓA
-
Xã đạt chuẩn tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa khi đáp ứng các yêu cầu sau:
Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Có 100% số thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng.
-
Phương pháp xác định:
-
Về diện tích đất quy hoạch, quy mô xây dựng:
-
Đối với Trung tâm văn hóa - thể thao xã:
Vùng đồng bằng diện tích đất quy hoạch đối với hội trường văn hóa đa năng tối thiểu 500m2; khu thể thao 2.000m2 (chưa tính sân vận động).
Miền núi diện tích đất quy hoạch đối với hội trường văn hóa đa năng tối thiểu 300m2; khu thể thao tối thiểu 1.200m2 (chưa tính sân vận động).
Vùng núi cao, hải đảo và các xã đặc biệt khó khăn diện tích đất quy hoạch đối với hội trường văn hóa đa năng tối thiểu 200m2; khu thể thao tối thiểu 500m2 (chưa tính sân vận động).
Quy mô xây dựng hội trường đa năng đối với vùng đồng bằng tối thiểu 200 chỗ ngồi; miền núi tối thiểu 150 chỗ ngồi; vùng núi cao, hải đảo và các xã đặc biệt khó khăn tối thiểu 100 chỗ ngồi.
Đối với nhà văn hóa - khu thể thao thôn:
-
-
Vùng đồng bằng diện tích đất quy hoạch cho nhà văn hóa là 300m2 trở lên; khu thể thao là 500m2 trở lên.
Miền núi diện tích đất quy hoạch cho nhà văn hóa từ 200m2 trở lên; khu thể thao từ 300m2 trở lên.
Vùng núi cao, hải đảo và thôn ở các xã đặc biệt khó khăn diện tích đất quy hoạch cho nhà văn hóa từ 100m2 trở lên; khu thể thao từ 200m2 trở lên.
Quy mô xây dựng nhà văn hóa là 100 chỗ ngồi trở lên; miền núi là 80 chỗ ngồi trở lên; vùng núi cao, hải đảo và thôn ở xã đặc biệt khó khăn từ 50 chỗ ngồi trở lên.
-
Hướng dẫn xây dựng và sử dụng cơ sở vật chất văn hóa:
-
Xây dựng mới cơ sở vật chất văn hóa:
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào các Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xác định vị trí, diện tích đất quy hoạch, quy mô xây dựng Trung tâm văn hóa - thể thao xã; nhà văn hóa - khu thể thao thôn phù hợp với các tiêu chí phân theo từng vùng, miền quy định tại các Thông tư có liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Diện tích đất quy hoạch xây dựng Trung tâm văn hóa - thể thao xã; nhà văn hóa - khu thể thao thôn được tính gộp là tổng diện tích các công trình văn hóa, thể thao trên địa bàn xã và thôn. Địa điểm công trình văn hóa, thể thao không nhất thiết phải nằm trên cùng một vị trí.
Thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động văn hóa - thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn xã và được tính chung khi xem xét, đánh giá công nhận đạt chuẩn tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa.
Sử dụng cơ sở vật chất hiện có:
-
-
Đối với các địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí diện tích đất và huy động các nguồn lực để xây dựng mới Trung tâm văn hóa - thể thao xã, nhà văn hóa - khu thể thao thôn thì tạm thời sử dụng các cơ sở vật chất hiện có như Hội trường, Trung tâm học tập cộng đồng, nhà Rông, nhà Dài, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa hoặc các cơ sở hoạt động văn hóa - thể thao trên địa bàn do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã xây dựng từ trước và đồng ý cho sử dụng, để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng.
Một số địa phương có các thiết chế văn hóa truyền thống như Đình làng, nhưng chưa có nhà văn hóa, nếu được sự đồng ý của nhân dân, các đoàn thể địa phương và tổ chức quản lý Đình làng có thể sử dụng thiết chế này tổ chức một số hoạt động văn hóa thể thao phù hợp.
Một số thôn, làng, bản, ấp có số dân ít, địa giới hành chính gần nhau, được sự đồng thuận của nhân dân có thể tổ chức sinh hoạt văn hóa, thể thao tại một nhà văn hóa liên thôn.
Các địa phương sử dụng Hội trường, Trung tâm học tập cộng đồng, nhà Rông, nhà Dài, nhà sinh hoạt cộng đồng, Đình làng, nhà văn hóa đã xây dựng từ trước, nhà văn hóa liên thôn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ nhân dân vẫn được tính đạt chuẩn tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Các địa phương này phải có quy hoạch, có lộ trình đầu tư cụ thể xây dựng Trung tâm văn hóa - thể thao xã; nhà văn hóa - khu thể thao thôn đảm bảo các tiêu chí theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành.
Hướng dẫn xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định:
-
-
Trung tâm văn hóa - thể thao xã là nơi sinh hoạt chung cho người dân thuộc mọi lứa tuổi (kể cả trẻ em và người cao tuổi).
UBND cấp tỉnh quy định cụ thể đối với các nhóm xã trên địa bàn để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần tạo môi trường an toàn và lành mạnh cho trẻ em có cơ hội tham gia vui chơi, giải trí nhằm nâng cao kỹ năng sống, phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn (theo quy định tại Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020). Đảm bảo mục tiêu đến năm 2020, Trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. Những địa phương chưa có đủ điều kiện để xây dựng tại mỗi đơn vị hành chính cấp xã một Trung tâm văn hóa - thể thao, có thể xây dựng tại mỗi cụm xã một Trung tâm văn hóa - thể thao. Những địa phương không có khu vui chơi, giải trí riêng biệt cho trẻ em có thể sử dụng cơ sở vật chất của Trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã,
trang bị một số trang thiết bị tối thiểu phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tạo môi trường lành mạnh, an toàn, phát triển toàn diện cho trẻ em.
Việc đánh giá thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa áp dụng theo “Hướng dẫn số 4688/HD-BVHTTDL ngày 14/11/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về thực hiện tiêu chí 06 về Cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí 16 về Văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới”.
(Chi tiết nội dung Hướng dẫn này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 7. TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN
-
Xã đạt chuẩn tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
Xã có chợ nông thôn hoặc chợ liên xã theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Xã có điểm mua bán tập trung, giao thương hàng hóa theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Việc đánh giá thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn do UBND cấp tỉnh quy định cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Công Thương tại Quyết định số 4800/QĐ- BCT ngày 08/12/2016 về việc hướng dẫn thực hiện và xét công nhận tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020.
(Chi tiết nội dung Quyết định này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 8. TIÊU CHÍ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
-
Xã đạt chuẩn tiêu chí về thông tin và truyền thông khi đáp ứng các yêu cầu sau:
Xã có điểm phục vụ bưu chính theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Xã có dịch vụ viễn thông, internet theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Việc đánh giá thực hiện tiêu chí thông tin và truyền thông do UBND cấp tỉnh quy định cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Phụ lục về hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
(Chi tiết nội dung Phụ lục này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 9. TIÊU CHÍ NHÀ Ở DÂN CƯ
-
Xã đạt chuẩn tiêu chí về nhà ở dân cư khi đáp ứng các yêu cầu:
Trên địa bàn xã không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát.
-
Đạt mức quy định của vùng về tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy
định.
-
Đánh giá thực hiện
-
Nhà tạm, nhà dột nát là loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, dễ
sập, có niên hạn sử dụng dưới 5 năm hoặc không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, bếp, nhà vệ sinh theo quy định, không đảm bảo an toàn cho
người sử dụng.
Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-
-
Nhà ở nông thôn phải đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Các bộ phận nền, khung, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:
“Nền cứng” là nền nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, gạch lát, gỗ.
“Khung cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc; móng làm từ bê tông cốt thép hoặc xây gạch/đá.
“Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói hoặc lợp bằng các tấm lợp có chất lượng tốt như tôn, fibro xi măng.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở (bao gồm: nền, khung, mái) có thể làm bằng các loại vật liệu địa phương có chất lượng tương đương (như: tranh, cói, dừa nước…), đảm bảo thời hạn sử dụng theo quy định tại điểm c, khoản 2 của Mục này. Các địa phương quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể.
Đối với khu vực đồng bằng diện tích ở tối thiểu đạt từ 14m2/người trở lên; khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt từ 10m2/người trở lên. Diện tích tối thiểu một căn nhà từ 24m2 trở lên. Đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên.
Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên; Đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó.
Các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; Kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền.
(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo Công văn số 117/BXD-QHKT ngày 21/01/2015 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí về nhà ở nông thôn, được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 10. TIÊU CHÍ THU NHẬP
Xã đạt chuẩn về tiêu chí thu nhập khi có mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã đạt mức quy định của vùng.
-
Đánh giá thực hiện:
-
Mức thu nhập bình quân đầu người/năm của từng năm trong giai đoạn 2016-2020 cụ thể như sau:
Tên tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu chung
Chỉ tiêu theo vùng
TDMN
phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam TB
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB
sông Cửu Long
Thu nhập
Thu nhập bình quân
Năm 2016
≥30
≥22
≥33
≥22
≥27
≥27
≥39
≥33
đầu người khu vực nông thôn (triệu đồng/người)
Năm 2017
≥34
≥26
≥37
≥26
≥31
≥31
≥44
≥37
Năm 2018
≥38
≥30
≥41
≥30
≥35
≥35
≥49
≥41
Năm 2019
≥42
≥33
≥45,5
≥33
≥38
≥38
≥54
≥45,5
Năm 2020
≥45
≥36
≥50
≥36
≥41
≥41
≥59
≥50
Phương pháp tính thu nhập bình quân đầu người/năm
-
-
Khái niệm, phương pháp tính
Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã được tính bằng cách chia tổng thu nhập của nhân khẩu thực tế thường trú (NKTTTT) của xã trong năm cho số NKTTTT của xã trong năm.
Công thức:
Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã =
-
Phạm vi tính toán
Tổng thu nhập của NKTTTT của xã trong năm NKTTTT của xã trong năm
Chỉ tính thu nhập do NKTTTT của xã tạo ra, bất kể những người này làm việc và sản xuất kinh doanh trong hay ngoài địa bàn xã, không tính thu nhập của người ngoài xã đến làm việc và sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã.
-
Không tính vào thu nhập cho NKTTTT của xã:
Các khoản tiền hoặc hiện vật được chuyển nhượng, chi trả trong nội bộ dân cư của xã, trừ các khoản đã được tính vào chi phí sản xuất.
Các khoản thu vào để chi chung của xã như: Thu để đầu tư xây dựng các công trình, thực hiện các chương trình chung; thu vào ngân sách của xã... mà hộ không trực tiếp được nhận.
Thời điểm, thời kỳ thu thập số liệu
-
Thời điểm thu thập số liệu:
Số liệu về thu nhập được thu thập và báo cáo trong quý I năm sau năm báo cáo.
-
Thời kỳ thu thập số liệu:
Số liệu về thu nhập được thu thập trong thời kỳ 1 năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
Ghi chú: Nếu thời kỳ thu thập số liệu không trùng với năm dương lịch thì thu thập số liệu trong 12 tháng qua tính từ thời điểm thu thập trở về trước.
(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo Công văn số 563/TCTK-XHMT ngày 07/8/2014 của Tổng cục Thống kê về việc hướng dẫn tạm thời tính thu nhập bình quân đầu người/năm của xã, được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 11. TIÊU CHÍ HỘ NGHÈO
Xã đạt chuẩn về tiêu chí hộ nghèo khi có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016- 2020 của xã đạt mức quy định của vùng.
Đánh giá thực hiện:
-
Tỷ lệ hộ nghèo của xã được tính bằng cách chia tổng số hộ nghèo của xã (không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội) được Chủ tịch UBND cấp xã có quyết định công nhận sau các cuộc điều tra, rà soát định kỳ hằng năm trên địa bàn cho tổng số hộ dân cư trên địa bàn xã (không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội) theo công thức sau đây:
Tỷ lệ hộ nghèo của xã =
Tổng số hộ nghèo của xã
(đã trừ số hộ nghèo bảo trợ xã hội)
x 100%
Tổng số hộ dân cư của xã
(đã trừ số hộ nghèo bảo trợ xã hội)
Trong đó: Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ có ít nhất một thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật và các thành viên khác trong hộ không có khả năng lao động, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch UBND cấp xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội.
Trường hợp hộ nghèo phát sinh và hộ thoát nghèo của xã trong năm sẽ do xã rà soát, quyết định công nhận theo các nội dung hướng dẫn quy định tại Thông tư số 17/2016/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hằng năm áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 (hoặc các Thông tư, văn bản sửa đổi, bổ sung khác nếu có) làm căn cứ để xác định mức độ đạt tiêu chí “Hộ nghèo” của xã”.
(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo Công văn số 4999/LĐTBXH- KHTC ngày 12/12/2016 và Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 12. TIÊU CHÍ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM
Xã đạt chuẩn về tiêu chí lao động có việc làm khi có tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động đạt từ 90% trở lên.
-
Giải thích từ ngữ:
Lao động có việc làm trong độ tuổi lao động của xã là số người trong độ tuổi lao động có tên trong sổ hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú của xã, trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.
Đánh giá thực hiện:
Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người có việc làm trong độ tuổi lao động so với tổng dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.
Cách tính:
Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động
Số người có việc làm trong độ tuổi lao động
=
Dân số trong độ tuổi lao động có khả
năng tham gia lao động”
x 100%
(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo Công văn số 4999/LĐTBXH-KHTC ngày 12/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Bộ
tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 13. TIÊU CHÍ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
-
Xã đạt chuẩn tiêu chí về tổ chức sản xuất khi đáp ứng các yêu cầu sau:
Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.
-
Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền
vững.
Đánh giá thực hiện:
-
Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 khi
có ít nhất 01 hợp tác xã đạt các yêu cầu sau:
Tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012;
Có ít nhất 01 loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã;
Kinh doanh có lãi liên tục trong 02 năm tài chính gần nhất hoặc 01 năm tài chính đối với hợp tác xã mới thành lập dưới 02 năm;
-
Có quy mô thành viên lớn (UBND cấp tỉnh quy định cụ thể quy mô này phù hợp với điều kiện của địa phương);
đ) Tham gia vào chuỗi giá trị gắn với các sản phẩm chủ lực.
(Chi tiết nội dung đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu 13.1 thuộc tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất, được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững khi: Trên địa bàn xã có mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực dựa trên hợp đồng liên kết ổn định tối thiểu là một (01) chu kỳ sản xuất đối với cây lâm nghiệp, hai
-
chu kỳ thu hoạch đối với các sản phẩm khác và được sản xuất theo quy trình và chất lượng thống nhất giữa các bên tham gia liên kết.
Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã là sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, người dân có kinh nghiệm sản xuất, gần thị trường lớn... để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành cạnh tranh, có diện tích sản xuất (đối với trồng trọt, lâm nghiệp), quy mô đàn, sản lượng (đối với chăn nuôi, thủy sản) lớn và gắn với hoạt động sinh kế của đa số người dân trong xã; hoặc có hiệu quả kinh tế cao (gấp tối thiểu 1,5 lần sản phẩm đại trà khác của xã) và có tiềm năng mở rộng. Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã phải phù hợp với quy hoạch hoặc định hướng tái cơ cấu nông nghiệp của xã.
(Có Biểu đánh giá chỉ tiêu này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 14. TIÊU CHÍ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-
Xã đạt chuẩn tiêu chí về giáo dục và đào tạo khi đáp ứng các yêu cầu sau:
Đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) đạt mức quy định của vùng.
Có tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt mức quy định của vùng.
-
Đánh giá thực hiện:
Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 khi đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số học sinh tiếp tục học trên tổng số học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở.
(Chi tiết đánh giá Khoản 1 và Khoản 2 Mục này áp dụng theo Công văn số 5869/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 29/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
-
Phương pháp tính toán:
Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo được tính toán theo công thức sau: Σ số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm
trên địa bàn xã và đã được cấp văn bằng, chứng chỉ
Σ số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã
X 100%
(Chi tiết đánh giá nội dung này áp dụng theo Công văn số 4999/LĐTBXH-KHTC ngày 12/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 15. TIÊU CHÍ Y TẾ
-
Xã đạt chuẩn tiêu chí về y tế khi đáp ứng các yêu cầu sau:
Có tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 85% trở lên.
Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
Có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đạt mức quy định của vùng.
-
Đánh giá thực hiện:
-
Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số người dân trong xã có thẻ Bảo hiểm y tế còn hiệu lực trên tổng số dân trong xã.
Bảo hiểm y tế bao gồm: Bảo hiểm y tế do nhà nước hỗ trợ, bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc bảo hiểm y tế tự nguyện.
-
Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020.
(Chi tiết nội dung Quyết định này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) là số trẻ em dưới 5 tuổi có chiều cao theo tuổi thấp hơn chiều cao trung bình của trẻ cùng nhóm tuổi (=< - 2SD) tính bình quân trên 100 trẻ cùng nhóm tuổi trong cùng thời điểm điều tra.
-
-
-
Tỷ lệ % SDD thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) của trẻ em < 5 tuổi
Tổng số trẻ em < 5 tuổi trong xã có chiều cao theo tuổi thấp hơn chiều cao trung bình (<=-2SD) của trẻ cùng
= nhóm tuổi trong cùng thời điểm điều tra x
100
Tổng số trẻ em cùng nhóm tuổi của xã được đo chiều cao
trong cùng thời điểm điều tra
Việc đánh giá thực hiện đối với tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Mục 16. TIÊU CHÍ VĂN HÓA
Xã đạt chuẩn tiêu chí về văn hóa khi có từ 70% thôn, bản, ấp trở lên đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định.
Việc đánh giá thực hiện thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa, áp dụng theo Hướng dẫn số 4688/HD-BVHTTDL ngày 14/11/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện tiêu chí 06 về Cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí 16 về Văn hóa trong Bộ tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
(Chi tiết nội dung Hướng dẫn này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 17. TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
-
Xã đạt chuẩn tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm khi đáp ứng các yêu cầu
sau:
-
Có tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định đạt mức
quy định của vùng.
Có 100% cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.
Đạt xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.
Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch, theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định.
Có tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch đạt mức quy định của vùng.
Có tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường đạt mức quy định của vùng.
Có 100% hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
-
Đánh giá thực hiện:
-
Đối với yêu cầu về nước hợp vệ sinh và nước sạch
-
Nước hợp vệ sinh: là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả mãn các điều kiện: trong, không màu, không mùi, không vị. Ngoài ra cần kết hợp với những quan sát theo hướng dẫn dưới đây:
Nước máy hợp vệ sinh là nước từ các công trình cấp nước tập trung (tự chảy, bơm dẫn) có hệ thống đường ống cung cấp nước cho nhiều hộ gia đình thỏa mãn điều kiện: Trong, không màu, không mùi, không vị.
Giếng đào hợp vệ sinh: Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m. Thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá và thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất. Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
Giếng khoan hợp vệ sinh: Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác. Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
-
Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: Nước suối, nước mặt, nước mưa và nước mạch lộ hợp vệ sinh.
Khuyến cáo: Nước mưa thu hứng từ mái fibro xi măng có chất amiăng, khi sử dụng có nguy cơ gây bệnh ung thư, do đó khuyến cáo không được dùng cho ăn uống và không được xếp vào loại nước hợp vệ sinh.
Nước sạch (cũng là nước hợp vệ sinh): Là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.
Nước sạch (cũng là nước hợp vệ sinh): là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009 (chi tiết tại phụ lục).
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định trên tổng số hộ dân của xã tại cùng thời điểm đánh giá.
Việc đánh giá thực hiện tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch áp dụng theo “Hướng dẫn thực hiện đánh giá tiêu chí số 3 về Thủy lợi; chỉ tiêu số 17.1 thuộc tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”.
-
(Chi tiết nội dung Hướng dẫn này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
-
Cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường khi:
-
Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường, bao gồm:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, Giấy phép khai thác, xả thải nước thải vào nguồn nước theo quy định (nếu có);
Phương án bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện các nội dung về bảo vệ môi trường đã cam kết trong các hồ sơ nêu trên về phân loại, xử lý chất thải (nước thải, khí thải và chất thải rắn); nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;...
-
Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo:
Không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản;
Không xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển;
Không nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn khi chưa được cấp phép theo quy
-
định.
100% các làng nghề trên địa bàn quản lý (nếu có) phải đảm bảo:
-
-
Thực hiện đúng quy định của địa phương về bảo vệ môi trường;
Có phương án bảo vệ môi trường làng nghề;
-
Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải theo
quy định;
Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường.
-
Cảnh quan, môi trường được đánh giá xanh - sạch - đẹp, an toàn khi:
Các khu vực công cộng không có hiện tượng xả nước thải, chất thải rắn bừa bãi gây mất mỹ quan;
Hồ ao, kênh mương, bờ đê, đường làng ngõ xóm, khu vực công cộng được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ.
-
Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh (trên cơ sở quy định tại Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội).
(Chi tiết nội dung các Nghị định, Thông tư này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
-
Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định khi:
-
Về nước thải
Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của khu vực, không có hiện tượng tắc nghẽn, tù đọng nước thải và ngập úng;
Có điểm thu gom nước thải và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp nước thải trước khi đổ vào các kênh, mương, sông, hồ.
Về chất thải rắn
-
-
Không để xảy ra tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nông nghiệp hết hạn hoặc các vỏ bao bì, dụng cụ đựng các sản phẩm này sau khi sử dụng bị vứt, đổ bừa bãi ra môi trường.
Có phương án phù hợp để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh, trong đó nêu rõ:
-
+ Đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển;
+ Chủng loại, số lượng phương tiện vận chuyển;
+ Cách thức phân loại;
+ Tần suất, lịch trình thu gom đối với từng cụm dân cư;
+ Vị trí các điểm trung chuyển (nếu có).
Điểm tập kết chất thải rắn trong khu dân cư (nếu có) phải đảm bảo hợp vệ sinh.
Có Hương ước, quy ước đối với từng khu dân cư với sự tham gia của tất cả các hộ, cơ sở cam kết thực hiện đúng các quy định của địa phương đối với chất thải rắn, nước thải.
-
Hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch khi:
-
Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đảm bảo các điều kiện sau:
Được xây dựng khép kín với diện tích tối thiểu 0,6 m2;
Chất thải nhà vệ sinh không thải trực tiếp ra môi trường;
Có biện pháp cô lập được phân người, làm cho phân tươi hoặc chưa an toàn không thể tiếp xúc với người và động vật, tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân (virut, vi khuẩn);
Không tạo môi trường cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở;
Không gây mùi hôi, khó chịu.
-
Nhà tắm hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau:
Nhà tắm kín đáo có tường bao, có mái che;
-
Nước thải phải được xử lý và xả nước thải đúng nơi quy định.
UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của từng vùng miền.
-
Bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau:
Bể chứa phải có dung tích đủ lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng;
Sử dụng vật liệu làm bể chứa/dụng cụ chứa không có thành phần độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền:
-
+ Bể chứa nước được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông;
+ Lu trữ nước xi măng theo quy định;
+ Lu sành, khạp, chum, vại <200 lít;
+ Dụng cụ trữ nước sinh hoạt bằng innox, nhựa.
Bể, dụng cụ trữ nước sinh hoạt phải có nắp đậy kín để ngăn ngừa các chất bẩn khác xâm nhập hoặc muỗi vào đẻ trứng; đối với lu, bể lớn cần có van lấy nước, van xả cặn và van xả tràn.
Vệ sinh bể trữ, lu vại trước khi chứa nước và định kỳ 3 tháng 1 lần; nếu dụng cụ chứa nước bị nhiễm bẩn, cần thau rửa ngay sau khi nước rút bằng Cloramin B, hoặc clorua vôi.
Đảm bảo 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động.
-
-
Có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường khi đáp ứng các yêu cầu sau:
Nằm cách biệt với nhà ở, nguồn nước;
Được vệ sinh định kỳ bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
Có đủ hồ sơ, thủ tục về BVMT như đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh;
Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý; không xả, chảy tràn ra khu vực xung quanh.
(Chi tiết nội dung hướng dẫn đánh giá thực hiện các Điểm 2, 3, 5, 6, 7 Mục này được thể hiện tại hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Phụ lục kèm theo)
Việc đánh giá hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm áp dụng theo quy định sau:
-
Đối tượng áp dụng:
Hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm:
Hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, khai thác nông lâm thủy sản; nuôi trồng thủy sản; tàu cá; sản xuất, khai thác muối);
Hộ gia đình, cơ sở thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm;
Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thực phẩm.
-
Phạm vi áp dụng:
Hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại địa bàn xã nông thôn mới (trừ hộ gia đình, cơ sở sản xuất chỉ để tiêu dùng, không bán sản phẩm ra thị trường).
Hướng dẫn thực hiện: (chi tiết nội dung này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Phương pháp đánh giá:
Cung cấp tài liệu chứng minh xã đạt tiêu chí 17.8, bao gồm:
-
Danh sách thống kê các hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn (tên hộ gia đình và cơ sở, địa chỉ hộ gia đình và cơ sở theo từng loại hình sản xuất, kinh doanh).
Thời điểm cập nhật danh sách yêu cầu không quá 06 tháng tính đến thời điểm tổ chức đánh giá.
-
Thông tin việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của các hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tương ứng với từng loại hình cơ sở, cụ thể:
+ Số, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (với đối tượng phải cấp);
+ Ngày làm Bản ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm của hộ gia đình và cơ sở;
+ Ngày kiểm tra, cơ quan kiểm tra, kết quả thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm điều kiện bảo đảm ATTP của cơ quan chức năng.
Mục 18. TIÊU CHÍ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
-
Xã đạt chuẩn tiêu chí về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật khi đáp ứng các yêu cầu sau:
Có 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định.
Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.
Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”.
Có 100% tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên.
Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.
Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.
-
Đánh giá thực hiện:
-
Cán bộ xã đạt chuẩn khi đáp ứng tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
Công chức xã đạt chuẩn khi đáp ứng tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
(Chi tiết nội dung các Nghị định, Thông tư, Quyết định này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Hệ thống tổ chức chính trị ở xã (bao gồm: Tổ chức Đảng; chính quyền; tổ chức chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã) được thành lập theo quy định của cấp có thẩm quyền.
-
Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh” khi đáp ứng yêu cầu theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương tại Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW ngày 25/9/2014 về kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm.
(Chi tiết nội dung Hướng dẫn này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh” khi đáp ứng yêu cầu theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Các tổ chức chính trị - xã hội đạt loại khá trở lên khi đáp ứng các yêu cầu và được tổ chức chính trị - xã hội cấp trên đánh giá, công nhận đạt danh hiệu.
-
Xã được đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi đáp ứng các yêu cầu về các tiêu chí tiếp cận pháp luật và điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.
(Việc đánh giá thực hiện nội dung này áp dụng theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tư
pháp)
-
Xã được đánh giá đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ
và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội khi đáp ứng các yêu cầu sau:
-
-
Có ít nhất một (01) nữ lãnh đạo ở xã (bao gồm các chức danh: Bí thư Đảng ủy xã; Phó Bí thư Đảng ủy xã; Chủ tịch UBND xã; Phó Chủ tịch UBND xã; Chủ tịch HĐND xã; Phó Chủ tịch HĐND xã;….).
100% phụ nữ thuộc hộ nghèo, phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức.
Không có trường hợp tảo hôn, cưỡng ép kết hôn.
Mỗi tháng có ít nhất 02 chuyên mục tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh của xã.
-
Có ít nhất 01 mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh cho các nạn nhân bị bạo lực giới và bạo lực gia đình tại cộng đồng đạt chuẩn.
(Chi tiết đánh giá thực hiện chỉ tiêu này áp dụng theo Công văn số 4999/LĐTBXH- KHTC ngày 12/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 19. TIÊU CHÍ QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
-
Xã đạt chuẩn tiêu chí về quốc phòng và an ninh khi đáp ứng các yêu cầu sau:
Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng.
Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước.
-
Đánh giá thực hiện:
-
Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng khi đáp ứng các yêu cầu theo Hướng dẫn của Bộ Quốc phòng. Cụ thể như sau:
Xây dựng Ban chỉ huy quân sự và dân quân xã:
-
-
-
Số lượng cán bộ: Theo quy định của pháp luật:
+ Chỉ huy trưởng là thành viên Ủy ban nhân dân xã; Chỉ huy phó, Chính trị viên, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm, số lượng Chỉ huy phó ở các xã trọng điểm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
+ Trình độ chuyên môn: Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; đến năm 2020 có 100% cán bộ quân sự xã được đào tạo trình độ trung cấp ngành quân sự cơ sở đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, trình độ cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành quân sự cơ sở đối các xã còn lại. Hằng năm phải được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về chính trị, quân sự, pháp luật và nghiệp vụ chuyên môn;
Nơi làm việc của Ban Chỉ huy quân sự xã: Ban Chỉ huy quân sự có nơi làm việc và trang thiết bị theo quy định của pháp luật; cán bộ Ban Chỉ huy quân sự được hưởng phụ cấp thâm niên, phụ cấp quản lý đơn vị; Trưởng, Phó Ban Chỉ huy quân sự được hưởng chế độ, chính sách và các chế độ đãi ngộ khác theo quy định của pháp luật.
Chất lượng chính trị: Tỷ lệ đảng viên trong dân quân nòng cốt đạt từ 18% trở lên; hoàn thành chỉ tiêu phát triển đảng viên mới trong dân quân theo quy định;
-
Thôn đội trưởng, tiểu đội trưởng dân quân thường trực, trung đội trưởng dân quân cơ động là đảng viên.
Xây dựng lực lượng dân quân “Vững mạnh, rộng khắp”:
Tổ chức xây dựng lực lượng, biên chế, trang bị:
+ Tổ chức biên chế đơn vị dân quân tự vệ theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.
+ Hằng năm, Ban chỉ huy Quân sự tham mưu cho UBND xã tổ chức lễ kết nạp dân quân mới và trao quyết định công nhận dân quân nòng cốt đã hoàn thành nhiệm vụ.
+ Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo Thông tư số 65/TT-BQP ngày 16/5/2016 của
Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn về trang bị, quản lý sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của dân quân tự vệ.
Huấn luyện: Hàng năm các đối tượng dân quân được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo nội dung, thời gian, chương trình quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BQP ngày 08/01/2016 của Bộ Quốc phòng.
-
Hoạt động: Thực hiện theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ ban hành quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.
Hoàn thành các chỉ tiêu về quốc phòng:
Có đầy đủ các kế hoạch theo quy định tại Thông tư số 108/2016/TT-BQP ngày 16/7/2016 của Bộ Quốc phòng.
Tuyên truyền vận động và triển khai thực hiện tốt công tác tuyển sinh quân sự, hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ hằng năm theo chỉ tiêu Chủ tịch UBND cấp huyện giao, đảm bảo chất lượng.
100% quân nhân hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị thường trực về địa phương được đăng ký quân dự bị và được quản lý chặt chẽ.
100% quân nhân dự bị động viên và phương tiện kỹ thuật được đăng ký, quản lý chặt chẽ theo chỉ tiêu cấp trên giao, sẵn sàng động viên khi có lệnh.
Hằng năm tổ chức tốt trình tự, thủ tục công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, đăng ký nghĩa vụ quân sự và lập danh sách báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của pháp luật.
Lập danh sách lực lượng dân quân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác được giao.
Chủ trì phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên.
Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân, công tác vận động quân chúng, công tác chính sách hậu phương quân đội; tổ chức cho dân quân tự vệ, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
(Chi tiết nội dung Hướng dẫn này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Xã được đánh giá đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước, khi đáp ứng đủ các nội dung được quy định tại theo Hướng dẫn số 07/HD-BCA-V28 ngày 18/11/2016 của Bộ Công an. Cụ thể như sau:
Hằng năm, Đảng ủy có nghị quyết, UBND xã có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; tổ chức xây dựng có hiệu quả các mô hình bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
-
Không có khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật, như: Lôi kéo, tụ tập nhiều người cùng đến các cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp hoặc cá nhân để đưa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm
hay có liên quan đến việc thực thi chính sách, pháp luật, môi trường, quản lý sử dụng đất đai... gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; các vụ việc này đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn tụ tập khiếu kiện đông người, khiếu kiện không đúng thẩm quyền, vượt cấp trái pháp luật hoặc chưa được giải quyết theo đúng quy định về thời hạn khiếu nại, tố cáo (trước thời điểm đề nghị xét, công nhận từ 12 tháng trở lên).
Không để xảy ra trọng án trên địa bàn: Không để xảy ra vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các điều 93, 95, 96; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 104, 111, 112, 113, 114, 133, 134, 135 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
-
Các loại tội phạm, tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút...) và các vi phạm pháp luật khác được kiềm chế, giảm so với năm trước (thời điểm đề nghị công nhận xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên).
đ) Xã được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; không thuộc xã trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự (trừ các xã đảo, xã có đường biên giới quốc gia).
Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố trong sạch, vững mạnh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.
(Chi tiết nội dung Hướng dẫn và Thông tư này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)./.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
PHỤ LỤC SỔ TAY
TỔNG HỢP VĂN BẢN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH LIÊN QUAN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA
VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số:
/QĐ-BNN-VPĐP ngày
/
/2017
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
HÀ NỘI - 2017
PHỤ LỤC SỔ TAY
TỔNG HỢP VĂN BẢN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH LIÊN QUAN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA
VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
I. ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 1 VỀ QUY HOẠCH
Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn. Cụ thể như sau:
BỘ XÂY DỰNG
Số: //TT-BXD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm
THÔNG TƯ
Hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn
Căn cứ Luật xây dựng số 50/2014/QH13;
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quy hoạch – Kiến trúc;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng nông thôn.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn thực hiện về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn; hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
-
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn.
Điều 2. Nguyên tắc lập quy hoạch xây dựng nông thôn
-
Tuân thủ Điều 16 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 44/2015/NĐ-CP).
Đảm bảo thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cấp xã, cấp huyện có liên quan theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
-
Điều 3. Lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng nông thôn
Trách nhiệm, hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng nông thôn thực hiện theo Điều 16, Điều 17 Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 23. Điều 24 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
Nội dung lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng nông thôn:
Nội dung lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng xã bao gồm: Những định hướng cơ bản về phát triển dân cư; các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối, hạ tầng xã hội, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Nội dung lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn bao gồm: Tổ chức không gian; quy mô các công trình công cộng, dịch vụ, nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Điều 4. Nội dung và quy cách thể hiện hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn
Nội dung thuyết minh, bản vẽ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn phải tuân thủ quy định tại Chương II của Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Hệ thống ký hiệu bản vẽ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn phải tuân thủ quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1
QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG XÃ
Điều 5. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã
Yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
Thời hạn quy hoạch chung xây dựng xã là 10 năm và phân kỳ quy hoạch là 05 năm.
Điều 6. Hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã
-
Thành phần hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã:
Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã;
Bản vẽ bao gồm sơ đồ vị trí, mối liên hệ vùng huyện, vùng liên huyện, bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng xã theo tỷ lệ thích hợp;
Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã gồm các nội dung quy định tại Điều 9 Thông tư này;
Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ.
-
Nội dung thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã:
Nêu lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch; xác định quy mô, phạm vi và ranh giới lập quy hoạch;
Xác định mục tiêu của quy hoạch; tính chất, chức năng, kinh tế chủ đạo của xã (kinh tế thuần nông, nông lâm kết hợp, tiểu thủ công nghiệp…);
Dự báo sơ bộ về quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng toàn xã trong thời hạn quy hoạch và phân kỳ quy hoạch;
-
Các yêu cầu trong quá trình lập đồ án:
Phân tích, đánh giá hiện trạng bao gồm: Hiện trạng về điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, các công trình công cộng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, sản xuất, môi trường…;
Xác định các yếu tố tác động của vùng xung quanh ảnh hưởng đến phát triển không gian trên địa bàn xã;
Rà soát, đánh giá các dự án và các quy hoạch còn hiệu lực trên địa bàn xã;
Xác định tiềm năng, động lực chính phát triển kinh tế - xã hội của xã;
Tổ chức không gian tổng thể toàn xã, tổ chức, phân bố các khu chức năng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất;
Đánh giá môi trường chiến lược.
Danh mục các bản vẽ, số lượng hồ sơ và tổng dự toán chi phí lập quy hoạch;
Tiến độ, tổ chức thực hiện đồ án.
Điều 7. Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã
Yêu cầu về nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng xã thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
Điều 8. Hồ sơ đồ án quy hoạch chung xây dựng xã
-
Thành phần hồ sơ đồ án quy hoạch chung xây dựng xã:
Thuyết minh tổng hợp kèm theo các bản vẽ thu nhỏ, các phụ lục tính toán và các văn bản pháp lý liên quan.
-
Các bản vẽ của đồ án được thể hiện theo tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000, bao gồm:
Sơ đồ vị trí, mối liên hệ vùng huyện, vùng liên huyện;
Bản đồ hiện trạng tổng hợp, đánh giá đất xây dựng;
Sơ đồ định hướng phát triển không gian;
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường; hạ tầng phục vụ sản xuất;
Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch bao gồm các nội dung quy định tại Điều 10Thông tư này; Dự thảo Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ.
Nội dung thuyết minh đồ án quy hoạch chung xây dựng xã:
Nêu lý do sự cần thiết lập quy hoạch; nêu đầy đủ căn cứ lập quy hoạch; xác định quan điểm và mục tiêu quy hoạch.
-
Phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp:
Điều kiện tự nhiên như: đặc điểm địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, tài nguyên nước, rừng, biển. Các ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, môi trường và các hệ sinh thái;
Dân số (số hộ dân, cơ cấu dân số, cơ cấu lao động, đặc điểm phát triển), đặc điểm về văn hóa, dân tộc và phân bố dân cư;
Phát triển kinh tế trong các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; đánh giá thế mạnh, tiềm năng và các hạn chế trong phát triển kinh tế;
Hiện trạng sử dụng và biến động từng loại đất (lưu ý các vấn đề về sử dụng và khai thác đất nông nghiệp; những vấn đề tồn tại trong việc sử dụng đất đai);
Hiện trạng về nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất, môi trường, các công trình di tích, danh lam, thắng cảnh du lịch;
Việc thực hiện các quy hoạch có liên quan, các dự án đã và đang triển khai trên địa
-
bàn xã.
-
Xác định tiềm năng, động lực và dự báo phát triển xã.
-
Dự báo quy mô dân số, lao động, số hộ cho giai đoạn quy hoạch 10 năm và phân kỳ
quy hoạch 5 năm;
Dự báo loại hình, động lực phát triển kinh tế chủ đạo như: kinh tế thuần nông, nông lâm kết hợp; chăn nuôi; tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ; quy mô sản xuất, sản phẩm chủ đạo, khả năng thị trường, định hướng giải quyết đầu ra;
Xác định tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất (nông nghiệp sang phi nông nghiệp hoặc đất đô thị) phục vụ dân cư, công trình hạ tầng và sản xuất;
Xác định quy mô đất xây dựng cho từng loại công trình công cộng, dịch vụ cấp xã, thôn, bản; quy mô và chỉ tiêu đất ở cho từng loại hộ gia đình như: hộ sản xuất nông nghiệp; hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp; hộ thương mại, dịch vụ trong toàn xã;
-
-
Định hướng quy hoạch không gian tổng thể xã:
Định hướng tổ chức hệ thống trung tâm xã, khu dân cư mới và cải tạo thôn, bản. Xác định quy mô dân số, tính chất, nhu cầu đất ở cho từng khu dân cư mới và thôn, bản;
Định hướng tổ chức hệ thống công trình công cộng, dịch vụ. Xác định vị trí, quy mô, định hướng kiến trúc cho các công trình công cộng, dịch vụ cấp xã, thôn,bản;
Định hướng tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc khu dân cư mới và các thôn, bản cũ. Xác định các chỉ tiêu quy hoạch, định hướng kiến trúc cho từng loại hình ở phù hợp với đặc điểm của địa phương;
Định hướng tổ chức các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, làng nghề, khu vực sản xuất và phục vụ sản xuất nông nghiệp;
Định hướng tổ chức các khu chức năng đặc thù khác trên địa bàn xã.
-
Quy hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch các loại đất trên địa bàn xã cập nhật phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
Xác định diện tích đất cho nhu cầu phát triển theo các giai đoạn 5 năm, 10 năm và các thông số kỹ thuật chính cho từng loại đất, cụ thể: đất nông nghiệp, đất xây dựng và các loại đất khác;
-
Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư
này.
-
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:
-
Định hướng quy hoạch xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, các công
trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi xã. Xác định khung hạ tầng phục vụ sản xuất như: đường nội đồng, kênh mương thủy lợi;
Xác định vị trí, quy mô cho các công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: đường trục xã, đường liên thôn, đường trục thôn, cao độ nền, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và nghĩa trang.
-
-
Đánh giá môi trường chiến lược.
Nội dung đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/ 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi và các văn bản khác có liên quan.
Dự kiến các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư.
Xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn xã và kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn;
-
Dự kiến sơ bộ nhu cầu vốn và các nguồn lực thực hiện.
k) Kết luận và kiến nghị.
Điều 9. Nội dung phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã
Tên đồ án, vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch.
-
Quan điểm, mục tiêu, động lực phát triển kinh tế chủ đạo của xã.
Dự báo sơ bộ về quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai; lựa chọn các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật áp dụng.
-
Các yêu cầu nghiên cứu đồ án:
Phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định tính chất, chức năng; các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của xã;
Tổ chức không gian các khu chức năng công cộng, dịch vụ, nhà ở và chức năng khác;
Tổ chức mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất toàn xã;
-
Các yêu cầu khác theo đặc điểm của từng địa phương.
-
Danh mục, số lượng hồ sơ, tổng dự toán chi phí lập quy hoạch
Tiến độ, tổ chức thực hiện đồ án.
-
Điều 10. Nội dung phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng xã
-
Vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch.
-
Mục tiêu quy hoạch, tính chất, chức năng của xã.
-
Quy mô dân số, lao động; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu.
-
Phân khu chức năng.
Hệ thống trung tâm xã; hệ thống thôn, bản, các khu dân cư tập trung; khu sản xuất; các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển; khu vực cấm xây dựng; khu đặc thù; các công trình đầu mối, kết nối hạ tầng.
-
Định hướng tổ chức không gian xã:
Vị trí, quy mô, định hướng kiến trúc cho các công trình công cộng, dịch vụ cấp xã, thôn, bản;
-
Chỉ tiêu, hình thức kiến trúc cho từng loại đất ở khu dân cư mới và cải tạo thôn, bản
cũ;
-
Tổ chức các khu vực sản xuất, (tiểu thủ công nghiệp tập trung, làng nghề và phục
vụ sản xuất nông nghiệp…) dịch vụ và các khu vực đặc thù khác;
Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất, (mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các thôn, bản và vùng sản xuất), công trình đầu mối trong phạm vi xã.
-
Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và nguồn vốn.
-
Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Tiến độ, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch chung xây dựng xã.
-
-
Mục 2
QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN
Điều 11. Các loại quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
-
Quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới Trung tâm xã.
Quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng thôn, bản hoặc xây dựng các khu dân cư mới và khu tái định cư.
-
-
Điều 12. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
Yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
Điều 13. Hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
-
Thành phần hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn:
Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí, mối liên hệ khu vực; bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch theo tỷ lệ thích hợp.
Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm các nội dung quy định tại Điều 17 Thông tư này.
Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ.
-
Nội dung thuyết minh nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn:
-
Nội dung thuyết minh nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới Trung tâm xã.
Nêu lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch
Phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch; quy mô dân số (nếu có).
Các yêu cầu trong quá trình lập đồ án:
-
-
Đánh giá điều kiên tự nhiên, hiện trạng khu vực lập quy hoạch;
Tổ chức không gian, tầng cao, giải pháp kiến trúc công trình công cộng, dịch vụ, nhà ở (nếu có), cây xanh, các vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn;
Giải pháp quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, môi trường trong khu vực lập quy hoạch;
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trung tâm xã và trung tâm các thôn, bản;
-
Đánh giá môi trường chiến lược.
Danh mục, số lượng hồ sơ, tiến độ thực hiện, tổng dự toán chi phí lập quy hoạch.
-
Nội dung thuyết minh nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng thôn, bản hoặc xây dựng các khu dân cư mới và khu tái định cư.
-
Nêu lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch.
Phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch; quy mô dân số.
Các yêu cầu trong quá trình lập đồ án:
Đánh giá điều kiên tự nhiên, hiện trạng khu vực lập quy hoạch;
Giải pháp cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang các công trình kiến trúc, di tích văn hóa hiện có, hướng dẫn cải tạo, xây mới nhà ở có bản sắc kiến trúc phù hợp với từng địa phương;
Giải pháp cải tạo, xây mới mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ đời sống dân cư trong thôn, bản;
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, đất ở cho các loại hộ gia đình và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường thôn, bản;
-
Đánh giá môi trường chiến lược.
-
Danh mục, số lượng hồ sơ, tiến độ thực hiện, tổng dự toán chi phí lập quy hoạch.
Điều 14. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
Yêu cầu về nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
Điều 15. Hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
-
Thành phần hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn:
Thuyết minh tổng hợp kèm theo các bản vẽ thu nhỏ, các phụ lục tính toán và các văn bản pháp lý liên quan.
Các bản vẽ của đồ án được thể hiện theo tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2000 bao gồm:
-
-
Sơ đồ vị trí, ranh giới khu vực lập quy hoạch;
Bản đồ hiện trạng tổng hợp;
Sơ đồ quy hoạch không gian;
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật;
Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch gồm các nội dung quy định tại Điều 18 Thông tư này; Dự thảo Quy định quản lý xây dựng theo đồ án gồm các nội dung quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ.
-
Nội dung thuyết minh đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn:
-
Nội dung thuyết minh đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới trung tâm xã.
Nêu lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch.
Phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch; quy mô dân số, số hộ (nếu có).
Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất theo từng loại đất, tình hình xây dựng các công trình công cộng cấp xã theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xác định quy mô xây dựng, đất đai, yêu cầu và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cho từng công trình công cộng, công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng cấp xã.
Nêu giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, quy hoạch sử dụng đất hệ thống các công trình công cộng, dịch vụ, nhà ở (nếu có) và mạng lưới hạ tầng kỹ thuật trung tâm xã.
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Đánh giá môi trường chiến lược.
Các dự án ưu tiên, giải pháp huy động nguồn lực.
Kết luận và kiến nghị.
Nội dung thuyết minh đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng thôn, bản hoặc xây dựng các khu dân cư mới và khu tái định cư:
-
-
Nêu lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch.
Phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch; quy mô dân số, số hộ.
Phân tích hiện trạng sử dụng đất, tình hình, đặc điểm xây dựng nhà ở, dự báo quy mô dân số, dự báo sử dụng quỹ đất xây dựng cho từng điểm dân cư.
-
Nêu giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bố trí các lô đất theo chức năng sử dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường trong khu vực lập quy hoạch.
dựng.
-
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cụ thể: quy mô, chỉ tiêu cơ bản về đất, công trình xây
Đánh giá môi trường chiến lược.
Các dự án ưu tiên, giải pháp huy động nguồn lực.
-
Kết luận và kiến nghị.
Điều 16. Nội dung phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
Tên đồ án, vị trí và quy mô lập quy hoạch.
Mục tiêu, tính chất khu vực lập quy hoạch.
Dự báo sơ bộ về quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai; lựa chọn các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật áp dụng.
-
Các yêu cầu nghiên cứu đồ án:
Công tác điều tra khảo sát hiện trạng và thu thập tài liệu.
Chức năng, diện tích, chỉ tiêu sử dụng đối với từng ô đất cải tạo, hoặc xây dựng mới (mật độ, hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình, chỉ giới xây dựng đối với từng công trình).
Hình thức kiến trúc, màu sắc chủ đạo của các công trình bảo tồn, tôn tạo hoặc xây dựng mới.
Cải tạo hoặc xây dựng mới hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và giải pháp kết nối hạ tầng kỹ thuật.
Các yêu cầu khác theo đặc điểm của từng địa phương.
Danh mục, số lượng hồ sơ, kinh phí, thực hiện đồ án.
Tiến độ, tổ chức thực hiện đồ án.
Điều 17. Nội dung phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông
thôn
Vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch.
Mục tiêu quy hoạch, tính chất khu vực lập quy hoạch.
Quy mô, cơ cấu dân số, lao động
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Chức năng, diện tích, chỉ tiêu sử dụng đối với từng ô đất cải tạo, hoặc xây dựng mới (mật độ, hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình, chỉ giới xây dựng đối với từng công trình).
Định hướng hình thức kiến trúc các công trình công cộng, dịch vụ, nhà ở và các vật thể kiến trúc khác.
Các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Hạng mục các công trình dự kiến đầu tư xây dựng.
Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
-
Giải pháp tổ chức thực hiện.
Mục 3
QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
Điều 18. Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn
Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và Thông tư này.
-
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn bằng văn bản với các nội dung được hướng dẫn tại Thông tư này, đồng thời ban hành Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch
Cơ quan trình duyệt: Uỷ ban nhân dân xã trình nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
Cơ quan thẩm định: Cơ quan quản lý xây dựng huyện chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng của huyện có liên quan thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
Cơ quan phê duyệt: Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
-
Tổ chức tư vấn lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn chịu trách nhiệm về những nội dung nghiên cứu và tính toán kinh tế – kỹ thuật thể hiện trong thuyết minh, hồ sơ bản vẽ của đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn được duyệt.
Điều 19. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn
Trình tự điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn thực hiện theo điều 38 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
-
Các trường hợp thực hiện điều chỉnh đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
Đối với những xã đã có quy hoạch xây dựng nông thôn được duyệt nhưng chưa đáp ứng các chỉ tiêu về nông thôn mới quy định tại Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cấp xã, cấp huyện có liên quan theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn xuất hiện những thay đổi về chính sách, chủ trương, các quy hoạch cấp trên đã được phê duyệt làm thay đổi các dự báo của quy hoạch xây dựng nông thôn.
Các biến động về địa lý- tự nhiên như: thay đổi ranh giới hành chính, sụt lở, lũ lụt, động đất và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các dự báo về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn quyết định việc điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật.
Khi điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn xác định rõ các yêu cầu, để đề xuất nội dung điều chỉnh như: sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian cho từng khu vực, giải pháp cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng, dịch vụ phù hợp với khả năng, nguồn lực và yêu cầu phát triển, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Điều 20. Công bố quy hoạch xây dựng nông thôn
Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm công bố, công khai quy hoạch xây dựng nông thôn tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã với các nội dung như sau:
-
Đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng xã:
Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng xã; Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch;
Sơ đồ quy hoạch không gian tổng thể xã;
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phục vụ sản xuất;
-
Đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn:
Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch;
Sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan;
Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất;
Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật;
-
Trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn, các dự án đầu tư xây dựng đã và đang triển khai cần được cập nhật và công bố kịp thời, đầy đủ để các tổ chức, cá nhân biết và giám sát thực hiện.
Điều 21. Quy định quản lý và cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng nông thôn
Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm quản lý quy hoạch thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành Quy định quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn.
Nội dung Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch (theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
-
Việc cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng được thực hiện theo Điều 43 của Luật Xây dựng năm 2014.
Điều 22. Tổ chức cắm mốc chỉ giới xây dựng
Thực hiện theo Thông tư số 10/2016/TT-BXD ngày 15/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 23. Trách nhiệm thực hiện
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng theo quy định tại Điều 28 Nghị định 44/2015/NĐ-CP.
Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Quy hoạch–Kiến trúc (đối với TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên về tình hình lập, thực hiện theo quy hoạch xây dựng nông thôn đã được phê duyệt; định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo Bộ Xây dựng.
Vụ Quy hoạch – Kiến trúc có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp
Các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mà nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì việc lập, thẩm định và phê duyệt thực hiện theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 25. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm và thay thế cho Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;Thông tư Liên tịch số 13/2011/TTLT- BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết”./.
-
ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 2 VỀ GIAO THÔNG
Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”. Cụ thể như sau:
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 4927/QĐ-BGTVT
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành “ Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thốn mới giai đoạn 2010-
2020”
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020;
Xét đề nghị của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT tại văn bản số 2604/VKHCN- KHCNngày 03 tháng 12 năm 2014 về việc đề nghị xem xét ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ KHCN và Vụ KHĐT;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”.
Đối với các dự án đang triển khai thực hiện có quy mô kỹ thuật theo bản Hướng dẫn được ban hành kèm theo Quyết định 315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 vẫn tiếp tục triển khai thực hiện. Đối với các dự án mới, cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh theo bản Hướng dẫn được ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch Đầu tư, Khoa học Công nghệ, Kết cấu hạ tầng GT; Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN, Chánh Văn phòng Quỹ
bảo trì đường bộ TW, Giám đốc sở GTVT các tỉnh/TP trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN QUY MÔ KỸ THUẬT
ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải)
-
Quy định chung
Đường giao thông nông thôn (GTNT) bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi… phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của các địa phương, xem Phụ lục A.
-
Lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phải được xem xét và dựa trên những yêu cầu cơ bản sau đây:
Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông trong khu vực và địa phương được cấp thẩm quyền phê duyệt;
Đáp ứng yêu cầu trước mắt và có xét tới định hướng phát triển bền vững, lâu dài nhiều mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của địa phương;
Phải xét đến phương án phân kỳ đầu tư để khi nâng cấp cải tạo tận dụng được tối đa các công trình cầu cống đã phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ phải xét đến việc dự trữ đất dùng cho công trình hoàn chỉnh sau này;
Kết hợp chặt chẽ mạng lưới giao thông với quy hoạch tưới tiêu của thủy lợi, hệ thống đường dây tải điện, thông tin hữu tuyến...
Hệ thống đường GTNT nói chung bao gồm 4 cấp kỹ thuật (cấp A, cấp B, cấp C hoặc cấp D) theo TCVN 10380:2014. Lựa chọn cấp hạng kỹ thuật tuyến đường tùy thuộc vào chức năng của đường và lưu lượng xe thiết kế (Nn), xem Bảng 1. Xác định lưu lượng xe thiết kế và tải trọng trục xe xem Phụ lục B.
Đối với những khu vực kinh tế phát triển hoặc có khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa lớn (khu sản xuất, chăn nuôi, gia công, chế biến Nông Lâm Thủy Hải sản; vùng trồng cây công nghiệp; cánh đồng mẫu lớn; đồng muối; làng nghề; trang trại và các cơ sở tương đương), có thể lựa chọn áp dụng một trong 3 cấp kỹ thuật (cấp VI, cấp V hoặc cấp
-
-
theo TCVN 4054:2005 cho đường GTNT. Căn cứ để lựa chọn áp dụng các cấp kỹ thuật theo TCVN 4054:2005 cho đường GTNT dựa trên hai thông số cơ bản, đó là:
Lưu lượng xe thiết kế (Nn) ≥ 200 xqđ/nđ;
-
Xe có tải trọng trục từ lớn hơn 6000 Kg đến 10000 Kg chiếm trên 10 % tổng số xe lưu thông trên tuyến.
1.5.Đối với khu vực đang trong quá trình đô thị hóa hoặc nằm trong quy hoạch đô thị hóa, cần phải lựa chọn áp dụng loại đường phố nội bộ (4-a) trong TCXDVN104:2007 "Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế " cho đường GTNT.
Khi đã lựa chọn áp dụng các cấp đường theo TCVN 4054:2005 hoặc TCXDVN104:2007 cho đường GTNT phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu và chỉ dẫn của Tiêu chuẩn được lựa chọn thay thế, đồng thời về thiết kế mặt đường cũng phải tuân theo 22TCN 211:06 “Áo đường mềm – các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế” hoặc “Quy định tạm thời về thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông” ban hành kèm theo Quyết định số 3230/QĐ - BGTVT ngày 14/12/2012.
Tổng hợp phân cấp kỹ thuật đường GTNT theo chức năng của đường và lưu lượng thiết kế được dẫn ở Bảng 1.
-
Chức năng của đường
Cấp kỹ thuật theo TCVN 4054:2005
Cấp kỹ thuật của đường theo TCVN 10380:2014
Lưu lượng xe thiết kế (Nn),
xqđ/nđ
Đường huyện: có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là cầu nối chuyển tiếp hàng hóa, hành khách từ hệ thống đường quốc gia (quốc lộ, tỉnh lộ) đến trung tâm hành chính của huyện, của xã và các khu chế xuất của huyện; phục vụ sự đi lại và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của huyện.
Cấp IV, V, VI
-
≥ 200
Cấp VI
A
100 200
Đường xã: có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã, kết nối và lưu thông hàng hóa từ huyện tới các thôn, làng, ấp, bản và các cơ sở sản xuất kinh doanh của xã. Đường xã chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong trong phạm vi của xã.
-
A
100 200
-
B
50 < 100
Đường thôn: chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong trong phạm vi của thôn, làng, ấp, bản; kết nối và lưu thông hàng hóa tới các trang trại, ruộng đồng,
-
B
50 < 100
-
C
< 50
Bảng 1 Tổng hợp phân cấp kỹ thuật đường GTNT theo chức năng của đường và lưu lượng xe thiết kế (Nn)
nương rẫy, cơ sở sản xuất, chăn nuôi.
Đường dân sinh: chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân giữa các cụm dân cư, các hộ gia đình và từ nhà đến nương rẫy, ruộng đồng, cơ sở sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ... Phương tiện giao thông trên các tuyến đường dân sinh chủ yếu là xe đạp, xe mô tô hai bánh, xe kéo tay, ngựa thồ.
-
D
Không có xe ô tô chạy qua
Đường nối với các khu vực sản xuất (KVSX): chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông nguyên vật liệu, hàng hóa đến các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, gia công, chế biến Nông Lâm Thủy Hải sản; vùng trồng cây công nghiệp; cánh đồng mẫu lớn; đồng muối; làng nghề; trang trại và các cơ sở tương đương.
Cấp IV, V, VI
-
Xe có tải trọng trục
> 6000 Kg
÷ 10000
Kg chiếm trên 10%
-
-
Tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường theo các cấp A, B, C và D
-
Đường cấp A
Tốc độ tính toán: 30 (20) Km/h;
Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 m;
Chiều rộng lề đường tối thiểu: 1,50 (1,25) m;
Chiều rộng nền đường tối thiểu: 6,5 (6,0) m;
Độ dốc siêu cao lớn nhất: 6 %;
Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 60 (30) m;
Bán kính đường cong nằm tối thiểu không siêu cao: 350 (200) m;
Độ dốc dọc lớn nhất: 9 (11) %;
Chiều dài lớn nhất của dốc dọc: 300 m;
Tĩnh không thông xe: 4,5 m.
-
Đường cấp B
Tốc độ tính toán: 20 (15) Km/h;
Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 (3,0) m;
Chiều rộng lề đường tối thiểu: 0,75 (0,5) m;
Chiều rộng của nền đường tối thiểu: 5,0 (4,0) m;
Độ dốc siêu cao lớn nhất: 5 %;
Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 30 (15) m;
Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (13) %;
Chiều dài lớn nhất của dốc dọc: 300 m;
Tĩnh không thông xe: 3,5 m.
-
Đường cấp C
Tốc độ tính toán: 15 (10) Km/h;
Chiều rộng mặt tối thiểu: 3,0 (2,0) m;
Chiều rộng nền tối thiểu: 4,0 (3,0) m;
Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 15m;
Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (15) %;
Chiều dài lớn nhất của dốc dọc: 300 m;
Tĩnh không thông xe không nhỏ hơn 3,0 m.
Đường cấp D
-
-
Bề rộng mặt tối thiểu: 1,5 m;
Bề rộng nền tối thiểu: 2,0 m;
Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 5 m;
-
Chú thích: Các giá trị trong ngoặc đơn áp dụng đối với địa hình miền núi, địa hình đồng bằng đặc biệt khó khăn hoặc bước đầu phân kỳ xây dựng.
Đối với các tuyến đường đô thị hoặc đường có xe đạp và xe súc vật kéo thường xuyên đi qua, độ dốc dọc lớn nhất của đường nên thiết kế không lớn hơn 5%.
Đối với đường cấp C (ngay cả đường cấp B khi thấy cần thiết) phải lựa chọn vị trí thích hợp để bố trí chỗ xe tránh nhau ngược chiều. Khoảng cách giữa các vị trí xe tránh nhau tùy thuộc vào lưu lượng và địa hình thực tế nhưng không nhỏ hơn 500m đối với đường cấp B, 300m đối với đường cấp C. Chiều rộng nền đường mở thêm từ 2-3m, chiều dài đoạn tránh xe 10-15m kể cả đoạn vuốt nối.
-
Tiêu chuẩn kỹ thuật của nền đường
-
Dựa trên các điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, thủy văn, vật liệu...) của tuyến đường đi qua, kết hợp với phương pháp thi công để thiết kế sao cho nền đường phải bảo đảm ổn định, duy trì được các kích thước hình học, có đủ cường độ để chịu được các tác động của tải trọng xe và của các yếu tố thiên nhiên trong suốt thời gian sử dụng.
Phải bảo đảm việc xây dựng nền đường ít phá hoại sự cân bằng tự nhiên vốn có và không gây tác động xấu đến môi trường, không phá hoại cảnh quan của vùng, vi phạm những quy định của các công trình xây dựng liền kề khác.
Cao độ thiết kế nền đường ở những đoạn ven sông, đầu cầu nhỏ, cống, các đoạn qua các cánh đồng ngập nước phải cao hơn mức nước ngập theo tần suất tính toán ít nhất là 0,5 m. Tần suất tính toán thủy văn với nền đường và các công trình cầu nhỏ, cống xem Điều 6.1.
Nền đắp trên sườn dốc thiên nhiên có độ dốc lớn hơn 20% thì trước khi đắp phải đánh cấp sườn dốc.
Độ dốc của mái nền đường đắp phụ thuộc vào loại đất đắp nền đường quy định ở Bảng 2.
-
Bảng 2 - Qui định về độ dốc của mái nền đường đắp
Loại vật liệu đắp nền đường
Trị số độ dốc mái nền đường đắp
Đất sét Đất cát
Đá xếp khan hoặc đắp đá
1 : 1,5
1 : 1,75
1 : 0,5 1 : 0,75
đường.
Ngoài ra, phải trồng cỏ trên mái nền đường đắp bằng đất để chống xói bảo vệ nền
-
.Độ dốc của mái nền đường đào phụ thuộc vào loại đất đá nền đào quy định ở
Bảng 3.
Bảng 3 - Qui định về độ dốc của mái nền đường đào
Loại nền đào
Trị số độ dốc mái nền đường đào
Đất sét Đá phong hóa
Đá cứng
1 : 0,75 1 : 1
1 : 0,5 1 : 0,75
1 : 0,25 1 : 0, 5
Đối với nền đường không đào không đắp (cao độ nền đường bằng cao độ nền thiên nhiên – tuyến đường đi qua khu vực đồi thấp) đều phải làm rãnh thoát nước mặt ở hai bên đường.
Chân mái nền đường đắp phải cách mương dẫn nước (tưới tiêu) tối thiểu 1,0 m; Đỉnh mái nền đường đào phải cách mương dẫn nước (thường là mương tưới nước cho các khu vực canh tác của dân trên nương) tối thiểu 5,0 m.
Phòng hộ nền đường. Phải dựa vào tình hình thủy văn, địa chất và vật liệu của vùng tuyến đi qua để sử dụng các biện pháp gia cố, phòng hộ nền đường, ngăn ngừa các hư hỏng của nền đường và đảm bảo nền đường ổn định.
-
Thoát nước nền đường. Dựa vào địa chất, thủy văn, địa hình và lượng nước mưa dọc tuyến để thiết lập hệ thống thoát nước mặt (rãnh biên, rãnh dẫn dòng, rãnh đỉnh), thoát nước ngầm đồng thời kết hợp với cầu cống thoát nước hình thành một hệ thống thoát nước hoàn chỉnh để đảm bảo cho nền đường và mái dốc ổn định. Hệ thống thoát nước của đường cần phải kết hợp và không làm ảnh hưởng đến hệ thống tưới tiêu của nông nghiệp gần đó.
Rãnh biên áp dụng đối với khu vực nền đường đào và không đào không đắp và kết hợp với rãnh dẫn dòng để nước mặt có thể thoát ra các khu vực trũng, thấp.
Rãnh biên hở nên áp dụng loại tiết diện hình thang có kích thước đáy nhỏ (phía dưới) 40 cm, chiều sâu 40 cm, độ dốc mái rãnh phụ thuộc vào địa chất khu vực (tham khảo Bảng 11).
Rãnh biên có nắp nên áp dụng đối với những khu vực đô thị hóa có tiết diện hình chữ nhật kích thước 40 x 60 cm.
Đối với những khu vực có chiều cao sườn dốc tự nhiên phía trên mái dốc nền đường đào lớn hơn 20 m cần bố trí rãnh đỉnh thoát nước ra xa khu vực nền đường đào. Kích thước rãnh đỉnh tương tự như rãnh biên.
Nền đường sau khi hoàn thành phải có độ dốc ngang về hai phía từ 4% đến 5%.
Độ chặt nền đường nói chung không được nhỏ hơn 90%. Đối với đường GTNT có rải mặt, trước khi thi công mặt đường, 30cm lớp trên cùng của nền đường phải được lu lèn chặt, độ chặt yêu cầu từ 93% đến 95%.
Cần tránh xây dựng nền đường qua những vùng đất yếu, sình lầy, sụt lở... Trong trường hợp không thể tránh được thì phải có thiết kế đặc biệt với những biện pháp xử lý thích hợp.
-
-
-
Tiêu chuẩn kỹ thuật mặt đường
-
Mặt đường là bộ phận chịu tác dụng trực tiếp của bánh xe của các phương tiện cơ giới và thô sơ, cũng như chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu (mưa, nắng, nhiệt độ, gió...). Vì vậy để cho các phương tiện giao thông đi lại được dễ dàng mặt đường cần thỏa mãn các điều kiện sau:
Phải đủ độ bền vững (đủ cường độ) dưới tác dụng của tải trọng truyền trực tiếp qua bánh xe xuống mặt đường (đặc biệt là với loại xe súc vật bánh cứng) cũng như tác dụng của thời tiết, khí hậu.
Phải đủ độ bằng phẳng để xe đi lại êm thuận và mặt đường không bị đọng nước.
Độ dốc ngang mặt đường GTNT tùy thuộc vào lượng mưa vùng và loại mặt đường cụ thể. Độ dốc ngang phần mặt đường yêu cầu từ 2% đến 4% (loại mặt đường là bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng lấy trị số thấp, loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước lấy trị số cao), phần lề đường từ 4% đến 5%.
Cần phải bố trí rãnh xương cá trên phần lề đường để nước trong móng đường có thể thoát ra ngoài nhất là đối với loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước. Khoảng cách cách rãnh xương cá thường là 50 m được bố trí so le về hai phía dọc theo tuyến đường. Kích thước rãnh xương cá thường là hình thang có đáy lớn 50 cm quay vào phía trong, đáy nhỏ 30 cm quay ra phía ngoài và hướng theo chiều nước chảy, chiều sâu tới nền đường và phủ mặt phía trên bằng vật liệu kết cấu lề đường. Vật liệu làm rãnh xương cá dùng đá dăm cấp phối có kích thước từ 1,0 cm đến 4,0 cm.
Trong đường cong nếu phải mở rộng nền đường như quy định ở Điểm 5.3.4 thì mặt đường cũng cần được mở rộng tương ứng và nên có độ dốc nghiêng về phía bụng.
Nên tận dụng các loại vật liệu sẵn có của địa phương để làm mặt đường nhằm giảm giá thành xây dựng đường như: đá dăm, cấp phối đá dăm, đá thải từ các mỏ đá, xỉ lò các loại, đá chẻ (đá lát), gạch lát, gạch vỡ, cuội sỏi, cát sỏi, đất đồi lẫn sỏi sạn (sỏi ong). Có thể kết hợp, phối trộn các loại vật liệu trên đây để cải thiện khả năng chịu lực, khả năng ổn định của lớp vật liệu mặt đường trước tác động của thiên nhiên.
Tùy theo cấp hạng kỹ thuật, điều kiện kinh tế cho phép nhất là đối với những khu vực kinh tế phát triển, có thể sử dụng mặt đường một hoặc nhiều lớp (bao gồm cả lớp móng) như là: mặt đường cấp phối đá dăm láng nhựa, đất tại chỗ gia cố vôi, xi măng găm đá láng nhựa, đá gia cố xi măng láng nhựa, bê tông xi măng đầm lăn, bê tông nhựa, bê tông xi măng. Khi áp dụng các loại kết cấu mặt đường này tuân thủ theo các quy định hiện hành.
Kết cấu mặt đường
-
-
a) Đường GTNT thuộc loại đường ít xe (lưu lượng xe quy đổi trong một ngày đêm
200) nên kết cấu mặt đường cho phép lấy theo định hình. Kết cấu mặt đường GTNT điển hình xây dựng mới và cải tạo tùy theo cấp hạng kỹ thuật của đường tham khảo ở Bảng 4, Bảng 5.
c) Đối với đường GTNT loại A, loại B khi có trên 15% tổng lưu lượng xe là xe tải nặng (tải trọng trục lớn hơn 6000 Kg) thì thiết kế mặt đường phải tuân theo 22TCN 211:06 “Áo đường mềm – các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế” hoặc “Quy định tạm thời về thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông” ban hành Quyết định số 3230/QĐ BGTVT ngày 14/12/2012.
4.8.Độ bằng phẳng mặt đường được đánh giá bằng thước dài 3,0 m theo TCVN 8864:2011. Đối với mặt đường là BTXM hoặc BTN yêu cầu tất cả các khe hở phải dưới 5 mm, đối với các loại khác yêu cầu tất cả các khe hở phải dưới 10 mm.
Bảng 4 – Loại kết cấu mặt đường GTNT điển hình áp dụng cho cấp A, B, C và D
Số TT
Loại mặt đường
Phạm vi sử dụng
Đường loại A
Đường loại B
Đường loại C
Đường loại D
1
Bê tông xi măng
M250- 300
≥M250
≥M200
≥M200
2
Đá dăm láng nhựa
+
+
+
+
3
Đất, sỏi ong gia cố vôi + láng nhựa
+
+
+
+
Cát, sỏi sạn gia cố xi măng + láng
+
+
+
+
nhựa
4
Đá lát, gạch lát
Đá lát
+
+
5
Đá dăm, cấp phối đá dăm, đá thải
+
+
+
+
6
Sỏi ong
+
+
+
Số TT
Loại mặt đường
Phạm vi sử dụng
Đường loại A
Đường loại B
Đường loại C
Đường loại D
7
Cát sỏi
+
+
+
8
Gạch vỡ, đất nung, xỉ lò cao
+
+
9
Đất cát
+
Bảng 5 - Chiều dày tối thiểu cho các loại kết cấu mặt đường GTNT
Số TT
Loại mặt đường
Phạm vi sử dụng
Đường cấp A
Đường cấp B
Đường cấp C
Đường cấp D
1
Bê tông xi măng
18-20cm
(móng dày 15cm)
16-18cm
(móng dày 12cm)
14-16cm
(móng dày 10cm)
10-14cm
(móng dày 10cm)
2
Đá dăm láng nhựa
15cm
12cm
10cm
10cm
3.1
Sỏi ong + 8% vôi + láng nhựa
15cm (láng nhựa 02 lớp)
15cm
12cm
10cm
Đất sét 6% - 10% vôi + láng nhựa
15cm (láng nhựa 02 lớp)
15cm
12cm
10cm
3.2
Cát, sỏi sạn:
- 6% xi măng mác 400 + láng nhựa
15cm (láng nhựa 2 lớp)
15cm
12cm
10cm
- 8% xi măng mác 300 + láng nhựa
15cm (láng nhựa 02 lớp)
15cm
12cm
10cm
4
Đá lát, gạch lát
20cm
12cm
12cm
5
Đá dăm, cấp phối đá dăm, đá thải
Gồm 1-2 lớp
18 -20cm
15cm
12cm
10cm
6
Cát sỏi, sỏi ong
20cm
15cm
15cm
7
Gạch vỡ, đất nung, xỉ lò cao
15cm
15cm
8
Đất + Cát
Số TT
Loại mặt đường
Phạm vi sử dụng
Đường cấp A
Đường cấp B
Đường cấp C
Đường cấp D
Cát + Đất
20cm
20cm
Các công trình trên đường
Tần suất tính toán thủy văn đối với cao độ nền đường và các công trình thoát nước nhỏ (không bao gồm các loại cầu) trên đường tương ứng với các cấp kỹ thuật đường GTNT được quy định như sau: Cấp A và Cấp B: 10% (trường hợp khó khăn về kỹ thuật hoặc phát sinh khối lượng lớn thì cho phép hạ tiêu chuẩn về tần suất tính toán nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt); Cấp C, cấp D: không quy định.
Tải trọng tính toán đối với các công trình thoát nước nhỏ (cống ngang đường) quy định như sau: Cấp A: tải trọng trục xe tính toán lấy 6000 Kg/trục; Cấp B và cấp C: tải trong tính toán 2500 Kg/ trục. Khi kiểm toán sức chịu tải và ổn định của cống quy đổi tải trọng tính toán về lớp đất tương đương.
-
Công trình cầu
5.3.1.Đối với đường GTNT, công trình cầu thường chiếm tỷ trọng kinh phí xây dựng lớn và có tuổi thọ công trình cao, cao hơn cả thời hạn sử dụng của tuyến đường (Phụ lục B, Điểm B.1.1). Do đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn phương án xây dựng cầu, khẩu độ và vật liệu xây dựng cầu cho phù hợp với điều kiện kinh tế kỹ thuật của địa phương hiện tại và quy hoạch phát triển trong tương lai, tránh phải phá bỏ khi nâng cấp cải tạo.
Công trình cầu áp dụng cho đường GTNT phải tuân theo các quy định trong các Tiêu chuẩn thiết kế cầu đối với đường ô tô hiện hành. Ngoài ra, cần phải bảo đảm các yêu cầu nêu ở dưới đây (từ Điểm 5.3.3 đến Điểm 5.3.8).
-
Lựa chọn vị trí cầu sao cho không phải thay đổi khi cải tạo nâng cấp tuyến
đường.
5.3.4.Độ dốc dọc trên cầu không lớn hơn 4%, độ dốc dọc đoạn đường nối đầu cầu
(khoảng 20 m) không lớn hơn 5 % (trường hợp nằm ở vị trí giao thông đông đúc, độ dốc trên cầu và đoạn nối đầu cầu không được lớn hơn 3 %). Đoạn tuyến chuyển tiếp vào cầu phải thẳng với tim cầu có chiều dài tối thiểu là 10 m.
5.3.5.Chiều rộng cầu nói chung không nhỏ hơn chiều rộng của nền đường (Bảng 5) trừ trường hợp có chỉ dẫn kỹ thuật riêng. Khi lựa chọn phương án bề rộng cầu lớn hơn chiều rộng của nền đường, cần phải mở rộng nền đường đoạn chuyển tiếp vào cầu với chiều dài tối thiểu là 20 m.
5.3.6.Đối với cầu vượt sông đã được phân cấp, chiều rộng và chiều cao, thông thuyền phải được cấp thẩm quyền cấp phép. Đối với các kênh mương thủy lợi mà cầu vượt qua, cần căn cứ vào kích thước tàu, thuyền cụ thể mà quy định. Trường hợp không đủ số liệu điều tra
có thể tham khảo: chiều rộng thông thuyền tối thiểu không nhỏ hơn 6 m; chiều cao thông thuyền tối thiểu không nhỏ hơn 1,5 m; mức nước thông thuyền căn cứ vào mức nước sử dụng thường xuyên trong năm.
Các cầu trên đường GTNT nên sử dụng (tận dụng) vật liệu sẵn có của địa phương như gạch, đá, gỗ, v.v.. phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
Nên áp dụng các thiết kế điển hình thông thường khi xây dựng cầu trên đường
-
GTNT.
Cống
-
Đối với đường GTNT, thông thường dùng loại cống tròn bê tông cốt thép có
đường kính trong 0,5 m; 0,75 m và 1,0 m. Ngoài ra còn áp dụng các loại sau: cống vòm đá xây, cống vòm gạch xây, cống bản bê tông cốt thép khẩu độ 0,5 m – 1,0 m.
Đối với cống tròn bê tông cốt thép: Chiều dài mỗi đốt cống bằng 1m. Tường đầu cống nên dùng kiểu tường thẳng để sau này mở rộng đường được thuận lợi. Tường đầu cống có thể bằng bê tông hoặc xây bằng đá hộc, gạch nung với vữa xi măng mác 100. Móng cống tùy theo điều kiện địa chất, thủy văn và chiều cao đất đắp mà chọn kiểu móng cho hợp lý. Đối với khu vực có nền đất yếu nên sử dụng móng cọc tre hoặc cừ tràm...
-
-
Rãnh biên
Rãnh biên được xây dựng để thoát nước mưa từ mặt đường, lề đường, mái nền đường đào và diện tích khu vực hai bên dành cho đường ở các đoạn nền đường đào, nửa đào nửa đắp, nền đường đắp thấp hơn 0,60 m.
-
Kích thước của rãnh biên được thiết kế theo cấu tạo định hình. Loại tiết diện của rãnh là hình thang có chiều rộng đáy rãnh 0,40 m, chiều sâu là 0,30 m, mái dốc rãnh bằng mái dốc nền đường đào; loại tiết diện của rãnh hình tam giác có chiều sâu 0,30 m, mái dốc không lớn hơn 1 : 3; loại tiết diện của rãnh là hình chữ nhật có kích thước 0,30 m x 0,30
m. Những nơi địa chất là đá có thể dùng tiết diện hình chữ nhật hay tam giác.
Độ dốc lòng rãnh không được nhỏ hơn 0,5 %.
Đối với vùng canh tác nông nghiệp, nếu kết hợp sử dụng rãnh làm kênh tưới tiêu thì tăng kích thước của rãnh dọc và có biện pháp đảm bảo nền đường không bị sụt lở và xói lở.
Qua các khu dân cư, rãnh biên nên thiết kế loại rãnh xây đá hoặc bê tông và có lát các tấm đan che kín, có bố trí hệ thống giếng thu nước mưa.
-
Tường chắn
Trường hợp nền đường đắp trên sườn núi dốc hoặc nền đào, để giảm bớt khối lượng đào đắp thì có thể dùng kè, tường chắn để tăng cường ổn định mái dốc của nền đường. Tiêu chuẩn thiết kế tường chắn tham khảo TCVN 9152:2012.
Vật liệu làm kè, tường chắn tùy theo điều kiện địa phương có thể sử dụng đá xếp khan, rọ đá hoặc đá hộc xây. Trường hợp tuyến đường đi qua khu vực có sụt trượt hoặc tường chắn cao hơn 4 m nên sử dụng tường bê tông xi măng hoặc các vật liệu mới khác.
-
-
Đường ngầm, đường tràn, cầu tràn
Khi điều kiện giao thông cho phép gián đoạn tạm thời thì dùng đường ngầm, đường tràn kết hợp và cống tròn, cống bản hoặc cầu tràn.
-
Bề sâu mức nước tối đa trên mặt đường ngầm, đường tràn, cầu tràn cần để đảm bảo xe ô tô qua lại được theo quy định ở Bảng 6.
Bảng 6 – Quy định về bề sâu mức nước tối đa trên mặt đường ngầm, đường tràn, cầu tràn
Tốc độ nước chảy, m/sec
Bề sâu mức nước tối đa trên mặt đường ngầm, đường tràn, m
≤ 1,5
2,0
2,5
0,4
0,3
0,2
Bề rộng đường ngầm và đường tràn rộng hơn bề rộng thiết kế nền đường 1,0m. Đường lên xuống phải có biển báo hiệu và cọc tiêu ở 2 bên đường. Cọc tiêu cao 0,5 m và cách nhau 3 m một cọc. Mặt đường ngầm và đường tràn phải lát đá to hoặc dùng bê tông. Mái dốc nền đường thượng lưu dùng 1 : 2, hạ lưu dùng từ 1 : 3 đến 1 : 5. Chân mái dốc nền đường hạ lưu phải bỏ đá to hoặc rọ đá để chống xói.
-
-
Nền đường thấm
Khi địa hình qua vùng có nhiều đá, cho phép dùng nền đường thấm để thay thế cầu nhỏ, cống. Nền đường thấm dùng loại đá có kích cỡ lớn, thông thường lớn hơn 0,2m. Chiều cao đá xếp cao hơn mực nước cao nhất là 25cm.
Cấu tạo chung nền đường thấm gồm các lớp sau: Thân đường đắp đá để thấm nước.
-
Lớp đất không thấm nước (lớp ngăn cách) dày tối thiểu 20cm. Nền đất đắp trên thân đường thấm.
-
Bến phà
Đường các loại khi qua sông sâu và rộng, nếu chưa có khả năng làm cầu thì dùng phà. Tiêu chuẩn thiết kế bến phà tham khảo TCVN 9859 : 2013. Ngoài ra cần bảo đảm các yêu cầu ở Điểm 5.9.2.
Bến phà nên bố trí xiên một góc từ 150 đến 200 về phía thượng lưu sông so với tim tuyến đường.Bề rộng bến phà tối thiểu không nhỏ hơn 6 m. Mặt bến nên dùng bê tông hoặc đá lát. Độ dốc thiết kế bến không vượt quá 11% trong phạm vi trên mức nước cao nhất là 0,5 m và dưới mức nước thấp nhất là 0,5m. Hai bên bờ cạnh bến phà cần mở rộng đường cho xe đỗ chờ trước khi xuống phà.
-
-
Nút giao thông
Khi đường GTNT giao nhau hoặc giao với các quốc lộ, tỉnh lộ (Phụ lục A - Sơ đồ hệ thống đường GTNT) thì thường sử dụng giao cùng mức. Đoạn tuyến giao nhau nên chọn là đường thẳng, có độ dốc dọc nhỏ, địa hình tương đối bằng phẳng, có tầm nhìn tốt. Hướng giao nhau cố gắng bố trí giao chính diện, nếu như giao chéo nhau thì góc giao nhau phải lớn hơn 450.
Chiều rộng nền đường, mặt đường, kết cấu mặt đường GTNT nên làm một đoạn từ 20m đến 30 m có cấp độ giống như cấp độ đường mà nó cắt qua.
Đường GTNT nông thôn nên hạn chế giao nhau với đường ô tô cao tốc và đường sắt. Khi cần thiết, phải tuân thủ theo các quy định của đường cao tốc (TCVN 5729:2012) và các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang trên đường sắt quốc gia.
Các loại dây như dây điện, cáp quang, đường ống dẫn các loại không được xâm phạm vào giới hạn xây dựng của đường, cũng không làm cản trở an toàn giao thông, không làm hư hỏng tổn hại đến các công trình trên đường và phải tuân thủ tĩnh không của đường GTNT như đã nêu ở Mục 2.1; 2.2 và 2.3.
-
-
Cây xanh
Hai bên đường nên tiến hành trồng cây xanh để ổn định nền đường, tạo mỹ quan và bảo vệ môi trường, tăng cảm giác an toàn khi tham gia giao thông nhưng không được trồng cây ở trên lề đường và ảnh hưởng đến canh tác.
-
Công trình phòng hộ
5.12.1.Ở những đoạn đường nguy hiểm như đắp cao, đoạn cong ngoặt, đường bên vực lên núi, đoạn dốc nặng, đường lên xuống đầu cầu v.v... đều phải bố trí các công phòng hộ như cọc tiêu, biển báo, tường phòng hộ.
Các cọc tiêu cách nhau từ 2 m đến 3 m (đối với đường cong có R = 10m đến 30m), từ 4m đến 6m (đối với đường cong với 30m < R ≤ 100m), từ 8m đến 10m (đối với đường cong có R > 100m. Cọc bằng gỗ, bê tông kích thước ngang từ 10 cm đến 12 cm và cao trên mặt đất từ 0,5 m đến 0,7 m. Tim hàng cọc tiêu cách mép nền đường 0,5 m.
Tường phòng hộ chỉ xây ở những đoạn có tường chắn hoặc nền đá. Tường bằng đá xây, gạch xây hay bê tông dài 2 m, dày 0,4 m và cao 0,5 m – 0,6 m. Đoạn tường nọ cách đoạn tường kia 2 m (cự ly tĩnh). Tim tường phòng hộ cách mép ngoài của mặt đường 1,0 m.
-
5.12.4.Đối với cầu (cầu thép, cầu bê tông cốt thép, cầu treo, cầu phao...), bến phà cần phải có biển báo hiệu giao thông, quy định tải trọng ô tô được phép qua ở hai đầu cầu, đầu bến phà.
PHỤ LỤC A – SƠ ĐỒ KẾT NỐI HỆ THỐNG ĐƯỜNG GTNT
-
Đường Huyện
quốc lộ, tỉnh lộ
trung tâm hành chính của huyện, thị xã lân cận
trung tâm hành chính của huyện, thị xã
trung tâm hành chính xã
-
Đường Xã
đường huyện
trung tâm hành chính của xã lân cận
trung tâm hành chính xã
thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương
-
Đường Thôn
đường huyện, đường xã
thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương lân cận
thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương
đồng ruộng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi...
-
Đường KVSX
quốc lộ, tỉnh lộ
trung tâm hành chính huyện
KVSX
thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương
Đường Dân sinh
-
đường xã, đường thôn
cụm dân cư, hộ gia đình lân cận
cụm dân cư, hộ gia đình
đồng ruộng, nương rãy, cơ sở sản xuấtthôn, làng,
PHỤ LỤC B – LƯU LƯỢNG XE THIẾT KẾ VÀ TẢI TRỌNG XE
-
Lưu lượng xe thiết kế
Lưu lượng xe thiết kế là số xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua một mặt cắt trong một ngày đêm, tính cho năm tương lai, ký hiệu là Nn. Năm tương lai (n) là năm thứ 10 sau khi đưa đường vào sử dụng (đường cấp A) và năm thứ 5 sau khi đưa đường vào sử dụng (đường cấp B và C) đối với tất cả các loại đường xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo.
Hệ số quy đổi từ xe các loại về xe con, ký hiệu là Kqđ, lấy theo Bảng B-1.
-
Bảng B-1 Hệ số quy đổi từ xe các loại ra xe con
Loại xe |
Hệ số quy đổi, Kqđ |
Chú thích |
Xe đạp |
0,2 |
Xe đạp 2 bánh |
Xe máy |
0,3 |
Các loại xe đạp điện, mô tô, xe máy |
Xe con |
1,0 |
Xe dưới 19 chỗ và tải trọng dưới 2000 Kg |
Xe trung |
1,5 |
Xe 19 chỗ trở lên và tải trọng 2000 Kg 7000 Kg |
Xe cỡ lớn |
2,0 |
Xe tải trọng trên 7000 Kg 14000 Kg |
B.2. Điều tra và dự báo lưu lượng xe
Khi đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp đường GTNT cần phải dự báo được lưu lượng xe thiết kế để lựa chọn cấp hạng kỹ thuật của đường. Tùy theo vị trí quan trọng của tuyến đường và điều kiện thực tế, người có thẩm quyền đầu tư quyết định lựa chọn một trong ba phương pháp điều tra và dự báo lưu lượng xe thiết kế a), b) và c) như sau:
-
Dựa vào số liệu đếm xe tại thời điểm điều tra kết hợp với hệ số tăng trưởng lưu lượng xe bình quân mỗi năm tiếp theo (Kttr - viết dưới dạng thập phân) để dự báo lưu lượng xe thiết kế ở năm tương lai. Trường hợp không có được hệ số tăng trưởng lưu lượng xe của những năm tiếp theo chính xác, có thể tham khảo hệ số tăng trưởng lưu lượng xe bình quân của những năm trước đó liền kề hoặc lấy bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong những năm tiếp theo của địa phương.
Lưu lượng xe thiết kế được tính theo biểu thức sau:
Nn = N0 [ 1 + Kttr ]n
Trong đó:
Nn: Lưu lượng xe thiết kế ứng với năm tương lai (n), xe con quy đổi/ngày đêm;
N0: Lưu lượng xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua một mặt cắt trong một ngày đêm tại thời điểm điều tra (năm hiện tại);
Kttr: Hệ số tăng trưởng lưu lượng xe bình quân mỗi năm tiếp theo, viết dưới dạng thập phân;
n: Năm tương lai.
Dựa vào khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách yêu cầu trong năm tương lai (n). Trên cơ sở khối lượng hàng hóa, hành khách yêu cầu trong năm tương lai sẽ phân bổ cho các loại xe (theo kinh nghiệm và truyền thống sử dụng phương tiện của địa phương) để quy đổi ra lưu lượng xe thiết kế. Nếu khối lượng vận chuyển hàng hóa tập trung theo mùa trong năm, lưu lượng xe thiết kế được nhân thêm hệ số theo mùa vận chuyển (Km = 1,3).
Khi không có điều kiện để thực hiện theo (a) và (b) có thể tham khảo ở Bảng 1, Mục
1.7.
-
Tải trọng trục xe
Nguyên tắc chung, khi điều tra lưu lượng xe, Tư vấn thiết kế cần kết hợp xác định
(cân) tải trọng trục xe như quy định trong 22TCN 211:06 (lưu thông trên đường GTNT chủ yếu là các loại xe có trục sau là trục đơn). Khi không có điều kiện cân tải trọng trục xe thực tế trên tuyến đường thiết kế có thể xác định tải trọng trục xe dựa Bảng B-2 (Thống kê thông số kĩ thuật của một số loại ô tô tải đang lưu hành tại khu vực nông thôn) dưới đây. Tư vấn thiết kế có trách nhiệm điều tra bổ sung các thông số kỹ thuật của các loại xe tải khác (ngoài Bảng B-2) đang lưu hành tại khu vực của Dự án.
Bảng B-2 Thống kê thông số kĩ thuật của một số loại ô tô tải đang lưu hành tại
khu vực nông thôn
TT
Nhãn hiệu
Trọng lượng
Tải
Trọng
Tải
Chiều
Vết
bản thân, Kg
trọng cho phép chở, Kg
lượng toàn bộ, Kg
trọng trục sau, Kg
rộng, m
bánh xe, m
Cầu trước, m
Cầu sau, m
1
CK327 DL-DH
640
630
600
2000
1230
1560
1345
2
FORLANDA S8
860
670
990
2630
1660
1680
3
THANHCONG Y480ZL- SX1/TCN-MP
850
890
920
2790
1810
1700
1280
4
HYUNDAI H100/TCN-TL
950
720
1190
3055
1910
1740
1485
5
KIA K3000S/HB-TĐ
1350
1080
980
3605
2060
1720
1470
6
CUULONG KC3815D- T550
1215
1220
1200
3765
2420
1730
1355
7
CUULONG DFA1.65T
1230
1170
1600
4130
2770
1940
1470
8
ISUZU NKR66L- STD/TRANSINCO HB TC1
1815
1870
1200
5050
3070
1990
1425
9
CK327 TC-KIA
2182
1493
1850
5720
3343
2150
1480
10
YUJIN NJ1042DAVN
1500
1250
2200
5145
3450
2076
1625
11
THANHCONG CY4100ZLQ/TCN-KCX
1700
2475
1800
6170
4275
2140
1580
12
HOAMAI 2,5tấn
1356
2034
2500
6040
4534
2140
1690
13
HOABINH MITSU 2002
1703
1982
-
6280
4550
2115
1655
14
GIAIPHONG-T3575.YJ
1450
1170
3500
6315
4670
2120
1675
15
MITSUBISHI CANTER FE84PE6SLDD1(TC)
1610
1085
3610
6500
4695
2180
1665
16
GIAIPHONG-T4081.YJ
1550
1380
4000
7125
5380
2280
1765
17
VIETHA 3,5B
2210
2200
3500
8075
5700
2240
1750
18
HOAMAI HD3450A.4x4
5440
3450
6170
2200
III. ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 3 VỀ THỦY LỢI
Hướng dẫn thực hiện đánh giá tiêu chí số 3 về Thủy lợi; chỉ tiêu số 17.1 thuộc tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Cụ thể như sau:
-
PHẠM VI ÁP DỤNG
Hướng dẫn này được sử dụng để thực hiện đánh giá tiêu chí số 3 về Thủy lợi; chỉ tiêu số 17.1 thuộc tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
-
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Các xã trong phạm vi cả nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
-
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
-
Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
-
Đất trồng cây hàng năm làđất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm; kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm (trừ đất trồng lúa), gồm chủ yếu để trồng rau, màu, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch là trên một (01) năm; kể cả loại cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho,....
Diện tích gieo trồng: Là diện tích canh tác trên đó thực tế có gieo trồng các loại cây nông nghiệp trong thời vụ gieo trồng nhằm thu hoạch sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người
Diện tích gieo trồng cả năm là tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm các vụ và diện tích gieo trồng cây lâu năm.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động được hiểu là diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, hoặc tiêu nước kịp thời, đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.
-
Đất phi nông nghiệp: Làcác loại đất sử dụng vào mục đích không thuộc nhóm đất nông nghiệp, bao gồm: đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa
trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;đất phi nông nghiệp khác.
-
Nước hợp vệ sinh và nước sạch
-
-
Nước hợp vệ sinh: là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả mãn các điều kiện: trong, không màu, không mùi, không vị. Ngoài ra cần kết hợp với những quan sát theo hướng dẫn dưới đây:
Nước máy hợp vệ sinh là nước từ các công trình cấp nước tập trung (tự chảy, bơm dẫn) có hệ thống đường ống cung cấp nước cho nhiều hộ gia đình thỏa mãn điều kiện: Trong, không màu, không mùi, không vị.
Giếng đào hợp vệ sinh: Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m. Thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá và thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất. Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
Giếng khoan hợp vệ sinh: Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác. Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
-
Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: Nước suối, nước mặt, nước mưa và nước mạch lộ hợp vệ sinh.
Khuyến cáo: Nước mưa thu hứng từ mái fibro xi măng có chất amiăng, khi sử dụng có nguy cơ gây bệnh ung thư, do đó khuyến cáo không được dùng cho ăn uống và không được xếp vào loại nước hợp vệ sinh.
Nước sạch (cũng là nước hợp vệ sinh): Là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.
-
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU 3.1 THUỘC TIÊU CHỈ THỦY LỢI
-
Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động xác định theo công thức sau:
Trong đó:
+ Ttưới: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động (%).
+ S1: Diện tích gieo trồng cả năm thực tế được tưới (ha).
+ S: Diện tích gieo trồng cả năm cần tưới theo kế hoạch (ha).
S1, S: Được xác định theo số liệu của năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động xác định theo công thức sau:
Trong đó:
+ Ttiêu: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động (%).
+ F1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp thực tế được tiêu
(ha).
+ F: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp của xã (ha).
F1, F: Được xác định theo số liệu của năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới. Xã được đánh giá là đạt chỉ tiêu 3.1 khi Ttưới 80% và Ttiêu 80%.
-
Đối với các xã có đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối được đánh giá là đạt
chỉ tiêu 3.1 khi có diện tích nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối đảm bảo cấp, thoát nước chủ động đạt từ 80% trở lên. Cách xác định như sau:
Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối được cấp, thoát nước chủ động xác định theo công thức:
-
Trong đó:
+ Tk: Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối được cấp, thoát nước chủ động.
+ K1: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối thực tế được cấp, tiêu thoát nước đảm bảo (ha).
+ K: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối cần cấp, thoát nước theo kế hoạch (ha).
K1, K: Được xác định theo số liệu của năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới. Xã được đánh giá là đạt chỉ tiêu 3.1 khi Tk đạt 80%.
UBND cấp tỉnh căn cứ vào hướng dẫn này quy định cụ thể đối với các nhóm xã phù hợp với điều kiện đặc thù, theo hướng đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu và hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa phát triển bền vững.
-
-
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU 3.2 THUỘC TIÊU CHỈ THỦY LỢI
Có tổ chức bộ máy thực hiện công tác phòng, chống thiên tai được thành lập và kiện toàn theo quy định của pháp luật, có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương.
Các hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh.
-
Có cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.
Chi tiết đánh giá theo Phụ lục 1. Xã được công nhận đạt chỉ tiêu 3.2 khi đạt tất cả các chỉ tiêu đánh giá ở Phụ lục 1.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI CHỈ TIÊU 17.1 THUỘC TIÊU CHÍ SỐ 17 VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
-
-
-
Đối với xã chưa có công trình cấp nước tập trung:
Xã đạt chỉ tiêu 17.1 về Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định khi xã đạt cả hai điều kiện về:
-
Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh
Vùng
Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh (%)
Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch (%)*
Ghi chú
Trung du miền núi phía Bắc
90
50
*. Nước sạch đáp ứng quy chuẩn quốc gia từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình (không áp dụng chỉ tiêu clo dư).
Đồng bằng sông Hồng
98
65
Bắc Trung Bộ
98
60
Duyên hải Nam Trung Bộ
95
60
Tây Nguyên
95
50
Đông Nam Bộ
98
65
Đồng bằng sông Cửu Long
95
65
Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch theo mức tối thiểu trở lên quy định cho từng vùng. Cụ thể như sau:
-
-
2.2.
Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn Quốc gia tại Phụ lục 1.1 kèm theo. Đánh giá hiện trạng cấp nước sinh hoạt hộ gia đình tại thôn/xóm/bản theo Phụ lục
Đánh giá tình hình cấp nước sinh hoạt của xã theo Phụ lục 2.3.
-
Đối với xã có công trình cấp nước tập trung
Tiến hành đánh giá như đối với xã không có công trình cấp nước tập trung như quy
định tại Điểm 1 mục VI Hướng dẫn này.
Ngoài việc đáp ứng các tiêu chí chung đối với xã chưa có công trình cấp nước tập trung, tất cả công trình cấp nước tập trung hiện có trên địa bàn xã tại thời điểm đánh giá phải đáp ứng đầy đủ 5 điều kiện về công trình cấp nước bền vững, bao gồm:
-
Có tổ chức/cá nhân được giao quản lý, sử dụng và khai thác
công trình;
Có ít nhất 01 cán bộ quản lý, vận hành đã tham gia khóa đào tạo, tập huấn về quản lý, vận hành công trình;
-
Có ít nhất 60% hộ gia đình đấu nối và sử dụng nước theo thiết
kế được duyệt;
-
Chất lượng nước đáp ứng quy chuẩn quốc gia (QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009) và;
lục 2.4.
Tiền nước ít nhất đảm bảo đủ trang trải cho chi phí quản lý vận hành và sửa chữa nhỏ.
-
Đánh giá mức độ bền vững công trình cấp nước tập trung trên địa bàn xã theo Phụ
Xã có công trình cấp nước tập trung đạt chỉ tiêu 17.1 khi có tỷ lệ hộ gia đình được sử
dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch đạt tỷ lệ theo quy định cho từng vùng và đảm bảo mức độ bền vững công trình cấp nước tập trung .
Phụ lục 1
Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ
TT |
Nội dung |
Chỉ tiêu đánh giá |
Đánh giá |
||
Đạt |
Không đạt |
||||
I |
Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực |
||||
1 |
Tổ chức bộ máy |
a) Có Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn được thành lập theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ, hàng năm được kiện toàn. |
|||
b) Có phân công cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận và các thành viên Ban chỉ huy phù hợp với điều kiện của từng địa phương |
|||||
2 |
Nguồn nhân lực |
a) Có 100% cán bộ cấp xã tham gia trực tiếp công tác Phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ. |
|||
b) Thành lập, củng cố và duy trì hoạt động thường xuyên của các đội xung kích phòng, chống thiên tai nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng quản lý đê nhân dân (nếu có) được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thường xuyên đáp ứng yêu cầu ứng phó giờ đầu khi có thiên tai xảy ra. |
|||||
c) Có từ 70% trở lên người dân thuộc vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai. |
|||||
II |
Hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh |
||||
1 |
Kế hoạch phòng, chống thiên tai |
Có Kế hoạch Phòng, chống thiên tai cấp xã được phê duyệt và rà soát, cập nhật, bổ sung hàng năm theo quy định của Luật, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống thiên tai tại |
TT |
Nội dung |
Chỉ tiêu đánh giá |
Đánh giá |
||
Đạt |
Không đạt |
||||
chỗ. |
|||||
2 |
Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai |
Có phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn được xây dựng cụ thể, chi tiết và phê duyệt phù hợp với quy định, tình hình đặc điểm thiên tai ở địa phương |
|||
3 |
Thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống thiên tai được phê duyệt |
a) Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã phải chuẩn bị, duy trì thường xuyên hoặc có phương án sẵn sàng huy động từ 70% trở lên số lượng của từng loại vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ cho hoạt động phòng, chống thiên tai theo kế hoạch được duyệt. |
|||
b) Có 100% tổ chức và từ 70% trở lên số hộ gia đình, cá nhân trong vùng thường xuyên bị thiên tai chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai đáp ứng yêu cầu dân sinh tại chỗ theo kế hoạch được duyệt và theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo TW về PCTT - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn |
|||||
III |
Về cơ sở hạ tầng thiết yếu |
||||
1 |
Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng |
a) Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các Quy hoạch: sử dụng đất; phát triển dân sinh - kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch về đê điều (nếu có). |
|||
b) 100% cơ sở hạ tầng được xây dựng mới phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn trước thiên tai đã được ban hành hoặc được lồng ghép nội dung an toàn trước thiên tai. |
|||||
2 |
Thông tin, cảnh báo và ứng phó thiên tai |
a) Có hệ thống thu nhận, truyền tải và cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo và ứng phó thiên tai đảm bảo 100% người dân được tiếp nhận một cách kịp thời, đầy đủ. |
|||
b) 100% những điểm có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai được lắp đặt hệ thống hướng |
TT |
Nội dung |
Chỉ tiêu đánh giá |
Đánh giá |
|
Đạt |
Không đạt |
|||
dẫn, cảnh báo. |
||||
3 |
Thực thi pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai |
Tất cả các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai được kiểm tra, phát hiện và xử lý; không để phát sinh những vụ vi phạm mới hoặc phải kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời. |
Phụ lục 2.1
Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn Quốc gia
TT |
Tên chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Giới hạn tối đa cho phép |
|
I |
II |
|||
1 |
Màu sắc(*) |
TCU |
15 |
15 |
2 |
Mùi vị(*) |
- |
Không có mùi vị lạ |
Không có mùi vị lạ |
3 |
Độ đục(*) |
NTU |
5 |
5 |
4 |
Clo dư |
mg/l |
Trong khoảng 0,3-0,5 |
- |
5 |
pH(*) |
- |
6,0>< 8,5 |
6,0>< 8,5 |
6 |
Hàm lượng Amoni(*) |
mg/l |
3 |
3 |
7 |
Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*) |
mg/l |
0,5 |
0,5 |
8 |
Chỉ số Pecmanganat |
mg/l |
4 |
4 |
9 |
Độ cứng tính theo CaCO3(*) |
mg/l |
350 |
- |
10 |
Hàm lượng Clorua(*) |
mg/l |
300 |
- |
11 |
Hàm lượng Florua |
mg/l |
1.5 |
- |
12 |
Hàm lượng Asen tổng số |
mg/l |
0,01 |
0,05 |
13 |
Coliform tổng số |
Vi khuẩn/ 100ml |
50 |
150 |
14 |
E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt |
Vi khuẩn/ 100ml |
0 |
20 |
Ghi chú:
(*) Là chỉ tiêu cảm quan.
Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).
Phụ lục 2.2
Biểu mẫu tổng hợp hiện trạng cấp nước sinh hoạt hộ gia đình tại thôn/xóm/bản….xã….
TT |
Họ và tên chủ hộ |
Nguồn và loại hình cấp nước hộ gia đình đang sử dụng cho sinh hoạt |
Đánh giá điều kiện nước cấp |
||||||||
Sông, suối |
Hồ, ao |
Giếng khoan |
Giếng đào |
Cấp nước tập trung |
loại hình cấp nước khác |
Hợp vệ sinh |
Không hợp vệ sinh |
Nước sạch |
Nước không sạch |
||
1 |
1 |
0 |
1 |
0 |
|||||||
2 |
0 |
1 |
0 |
1 |
|||||||
3 |
|||||||||||
4 |
|||||||||||
5 |
|||||||||||
6 |
|||||||||||
7 |
|||||||||||
8 |
|||||||||||
9 |
|||||||||||
10 |
|||||||||||
11 |
|||||||||||
12 |
|||||||||||
13 |
|||||||||||
14 |
|||||||||||
15 |
16 |
|||||||||||
… |
|||||||||||
Tổng số |
Đánh giá: Thôn/xóm/bản đạt tiêu chí chung về tỷ lệ nước hợp vệ sinh: Có/không Thôn/xóm/bản đạt tiêu chí chung về tỷ lệ nước sạch: Có/không
Các hoạt động lãnh đạo thôn/xóm/bản cần thực hiện:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Phụ lục 2.3
Biểu mẫu tổng hợp tình hình cấp nước sinh hoạt xã……..
TT |
Tên thôn |
Tổng số hộ gia đình |
Số hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh |
Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch |
Ghi chú |
||
Số hộ |
Tỷ lệ % |
Số hộ |
Tỷ lệ % |
||||
1 |
Thôn A |
150 |
120 |
80 |
100 |
67 |
|
2 |
Thôn B |
200 |
160 |
80 |
160 |
80 |
|
3 |
|||||||
4 |
|||||||
5 |
|||||||
6 |
|||||||
7 |
|||||||
8 |
|||||||
9 |
|||||||
10 |
|||||||
11 |
|||||||
12 |
|||||||
13 |
14 |
|||||||
15 |
|||||||
16 |
|||||||
Tổng cộng |
350 |
280 |
80 |
260 |
74 |
Đánh giá: Đạt tiêu chí về nước hợp vệ sinh: Có/không Đạt tiêu chí về tỷ lệ nước sạch: Có/không
Các hoạt động lãnh đạo UBND xã cần chỉ đạo các thôn/xóm/bản thực hiện:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Phụ lục 2.4
Biểu mẫu tổng hợp đánh giá mức độ bền vững công trình cấp nước tập trung trên địa bàn thôn/xóm/bản và xã
TT |
Tên công trình |
Quyết định giao đơn vị/cá nhân quản lý, khai thác |
Năng lực cán bộ vận hành |
Số hộ cấp nước |
Đánh giá bền vững tài chính |
Chất lượng nước |
Ghi chú |
|||||
Tổng số |
Số cán bộ có chứng chỉ vận hành |
Số hộ theo thiết kế |
số hộ sử dụng thực tế |
Giá nước |
Thu đủ bù chi (có/không) |
Đáp ứng quy chuẩn |
Không đáp ứng |
|||||
1 |
Cấp nước tập trung thôn … |
Có |
Không |
|||||||||
2 |
||||||||||||
3 |
||||||||||||
4 |
||||||||||||
5 |
6 |
||||||||||||
7 |
||||||||||||
8 |
||||||||||||
Đánh giá chung:
Số công trình cấp nước tập trung trên địa bàn đáp ứng tiêu chí bền vững:
………...Công trình/……....Tổng số công trình.
Nội dung đề nghị triển khai thực hiện đối với các công trình chưa đạt yêu cầu:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
IV. ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 4 VỀ ĐIỆN
Quyết định số 4293/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Bộ Công Thương về phương pháp đánh giá thực hiện Tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Cụ thể như sau:
BỘ CÔNG THƯƠNG
Số: 4293 /QĐ-BCT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
Phương pháp đánh giá thực hiện Tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật điện lực ngày 01 tháng 7 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Điện lực;
Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQGXDNTM) giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về quy định các quy tắc bản đảm an toàn khi làm việc tại đường dây, thiết bị điện (QCVN 01:2008/BCT);
Căn cứ Quy phạm trang bị điện: Từ 11 TCL-18-2006 đến 11 TCL-21-2006;
Căn cứ Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), ngày 08 tháng 12 năm 2006 về Quy định kỹ thuật điện nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương về quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Phương pháp đánh giá thực hiện Tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020:
-
Phạm vi, đối tượng áp dụng
Các xã khu vực nông thôn đang sử dụng điện, có trong danh mục xây dựng nông thôn mới của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Đối với các xã đã đánh giá hoàn thành và đạt Tiêu chí số 4 về điện nông thôn mới thì không áp dụng đánh giá lại;
Khuyến khích áp dụng trong quá trình thiết kế, xây dựng công trình điện nông thôn, nhưng không phải là điều kiện đủ để nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng.
-
Tiêu chí xã đạt nông thôn mới về điện
Xã đạt chuẩn nông thôn mới về điện phải đạt Tiêu chí số 4 trong Bộ tiêu chí quốc gia vềxây dựng nông thôn mới, bao gồm:
Tiêu chí 4.1: Có hệ thống điện (bao gồm các nguồn từ lưới điện quốc gia hoặc ngoài lưới điện quốc gia; hệ thống các trạm biến áp phân phối, các đường dây trung áp, các đường dây hạ áp, công tơ đo đếm phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân) đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện;
Tiêu chí 4.2: Đạt tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.
-
Phương pháp đánh giá
-
Phương pháp chung
Phương pháp chung: Nhận dạng, cập nhật tài liệu pháp lý, tài liệu thống kê để đánh giá. Không tổ chức thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình và những công việc thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành;
Phương pháp đánh giá thực hiện Tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia vềxây dựng nông thôn mới được quy định chi tiết trong Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Đánh giá hệ thống điện đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện (tại Tiêu chí 4.1): Chi tiết trong Phụ lục kèm theo Quyết định này.
-
Đánh giá việc sử dụng điện thường xuyên (tại Tiêu chí 4.2)
Đối với khu vực sử dụng nguồn từ lưới điện quốc gia: Đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sản xuất, sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình;
Đối với khu vực sử dụng nguồn từ năng lượng tái tạo, trạm diezen độc lập: Đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình. Số giờ cấp điện trong ngày đảm bảo lớn hơn 12 giờ/ngày đối với khu vực đất liền và lớn hơn 08 giờ/ngày đối với khu vực hải đảo;
Tỷ lệ số hộ sử dụng điện thường xuyên: Đánh giá chi tiết theo Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Đánh giá việc sử dụng điện an toàn (tại Tiêu chí 4.2)
-
Hệ thống điện ngoài nhà đạt các tiêu chí theo phương pháp đánh giá nêu trong Phụ lục kèm theo Quyết định này;
-
Hệ thống điện trong nhà đạt tiêu chí theo phương pháp đánh giá nêu trong Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành, thay thế Quyết định số 10826/QĐ-BCT ngày 08 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương.
Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng; Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương; Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam;Tổng giám đốc các Tổng công ty Điện lực:miền Bắc; miềnTrung; miền Nam; Thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minhvà các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
PHỤ LỤC
Phương pháp đánh giá kết quả thực hiện Tiêu chí số 4 về điện nông thôn mới thông qua phương pháp nhận dạng giai đoạn 2016 – 2020
(kèm theo Quyết định số 4239 /QĐ-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2016)
STT
Mục đánh giá
Thành phần đánh giá
Nội dung đánh giá
Nhận dạng đánh giá
Mức đánh giá
Ghi chú
I
Hệ thống cung cấp điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, án toàn theo quy định (Tiêu chí 4.1)
Đạt
1
Đường dây trung áp
Đạt
1.1
Hồ sơ pháp lý
đạt
1.1.1
Thủ tục, hồ sơ.
Dự án đầu tư.
Hồ sơ, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Có hồ sơ, có Quyết định phê duyệt.
Đạt
Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ sơ, Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Tỉnh/huyện hướng dẫn, hỗ trợ cho các cấp, đơn vị quản lý bán điện hoàn thiện hồ sơ để quản lý.
1.1.2
Hồ sơ thiết kế.
Đạt
1.1.3
Hồ sơ nghiệm thu.
Đạt
1.2
An toàn điện
đạt
1.2.1
Thông tin, số liệu kỹ thuật để
Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất trong các chế độ làm việc bình thường của đường
Đến mặt đất tự nhiên khu vực đông dân cư.
≥ 7 m
Đạt
1.2.2
Đến mặt đất tự nhiên khu vực ít dân cư.
≥ 5,5 m
Đạt
1.2.3
Đến mặt đất tự nhiên khu vực khó đến.
≥ 4,5 m
Đạt
1.2.4
nhận dạng về an toàn điện.
dây.
Đến mặt đường ô tô.
≥ 7 m
Đạt
1.2.5
Đến mặt ray đường sắt.
≥ 7,5 m
Đạt
1.2.6
Đến mức nước cao nhất ở sông, hồ, kênh có tàu thuyền qua lại.
tĩnh không +1,5 m
Đạt
1.2.7
Đến bãi sông và nơi ngập nước không có thuyền bè qua lại.
≥ 5,5 m
Đạt
1.2.8
Đến mức nước cao nhất trên sông, hồ, kênh mà thuyền bè và người không thể qua lại được.
≥ 2,5 m
Đạt
1.2.9
Từ đường điện áp 22kV đến đường dây có cấp điện áp thấp hơn.
≥ 2m
Đạt
1.2.10
Từ đường điện áp 35kV đến đường dây có cấp điện áp thấp hơn.
≥ 3m
Đạt
1.2.11
Đến đường dây thông tin.
≥ 4 m
Đạt
1.2.12
Đến mặt đê, đập.
≥ 6 m
Đạt
1.2.13
Chiều rộng hành lang giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng.
Khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh.
Dây bọc 22kV
≥ 1m
Đạt
Không có cây cối có thể đổ hoặc xô cành vào dây dẫn điện.
1.2.14
Dây bọc 35kV
≥ 1,5m
Đạt
1.2.15
Dây trần 22kV
≥ 2m
Đạt
1.2.16
Dây trần 35kV
≥ 3m
Đạt
1.2.17
Biển báo an toàn.
Có Biến báo cấm; Biển báo nguy hiểm, cảnh báo; Biển chỉ dẫn; Biển báo an toàn.
100%
Đạt
1.2.18
An toàn cho người và vật nuôi.
Dây nối đất: dây nối từ xà, dây néo hoặc dây trung tính đến cọc tiếp địa.
Không bị dỉ sắt hoặc đứt, có nối vào cọc tiếp đất.
Đạt
1.3
Cung cấp điện
Đạt
1.3.1
Nguồn điện cung cấp.
Đảm bảo về nguồn cấp.
Dòng điện làm việc lớn nhất dây dẫn.
Nhỏ hơn dòng điện phát nóng dây dẫn.
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
1.3.2
Đảm bảo điện áp.
Điện áp phía thứ cấp.
không vượt quá +5%; - 10% điện áp định mức.
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
1.5
Kết cấu chịu lực
Đạt
1.5.1
Thông tin, số liệu kỹ
Cột bê tông.
Xác định mức độ vỡ, nứt bê tông .
Không để hở cốt thép bên trong.
Đạt
1.5.2
thuật để nhận dạng về kết cấu chịu lực.
Độ nghiêng dọc hoặc ngang tuyến chiếu xuống từ ngọn cột.
Không nghiêng quá 1/150 xH.
Đạt
H: Chiều cao cột
1.5.3
Cột thép.
Xác định các thanh thép và bu lông.
Đủ các thanh thép không bị cong; sơn hoặc mạ chống dỉ không bị bong.
Đạt
1.5.4
Độ nghiêng dọc hoặc ngang tuyến chiếu xuống từ ngọn cột.
Không nghiêng quá 1/200 xH
Đạt
H: Chiều cao cột
1.5.5
Kết cấu hỗ trợ chịu lực.
Dây néo thép, thanh chống.
Có bảo vệ chống dỉ theo quy đinh
Đạt
1.5.6
Móng néo.
Được bảo về chống xói lở.
Đạt
1.5.7
Móng cột.
Móng bê tông, trụ …
Được bảo về không bị xói lở.
Đạt
1.5.8
Xà giá đỡ
Xà đỡ, néo dây điện.
Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa.
Đạt
1.5.9
Giá đỡ và kết cấu khác.
Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa.
Đạt
1.6
Vận hành
đạt
1.6.1
Nhận dạng về quy trình vận hành.
Các quy trình vận hành.
Quy trình kiểm tra an toàn vận hành.
Có quy trình đầy đủ.
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
1.6.2
Quy trình sửa chữa, khắc phục sự cố.
Có quy trình đầy đủ.
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
2
Trạm biến áp phân phối
Đạt
2.1
Hồ sơ pháp lý
Đạt
2.1.1
Thủ tục, hồ sơ.
Dự án đầu tư.
Hồ sơ, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Có hồ sơ, có Quyết định phê duyệt.
Đạt
Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ sơ, Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Tỉnh/huyện hướng dẫn, hỗ trợ cho các cấp, đơn vị quản lý bán điện hoàn thiện hồ sơ để quản lý.
2.1.2
Hồ sơ thiết kế.
Đạt
2.1.3
Hồ sơ nghiệm thu.
Đạt
2.2
An toàn điện
Đạt
2.2.1
Thông tin, số liệu kỹ
Khoảng cách giữa phần mang điện với các bộ phận, công trình xung quanh.
Đến 22 kV
≥ 2,0 m
Đạt
Không có cây cối có thể đổ hoặc xô cành vào các kết cấu công
2.2.2
Đến 35 kV
≥ 3,0 m
Đạt
trình trạm biến áp
2.2.3
Nối đất.
Dây nối đất an toàn, nối đất làm việc và nối đất chống sét.
Có đủ các điểm nối đất, dây nối đất không bị dỉ hoặc bị đứt.
Đạt
thuật để
nhận
dạng về
an toàn
2.2.4
Biển báo an toàn.
Biến báo cấm; Biển báo nguy hiểm, cảnh báo; Biển chỉ dãn; Biển báo yêu cầu có kích thước theo quy định.
100%
Đạt
điện.
2.3
Cung cấp điện
Đạt
2.3.1
Nguồn điện
Đảm bảo về nguồn cấp.
Dung lượng vận hành trạm theo nhu cầu sử dụng điện.
≤công suất định mức máy biến áp.
Đạt
Đơn vị quản lý, vận
hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
2.3.2
cung
Đảm bảo về chất lượng điện.
Điện áp phía hạ áp tại đầu ra.
Không vượt quá +5%; - 10% điện áp định mức.
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
cấp.
2.4
Vận hành
đạt
2.4.1
Nhận dạng về quy trình vận hành.
Mua bán điện.
Tỷ lệ số công tơ đo đếm điện điện năng khách hàng còn trong thời gian kiểm định, còn nguyên kẹp chì.
100%
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt
2.4.2
Có đồng hồ kiểm tra các thông số vận hành (V;A; TU;TI ) trạm đảm bảo các thông số kỹ thuật đang vận hành.
100%
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt
2.4.3
Thao tác, vận hành
Thiết bị đóng cắt được kiểm tra đủ tiêu chuẩn đóng cắt trước khi thao tác.
Có hồ sơ
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt
2.4.4
Thiết bị bảo vệ được kiểm tra, bảo trì theo quy định hiện hành.
Có hồ sơ
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt
2.5
Kết cấu chịu lực, bảo vệ
đạt
2.5.1
Thông tin, số liệu kỹ
Cột điện.
Cột bê tông.
Không bị vỡ, nứt bê tông để hở cốt thép bên trong.
Đạt
2.5.2
thuật để nhận dạng về kết cấu chịu lực.
Cột thép
Không nghiêng, các thanh thép đầy đủ, được bảo vệ chống dỉ sắt.
Đạt
2.5.3
Móng cột.
Móng bê tông, trụ.
Được bảo vệ không bị xói lở.
Đạt
2.5.4
Giá đỡ thiết bị.
Xà đỡ, dây néo cột điện.
Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa.
Đạt
2.5.5
Giá đỡ và kết cấu khác.
Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa
Đạt
2.5.6
Cổng, hàng rào bảo vệ trạm (nếu có).
Hàng rào.
Móng bờ rào không bị sói mòn, tường rào
không bị bong vữa, thủng lỗ, nứt mạch vữa.
Đạt
2.5.7
Cổng ra vào.
Có cửa, khóa, ngăn được người và vật nuôi, không bị cong vênh, vật liệu bằng thép không bị dỉ sắt.
Đạt
3
Đường dây hạ áp
Đạt
3.1
Hồ sơ pháp lý
3.1.1
Thủ tục, hồ sơ
Dự án đầu tư
Hồ sơ, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền
Có hồ sơ, có Quyết định phê duyệt
Đạt
Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ sơ, Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Tỉnh/huyện hướng dẫn, hỗ trợ cho các cấp, đơn vị quản lý bán điện hoàn thiện hồ sơ để quản lý.
3.1.2
Hồ sơ thiết kế
Đạt
3.1.3
Hồ sơ nghiệm thu
Đạt
3.2
An toàn điện
đạt
3.2.1
Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về an toàn điện.
Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất từ dây dẫn đến mặt đất tự nhiên và công trình trong các chế độ làm việc bình thường của đường dây.
Đến mặt đất tự nhiên khu vực đông dân cư.
≥ 5,5 m
Đạt
3.2.2
Đến mặt đất tự nhiên khu vực ít dân cư.
≥ 5 m
Đạt
3.2.3
Đến mặt đất tự nhiên khu vực khó đến.
≥ 4 m
Đạt
3.2.4
Đến mặt đường ô tô cấp I,II.
≥ 7m
Đạt
3.2.5
Đến mặt đường ô tô các cấp còn lại.
≥ 6m
Đạt
3.2.6
Đến mặt ray đường sắt.
≥ 7,5 m
Đạt
3.2.7
Đến mức nước cao nhất ở sông, hồ, kênh có tàu thuyền qua lại.
tĩnh không +1,5 m
Đạt
3.2.8
Đến bãi sông và nơi ngập nước không có thuyền bè qua lại.
≥ 5,5 m
Đạt
3.2.9
Đến mức nước cao nhất trên sông, hồ, kênh mà thuyền bè và người không thể qua lại được.
≥ 2,5 m
Đạt
3.2.10
Đến đường dây thông tin.
≥ 1,25 m
Đạt
3.2.11
Đến mặt đê, đập.
≥ 6 m
Đạt
3.2.12
Nối đất.
Nối đất lặp lại cho dây trung tính, nối đất vỏ thiết bị.
không bị đứt hay dỉ sét.
Đạt
3.2.13
Điện trở nối đất đối với các đường dây đi qua khu vực có nhiều nhà cao tầng, cây cối cao che chắn, khó có thể bị sét đánh trực tiếp.
< 50Ω
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.2.14
Điện trở nối đất đối với các đường dây đi qua khu vực trống trải không có nhà cửa, công trình, cây cối che chắn, đường dây dễ bị sét đánh trực tiếp.
< 30Ω
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.2.15
Biển báo an toàn.
Có biến báo cấm; biển báo nguy hiểm, cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển báo yêu cầu có kích thước theo quy định.
100%
Đạt
3.3
Chất lượng điện năng
đạt
3.3.1
Thông tin, số liệu nhận dạng chất lượng điện năng sử dụng.
Điện áp
Trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp cho phép so với điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận.
trong khoảng ± 5%
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt
3.3.2
Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố, độ lệch điện áp cho phép.
từ +5% đến -10%;
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.3.3
Tần số
Trong điều kiện bình thường, độ lệch tần số hệ thống điện cho phép so với tần số danh định là 50Hz.
trong phạm vi ± 0,2Hz
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.3.4
Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố đơn lẻ, độ lệch tần số cho phép so với tần số danh định là 50Hz.
trong phạm vi ± 0,5Hz
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.4
Dây dẫn điện
đạt
3.4.1
Nhận
Kiểu đi dây.
Đảm bảo an toàn điện.
Lắp trên sứ cách điện có
Đạt
dạng về chủng
xà đỡ sứ, không mắc dây
dẫn điện trên cây xanh,
loại,
gá trên mái nhà.
3.4.2
Kết nối dây.
- Mối nối phải được nối bằng ống nối ép chặt hoặc bắt siết ốc chắc chắn.
số lượng gíp kẹp ≥ 2 bộ.
Đạt
thông
tin số
3.4.3
liệu dây dẫn hạ áp.
An toàn dẫn điện.
Dòng điện làm việc lớn nhất dây dẫn.
Nhỏ hơn dòng điện phát nóng dây dẫn
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả đánh giá: đạt/không đạt
3.4.4
An toàn cách điện.
Dây trần.
Có sứ cách điện trên cột
Đạt
3.4.5
Dây bọc.
Dây không nứt, rách, có sứ cách điện trên cột
Đạt
3.4.6
Dây cáp dẫn điện.
Được chôn dưới đất hoặc treo có cáp thép chịu lực.
Đạt
3.4.7
An toàn về cơ học.
Dây trần và dây bọc.
Dây không bị bong đứt sợi cáp bện.
Đạt
3.5
Kết cấu chịu lực
đạt
3.5.1
Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về kết cấu
Cột điện.
Cột bê tông.
Không bị vỡ, nứt bê tông để hở cốt thép bên trong.
Đạt
3.5.2
Cột thép.
Không nghiêng, các thanh thép đầy đủ, được bảo vệ chống dỉ sắt.
Đạt
3.5.3
chịu lực.
Cột gỗ, tre trên nhánh rẽ về hộ gia đình.
Cao tối thiểu 5m, đường kính ngọn tối thiểu 80mm, được xử lý chống mối mục.
Đạt
3.5.4
Kết cấu hỗ trợ chịu lực.
Dây néo thép, thanh chống.
Có bảo vệ, chống dỉ sắt.
Đạt
3.5.5
Móng néo.
Được bảo vệ chống xói lở.
Đạt
3.5.6
Móng cột.
Móng bê tông, trụ.
Được bảo vệ không bị xói lở.
Đạt
3.5.7
Móng đà cản.
Được bảo vệ không bị xói lở.
Đạt
3.5.8
Móng đất.
Được bảo vệ không bị xói lở.
Đạt
3.5.9
Xà giá đỡ.
Xà đỡ, néo dây điện.
Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa.
Đạt
3.5.10
Giá đỡ và kết cấu khác.
Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa.
Đạt
3.6
Vận hành
Đạt
3.6.1
Nhận dạng về quy trình vận hành.
Đường dây.
Sơn chỉ rõ tên và mạch trên các vị trí cột.
Có đánh số.
Đạt
3.6.2
Các quy trình vận hành.
Quy trình kiểm tra an toàn vận hành.
Có sổ theo dõi.
Đạt
3.6.3
Quy trình sửa chữa, khắc phục sự cố.
Có sổ theo dõi.
Đạt
3.6.4
Trong mạch điện ba pha bốn dây.
Thiết bị đóng cắt (áp-tô-mát, cầu dao, cầu chì) đặt trên dây pha.
Cắt thiết bị các dây không có điện.
Đạt
3.6.5
Trong mạch điện một pha hai dây.
Áp-tô-mát, cầu chì và công tắc đặt trên dây pha.
Cắt thiết bị hai dây không có điện.
Đạt
4
Dây dẫn về hộ gia đình sau công tơ điện và công tơ điện
Đạt
4.1
Dây sau công tơ
Đạt
4.1.1
Nhận dạng về chủng loại, thông tin số liệu dây dẫn sau công tơ.
Loại dây dẫn về hộ gia đình.
Tiết diện dây bọc cách điện hoặc cáp điện phải phù hợp với công suất sử dụng của các hộ sử dụng điện.
Dây bọc cách điện, tiết diện tối thiểu 2,5mm2.
Đạt
4.1.2
An toàn treo dây dẫn.
Khoảng cách từ công tơ về nhà dưới 20m.
Có hãm dây hai đầu trên sứ cách điện hạ áp hoặc sử dụng kẹp hãm, kẹp siết 2 đầu.
Đạt
4.1.3
Khoảng cách từ công tơ về nhà từ 20m trở lên.
Có hãm dây hai đầu trên sứ cách điện hạ áp hoặc sử dụng kẹp hãm, kẹp siết 2 đầu, có cột đỡ trung gian.
Đạt
4.1.4
Dây dẫn căng vượt đường ô tô.
Có hãm dây hai đầu trên sứ cách điện hạ áp, có dây văng đỡ dây, khoảng cách an toàn tới đất kiểm tra theo tiêu chuẩn đường dây hạ áp.
Đạt
4.2
Kết cấu sau công tơ điện và loại công tơ
Đạt
4.2.1
Thông tin, số liệu nhận dạng.
Cột đỡ trung gian.
Loại cột.
Gỗ hoặc tre, cao ≥ 4,0m, đường kính ≥ 80mm.
Đạt
4.2.2
Bảo vệ an toàn cho cột.
Được chôn dưới đất, không bị nghiêng, không ảnh hưởng đến việc giao thông đi lại.
Đạt
4.2.3
Hợp đồng mua bán điện.
Các hộ dân ký hợp đồng mua bán điện theo giá quy định của Chính phủ.
100% các hộ dân được ký hợp đồng.
Đạt
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt
4.2.4
Công tơ điện.
Chất lượng.
Có kiểm đinh còn thời hạn, được kẹp chì niêm phong.
Đạt
4.2.5
Bảo vệ công tơ.
Hòm công tơ.
Công tơ được đặt trong hòm comporit hoặc sơn tĩnh điện treo trên cột hoặc tường nhà.
Đạt
4.3
Điện trong nhà
Đạt
4.3.1
Thông tin, số liệu nhận dạng.
Bảng điện tổng .
Có cầu chì/aptomat, công tắc, ổ cắm đặt cố định trên tường hoặc khung nhà.
100% các hộ dân
Đạt
Trưởng thôn (bản, buôn) báo cáo đánh giá chung, cung cấp kết quả để đánh giá đạt/ không đạt. Các hộ chưa đạt, nếu có cam kết cải tạo, nâng cấp trong vòng 6 tháng thì được đánh giá là đạt trong năm.
4.3.2
Dây điện .
Có vỏ cách điện, dây điện được cố định trên tường hoặc khung nhà hoặc chôn trong tường.
100% các hộ dân
Đạt
II
Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên (Tiêu chí 4.2)
Đạt
1
Khu vực lưới điện kết nối lưới điện quốc gia
đạt
1.2
Thông tin nhận dạng về
Tỷ lệ số hộ dùng điện thường xuyên.
Tỷ lệ số hộ dùng điện thường xuyên đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
≥ 99%
Đạt
1.3
sử dụng điện lưới quốc gia.
Đối với vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ, Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
≥ 98%
Đạt
1.4
Đối với vùng trung du miền núi phía bắc; các xã theo Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP.
≥ 95%
Đạt
1.5
Ngừng, giảm mức cung cấp điện.
Thông báo cho khách hàng biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện.
≥ 05 ngày
Đạt
1.6
Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Trong 3 ngày liên tiếp
Đạt
2
Khu vực sử dụng điện từ nguồn năng lượng tái tạo, trạm Diezen độc lập
Đạt
2.1
Nguồn năng lượng tái tạo.
Có công suất ≥ 50KW.
Tổ chức có giấy phép hoạt động điện lực.
Tỷ lệ hộ dân khu vực nhà máy kết nối ≥ 95%.
Đạt
2.2
Có công suất <50KW.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh bán điện trực tiếp.
Tỷ lệ hộ dân khu vực nhà máy kết nối ≥ 85%.
Đạt
-
ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 5 VỀ TRƯỜNG HỌC
Công văn số 5869/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 29/11/2016của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Cụ thể như sau:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 5869/BGDĐT-CSVCTBTH
V/v hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2016
Kính gửi: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương
Thực hiện Văn bản số 18/BCĐTW- VPĐP ngày 26/10/2016 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng nội dung hướng dẫn về lĩnh vực giáo dục và đào tạo như sau:
-
Tiêu chí số 5 về Trường học:
Nội dung tiêu chí: Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia
-
Trường học thuộc xã bao gồm các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ
sở.
-
Trường học đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên theo Quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường trung học cơ sở (THCS) đạt chuẩn quốc gia theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia trên tổng số trường học của xã.
Xã đạt tiêu chí số 5 về trường học khi có tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia theo quy định của vùng.
-
Chỉ tiêu số 14.1 và 14.2 thuộc Tiêu chí số 14 về Giáo dục và Đào tạo:
-
-
Nội dung chỉ tiêu số 14.1: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập giáo dục trung học cơ sở và xóa mù chữ,
-
Nội dung chỉ tiêu số 14.2: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp)
Xã đạt chỉ tiêu số 14.1 và 14.2 thuộc tiêu chí số 14 về Giáo dục và Đào tạo khi đáp ứng:
Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đạt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề theo quy định của vùng.
-
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số học sinh tiếp tục học trên tổng số học sinh đã tốt nghiệp THCS.
Trên đây là nội dung tham gia xây dựng hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo./.
-
ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 6 VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VĂN HÓA
Hướng dẫn số 4688/HD-BVHTTDL ngày 14/11/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Tiêu chí 06 về Cơ sở vật chất văn hóa và Tiêu chí 16 về Văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cụ thể như sau:
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Số: 4688/HD - BVHTTDL
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2016
HƯỚNG DẪN
Thực hiện Tiêu chí 06 về Cơ sở vật chất văn hóa và Tiêu chí 16 về Văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới
Thực hiện Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn các địa phương (có Phụ lục chi tiết kèm theo):
-
Tiêu chí số 06 về Cơ sở vật chất văn hóa Thực hiện theo các Thông tư và văn bản:
Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 2563/QĐ-BVHTTDL ngày 3 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệtĐề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn”;
Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã;
Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 3 năm 2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn;
Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 5 năm 2014 sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa- Thể thao xã và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 3 năm 2011 quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn;
Công văn số 4128/BVHTTDL-VHCS ngày 20 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 06 của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Công văn số 2564/BVHTTDL-VHCS ngày 5 tháng 8 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai thực hiện Quy hoạch thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở theo Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Tiêu chí số 16 về Văn hóa
Thực hiện theo các Thông tư và văn bản:
Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương;
Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 1 năm 2011 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
-
-
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng báo cáo và hướng dẫn thực hiện tiêu chí 06 và tiêu chí 16 trong Bộ Tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới./.
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phụ lục
Hướng dẫn thực hiện Tiêu chí 06 về Cơ sở vật chất văn hóa và Tiêu chí 16 về Văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới
(Ban hành theo Hướng dẫn số: 4688/HD-BVHTTDL ngày 14/11/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
-
TIÊU CHÍ SỐ 06 VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VĂN HÓA
-
Nội dung sửa đổi, bổ sung tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa
Điều 6 - Thông tư số 12/2010/TT- BVHTTDL và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL
Được sửa đổi theo
Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL
1. Về xây dựng Trung tâm Văn hóa- Thể thao xã
1. Về xây dựng Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã
biệt khó khăn tối thiểu 100 chỗ ngồi.
2. Về xây dựng Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn.
100 chỗ ngồi, miền núi là 80 chỗ ngồi.
2. Về xây dựng Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn.
Vùng đồng bằng diện tích đất quy hoạch tối thiểu 2.500m² (chưa tính sân vận động).
Vùng núi, hải đảo diện tích đất quy hoạch tối thiểu 1.500m² (chưa tính sân vận động).
Quy mô xây dựng hội trường đa năng tối thiểu 250 chỗ ngồi; vùng núi, hải đảo tối thiểu 200 chỗ ngồi.
-
Vùng đồng bằng diện tích đất quy hoạch đối với hội trường văn hóa đa năng tối thiểu 500m²; Khu thể thao 2.000m² (chưa tính sân vận động).
Miền núi diện tích đất quy hoạch đối với hội trường văn hóa đa năng tối thiểu 300m²; Khu thể thao tối thiểu 1.200m² (chưa tính sân vận động).
Vùng núi cao, hải đảo và các xã đặc biệt khó khăn diện tích đất quy hoạch đối với hội trường văn hóa đa năng tối thiểu 200m²; Khu thể thao tối thiểu 500m² (chưa tính sân vận động)
Quy mô xây dựng hội trường đa năng đối với vùng đồng bằng tối thiểu 200 chỗ ngồi; Miền núi tối thiểu 150 chỗ ngồi; Vùng núi cao, hải đảo và các xã đặc
-
Vùng đồng bằng diện tích đất quy hoạch cho Nhà văn hóa tối thiểu 500m² Khu Thể thao tối thiểu 2000m².
Vùng núi diện tích đất quy hoạch cho Nhà Văn hóa tối thiểu 300m², Khu Thể thao tối thiểu 1500m².
Quy mô xây dựng Nhà văn hóa là
-
Vùng đồng bằng diện tích đất quy hoạch cho Nhà Văn hóa là 300m² trở lên; Khu Thể thao là 500m² trở lên.
Miền núi diện tích đất quy hoạch cho Nhà Văn hóa từ 200m² trở lên; Khu Thể thao từ 300m² trở lên.
Vùng núi cao, hải đảo và thôn ở các xã đặc biệt khó khăn diện tích đất quy hoạch cho Nhà Văn hóa từ 100m² trở lên; Khu Thể thao từ 200m² trở lên.
Quy mô xây dựng Nhà Văn hóa là 100 chỗ ngồi trở lên; Miền núi là 80 chỗ ngồi trở lên; Vùng núi cao, hải đảo và thôn ở xã đặc biệt khó khăn từ 50 chỗ ngồi trở lên.
-
Hướng dẫn xây dựng và sử dụng cơ sở vật chất văn hóa
-
Xây dựng mới cơ sở vật chất văn hóa
Các tỉnh, thành phố nghiên cứu áp dụng các Thông tư của Bộ để xác định vị trí, diện tích đất quy hoạch, quy mô xây dựng Trung tâm văn hóa - thể thao xã; Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn phù hợp với các tiêu chí phân theo từng vùng, miền quy định tại các Thông tư trên.
Diện tích đất quy hoạch xây dựng Trung tâm văn hóa - thể thao xã; Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn được tính gộp là tổng diện tích các công trình văn hóa, thể thao trên địa bàn xã và thôn. Địa điểm công trình văn hóa, thể thao không nhất thiết phải nằm trên cùng một vị trí.
-
Sử dụng cơ sở vật chất hiện có
Đối với các địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí diện tích đất và huy động các nguồn lực để xây dựng mới Trung tâm văn hóa - thể thao xã, Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn thì tạm thời sử dụng các cơ sở vật chất hiện có như Hội trường, Trung tâm học tập cộng đồng, Nhà Rông, Nhà Dài, Nhà sinh hoạt cộng đồng, Nhà văn hóa đã xây dựng từ trước, để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng.
Một số địa phương có các thiết chế văn hóa truyền thống như Đình làng, nhưng chưa có Nhà văn hóa, nếu được sự đồng ý của nhân dân và các đoàn thể địa phương có thể sử dụng thiết chế này tổ chức một số hoạt động văn hóa thể thao phù hợp.
Một số thôn, làng, bản, ấp có số dân ít, địa giới hành chính gần nhau, được sự đồng thuận của nhân dân có thể tổ chức sinh hoạt văn hóa, thể thao tại một Nhà văn hóa liên thôn.
Các địa phương sử dụng Hội trường, Trung tâm học tập cộng đồng, Nhà Rông. Nhà Dài, Nhà sinh hoạt cộng đồng, Đình làng, Nhà văn hóa đã xây dựng từ trước, Nhà văn hóa liên thôn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ nhân dân vẫn được tính đạt tiêu chí về xây dựng cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí số 06) trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Về lâu dài các địa phương này cần có lộ trình cụ thể để quy hoạch, đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa - thể thao xã; Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn đảm bảo các tiêu chí theo quy định của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch đã ban hành.
-
-
Hướng dẫn xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định
Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã là Thiết chế cộng đồng là nơi sinh ho ạt chung cho mọi người dân đến tham gia (kể cả trẻ em và người cao tuổi).
Để tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các mục tiêu vì trẻ em đến năm 2020, phát triển bền vững đến năm 2030 (trong đó mục tiêu về văn hoá, vui chơi giải trí cho trẻ em), tạo cơ sở để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em trong những năm tiếp theo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu trình thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2164/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 11 năm 2013 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030.
Để góp phần tạo môi trường an toàn và lành mạnh cho trẻ em Việt Nam có cơ hội tham gia vui chơi, giải trí nhằm nâng cao kỹ năng sống, phát triển toàn diện về mọi mặt, có
cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, các địa phương cần quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2164/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo mục tiêu cụ thể đến năm 2020 của Quyết định số 2164/QĐ-TTg thì Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. Những địa phương chưa có đủ điều kiện để xây dựng tại mỗi đơn vị hành chính cấp xã một Trung tâm Văn hóa - Thể thao, có thể xây dựng tại cụm xã (3 đến 5 xã) một Trung tâm Văn hóa - Thể thao. Những địa phương không có khu vui chơi, giải trí riêng biệt cho trẻ em có thể sử dụng cơ sở vật chất của Trung tâm văn hóa-Thể thao cấp xã, trang bị một số trang thiết bị tối thiểu phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tạo môi trường lành mạnh, an toàn, phát triển toàn diện cho trẻ em.
-
TIÊU CHÍ SỐ 16 VỀ VĂN HÓA
-
-
Hướng dẫn về nội dung thực hiện:
Các xã được công nhận nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 phải có từ 70% số thôn, làng, ấp, bản đạt tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa trở lên. Về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” (gọi chung là khu dân cư văn hóa) thực hiện theo Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.
-
Tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa
-
Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;
Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế;
Tỷ lệ lao động có việc làm, thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung;
đ) Có 80% trở lên hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội ở cộng đồng.
-
Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
Nhà Văn hóa-Khu thể thao thôn (làng, ấp, bản và tương đương) từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 40% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
Có 70% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
-
Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
đ) Có 70% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 50% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên;
100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;
-
Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;
Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
-
Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
Có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định;
Tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh (nước sạch, nhà tắm, hố xí) đạt chuẩn, cao hơn mức bình quân chung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường;
Nhà ở khu dân cư, các công trình công cộng, nghĩa trang được xây dựng từng bước theo quy hoạch;
Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước; cải tạo các ao, hồ sinh thái; trồng cây xanh.
-
Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước:
-
Có 90% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham
-
gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
-
Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng:
Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;
Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam- dioxin và những người bất hạnh.
-
-
Thẩm quyền, thời hạn công nhận
Danh hiệu khu dân cư văn hóa do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh/thành phố (gọi chung là cấp huyện) công nhận ba (03) năm một (01) lần.
-
Trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận khu dân cư văn hóa
-
Trình tự, thủ tục:
Khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã;
Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương) họp khu dân cư đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa;
-
d) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa, Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tiến hành kiểm tra (có biên bản kiểm tra);
đ) Phòng Văn hóa vàThông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và bộ phận Thi đua, Khen thưởng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận, công nhận lại và cấp Giấy công nhận cho các khu dân cư văn hóa;
Thời gian giải quyết năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Hồ sơ:
-
Báo cáo thành tích xây dựng khu dân cư văn hóa của Trưởng Ban vận động cấp xã, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Biên bản kiểm tra kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận khu dân cư văn hóa của Ban vận động cấp xã hàng năm, 3 năm;
-
Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Hồ sơ đề nghị công nhận một (01) bộ, nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Giấy công nhận khu dân cư văn hóa thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
Điều kiện công nhận:
Đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư này và các tiêu chí bổ sung theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có);
-
Thời gian đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa từ hai (02) năm trở lên (công nhận lần đầu); ba (03) năm trở lên (công nhận lại).
đ) Khen thưởng:
Khu dân cư văn hóa được thưởng theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 71 Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ;
Khuyến khích các địa phương căn cứ vào khả năng ngân sách Nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa, tăng kinh phí hỗ trợ cho các khu dân cư văn hóa xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động cho Nhà Văn hóa-Khu thể thao ở khu dân cư.
Trên cơ sở tiêu chuẩn công nhận khu dân cư văn hóa, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tiêu chí, mức đạt của các tiêu chí cho phù hợp./.
THÔN
-
ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 7 VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG
Quyết định số 4800/QĐ-BCT ngày 08/12/2016 của Bộ Công Thương về việchướng
dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Cụ thể như sau:
BỘ CÔNG THƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 4800 /QĐ-BCT
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
Về việc hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới
giai đoạn 2016-2020
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới ban hành kèm theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 12151/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện Tiêu chí số 7 về chợ trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN VÀ XÉT CÔNG NHẬN TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN TRONG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4800/QĐ-BCT
ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Trong Hướng dẫn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
“Cơ sở hạ tầng thương mại xã nông thôn mới” là hạ tầng thương mại được thiết lập tại địa bàn xã, bao gồm chợ nông thôn hoặc cơ sở bán lẻ khác (siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp) theo tiêu chí quy định tại Chương II Hướng dẫn này.
Nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố (theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn).
Siêu thị mini là loại hình siêu thị có diện tích nhỏ hơn và danh mục hàng hóa kinh doanh với số lượng tên hàng ít hơn siêu thị hạng III được quy định tại Khoản 3, Điều 3 của Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại được phê duyệt theo Quyết định số 1371/2003/QĐ- BTM.
Cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp ở nông thôn là loại hình cơ sở bán lẻ quy mô nhỏ; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân.
-
Điểm kinh doanh tại chợ là quầy hàng, sạp hàng, ki ốt, cửa hàng được bố trí trong phạm vi chợ.
Chương II
TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI XÃ NÔNG THÔN
-
Chợ nông thôn
Chợ nông thôn đạt tiêu chí khi đáp ứng các yêu cầu sau:
-
Về diện tích, mặt bằng xây dựng chợ
Có mặt bằng chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ;bố trí đủ diện tích cho các hộ kinh doanh cố định, không cố định và các dịch vụ tối thiểu tại chợ (trông giữ xe, vệ sinh công cộng).
Diện tích tối thiểu cho một điểm kinh doanh trong chợ là 3m2.
-
Về kết cấu nhà chợ chính
Nhà chợ chính phải bảo đảm kiên cố hoặc bán kiên cố. Chợ bán kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm theo qui định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP.
-
Về yêu cầu đối với các bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình:
Có bảng hiệu thể hiện tên chợ, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức quản lý chợ.
Nền chợ phải được bê tông hóa.
Có khu vệ sinh bố trí nam, nữ riêng.
-
Có bố trí địa điểm hoặc phương án trông giữ xe (ngoài trời hoặc mái che) phù hợp với lưu lượng người vào chợ, bảo đảm trật tự, an toàn cho khách.
đ) Khu bán thực phẩm tươi sống, khu dịch vụ ăn uống được bố trí riêng, bảo đảm điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có nước sạch, nước hợp vệ sinh bảo đảm cho hoạt động của chợ.
Có phương án và hệ thống cấp điện theo quy định bảo đảm cho hoạt động của chợ.
Có khu thu gom rác và xử lý rác trong ngày hoặc có khu thu gom rác và phương án vận chuyển rác trong ngày về khu xử lý tập trung của địa phương.
Có hệ thống rãnh thoát nước bảo đảm thông thoáng và dễ dàng thông tắc.
Có thiết bị và phương án bảo đảm phòng cháy, chữa cháy cho chợ theo quy định.
-
Về điều hành quản lý chợ:
Có tổ chức quản lý; việc tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 114/2009/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 02/2003/NĐ- CP.
Có Nội quy chợ được UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt và được niêm yết công khai để điều hành hoạt động, xử lý vi phạm tại chợ.
Có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa.
Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
-
Cơ sở bán lẻ khác ở nông thôn
-
Cơ sở bán lẻ khác ở nông thôn đạt tiêu chí khi đáp ứng các yêu cầu sau:
-
Siêu thị mini
Có bảng hiệu thể hiện tên siêu thị, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức, cá nhân quản lý.
Có thời gian mở cửa phù hợp cho việc mua sắm hàng ngày của người dân.
Có diện tích kinh doanh từ 200m2 và có bãi để xe với quy mô phù hợp.
-
Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên.
đ) Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí điểm hoặc phương án trông giữ xe và khu vệ sinh phù hợp cho khách hàng.
Có kho và các thiết bị kỹ thuật cần thiết phục vụ cho bảo quản hàng hóa (tủ đông, tủ mát…); cho đóng gói, bán hàng (kệ, giá, giỏ, móc treo...); cho thanh toán và quản lý kinh doanh (thiết bị và phần mềm quản lý…).
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân.
Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị mini không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp
Có bảng hiệu thể hiện tên cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức quản lý.
Có thời gian mở cửa phù hợp cho việc mua sắm hàng ngày của người dân.
-
Có diện tích kinh doanh tối thiểu từ 50m2 trở lên và có nơi để xe với quy mô phù
hợp.
-
Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 200 tên hàng trở lên.
đ) Có bố trí quầy hoặc khu vực phù hợp để trưng bầy hoặc bán hàng hóa nông sản
của địa phương.
Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng.
Có trang thiết bị cần thiết (tủ đông, tủ mát, kệ, giá...) để bảo quản hàng hóa và đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Tổ chức, bố trí hàng hóa một cách văn minh, khoa học thuận tiện cho khách hàng lựa chọn, mua sắm và thanh toán.
Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương III
XÉT CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT TIÊU CHÍ
CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN
-
.Đối với xã có cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
Xã được công nhận đạt Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn khi đáp ứng một trong các nội dung sau:
Có chợ nông thôn trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đạt chuẩn theo quy định tại mục I, Chương II của Hướng dẫn kèm theo Quyết định này.
Có siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp đạt chuẩn theo quy định tại mục II, Chương II của Hướng dẫn kèm theo Quyết định này.
.Đối với xã chưa có hoặc không có cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
Trường hợp xã có cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệtnhưng do nhu cầu thực tế chưa cần đầu tư xây dựng hoặc xã không có cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong quy hoạch thì sẽ không xem xét Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.
Việc xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới được thực hiện trên cơ sở xem xét, đánh giá các Tiêu chí còn lại trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) căn cứ hướng dẫn tại Quyết định này có trách nhiệm:
Ban hành quy định và hướng dẫn chi tiết Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn phục vụ cho việc xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng mới hoặc rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch đối với cơ sở hạ tầng thương mại trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với thực tế tại địa phương.
Ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư.
Xây dựng cơ chế hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương, kinh phí xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn hợp pháp khác cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Giao Sở Công Thương có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, của hàng kinh doanh tổng hợp như đối với quản lý siêu thị quy định tại Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM và không phân hạng đối với các loại hình này.
Chỉ đạo Sở Công Thương tổng hợp, đánh giá việc thực hiện Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và gửi báo cáo (6 tháng, báo cáo tổng kết năm) về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương./.
VIII. ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 8 VỀ THÔNG TIN VÀ TRUYỂN THÔNG
Phụ lục hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Cụ thể như sau:
PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TIÊU CHÍ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (TIÊU CHÍ SỐ 8) TRONG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
-
Xã có điểm phục vụ bưu chính
1.1.Điểm phục vụ bưu chínhgồm bưu cục, điểm Bưu điện - Văn hóa xã, kiốt, đại lý thuộc mạng bưu chính công cộng để chấp nhận, phát thư, gói, kiện hàng hóa.
-
Tiêu chuẩn điểm phục vụ bưu chính và điều kiện đạt
1.2.1 Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
Có mặt bằng, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu cung ứng và sử dụng dịch vụ (tuỳ theo mô hình của từng loại điểm phục vụ bưu chính và điều kiện thực tế của địa phương);
Có treo biển tên điểm phục vụ.
Có treo số hiệu điểm phục vụ (đối với bưu cục và điểm Bưu điện – Văn hóa xã).
-
Niêm yết giờ mở cửa phục vụ và các thông tin về dịch vụ bưu chính cung ứng tại điểm phục vụ.
Tiêu chuẩn về dịch vụ cung ứng tại điểm phục vụ bưu chính
Đối với dịch vụ thư: Tối thiểu phải cung ứng dịch vụ thư cơ bản, có địa chỉ nhận, có khối lượng đơn chiếc đến 02kg.
-
Đối với dịch vụ gói, kiện hàng hóa: Tối thiểu phải cung ứng dịch vụ gói, kiện hàng hóa có khối lượng đơn chiếc đến 05 kg.
Tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ cung ứng tại điểm phục vụ bưu chính
Đối với dịch vụ thư cơ bản: Phải đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí; Mã số QCVN 01:2015/BTTTT, ban hành kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTTTT ngày 30/6/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
-
Đối với dịch vụ gói, kiện hàng hóa: Phải đáp ứng các quy định tại quy định về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công bố với khách hàng.
Điều kiện tối thiểu đạt chuẩn
-
Xã có điểm phục vụ bưu chính là xã có ít nhất 01 (một) điểm phục vụ để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân tại địa phương.
-
Xã có dịch vụ viễn thông, internet
-
Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia
Điểm phục vụ dịch vụ viễn thông công cộng là điểm do doanh nghiệp viễn thông trực tiếp quản lý, khai thác để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ (Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng bao gồm cả các đại lý dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông).
-
Tiêu chuẩn về dịch vụ viễn thông, internet và điều kiện đạt
-
Tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ viễn thông, internet
Chất lượng dịch vụ điện thoại cố định mặt đất nội hạt đáp ứng tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất, Mã số QCVN 35:2011/BTTTT.
Chất lượng dịch vụ điện thoại di động đáp ứng tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất, Mã số QCVN 36:2015/BTTTT.
Chất lượng dịch vụ truy nhập internet đáp ứng tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập internet gồm:
-
Internet cố định đáp ứng tiêu chuẩn tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất QCVN 34:2014/BTTTT.
-
Điều kiện tối thiểu xã đạt:
-
Tất cả các thôn, bản trên địa bàn xã có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng ít nhất một trong hai loại dịch vụ điện thoại (dịch vụ điện thoại cố định mặt đất, dich vụ thông tin di động mặt đất) và ít nhất một trong hai loại dịch vụ truy nhập internet (dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất, dịch vụ truy nhập internet trên mạng viễn thông di động mặt đất) theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
Riêng các xã đảo: Đối với các đảo có dân sinh sống phải có thuê bao của cá nhân, hộ gia đình sử dụng dịch vụ viễn thông.
Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện tại mục a) thì trên địa bàn xã phải có ít nhất 01 điểm phục vụ dịch vụ viễn thông công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại và dịch vụ truy nhập internet.
-
-
-
-
Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn
-
Đài truyền thanh xã là Đài truyền thanh do UBND cấp xã trực tiếp quản lý nhân sự, máy móc thiết bị và kinh phí hoạt động. Đài truyền thanh xã có hai phương thức truyền dẫn tín hiệu âm thanh: đài truyền thanh hữu tuyến và đài truyền thanh không dây.
Đài truyền thanh hữu tuyến hay còn gọi là đài truyền thanh có dây là đài sử dụng phương thức truyền dẫn tín hiệu âm thanh bằng đường dây dẫn.
Đài truyền thanh vô tuyến hay còn gọi là đài truyền thanh không dây là đài sử dụng phương thức truyền dẫn tín hiệu âm thanh thông qua việc sử dụng tần số.
-
Tiêu chuẩn đài truyền thanh xã, hệ thống loa đến thôn và điều kiện đạt
-
Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất:
Đối với thiết bị truyền thanh không dây: Thông số kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn Việt Nam QCVN 30:2011/BTTTT và QCVN 70:2013/BTTTT.
Đối với phát xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ: Đáp ứng các yêu cầu tại quy chuẩn Việt Nam QCVN 18:2014/BTTTT.
Đối với việc sử dụng tần số vô tuyến điện: Tuân thủ quy định tại Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia và Thông tư 05/2015/TT-BTTTT ngày 23/5/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn, thiết bị vô tuyến điện; sử dụng tần số vô tuyến điện.
Đối với các đài truyền thanh không dây sử dụng công nghệ phát sóng vô tuyến, phải được cấp phép sử dụng tần số theo quy định, tuân thủ Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/02/2009 phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020; Thông tư số 04/2013/TT-BTTTT ngày 23/01/2013 quy hoạch sử dụng kênh tần số phát thanh FM đến năm 2020.
Tuân thủ các quy định tại Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc chứng nhận, công bố hợp quy trước khi làm thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
-
Điều kiện tối thiểu đạt chuẩn :
Có đài Truyền thanh được thiết lập đáp ứng các quy định tại mục 1.
Ít nhất 2/3 số thôn, bản trong xã có hệ thống loa hoạt động.
-
-
Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành
4.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý điều hành nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch.
4.2. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và điều kiện đạt
a) Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất:
Tất cả các cơ quan: Đảng ủy xã, Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã và các tổ chức chính trị - xã hội của xã có máy vi tính phục vụ công tác.
-
Xã có Trang thông tin điện tử riêng hoặc có trang thông tin điện tử thành phần trên Trang/Cổng thông tin điện tử của tỉnh/thành phố hoặc Trang/Cổng thông tin điện tử quận/huyện để cung cấp thông tin về xã và dịch vụ công trực tuyến.
-
Điều kiện đạt tối thiểu:
Về kỹ năng sử dụng máy vi tính của cán bộ xã: Xã có ít nhất 2/3 số cán bộ, công chức quy định tại Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ,chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấnvà những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sử dụng máy tính trong công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ.
Hệ số máy tính/số cán bộ, công chức của xã đạt tối thiểu là 0,5.
Máy tính của các cơ quan: Đảng ủy xã, Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã có sử dụng dịch vụ truy nhập internet và thực hiện nhận/gửi văn bản chỉ đạo, điều hành qua mạng internet.
Trang thông tin điện tử riêng của xã hoặc trang thông tin điện tử thành phần trên Trang/Cổng thông tin điện tử của tỉnh/thành phố hoặc Trang/Cổng thông tin điện tử quận/huyện và cung cấp tối thiểu các thông tin sau:
-
-
Tổ chức bộ máy hành chính, thông tin liên hệ của cán bộ, công chức;
Thông tin địa giới hành chính, điều kiện tự nhiên, lịch sử, truyền thống, văn hóa, di tích, danh thắng (nếu có);
Tin tức về hoạt động của cơ quan nhà nước;
Thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách;
Thông tin về định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
-
Cung cấp các quy trình, mẫu biểu thủ tục hành chính cấp xã trên Trang thông tin điện tử riêng của xã hoặc trên Trang/Cổng thông tin điện tử của tỉnh/thành phố, quận/huyện.
đ) Xã có ít nhất 02 (hai) hoạt động chuyên môn nghiệp vụ có ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý.
4. 3. Khuyến khích các xã đã hoàn thành tiêu chí xã nông thôn mới tiếp tục thực hiện các nội dung sau:
Có trang bị mạng máy tính nội bộ (LAN) phục vụ công tác quản lý, điều hành.
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3 trở lên./.
-
-
ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 9 VỀ NHÀ Ở DÂN CƯ
Công văn số 117/BXD-QHKT ngày 21/01/2015 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí về nhà ở nông thôn. Cụ thể như sau:
BỘ XÂY DỰNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 117/BXD-QHKT
V/v hướng dẫn thực hiện tiêu chí về nhà ở nông thôn
Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2015
Kính gửi: Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tiêu chí nhà ở nông thôn đã được quy định tại Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Trong quá trình triển khai, nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xác định tiêu chuẩn nhà ở nông thôn trong quá trình triển khai chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn do hiểu về tiêu chuẩn nhà ở bao gồm nhiều vấn đề: diện tích, kết cấu nhà, không gian ở .v.v.
Thực hiện Quyết định số 639/QĐ-TTg ngày 05/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình công tác năm 2014 của Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đồng thời giải quyết các kiến nghị phản ánh của các địa phương và thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình, chính sách của Nhà nước, Bộ Xây dựng điều chỉnh một số chỉ tiêu và bổ sung thêm hướng dẫn thực hiện tiêu chí về nhà ở nông thôn (Điều 13, Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013) cụ thể như sau:
-
Xã được công nhận đạt tiêu chí nhà ở dân cư khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
Trên địa bàn không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát;
Đạt mức quy định tối thiểu của vùng về tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.
Giải thích từ ngữ:
-
-
Nhà tạm, nhà dột nát là loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụng dưới 5 năm hoặc không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, bếp, nhà vệ sinh theo quy định, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-
Nhà ở nông thôn phải đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Các bộ phận nền, khung, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:
+ “Nền cứng” là nền nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, gạch lát, gỗ;
+ “Khung cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc; móng làm từ bê tông cốt thép hoặc xây gạch/đá;
+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói hoặc lợp bằng các loại tấm lợp có chất lượng tốt như tôn, phi brô xi măng.
+ Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu địa phương có chất lượng tương đương, đảm bảo thời hạn sử dụng. Các địa phương xác định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể, báo cáo Bộ Xây dựng xem xét quyết định.
Đối với khu vực đồng bằng diện tích ở tối thiểu đạt từ 14m2/người trở lên; khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt 10m2/người trở lên. Diện tích tối thiểu một căn nhà từ 24m2 trở lên. Đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên.
Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên; Đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó.
-
Các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi ...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; Kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền.
Bộ Xây dựng đề nghị Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện tiêu chí nhà ở nông thôn và áp dụng kịp thời trong xét công nhận xã đạt chuẩn./.
-
TIÊU CHÍ SỐ 10 VỀ THU NHẬP
Công văn số 563/TCTK-XHMT ngày 07/8/2014 của Tổng cục Thống kê về việc hướng dẫn tạm thời tính thu nhập bình quân đầu người/năm của xã. Cụ thể như sau:
“1. Về hướng dẫn Tiêu chí số 10 về thu nhập:
Về phương pháp tính Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã làm cơ sở đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí Thu nhập trong Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp xã, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã ban hành văn bản 563/TCTK-XHMT ngày 07/8/2014 về việc hướng dẫn tính tạm thời thu nhập bình quân đầu người/năm của xã.
Qua hơn 02 năm thực hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa ghi nhận văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ chương trình) và các địa phương phản ánh những vướng mắc trong quá trình thực hiện cách tính nêu trên.
Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giữ nguyên phương pháp tính theo công văn số 563/ TCTK-XHMT ngày 07/8/2014 (Phụ lục kèm theo).
-
Về hướng dẫn Chỉ tiêu số 13.1 thuộc tiêu chí số 13 Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012:
“ Xã được công nhận đạt chỉ tiêu số 13.1 là xã có ít nhất 01 hợp tác xã đạt các yêu cầu sau:
-
-
Tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012;
-
Có ít nhất 01 loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã;
Kinh doanh có lãi liên tục trong 02 năm tài chính gần nhất (hoặc 01 năm tài chính gần nhất đối với hợp tác xã mới thành lập chưa quá 03 năm);
Có quy mô thành viên lớn (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể quy mô này phù hợp với điều kiện của địa phương);
Tham gia vào chuỗi giá trị gắn với các sản phẩm chủ lực, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm.””./.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỔNG CỤC THỐNG KÊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 563 /TCTK-XHMT V/v hướng dẫn tạm thời tính thu nhập bình quân đầu người/năm của xã |
Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2014 |
Kính gửi: Các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/ 4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới,
Tổng cục Thống kê hướng dẫn tạm thời nội dung, phương pháp tính tiêu chí “Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã” như hướng dẫn kèm theo.
Các Cục Thống kê phối hợp với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai hướng dẫn thực hiện thu thập và tính toán thu nhập bình quân đầu người/năm của các xã theo yêu cầu.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh đề nghị liên hệ với Tổng cục Thống kê (Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường, email: [email protected], ĐT: 04 3843 9871) để được giải đáp hoặc điều chỉnh cho phù hợp./.
HƯỚNG DẪN TẠM THỜI
TÍNH “THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/NĂM CỦA XÔ
(Kèm theo Công văn số: 563 /TCTK-XHMT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Tổng cục Thống kê)
KHÁI NIỆM, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP TÍNH
-
Khái niệm, phương pháp tính
Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã được tính bằng cách chia tổng thu nhập của nhân khẩu thực tế thường trú (NKTTTT) của xã trong năm cho số NKTTTT của xã trong năm.
Công thức:
Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã
=
Tổng thu nhập của NKTTTT của xã trong năm
NKTTTT của xã trong năm
-
Thu nhập của nhân khẩu thực tế thường trú của xã
Thu nhập của NKTTTT của xã là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà NKTTTT của xã nhận được trong 1 năm; bao gồm:
+ Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản;
+ Thu nhập từ sản xuất phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản;
+ Thu từ tiền công, tiền lương;
+ Thu khác được tính vào thu nhập (được cho, biếu, mừng, giúp từ người không phải là NKTTTT của xã; lãi tiết kiệm; các khoản cứu trợ, hỗ trợ mà hộ trực tiếp nhận được bằng tiền hoặc hiện vật, …).
Thu nhập của NKTTTT của xã không bao g ồm các khoản thu khác không được tính vào thu nhập, như tiền rút tiết kiệm, thu nợ cho vay, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh,…
-
Nhân khẩu thực tế thường trú
NKTTTT của xã trong năm (tính đến 31/12): Là những người thực tế thường xuyên cư trú tại hộ tính đến thời điểm 31/12 đã được 6 tháng trở lên và những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ, không phân biệt họ đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã đang ở hay chưa; cụ thể NKTTTT tại hộ bao gồm:
+ Người vẫn thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm 31/12 đã được 6 tháng trở
lên.
+ Người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước thời điểm
31/12; không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.
+ Người “tạm vắng” bao gồm:
Người đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi công tác, đi du lịch, dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, đi chữa bệnh, v.v…;
-
Người đang bị tạm giữ;
Người rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác tính đến thời điểm 31/12 chưa đủ 6 tháng (nếu đủ 6 tháng trở lên thì được tính tại nơi đang ở).
-
-
Phạm vi tính toán
Chỉ tính thu nhập do NKTTTT của xã tạo ra, bất kể những người này làm việc và sản xuất kinh doanh trong hay ngoài địa bàn xã, không tính thu nhập của người ngoài xã đến làm việc và sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã.
-
Không tính vào thu nhập:
Các khoản tiền hoặc hiện vật được chuyển nhượng, chi trả trong nội bộ dân cư của xã, trừ các khoản đã được tính vào chi phí sản xuất.
Các khoản thu vào để chi chung của xã như : Thu để đầu tư xây dựng các công trình; chương trình; thu vào ngân sách của Nhà nước mà hộ không trực tiếp được nhận.
-
Thời điểm, thời kỳ thu thập số liệu
-
Thời điểm thu thập số liệu
Số liệu về thu nhập được thu thập và báo cáo trong quý I năm sau năm báo cáo.
Thời kỳ thu thập số liệu
-
Số liệu về thu nhập được thu thập trong thời kỳ 1 năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
Ghi chú: Nếu thời kỳ thu thập số liệu không trùng với năm dương lịch thì thu thập số liệu trong 12 tháng qua tính từ thời điểm thu thập trở về trước.
-
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm tổ chức thu thập, tính toán và báo cáo theo các biểu quy định tại Phần III của hướng dẫn này. Trong quá trình tính toán thu nhập cần tham khảo và thống nhất một số số liệu với Chi cục Thống kê huyện và các cơ quan chuyên môn liên quan của huyện.
Chi cục Thống kê huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn liên quan của huyện hướng dẫn, hỗ trợ UBND xã tổ chức thu thập, tính toán và báo cáo các biểu quy định tại Phần III của hướng dẫn này. Đồng thời, thẩm định và ra văn bản công nhận kết quả , làm cơ sở cho việc xét công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới.
-
BIỂU MẪU BÁO CÁO
Chi tiết các Biểu mẫu báo cáo theo Công văn số 563/TCTK-XHMT ngày 07/8/2014 của Tổng cục Thống kê về việc hướng dẫn tạm thời tính thu nhập bình quân đầu người/năm của xã (Tổng cục Thống kê đã gửi các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO
-
Biểu số 1: TNX-TT. Thu trồng trọt của xã
Mục đích, ý nghĩa: Thu thập thông tin để tính thu nhập trong 1 năm của NKTTTT của xã từ sản phẩm chính trồng trọt.
-
Phương pháp tính và cách ghi biểu:
+ Khái niệm/nội dung/phương pháp tính:
Biểu này chỉ tính đối với các loại sản phẩm trồng trọt chính đã thu hoạch trong năm.
Không bao gồm:
Sản phẩm dở dang chưa cho thu hoạch.
Sản phẩm phụ trồng trọt.
Dịch vụ trồng trọt.
-
Diện tích gieo trồng: Là diện tích được tính theo hệ số lần trồng trong năm. Đối với cây lâu năm chỉ ghi diện tích đã cho sản phẩm nhiều năm, không tính diện tích cho thu bói. Đối với cây lâu năm trồng phân tán cần quy đổi diện tích theo mật độ cây trồng của loại cây đó, ví dụ: 1000 cây vải = 1ha...
Năng suất: Lấy theo năng suất thực tế bình quân năm tại địa phương. Có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê nếu không có.
Sản lượng thu hoạch: Là tổng sản lượng các mùa/vụ thực tế đã thu trong một năm.
Lưu ý tính cả phần sản phẩm thu bói.
Đơn giá: Lấy theo giá bán thực tế bình quân năm tại địa phương. Có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
Giá trị sản lượng: Là trị giá sản lượng thu hoạch theo giá thực tế bình quân năm tại địa phương.
+ Cách ghi biểu:
Cột A: Liệt kê các loại cây trồng do NKTTTT của xã đã thu hoạch trong năm.
Cột 1: Ghi diện tích gieo trồng các loại cây đã thu hoạch trong năm tương ứng (không tính diện tích cây lâu năm cho thu bói).
Cột 2: Ghi năng suất thực tế bình quân năm theo từng loại cây đã thu hoạch trong năm.
Cột 3: Ghi sản lượng đã thu hoạch trong năm theo từng loại cây. Sản lượng = [Diện tích gieo trồng (cột 1) x Năng suất bình quân (cột 2)]/10. (Đối với cây lâu năm cần bổ sung thêm sản lượng thu bói nếu có).
Cột 4: Ghi giá bán thực tế bình quân năm theo từng loại cây tại địa phương.
Cột 5: Giá trị sản lượng = Sản lượng (cột 3) x Đơn giá (cột 4) c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu:
-
Phạm vi: Tính thu tất cả sản phẩm trồng trọt do NKTTTT của xã thu hoạch trong năm.
Như vậy, người là NKTTTT của xã nếu trồng trọt và thu hoạch các sản phẩm trên diện tích đất ở ngoài xã (xâm canh, thuê, mượn, đấu thầu) thì diện tích gieo trồng và sản lượng ngoài xã này vẫn được tính vào thu nhập cho xã. Ngược lại, không tính vào thu nhập của xã
đối với những người không là NKTTTT của xã nhưng có trồng trọt và thu hoạch sản phẩm trên địa giới hành chính của xã.
Trường hợp NKTTTT của xã liên doanh, liên kết với NKTTTT ngoài xã gieo trồng và thu hoạch thì chỉ tính phần diện tích và thu hoạch của NKTTTT trong xã (có thể dựa vào tỷ lệ góp vốn để tính diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch này).
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo. d. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê cấp xã;
Tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
-
Biểu số 2: TNX-CHN. Thu chăn nuôi của xã
Mục đích, ý nghĩa: Thu thập thông tin để tính thu nhập trong 1 năm của NKTTTT của xã từ sản phẩm chính chăn nuôi.
-
Phương pháp tính và cách ghi biểu:
+ Khái niệm/nội dung/phương pháp tính
Biểu này chỉ tính đối với các loại sản phẩm chăn nuôi chính đã thu hoạch trong năm do NKTTTT của xã tự chăn nuôi. Không bao gồm:
Sản phẩm dở dang chưa cho thu hoạch.
Sản phẩm phụ chăn nuôi.
Dịch vụ chăn nuôi.
Nuôi gia công cho doanh nghiệp, trang trại hoặc cho người không phải NKTTTT
-
của xã.
Sản lượng thu hoạch là lượng đã giết mổ hoặc bán trong năm. Đối với sản phẩm chăn
nuôi không qua giết mổ là số đã sản xuất ra trong năm.
Có thể tính sản lượng thu hoạch căn cứ vào:
Số đầu con theo từng loại.
Tỷ lệ số con bán, giết thịt;
Trọng lượng bình quân 1 con bán, giết thịt.
Số trứng/Sản lượng sữa bình quân 1 con trong 1 năm Công thức:
-
Sản lượng thịt thu hoạch = (Số đầu con) x (Tỷ lệ bán, giết thịt) x (trọng lượng bình quân 1 con).
Sản lượng trứng = (số con đẻ trứng) x (số trứng bình quân 1 con).
Sản lượng sữa = (số con bò cái sữa) x (sản lượng sữa bình quân 1 con).
Đơn giá: Lấy theo giá bán thực tế bình quân năm tại địa phương. Có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
Giá trị sản lượng: Là trị giá sản lượng thu hoạch theo giá thực tế bình quân năm tại địa phương.
+ Cách ghi biểu
- Cột A: Liệt kê các sản phẩm chính chăn nuôi do NKTTTT của xã đã thu hoạch trong
năm.
Cột B: Ghi đơn vị tính của các sản phẩm chăn nuôi.
-
Cột 1: Ghi sản lượng thu hoạch trong năm của từng sản phẩm chăn nuôi tương ứng
với đơn vị tính tại cột B.
Cột 2: Ghi giá bán thực tế bình quân năm theo từng loại cây tại địa phương.
-
Cột 3: Giá trị sản lượng = Sản lượng (cột 1) x Đơn giá (cột 2) c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu:
Phạm vi: Tính thu tất cả sản phẩm chăn nuôi do NKTTTT của xã thu hoạch trong
năm.
Như vậy, người là NKTTTT của xã nếu chăn nuôi và thu hoạch các sản phẩm ở ngoài
xã thì vẫn được tính vào thu nhập cho xã. Ngược lại, không tính vào thu nhập của xã đối với những người không là NKTTTT của xã nhưng có chăn nuôi và thu hoạch sản phẩm trên địa giới hành chính của xã.
Trường hợp NKTTTT của xã liên doanh, liên kết với NKTTTT ngoài xã thì chỉ tính phần thu hoạch của NKTTTT của xã (có thể dựa vào tỷ lệ góp vốn để tính sản lượng thu hoạch này).
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo. d. Nguồn số liệu:
Báo cáo thống kê cấp xã;
Tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
-
Biểu số 3: TNX- LN. Thu lâm nghiệp của xã
Mục đích, ý nghĩa: Thu thập thông tin để tính thu nhập trong 1 năm của NKTTTT của xã từ hoạt động lâm nghiệp.
Phương pháp tính và cách ghi biểu:
-
+ Khái niệm/nội dung/phương pháp tính
Thu lâm nghiệp của xã bao gồm thu từ khai thác gỗ và lâm sản, thu trồng và nuôi rừng, thu nhặt các sản phẩm từ rừng và thu từ hoạt động dịch vụ lâm nghiệp trong năm.
Sản lượng thu hoạch là lượng đã thu được trong năm. Không tính sản phẩm dở dang.
Đơn giá: Lấy theo giá bán thực tế bình quân năm tại địa phương. Có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
Giá trị sản lượng: Là trị giá sản lượng thu hoạch theo giá thực tế bình quân năm tại địa phương.
+ Cách ghi biểu
Cột A: Liệt kê các sản phẩm lâm nghiệp và dịch vụ lâm nghiệp do NKTTTT thu hoạch trong năm.
Cột B: Ghi đơn vị tính của các sản phẩm lâm nghiệp, ví dụ: m3, tấn,....
-
Cột 1: Ghi sản lượng thu hoạch của các sản phẩm lâm nghiệp theo đơn vị tính ở cột
B.
-
Cột 2: Đơn giá của các sản phẩm lâm nghiệp được tính theo giá bán thực tế bình
quân năm tại địa phương. Có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
Cột 3: Giá trị sản lượng = Sản lượng (cột 1) x Đơn giá (cột 2) c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu:
-
Phạm vi: Tính thu tất cả sản phẩm, hoạt động lâm nghiệp do NKTTTT của xã thu được trong năm.
Như vậy, người là NKTTTT của xã nếu có thu từ lâm nghiệp ở ngoài xã thì vẫn được tính vào thu nhập cho xã. Ngược lại, không tính vào thu nhập của xã đối với những người không là NKTTTT của xã nhưng có thu từ lâm nghiệp trên địa giới hành chính của xã.
Trường hợp NKTTTT của xã liên doanh, liên kết với NKTTTT ngoài xã thì chỉ tính phần thu hoạch của NKTTTT của xã (có thể dựa vào tỷ lệ góp vốn để tính sản lượng thu hoạch này).
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo. d. Nguồn số liệu:
Báo cáo thống kê cấp xã;
Tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
-
Biểu số 4: TNX-THS. Thu thủy sản của xã
Mục đích, ý nghĩa: Thu thập thông tin để tính thu nhập trong 1 năm của NKTTTT của xã từ hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và sản xuất giống thủy sản.
Phương pháp tính và cách ghi biểu:
-
+ Khái niệm/nội dung/phương pháp tính
Thu thủy sản của xã bao gồm thu từ các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và sản xuất giống thủy sản. Nuôi trồng thủy sản bao gồm nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước mặn, lợ. Đánh bắt thủy sản bao gồm đánh bắt thủy sản trên biển và nội địa.
Sản lượng thu hoạch là lượng đã thu được trong năm. Không tính sản phẩm dở dang.
Có thể tính sản lượng thu hoạch nuôi trồng căn cứ vào:
Diện tích nuôi trồng cho thu hoạch.
Năng suất thu hoạch. Công thức:
-
Sản lượng thu hoạch = (Diện tích nuôi trồng) x (Năng suất) Có thể tính sản lượng thu hoạch đánh bắt căn cứ vào:
Số tàu thuyền đánh bắt.
Số tháng đánh bắt.
Số chuyến đánh bắt bình quân 1 tháng
Sản lượng đánh bắt bình quân 1 chuyến Công thức:
-
Sản lượng đánh bắt = (Số tàu thuyền) x (Số tháng đánh bắt) x (Số chuyến đánh bắt bình quân) x (Sản lượng đánh bắt bình quân 1 chuyến).
Riêng đánh bắt nội địa có thể căn cứ vào số lao động đánh bắt của xã, số ngày đánh bắt, sản lượng đánh bắt bình quân để tính sản lượng đánh bắt trong năm.
Sản lượng đánh bắt bình quân từng loại thủy sản của 1 tàu thuyền căn cứ thực tế đánh bắt của địa phương trong năm (có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê).
Đơn giá: Ghi giá bán thực tế bình quân năm tại địa phương. Có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
Giá trị sản lượng: Là trị giá sản lượng thu hoạch theo giá thực tế bình quân năm tại địa phương.
+ Cách ghi biểu
Cột A: Liệt kê các sản phẩm thủy sản do NKTTTT của xã đã thu hoạch trong năm.
Cột 1: Ghi sản lượng thu hoạch của các sản phẩm thủy sản đã được thu hoạch trong năm tương ứng với cột A.
Cột 2: Đơn giá của các sản phẩm thủy sản theo giá bán thực tế bình quân năm tại địa phương.
Cột 3: Giá trị sản lượng = Sản lượng (cột 1) x Đơn giá (cột 2) c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu:
-
Phạm vi: Tính thu tất cả sản phẩm thủy sản do NKTTTT của xã thu hoạch trong năm.
Như vậy, người là NKTTTT của xã nếu thu hoạch các sản phẩm ở ngoài xã thì vẫn được tính vào thu nhập cho xã. Ngược lại, không tính vào thu nhập của xã đối với những người không là NKTTTT của xã nhưng có thu hoạch sản phẩm trên địa giới hành chính của xã.
Trường hợp NKTTTT của xã liên doanh, liên kết với NKTTTT ngoài xã thì chỉ tính phần thu hoạch của NKTTTT trong xã (có thể dựa vào tỷ lệ góp vốn để tính sản lượng thu hoạch này).
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo. d. Nguồn số liệu:
Báo cáo thống kê cấp xã;
Tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
-
Biểu số 5: TNX- DN. Thu của các doanh nghiệp, hợp tác xã do nhân khẩu thực tế thường trú của xã làm chủ hoặc tham gia làm ủch
Mục đích, ý nghĩa: Thu thập thông tin để tính thu nhập trong 1 năm từ hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, hợp tác xã (DN/HTX) do NKTTTT của xã làm chủ hoặc tham gia làm chủ.
Phương pháp tính và cách ghi biểu:
-
+ Nội dung/phương pháp tính
Phương pháp thu thập: Cán bộ xã đến các DN/HTX mà NKTTTT của xã làm chủ toàn bộ hoặc tham gia làm chủ một phần tiến hành phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin như trong biểu. Trường hợp DN/HTX ở xa thì có thể gặp NKTTTT tại xã để phỏng vấn. Sau đó cùng cơ quan chuyên môn liên quan của huyện phối hợp với Chi cục Thống kê huyện thống nhất ghi Mã ngành, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để tính lợi nhuận cho từng hoạt động của DN/HTX. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
-
Doanh thu từ hoạt động SXKD bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu từ hoạt động tài chính và thu từ các hoạt động khác... và chưa loại trừ thuế thu nhập.
Đối với hoạt động thương nghiệp doanh thu và chi phí bao gồm cả trị giá vốn hàng hoá (trị giá mua sản phẩm hàng hoá để kinh doanh).
+ Cách ghi biểu:
Cột A: Ghi số thứ tự DN/HTX.
Cột B: Ghi tên của DN/HTX theo đăng ký kinh doanh.
Cột C: Mô tả lĩnh vực hoạt động SXKD của DN/HTX. Ví dụ như: Khai thác đá; Sản xuất đường; Đúc sắt, thép; Bán mô tô, xe máy;... Cột này cần ghi chi tiết, cụ thể để phục vụ cho việc đánh mã ngành kinh tế và khai thác thông tin về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Nếu DN/HTX có nhiều hoạt động kinh doanh thì mỗi hoạt động ghi 1 dòng.
Cột D: Mã ngành cấp 2 được mã hóa căn cứ vào mô tả lĩnh vực hoạt động của DN/HTX (tham khảo cơ quan Thống kê).
Cột 1: Ghi tổng số tiền và giá trị hiện vật mà DN/HTX thu được do bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trong năm.
Cột 2: Ghi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (chưa trừ thuế thu nhập) theo từng ngành(đã được thống nhất với cơ quan thống kê và ban/ngành liên quan của huyện).
Cột 3: Lợi nhuận = [Doanh thu (cột 1) x Tỷ suất lợi nhuận (cột 2)] / 100.
Cột 4: Ghi phần trăm lợi nhuận mà NKTTTT của xã được hưởng trong tổng lợi nhuận của DN/HTX.
Cột 5: Ghi lợi nhuận mà NKTTTT của xã được hưởng
-
= [Lợi nhuận (cột 3) x % lợi nhuận mà NKTTTT được hưởng (cột 4)]/100 c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu:
Phạm vi: Tính thu trong năm từ hoạt động SXKD của tất cả các DN/HTX do NKTTTT của xã làm chủ hoặc liên doanh, tham gia góp vốn tham gia làm chủ, kể cả trường hợp DN/HTX đó nằm ngoài địa bàn xã.
Không thu thập thông tin đối với các DN/HTX dù nằm trên địa bàn xã nhưng không phải do NKTTTT của xã làm chủ hay liên doanh, góp vốn tham gia làm chủ.
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo. d. Nguồn số liệu:
Báo cáo hoạt động SXKD của DN/HTX;
Tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
-
Biểu số 6: TNX-CT. Thu của các cơ sở SXKD cá thể do nhân khẩu thực tế thường trú của xã làm chủ hoặc tham gia làm chủ
Mục đích, ý nghĩa: Thu thập các thông tin để tính thu nhập trong 1 năm của các cơ sở SXKD cá thể phi nông, lâm nghiệp, thủy sản do NKTTTT của xã làm chủ hoặc tham gia làm chủ.
Phương pháp tính và cách ghi biểu:
-
+ Nội dung/phương pháp tính
Phương pháp thu thập: Cán bộ xã đến các cơ sở SXKD cá thể mà NKTTTT của xã làm chủ toàn bộ hoặc tham gia làm chủ một phần để ti ến hành phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin như trong biểu. Trường hợp cơ sở SXKD cá thể ở xa thì có thể gặp NKTTTT tại xã để phỏng vấn. Sau đó, cùng các cơ quan chuyên môn liên quan của huyện phối hợp với Chi cục Thống kê huyện thống nhất ghi Mã ngành, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để tính lợi nhuận cho từng cơ sở SXKD cá thể. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
-
Doanh thu bình quân 1 tháng là số tiền và giá trị hiện vật mà cơ sở SXKD cá thể thu được bình quân 1 tháng hoạt động trong năm. Doanh thu bao gồm: doanh thu bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ và thu từ các hoạt động khác... và chưa loại trừ thuế thu nhập.
Đối với hoạt động thương nghiệp: doanh thu và chi phí bao gồm cả trị giá vốn hàng hoá (trị giá mua sản phẩm hàng hoá để kinh doanh).
+ Cách ghi biểu
Cột A: Ghi số thứ tự cơ sở SXKD cá thể.
Cột B: Ghi tên cơ sở SXKD cá thể.
Cột C: Mô tả lĩnh vực hoạt động của cơ sở SXKD cá thể. Ví dụ như: Khai thác đá; Sản xuất đường; Đúc sắt, thép; Bán mô tô, xe máy;... Cột này cần ghi chi tiết, cụ thể để phục vụ cho việc đánh mã ngành kinh tế và khai thác thông tin về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Nếu cơ sở SXKD cá thể có nhiều hoạt động kinh doanh thì mỗi hoạt động ghi 1 dòng.
Cột D: Mã ngành cấp 2 được mã hóa căn cứ vào mô tả lĩnh vực hoạt động của cơ sở SXKD cá thể (tham khảo cơ quan thống kê).
Cột 1: Ghi số tháng hoạt động SXKD của cơ sở trong năm.
Cột 2: Ghi doanh thu bình quân 1 tháng hoạt động trong năm.
Cột 3: Doanh thu năm = Số tháng hoạt động trong năm (cột 1) x Doanh thu bình quân 1 tháng (cột 2).
Cột 4: Ghi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (chưa trừ thuế thu nhập) theo từng ngành SXKD(đã được thống nhất với cơ quan Thống kê và ban/ngành liên quan của huyện)
Cột 5: Lợi nhuận = [Doanh thu (cột 3) x Tỷ suất lợi nhuận (cột 4)] / 100.
Cột 6: Ghi phần trăm lợi nhuận mà NKTTTT của xã được hưởng trong tổng lợi nhuận của cơ sở SXKD.
Cột 7: Ghi lợi nhuận mà NKTTTT của xã được hưởng
-
= [Lợi nhuận (cột 5) x % lợi nhuận mà NKTTTT được hưởng (cột 6)]/100 c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu:
Phạm vi: Tính thu trong năm từ hoạt động SXKD của tất cả các cơ sở SXKD cá thể do NKTTTT của xã làm chủ hoặc liên doanh, góp vốn tham gia làm chủ, kể cả trường hợp cơ sở SXKD cá thể đó nằm ngoài địa bàn xã.
Không thu thập thông tin đối với các cơ sở SXKD cá thể dù nằm trên địa bàn xã nhưng không phải do NKTTTT của xã làm chủ hay liên doanh, góp vốn tham gia làm chủ.
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo. d. Nguồn số liệu:
Khai thác trực tiếp từ các cơ sở SXKD cá thể;
Tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
-
Biểu số 7.1: TNX-TL.T. Thu từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác của các hộ trong thôn/ấp/bản
Mục đích, ý nghĩa: Thu thập các thông tin để tính toán thu nhập từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác trong 1 năm của NKTTTT trên địa bàn các thôn/ấp/bản.
-
Phương pháp tính và cách ghi biểu:
+ Nội dung/phương pháp tính
Phương pháp thu thập: Cán bộ thôn/ấp/bản (Trưởng, phó thôn/ấp/bản, Bí thư chi bộ thôn/ấp/bản,.v.v.) trực tiếp đến từng hộ gia đình để thu thập các thông tin về tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác mà thành viên hộ nhận được trong năm. Sau khi hoàn thành việc thu thập thông tin, cán bộ thôn/ấp nộp biểu số liệu cho UBND xã.
NKTTTT của hộ tính đến thời điểm 31/12 năm báo cáo được lấy theo khái niệm, nội dung tại mục (1.2) về nhân khẩu thực tế thường trú ở trang 1 của hướng dẫn này.
Đơn vị rà soát là hộ gia đình. Nếu hộ có nhiều thành viên đi làm nhận tiền lương, tiền công thì hỏi từng người, sau đó cộng gộp ghi chung vào một dòng cho hộ.
Tiền lương, tiền công bao gồm cả các khoản bảo hiểm xã hội trả thay lương, trợ cấp thất nghiệp, thôi việc một lần. Các khoản có tính chất như tiền lương như các khoản thưởng, phụ cấp: tiền Lễ, Tết, các hình thức khen thưởng, trợ cấp ốm đau, đồng phục, ăn trưa; các loại phụ cấp dành cho công tác, làm thêm, học nghề, trách nhiệm, thâm niên, khu vực, vùng đặc biệt; trợ cấp tai nạn lao động, thai sản,..
Tiền và trị giá hiện vật từ người ngoài xã gửi về cho, biếu, mừng giúp làm tăng quỹ chi tiêu dùng HGĐ. Bao gồm cả từ trong nước và ngoài nước, nhưng không tính các khoản gửi về nhờ HGĐ giữ hộ..
-
-Thu khác là các khoản thu được tính vào thu nhập như trúng xổ số, trúng thưởng; dôi dư từ tổ chức ma chay, cưới xin; đền bù tai nạn, ốm đau từ các quỹ bảo hiểm chi trả,..
+ Cách ghi biểu:
Mỗi hộ gia đình được ghi thông tin trên 1 dòng do đó nếu hộ có nhiều thành viên có khoản thu giống nhau thì hỏi cho từng thành viên sau đó cộng chung cho cả hộ.
Cột A: Ghi số thứ tự của các hộ gia đình trong thôn/ấp/bản.
Cột B: Ghi họ và tên chủ hộ theo danh sách do thôn/ấp/bản quản lý.
Cột 1: Ghi số NKTTTT của hộ tại thời điểm ngày 31/12 năm báo cáo.
Cột 2: Ghi thu từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công của các thành viên hộ.
Cột 3: Ghi số tiền và trị giá hiện vật từ người ngoài xã gửi về cho, biếu, mừng, giúp làm tăng quỹ chi tiêu dùng HGĐ. Bao gồm cả từ trong nước và ngoài nước, nhưng không tính các khoản gửi nhờ HGĐ giữ hộ.
Cột 4: Ghi số tiền thu từ các khoản trợ cấp xã hội (cho gia đình chính sách, thương binh, liệt sỹ, người có công, trợ cấp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,..)
Cột 5: Ghi số tiền thu từ việc cho người ngoài xã thuê tài sản, đất đai, nhà ở.
Cột 6: Ghi số tiền thu từ lãi đầu tư, tín dụng như: lãi đầu tư/góp vốn kinh doanh (nhưng không làm chủ hoặc tham gia làm củh), lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi cổ phần, cổ phiếu,...
Cột 7: Ghi số tiền thu từ các khoản thu khác được tính vào thu nhập.
-
đình.
Cột 8: Cộng tổng thu từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác của các hộ gia
Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu:
-
Phạm vi: Tính thu nhập trong năm từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập
khác của tất cả hộ gia đình nằm trên địa bàn thôn/ấp/bản.
Lưu ý: Ngoài thu từ đi làm công, lương cho người là NKTTTT ngoài xã, đối với đi làm cho người là NKTTTT trong xã, không tính các khoản thu nhập có được do các cá nhân là NKTTTT trong nội bộ xã cho, biếu, mừng, giúp hoặc chi trả với nhau, nhưng vẫn tính thu đối với trường hợp đi làm nhận công, lương cho doanh nghiệp/HTX, hộ sản xuất nông lâm thủy sản và kinh doanh cá thể (các cơ sở SXKD này đã đưa tiền công/lương vào chi phí sản xuất, loại trừ khỏi thu nhập).
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo. d. Nguồn số liệu:
- Khai thác trực tiếp tại hộ gia đình.
-
Biểu số 7: TNX-TL. Thu từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác của
các hộ
-
Mục đích, ý nghĩa: Tổng hợp thông tin từ thôn /ấp/bản, tính toán thu nhập từ tiền
công, tiền lương và các khoản thu nhập khác trong 1 năm của NKTTTT trên địa bàn toàn xã. b. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
+ Nội dung/phương pháp tính
- Phương pháp thu thập: Cán bộ xã có trách nhiệm tổng hợp số liệu thu nhập từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác của các thôn/ấp/bản trong toàn xã.
c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu:
Phạm vi: Tính thu nhập trong năm từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác của tất cả hộ gia đình nằm trên địa bàn xã.
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo. d. Nguồn số liệu:
Báo cáo từ cán bộ thôn/ấp/bản.
-
-
Biểu số 8: TNX-TH. Tổng hợp thu nhập của xã
Mục đích, ý nghĩa: Tổng hợp thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiền lương, tiền công và thu nhập khác trong 1 năm của xã để tính tổng thu nhập của xã và tính thu nhập bình quân đầu người/năm.
-
Phương pháp tính và cách ghi biểu:
+ Nội dung/phương pháp tính
Phương pháp thu thập: Một số chỉ tiêu được lấy từ các biểu báo cáo của xã. Các chỉ tiêu còn lại, căn cứ tình hình thực tế tại địa bàn xã, tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê, UBND xã và các cơ quan chuyên môn liên quan của huyện phối hợp với Chi cục Thống kê huyện cùng thống nhất tỷ lệ để đưa vào tính toán.
Sản phẩm phụ trồng trọt thu được như: rơm, rạ, dây khoai lang, lá mía, ngọn mía, thân cây đay, bẹ dừa, xơ dừa,… và sản phẩm thu nhặt như: thóc, khoai, điều, tiêu, chè, lục bình, cỏ lác, nấm hương, nấm trứng... nếu thực tế hộ có thu hoạch và sử dụng để bán, đổi làm tăng thu nhập của hộ hay sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi hoặc sử dụng cho đời sống (ví dụ: rơm rạ hoặc củi để bán hoặc dùng để nấu ăn, dây khoai lang, rơm rạ làm thức ăn cho chăn nuôi...) trong năm qua. Tuy nhiên, không tính vào thu những sản phẩm phụ không được sử dụng như rơm, rạ đốt bỏ tại ruộng...
Sản phẩm phụ chăn nuôi thu được như: phân trâu, bò, lợn, gia cầm,. và sản phẩm tận thu như lông, da, xương, sừng của gia súc giết mổ hoặc bị chết. Tuy nhiên, chỉ tính giá trị đối với những sản phẩm phụ được sử dụng. Ví dụ: phân làm chất đốt, khí bioga hoặc làm phân bón cây trồng... Không tính sản phẩm phụ vứt bỏ, không đưa vào sử dụng.
-
Tỷ lệ thu dịch vụ nông nghiệp là phần trăm thu dịch vụ nông nghiệp trên tổng thu nhập từ trồng trọt (1.1a) và chăn nuôi (1.1b).
+ Cách ghi biểu
Cột 1: Ghi các tỷ lệ tương ứng sau khi đã thống nhất với Chi cục Thống kê.
Cột 2: (i) Các chỉ tiêu đã tính từ các biểu trước: Ghi lại các số liệu đã có. (ii) Các chỉ tiêu cần tính toán: Căn cứ vào tỷ lệ tương ứng ở cột 1 và các chỉ tiêu liên quan, tính giá trị để ghi vào cột này theo các dòng tương ứng.
Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã tính theo công thức:
-
Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã =
Tổng thu nhập của NKTTTT của xã trong năm NKTTTT của xã trong năm
của xã.
Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu:
Phạm vi: Tính tổng thu nhập của xã từ tất cả các nguồn của những người là NKTTTT
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo. d. Nguồn số liệu:
Các biểu thu thập số liệu về thu nhập của xã trong năm;
-
Tham khảo một số cuộc điều tra từ cơ quan Thống kê.
-
TIÊU CHÍ SỐ 11 VỀ HỘ NGHÈO
-
Công văn số 4999/LĐTBXH-KHTC ngày 12/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 4999/LĐTBXH-KHTC
V/v hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2016
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phúc đáp công văn số 18/BCĐTW-VPĐP ngày 26/10/2016 của Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng nội dung hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 thuộc lĩnh vực Lao động - Người có công và Xã hội như sau:
-
Tiêu chí số 11 về hộ nghèo
Xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới về tiêu chí “Hộ nghèo” khi có tỷ lệ hộ nghèo của xã (tại thời điểm xét duyệt) qua điều tra, rà soát định kỳ hằng năm bằng hoặc dưới mức chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 (Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 hoặc các Quyết định sửa đổi, bổ sung khác nếu có) áp dụng cho vùng theo quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Tỷ lệ hộ nghèo của xã được tính bằng cách chia tổng số hộ nghèo của xã (không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội) được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định công nhận sau các cuộc điều tra, rà soát định kỳ hằng năm trên địa bàn cho tổng số hộ dân cư trên địa bàn xã (không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội) theo công thức sau đây:
Tổng số hộ nghèo của xã
Tỷ lệ hộ nghèo của xã =
(đã trừ số hộ nghèo bảo trợ xã hội) Tổng số hộ dân cư của xã
(đã trừ số hộ nghèo bảo trợ xã hội)
x 100%
Trong đó: Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ có ít nhất một thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật và các thành viên khác trong hộ không có khả năng lao động, qua điều tra, rà soát hằng năm ở
cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội.
Trường hợp hộ nghèo phát sinh và hộ thoát nghèo của xã trong năm sẽ do xã rà soát, quyết định công nhận theo các nội dung hướng dẫn quy định tại Thông tư số 17/2016/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hằng năm áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 (hoặc các Thông tư, văn bản sửa đổi, bổ sung khác nếu có) làm căn cứ để xác định mức độ đạt tiêu chí “Hộ nghèo” của xã.
-
Tiêu chí số 12 về lao động có việc làm
Xã được công nhận đạt tiêu chí về lao động có việc làm khi có tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động đạt từ 90% trở lên.
-
Lao động có việc làm trong độ tuổi lao động của xã là số người trong độ tuổi lao động có tên trong sổ hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú của xã, trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.
Người có việc làm bao gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng).
Ngoài ra, những trường hợp cụ thể sau đây cũng được coi là người có việc làm:
Người làm việc để nhận tiền lương, tiền công hay lợi nhuận nhưng đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc trong đơn vị;
Người học việc, tập sự (kể cả bác sĩ thực tập) làm việc và có nhận được tiền lương, tiền công;
Người làm việc trong các hộ/cơ sở kinh tế của chính họ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ;
Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu trong thời gian tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;
Người đang tìm kiếm việc làm nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;
Người đăng ký hoặc người nhận bảo hiểm thất nghiệp nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;
-
Người làm việc vì mục đích tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp cho họ mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình họ, bao gồm:
+ Người làm việc trong các đơn vị kinh doanh được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ;
+ Người thực hiện các phần việc, nhiệm vụ của một công việc làm công ăn lương được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ.
-
Phương pháp tính:
Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người có việc làm trong độ tuổi lao động so với tổng dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.
-
Cách tính:
Số người có việc làm trong
Tỷ lệ người có việc làm độ tuổi lao động
trên dân số trong độ tuổi lao động = ---------------------------------------- x 100% có khả năng tham gia lao động Dân số trong độ tuổi lao động
có khả năng tham gia lao động
-
Về chỉ tiêu 14.3 về tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo (thuộc tiêu chí số 14. Giáo dục và đào tạo)
TT
Tên tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu chung
Chỉ tiêu theo vùng
Trung du miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
14
Giáo dục và Đào tạo
14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo
40%
25%
45%
40%
40%
25%
45%
25%
-
Xã đạt chỉ tiêu số 14.3 khi có tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu của vùng, cụ thể như sau:
Trong đó:
Lao động có việc làm qua đào tạo là người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã tham gia các chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, sau đại học và được cấp văn bằng, chứng chỉ.
Những loại văn bằng, chứng chỉ mà người học đã đạt được, như sau:
-
+ Bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học, gồm: bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.
+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng, gồm: bằng tốt nghiệp cao đẳng (theo Luật Giáo dục năm 1998), bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề (theo Luật Dạy nghề năm 2006), bằng tốt nghiệp cao đẳng (theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014).
+ Bằng tốt nghiệp trung cấp, gồm: bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp (theo Luật Giáo dục năm 1998), bằng tốt nghiệp trung cấp nghề (theo Luật Dạy nghề năm 2006), bằng tốt nghiệp trung cấp (theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014).
+ Các loại văn bằng khác được cấp cho người học, gồm: bằng tốt nghiệp công nhân kỹ thuật dài hạn, bằng tốt nghiệp công nhân kỹ thuật ngắn hạn, bằng nghề, bằng trung học nghề.
+ Chứng chỉ, gồm: chứng chỉ, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ nghề, chứng chỉ sơ cấp nghề, chứng chỉ sơ cấp.
-
Đối tượng, phạm vi thống kê và phương pháp tính toán
-
Đối tượng, phạm vi thống kê:
+ Thống kê số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã.
+ Thống kê trong số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã, đã được cấp văn bằng, chứng chỉ. Đối với người được cấp nhiều văn bằng, chứng chỉ ở các trình độ khác nhau thì chỉ thống kê theo một văn bằng, chứng chỉ ở trình độ cao nhất.
-
Phương pháp tính toán: Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo được tính toán theo công thức sau:
∑ số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú,
đang có việc làm trên địa bàn xã và đã được cấp văn bằng, chứng chỉ
X 100%
∑ số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã
-
-
Chỉ tiêu 18.6 về đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực gia đình và đời sống xã hội (thuộc tiêu chí số 18. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật)
-
-
Xã đạt tiêu chí đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
Có ít nhất 01 nữ lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã (bao gồm các chức danh sau đây: Bí thư đảng ủy xã,phó bí thư đảng ủy xã,chủ tịch xã,phó chủ tịch xã, Chủ tịch Hội đồng nhân dân,phó chủ tịch hội đồng nhân dân xã).
100% phụ nữ thuộc hộ nghèo, phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức.
-
Không có trường hợp tảo hôn, cưỡng ép kết hôn.
Mỗi tháng có ít nhất 02 chuyên mục tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh của xã/phường/thị trấn.
-
Có ít nhất 01 mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh cho các nạn nhân bị bạo lực giới và bạo lực gia đình tại cộng đồng đạt chuẩn.
Trên đây là hướng dẫn nội dung hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 thuộc lĩnh vực Lao động - Người có công và Xã hội gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung./.
2. Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Cụ thể như sau:
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 17/2016/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2016
THÔNG TƯ
Hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CPngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
-
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm ở cấp cơ sở, bao gồm các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã), các thôn, bản, ấp, buôn, làng, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) được thực hiện ngoài các cuộc điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ làm cơ sở thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, đánh giákết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hằng năm của các địa phương và cả nước.
Đối tượng áp dụng
-
-
Hộ gia đình trên phạm vi cả nước;
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc liên quan đến công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm.
-
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
-
Hộ thoát nghèo là hộ nghèo thuộc danh sách địa phương quản lý nhưng qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở được xác định không thuộc nhóm đối tượng hộ nghèo theo tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ thoát nghèo.
Hộ thoát nghèo bao gồm:
Hộ thoát nghèo và trở thành hộ cận nghèo;
Hộ thoát nghèo vượt qua mức chuẩn hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ mức sống trung bình trở lên (tiêu chí xác định mức sống trung bình theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ).
Hộ thoát cận nghèo là hộ cận nghèo thuộc danh sách địa phương đang quản lý nhưng qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ mức sống trung bình trở lên và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ thoát cận nghèo;
-
Hộ nghèo phát sinh, hộ cận nghèo phát sinh là hộ không thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý nhưng phát sinh khó khăn đột xuất trong năm (theo quy định chi tiết tại Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này), qua điều tra, rà soát
hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
Hộ tái nghèo, hộ tái cận nghèo là hộ trước đây thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương quản lý, đã được công nhận thoát nghèo, thoát cận nghèo, nhưng do phát sinh khó khăn đột xuất trong năm, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ có ít nhất một thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật và các thành viên khác trong hộ không có khả năng lao động, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội;
Hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công là hộ có ít nhất một thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi người có công theo quy định của pháp luật, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công;
Hộ nghèo dân tộc thiểu số là hộ nghèo có chủ hộ hoặc có vợ, chồng của chủ hộ thuộc một trong các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
-
Điều 3. Phương pháp, yêu cầu rà soát
Phương pháp: thực hiện rà soát thông qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình tại Chương II và tại Phụ lục số 1a, 1b, 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ, 2e, 3a, 3b, 3c, 3d, 4a, 4b, 4c, 4d, 4đ ban hành kèm theo Thông tư này.
Yêu cầu rà soát: bảo đảm tính chính xác, dân chủ, công khai, công bằng, có sự tham gia của người dân.
-
Điều 4. Thời điểm rà soát
Thời điểm tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện từ ngày 01 tháng 9 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên được thực hiện tại thời điểm hộ gia đình có giấy đề nghị gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (có xác nhận của trưởng thôn) cho các trường hợp cụ thể như sau:
-
Trường hợp hộ gia đình phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước;
Trường hợp hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý có đề nghị đăng ký xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo.
-
CHƯƠNG II
QUY TRÌNH RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO HẰNG NĂM TẠI CẤP XÃ
Điều 5. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên
-
Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm
Đối với trường hợp hộ gia đình trên địa bàn phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được xét duyệt, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước, thực hiện theo quy trình sau:
Hộ gia đình có giấy đề nghị trưởng thôn xác nhận và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý (theo Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này);
-
Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thẩm định theo quy trình rà soát hộ gia đình có khả năng rơi xuống nghèo, cận nghèo theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh.
Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận bổ sung không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;
Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trên địa bàn (nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm.
Quy trình rà soát hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm
-
-
Đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý, có giấy đề nghị đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo, thực hiện theo quy trình sau:
Hộ gia đình có giấy đề nghị trưởng thôn xác nhận và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý (theo Phụ lục số 1b ban hành kèm theo Thông tư này);
-
Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thẩm định theo quy trình rà soát hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.
Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận bổ sung không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;
Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn (nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm.
-
Điều 6. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm
Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thựchiện theo quy trình sau:
-
Xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát
Các điều tra viên phối hợp với cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn để tổ chức xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát trên địa bàn:
-
Đối với hộ gia đình có khả năng nghèo, cận nghèo: điều tra viên sử dụng mẫu phiếu A (theo Phụ lục số 3a ban hành kèm theo Thông tư này) để nhận dạng nhanh đặc điểm hộ gia đình có giấy đề nghị. Nếu hộ gia đình có từ 02 chỉ tiêu trở xuống thì đưa vào danh sách cáchộ có khả năng nghèo, cận nghèo(theo Phụ lục số 2c ban hành kèm theo Thông tư này) để tổ chức rà soát;
Cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn chủ động phát hiện những trường hợp nhận thấy hộ gia đình gặp khó khăn, biến cố rủi ro trong năm, có khả năng nghèo, cận nghèo nhưng chưa có giấy đề nghị đưa vào danh sách các hộ cần rà soát.
Đối với hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo: điều tra viên lập danh sách toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý (theo Phụ lục số 2d ban hành kèm theo Thông tư này) để tổ chức rà soát (sử dụng mẫu phiếu B theo Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư này).
-
-
Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình
Các điều tra viên thực hiện rà soát các hộ gia đình theo mẫu phiếu B (theo Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư này), qua rà soát, tổng hợp và phân loại kết quả như sau:
Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo qua rà soát, bao gồm:
-
Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 từ 140 điểm trở xuống hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên;
Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 từ 120 điểm trở xuống hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên;
Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
-
Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
Danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo qua rà soát, bao gồm:
-
Hộ thoát nghèo khu vực thành thị:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn còn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
-
Hộ thoát nghèo khu vực nông thôn:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
Hộ thoát cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;
-
Hộ thoát cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm.
-
Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát
Thành phần tham gia gồm đại diện chính quyền, các hội, đoàn thể, cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn (chủ trì cuộc họp), Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng các hội, Bí thư Đoàn Thanh niên thôn và đại diện một số hộ gia đình được các hộ dân trong thôn cử làm đại diện tham dự cuộc họp.
Nội dung cuộc họp: lấy ý kiến người dân để thống nhất kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (chủ yếu tập trung vào hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh; hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo).
Kết quả cuộc họp được lập thành 02 Biên bản (theo Phụ lục số 2đ ban hành kèm theo Thông tư này), có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các hộ dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi Ban giảm nghèo cấp xã).
-
Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày làm việc.
Trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban giảm nghèo xã cần tổ chức phúc tra lại kết quả rà soát theo đúng quy trình.
-
Báo cáo, xin ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi hoàn tất quy trình niêm yết công khai (và phúc tra nếu có khiếu nại của người dân) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, có ý kiến thẩm định trước khi ban hành Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận kết quả rà soát. Việc xin ý kiến thẩm định và tổ chức kiểm tra, phúc tra (nếu có) trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi báo cáo, xin ý kiến thẩm định.
-
Công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ kết quả phân loại hộ gia đình qua điều tra, rà soát, tiếp thu ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện để quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn; thực hiện cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo (sử dụng mẫu theo Phụ lục số 2e ban hành kèm theo Thông tư này) cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được phê duyệt để phục vụ cho công tác quản lý đối tượng và thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước;
Chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thu thập bổ sung đặc điểm, điều kiện sống (thông tin hộ và các thành viên trong hộ) của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (sử dụng mẫu phiếu C theo Phụ lục số 3c ban hành kèm theo Thông tư này) và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
-
-
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
-
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
Chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã trực tiếp tổ chức thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn với nhiệm vụ cụ thể như sau:
-
Trình Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cơ sở các thành viên thuộc Ban giảm nghèo cấp xã;
Phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên các phương tiện truyền thông; khuyến khích các hộ gia đình chủ động đăng ký tham gia;
-
Xây dựng phương án kế hoạch, kinh phí, tổ chức lực lượng tham gia công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn.
Tổng hợp, phân loại và lập danh sách chi tiết các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn sau khi có kết quả rà soát chính thức. Trên cơ sở kết quả rà soát, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận và chỉ đạo tổ chức việc cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; báo cáo kết quả để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp và có ý kiến thẩm định.
Cập nhật thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hằng năm; theo dõi, cập nhật bổ sung thông tin đặc điểm của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vào phần mềm quản lý khi phát sinh những thay đổi.
-
-
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cơ sở Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực và bổ sung thành viên là cơ quan thống kê cùng cấp để thực hiện các nhiệm vụ sau:
-
Xây dựng và trình Ch ủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn;
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng trực tiếp tham gia rà soát và các giám sát viên (tổ chức tập trung theo đơn vị hành chính với huyện có ít xã, hoặc theo cụm xã nếu huyện có nhiều xã);
Phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
-
Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo đúng quy trình và đúng thời hạn quy định;
Kiểm tra và tổ chức phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của cấp xã trong trường hợp thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại;
Tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vào phần mềm quản lý.
-
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
-
Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cơ sở Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực và bổ sung thành viên là cơ quan thống kê cùng cấp để thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xây dựng và trình Ch ủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kế hoạch tổ chức rà soát; thống nhất mẫu biểu thực hiện trên địa bàn;
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho cấp huyện;
Phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
-
Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo đúng quy trình và đúng thời hạn quy định;
Kiểm tra và tổ chức phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của cấp huyện trong trường hợp thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại;
Tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn; báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, công nhận;
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện cập nhật kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý.
-
Điều 8. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội
Bộ:
Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho
-
Xây dựng kế hoạch tập huấn, hướng dẫn các địa phương về công tác điều tra, rà
soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện khi có các văn bản, quy định điều chỉnh, bổ sung;
Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đảm bảo tổ chức thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và thực hiện công tác báo cáo đúng thời hạn, đúng theo các mẫu, biểu báo cáo quy định;
Tổng hợp kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm của các địa phương để ban hành Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên toàn quốc phục vụ công tác đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu giảm nghèo và thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội;
Xây dựng, chuyển giao, hướng dẫn các địa phương sử dụng phần mềm quản lý trực tuyến hộ nghèo, hộ cận nghèo, phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, cận nghèo trên phạm vi cả nước;
Nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều.
-
-
Điều 9. Chế độ báo cáo và hệ thống mẫu, biểu báo cáo
-
Chế độ báo cáo
Hằng quý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố tổng hợp, báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh đột xuất và kết quả công nhận thoát nghèo, thoát cận nghèo trên địa bàn (nếu có);
-
Trước ngày 15 tháng 11 hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố báo cáo sơ bộ kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn về Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội;
Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố báo cáo chính thức kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn (Quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, ban hành Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên toàn quốc.
Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của các tỉnh, thành phố tổng hợp, báo cáo theo quy định như sau:
-
-
Công văn báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Quyết định phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Hệ thống mẫu, biểu báo cáo (theo mẫu kèm ban hành theo Thông tư này):
-
Phụ lục số 4a. Tổng hợp diễn biễn kết quả giảm số hộ nghèo hằng năm.
Phụ lục số 4b. Tổng hợp diễn biễn kết quả giảm số hộ cận nghèo hằng năm.
Phụ lục số 4c. Phân tích hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Phụ lục số 4d. Phân tích hộ cận nghèo theo mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
-
Phụ lục số 4đ. Phân tích hộ nghèo theo các nhóm đối tượng.
Điều 10.Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện tổ chức rà soát hộ nghèo, cận nghèo hằng năm và cập nhật cơ sở dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn do ngân sách địa phương bố trí theo quy định về chế độ tài chính hiện hành.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 5/9/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm và Thông tư số 24/2014/TT-BLĐTBXH ngày 6/9/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 5/9/2012 của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
-
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
-
Ghi chú: Chi tiết Phụ lục theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã gửi UBND các tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
-
-
ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 12 VỀ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM:
Công văn số 4999/LĐTBXH-KHTC ngày 12/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mớigiai đoạn 2016 - 2020 (đã được trình bày cụ thể tại mục XI Phụ lục này).
-
ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 13 VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Đối với chỉ tiêu 13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012:Áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư(đã được trình bày cụ thể tại mục X Phụ lục này).
Việc đánh giá kết quả thực hiện nội dung tiêu chí “13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững” áp dụng theo Biểu sau:
-
Biểu: Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu số 13.2
Chỉ tiêu
Chỉ số kiểm chứng
Đánh giá
Lý do không đạt
Nội dung
Chỉ số
Đạt
Không đạt
Có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ
lực đảm bảo bền vững
Xác định sản phẩm chủ lực của xã
Sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, người dân có kinh nghiệm sản xuất, gần thị trường lớn… để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành cạnh tranh;
Có diện tích sản xuất (đối với trồng trọt, lâm nghiệp), quy mô đàn, sản lượng (đối với chăn nuôi, thủy sản) lớn và gắn với hoạt động sinh kế của đa số người dân trong xã;
Hoặc có hiệu quả kinh tế cao (gấp tối thiểu 1,5 lần sản phẩm đại trà khác của xã)và có tiềm năng mở rộng.
Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã phải phù hợp với quy hoạch hoặc đề án tái cơ cấu của xã.
Có mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực dựa trên hợp đồng liên kết (bằng văn bản)
Ổn định tối thiểu là một (01) chu kỳ sản xuất đối với cây lâm nghiệp, hai (02) chu kỳ thu hoạch đối với các sản phẩm khác
Sản xuất theo quy trình và chất lượng thống nhất giữa các bên tham gia liên kết;
Giá mua sản phẩm không thấp hơn giá trị trường tại thời điểm thu hoạch;
Không xảy ra hiện tượng phá vỡ hợp đồng liên kết trên địa bàn xã.
27
-
ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 14 VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-
Đối với các nội dung tiêu chí“14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở” ; “14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp nghề)”:
Công văn số 5869/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 29/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020(đã được trình bày cụ thể tại mục V Phụ lục này).
Đối với các nội dung tiêu chí “14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo”:
-
-
Công văn số 4999/LĐTBXH-KHTC ngày 12/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (đã được trình bày cụ thể tại mục XI Phụ lục này).
ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 15 VỀ Y TẾ
-
-
1. Đối vớixã đạt tiêu chí quốc gia về y tế:
Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020. Cụ thể như sau:
BỘ Y TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 4667/QĐ-BYT
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020”, áp dụng cho các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã).
Điều 2. Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính làm đầu mối, phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng cục và các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Bộ tiêu chí này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020.
Điều 4. Các ông, bà Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃGIAI ĐOẠN ĐẾN 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4667 /QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
-
Tiêu chí phân vùng các xã:
Vùng 3
Vùng 2
Vùng 1
Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có khoảng cách từ TYT đến BV, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất từ 5 km trở lên (nếu có địa hình đặc biệt khó khăn, từ 3 km trở lên).
Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất từ 15 km trở lên.
Các xã có điều kiện địa lý, giao thông khó khăn, người dân khó tiếp cận đến TYT xã và khó đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực.
-
Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất <5 km (nếu có địa hình đặc biệt khó khăn, <3 km).
Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất từ 3 đến <15 km.
Các xã có điều kiện địa lý, giao thông bình thường, người dân có thể tiếp cận đến TYT xã và bệnh viện, trung tâm y tế, PKĐK khu vực.
-
Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất <3 km.
Phường, thị trấn khu vực đô thị.
Các xã có điều kiện địa lý, giao thông thuận lợi, người dân dễ dàng tiếp cận đến TYT xã và bệnh viện, trung tâm y tế, PKĐK khu vực.
Ghi chú: Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên, tùy thuộc vào tình hình thực tế của địa phương như khoảng cách địa lý, địa hình, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, Sở Y tế chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách và phân loại các xã của tỉnh theo từng vùng cho phù hợp.
-
Chức năng, nhiệm vụ chính của TYT xã
Các chức năng, nhiệm vụ chính của TYT xã
Vùng 3
Vùng 2
Vùng 1
1. Thường trực Ban CSSK cấp xã, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch sau khi được phê duyệt.
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
2. Tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn:
a. TT-GDSK: Tư vấn, tuyên truyền về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống; vận động quần chúng tham gia các hoạt động CSSK.
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
b. YTDP: TCMR; phòng chống HIV/AIDS; phòng chống bệnh lây nhiễm, bệnh không lây; báo cáo dịch bệnh; giám sát dịch bệnh, vệ sinh môi trường; y tế học đường; ATTP; dinh dưỡng cộng đồng.
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
c. Khám, chữa bệnh: Sơ cấp cứu ban đầu; KCB ban đầu; kết hợp YHCT với y học hiện đại; điều trị ngoại trú, nội trú đa khoa (có thể có chuyên khoa); đỡ đẻ thường; kỹ thuật phụ sản; kỹ thuật nhi.
Thực hiện đầy đủ
Không bắt buộc có điều trị nội trú, đỡ đẻ thường, kỹ thuật phụ sản, kỹ thuật nhi.
Không bắt buộc có điều trị nội trú, đỡ đẻ thường, kỹ thuật phụ sản, kỹ thuật nhi.
d. CSSK BM-TE: CSSK bà mẹ, CSSK trẻ em, CSSKSS vị thành niên, quản lý thai sản.
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
e. Quản lý sức khỏe: Quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây, quản lý sức khỏe hộ gia đình, quản lý sức khỏe học đường, khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự.
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
f. Thuốc thiết yếu: Quản lý nguồn thuốc, sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, phát triển vườn thuốc nam, ứng dụng YHCT.
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
Không bắt buộc có vườn cây thuốc nam
3. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và quản lý; hướng dẫn, kiểm tra YTTB, cộng tác viên y tế.
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
4. DS-KHHGĐ: Cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo phân tuyến kỹ thuật
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
Không bắt buộc cung cấp dịch vụ KHHGĐ
5. Tham gia kiểm tra hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe: Phát hiện và báo cáo các vi phạm hoạt động y tế; ATVSTP, vệ sinh môi trường.
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
6. Quản lý viên chức, cơ sở vật chất, TTB
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
8. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc TTYT huyện giao và theo yêu cầu của Chủ tịch UBND xã.
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện đầy đủ
Ghi chú: Căn cứ vào các chức năng nhiệm vụ nêu trên, tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng địa phương như khoảng cách địa lý, địa hình, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, Sở Y tế chịu trách nhiệm rà soát, xác định chức năng, nhiệm vụ của từng nhóm xã (hoặc của từng xã) cho phù hợp, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu CSSK của nhân dân tại tuyến cơ sở.
-
Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 và hướng dẫn chấm điểm
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
Tiêu chí 1. Chỉ đạo, điều
hành công tác CSSK
3
3
1.
Xã có Ban chỉ đạo CSSK nhân dân, hoạt động thường xuyên.
1
(Nếu không có Ban chỉ đạo hoặc có Ban chỉ đạo nhưng không hoạt động thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế)
0,5
0,5
2.
Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được đưa vào Nghị quyết của Đảng uỷ hoặc kế hoạch phát triển KT-
XH hàng năm của xã; các đoàn thể chính
trị-xã hội và nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động CSSK.
2
1
1
Tiêu chí 2. Nhân lực y tế
10
10
Ban chỉ đạo CSSK nhân dân được thành lập theo Thông tư số 07/BYT-TT ngày 28/5/1997 của Bộ Y tế. Thành phần BCĐ gồm có lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban, trưởng trạm y tế làm phó ban, lãnh đạo các ban ngành có liên quan tại địa phương là uỷ viên. Khi có thay đổi về nhân sự, Ban Chỉ đạo được bổ sung cán bộ khác kịp thời.
Ban chỉ đạo có quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động hàng năm, họp định kỳ tối thiểu 6 tháng/1 lần và họp đột xuất khi cần thiết; có biên bản các cuộc họp để làm cơ sở tổ chức triển khai và theo dõi.
-
Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy hoặc Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã.
Có ít nhất 2/3 số đoàn thể chính trị - xã hội trong xã tham gia vào việc triển khai thực hiện hoạt động của các chăm sóc sức khỏe và các chương trình y tế trên địa bàn.
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
3.
Đảm bảo đủ số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo đề án vị trí việc làm của TYT được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các cán bộ được đào tạo, tập huấn chuyên môn theo quy định hiện hành.
4
2
1
1
4.
Có bác sỹ làm việc tại TYT xã.
2
Mỗi buổi làm việc (1/2 ngày) phải ở các ngày khác nhau trong tuần. Bác sỹ làm việc cả 1 ngày tại TYT xã (cả sáng và chiều) thì chỉ được tính 1 buổi.
2
1
2
5.
Mỗi thôn, bản, ấp đều có NVYT được đào tạo hoạt động; đối với thôn, bản ấp thuộc xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có cô đỡ thôn bản được đào tạo.
2
1
0,5
0,5
Đảm bảo đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm của TYT được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đảm bảo đủ chức danh nghề nghiệp cần có tại TYT theo quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Cán bộ y tế được đào tạo lại và đào tạo liên tục, tập huấn chuyên môn theo quy định hiện hành quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế (được tập huấn tối thiểu 24 giờ học/năm; ít nhất 2 năm/lần).
-
-
Vùng 3 và Vùng 2:
Có bác sỹ làm việc thường xuyên tại TYT
Có bác sỹ làm việc tại TYT tối thiểu 2 buổi/tuần theo lịch được thông báo trước.
-
Vùng 1:
Có bác sỹ làm việc tại TYT thường xuyên hoặc tối thiểu 2 buổi/tuần theo lịch được thông báo trước.
-
-
Mỗi thôn, bản có tối thiểu 1 NVYT hoạt động. NVYTTB có tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành, thực hiện theo Thông tư số 07/2013/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 08/3/2013; thường xuyên hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; khi có NVYTTB nghỉ hoặc bỏ việc, phải có NVYTTB thay thế muộn nhất trong vòng 6 tháng hoặc bố trí NVYTTB khác tạm thời phụ trách. Đối với thôn, bản có nhiều người dân tộc sinh sống, còn tồn tại phong tục, tập quán không đến khám thai, quản lý thai và đẻ tại cơ sở y tế hoặc những thôn, bản có khó khăn về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em có cô đỡ thôn bản.
NVYTTB, cô đỡ thôn bản được đào tạo theo chương trình do BYT quy định.
Hàng tháng NVYTTB có giao ban chuyên môn định kỳ với TYT xã ít nhất 1 lần.
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
6.
Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách do Nhà nước ban hành đối với cán bộ TYT xã, nhân viên y tế thôn bản và các loại hình nhân viên y tế hưởng phụ cấp khác.
2
1
1
Tiêu chí 3. Cơ sở h
ạ tầng TYT xã
11
11
7.
TYT xã ở gần đường trục giao thông của xã, hoặc ở khu vực trung tâm xã để người dân dễ tiếp cận.
1
1
0,5
8.
Diện tích mặt bằng và diện tích xây dựng của TYT xã đảm bảo đáp ứng nhu cầu CSSK nhân dân.
2
0,5
1,5
0,5
1,5
Địa phương thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành với cán bộ y tế xã, bao gồm lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách khác.
Thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành với nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản và các loại hình cộng tác viên y tế khác (nếu có) theo quy định hiện hành, bao gồm lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách khác.
-
Trạm y tế xã có vị trí mà người dân dễ dàng tiếp cận về giao thông như tại trung tâm xã, hoặc cạnh đường giao thông chính của xã; xe ô tô cứu thương có thể vào trong trạm y tế; đối với vùng sông nước, có thể tiếp cận được bằng đường thủy.
Có đủ các tiêu chuẩn trên, nhưng xe ô tô cứu thương hoặc phương tiện cứu thương đường thủy không tiếp cận được.
-
-
Vùng 3 và Vùng 2:
Diện tích mặt bằng đất từ 500m2 trở lên.
Diện tích xây dựng và sử dụng khối nhà chính từ 250m2 trở lên.
-
Vùng 1:
Diện tích mặt bằng đất từ 60m2 trở lên;
Diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính từ 150m2 trở lên.
-
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
9.
TYT xã được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ sở và tiêu chuẩn ngành; đảm bảo đủ số lượng và diện tích của các phòng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.
3
(Nếu ít hơn 1 phòng so với số tối thiểu thì được 1 điểm; ít hơn từ 2 phòng trở lên thì không được điểm).
Địa phương có thể lựa chọn, sắp xếp, ghép phòng trong số các phòng ở bảng sau đây để phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe cụ thể của xã.
1
2
Cơ sở hạ tầng của trạm y tế xã là toàn bộ các công trình, nhà cửa gắn liền với đất trong phạm vi trạm y tế xã, được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn 52 CN- CTYT 0001:2002 được ban hành theo Quyết định số 2271/QĐ-BYT ngày 17/6/2002 của Bộ Y tế.
-
Đảm bảo đủ số phòng và diện tích của mỗi phòng đủ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Căn cứ mô hình bệnh tật và nhu cầu cụ thể của địa phương, Sở Y tế quy định số lượng phòng, sắp xếp, phối hợp các phòng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Số lượng phòng tối thiểu như sau:
Vùng 3: Có từ 9 phòng trở lên; trong đó tối thiểu cần có: Phòng hành chính; Phòng khám bệnh; Phòng sơ cứu, cấp cứu; Phòng tiêm; Phòng y dược cổ truyền; Phòng đẻ (phòng sanh)/KHHGĐ.
Vùng 2: Có từ 7 phòng trở lên, trong đó tối thiểu cần có: Phòng hành chính; Phòng khám bệnh; Phòng sơ cứu, cấp cứu; Phòng tiêm; Phòng y dược cổ truyền.
Vùng 1: Có từ 5 phòng trở lên, trong đó tối thiểu cần có: Phòng hành chính; Phòng khám bệnh; Phòng sơ cứu, cấp cứu; Phòng tiêm.
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
Các phòng có thể có
Vùng 3
x x x x x x
Vùng 2
x x x x x
Vùng 1
x x x x
1 Khối nhà chính của TYT xã được xếp hạng
0. từ cấp IV trở lên.
2
- Phân loại các hạng nhà thực hiện theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng. Ngoài ra, TYT phải được xây dựng với kết cấu chịu lực tốt như kết hợp giữa bê tông cốt thép và gạch xây dựng hoặc các vật liệu tương đương; trần bê tông, mái ngói hoặc vật liệu tương đương; niên hạn sử dụng công trình từ 40 năm trở lên.
(Nếu khối nhà chính dột nát, xuống cấp nghiêm trọng thì không đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã)
2
Phòng hành chính
Phòng khám bệnh
Phòng sơ cứu, cấp cứu
Phòng tiêm
Phòng y dược cổ truyền
Phòng đẻ (phòng sanh)/KHHGĐ
Phòng xét nghiệm
Quầy dược, kho
Phòng tiệt trùng
Phòng lưu bệnh nhân, sản phụ
Phòng khám phụ khoa/khám thai
Phòng tư vấn, TT-GDSK
Phòng trực
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
1
1.
TYT xã có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh; thu gom và xử lý chất thải y tế theo quy định.
2
(Nếu TYT xã không có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế)
1
1
1
2.
Có đủ hạ tầng kỹ thuật và khối phụ trợ.
1
0,5
0,5
Tiêu chí 4. Trang thiết bị, khác
thuốc và phương tiện
9
9
1
3.
TYT xã đảm bảo có đủ TTB để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; cán bộ y tế có khả năng sử dụng các trang thiết bị y tế được cấp.
3
2
1
1
Nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh được dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt được ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế; có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Chất thải trạm y tế gồm chất thải rắn và chất thải lỏng, được chia thành nhóm chất thải nguy hại và chất thải thông thường. Các chất thải thông thường được xử lý theo quy định của địa phương. Các chất thải y tế nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định của ngành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế chất thải y tế.
-
Khối phụ trợ và công trình phụ trợ: Kho, nhà để xe, hàng rào bảo vệ, nguồn điện lưới hoặc máy phát điện riêng.
Có máy tính nối mạng Internet và máy in tại trạm y tế hoặc có điều kiện dễ dàng tiếp cận và sử dụng hai phương tiện này khi cần thiết.
-
-
Căn cứ theo phân vùng và điều kiện cụ thể của từng địa phương, TYT xã có đủ các trang thiết bị cần thiết để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao.
Có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết
Tương đối đầy đủ (khoảng 70% nhu cầu TTB trở lên)
Cán bộ TYT xã được tập huấn và có khả năng sử dụng các trang thiết bị được cung cấp
-
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
1
4.
Tại TYT xã có đủ thuốc chữa bệnh, thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu thông thường; quản lý thuốc theo đúng quy định.
3
2
1
0,5
0,5
1
5.
Bảo đảm thường xuyên có đủ vật tư tiêu hao phục vụ khám bệnh, chữa bệnh; có đủ
thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao phục vụ công tác phòng chống dịch.
1
1
0,5
1
6.
NVYT thôn/bản được cấp túi y tế thôn/bản; được cấp gói đỡ đẻ sạch đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; cô đỡ thôn bản được cấp túi cô đỡ thôn bản; cộng tác viên dân số được cấp túi truyền thông theo danh mục Bộ Y tế đã ban hành.
1
0,5
0,5
-
Căn cứ theo phân vùng và điều kiện cụ thể của từng địa phương, TYT xã có đủ thuốc chữa bệnh (cả thuốc tân dược và thuốc y học cổ truyền), có đủ loại và cơ số thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu thông thường để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Có đủ thuốc
Tương đối đầy đủ (đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trở lên)
-
Thuốc tại TYT xã được quản lý tuân thủ các quy định; sử dụng thuốc an toàn.
Thuốc tại TYT xã được quản lý theo các quy định về dược được Bộ Y tế ban hành; cơ bản dựa trên nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” được ban hành kèm theo Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ Y tế, tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc, đặc biệt đối với vắc xin, sinh phẩm y tế nhằm đảm bảo chất lượng thuốc cũng như phù hợp với quy định tại Điều 48 của Luật Dược.
Sử dụng thuốc an toàn, không xảy ra tai biến nghiêm trọng về sử dụng thuốc.
-
-
TYT xã thường xuyên có đủ và kịp thời các vật tư tiêu hao phục vụ khám, chữa bệnh; có đủ thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao phục vụ công tác phòng chống dịch.
Có đủ, nhưng đôi khi không kịp thời.
-
100% nhân viên y tế thôn, bản, ấp, xóm được cấp túi y tế thôn bản theo danh mục được Bộ Y tế ban hành; cô đỡ thôn, bản được cấp túi cô đỡ thôn bản theo danh mục được Bộ Y tế ban hành; cộng tác viên dân số được cấp túi truyền thông theo danh mục Bộ Y tế đã ban hành.
100% nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản được cung cấp bổ sung vật tư tiêu hao kịp thời và được cấp gói đỡ đẻ sạch đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa nếu có nhu cầu.
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
1
7.
Cơ sở hạ tầng TYT xã được duy tu, bảo dưỡng định kỳ; trang thiết bị khi bị hư hỏng được sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
0,5
- Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kịp thời, đảm bảo cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị y tế phục vụ tốt cho các hoạt động của trạm y tế.
0,5
1
8.
TYT xã có tủ sách với 15 đầu sách chuyên môn trở lên.
0,5
- Có từ 15 đầu sách chuyên môn trở lên về các lĩnh vực như y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y dược cổ truyền, bảo quản và sử dụng thuốc, bảo quản và sử dụng thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe, quản lý y tế, thông tin y tế...
0,5
Tiêu chí 5. Kế hoạch – Tài chính
10
10
1
9.
Y tế xã có xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về các hoạt động y tế của xã.
1
- Y tế xã xây dựng kế hoạch hàng năm dựa trên nhu cầu chăm sóc sức khỏe của địa phương, nguồn lực sẵn có hoặc có thể huy động được, chỉ tiêu được giao và hướng dẫn của y tế tuyến trên; kế hoạch được trung tâm y tế huyện, UBND xã phê duyệt.
1
2
0.
TYT xã có đủ sổ, mẫu báo cáo thống kê theo quy định; báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác; có các biểu đồ, bảng số liệu thống kê cập nhật về tình hình hoạt động.
2
1
0,5
0,5
2
1.
TYT xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên; quản lý tài chính theo quy định.
3
2
1
1
TYT có đủ sổ sách, mẫu báo cáo theo đúng quy định của BYT và Sở Y tế.
Báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác cho tuyến trên theo quy định;
Có các biểu đồ, bảng thống kê cập nhật tình hình hoạt động của trạm y tế xã.
-
-
TYT xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên, đáp ứng được nhu cầu để triển khai các hoạt động được giao.
Đủ và kịp thời
Đủ nhưng chậm
Quản lý tốt các nguồn kinh phí theo quy định hiện hành, không phát hiện có vi phạm về quản lý tài chính dưới bất kỳ hình thức nào.
-
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
2
2.
Tỷ lệ người dân tham gia BHYT.
4
Tổng số người tham gia BHYT
x 100 = … %
Tổng số dân trong xã
1
2
3
4
Tiêu chí 6. YTDP, Phòng, chống HIV/AIDS VSMT và ATTP
17
17
2
3.
Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm tại địa phương; giám sát, phát hiện, báo cáo dịch kịp thời; tích cực triển khai các hoạt động xử lý dịch; không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn xã; thực hiện đạt các chỉ tiêu được giao về y tế dự phòng.
5
Đạt 80% đến <90%
Đạt 70% đến <80%
1
4
3
2
-
Là tỷ lệ người dân thường trú trên địa bàn xã tham gia tất cả các loại hình BHYT. Tỷ lệ này được tính theo quy định tại Điểm 2, Mục II Hệ thống các biểu mẫu thống kê hoạt động của BHYT được ban hành kèm theo Quyết định số 3781/QĐ-BYT ngày 12/10/2009 như sau:
Dưới 70%
Từ 70 đến dưới 75%
Từ 75% đến dưới 80%
Từ 80% trở lên
-
-
Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại địa phương trên địa bàn theo hướng dẫn; giám sát, phát hiện, báo cáo kịp thời các bệnh dịch truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế như báo cáo đột xuất ổ dịch trong vòng 24 giờ và kịp thời xử lý; báo cáo hàng tuần, hàng tháng và hàng năm theo quy định.
-
Triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu được giao về y tế dự phòng:
Đạt ≥ 90% số chỉ tiêu đề ra
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
2
4.
Tỷ lệ hộ gia đình trong xã sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
2
Thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt được ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế. Nước sinh hoạt hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc đạt các yêu cầu: Không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
Vùng 3 : 60% đến <70%
Vùng 2: 70% đến <75%
Vùng 1: 80% đến <90%
1
2
2
5.
Tỷ lệ hộ gia đình trong xã sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
2
Nhà tiêu cần đáp ứng theo tiêu chuẩn theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Có thể công nhận nhà tiêu hợp vệ sinh bao gồm nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu xí hai ngăn... cơ bản đáp ứng các yêu cầu: Không gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn nước; không tạo nơi cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở; không có mùi hôi thối khó chịu.
1
2
Đạt tỷ lệ trung bình
-
Đạt tỷ lệ cao
Vùng 3: 70% trở lên
Vùng 2: 75% trở lên
Vùng 1: 90% trở lên
-
-
Đạt tỷ lệ trung bình:
Vùng 3: Từ 50% đến <60%
Vùng 2: Từ 65% đến <75%
Vùng 1: Từ 80% đến <90%
-
Đạt tỷ lệ cao:
Vùng 3: Từ 60% trở lên
Vùng 2: Từ 75% trở lên
Vùng 1: Từ 90% trở lên
-
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
2
6.
Triển khai tốt các hoạt động đảm bảo ATTP; khống chế kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn do xã phụ trách.
3
1
0,5
0,5
0,5
0,5
Xã có kế hoạch và triển khai thực hiện thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn theo phân cấp quản lý.
Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát ATTP đối với các cơ sở ngoài thẩm quyền quản lý; báo cáo kịp thời lên tuyến trên các trường hợp vi phạm về ATTP vượt thẩm quyền xử lý.
Phối hợp triển khai các biện pháp điều tra, xử lý kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn do xã quản lý.
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP, các quy định pháp luật về ATTP, hướng dẫn phòng chống ngộ độc thực phẩm cho nhân dân trên địa bàn quản lý; cung cấp kiến thức, lập danh sách phổ biến kiến thức ATTP cho người kinh doanh thức ăn đường phố; công khai các hành vi vi phạm ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hộ cá thể, nhỏ lẻ, kinh doanh thức ăn đường phố, các hoạt động nấu ăn từ thiện, phục vụ lễ hội, tổ chức ký kết đảm bảo ATTP với chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quản lý.
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
2
7.
Triển khai thực hiện tốt các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn xã.
3
0,5
0,5
1
1
2
8.
Tham gia phát hiện, điều trị, quản lý và theo dõi các bệnh dịch nguy hiểm, bệnh xã hội, bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm theo hướng dẫn của y tế tuyến trên.
2
1
1
Tiêu chí 7. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và YHCT
14
14
Có triển khai các hoạt động can thiệp giảm hại, dự phòng lây nhiễm HIV trên địa bàn xã, có ít nhất 1 trong 3 nhóm hoạt động sau: Phân phát hoặc tiếp thị bao cao su; trao đổi bơm kim tiêm sạch; triển khai điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (như Methadone).
TYT xã có các tài liệu truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, có tổ chức các hình thức truyền thông về phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn, như khẩu hiệu, tờ rơi, loa truyền thanh, các buổi họp truyền thông có nội dung về phòng, chống HIV/AIDS.
Tổ chức ít nhất 1 mô hình phòng chống HIV/AIDS sau đây: Giáo dục đồng đẳng; câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS; mô hình toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư.
Chăm sóc hỗ trợ tại cộng đồng: Những người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn được TYT xã quản lý, hỗ trợ, chăm sóc và điều trị ngay tại cộng đồng.
-
Tổ chức hoặc tham gia phát hiện, điều trị và quản lý các bệnh dịch nguy hiểm và bệnh xã hội như sốt rét, sốt xuất huyết, lao... theo hướng dẫn của y tế tuyến trên.
Tổ chức hoặc tham gia phát hiện, điều trị và quản lý các mạn tính, bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư, hen phế quản... theo hướng dẫn của y tế tuyến trên.
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
2
9.
TYT xã có khả năng để thực hiện ≥70% các dịch vụ kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ được giao; bảo đảm thực hiện sơ cứu, cấp cứu thông thường theo đúng quy định của Bộ Y tế.
5
Trạm y tế xã có đủ điều kiện và khả năng chuyên môn để thực hiện thường xuyên các dịch vụ kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Căn cứ Quy định phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành cho y tế tuyến xã theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013, Sở Y tế điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu CSSK cụ thể của từng vùng, từng địa phương. Tỷ lệ các dịch vụ được thực hiện tính trên tổng số dịch vụ của các nhóm chức năng, nhiệm vụ chủ yếu được giao:
- 50 đến <60%
- 60 đến <65%
- 65 đến <70%
- Từ 70% trở lên
(Nếu thực hiện dưới 50% dịch vụ kỹ thuật thì xã không đạt tiêu chí quốc gia về y tế)
2
3
4
5
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
3
0.
TYT xã có vườn thuốc nam mẫu hoặc bộ tranh cây thuốc mẫu; thực hiện khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (hoặc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại) cho ≥ 30% số bệnh nhân đến KCB tại TYT xã.
4
+ Vườn thuốc nam mẫu ≥ 40 cây thuốc theo danh mục của BYT ban hành
+ Vườn thuốc nam mẫu < 40 cây thuốc
+ Vườn thuốc nam mẫu ≥ 30 cây thuốc theo danh mục của BYT ban hành
+ Vườn thuốc nam mẫu <30 cây hoặc có bộ tranh cây thuốc
Tổng số lượt KCB bằng YHCT +
KCB bằng YHCT kết hợp với YHHĐ x 100 = … % Tổng số lượt khám, chữa bệnh tại TYT xã
1
0,5
1
0,5
1
1
2
3
3
-
TYT xã có vườn thuốc nam hoặc tranh cây thuốc mẫu:
Vùng 3:
Vùng 2:
Vùng 1: Có vườn thuốc nam hoặc bộ tranh cây thuốc mẫu
Khám, chữa bệnh bằng YHCT là các phương pháp chẩn đoán, điều trị bằng các biện pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc của YHCT; kết hợp YHCT với YHHĐ theo Thông tư số 50/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 về hướng dẫn việc kết hợp YHCT với YHHĐ trong khám, chữa bệnh. Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT được tính theo công thức:
-
-
-
Vùng 3 và vùng 2:
Tỷ lệ đạt từ 10-20%
Tỷ lệ đạt từ 21-30%
Tỷ lệ đạt >30%
Vùng 1: Có KCB bằng YHCT
-
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
3
1.
Quản lý và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật tại cộng đồng.
1
Có danh sách những người tàn tật, được phân loại theo các nhóm tàn tật (vận động, nghe nói, nhìn, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, động kinh, mất cảm giác, tàn tật khác), có các thông tin quản lý cần có, như đã được phục hồi chức năng hay chưa, ở đâu, hình thức, mức độ và kết quả, họ có được sử dụng các dụng cụ trợ giúp không (dụng cụ tập, nạng, nẹp, xe lăn...); nếu có sự thay đổi (chỗ ở, tiến triển bệnh tật, các đợt phục hồi chức năng ...) trạm y tế phải nắm được. Người khuyết tật được thăm khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 1 năm/lần.
+ Mức trung bình
- Vùng 3: 50 đến <70%
- Vùng 2: 60 đến <80%
- Vùng 1: 70 đến <90%
+ Mức cao:
0,5
1
3
2.
Quản lý sức khỏe tại nhà; quản lý sức khỏe người cao tuổi; quản lý sức khỏe học sinh trên địa bàn.
3
2
0,5
0,5
3
3.
Thực hiện xử trí ban đầu kịp thời các trường hợp bệnh đến khám tại TYT xã; chuyển lên tuyến trên kịp thời những trường hợp ngoài khả năng chuyên môn của TYT xã.
1
(Nếu để xảy ra tai biến nghiêm trọng, hoặc tử vong trong điều trị do sai sót về chuyên môn hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế)
0,5
0,5
Vùng 3: Từ 70% trở lên
Vùng 2: Từ 80% trở lên
Vùng 1: Từ 90% trở lên
-
Có tổ chức các hình thức chăm sóc và quản lý sức khỏe tại nhà cho nhân dân, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm...
Tổ chức quản lý, chăm sóc sức khoẻ tại nhà, khám sức khoẻ định kỳ cho >=90% số người cao tuổi (từ 80 tuổi trở lên) tối thiểu 1 lần/năm; nắm được tình hình sức khỏe của từng người cao tuổi...
Có tham gia quản lý sức khỏe học sinh trên địa bàn.
-
Thực hiện sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho các bệnh nhân đến TYT xã.
Chuyển lên tuyến trên kịp thời các trường hợp ngoài khả năng chuyên môn của trạm, không để xảy ra tai biến do chuyển viện chậm.
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
Tiêu chí 8. Chăm sóc sức
khỏe bà mẹ - trẻ em
13
13
3
4.
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ và được tiêm phòng uốn ván đầy đủ.
2
Tỷ lệ % phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ thai nghén (tính trên tổng số phụ nữ đẻ của cả xã trong cùng kỳ). 3 thời kỳ thai là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Trong tử số chỉ tính những lần đến khám vì lý do thai sản, không tính lần đến khám khi đã chuyển dạ đẻ hoặc khám các bệnh khác. Mẫu số là tổng số phụ nữ đã đẻ trong kỳ báo cáo.
+ Mức trung bình:
+ Mức cao:
Tiêm uốn ván đủ liều và đúng lịch là những phụ nữ có thai lần đầu được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván; những người có thai lần sau mà trước đó đã được tiêm 2 mũi vắc xin thì khi có thai lần này được tiêm bổ sung thêm 1 mũi vắc xin.
+ Mức trung bình:
+ Mức cao:
0,5
1
0,5
1
Vùng 3: Từ 50% đến <60%
Vùng 2: Từ 60% đến <70%
Vùng 1: Từ 70% đến <80%
Vùng 3: Từ 60 % trở lên
Vùng 2: Từ 70 % trở lên
Vùng 1: Từ 80% trở lên
Vùng 3: Từ 60% đến <70%
Vùng 2: Từ 70% đến <80%
Vùng 1: Từ 80% đến <90%
Vùng 3: Từ 70 % trở lên
Vùng 2: Từ 80 % trở lên
Vùng 1: Từ 90% trở lên
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
3
5.
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ
2
Tỷ lệ % phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ là số bà mẹ sinh con tại TYT xã, sinh con ở nhà, hoặc ở nơi khác nhưng được nhân viên y tế có đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ tính bình quân trên 100 phụ nữ đẻ của xã trong cùng thời kỳ:
+ Mức trung bình:
+ Mức cao:
1
2
3
6.
Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh.
1
Tỷ lệ % bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh là số bà mẹ và/hoặc trẻ sơ sinh được nhân viên y tế khám, chăm sóc từ khi sinh ra đến 42 ngày sau đẻ tính bình quân trên 100 trẻ đẻ sống của xã trong một thời gian xác định. Trong trường hợp chỉ chăm sóc bà mẹ hoặc trẻ sơ sinh cũng được tính.
Tỷ lệ phụ nữ Tổng số bà mẹ của xã được chăm sóc sau sinh (chăm được chăm sóc cả mẹ và con, hoặc mẹ, hoặc con) trong năm
sóc sau sinh = x 100
Tổng số phụ nữ đẻ của xã đó trong cùng kỳ
(%)
+ Mức trung bình:
+ Mức cao:
0,5
1
Vùng 3: Từ 70% đến <80%
Vùng 2: Từ 85% đến <95%
Vùng 1: Từ 90% đến <98%
Vùng 3: Từ 80 % trở lên
Vùng 2: Từ 95 % trở lên
Vùng 1: Từ 98% trở lên
-
Vùng 3: Từ 50% đến <60%
Vùng 2: Từ 70% đến <80%
Vùng 1: Từ 80% đến <90%
Vùng 3: Từ 60% trở lên
Vùng 2: Từ 80% trở lên
Vùng 1: Từ 90% trở lên
-
Tỷ lệ %
=
Tổng số trẻ em từ 6-36 tháng được uống Vitamin A 2 lần/năm trong năm
x 100
Tổng số trẻ 6-36 tháng trong cùng năm
Tỷ lệ trẻ em <1 tuổi
được tiêm chủng đầy đủ (%)
=
Tổng số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống đầy đủ các loại vắcxin thuộc Chương trình TCMR trong năm
x 100
Tổng số trẻ dưới 1 tuổi trong cùng năm
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
3
7.
Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vắc-xin phổ cập theo quy định của Bộ Y tế.
4
Là số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống đầy đủ các loại vắc xin theo quy định của Chương trình TCMR quốc gia, tính bình quân trên 100 trẻ dưới 1 tuổi trong diện tiêm chủng trong cùng thời kỳ.
+ Mức trung bình
+ Mức cao
3
4
3
8.
Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A 2 lần/năm.
1
+ Mức trung bình
+ Mức cao
0,5
1
Vùng 3: Từ 70% đến <90%
Vùng 2: Từ 80% đến <95%
Vùng 1: Từ 85% đến <95%
Vùng 3: Từ 90 % trở lên
Vùng 2: Từ 95 % trở lên
Vùng 1: Từ 95% trở lên
-
Vùng 3: Từ 70% đến <90%
Vùng 2: Từ 85% đến <95%
Vùng 1: Từ 90% đến <95%
Vùng 3: Từ 90 % trở lên
Vùng 2: Từ 95 % trở lên
Vùng 1: Từ 95% trở lên
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
3
9.
Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng (cân nặng và chiều cao) 3 tháng 1 lần; trẻ bị suy dinh dưỡng theo dõi mỗi tháng 1 lần; trẻ em từ 2 đến 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng mỗi năm 1 lần.
1
Là số trẻ <2 tuổi và từ 2-5 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng tính trên 100 trẻ
<2 tuổi và từ 2-5 tuổi của xã trong thời gian xác định.
Tổng số trẻ < 2 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng Tỷ lệ trẻ <2 tuổi trưởng của xã trong thời điểm xác định
được theo dõi biểu = x 100
đồ tăng trưởng Tổng số trẻ <2 tuổi của xã đó trong cùng thời
điểm
Công thức tính đối với trẻ từ 2 - 5 tuổi tương tự. Tỷ lệ đánh giá là tỷ lệ tính chung đối với cả 2 nhóm tuổi.
+ Mức trung bình
+ Mức cao
0,5
1
Vùng 3: Từ 70% đến <80%
Vùng 2: Từ 85% đến <90%
Vùng 1: Từ 90% đến <95%
Vùng 3: Từ 80 % trở lên
Vùng 2: Từ 90 % trở lên
Vùng 1: Từ 95% trở lên
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
4
0.
Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi)
2
Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là là số trẻ em dưới 5 tuổi có trọng lượng nhỏ hơn trọng lượng trung bình của trẻ cùng nhóm tuổi (=< -2SD) tính bình quân trên 100 trẻ cùng nhóm tuổi trong thời điểm điều tra.
Tổng số trẻ < 5 tuổi trong xã có trọng lượng thấp Tỷ lệ % SDD hơn trọng lượng trung bình (<=-2SD) của trẻ
thể nhẹ cân của = trong thời điểm đánh giá x 100
trẻ < 5 tuổi Tổng số trẻ được cùng nhóm tuổi của xã trong cùng
thời điểm
+ Mức trung bình
+ Mức thấp
1
2
Tiêu chí 9. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
9
9
Vùng 3: Từ 21% đến <18%
Vùng 2: Từ 15% đến <18%
Vùng 1: Từ 12% đến <15%
Vùng 3: Dưới 18%
Vùng 2: Dưới 15%
Vùng 1: Dưới 12%
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
4
1.
Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.
3
Là tỷ lệ % phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) có chồng đang sử dụng hoặc chồng họ đang sử dụng một trong những biện pháp tránh thai như đặt vòng, đình sản, thuốc tránh thai, bao cao su, màng ngăn cổ tử cung, kem diệt tinh trùng trong tổng số phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng tại xã (nhân khẩu thực tế).
+ Mức trung bình
+ Mức cao
2
3
Vùng 3: Từ 50% đến <60%
Vùng 2: Từ 55% đến <65%
Vùng 1: Từ 60% đến <70%
Vùng 3: Từ 60 % trở lên
Vùng 2: Từ 65 % trở lên
Vùng 1: Từ 70% trở lên
-
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
=
Tổng số trẻ em sinh ra trong năm - Tổng số chết
trong năm của xã
x 1000
Dân số bình quân của xã cùng năm
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
4
2.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm.
3
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là tỷ lệ phần nghìn của mức thay đổi dân số tự nhiên biểu hiện bằng chênh lệch giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong năm xác định so với dân số bình quân của cùng năm (nhân khẩu thực tế thường trú bình quân). Tỷ lệ này được tính theo công thức:
+ Mức trung bình
+ Mức thấp
2
3
Vùng 3: Từ 9 %o đến 11%o
Vùng 2: Từ 11%o đến 13%o
Vùng 1: Từ 8%o đến 10%o
Vùng 3: Dưới 11%o
Vùng 2: Dưới 9%o
Vùng 1: Dưới 8 %o
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
4
3.
Tỷ lệ sinh phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên.
2
Là tỷ lệ % số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên như sau:
Tỷ lệ sinh con Tổng số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên tại xã
thứ 3 trở lên = Tổng số phụ nữ sinh con tại xã cùng kỳ x 100
+ Mức trung bình
+ Mức thấp
Không tính đối với các dân tộc có dân số <10.000 người, dân tộc ít người đang trong diện được bảo tồn và phát triển.
1
2
4
4.
Xã có triển khai hoặc phối hợp tham gia triển khai các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.
1
- Xã có triển khai các biện pháp như tuyên truyền, vận động chuyển đổi hành vi của người dân về hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh, vị trí và vai trò của phụ nữ hiện nay, bình đẳng giới... TYT xã thực hiện nghiêm túc việc giữ bí mật về giới tính của thai nhi trước khi sinh. Không thực hiện việc phá thai vì lý do lựa chọn giới tính, trừ các trường hợp bệnh lý.
1
Tiêu chí 10. Truyền thông
– Giáo dục sức khỏe
4
4
4
5.
TYT xã có đủ các phương tiện truyền thông theo quy định.
2
1
1
Vùng 3: Từ 15% đến 17%
Vùng 2: Từ 10% đến 12%
Vùng 1: Từ 5% đến 7%
Vùng 3: Dưới 15%
Vùng 2: Dưới 10%
Vùng 1: Dưới 5%
-
Phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe: Cơ bản phải có đủ các trang tiết bị làm công tác TT-GDSK theo Quyết định số 2420/QĐ-BYT, gồm có tivi; loa pin; loa nén, micro và máy tăng âm; có bàn để sách, mô hình, có giá treo áp phích...
Có tủ các ngăn đựng và các tài liệu truyền thông như sổ tay tuyên tuyền, bộ tài liệu truyền thông, bộ công cụ làm mẫu, cẩm nang thực hiện các hoạt động TT-GDSK.
-
Nội dung
Điểm
Hướng dẫn chấm điểm
Điểm
4
6.
Triển khai tốt các hoạt động thông tin, truyền thông – giáo dục sức khỏe trên địa bàn xã.
2
0,5
0,5
1
100
100
Thực hiện thường xuyên TT-GDSK thông qua truyền thông đại chúng, truyền thông tại cộng đồng, khi thăm hộ gia đình và khi người dân đến khám chữa bệnh tại TYT xã và trong trường học.
Phối hợp với các tổ chức xã hội (Phụ nữ, Thanh niên, Hội nông dân...) thực hiện các hoạt động TT-GDSK tại cộng đồng.
Cán bộ TYT xã và nhân viên y tế thôn bản thực hiện TT-GDSK và tư vấn các vấn đề về sức khỏe khi người dân đến khám chữa bệnh hoặc khi đến thăm hộ gia đình; có các hoạt động về TT-GDSK trong trường học tại địa phương.
-
Ghi chú: Trong trường hợp các văn bản trích dẫn tại Bộ tiêu chí này có điều chỉnh, bổ sung, Sở Y tế có trách nhiệm điều chỉnh hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí cho phù hợp với quy định hiện hành.
Các chữ viết tắt:
ATTP: An toàn thực phẩm CSSK: Chăm sóc sức khỏe
CSSKBĐ: Chăm sóc sức khỏe ban đầu CSSKSS: Chăm sóc sức khỏe sinh sản BHYT: Bảo hiểm y tế
DS-KHHGĐ: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
NVYTTB: Nhân viên y tế thôn bản NNPTNT: Nông nghiệp phát triển nông thôn PKĐK: Phòng khám đa khoa
KCB: Khám chữa bệnh YHCT: Y học cổ truyền YHHĐ: Y học hiện đại
YTDP: Y tế dự phòng
TTGDSK: Truyền thông giáo dục sức khỏe TYT: Trạm y tế
TCMR: Tiêm chủng mở rộng UBND: Ủy ban nhân dân VSMT: Vệ sinh môi trường
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
-
Một số quy định chung
Bộ tiêu chí này được áp dụng để đánh giá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của toàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã), chứ không chỉ đánh giá hoạt động của trạm y tế xã. Mục đích chính của Bộ tiêu chí là tạo ra các tiêu chuẩn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu CSSK cho nhân dân ở từng vùng, miền.
Những chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí này là những yêu cầu cơ bản cần đạt trong giai đoạn đến 2020. Có những trường hợp đã đạt được các tiêu chí trong Bộ tiêu chí này, nhưng chưa đạt được các quy định, tiêu chuẩn trong một số quy định khác do Bộ Y tế ban hành thì vẫn phải tiếp tục phấn đấu để đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn đó.
Các tiêu chí đánh giá dựa theo các quy định hiện hành. Khi các quy định đó thay đổi thì tiêu chí đánh giá cũng cần thay đổi theo cho phù hợp.
Các địa phương có thể cụ thể hóa, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội, mô hình bệnh tật của từng địa phương. Tất cả các điều chỉnh, bổ sung của địa phương cần gửi về Bộ Y tế để tổng hợp; trong trường hợp cần thiết, Bộ Y tế sẽ có văn bản góp ý.
Việc đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã được thực hiện hằng năm. Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế có thời hạn trong vòng 3 năm. Nếu các năm tiếp theo không đạt Bộ tiêu chí thì phải rút danh hiệu đã công nhận.
Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu:
-
Đạt từ 80% tổng điểm trở lên
-
Không bị “điểm liệt”.
Số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên.
-
-
Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện
Tuyến Trung ương (Bộ Y tế): Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 của Bộ Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã. Vụ Kế hoạch – Tài chính được giao làm đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các địa phương, theo dõi, tổng hợp báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 trên phạm vi cả nước.
Tuyến tỉnh, TP trực thuộc TW: Ban Chỉ đạo CSSK nhân dân chỉ đạo việc thực hiện Bộ tiêu chí. Sở Y tế là cơ quan đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 cho các quận/huyện trong toàn tỉnh.
-
Tuyến huyện/quận: Ban chỉ đạo CSSK nhân dân chỉ đạo việc thực hiện Bộ tiêu chí. Phòng Y tế huyện là cơ quan đầu mối tham mưu giúp UBND cấp huyện chỉ đạo Trung tâm y
tế huyện phối hợp với các đơn vị liên quan khác hướng dẫn thực hiện, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện BTCQG về y tế xã cho các xã trong huyện.
Tuyến xã: Ban chỉ đạo CSSK nhân dân xã chỉ đạo thực hiện. Trạm y tế xã làm đầu mới phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu trong BTCQG về y tế xã dưới sự hướng dẫn của y tế tuyến trên.
-
Các nội dung triển khai thực hiện
-
Tuyến tỉnh:
Ban Chỉ đạo CSSK nhân dân tỉnh (đơn vị thường trực là Sở Y tế) chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát định kỳ các hoạt động và các chỉ tiêu đạt được trong BTCQG về y tế xã hàng quý của tỉnh. Hỗ trợ các quận huyện huyện tháo gỡ các khó khăn trong quá trình thực hiện; gửi báo cáo về Vụ KH-TC, Bộ Y tế.
Phổ biến nội dung BTCQG về y tế xã đến các đơn vị liên quan tuyến dưới như trung tâm y tế huyện, bệnh viện đa khoa huyện, phòng y tế huyện và các đơn vị liên quan khác thông qua hội nghị hoặc qua đường công văn.
Tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng địa phương như khoảng cách địa lý, địa hình, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, Sở Y tế chịu trách nhiệm rà soát, phân loại và lập danh sách các xã của từng vùng cho phù hợp.
Xây dựng kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã trong tỉnh, bao gồm số xã đạt các chỉ tiêu của Bộ tiêu chí qua các giai đoạn, bố trí nguồn lực để thực hiện (xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ, mua sắm trang thiết bị, cung ứng thuốc...)
Hướng dẫn y tế tuyến huyện/quận xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhằm đạt mục tiêu tỷ lệ các xã được công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo từng giai đoạn.
-
Tuyến huyện/quận:
Ban Chỉ đạo CSSK nhân dân, cùng với trung tâm y tế huyện, bệnh viện đa khoa huyện và phòng y tế huyện, chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát định kỳ và đột xuất trong việc thực hiện các chỉ tiêu trong BTCQG tại các xã. Trực tiếp thực hiện một số hoạt động trong BTCQG về y tế xã theo sự phân công của Sở Y tế.
Trung tâm y tế huyện và các đơn vị liên quan phổ biến nội dung BTCQG về y tế xã đến các xã trên địa bàn.
Đánh giá thực trạng tình hình y tế xã hiện nay so với BTCQG về y tế xã giai đoạn đến 2020.
Hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch thực hiện BTCQG về y tế xã.
Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện các hoạt động nhằm đạt chỉ tiêu số xã được công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
-
Tuyến xã:
Báo cáo kịp thời và chính xác thực trạng và kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã theo hướng dẫn của y tế tuyến trên.
Quán triệt các nội dung của Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Tự đánh giá, so sánh thực trạng hiện nay với Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Xây dựng kế hoạch, giải pháp và triển khai thực hiện các hoạt động nhằm thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã theo hướng dẫn của tuyến trên; trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đăng ký với trung tâm y tế huyện thời gian phấn đấu đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã và những kiến nghị cần thiết đề nghị tuyến trên hỗ trợ.
-
-
Trình tự đánh giá, xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế
-
Tuyến xã:
Đăng ký với cơ quan quản lý cấp huyện (Phòng Y tế và Trung tâm Y tế huyện) về việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về về y tế xã.
TYT tự tổ chức đánh giá việc đạt các tiêu chí quốc gia về y tế xã; thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu, lập hồ sơ để chứng minh cho việc đạt các tiêu chí.
Sau khi TYT tự đánh giá đã đạt các tiêu chí theo quy định, TYT báo cáo UBND xã, có Công văn của UBND xã kèm hồ sơ liên quan gửi cơ quan quản lý nhà nước tuyến huyện (TTYT huyện hoặc Phòng y tế huyện), đề nghị xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
-
Tuyến huyện:
Phòng Y tế tham mưu UBND cấp huyện thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện Ban Chỉ đạo CSSK nhân dân, đại diện trung tâm y tế huyện, bệnh viện đa khoa huyện, phòng y tế huyện và các đơn vị có liên quan khác ở tuyến huyện. Giúp việc cho Hội đồng có Tổ Thư ký, gồm 3-5 cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp.
Sau khi nhận được hồ sơ liên quan do UBND xã gửi, Tổ Thư ký có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, về tận xã kiểm tra, đánh giá tất cả các chỉ tiêu theo quy định; trên cơ sở đó làm Biên bản thẩm định hồ sơ xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
Hội đồng tuyến huyện họp xét xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế: Trên cơ sở hồ sơ đã được Tổ thư ký kiểm tra, thẩm định, đại diện lãnh đạo UBND xã trình bày trước Hội đồng tình hình thực hiện các Tiêu chí quốc gia về y tế xã; Tổ Thư ký trình bày kết quả thẩm định; các thành viên Hội đồng thẩm định, xem xét, nêu các vấn đề cần làm rõ; đại diện UBND xã trả lời Hội đồng; Nếu có thành viên Hội đồng không thống nhất thì có thể tổ chức thẩm tra lại các nội dung chưa thống nhất để đánh giá kết quả.
Phòng Y tế làm đầu mối tổng hợp hồ sơ, gửi danh sách những xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế lên Sở Y tế.
Tuyến tỉnh:
-
-
-
-
Sở Y tế thành lập hoặc trình UBND tỉnh thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế (gồm đại diện các Sở, ngành liên quan và đại diện UBND tỉnh) và Tổ thư ký xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
Tổ Thư ký có trách nhiệm tổng hợp, rà soát, đánh giá và thẩm định tất cả các hồ sơ do tuyến huyện chuyển lên.
Hội đồng tổ chức họp, thẩm định hồ sơ tương tự như tuyến huyện.
Trên cơ sở đánh giá và Biên bản thẩm định của Hội đồng, lãnh đạo Sở Y tế lập danh sách kèm hồ sơ gửi UBND tỉnh, đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh ra Quyết định công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế và gửi báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch – Tài chính).
Hàng năm, các địa phương có các hình thức khen thưởng phù hợp đối với các xã có thành tích tốt trong việc phấn đấu đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
-
2. Chỉ tiêu 15.3 về Có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đạt mức quy định của vùng:Áp dụng theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế.
-
ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 16 VỀ VĂN HÓA
Hướng dẫn số 4688/HD-BVHTTDL ngày 14/11/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Tiêu chí 06 về Cơ sở vật chất văn hóa và Tiêu chí 16 về Văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới(đã được trình bày cụ thể ở mục VI Phụ lục này).
định:
ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 17 VỀ MÔI TRƯỜNG
-
-
-
Chỉ tiêu 17.1 về tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy
Hướng dẫn thực hiện đánh giá tiêu chí số 3 về Thủy lợi; chỉ tiêu số 17.1 thuộc tiêu chí
số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020(đã được trình bày cụ thể tại mục III Phụ lục này).
-
Các chỉ tiêu 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; 17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; 17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định; 17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường:
Quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Hướng dẫn đánh giá thực hiện một số chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Cụ thể như sau:
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Số: /QĐ-BTNMT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Hướng dẫn đánh giá thực hiện một số chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Hướng dẫn đánh giá thực hiện một số chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020(các chỉ tiêu 17.2, 17.3, 17.5, 17.6, 17.7) như sau:
-
Chỉ tiêu 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất – kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường
Các cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề được đánh giá là thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường nếu đảm bảo các điều kiện sau:
- Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường, bao gồm:
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định số 19/2015/NĐ-CP;
+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, Giấy phép khai thác, xả thải nước thải vào nguồn nước theo quy định (nếu có);
+ Phương án bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện các nội dung về bảo vệ môi trường đã cam kết trong các hồ sơ nêu trên về phân loại, xử lý chất thải (nước thải, khí thải và chất thải rắn); nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; ...
Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo:
-
+ Không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản;
+ Không xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển;
+ Không phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản.
-
100% các làng nghề trên địa bàn quản lý (nếu có) phải đảm bảo:
+ Có phương án bảo vệ môi trường làng nghề;
+ Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải theo quy định;
+ Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường.
-
-
Chỉ tiêu 17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.
Các xã đạt yêu cầu có cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:
Các khu vực công cộng không có hiện tượng xả nước thải, chất thải rắn bừa bãi gây mất mỹ quan;
Hồ ao, kênh mương, bờ đê, đường làng ngõ xóm, khu vực công cộng được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ.
-
Chỉ tiêu 17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung được thu gom, xử lý theo quy định.
-
Về nước thải
Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của khu vực, không có hiện tượng tắc nghẽn, tù đọng nước thải và ngập úng;
Có điểm thu gom nước thải và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp nước thải trước khi đổ vào các kênh, mương, sông, hồ.
-
Về chất thải rắn
Không để xảy ra tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nông nghiệp hết hạn hoặc các vỏ bao bì, dụng cụ đựng các sản phẩm này sau khi sử dụng bị vứt, đổ bừa bãi ra môi trường.
Có phương án phù hợp để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh, trong đó nêu rõ:
-
+ Đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển;
+ Chủng loại, số lượng phương tiện vận chuyển;
+ Cách thức phân loại;
+ Tần suất, lịch trình thu gom đối với từng cụm dân cư;
+ Vị trí các điểm trung chuyển (nếu có).
Điểm tập kết chất thải rắn trong khu dân cư (nếu có) phải đảm bảo hợp vệ sinh.
Có Hương ước, quy ước đối với từng khu dân cư với sự tham gia của tất cả các hộ, cơ sở cam kết thực hiện đúng các quy định của địa phương đối với chất thải rắn, nước thải.
-
-
Chỉ tiêu 17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch
Tỷ lệ hộ có nhà tiêu nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo quy định đạt mức quy định của vùng:
Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đảm bảo các điều kiện sau:
-
+ Được xây dựng khép kín với diện tích tối thiểu 0,6 m2;
+ Chất thải nhà vệ sinh không thải trực tiếp ra môi trường;
+ Có biện pháp cô lập được phân người, làm cho phân tươi hoặc chưa an toàn không thể tiếp xúc với người và động vật, tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân (virut, vi khuẩn);
+ Không tạo môi trường cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở;
+ Không gây mùi hôi, khó chịu.
- Tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh theo vùng quy định như sau:
+ Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long: 65% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh;
+ Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ: 80% số hộ có nhà tiêu hợp vệ
sinh;
+ Đông Nam Bộ: 90% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Nhà tắm hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau:
+ Nhà tắm kín đáo có tường bao, có mái che;
+ Nước thải phải được xử lý và xả nước thải đúng nơi quy định.
UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của từng
vùng miền.
- Bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau:
+ Bể chứa phải có dung tích đủ lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng;
+ Sử dụng vật liệu làm bể chứa/dụng cụ chứa không có thành phần độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền:
Bể chứa nước được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông, chứa chứa ferro xi măng; Lu trữ nước xin măng công nghệ Thái Lan;
Lu sành, khạp, chum, vại <200 lít;
Dụng cụ trữ nước sinh hoạt bằng innox, nhựa.
Bể, dụng cụ trữ nước sinh hoạt phải có nắp đậy kín để ngăn ngừa các chất bẩn khác xâm nhậphoặc muỗi vào đẻ trứng; đối với lu, bể lớn cần có van lấy nước, van xả cặn và van xả tràn.
Vệ sinh bể trữ, lu vại trước khi chứa nước và định kỳ 3 tháng 1 lần; nếu dụng cụ chứa nước bị nhiễm bẩn, cần thau rửa ngay sau khi nước rút bằng Cloramin B, hoặc clorua vôi.
Đảm bảo 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ theo nội dung cuộc vận động ”Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động.
Chỉ tiêu 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi
-
-
-
trường
-
Chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường như sau:
+ Nằm cách biệt với nhà ở, nguồn nước;
+ Được vệ sinh định kỳ bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
+ Có đủ hồ sơ, thủ tục về BVMT như đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh;
+ Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý; không xả, chảy tràn ra khu vực
xung quanh.
-
Tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh theo vùng quy định như sau:
+ Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên: 55% số hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh;
+ Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ: 70% số hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh;
+ Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long: 60% số hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh;
+ Duyên hải Nam Trung Bộ: 65% số hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
3. Chỉ tiêu 17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch:
a) Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng. Cụ thể như sau:
CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 23/2016/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2016
NGHỊ ĐỊNH
Về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hóa táng
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
Chính phủ ban hành Nghị định về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định về các hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sỹ) và cơ sở hỏa táng.
Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên lãnh thổ nước Việt Nam.
-
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Nghĩa trang là nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.
Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của người chết.
-
Các hình thức táng người chết bao gồm: Mai táng, hỏa táng và các hình thức táng
khác.
Táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết.
-
Mai táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một
địa điểm dưới mặt đất.
Chôn cất một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn.
Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ được cải táng.
Cải táng là việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức táng khác.
-
Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng hoặc lưu tro cốt sau khi hỏa
táng.
-
Hỏa táng (bao gồm cả điện táng) là thực hiện việc thiêu thi hài hoặc hài cốt ở
nhiệt độ cao.
Hoạt động xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng là hoạt động bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng.
Cơ sở hỏa táng là cơ sở vật chất bao gồm lò hỏa táng và các công trình phụ trợ khác (khu văn phòng, khu kỹ thuật, khu lưu trữ tro cốt, nhà tang lễ, các công trình hạ tầng kỹ thuật).
Quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh là việc tổ chức hệ thống các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ trong địa giới hành chính của một tỉnh phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch sử dụng đất và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang/cơ sở hỏa táng là việc tổ chức không gian, phân khu chức năng và tổ chức hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật cho một nghĩa trang/cơ sở hỏa táng.
Cải tạo và mở rộng nghĩa trang là việc chỉnh trang, nâng cấp các công trình trong nghĩa trang đang sử dụng và xây dựng mới theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với diện tích mở rộng nhằm bảo đảm về cảnh quan, môi trường.
Đóng cửa nghĩa trang là việc không cho phép tiếp tục thực hiện các hoạt động táng trong nghĩa trang.
Di chuyển nghĩa trang là thực hiện việc chuyển toàn bộ thi hài, hài cốt trong nghĩa trang đến một nghĩa trang khác được xây dựng theo quy hoạch.
Dịch vụ nghĩa trang bao gồm tổ chức tang lễ, mai táng; xây mộ, cải táng, chăm sóc mộ, tu sửa mộ; bảo quản, lưu giữ tro cốt và dịch vụ phục vụ việc thăm viếng, tưởng niệm.
Dịch vụ hỏa táng bao gồm tổ chức tang lễ, hỏa táng thi hài hoặc hài cốt và bảo quản, lưu giữ tro cốt.
Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang, hỏa táng là người trực tiếp ký hợp đồng sử dụng dịch vụ nghĩa trang hoặc là người có quan hệ với người được táng đứng tên ký hợp đồng sử dụng dịch vụ nghĩa trang, hỏa táng.
Giá dịch vụ nghĩa trang là toàn bộ các chi phí được tính đúng, tính đủ cho phần mộ cá nhân và mức lợi nhuận hợp lý để thực hiện dịch vụ nghĩa trang.
Giá dịch vụ hỏa táng là toàn bộ các chi phí hỏa táng được tính đúng, tính đủ cho một ca hỏa táng và mức lợi nhuận hợp lý để thực hiện dịch vụ hỏa táng.
-
Điều 3. Các nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
Tất cả các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường).
Khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ cho nhiều địa phương, sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh.
Việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường.
Việc táng được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Các đối tượng bảo trợ xã hội khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định hiện hành.
Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền.
-
Điều 4. Quy định diện tích đất tối đa cho phần mộ cá nhân
Diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 05 m2.
Diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ cát táng tối đa không quá 03 m2.
-
Điều 5. Quy chuẩn kỹ thuật xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
Quy hoạch, xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
-
Điều 6. Đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
-
Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của pháp luật. Đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng bao gồm:
Nhà nước đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng bằng nguồn vốn ngân sách, các nguồn vốn huy động khác hoặc đầu tư xây dựng nghĩa trang theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao;
Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc nguồn vốn hợp pháp khác (sau đây gọi chung là vốn ngoài ngân sách nhà nước).
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng theo quy định pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng.
-
-
Chương II
QUY HOẠCH, XÂY DỰNG, CẢI TẠO, ĐÓNG CỬA, DI CHUYỂN NGHĨA TRANG VÀ CƠ SỞ HỎA TÁNG
Điều 7. Quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh
Quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh nhằm cụ thể hóa nội dung định hướng quy hoạch nghĩa trang trong đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh. Trình tự, thủ tục về lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh tuân thủ theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng. Đối với quy hoạch nghĩa trang các thành phố trực thuộc Trung ương tuân thủ theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
Thời hạn quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh theo thời hạn của quy hoạch xây dựng vùng tỉnh.
Nhiệm vụ quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh: Xác định phạm vi, ranh giới lập quy hoạch, đánh giá hiện trạng và dự báo nhu cầu về táng; đề xuất các hình thức táng cho từng giai đoạn quy hoạch; xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật áp dụng; xác định quy mô nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ và đánh giá môi trường chiến lược.
-
Nội dung quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh:
Đánh giá về hiện trạng: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; vị trí, quy mô nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ; hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và các tác động đến môi trường;
Dự báo nhu cầu táng, các hình thức táng theo từng giai đoạn quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ;
Xác định vị trí, quy mô nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ (xây dựng mới, đóng cửa di dời hoặc cải tạo mở rộng); khoảng cách an toàn môi trường và kết nối công trình hạ tầng kỹ thuật;
-
Đề xuất các giải pháp quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch nghĩa trang;
đ) Xác định các dự án ưu tiên đầu tư, nguồn vốn và kế hoạch để thực hiện quy hoạch;
Đánh giá môi trường chiến lược.
-
Hồ sơ đồ án quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh gồm:
Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt, dự thảo quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch; đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung đồ án quy hoạch được phê duyệt.
Bản vẽ gồm: Sơ đồ vị trí mối liên hệ vùng, tỷ lệ 1/50.000 - 1/250.000; bản đồ hiện trạng và quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh tỷ lệ 1/25.000 - 1/100.000 và các bản vẽ có liên quan.
Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
-
Điều 8. Quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
Quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được lập, thẩm định, phê duyệt tuân thủ theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng bao gồm: Xác định ranh giới nghĩa trang, cơ sở hỏa táng; các yêu cầu về điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng; xác định các hình thức táng trong nghĩa trang; các chỉ tiêu kỹ thuật, các yêu cầu về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật.
-
Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang (bao gồm cả cơ sở hỏa táng trong nghĩa trang):
Xác định ranh giới, quy mô xây dựng nghĩa trang;
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất xây dựng, các điều kiện tự nhiên, cảnh quan, địa hình, địa chất thủy văn, hạ tầng kỹ thuật, môi trường khu vực quy hoạch xây dựng, các quy định của quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh, quy hoạch nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trong các đồ án quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị có liên quan;
Xác định các hình thức táng, chỉ tiêu sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật, đề xuất lựa chọn loại cây trồng phù hợp trong các lô mộ, nhóm mộ, đường giao thông chính và khu vực công cộng trong nghĩa trang;
-
Quy hoạch sử dụng đất, phân khu chức năng, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, vị trí, quy mô và yêu cầu đối với thiết kế công trình trong nghĩa trang, cơ sở hỏa táng; phân lô, nhóm, hàng mộ và khoảng cách giữa các mộ phù hợp với các hình thức táng; quy
hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Giải pháp kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài phạm vi lập quy hoạch;
đ) Xác định cụ thể kế hoạch và nguồn lực thực hiện;
Đánh giá môi trường chiến lược.
-
Trường hợp cơ sở hỏa táng được xây dựng ngoài nghĩa trang, nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng cơ sở hỏa táng bao gồm:
Xác định ranh giới, quy mô xây dựng cơ sở hỏa táng;
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất xây dựng, các điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất thủy văn, hạ tầng kỹ thuật, môi trường khu vực quy hoạch xây dựng; xác định công nghệ hỏa táng, nhu cầu hỏa táng, quy mô lò hỏa táng, chỉ tiêu sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật;
Quy hoạch sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật. Giải pháp kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài phạm vi lập quy hoạch;
Đánh giá môi trường chiến lược.
Hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng gồm:
-
Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt; dự thảo quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch; đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung đồ án quy hoạch;
Bản vẽ gồm: Bản đồ vị trí và giới hạn khu đất tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000; bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật tỷ lệ 1/500 - 1/2.000 và một số bản vẽ khác có liên quan.
-
Điều 9. Xây dựng mới hoặc mở rộng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
Xây dựng mới hoặc mở rộng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Các công trình hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang và cơ sở hỏa táng phải được xây dựng đồng bộ.
Xây dựng mộ, bia mộ, nhà lưu tro cốt và các công trình trong nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng.
Kích thước, kiểu dáng các mộ, bia mộ và khoảng cách giữa các lô mộ, hàng mộ, các mộ; kích thước ô để lọ tro cốt phải tuân thủ theo quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
-
Điều 10. Cải tạo nghĩa trang
Các nghĩa trang có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan, môi trường chưa phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh thì địa phương cải tạo.
Nội dung cải tạo nghĩa trang:
-
Xác lập ranh giới nghĩa trang theo quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh, quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang đã được phê duyệt;
Trồng cây xanh xung quanh và trong nghĩa trang;
Cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang;
Đối với diện tích đất chưa sử dụng phải phân khu vực táng rõ ràng, phân lô mộ, nhóm mộ, hàng mộ; quy định về diện tích, kích thước và kiến trúc mộ.
-
Điều 11. Đóng cửa nghĩa trang
Các nghĩa trang phải đóng cửa khi không còn diện tích sử dụng, gây ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các nhiệm vụ phải thực hiện khi đóng cửa nghĩa trang:
-
Việc đóng cửa nghĩa trang do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân theo phân cấp và được thông báo công khai;
Khắc phục ô nhiễm môi trường trước khi đóng cửa nghĩa trang (nếu có);
Cải tạo, chỉnh trang lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật, mộ chí và các công trình trong nghĩa trang, trồng cây xanh, thảm cỏ trong và xung quanh nghĩa trang;
Các nghĩa trang trong đô thị hoặc trong khu dân cư nông thôn phải có tường rào hoặc hàng rào cây xanh bao quanh với chiều cao đủ bảo đảm cho dân cư xung quanh không bị ảnh hưởng;
-
đ) Đối với nghĩa trang nằm bên đường quốc lộ phải trồng cây xanh ngăn cách bảo đảm không ảnh hưởng tới mỹ quan, người tham gia giao thông.
Điều 12. Di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ
-
Các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ phải di chuyển khi:
Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc.
Các nhiệm vụ phải thực hiện khi di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ:
-
-
Thông báo về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ;
Tiến hành công tác di chuyển vào các nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
Trong quá trình di chuyển phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
Thực hiện các chính sách về giải tỏa, đền bù theo quy định của pháp luật.
-
Điều 13. Trách nhiệm cải tạo, đóng cửa, di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện việc cải tạo, đóng cửa, di chuyển các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
Các nghĩa trang, phần mộ riêng lẻ nằm trong khu đất giải tỏa phải di chuyển để thực hiện các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng thì kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ về di chuyển mồ mả thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và xây dựng.
-
Chương III
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGHĨA TRANG
Điều 14. Quy định chung về quản lý, sử dụng nghĩa trang
Nghĩa trang phải được xây dựng theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh, quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các nghĩa trang đang hoạt động hoặc đã đóng cửa phải được định kỳ chăm sóc, bảo quản, gìn giữ phần mộ, tro cốt tại các nhà lưu giữ, duy tu bảo dưỡng các công trình trong nghĩa trang; bảo đảm các quy định về vệ sinh môi trường trong nghĩa trang.
Khoảng cách an toàn môi trường từ hàng rào nghĩa trang tới khu dân cư, công trình công cộng phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng.
-
Quản lý sử dụng đất nghĩa trang:
Việc quản lý sử dụng đất trong nghĩa trang phải tuân thủ theo quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định hiện hành khác, đảm bảo sử dụng đất mai táng đúng mục đích;
Diện tích đất tối đa sử dụng cho phần mộ cá nhân (không bao gồm diện tích đất giao thông giữa các lô mộ, hàng mộ) phải tuân thủ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này;
Đối với nghĩa trang được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tỷ lệ đất mai táng đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hình thức quản lý quỹ đất này để phục vụ cho các đối tượng chính sách xã hội khi chết trên địa bàn, phù hợp với điều kiện của địa phương và quy mô, phạm vi phục vụ của dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang;
Đăng ký và chuyển nhượng phần mộ cá nhân:
Người được đăng ký trước phần mộ cá nhân theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này không được chuyển nhượng phần mộ cá nhân;
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng cho phần mộ cá nhân (sau đây gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân) trong nghĩa trang đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hợp đồng được ký kết giữa đại diện chủ đầu tư và người sử dụng dịch vụ. Hợp đồng có thể được lập riêng hoặc chung với hợp đồng dịch vụ nghĩa trang. Người sử dụng dịch vụ đã ký hợp đồng nhưng có nhu cầu cho, tặng, chuyển nhượng hợp đồng cho người khác sử dụng thì phải lập lại hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và người nhận cho, tặng, chuyển nhượng tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.
-
-
-
Điều kiện đăng ký trước khi sử dụng phần mộ cá nhân trong nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước:
Người được đăng ký trước phần mộ cá nhân trong nghĩa trang bao gồm: Người từ 70 tuổi trở lên, người mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định do Bộ Y tế ban hành, người có vợ hoặc chồng đã được an táng trong nghĩa trang;
Hồ sơ đăng ký của người được đăng ký trước phần mộ cá nhân gồm: Đơn đề nghị, giấy tờ tùy thân của công dân (thẻ căn cước hoặc giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ khẩu); giấy xác nhận của bệnh viện mắc bệnh hiểm nghèo (đối với người mắc bệnh hiểm nghèo); giấy chứng tử và giấy đăng ký kết hôn (đối với người có vợ hoặc chồng đã được an táng trong nghĩa trang);
Hồ sơ đăng ký nộp tại đơn vị quản lý nghĩa trang trên địa bàn. Thời gian giải quyết không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Các giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này là bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực.
Căn cứ vào các quy định hiện hành và điều kiện của địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về đối tượng được hưởng chính sách xã hội trên địa bàn theo Điểm c Khoản 4 và quy định chi tiết việc đăng ký trước khi sử dụng phần mộ cá nhân trong nghĩa trang theo Khoản 5 của Điều này.
-
-
Điều 15. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang
-
Chủ đầu tư chỉ được đưa dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang vào sử dụng khi đáp ứng các điều kiện sau:
Hoàn thành các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình trong nghĩa trang theo tiến độ của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Có quy chế quản lý nghĩa trang được phê duyệt;
Hoàn thành các thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng và bảo vệ môi trường theo tiến độ của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân đối với nghĩa trang được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Xây dựng và phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất mai táng cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 14 của Nghị định này. Trường hợp chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất đối với phần quỹ đất dành để phục vụ đối tượng chính sách xã hội thì được nhà nước hoàn trả tiền sử dụng đất hoặc được khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính mà chủ đầu tư phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai và được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.
-
-
Điều 16. Lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang
-
Nội dung của hồ sơ nghĩa trang:
Sơ đồ vị trí các khu chức năng, lô mộ, nhóm mộ, hàng mộ và phần mộ; sơ đồ vị trí các ô lưu giữ tro cốt tại nhà lưu giữ tro cốt;
Tất cả các phần mộ trong nghĩa trang, các ô lưu giữ tro cốt tại nhà lưu giữ tro cốt đều phải được đánh số;
Có sổ theo dõi hoạt động táng trong nghĩa trang, lưu giữ tro cốt tại nhà lưu giữ tro cốt theo thời gian và lưu trữ các thông tin cơ bản của người được táng, lưu giữ tro cốt và thân nhân.
Khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ nghĩa trang.
-
-
Điều 17. Quy chế quản lý nghĩa trang
Các nghĩa trang phải có quy chế quản lý.
-
Nội dung cơ bản của quy chế quản lý nghĩa trang bao gồm:
-
Các quy định về ranh giới, quy mô nghĩa trang và các khu chức năng trong nghĩa
trang;
-
Các quy định về xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì các công
trình xây dựng, các phần mộ trong nghĩa trang;
Quy định về các loại dịch vụ trong nghĩa trang và giá dịch vụ nghĩa trang, giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân;
-
Các quy định về việc tiếp nhận đăng ký, tổ chức mai táng; lưu giữ tro cốt trong nghĩa trang;
đ) Các quy định về hoạt động lễ nghi, chỉ dẫn khách thăm viếng, tưởng niệm và quản lý các hoạt động trong nghĩa trang;
Các quy định về bảo vệ nghĩa trang và bảo vệ môi trường;
-
-
Các hành vi vi phạm và quy định xử phạt;
Trách nhiệm của đơn vị quản lý và người sử dụng dịch vụ, thăm viếng nghĩa trang.
Thẩm quyền phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang:
-
Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp quản lý nghĩa trang phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang đối với các nghĩa trang được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn;
Tổ chức, cá nhân phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; sau khi ban hành phải gửi Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý nghĩa trang để quản lý, giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
-
Điều 18. Lựa chọn đơn vị quản lý nghĩa trang
Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp quản lý nghĩa trang của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lựa chọn đơn vị quản lý nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nghĩa trang từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trực tiếp quản lý vận hành hoặc thuê quản lý nghĩa trang do mình đầu tư.
-
Điều 19. Trách nhiệm của đơn vị quản lý nghĩa trang
Quản lý nghĩa trang theo quy định của pháp luật và quy chế quản lý nghĩa trang được phê duyệt.
Đảm bảo có đủ nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, bảo hộ lao động cần thiết phục vụ hoạt động táng trong nghĩa trang đáp ứng yêu cầu về môi trường và an toàn lao động; người lao động phải có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm theo quy định.
Lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang, cung cấp các dịch vụ nghĩa trang cho người sử dụng, bảo đảm chất lượng dịch vụ đồng thời cung cấp thông tin cho tổ chức và cá nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Xử lý nước thải trong nghĩa trang đảm bảo quy chuẩn môi trường theo quy định, ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn hoặc tự xử lý chất thải rắn phát sinh từ nghĩa trang tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý chất thải.
Báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng nghĩa trang hàng năm với cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
-
Chương IV
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CƠ SỞ HỎA TÁNG
Điều 20. Quy định chung về quản lý, sử dụng cơ sở hỏa táng
Cơ sở hỏa táng phải được xây dựng theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh, quy hoạch chi tiết xây dựng cơ sở hỏa táng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với cơ sở hỏa táng được xây dựng ngoài nghĩa trang thì khoảng cách an toàn môi trường từ công trình hỏa táng tới khu dân cư, công trình công cộng phải đảm bảo tối thiểu 500 m.
-
Công nghệ hỏa táng:
Cơ sở hỏa táng phải sử dụng công nghệ hỏa táng hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường về lò hỏa táng;
Công nghệ hỏa táng lần đầu được áp dụng tại Việt Nam phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định. Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định công nghệ hỏa táng lần đầu áp dụng ở Việt Nam.
Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động của cơ sở hỏa táng phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo môi trường theo quy định.
-
Cơ sở hỏa táng khi đưa vào sử dụng phải có nội quy quản lý. Nội dung cơ bản của nội quy quản lý bao gồm:
Các quy định liên quan đến việc tiếp nhận đăng ký, tổ chức hỏa táng, các loại dịch vụ và giá dịch vụ hỏa táng;
-
Các quy định về thực hiện việc hỏa táng và hướng dẫn bàn giao tro cốt sau khi hỏa
táng;
-
Các quy định về hoạt động thăm viếng, tưởng niệm nếu cơ sở hỏa táng có dịch vụ
lưu tro cốt;
Các hành vi vi phạm và quy định xử phạt;
đ) Trách nhiệm của đơn vị quản lý và người sử dụng dịch vụ hỏa táng.
Chủ đầu tư xây dựng cơ sở hỏa táng được hưởng ưu đãi về: Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật; đất đai, giải phóng mặt bằng; huy động vốn đầu tư và thuế theo quy định pháp luật hiện hành.
-
Điều 21. Chính sách hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hỏa táng
Người sử dụng dịch vụ hỏa táng được hỗ trợ chi phí hỏa táng, chi phí vận chuyển và các chi phí khác (nếu có).
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương quy định về hỗ trợ chi phí hỏa táng, chi phí vận chuyển và các chi phí khác (nếu có) cho các đối tượng sử dụng dịch vụ hỏa táng.
-
Điều 22. Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành cơ sở hỏa táng
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lựa chọn đơn vị quản lý vận hành đối với các cơ sở hỏa táng được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hỏa táng từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trực tiếp quản lý vận hành hoặc thuê quản lý cơ sở hỏa táng do mình đầu tư.
-
Điều 23. Trách nhiệm đơn vị quản lý vận hành cơ sở hỏa táng
-
Đơn vị quản lý vận hành cơ sở hỏa táng phải có các điều kiện về năng lực như sau:
Có cán bộ quản lý vận hành có trình độ kỹ sư (hoặc tương đương) thuộc một trong các ngành hóa, vật lý, sinh học, công nghệ môi trường, điện;
-
Có công nhân kỹ thuật ngành cơ điện bậc 03 trở lên để trực tiếp vận hành lò hỏa
táng;
Người lao động phải có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm theo quy định;
Các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phải đảm bảo yêu cầu về môi trường và an
toàn lao động.
Xây dựng nội quy quản lý cơ sở hỏa táng và thực hiện dịch vụ hỏa táng theo đúng giá dịch vụ hỏa táng đã được niêm yết công khai tại cơ sở hỏa táng, bảo đảm chất lượng dịch vụ cung cấp.
Xây dựng và thực hiện đúng quy trình quản lý vận hành lò hỏa táng, định kỳ kiểm tra, bảo trì các thiết bị liên quan đến việc hỏa táng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, lò hỏa táng hoạt động tốt, an toàn.
Lập sổ theo dõi và lưu trữ hồ sơ các ca hỏa táng; cung cấp thông tin cho tổ chức và cá nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật. Khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ hỏa táng.
Sau khi tổ chức hỏa táng, người quản lý cơ sở hỏa táng cần ghi rõ ngày giờ tổ chức hỏa táng vào giấy hỏa táng, ký tên, đóng dấu và trả lại cho người sử dụng dịch vụ hỏa táng.
Ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn hoặc tự xử lý chất thải rắn phát sinh từ cơ sở hỏa táng tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý chất thải.
Báo cáo về tình hình hoạt động của cơ sở hỏa táng hàng năm với cơ quan nhà nước quản lý nhà nước theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
-
-
Điều 24. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về khuyến khích sử dụng dịch vụ hỏa
táng
-
Nhà nước khuyến khích người dân sử dụng hình thức hỏa táng văn minh hiện đại,
các vùng dân tộc thiểu số khuyến khích sử dụng hỏa táng tại cơ sở hỏa táng theo quy hoạch nhằm góp phần thay đổi tập quán cũ, tiết kiệm quỹ đất và bảo vệ môi trường.
Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức chính trị, chính trị xã hội có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, vận động người dân sử dụng hình thức hỏa táng, tổ chức tang lễ tiết kiệm, văn minh, hiện đại.
-
-
Chương V
QUẢN LÝ CHI PHÍ VỀ NGHĨA TRANG VÀ CƠ SỞ HỎA TÁNG
táng
Điều 25. Quản lý chi phí về quy hoạch và đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa
-
Chi phí về lập, thẩm định quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh và quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối trong phạm vi ngân sách của địa phương bố trí chi phí lập, thẩm định quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh, quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên địa bàn do mình quản lý;
Quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng do nhà đầu tư lập thì chi phí lập quy hoạch được tính vào chi phí dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng;
Chi phí lập, thẩm định quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh, quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Chi phí đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan.
-
-
Điều 26. Quản lý chi phí dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng
Chi phí dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng là cơ sở để định giá dịch vụ nghĩa trang, giá dịch vụ hỏa táng.
-
Các chi phí dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng bao gồm:
Dịch vụ tổ chức tang lễ;
Dịch vụ hỏa táng, lưu giữ bình tro, cốt sau hỏa táng;
Dịch vụ vận chuyển linh cữu, tro cốt và lưu bình tro, cốt sau hỏa táng (nếu có);
Dịch vụ chôn cất và xây dựng mộ (bao gồm phần dưới và trên mặt đất); đ) Dịch vụ chăm sóc, bảo quản, bảo trì, vệ sinh môi trường;
Các chi phí hợp lệ khác, thuế theo quy định của pháp luật.
Đối với các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, việc quản lý nguồn thu theo quy định của pháp luật.
-
Điều 27. Giá dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng và giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân
-
Nguyên tắc và phương pháp định giá dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng, giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân:
Giá dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng, giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân gắn với chất lượng cung cấp dịch vụ, phù hợp với chế độ, chính sách nhà nước, đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư và người sử dụng dịch vụ. Giá dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng, giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân phải được minh bạch và niêm yết công khai;
Giá dịch vụ nghĩa trang và dịch vụ hỏa táng được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng và mức lợi nhuận hợp lý theo quy định của pháp luật;
Giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân xác định trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tính đúng, tính đủ để thu hồi vốn đầu tư xây dựng, kể cả lãi vay (nếu có) và lợi nhuận hợp lý của toàn bộ dự án đầu tư, không tính các khoản ưu đãi của nhà nước theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ nghĩa trang và giá dịch vụ hỏa táng.
-
-
Điều 28. Trách nhiệm lập, thẩm định và phê duyệt giá dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng và giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân
Đối với các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: Sở Xây dựng tổ chức lập, Sở Tài chính thẩm định giá dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Đối với nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: Chủ đầu tư lập và phê duyệt giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân và giá dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng trình Sở Xây dựng để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận trước khi phê duyệt.
-
Điều 29. Hợp đồng dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng
Dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng được thực hiện thông qua hợp đồng dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ nghĩa trang, hợp đồng dịch vụ hỏa táng là văn bản pháp lý được ký kết giữa đại diện chủ đầu tư nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và người sử dụng dịch vụ.
-
Hợp đồng dịch vụ nghĩa trang bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Các chủ thể ký hợp đồng;
Đối tượng hợp đồng;
Nội dung về chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân và phương thức thanh toán (đối với nghĩa trang được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách);
Nội dung các dịch vụ và yêu cầu về chất lượng dịch vụ; đ) Giá dịch vụ nghĩa trang và phương thức thanh toán;
Các điều kiện về thay đổi hợp đồng;
-
Quyền và nghĩa vụ các bên liên quan;
Bản vẽ sơ đồ, vị trí phần mộ cá nhân theo quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang được phê duyệt (kèm theo hợp đồng).
-
Hợp đồng dịch vụ hỏa táng bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Các chủ thể ký hợp đồng;
Nội dung công việc dịch vụ hỏa táng, vận chuyển linh cữu, tro cốt;
Giá dịch vụ hỏa táng và phương thức thanh toán;
Quyền và nghĩa vụ các bên.
Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm lập hợp đồng dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng theo nội dung cơ bản được hướng dẫn tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan đến hợp đồng dịch vụ.
-
Chương VI
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGHĨA TRANG VÀ CƠ SỞ HỎA TÁNG
Điều 30. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
-
Trách nhiệm của Bộ Xây dựng:
Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trong phạm vi cả nước;
Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi trách nhiệm của mình được Chính phủ giao phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
-
-
Điều 31. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Thống nhất tổ chức quản lý nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn; ban hành các quy định cụ thể về quản lý nghĩa trang, cơ sở hỏa táng với các nội dung cơ bản bao gồm: Quy định về quy hoạch, đầu tư xây dựng, cải tạo, đóng cửa và di chuyển nghĩa trang; quản lý và sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; quản lý chi phí, giá dịch vụ nghĩa trang, hỏa táng; phân công, phân cấp trách nhiệm cho cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân các cấp về quản lý nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên địa bàn.
Tổ chức lập kế hoạch 05 năm, hàng năm đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và lộ trình đóng cửa, di chuyển nghĩa trang và phần mộ riêng lẻ trên địa bàn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bố trí ngân sách hàng năm theo kế hoạch để đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ nhu cầu táng của người dân trên địa bàn.
Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định.
Tổ chức chỉ đạo việc báo cáo, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động của các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng; kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tại địa phương; báo cáo Bộ Xây dựng định kỳ hàng năm về tình hình xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên địa bàn quản lý.
Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên địa bàn.
-
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 5 năm 2016 và thay thế Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang.
Điều 33. Tổ chức thực hiện
Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
-
b) Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng. Cụ thể như sau:
BỘ Y TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 02/2009/TT-BYT
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2009
THÔNG TƯ
Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007; Căn cứ Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng,
quản lý và sử dụng nghĩa trang;
Căn cứ Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng như sau:
-
QUY ĐỊNH CHUNG
-
Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này hướng dẫn về vệ sinh trong việc quàn ướp, khâm liệm, vận chuyển thi hài, hài cốt phục vụ mục đích mai táng, hoả táng; vệ sinh trong mai táng, hoả táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, nhà hoả táng.
-
Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động mai táng, hoả táng trên lãnh thổ Việt Nam.
-
Giải thích từ ngữ:
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Thi hài là xác người chết hoặc phần cơ thể còn lại của người chết;
Hài cốt là xương của người chết sau cải táng;
-
Quàn ướp là thực hiện việc lưu giữ thi hài, hài cốt trước khi mai táng hoặc hoả
táng;
-
Khâm liệm là thực hiện việc bao bọc thi hài bằng vải hoặc các vật liệu khác trong
thời gian quàn ướp trước khi đặt vào quan tài;
đ) Mai táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt dưới mặt đất;
Mai táng một lần là hình thức lưu giữ thi hài vĩnh viễn trong đất;
-
Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ được cải táng;
Cải táng (bốc mộ) là thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang mộ cát táng hoặc để hoả táng;
Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng;
-
Hoả táng là thực hiện việc thiêu đốt thi hài hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao đến khi thành tro;
Nghĩa trang là nơi mai táng tập trung theo các hình thức khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch;
Nhà hoả táng là nơi thiêu đốt thi hài, hài cốt bao gồm lò đốt và các khu phụ trợ
-
khác.
-
Nguyên tắc chung về vệ sinh trong hoạt động mai táng, hoả táng:
Bảo đảm không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
Bảo đảm không làm ô nhiễm môi trường;
-
Tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng, phong tục tập quán nhưng phải phù hợp với
các quy định vệ sinh;
Tuân thủ các quy định liên quan khác của pháp luật.
-
-
VỆ SINH TRONG QUÀN ƯỚP THI HÀI
-
Thời gian quàn ướp thi hài:
-
Đối với người chết do nguyên nhân thông thường.
Trong điều kiện thường không có bảo quản lạnh: Thời gian quàn ướp thi hài không quá 48 giờ, kể từ khi chết;
Trong điều kiện bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 4 độ C hoặc thấp hơn: Thời gian quàn ướp thi hài không quá 7 ngày, kể từ khi chết;
Đối với người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế): Thời gian quàn ướp thi hài không quá 24 giờ, kể từ khi chết;
Đối với thi hài khi được phát hiện đã bị thối rữa: Thời gian quàn ướp tối đa không quá 12 giờ, kể từ khi tìm thấy thi hài. Trường hợp phải quàn ướp thi hài lâu hơn để nhận dạng hoặc xác định nguyên nhân chết thì người đề nghị gia hạn thời gian quàn ướp phải liên hệ với cơ quan y tế địa phương nơi gần nhất để được hướng dẫn các biện pháp quàn ướp, cách ly tránh gây ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh;
Đối với trường hợp có nhiều người chết do thiên tai, thảm họa: Thời gian quàn ướp các thi hài sẽ do người đứng đầu tổ chức có trách nhiệm khắc phục thiên tai thảm họa đó quyết định nhưng không quá 48 giờ, tính từ khi chết hoặc 12 giờ tính từ khi tìm thấy thi hài. Trường hợp phải quàn ướp lâu hơn để nhận dạng thì thực hiện theo quy định tại điểm c Khoản này.
-
Nơi quàn ướp thi hài:
-
-
Tại các hộ gia đình: Thi hài phải được quàn ướp tại nơi thông thoáng ở trong nhà, được phủ kín bằng chăn hoặc vải và phải có người trông coi thường xuyên để bảo vệ thi hài tránh côn trùng, súc vật xâm nhập;
Tại nhà tang lễ hoặc nhà xác của bệnh viện: Thi hài phải được quàn ướp tại phòng quàn ướp. Không được quàn ướp tại phòng tổ chức tang lễ ngoại trừ thời gian tiến hành tổ chức tang lễ.
Trường hợp người chết mà không được đưa vào trong nhà ở, nhà tang lễhoặc nhà xác bệnh viện thì phải tiến hành quàn ướp tại nơi bảo đảm thông thoáng; không bị mưa, nắng, côn trùng, súc vật xâm nhập để tránh gây ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh.
-
VỆ SINH TRONG KHÂM LIỆM THI HÀI
-
Đối với người chết do nguyên nhân thông thường:
Thời gian khâm liệm thi hài: Không quá 12 giờ đối với trường hợp thi hài không được bảo quản lạnh và không quá 7 ngày đối với trường hợp thi hài được bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 4 độ C hoặc thấp hơn, kể từ khi chết;
Quan tài phải được trát kín bằng các vật liệu như: keo, sơn ta, đất sét để bảo đảm không rò rỉ;
Khi khâm liệm, tuỳ theo phong tục tập quán có thể dùng bông để nút kín các hốc tự nhiên của thi hài và cho vào quan tài một số vật liệu có khả năng thấm nước, hút mùi như: chè khô, bông thấm nước, bỏng ngô, gạo rang, giấy bản.
Đối với người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc khi được phát hiện đã bị thối rữa:
-
-
Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Mục III của Thông tư này, việc khâm liệm thi hài phải tuân thủ các quy định sau đây:
Phải khâm liệm trong vòng 6 giờ, kể từ khi chết hoặc khi phát hiện thi hài;
Thi hài phải được xử lý trước khi khâm liệm bằng các hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành. Nếu dùng hoá chất là Cloramin B thì xử lý như sau: Dùng bông tẩm dung dịch Cloramin B nồng độ 5% để nút kín các hốc tự nhiên của thi hài sau đó phun dung dịch Cloramin B nồng độ 5% lên toàn bộ thi hài hoặc dùng vải liệm được tẩm dung dịch Cloramin B nồng độ 5% để quấn kín toàn bộ thi hài;
-
Thi hài phải được bọc kín bằng vật liệu không thấm nước trước khi cho vào quan
tài;
Phải được xử lý phần nền nhà, khu đất, tường xung quanh nơi đặt thi hài và các vật
dụng có tiếp xúc với thi hài, bằng các hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành ngay sau khi khâm liệm. Nếu dùng hoá chất là Cloramin B thì xử lý như sau: Lau hoặc phun phủ kín lên toàn bộ bề mặt của nền nhà, khu đất, tường xung quanh nơi đặt thi hài hoặc các vật dụng có tiếp xúc với thi hài bằng dung dịch Cloramin B nồng độ 5% và duy trì thời gian tiếp xúc của hoá chất với nền nhà, tường xung quanh hoặc các vật dụng tối thiểu là 30 phút.
-
VỆ SINH TRONG VẬN CHUYỂN THI HÀI, HÀI CỐT
-
Vệ sinh trong vận chuyển thi hài:
-
Trường hợp người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A phải thực hiện việc mai táng, hoả táng tại nghĩa trang hay nhà hỏa táng gần nhất. Trước khi vận chuyển thi hài đi mai táng hoặc hoả táng, thi hài phải được khâm liệm theo quy định tại Khoản 2 Mục III của Thông tư này;
Trường hợp người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã bị thối rữa, trước khi vận chuyển, thi hài phải được khâm liệm theo quy định tại Khoản 2 Mục III của Thông tư này.
-
Thi hài khi vận chuyển phải được bao bọc kín bằng các vật liệu không thấm nước và được vận chuyển bằng phương tiện riêng. Nếu vận chuyển bằng phương tiện vậi tải giao
thông đường không, đường thủy, đường biển hoặc đường sắt thì thi hài phải được đặt ở buồng riêng và kín;
Khi vận chuyển thi hài qua biên giới, thi hài phải được đặt trong quan tài 3 lớp: Lớp trong làm bằng kẽm hoặc bằng vật liệu khác có khả năng chịu lực, không rò rỉ, có lót chất hút ẩm và được hàn kín; lớp giữa làm bằng gỗ; lớp ngoài làm bằng ván ép;
Trường hợp người chết với số lượng lớn trong thiên tai, thảm họa, việc sử dụng phương tiện vận chuyển thi hài sẽ do người đứng đầu tổ chức có trách nhiệm khắc phục thiên tai, thảm họa đó quyết định song phải thực hiện theo các hướng dẫn của cơ quan y tế để ngăn ngừa sự lây lan các bệnh truyền nhiễm.
-
Vận chuyển hài cốt:
-
-
Khi vận chuyển hài cốt phải đựng hài cốt trong các vật dụng kín, không thấm nước.
Khi vận chuyển hài cốt qua biên giới phải bọc kín hài cốt trong 2 lớp, lớp trong là vật liệu không thấm nước, lớp ngoài là quách bằng gỗ hoặc bằng sành, sứ.
-
VỆ SINH TRONG MAI TÁNG, HOẢ TÁNG
Thi hài, hài cốt khi mai táng phải được mai táng trong các nghĩa trang theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Mục này.
-
Trường hợp mai táng người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã bị thối rữa phải xử lý như sau:
Trước khi đặt quan tài xuống huyệt, phải phun dung dịch hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành như dung dịch Cloramin B nồng độ 5% hoặc rắc một lớp vôi bột xung quanh thành huyệt và đáy huyệt.
Trước khi lấp đất, phải phun dung dịch hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành như dung dịch Cloramin B nồng độ 5% hoặc rắc một lớp vôi bột ở xung quanh và trên mặt quan tài.
Trường hợp mai táng người chết trong khi ngập lụt phải chọn nghĩa trang hoặc nơi gò đất cao không có nguy cơ ngập nước để mai táng.
-
Trường hợp có người chết với số lượng lớn mà không có điều kiện mai táng theo mộ riêng biệt, có thể tiến hành mai táng theo các mộ tập thể nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Chỉ được tiến hành mai táng các thi hài trong mộ tập thể tại các nghĩa trang hoặc những vị trí đáp ứng được các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng nghĩa trang do Bộ Xây dựng ban hành;
Khoảng cách giữa 2 thi hài liền nhau trong mộ tập thể tối thiểu là 50 cm;
Nếu sắp xếp các thi hài theo nhiều tầng thì khoảng cách giữa các tầng là 50 cm và phải bố trí các thi hài xen kẽ giữa tầng trên và tầng dưới. Tầng thi hài trên cùng cách mặt đất tối thiểu là 100 cm, đáy huyệt mộ cách mực nước ngầm tối thiểu là 120 cm hoặc 150 cm đối với vùng đất cát;
Phải có hệ thống thông khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ thoát ra từ mộ tập
-
thể.
-
Thi hài, hài cốt khi hoả táng phải được hoả táng tại các nhà hoả táng đáp ứng đủ
các điều kiện quy định tại Mục X của Thông tư này.
-
VỆ SINH ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA HOẠT ĐỘNG MAI TÁNG, HỎA
TÁNG
-
Người trực tiếp tham gia khâm liệm, quàn ướp, mai táng, hỏa táng người chết do
mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã bị thối rữa phải:
Sử dụng các trang bị bảo hộ cá nhân như mũ, kính mắt, khẩu trang, quần áo, ủng, găng tay trong suốt quá trình thực hiện công việc;
Khử khuẩn tay bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc bằng các hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành và thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân khác sau khi công việc kết thúc.
Người làm nghề mai táng, hỏa táng, cải táng chuyên nghiệp phải được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.
Người trực tiếp cải táng phải sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình thực hiện công việc.
Người trực tiếp tham gia khâm liệm, quàn ướp, mai táng, hỏa táng người chết do các nguyên nhân thông thường: Khuyến khích sử dụng các trang bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình thực hiện côngviệc. Sau khi công việc kết thúc phải rửa tay bằng xà phòng hoặc khử khuẩn tay bằng Cloramin B nồng độ 2% hoặc bằng các hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành.
-
-
VỆ SINH DỤNG CỤ, PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG MAI TÁNG, HỎA TÁNG
Trường hợp mai táng, hoả táng người chết do các nguyên nhân thông thường, các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động mai táng phải được vệ sinhsạch sẽ sau khi công việc đã hoàn thành.
Trường hợp mai táng, hoả táng người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã bị thối rữa, các dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động mai táng, hoả táng phải được xử lý bằng các loại hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành hoặc tiêu huỷ sau khi công việc đã hoàn thành. Nếu dùng Cloramin B để xử lý thì tiến hành như sau: Lau, rửa toàn bộ bề mặt của các dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị cần xử lý bằng dung dịch Cloramin B nồng độ 5% và duy trì thời gian tiếp xúc của hoá chất với các dụng cụ, trang thiết bị tối thiểu là 30 phút.
-
VỆ SINH NHÀ TANG LỄ
Nhà tang lễ phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh như sau:
Phải tách biệt với khu dân cư xung quanh và có tường ngăn bao quanh. Trường hợp nhà tang lễ đồng thời là nhà xác của bệnh viện thì vị trí của nhà tang lễ phải được bố trí tách biệt với các khoa, phòng khác của bệnh viện.
Phải có các phòng riêng biệt để thực hiện việc tổ chức tang lễ và quàn ướp thi hài.
Phòng quàn ướp thi hài phải bảo đảm không để các côn trùng, súc vật xâm nhập.
Nền nhà và đường đi phải được láng xi măng hoặc lát gạch men hoặc bằng các vật liệu khác bảo đảm không thấm nước và dễ làm sạch.
Phải có hệ thống chiếu sáng, cấp nước, thoát nước và thông gió đảm bảo vệ sinh.
Phải có khu vực vệ sinh.
Phải được làm vệ sinh sạch sẽ ngay sau mỗi lần tổ chức tang lễ. Trường hợp tổ chức tang lễ cho người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã bị thối rữa thì sau khi tang lễ kết thúc, nền nhà, tường xung quanh nơi đặt thi hài và các vật dụng có tiếp xúc với thi hài phải được xử lý bằng các hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành. Nếu dùng hoá chất là Cloramin B để xử lý thì tiến hành như sau: Lau hoặc phun phủ kín lên toàn bộ bề mặt của nền nhà, tường xung quanh nơi đặt thi hài và cácvật dụng có tiếp xúc với thi hài bằng dung dịch Cloramin B nồng độ 5% và duy trì thời gian tiếp xúc của hoá chất với nền nhà, tường xung quanh và các vật dụng tối thiểu là 30 phút.
Phải có hồ sơ sổ sách ghi chép các thông tin: Họ tên, địa chỉ, nguyên nhân chết, thời gian vận chuyển đến, thời gian vận chuyển đi, ký hiệu (mã số) của thi hài; họ tên, địa chỉ của thân nhân thi hài; xác nhận của bên giao và bên nhận thi hài. Hồ sơ sổ sách phải được
đơn vị quản lý nhà tang lễ ghi chép cập nhật thường xuyên và lưu trữ theo các quy định của pháp luật về lưu trữ quốc gia.
-
VỆ SINH NGHĨA TRANG
-
Lựa chọn địa điểm và quy hoạch xây dựng nghĩa trang:
Việc lựa chọn vị trí và quy hoạch xây dựng nghĩa trang phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng nghĩa trang do Bộ Xây dựng ban hành.
-
Cấp, thoát nước và xử lý chất thải:
Nước sử dụng cho các hoạt động vệ sinh cá nhân, vệ sinh dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động mai táng tại nghĩa trang phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh;
Nước thải từ nghĩa trang thải ra phải được thu gom riêng xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 7382:2004;
Rác thải phát sinh trong hoạt động mai táng cần được tập trung tại khu riêng và được xử lý bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;
Các chất thải có liên quan trực tiếp đến người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã bị thối rữa phải được xử lý theo quy định về xử lý chất thải y tế lây nhiễm quy định tại Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
-
Thời gian cải táng:
Tuỳ theo điều kiện chất đất, phong tục tập quán và tín ngưỡng của từng vùng mà thời gian cải táng có thể khác nhau nhưng thời gian từ khi chôn đến khi cải táng không dưới 36 tháng.
-
Di chuyển thi hài, hài cốt trong trường hợp giải tỏa nghĩa trang mà chưa đủ thời gian cải táng theo quy định:
-
Khi đào hết lớp đất trên nắp quan tài, tiến hành phun dung dịch hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành như dung dịch Cloramin B nồng độ 5% lên mặt trên quan tài, sau 30 phút mới được mở nắp quan tài.
Trường hợp thi hài chưa phân huỷ hết, phải chuyển thi hài sang quan tài khác. Việc xử lý thi hài và môi trường xung quanh được tiến hành như việc khâm liệm đối với người chết đã có hiện tượng thối rữa quy định tại Khoản 2 Mục III của Thông tư này.
Trường hợp thi hài đã phân huỷ hết thì tiến hành cải táng như các trường hợp thông thường để di chuyển hài cốt đi nơi khác.
Ngay sau khi di chuyển thi hài hoặc hài cốt đi nơi khác phải phun dung dịch hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong
-
lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành như dung dịch Cloramin B nồng độ 5% hoặc rắc một lớp vôi bột xuống huyệt mộ.
-
Sử dụng đất sau cải táng:
Phần đất nơi huyệt mộ sau cải táng phải để tối thiểu là 12 tháng mới được sử dụng vào mục đích mai táng.
-
Sử dụng đất sau khi di dời nghĩa trang:
-
Mặt bằng nghĩa trang (kể cả khu vực vành đai bảo vệ của nghĩa trang) sau khi đã di dời hết các mộ, trong thời gian tối thiểu 10 năm không được sử dụng vào các mục đích sau:
Khai thác nước ngầm phục vụ mục đích sinh hoạt, ăn uống và chế biến thực phẩm;
Xây dựng các công trình công cộng như: Khu du lịch, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ, trường học, nhà điều dưỡng;
Trường hợp cần thiết phải sử dụng trước 10 năm thì phải tiến hành đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và có phương án xử lý vệ sinh môi trường phù hợp với mức độ ô nhiễm.
-
Ghi chép, lưu trữ sổ sách:
-
Nghĩa trang phải có hồ sơ sổ sách ghi chép các thông tin: họ tên, địa chỉ, nguyên nhân chết, thời gian mai táng; họ tên thân nhân của thi hài. Phải có sơ đồ mô tả các khu vực của nghĩa trang. Hồ sơ sổ sách phải được đơn vị quản lý nghĩa trang ghi chép cập nhật thường xuyên và lưu trữ theo các quy định của pháp luật về lưu trữ quốc gia.
-
VỆ SINH NHÀ HỎA TÁNG
-
Lựa chọn vị trí và quy hoạch xây dựng nhà hoả táng:
Việc lựa chọn vị trí và quy hoạch xây dựng nhà hỏa táng phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng nghĩa trang do Bộ Xây dựng ban hành.
-
Công nghệ hoả táng:
Công nghệ sử dụng để hoả táng phải bảo đảm xử lý các chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn) đạt Tiêu chuẩn TCVN 5937:2005, TCVN 5938:2005 về chất lượng không khí xung quanh và Tiêu chuẩn TCVN 6560:1999 về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế trước khi thải vào môi trường tiếp nhận.
-
Yêu cầu về vệ sinh chung:
Nhà hoả táng và các khu vực xung quanh, các dụng cụ, trang thiết bị có liên quan đến vận chuyển thi hài, hài cốt cần được vệ sinh sạch sẽ sau các ca làm việc;
Trường hợp người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã bị thối rữa chuyển đến để hoả táng thì ngay sau khi đưa thi hài vào lò hoả táng, phải tiến hành khử trùng các phòng tiếp nhận, lưu
giữ thi hài tạm thời, các dụng cụ trang thiết bị có liên quan đến vận chuyển thi hài bằng các hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành như dung dịch Cloramin B nồng độ 5%.
-
Thời gian lưu xác tại nhà hoả táng:
-
Trường hợp người chết do nguyên nhân thông thường.
Không quá 6 giờ đối với nhà hoả táng không có phòng lạnh bảo quản thi hài.
Không quá 24 giờ đối với nhà hoả táng có phòng lạnh bảo quản thi hài.
Trường hợp người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã bị thối rữa phải tiến hành hoả táng trong vòng 3 giờ kể từ khi thi hài được chuyển đến nhà hỏa táng.
-
-
Ghi chép, lưu trữ sổ sách:
Nhà hoả táng phải có hồ sơ sổ sách ghi chép các thông tin: họ tên, địa chỉ, nguyên nhân chết, thời gian tiếp nhận thi hài; họ tên thân nhân của thi hài; xác nhận của bên giao và bên nhận thi hài; thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc hoả táng. Hồ sơ sổ sách phải được đơn vị quản lý nhà hoả táng ghi chép cập nhật thường xuyên và lưu trữ theo các quy định của pháp luật về lưu trữ quốc gia.
-
-
VỆ SINH TRONG TỔ CHỨC TANG LỄ
Trong thời gian tổ chức tang lễ, gia đình hoặc đơn vị tổ chức phải:
Bảo đảm an toàn về vệ sinh thực phẩm. Hạn chế tổ chức ăn uống để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm và lây lan dịch bệnh.
Bảo đảm các quy định về giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư theo tiêu chuẩn TCVN 5949-1998.
Bảo đảm các quy định về sử dụng nhạc tang trong tổ chức tang lễ theo Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11/7/1998 của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
-
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
-
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) có trách nhiệm chỉ đạo các Sở, Ban, ngành của địa phương thực hiện:
Lập, thực hiện kế hoạch điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng về vệ sinh trong hoạt động mai táng, hoả táng, vệ sinh nghĩa trang, nhà hoả táng trên địa bàn. Lập, thực hiện kế hoạch xử lý những nghĩa trang, nhà hoả táng, nhà tang lễ không bảo đảm vệ sinh theo quy định;
-
Quy hoạch và thực hiện các quy hoạch về xây dựng nghĩa trang, nhà hoả táng trên địa bàn bảo đảm 100% các nghĩa trang, nhà hoả táng khi xây dựng mới phải tuân thủ các quy
định về quy hoạch, thiết kế, xây dựng nghĩa trang, nhà hoả táng theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành;
Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động cộng đồng thực hiện đảm bảo vệ sinh trong hoạt động mai táng, hoả táng trên địa bàn;
Kiểm tra, thanh tra việc bảo đảm vệ sinh trong hoạt động mai táng, hoả táng trên địa bàn.
Các Bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan khác căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình để phối hợp với Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn thực hiện vệ sinh trong hoạt động mai táng, hoả táng theo quy định tại Thông tư này.
-
Các đơn vị trong ngành Y tế:
-
Cục Y tế dự phòng và Môi trường - Bộ Y tế chịu trách nhiệm:
Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong hoạt động mai táng, hoả táng trên phạm vi toàn quốc.
Tổ chức xây dựng, sửa đổi, bổ sung và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn có liên quan đến vệ sinh trong hoạt động mai táng, hoả táng.
-
Các viện: Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm:
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật bảo đảm vệ sinh trong hoạt động mai táng đặc biệt là mai táng, hoả táng người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) để bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng;
Hướng dẫn các đơn vị y tế địa phương trên địa bàn phụ trách về chuyên môn kỹ thuật trong hoạt động mai táng, hoả táng;
Tham gia các hoạt động đảm bảo vệ sinh mai táng, hoả táng khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên địa bàn phụ trách hoặc khi có yêu cầu.
Sở Y tế tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong việc hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong hoạt động mai táng, hoả táng trên địa bàn tỉnh, thành phố.
-
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) hoặc Trung tâm y tế huyện có trách nhiệm:
Hướng dẫn cho các đơn vị y tế và cộng đồng trên địa bàn phụ trách về chuyên môn kỹ thuật trong việc đảm bảo vệ sinh mai táng, hoả táng, vệ sinh nghĩa trang, nhà hoả táng.
Phối hợp với các cơ quan liên quan để tham gia xây dựng quy hoạch các nghĩa trang, nhà hoả táng trên địa bàn phụ trách.
Xử lý thi hài và môi trường đối với những trường hợp chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc những trường hợp chết với số lượng lớn do thiên tai, thảm họa.
-
Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh tại các nhà tang lễ, nhà xác bệnh viện, nghĩa trang, nhà hoả táng trên địa bàn phụ trách.
đ) Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện vệ sinh đối với các trường hợp vận chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới.
Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:
-
-
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc đảm bảo vệ sinh trong hoạt động mai táng, hoả táng trên địa bàn phụ trách;
Phối hợp với các đơn vị y tế liên quan để xử lý thi hài, môi trường những trường hợp chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã thối rữa tại cộng đồng.
g) Các cơ sở khám chữa bệnh khi có người bệnh được chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) tử vong tại cơ sở phải tiến hành xử lý thi hài và môi trường theo quy định tại Thông tư này trước khi vận chuyển thi hài ra khỏi cơ sở.
Các hộ gia đình khi có người thân bị chết phải thực hiện các quy định về vệ sinh trong hoạt động mai táng, hoả táng theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp người chết được xác định hoặc nghi ngờ do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) phải báo ngay cho cơ quan y tế xã, phường để tiến hành xử lý về vệ sinh theo quy định tại Thông tư này.
-
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
-
-
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường) để xem xét, giải quyết./.
c) Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDLngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Cụ thể như sau:
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 04/2011/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2011
THÔNG TƯ
Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng;
Căn cứ Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa;
Căn cứ Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Căn cứ Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được tổ chức trong phạm vi cả nước.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào việc cưới, việc tang và lễ hội tại Việt Nam.
-
Điều 2. Những nguyên tắc trong tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội
Tổ chức, cá nhân khi tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan.
Không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để hoạt động nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết trong cộng đồng, dòng họ và gia đình.
Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự, an toàn công cộng.
Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.
Không được sử dụng thời gian làm việc và phương tiện của cơ quan đi đám cưới, lễ hội (trừ cơ quan làm nhiệm vụ); không sử dụng công quỹ của cơ quan làm quà mừng, quà tặng trong đám cưới và viếng đám tang.
-
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1
NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI
Điều 3. Tổ chức việc cưới
Việc cưới phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 4. Đăng ký kết hôn
Đôi nam nữ để trở thành vợ chồng phải đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai người theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức việc đăng ký kết hôn theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
-
Điều 5. Trao giấy chứng nhận kết hôn
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho đôi nam nữ đã hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, thể hiện sự thừa nhận kết hôn hợp pháp của Nhà nước và pháp luật.
Điều 6. Tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới
-
Việc tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới phải thực hiện các quy định sau:
Đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình;
Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập quán; không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật;
Địa điểm cưới do hai gia đình lựa chọn; thời gian tổ chức tiệc cưới không làm ảnh hưởng đến thời gian lao động của Nhà nước; chỉ mời khách dự tiệc cưới trong phạm vi gia đình, họ tộc thân thích, bạn bè và đồng nghiệp thân thiết;
-
Tổ chức tiệc cưới phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, lãng phí;
đ) Trang trí lễ cưới cần giản dị, không rườm rà, phô trương; trang phục cô dâu, chú rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc;
Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ); không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm.
Khuyến khích thực hiện các hoạt động sau trong tổ chức việc cưới:
-
-
Dùng hình thức báo hỷ thay cho giấy mời dự lễ cưới, tiệc cưới;
Hạn chế tổ chức tiệc cưới linh đình, chỉ tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt trong lễ cưới;
Không sử dụng thuốc lá trong đám cưới;
-
Cơ quan, tổ chức, đoàn thể đứng ra tổ chức lễ cưới;
đ) Cô dâu, chú rể và gia đình đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử - văn hoá; trồng cây lưu niệm tại địa phương trong ngày cưới;
Cô dâu, chú rể và gia đình mặc trang phục truyền thống hoặc trang phục của dân tộc mình trong ngày cưới.
-
Mục 2
NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC TANG
Điều 7. Tổ chức việc tang
Việc tang phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 8. Khai tử
Khi có người qua đời, gia đình hoặc thân nhân phải làm thủ tục khai tử trước khi tổ chức lễ tang theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức lễ tang
Lễ tang do gia đình người qua đời quyết định tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công cộng.
Trong trường hợp lễ tang do Ban lễ tang tổ chức, Ban lễ tang có trách nhiệm phối hợp với gia đình người qua đời thống nhất quyết định những vấn đề liên quan đến việc tổ chức tang lễ.
Nếu người qua đời không có gia đình hoặc thân nhân đứng ra tổ chức lễ tang thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể quần chúng chịu trách nhiệm tổ chức khâm liệm và mai táng chu đáo theo phong tục truyền thống.
-
Điều 10. Tổ chức lễ tang
-
Lễ tang được tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công cộng phải thực hiện các quy định sau:
Lễ tang phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình người qua đời;
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ tang chu đáo; vận động gia đình có người từ trần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, các hành vi mê tín dị đoan trong lễ tang;
Việc quàn ướp thi hài thực hiện theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
-
Việc mặc tang phục và treo cờ tang trong lễ tang thực hiện theo truyền thống của địa phương, dân tộc và tôn giáo; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang;
đ) Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ).
Trường hợp người qua đời theo một tôn giáo hoặc là đồng bào dân tộc thiểu số, trong lễ tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc của dân tộc thiểu số đó; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang;
Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang;
-
Người qua đời phải được chôn cất trong nghĩa trang; trường hợp chưa xây dựng được nghĩa trang, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân tổ chức chôn cất phù hợp với quy hoạch quỹ đất của địa phương;
Việc tổ chức ăn uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;
Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; nghiêm cấm lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật.
Lễ tang của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân), khi tổ chức, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các quy định tại Nghị định số 62/2001/NĐ- CP ngày 12 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần.
Khuyến khích các hoạt động sau trong tổ chức việc tang:
-
-
Các nghi thức cúng ba ngày, bảy ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu, giỗ hết, cải táng chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ;
Thực hiện hình thức hoả táng, điện táng, hung táng một lần vào khu vực nghĩa trang đã được quy hoạch;
Việc chôn cất người qua đời thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang;
Xoá bỏ các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và những nghi thức rườm rà khác;
-
đ) Không rắc vàng mã trên đường đưa tang.
Điều 11. Việc xây cất mộ
Việc xây cất mộ phải thực hiện các quy định của Bộ Xây dựng.
Khuyến khích các địa phương xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch, đảm bảo khoa học, tiện lợi cho việc chôn cất, phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang.
Khuyến khích việc xây dựng nghĩa trang thành công trình văn hoá tưởng niệm tại địa phương.
-
Mục 3
NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG LỄ HỘI
sau:
Điều 12. Tổ chức lễ hội
-
Tổ chức, cá nhân, khi tổ chức hoặc tham gia lễ hội, phải thực hiện các quy định
-
Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng, phù hợp với truyền thống văn
hoá dân tộc;
Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội;
Thực hiện đúng nội quy, quy định của Ban tổ chức lễ hội;
-
Trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục;
đ) Không nói tục, xúc phạm tâm linh và ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
Bảo đảm trật tự, an ninh khi dự lễ hội; không đốt pháo, đốt và thả đèn trời;
-
-
Ứng xử có văn hoá trong hoạt động lễ hội;
Bỏ rác vào nơi quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường;
Không bán vé vào dự lễ hội;
-
Nếu tổ chức các trò chơi, trò diễn, biểu diễn nghệ thuật, hội chợ, trưng bày triển lãm trong khu vực lễ hội thì được bán vé cho các hoạt động đó; giá vé thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính;
Nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan như xem số, xem bói, gọi hồn, cầu cơ, sấm truyền, yểm bùa, trừ tà, phù phép chữa bệnh;
Không đốt đồ mã trong khu vực lễ hội.
Khuyến khích các hoạt động sau trong tổ chức lễ hội:
-
-
Tổ chức giới thiệu ý nghĩa lịch sử của lễ hội, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam;
Tưởng nhớ công đức của ông cha, ghi nhận công lao của các bậc tiền bối trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc;
Tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi mới và các hoạt động văn hoá, thể thao có nội dung bổ ích, lành mạnh, phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội;
Thắp hương theo quy định của Ban tổ chức lễ hội.
-
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang có trách nhiệm phổ biến và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Chỉ thịsố 14/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Kết luận số 51-KL/TW ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và Thông tư này tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ và nhân dân.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí tổ chức tuyên truyền để tạo thành dư luận xã hội hỗ trợ tích cực việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định tại Thông tư này.
-
Các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đặc biệt chú trọng hướng dẫn xây dựng các quy ước về việc cưới, việc tang và lễ hội phù hợp với phong tục, tập quán từng vùng, từng dân tộc; tập trung chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm từ những cơ sở tốt nhân ra diện rộng; gắn việc thực hiện quy ước về việc cưới, việc tang và lễ hội với xây dựng gia đình
văn hoá, làng văn hoá, cơ quan, xí nghiệp, trường học văn hoá trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn thanh tra chuyên ngành các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Cục Văn hoá cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm theo dõi và thường xuyên báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về kết quả thực hiện Thông tư này; định kỳ giúp Bộ tổ chức tổng kết việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc để rút kinh nghiệm, đề ra những biện pháp phù hợp cho công tác chỉ đạo trong những năm tiếp theo.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân) phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện nếp sống văn minh quy định tại Thông tư này.
-
Điều 14. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2011 và thay thế Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
-
4. Đối với chỉ tiêu 17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, áp dựng theo Hướng dẫn sau:
HƯỚNG DẪN
Thực hiện tiêu chí số 17.8 về an toàn thực phẩm
-
Đối tượng áp dụng
Hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm:
Hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, khai thác nông lâm thủy sản; nuôi trồng thủy sản; tàu cá; sản xuất, khai thác muối);
Hộ gia đình, cơ sở thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm;
Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thực phẩm.
-
Phạm vi áp dụng
Hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại địa bàn xã nông thôn mới (trừ hộ gia đình, cơ sở sản xuất chỉ để tiêu dùng, không bán sản phẩm ra thị trường).
-
Hướng dẫn thực hiện
TT
Đối tượng
Yêu cầu đạt
Căn cứ pháp lý
I
Hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu
1
Hộ gia đình, cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản ban đầu nhỏ lẻ.
Giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn với cơ quan quản lý được UBND cấp tỉnh phân công, phân cấp.
Thông tư 51/2014/TT-
BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2
Hộ gia đình, cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản ban đầu (không thuộc đối tượng nhỏ lẻ).
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực.
Thông tư 45/2014/TT-
BNNPTNT ngày 3/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3
Hộ gia đình, cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ.
Cơ sở phải tự xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát nội bộ về điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở ít nhấ1t lần/năm
và được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Thông tư số 26/2012/TT-
BYTngày 30/11/2012 của Bộ Y tế
II
Hộ gia đình, cơ sở thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biếnthực phẩm (*)
1
Hộ gia đình, cơ sở thu
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn
Thông tư
gom, giết mổ, sơ chế,
thực phẩm và còn hiệu lực
45/2014/TT-
chế biếnthực phẩm
BNNPTNT ngày
Có kết quả kiểm tra theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT đạt loại A hoặc B và còn hiệu lực
(đối với cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật).
thuộc phạm vi quản lý
3/12/2014 của Bộ
của Bộ Nông nghiệp và
Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Phát triển nông
thôn.
2
Hộ gia đình, cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực.
Thông tư 26/2012/TT-BYT
ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế
3
Hộ gia đình, cơ sở chế biến thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực.
Thông tư 58/2014/TT-BCT
22/12/2014 của Bộ Công thương; Thông tư 57/2015/TT-BCT
ngày 31/12/2015 của Bộ Công thương;
Nghị định số 77/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 của Chính phủ.
Giấy cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan thẩm quyền tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quy định và phân cấp quản lý (đối với cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật).
III
Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thực phẩm (*)
1
Chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực.
Thông tư 45/2014/TT-
BNNPTNT ngày 3/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2
Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực.
Thông tư 45/2014/TT-
BNNPTNT ngày 3/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Có kết quả kiểm tra theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT đạt loại A hoặc B và còn hiệu lực
(đối với cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật).
3
Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế (trừ các cơ sở nêu tại mục III.4, III.5).
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực.
Thông tư 26/2012/TT-BYT
ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế.
4
Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt; bán hàng rong; kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt (thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế).
Cơ sở phải tự xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát nội bộ về điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở ít nhấ1t lần/năm
và được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Thông tư 26/2012/TT-BYT
ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế.
5
Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực
Thông tư 30/2012/TT-BYT
ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế.
6
Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực
Thông tư 58/2014/TT-BCT
22/12/2014 của Bộ Công thương.
Giấy cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan thẩm quyền tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quy định và phân cấp quản lý (đối với cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật)
(*) Sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của từng Bộ được quy định tại Phụ lục 1, 2, 3 kèm theo Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
-
Quy định về tiêu chí xã đạt nông thôn mới (tiêu chí 17.8):
100% các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại địa bàn xã phải tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Phương pháp đánh giá:
-
-
Cung cấp tài liệu chứng minh xã đạt tiêu chí 17.8, bao gồm:
-
Danh sách thống kê các hộ gia đình vàcơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn (tên hộ gia đình và cơ sở, địa chỉ hộ gia đình và cơ sở theo từng loại hình sản xuất, kinh doanh).
Thời điểm cập nhật danh sách yêu cầu không quá 06 tháng tính đến thời điểm tổ chức đánh giá.
Thông tin việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của các hộ gia đình vàcơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tương ứng với từng loại hình cơ sở, cụ thể:
-
-
-
Số, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (với đối tượng phải cấp);
-Ngày làm Bản ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm của hộ gia đình và cơ sở;
Ngày kiểm tra, cơ quan kiểm tra, kết quả thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm điều kiện bảo đảm ATTP của cơ quan chức năng./.
-
-
XVIII. ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 18 VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
1. Đối với chỉ tiêu “18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn”:
a) Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:
CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 114/2003/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2003
NGHỊ ĐỊNH
Về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định về chức danh, tiêu chuẩn, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm, chế độ chính sách và quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã).
Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Nghị định này là cán bộ, công chức quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, làm việc tại Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của cấp xã, bao gồm:
-
Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã), gồm có các chức vụ sau đây:
Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy, Thường trực đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng ủy cấp xã);
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã), gồm có các chức danh sau đây:
-
-
Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);
Chỉ huy trưởng quân sự;
Văn phòng - Thống kê;
Địa chính - Xây dựng; đ) Tài chính - Kế toán;
Tư pháp - Hộ tịch;
-
g) Văn hoá - Xã hội.
Điều 3. Yêu cầu đối với cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức cấp xã
Công tác cán bộ, công chức cấp xã đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy đảng, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Điều 5. Trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Nghị định này; các quy định cụ thể về chế độ, chính sách, tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã; các quy định của Pháp lệnh Chống tham nhũng, Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã.
Chương II
TIÊU CHUẨN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 6. Tiêu chuẩn chung
Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
-
Điều 7. Tiêu chuẩn cụ thể
Cán bộ, công chức cấp xã phải bảo đảm tiêu chuẩn cụ thể do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định:
Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ chuyên trách cấp xã làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương quy định.
Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ chuyên trách cấp xã làm việc trong Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và tiêu chuẩn của công chức cấp xã do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định.
-
Chương III
NGHĨA VỤ, QUYỀN LỢI VÀ NHỮNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC LÀM CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã có những nghĩa vụ sau đây:
Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng địa phương phát triển về mọi mặt;
-
Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ công vụ theo đúng quy định của pháp luật;
quyền;
-
Có nếp sống lành mạnh, tôn trọng nhân dân, không được quan liêu, hách dịch, cửa
-
Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và
bảo vệ của công; bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động sáng tạo, phối hợp trong công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao; đạt tiêu chuẩn theo thời hạn quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức;
Gương mẫu thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân;
Chấp hành sự điều động, quyết định phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả việc thi hành quyết định đó;
Cán bộ, công chức cấp xã chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ, công chức cấp xã giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật.
-
Điều 9. Thực hiện Quy chế làm việc
Cán bộ, công chức cấp xã có trách nhiệm thực hiện Quy chế làm việc giữa Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng và bức xúc của địa phương.
Điều 10. Quyền lợi của cán bộ, công chức cấp xã Cán bộ, công chức cấp xã có các quyền lợi sau đây:
Được nghỉ lễ, nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng theo quy định của Bộ luật Lao động. Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ không hưởng lương, sau khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng cán bộ, công chức cấp xã;
Được hưởng lương và các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công tác phí, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, thôi việc và các quy định khác;
Được ưu tiên trong việc xét tuyển, thi tuyển vào làm việc ở các tổ chức, cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn;
Cán bộ, công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi quy định tại khoản 2 Điều 109, các điều 111, 113, 114, 115, 116, và 117 của Bộ luật Lao động;
Có quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công vụ được giao;
Có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những khiếu nại, tố cáo và khởi kiện đó;
Khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được pháp luật và nhân dân bảo vệ;
Cán bộ, công chức hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật; bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để áp dụng chính sách chế độ tương tự như đối với thương binh.
-
Điều 11. Những việc cán bộ, công chức cấp xã không được làm Cán bộ, công chức cấp xã không được làm những việc sau đây:
Chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ; gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc;
Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, bệnh viện tư, trường học tư;
Bí thư đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình vào làm công việc: Tài chính - Kế toán, Địa chính - Xây dựng.
-
Chương IV
BẦU CỬ, TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 12. Bầu cử cán bộ chuyên trách cấp xã
Việc bầu cử cán bộ chuyên trách cấp xã của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện theo Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Việc bầu cử cán bộ chuyên trách cấp xã trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
-
Điều 13. Tuyển dụng công chức cấp xã
Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và số lượng của chức danh cần tuyển dụng.
Người được tuyển dụng làm công chức phải có phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua thi tuyển. Việc tuyển dụng công chức ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vùng dân tộc thiểu số thì có thể thực hiện thông qua xét tuyển.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức việc tuyển dụng công chức cấp xã theo Quy chế tuyển dụng công chức của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự đủ thời gian 06 tháng. Khi hết thời gian tập sự, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào tiêu chuẩn và kết quả công việc
-
của người tập sự, nếu đủ tiêu chuẩn thì đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định tuyển dụng; nếu không đủ tiêu chuẩn tuyển dụng thì cho thôi việc.
Điều 14. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức cấp xã.
Việc đào tạo cán bộ, công chức cấp xã căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn đối với từng chức vụ và tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng chức danh .
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do ngân sách nhà nước cấp. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
-
Điều 15. Thôi việc, bỏ việc
Cán bộ, công chức cấp xã được thôi việc và hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp: do thực hiện việc tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức; do nghỉ công tác chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; có nguyện vọng xin thôi việc và được cơ quan, tổ chức cấp huyện đồng ý.
Cán bộ, công chức cấp xã tự ý bỏ việc thì bị xử lý kỷ luật, không được hưởng chế độ thôi việc và quyền lợi khác, phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cán bộ, công chức cấp xã không được thôi việc trước khi có quyết định xử lý.
-
Chương V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 16. Khen thưởng
-
Cán bộ, công chức cấp xã có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét khen thưởng theo các hình thức sau đây:
Giấy khen;
Bằng khen;
Danh hiệu vinh dự nhà nước;
Huy chương; đ) Huân chương.
Việc khen thưởng cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
-
-
Điều 17. Kỷ luật và xử lý vi phạm
Việc kỷ luật, bãi nhiệm đối với cán bộ chuyên trách cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
-
Cán bộ, công chức cấp xã vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm để xem xét kỷ luật theo một trong những hình thức sau đây:
Khiển trách;
Cảnh cáo;
Hạ bậc lương;
Cách chức;
đ) Buộc thôi việc.
Công chức cấp xã bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm một năm.
Cán bộ, công chức cấp xã bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất một năm, kể từ khi có quyết định kỷ luật.
Cán bộ, công chức cấp xã làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức cấp xã có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức cấp xã vi phạm pháp luật mà có dấu hiệu của tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức cấp xã phạm tội bị toà án nhân dân phạt tù mà không được hưởng án treo thì phải buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
-
Điều 18. Tạm đình chỉ công tác
Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật, cán bộ, công chức cấp xã có thể bị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý ra quyết định tạm đình chỉ công tác nếu xét thấy cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xác minh hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm. Thời hạn tạm đình chỉ không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 03 tháng; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, nếu không bị xử lý thì cán bộ, công chức cấp xã được tiếp tục làm việc. Cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian bị đình chỉ công tác được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Cán bộ, công chức cấp xã không có lỗi thì sau khi tạm đình chỉ công tác, được bố trí trở lại vị trí công tác cũ; trường hợp cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể được bố trí về vị trí công tác cũ.
Điều 19. Thẩm quyền xử lý kỷ luật
Việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã do cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức quyết định theo quy trình: Hội đồng kỷ luật của cơ quan, tổ chức cấp xã xem xét và đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện quyết định.
Thành phần và quy chế hoạt động cụ thể của Hội đồng kỷ luật do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp tỉnh quy định.
-
Điều 20. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Cán bộ, công chức cấp xã khi bị kỷ luật có quyền khiếu nại về quyết định kỷ luật đối với mình đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Phục hồi danh dự, quyền lợi khi bị oan sai
Cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai thì được phục hồi danh dự, quyền lợi và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Quản lý hồ sơ khen thưởng và kỷ luật
Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức cấp xã có trách nhiệm quản lý hồ sơ khen thưởng, kỷ luật của cán bộ, công chức.
Các quyết định về khen thưởng và kỷ luật được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức cấp
xã.
Chương VI
QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 23. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã bao gồm:
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức;
Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức;
Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức;
Quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã và hướng dẫn thực hiện;
Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
Ban hành quy chế tuyển dụng, chế độ tập sự đối với công chức;
Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức;
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;
Thực hiện công tác thống kê cán bộ, công chức;
Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định về cán bộ, công chức;
Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo với cán bộ, công chức.
-
Điều 24. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã của Bộ Nội vụ
Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn giúp Chính phủ quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo các nội dung sau đây:
Trình Chính phủ các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức;
Trình Chính phủ ban hành và hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;
Quy định tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã;
Hướng dẫn việc quy định số lượng cán bộ, công chức;
Hướng dẫn việc quản lý và phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
Hướng dẫn việc xây dựng quy chế tuyển dụng, sử dụng công chức;
-
Quản lý về nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức;
đây:
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với cán bộ, công chức;
Thống kê, tổng hợp số lượng cán bộ, công chức.
-
Điều 25. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo các nội dung sau
vụ;
-
Quyết định cụ thể số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo hướng dẫn của Bộ Nội
-
Xây dựng quy chế tuyển dụng, điều động, miễn nhiệm, cho thôi việc và chế độ tập
sự cán bộ, công chức;
Xây dựng nội dung, chương trình, bồi dưỡng, cập nhật nâng cao trình độ; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;
-
Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;
chức;
Thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định đối với cán bộ, công chức;
Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức;
-
Quy định thành phần và quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật cán bộ, công
-
Thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức trong phạm vi các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
Điều 26. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã của Uỷ ban nhân dân cấp huyện Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo các nội dung sau
đây:
Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức;
Tổ chức việc thi tuyển hoặc xét tuyển, quyết định tuyển dụng, điều động, miễn nhiệm, cho thôi việc công chức cấp xã và quản lý công chức, hồ sơ công chức cấp xã theo hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Tổ chức việc thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức;
Tổ chức việc bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về cán bộ, công chức;
Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật;
Thống kê, đánh giá số lượng, chất lượng cán bộ, công chức trong phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
-
-
Điều 27. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã của Uỷ ban nhân dân cấp xã
Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo các nội dung sau đây:
Trực tiếp quản lý đội ngũ công chức;
Thực hiện các quy định về chế độ, chính sách đôí với cán bộ, công chức;
Thực hịên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Đề nghị cơ quan, tổ chức cấp có thẩm quyền khen thưởng cán bộ, công chức cấp xã theo thẩm quyền;
Xem xét và đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện về kỷ luật và xử lý vi phạm đối với công chức;
-
Giải quyết việc khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp
luật;
Thống kê số lượng, đánh giá chất lượng và việc bố trí, sử dụng đội ngũ công chức;
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy khen cho công chức có thành tích.
-
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 28. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 29. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
b) Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:
CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 112/2011/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2011
NGHỊ ĐỊNH
Về công chức xã, phường, thị trấn
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Pháp lệnh Công an xã ngày 21 tháng 11 năm 2008; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về: tiêu chuẩn; tuyển dụng; điều động, tiếp nhận, trình tự và thủ tục đánh giá; thôi việc và thủ tục nghỉ hưu; xử lý kỷ luật; quản lý công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với công chức cấp xã quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức.
Chương II
TIÊU CHUẨN CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 3. Tiêu chuẩn chung
-
Đối với các công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội:
Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công
-
tác.
-
Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: ngoài
những tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Điều 4. Tiêu chuẩn cụ thể
Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã theo từng chức danh do Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định. Đối với công chức tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì tiêu chuẩn về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có thể thấp hơn một cấp trình độ.
Chương III
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Mục 1
CĂN CỨ, ĐIỀU KIỆN, PHƯƠNG THỨC, THẨM QUYỀN TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 5. Căn cứ tuyển dụng
Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức danh và số lượng công chức cấp xã theo từng chức danh được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) giao.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã hàng năm theo từng chức danh, báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định tại Nghị định này.
-
-
Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã phải nêu rõ số lượng chức danh công chức cấp xã được giao, số lượng công chức hiện có và số lượng công chức còn thiếu so với số được giao theo từng chức danh, điều kiện đăng ký dự tuyển theo từng chức danh công chức cấp xã.
Điều 6. Điều kiện đăng ký dự tuyển
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Ủy ban nhân dân cấp xã xác định các điều kiện khác quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã cần tuyển trong kế hoạch tuyển dụng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi tuyển dụng.
Ngoài các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều này, chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
-
Điều 7. Phương thức tuyển dụng
-
Đối với các chức danh Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội:
Thực hiện việc tuyển dụng thông qua thi tuyển, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và Điều 21 Nghị định này;
Đối với các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có thể thực hiện việc tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã:
-
-
Thực hiện việc xét tuyển và bổ nhiệm đối với người có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
Việc bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và Pháp lệnh Công an xã.
Điều 8. Ưu tiên trong tuyển dụng
-
Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức:
Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, nghĩa vụ dân quân tự vệ, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên; người có thời gian giữ chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố liên tục từ 03 năm trở lên: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.
Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển công chức cấp xã thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả thi tuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này hoặc kết quả xét tuyển theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này.
-
-
Điều 9. Thẩm quyền tuyển dụng
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định của Nghị định này và Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức cấp xã quy định tại Điều 21 Nghị định này.
Căn cứ số lượng người đăng ký dự tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc Hội đồng xét tuyển (Hội đồng thi tuyển, Hội đồng xét tuyển sau đây gọi chung là Hội đồng tuyển dụng).
Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng thì Phòng Nội vụ cấp huyện báo cáo Sở Nội vụ cấp tỉnh, sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ cấp huyện giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc tuyển dụng công chức cấp xã. Khi tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã vẫn phải thành lập các Ban giúp việc theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
-
Điều 10. Hội đồng tuyển dụng
-
Hội đồng tuyển dụng công chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng Phòng Nội vụ;
Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là công chức thuộc Phòng Nội vụ;
Một ủy viên là công chức Sở Nội vụ do Giám đốc Sở Nội vụ cử;
đ) Các ủy viên khác là đại diện lãnh đạo một số cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên quan.
Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
-
-
Thành lập các Ban giúp việc gồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi trong trường hợp tổ chức thi tuyển, Ban kiểm tra sát hạch trong trường hợp tổ chức xét tuyển, Ban phúc khảo;
Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng theo quy định;
Tổ chức chấm thi hoặc xét tuyển;
Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày tổ chức chấm thi xong hoặc xét tuyển xong, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét ra quyết định công nhận kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển;
-
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển.
Mục 2
THI TUYỂN CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 11. Các môn thi và hình thức thi
Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài thời gian 120 phút về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tương ứng với chức danh công chức cần tuyển dụng.
Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài thời gian 120 phút và thi trắc nghiệm 01 bài thời gian 30 phút về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của chức danh công chức cần tuyển dụng.
Môn tin học văn phòng: thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm, thời gian 30 phút theo yêu cầu của chức danh công chức cần tuyển dụng.
-
Người đăng ký dự tuyển công chức cấp xã nếu có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên thì được miễn thi môn tin học văn phòng.
Điều 12. Cách tính điểm
Bài thi được chấm theo thang điểm 100.
-
Điểm các môn thi được tính như sau:
Môn kiến thức chung: tính hệ số 1;
-
Môn nghiệp vụ chuyên ngành: bài thi viết tính hệ số 2; bài thi trắc nghiệm tính hệ
số 1;
Môn tin học văn phòng: tính hệ số 1 và không tính vào tổng số điểm thi.
-
Kết quả thi tuyển là tổng số điểm của các bài thi môn kiến thức chung và môn
nghiệp vụ chuyên ngành tính theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Điều 13. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển
-
Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
Có đủ các bài thi của các môn thi;
Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên (kể cả điểm bài thi môn tin học văn phòng nếu không được miễn thi và điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành chưa nhân hệ số 2);
Có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng chức danh công chức.
Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở chức danh công chức cần tuyển dụng thì xác định người trúng tuyển như sau: người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người có điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn chưa xác định được người trúng tuyển thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định người trúng tuyển.
Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
-
-
Mục 3
XÉT TUYỂN CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 14. Nội dung xét tuyển
-
Đối với các chức danh Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội:
Xét kết quả học tập của người dự tuyển;
Phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: xét các điều kiện đăng ký dự tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này, không thực hiện tính điểm theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
-
-
Điều 15. Cách tính điểm
Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của chức danh công chức dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2.
Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các bài thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.
Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.
Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn tính theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này và điểm ưu tiên theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Trường hợp người dự xét tuyển có trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo theo yêu cầu của chức danh công chức cần tuyển dụng, Hội đồng xét tuyển căn cứ kết quả học
-
tập trong hồ sơ của người dự tuyển và điểm phỏng vấn để tính điểm theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 16. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức
-
Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển các chức danh công chức quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này phải có đủ các điều kiện sau đây:
Có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên (điểm học tập chưa nhân hệ số 2);
Có kết quả xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng chức danh công chức.
Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả xét tuyển bằng nhau ở chức danh công chức cần tuyển dụng thì xác định người trúng tuyển như sau: người có kết quả điểm học tập cao hơn là người trúng tuyển; nếu kết quả điểm học tập bằng nhau thì người có kết quả điểm tốt nghiệp cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn chưa xác định được người trúng tuyển thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định người trúng tuyển.
Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã là người đạt các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này và theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự cấp huyện (nếu tuyển Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã) hoặc Trưởng Công an cấp huyện (nếu tuyển Trưởng Công an xã)
Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
-
-
Mục 4
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 17. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển
Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo công khai trên đài phát thanh, trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chức danh công chức cần tuyển, thời hạn, địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, thời gian thi tuyển, xét tuyển và được đăng trên 03 số báo liên tiếp của cấp tỉnh.
Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng.
-
Điều 18. Tổ chức tuyển dụng
Khi hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, chậm nhất 10 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng.
Trường hợp số lượng người đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng công chức cấp xã trong phạm vi quản lý của cấp huyện dưới 20 người thì không phải thành lập Hội đồng tuyển dụng; Phòng Nội vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc tuyển dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
-
Điều 19. Thông báo kết quả tuyển dụng
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng hoặc của Phòng Nội vụ cấp huyện (trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng), Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn đề nghị phúc khảo theo quy định tại khoản này.
Sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Hội đồng tuyển dụng hoặc Phòng Nội vụ cấp huyện (trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng) báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức; đồng thời gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký, nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng tuyển đến nhận quyết định tuyển dụng.
-
Điều 20. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc
-
Đối với các chức danh Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội:
Căn cứ thông báo công nhận kết quả trúng tuyển quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định tuyển dụng công chức cấp xã.
Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã:
-
-
Căn cứ thông báo công nhận kết quả trúng tuyển quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định:
Bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã theo đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự cấp huyện;
Bổ nhiệm Trưởng Công an xã theo đề nghị bằng văn bản của Trưởng Công an cấp huyện sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
-
3 Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng vào công chức cấp xã phải đến cơ quan nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức có lý do chính đáng mà không thể đến nhận việc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian xin gia hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận việc quy định tại khoản này.
4. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức không đến nhận việc sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng công chức cấp xã.
Điều 21. Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng
-
Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã quy định tại Điều 6 Nghị định này và yêu cầu công việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau:
Người tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ở trong nước và đạt loại khá trở lên ở nước ngoài có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng;
Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có ít nhất 05 năm công tác (không kể thời gian tập sự, thử việc) trong ngành, lĩnh vực cần tuyển, đáp ứng được ngay yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức cấp xã theo quy định tại Nghị định này, đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, được bố trí chức danh theo đúng chuyên ngành đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính để làm căn cứ xếp lương phù hợp với chức danh công chức được tuyển dụng (trừ thời gian tập sự, thử việc theo quy định), thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu đứt quãng thì được cộng dồn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi tiếp nhận các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và xếp lương đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải báo cáo và có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo kết quả bằng văn bản việc thực hiện Điều này trong phạm vi quản lý với Bộ Nội vụ để theo dõi, kiểm tra.
-
-
Mục 5
TẬP SỰ
Điều 22. Chế độ đối với người tập sự
Người được tuyển dụng vào công chức cấp xã phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của chức danh công chức được tuyển dụng.
Thời gian tập sự và chế độ được hưởng trong thời gian tập sự thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
-
Nội dung tập sự:
Nắm vững quy định của Luật Cán bộ, công chức về quyền, nghĩa vụ của công chức, những việc công chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nội quy, quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang công tác và chức trách, nhiệm vụ của chức danh công chức được tuyển dụng;
Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của chức danh công chức được tuyển dụng;
Tập giải quyết, thực hiện các công việc của chức danh công chức được tuyển dụng.
Không thực hiện chế độ tập sự đối với:
-
Các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều này;
Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã.
-
Điều 23. Hướng dẫn tập sự
Chậm nhất sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày công chức đến nhận việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải cử người cùng chuyên môn, nghiệp vụ hoặc người có năng lực và kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ hướng dẫn người tập sự nắm vững và tập làm những công việc theo yêu cầu nội dung tập sự quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định này.
Điều 24. Chế độ, chính sách đối với người hướng dẫn tập sự
Người được phân công hướng dẫn tập sự được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung trong thời gian hướng dẫn tập sự.
Điều 25. Công nhận đối với người hoàn thành chế độ tập sự
Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản; người hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu của chức danh công chức thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
-
hoặc người có thẩm quyền theo phân cấp quản lý công chức của địa phương ra quyết định công nhận hết thời gian tập sự và xếp lương cho công chức được tuyển dụng.
Điều 26. Hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự
Quyết định tuyển dụng bị hủy bỏ trong trường hợp người tập sự không đáp ứng được yêu cầu của chức danh công chức tập sự hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc người có thẩm quyền theo phân cấp quản lý công chức của địa phương ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Người tập sự bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng được Ủy ban nhân dân cấp xã trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng (nếu có) và tiền tàu xe về nơi cư trú.
-
Chương IV
ĐIỀU ĐỘNG, TIẾP NHẬN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 27. Điều động, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này đến làm việc ở xã, phường, thị trấn khác
-
Đối với các công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc điều động, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này sang làm việc ở xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (giữa 02 đơn vị cấp huyện trong cùng một cấp tỉnh) quyết định việc điều động, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn của cấp huyện này chuyển sang làm việc ở xã, phường, thị trấn của cấp huyện khác;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc điều động, tiếp nhận công chức cấp xã ra ngoài tỉnh và từ tỉnh khác đến sau khi có ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
-
Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã:
Điều động, tiếp nhận công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã được thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc điều động, tiếp nhận công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã theo phân cấp quản lý công chức của địa phương;
Điều động công chức Trưởng Công an xã được thực hiện sau khi Trưởng Công an huyện căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ, trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện điều động Trưởng Công an xã.
Chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã được điều động, tiếp nhận
-
-
Công chức được điều động, tiếp nhận đến làm việc ở xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Điều 28. Trình tự, thủ tục đánh giá công chức
-
Đối với các công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội:
Công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá ưu, nhược điểm của công chức trong công tác;
Tập thể công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã họp tham gia góp ý kiến. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kết luận và quyết định xếp loại công chức tại cuộc họp đánh giá công chức hàng năm.
Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã:
-
-
Công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác;
Tập thể Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, Công an xã và công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã họp tham gia góp ý. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá, quyết định xếp loại công chức và thông báo đến công chức sau khi tham khảo ý kiến góp ý bằng văn bản của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện (đối với Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã), Trưởng Công an huyện (đối với Trưởng Công an xã).
-
Chương V
THÔI VIỆC VÀ THỦ TỤC NGHỈ HƯU ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 29. Thôi việc
-
Công chức cấp xã được hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau:
Theo nguyện vọng và được Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý;
Do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức;
Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã, ngoài các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, khi bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức mà không sắp xếp được chức danh công chức khác ở cấp xã thì cũng được giải quyết chế độ thôi việc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành.
-
Thủ tục giải quyết thôi việc, trợ cấp thôi việc, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc, chế độ bảo hiểm xã hội khi thôi việc đối với công chức cấp xã được áp dụng theo quy định tại các điều 4, 5, 6 và 8 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 46/2010/NĐ-CP).
Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã khi thôi việc, ngoài chế độ thôi việc được hưởng theo quy định tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP còn được hưởng các chế độ thôi việc khác quy định tại Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã.
Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc đối với công chức cấp xã được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên của Ủy ban nhân dân cấp xã được cấp có thẩm quyền giao hàng năm.
-
-
Điều 30. Thủ tục nghỉ hưu
-
Thời điểm nghỉ hưu:
Việc xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm nghỉ hưu được lùi đối với công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Thông báo nghỉ hưu và quyết định nghỉ hưu đối với công chức cấp xã:
-
-
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí cho công chức trước 06 tháng; ra quyết định cho công chức cấp xã nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí trước 03 tháng, tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Mẫu thông báo và quyết định nghỉ hưu thực hiện theo Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP.
Căn cứ quyết định nghỉ hưu quy định tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội tiến hành các thủ tục theo quy định để công chức cấp xã được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu.
Công chức cấp xã được nghỉ hưu phải có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận trước thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu.
-
-
Chương VI
XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Mục 1
NGUYÊN TẮC, CÁC HÀNH VI, CÁC TRƯỜNG HỢP CHƯA XEM XÉT KỶ LUẬT HOẶC ĐƯỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT;
THỜI HIỆU, THỜI HẠN XỬ LÝ KỶ LUẬT
Điều 31. Nguyên tắc, các hành vi, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật hoặc được miễn trách nhiệm kỷ luật
Nguyên tắc xử lý kỷ luật, các hành vi bị xử lý kỷ luật, các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật, các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật đối với công chức cấp xã được thực hiện theo quy định tại các điều 2, 3, 4 và 5 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 34/2011/NĐ-CP).
Điều 32. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với công chức cấp xã được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP.
Mục 2
ÁP DỤNG HÌNH THỨC KỶ LUẬT
Điều 33. Các hình thức kỷ luật
-
Áp dụng đối với các công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội:
Khiển trách;
Cảnh cáo;
Hạ bậc lương;
Buộc thôi việc.
-
Áp dụng đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã:
Khiển trách;
Cảnh cáo;
Hạ bậc lương;
Giáng chức; đ) Cách chức;
Buộc thôi việc.
Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã, trường hợp vi phạm pháp luật bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức mà không sắp xếp được chức danh công chức khác ở cấp xã thì đồng thời giải quyết chế độ thôi việc.
-
-
Điều 34. Khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức cấp xã có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1 Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ;
Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;
Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức nơi đang công tác;
Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;
Sử dụng tài sản công trái pháp luật;
Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
-
Điều 35. Cảnh cáo
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức cấp xã có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức nơi đang công tác để vụ lợi;
Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng;
Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng;
Sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về cơ quan, tổ chức nơi đang công tác;
Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức cấp xã không giữ chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã hoặc Trưởng Công an xã;
Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật, có thể khắc phục được hậu quả.
-
Điều 36. Hạ bậc lương
Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức cấp xã có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức nơi đang công tác;
Lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi;
Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức, không thể khắc phục được hậu quả.
-
Điều 37. Giáng chức
Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng;
Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật;
Để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
-
Điều 38. Cách chức
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức cấp xã giữ chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;
Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, kể xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng;
Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;
Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
-
Điều 39. Buộc thôi việc
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức cấp xã có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng;
Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan ý kiến có thẩm quyền;
Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;
Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
-
Mục 3
THẨM QUYỀN XỬ LÝ KỶ LUẬT, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT XỬ LÝ KỶ LUẬT, CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN
Điều 40. thẩm quyền xử lý kỷ luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với công chức cấp xã.
Đối với công chức cấp xã đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý công chức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan đang quản lý công chức. Nếu cơ quan trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan đang quản lý công chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.
-
Điều 41. Tổ chức họp kiểm điểm
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để công chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật. Thành phần dự họp gồm đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện tổ chức chính trị - xã hội có liên quan và toàn thể công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản cuộc họp kiểm điểm được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Các nội dung khác liên quan đến việc tổ chức họp kiểm điểm công chức cấp xã có hành vi vi phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 16 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP.
-
Điều 42. Hội đồng kỷ luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Không thành lập Hội đồng kỷ luật đối với trường hợp công chức cấp xã có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo.
Nguyên tắc làm việc và giải thể Hội đồng kỷ luật thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 17 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP.
-
Điều 43. Thành phần Hội đồng kỷ luật
-
Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã có 05 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo Liên đoàn lao động cấp huyện;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo Phòng chuyên môn cấp huyện trực tiếp quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức cấp xã bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đại diện lãnh đạo Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện trong trường hợp công chức vi phạm là Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, đại diện lãnh đạo Công an huyện trong trường hợp công chức vi phạm là Trưởng Công an xã;
đ) Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ cấp huyện.
Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận; vợ, chống; anh, chị, em ruột; chị, em dâu; anh, em rể hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
-
-
Điều 44. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật, quyết định kỷ luật, khiếu nại và các quy định có liên quan
Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật, quyết định kỷ luật, khiếu nại và các quy định có liên quan đến kỷ luật công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 22, các khoản 1, 2, ,4, 5, 6 và 7 Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP.
Chương VII
QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 45. Nội dung quản lý công chức cấp xã
Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công chức cấp xã.
Xây dựng quy hoạch công chức cấp xã.
Quy định tiêu chuẩn, chức danh công chức cấp xã.
Quy định số lượng công chức cấp xã; việc quản lý, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ tập sự, chế độ thôi việc, nghỉ hưu, đánh giá công chức cấp xã, việc phân cấp quản lý công chức cấp xã.
Thực hiện khen thưởng, xử lý vi phạm, chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức cấp xã.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về công chức cấp xã.
Thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức và đối với công chức cấp xã trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức cấp xã.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã.
Các công tác khác liên quan đến quản lý công chức cấp xã.
-
Điều 46. Thẩm quyền quản lý
-
Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Chủ trì trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các quy định về công chức cấp xã;
Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công chức cấp xã về tuyển dụng, sử dụng, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với công chức cấp xã;
Chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể tiêu chuẩn đối với từng chức danh công chức cấp xã.
Thanh tra, kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân các cấp và đối với công chức cấp xã trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức cấp xã;
đ) Thống kê, tổng hợp số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên phạm vi toàn quốc.
-
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Quyết định số lượng cụ thể công chức cấp xã theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn Bộ Nội vụ; hướng dẫn việc kiêm nhiệm một số chức danh để bảo đảm các lĩnh vực công tác ở địa phương đều có công chức đảm nhiệm;
-
Ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã; hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đánh giá công chức cấp xã hàng năm;
xã;
-
Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức cấp
-
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng
đội ngũ công chức cấp xã; từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa để nâng cao chất lượng công chức cấp xã;
đ) Hàng năm, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã;
Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã;
-
Ban hành quy định về phân cấp quản lý đối với công chức cấp xã;
Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn cấp tỉnh;
Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ và theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp đối với công chức cấp xã;
k) Hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã.
-
Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ công chức cấp xã;
Tổ chức tuyển dụng đối với công chức cấp xã theo Nghị định này và Quy chế tuyển dụng công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định tiếp nhận, điều động và quản lý công chức cấp xã theo Nghị định này và theo phân cấp quản lý công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện cho thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;
Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với công chức cấp xã;
-
Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã theo hướng dẫn và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với công chức cấp xã theo phân cấp quản lý công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về công chức cấp xã;
-
Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;
Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn cấp huyện;
Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc nhận xét, đánh giá công chức cấp xã hàng năm; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã;
k) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
-
-
Trực tiếp quản lý và sử dụng công chức cấp xã; nhận xét, đánh giá hàng năm đối với công chức cấp xã;
Thực hiện chế độ, chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, tạo nguồn đối với công chức cấp xã;
Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở cấp huyện khen thưởng công chức cấp xã theo phân cấp quản lý công chức ở địa phương;
-
Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện về xử lý vi phạm đối với công chức cấp xã;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;
Thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã;
-
g) Lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 47. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2012.
Bãi bỏ các nội dung quy định đối với công chức cấp xã tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
-
Điều 48. Trách nhiệm thi hành
Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
-
c) Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:
BỘ NỘI VỤ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 06/2012/TT-BNV
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2012
THÔNG TƯ
Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn
Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
Chương I
CHỨC TRÁCH, TIÊU CHUẨN CỤ THỂ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Mục 1
CHỨC TRÁCH, TIÊU CHUẨN CỤ THỂ
Điều 1. Chức trách
Công chức xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã) làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Điều 2. Tiêu chuẩn cụ thể
-
Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể sau:
Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm;
-
Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên;
đ) Tiếng dân tộc thiểu số: Ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng dân tộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác được phân công;
Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm.
Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các chức danh này; trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định thì thực hiện theo khoản 1 Điều này.
-
Căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau đây gọi chung là cấp tỉnh) được xem xét, quyết định:
-
Giảm một cấp về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn đối với công chức làm việc tại xã đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa công chức cấp xã theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
xã;
-
Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp
Thời gian để công chức cấp xã mới được tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng
-
dân tộc thiểu số; lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này.
Tiêu chuẩn cụ thể của công chức cấp xã quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này là căn cứ để các địa phương thực hiện công tác quy hoạch, tạo nguồn, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xếp lương, nâng bậc lương và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với công chức cấp xã.
-
-
Mục 2 NHIỆM VỤ
Điều 3. Nhiệm vụ của công chức Trưởng Công an xã
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.
Đối với thị trấn chưa bố trí lực lượng công an chính quy thì Trưởng Công an thị trấn thực hiện nhiệm vụ như đối với Trưởng Công an xã quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này trên địa bàn thị trấn.
-
Điều 4. Nhiệm vụ của công chức Chỉ huy trưởng Quân sự
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
-
Điều 5. Nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
-
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;
Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân cấp xã; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
-
Điều 6. Nhiệm vụ của công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã)
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
-
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã;
Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
-
Điều 7. Nhiệm vụ của công chức Tài chính - kế toán
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
-
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã;
Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;
Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...) theo quy định của pháp luật;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
-
Điều 8. Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
-
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã;
Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
-
Điều 9. Nhiệm vụ của công chức Văn hóa - xã hội
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật.
-
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã;
Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương;
Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
-
Chương II
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Mục 1 TUYỂN DỤNG
Điều 10. Điều kiện đăng ký dự tuyển
-
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, trong đó:
Điều kiện về văn bằng, chứng chỉ: Không phân biệt hình thức đào tạo và loại hình đào tạo công lập, ngoài công lập;
Các điều kiện khác quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP theo yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng do Ủy ban nhân dân cấp xã xây
dựng gắn với ngành đào tạo, các kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn cụ thể và nhiệm vụ đối với từng chức danh công chức cấp xã quy định tại Thông tư này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản báo cáo về các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này để Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
-
-
Điều 11. Hồ sơ dự tuyển và hồ sơ trúng tuyển
-
Hồ sơ dự tuyển công chức cấp xã bao gồm:
-
Đơn đăng ký dự tuyển công chức cấp xã theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư
này;
-
Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn
30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
Bản sao giấy khai sinh;
-
Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của chức danh công chức dự tuyển; trường hợp đã tốt nghiệp, nhưng cơ sở đào tạo chưa cấp bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp thì nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Giấy chứng nhận sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức cấp xã (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
-
Hồ sơ dự tuyển của người trúng tuyển công chức cấp xã là hồ sơ trúng tuyển. Hồ sơ dự tuyển không phải trả lại cho người đăng ký dự tuyển và không sử dụng để thi tuyển, xét tuyển công chức cấp xã lần sau.
-
-
Điều 12. Thông báo tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ dự tuyển và tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thực hiện việc thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển công chức cấp xã theo đúng quy định tại Điều 17 Nghị định số 112/2011/NĐ- CP; ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, trong thông báo tuyển dụng phải thông, báo rõ về hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển, địa điểm thi tuyển hoặc xét tuyển và lệ phí thi tuyển hoặc xét tuyển.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức và thực hiện việc thi tuyển, xét tuyển đối với công chức cấp xã theo đúng quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP và Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Riêng trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức cấp xã quy định tại Điều 21 Nghị định số 112/2011/NĐ- CP thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Thông tư này.
-
Điều 13. Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
-
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành trong kỳ thi tuyển công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và nhiệm vụ của từng chức danh công chức
cần tuyển dụng. Trường hợp trong cùng một kỳ thi tuyển nhiều chức danh công chức cấp xã có yêu cầu trình độ chuyên môn khác nhau thì Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện không xây dựng được các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản đề nghị Sở Nội vụ xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng.
Căn cứ vào các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã quyết định chọn đề thi trong kỳ thi tuyển công chức cấp xã.
-
-
Điều 14. Hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển, quyết định tuyển dụng và nhận việc
-
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày người dự tuyển nhận được thông báo công nhận kết quả trúng tuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, người trúng tuyển phải đến Phòng Nội vụ của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự tuyển để hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển.Hồ sơ trúng tuyển phải được bổ sung đề hoàn thiện trước khi ký quyết định tuyển dụng, bao gồm:
Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của chức danh công chức dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp;
Thời điểm cơ quan có thẩm quyền chứng thực văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập và cấp phiếu lý lịch tư pháp quy định tại điểm a và điểm b Khoản này được thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Trường hợp người trúng tuyển có lý do chính đáng mà không thể đến hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển thì phải làm đơn đề nghị được gia hạn trước khi kết thúc thời hạn hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển gửi Phòng Nội vụ. Thời gian gia hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển quy định tại khoản 1 Điều này.
Sau khi người trúng tuyển hoàn thiện đủ hồ sơ trúng tuyển theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trong thời hạn 15 ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải ban hành quyết định tuyển dụng đối với người trúng tuyển theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP. Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ trúng tuyển theo quy định tại Điều này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hủy kết quả trúng tuyển.
Người được tuyển dụng vào công chức cấp xã phải đến nhận việc trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP.
Trường hợp người trúng tuyển bị hủy bỏ kết quả trúng tuyển theo quy định tại khoản 3 Điều này và trường hợp người được tuyển dụng bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng do không đến nhận việc trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều này thì Chủ tịch Ủy ban nhân
-
-
dân cấp huyện quyết định tuyển dụng người có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề của chức danh công chức cần tuyển dụng đó, nếu người đó bảo đảm có đủ các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP (trong trường hợp tổ chức thi tuyển công chức) hoặc quy định tại điểm a khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 16 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP (trong trường hợp tổ chức xét tuyển công chức).
Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề bằng nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định người trúng tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP (trong trường hợp tổ chức thi tuyển công chức) hoặc quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP (trong trường hợp tổ chức xét tuyển công chức).
Mục 2
TUYỂN DỤNG, TẬP SỰ VÀ XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Điều 15. Điều kiện, tiêu chuẩn tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển
-
Người tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ở trong nước, loại khá trở lên ở nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP và người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng được xem xét tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã quy định tại Điều 10 Thông tư này;
Tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ở trong nước hoặc loại khá trở lên ở nước ngoài, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ của ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng; trường hợp sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tác thì trong thời gian công tác này được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc xác định tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ở trong nước, loại khá trở lên ở nước ngoài được căn cứ vào xếp loại tại bằng tốt nghiệp hoặc xếp loại tại giấy chứng nhận tốt nghiệp của cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp chưa được nhận bằng tốt nghiệp); trường hợp bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp không xếp loại thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo cụ thể kết quả học tập toàn khoá và kết quả bảo vệ tốt nghiệp của người đó để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Người có kinh nghiệm công tác theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP được xem xét tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
-
-
Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã quy định tại Điều 10 Thông tư này;
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; hiện đang công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển; có thời gian từ đủ 60 tháng trở lên làm công việc phù hợp với yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng (không kể thời gian làm việc theo chế độ hợp đồng lao động ở cấp xã, thời gian tập sự, thử việc; nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn); trong thời gian công tác 05 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đáp ứng được ngay yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng.
-
Điều 16. Quy trình tiếp nhận công chức cấp xã không qua thi tuyển
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch đối với người được đề nghị tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển. Hội đồng kiểm tra, sát hạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tuyển dụng công chức cấp xã;
Một ủy viên là Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Nội vụ của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tuyển dụng công chức cấp xã kiêm Thư ký Hội đồng;
Các Ủy viên khác là công chức Sở Nội vụ do Giám đốc Sở Nội vụ cử; Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhu cầu tuyển dụng công chức; đại diện cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tuyển dụng công chức cấp xã có liên quan đến chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng.
-
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch:
Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;
Sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hình thức và nội dung sát hạch do Hội đồng kiểm tra, sát hạch căn cứ vào tiêu chuẩn và nhiệm vụ của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch;
Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch đối với các trường hợp được xem xét tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển, bao gồm:
Trường hợp có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này hiện đang công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển thuộc biên chế hưởng lương trong cơ quan của đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị thuộc quân đội, công an, cơ yếu và trong danh sách trả lương của đơn vị sự nghiệp công lập, của doanh nghiệp nhà nước;
Cán bộ cấp xã thôi đảm nhiệm chức vụ mà có đủ các tiêu chuẩn và đáp ứng được ngay các nhiệm vụ của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng quy định tại Thông tư này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thống nhất ý kiến trước khi quyết định tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Thông tư này (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này).
Cán bộ, công chức không thuộc diện được cơ quan có thẩm quyền quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái, tiếp nhận về cấp xã theo quy định tại khoản 4 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức và Điều 27 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP và viên chức đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để xem xét tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này và nếu còn chỉ tiêu biên chế công chức cấp xã cần tuyển dụng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau đó có văn bản báo cáo (kèm theo bản sao hồ sơ của người được tiếp nhận) gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phục vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.
-
-
Điều 17. Hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất ý kiến đối với các trường hợp tiếp nhận không qua thi tuyển
Hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất ý kiến đối với các trường hợp tiếp nhận không qua thi tuyển quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này, bao gồm:
Công văn đề nghị do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký, trong đó nêu rõ số lượng và chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng tương ứng với từng trường hợp đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển trong phạm vi chỉ tiêu biên chế công chức cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; nơi dự kiến bố trí công chức cấp xã sau khi được tuyển dụng; dự kiến xếp lương đối với trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo hướng dẫn tại Điều 19 Thông tư này.
Biên bản, kết quả họp Hội đồng kiểm tra, sát hạch đối với trường hợp phải qua kiểm tra, sát hạch. Đối với trường hợp không phải kiểm tra, sát hạch quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này phải có văn bản đề nghị tiếp nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhu cầu tiếp nhận đối với công chức cấp xã không qua thi tuyển.
-
Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển, bao gồm:
-
Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển đối với trường hợp tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này; bản sơ yếu lý lịch theo mẫu số 2c ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi
người đó công tác trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển đối với trường hợp tiếp nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này;
Bản sao giấy khai sinh;
Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh công chức cấp xã dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
-
Bản sao kết quả học tập theo yêu cầu của chức danh công chức cấp xã dự tuyển đối với trường hợp tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
đ) Giấy chứng nhận sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển. Đối với trường hợp không phải kiểm tra, sát hạch khi tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này thì không yêu cầu phải có phiếu lý lịch tư pháp;
-
g) Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác và các hình thức khen thưởng đã đạt được, có nhận xét và xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác đối với trường hợp tiếp nhận quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản trả lời; nếu không trả lời thì được xem là đồng ý. Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhu cầu tuyển dụng công chức cấp xã bổ sung, hoàn thiện đủ hồ sơ theo quy định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về các điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ thực hiện việc tiếp nhận công chức cấp xã không qua thi tuyển.
-
Điều 18. Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự
-
Người được tuyển dụng vào chức danh công chức cấp xã Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hoá
-
xã hội, được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:
Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP tương ứng với chức danh công chức cấp xã được tuyển dụng;
Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm a khoản này, người được tuyển dụng công chức cấp xã đã làm những công việc phù hợp với nhiệm vụ của chức danh công chức cấp xã được tuyển dụng.
-
Người được tuyển dụng công chức cấp xã nếu không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì phải thực hiện chế độ tập sự; thời gian người được tuyển dụng đã làm những công việc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này (nếu có) được tính vào thời gian tập sự.
-
-
Điều 19. Xếp lương đối với trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi được tuyển dụng vào công chức cấp xã
1. Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP được xếp lương theo ngạch công chức hành chính quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 03/2010/TT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 cùa Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (sau đây gọi chung là Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT). Việc xếp lương đối với từng trường hợp được thực hiện như sau:
-
Căn cứ vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (trừ thời gian tập sự, thử việc theo quy định) tương ứng với trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ của từng trường hợp để thực hiện xếp vào bậc lương trong ngạch công chức hành chính quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT theo nguyên tắc sau:
Cứ sau mỗi khoảng thời gian 03 năm (đủ 36 tháng) nếu có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo trình độ đào tạo đại học trở lên thì được xếp lên 01 bậc lương trong ngạch chuyên viên (mã số 01.003), nếu có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo trình độ đào tạo cao đẳng thì được xếp lên 01 bậc lương trong ngạch chuyên viên cao đẳng (mã số 01a.003); cứ sau mỗi khoảng thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) nếu có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo trình độ đào tạo dưới cao đẳng thì được xếp lên 01 bậc lương trong ngạch có trình độ đào tạo tương ứng.
Sau khi quy đổi thời gian để xếp vào bậc lương trong ngạch công chức hành chính đối với công chức cấp xã theo nguyên tắc nêu trên, nếu có số tháng chưa đủ 36 tháng đối với ngạch chuyên viên và ngạch chuyên viên cao đẳng hoặc chưa đủ 24 tháng đối với ngạch yêu cầu trình độ đào tạo dưới cao đẳng thì số tháng này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau trong ngạch công chức hành chính được xếp. Trường hợp được tính xếp vào bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức hành chính mà vẫn còn thừa thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian công tác còn thừa này được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau: Sau 03 năm (đủ 36 tháng) đối với ngạch chuyên viên và ngạch chuyên viên cao đẳng và sau 02 năm (đủ 24 tháng) đối với ngạch yêu cầu trình độ đào
tạo dưới cao đẳng được tính hưởng 5%, cứ mỗi năm tiếp theo (đủ 12 tháng) được tính hưởng thêm 1%.
Khi thực hiện xếp lương và tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung theo nguyên tắc tại điểm a khoản này, nếu trong thời gian công tác của người được xếp lương có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (khiển trách hoặc cảnh cáo) thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc cứ mỗi lần bị kỷ luật bị trừ 6 tháng; nếu bị kỷ luật giáng chức, cách chức tìi cứ mỗi lần bị kỷ luật bị trừ 12 tháng; nếu có năm vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bị kỷ luật thì thời gian bị trừ của năm đó chỉ tính theo thời gian bị trừ của hình thức bị kỷ luật.
Sau khi xếp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có) được xếp theo ngạch công chức hành chính thấp hơn so với hệ số lương đã hưởng tại thời điểm được tuyển dụng vào công chức cấp xã thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương đã hưởng. Hệ số chênh lệch bảo lưu này giảm tương ứng khi công chức cấp xã được nâng bậc lương, được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trong ngạch công chức hành chính được xếp hoặc khi được xếp lương vào ngạch công chức hành chính cao hơn.
-
-
3. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải đề xuất việc xếp lương cụ thể đối với từng trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi được tuyển dụng vào công chức cấp xã và có văn bản (kèm theo bản sao sổ bảo hiểm xã hội được cơ quan có thẩm quyền xác nhận của từng trường hợp) đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất ý kiến trước khi quyết định. Thời hạn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư này.
Chương III
HIỆU LỰC VÀ TRÁCH NHIỆM THI HÀNH
Điều 20. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2012.
Bãi bỏ các quy định áp dụng đối với công chức cấp xã tại các văn bản sau:
-
Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
-
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị tổ chức và cá nhân gửi ý kiến về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, giải quyết./.
-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày ….. tháng ….. năm …..
ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN CÔNG CHỨC CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ) Kính gửi: ………………………………. (1).
Họ và tên: Nam, Nữ:
Ngày tháng năm sinh: Quê quán:
Hộ khẩu thường trú: Chỗ ở hiện nay: Điện thoại liên lạc: Dân tộc:
Trình độ và chuyên ngành đào tạo: Đối tượng ưu tiên (nếu có): (2)
Sau khi nghiên cứu điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã của
……………………….. (1), tôi thấy có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tuyển (hoặc xét tuyển) công chức cấp xã. Vì vậy, tôi làm đơn này đăng ký dự tuyển công chức cấp xã theo thông báo của Quý cơ quan.
Nếu trúng tuyển tôi sẽ chấp hành các quy định của Nhà nước và của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
Tôi gửi kèm theo đơn này hồ sơ dự tuyển, gồm:
Bản sơ yếu lý lịch tự thuật;
Bản sao giấy khai sinh;
-
Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập, gồm:
…………………………………(3)
Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
02 phong bì có dán tem ghi rõ địa chỉ liên lạc, 02 ảnh cỡ 4x6;
-
Tôi cam đoan hồ sơ dự tuyển của tôi là đúng sự thật, sau khi nhận được thông báo trúng tuyển tôi sẽ hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định. Nếu sai sự thật thì kết quả
tuyển dụng của tôi sẽ bị cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng hủy bỏ và tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Ghi chú:
Kính đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi đúng tên cơ quan, tổ chức, đơn vị có thông báo tuyển dụng công chức cấp xã;
Ghi rõ đối tượng ưu tiên theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP;
-
Ghi rõ tên của các bản chụp gửi kèm đơn đăng ký dự tuyển công chức cấp xã.
d) Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:
BỘ NỘI VỤ
Số: 04/2004/QĐ-BNV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2004
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm2003 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương tại Côngvăn số 3815 CV/TCTW ngày 07 tháng 01 năm 2004,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản quyđịnh tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thịtrấn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kểtừ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY ĐỊNH
Tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã,phường, thị trấn
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV
ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng BộNội vụ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh của Quy định này là tiêu chuẩn củacán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ, côngchức cấp xã).
Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Quy định này là cán bộ,công chức cấp xã được quy định tại Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-CPngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ bao gồm các chức danh: Bí thư, Phó Bíthư, Thường trực đảng uỷ hoặc Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thànhlập đảng uỷ cấp xã); Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thưĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủtịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hộiđồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Tài chính - Kếtoán; Tư pháp - Hộ tịch; Địa chính - Xây dựng; Văn phòng - Thống kê; Vănhoá - Xã hội; Trưởng Công an xã; Chỉ huy trưởng Quân sự.
Điều 3. Tiêu chuẩn chung
Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng những tiêuchuẩn sau đây:
Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mụctiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận độngnhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và phápluật của Nhà nước ở địa phương.
-
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâmthạo việc, tận tuỵ với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chốngtham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác.
Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhândân, được nhân dân tín nhiệm.
Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quanđiểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; cótrình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc cóhiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
-
Điều 4. Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chứccấp xã là căn cứ để các địa phương thực hiện các quy hoạch, kế hoạchbầu cử, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng xếp lương, nâng bậclương và các chế độ, chính sách khác.
Chương II
TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Mục 1
TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCHCẤP XÃ
Điều 5. Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy,Thường trực đảng uỷ xã, phường, thị trấn:
Chức trách: là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ởĐảng bộ, chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng bộ) xã, phường, thị trấn, cótrách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh đạo toàn diệnđối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
-
Nhiệm vụ của Bí thư:
+ Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết vàchỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình;nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất;nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhândân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảngbộ.
+ Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ vàchỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành,Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó.
+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnhđạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường,thị trấn.
+ Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉthị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thườngvụ Đảng uỷ.
-
Nhiệm vụ của Phó Bí thư, Thường trực Đảng uỷ:
+ Giúp Bí thư đảng bộ chuẩn bị nội dung các cuộc họpvà dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về các mặt công táccủa Đảng bộ.
+ Tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương củaBan chấp hành, Ban thường vụ cho các Uỷ viên Ban chấp hành và tổ chức đảngtrực thuộc.
+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thịcủa cấp uỷ cấp trên, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.
Tiêu chuẩn cụ thể:
-
+ Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụlần đầu.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trịtrở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng và đôthị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. ở khu vực miền núi phảiđược bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trởlên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyênmôn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệpvụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế.
Điều 6. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệpPhụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh:
Chức trách: Là cán bộ chuyên trách đứng đầu Uỷ banMặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã,phường, thị trấn; chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiệnchức năng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ của tổ chức đoàn thể,đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
-
Nhiệm vụ:
+ Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họpcủa tổ chức mình.
+ Cùng tập thể Ban Thường trực (Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc), Ban Thường trực (4 tổ chức đoàn thể) xây dựng chương trình kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố.
+ Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốcphòng, hiệp thương bầu cử xây dựng chính quyền, thực hiện quy chế dân chủtại xã, phường, thị trấn và các phong trào thi đua của tổ chức mình theochương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên tươngứng đề ra.
+ Tổ chức, chỉ đạo việc học tập chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; các chủ trương, nghịquyết đối với đoàn viên, hội viên của tổ chức mình.
+ Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động doNhà nước cấp đối với tổ chức mình.
+ Tham mưu đối với cấp uỷ Đảng ở xã, phường, thịtrấn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của tổ chức mình.
+ Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chứckiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp uỷ cùng cấp và các tổ chức đoànthể cấp trên về hoạt động của tổ chức mình.
+ Chỉ đạo việc xây dựng quy chế hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành cấp cơ sở tổ chức mình; chỉ đạo hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đảm bảo theo đúng quy chế đã xây dựng.
Tiêu chuẩn cụ thể:
-
+ Các tiêu chuẩn (do các đoàn thể chính trị - xã hộiquy định) của cán bộ chuyên trách thuộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác đoàn thể chính trị - xã hội được giữ nguyên trong nhiệm kỳ hiện tại.Các tiêu chuẩn quy định này được áp dụng kể từ đầu nhiệm kỳ tới củatừng tổ chức đoàn thể.
+ Tuổi đời:
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Không quá60 tuổi đối với nam, không quá 55 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụlần đầu.
Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Khôngquá 30 tuổi khi tham gia giữ chức vụ công tác.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nôngdân: Không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ khi thamgia giữ chức vụ lần đầu.
-
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: Không quá 65 tuổi khi thamgia giữ chức vụ.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trởlên ở khu vực đồng bằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi..
+Lý luận chính trị: Có trình độ sơ cấp và tương đương trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tươngđương trình độ sơ cấp trở lên.
Điều 7. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
Chức trách: Là cán bộ chuyên trách của Hội đồngnhân dân xã, phường, thị trấn, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổchức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp xã, bảo đảmphát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trênđịa bàn xã, phường, thị trấn.
-
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
+ Triệu tập, chủ toạ các kỳ họp của Hội đồng nhândân, phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhândân; chủ trì trong việc tham gia xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
+ Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghịquyết của Hội đồng nhân dân.
+ Tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyếtcác kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
+ Giữ mối quan hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân,phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, thông báohoạt động của Hội đồng nhân dân với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân lên Hộiđồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
+ Chủ trì và phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việcquyết định đưa ra bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị củaUỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
-
Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
Căn cứ vào nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân,Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịchHội đồng nhân dân phân công cụ thể và thay mặt Chủ tịch Hội đồng nhândân giải quyết công việc khi Chủ tịch Hội đồng nhân dân vắng mặt.
Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồngnhân dân:
-
+ Tuổi đời: Tuổi của Chủ tịch Hội đồng nhân dân vàPhó Chủ tịch Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyđịnh phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổi tham gialần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luậnchính trị đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồidưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chuyênmôn trở lên đối với khu vực đồng bằng. Với khu vực miền núi phải đượcbồi dưỡng kiến thức chuyên môn tương đương trình độ sơ cấp trở lên.Ngành chuyên môn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hìnhđơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Đã qua lớp bồi dưỡng quản lýhành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạtđộng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Điều 8. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
Chức trách: Là cán bộ chuyên trách lãnh đạo Uỷ bannhân dân cấp xã, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạtđộng của Uỷ ban nhân dân và hoạt động quản lý Nhànước đối với cáclĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đã được phân công trên địabàn xã, phường, thị trấn.
Nhiệm vụ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:
-
1. Lãnh đạo phân công công tác của Uỷ ban nhân dân,các thành viên Uỷ ban nhân dân, công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dâncấp xã, gồm:
+ Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với côngtác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện chính sách, phápluật của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân vàcác quyết định của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
+ Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn củaChủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩmquyền tập thể Uỷ ban nhân dân.
+ Áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quảnlý và điều hành bộ máy hành chính ở xã, phường, thị trấn hoạt động cóhiệu quả.
+ Ngăn ngừa, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực trongcán bộ công chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương cấp xã;tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theoquy định của pháp luật; giải quyết và trả lời các kiến nghị của Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
+ Trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện một số nhiệmvụ theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của trưởng,phó thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật.
+ Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấpvà Uỷ ban nhân dân cấp trên.
+ Triệu tập và chủ toạ phiên họp của Uỷ ban nhân dânxã, phường, thị trấn.
+ Thực hiện việc bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luậtcán bộ, công chức cơ sở theo sự phân cấp quản lý.
+ Đình chỉ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật của trưởng thôn và tổ dân phố.
-
Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:
Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khốicông việc (khối kinh tế - tài chính, khối văn hoá - xã hội...) của Uỷ bannhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và những công việc do Chủtịch Uỷ ban nhân dân ủy nhiệm khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đi vắng.
Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ bannhân dân:
-
-
+ Tuổi đời: Tuổi đời của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân vàPhó chủ tịch Uỷ ban nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy địnhphù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổi tham gia lầnđầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trịtrở lên đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡnglý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng, có trìnhđộ trung cấp chuyên môn trở lên. Với miền núi phải được bồi dưỡng kiếnthức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu giữ chức vụlần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Ngành chuyên mônphải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vịhành chính xã, phường, thị trấn. Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lýhành chính Nhà nước, quản lý kinh tế.
Mục 2
TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 9. Chức trách:
Là công chức làm công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhândân cấp xã; có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý Nhà nướcvề lĩnh vực công tác (Tài chính, Tư pháp, Địa chính, Văn phòng, Văn hoá -Xã hội, Công an, Quân sự) và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp xã giao.
Điều 10. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Tàichính Kế toán:
-
Nhiệm vụ:
+ Xây dựng dự toán thu chi ngân sách trình cấp có thẩmquyền phê duyệt, giúp Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức thực hiện dự toánthu, chi ngân sách, quyết toán ngân sách, kiểm tra hoạt động tài chính kháccủa xã.
+ Thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơbản, tài sản công tại xã, phường, thị trấn theo quy định.
+ Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong khai thác nguồn thu,thực hiện các hoạt động tài chính ngân sách đúng quy định của pháp luật.
+ Kiểm tra các hoạt động tài chính, ngân sách theo đúngquy định, tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên.
+ Thực hiện chi tiền theo lệnh chuẩn chi; thực hiện theoquy định về quản lý quỹ tiền mặt và giao dịch đối với Kho bạc Nhà nướcvề xuất nhập quỹ.
+ Báo cáo tài chính, ngân sách đúng quy định.
Tiêu chuẩn:
-
-
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khuvực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khuvực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phảiđược bồi dưỡng lý luận chính trị với trình độ tương đương sơ cấp trởlên.
+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trìnhđộ trung cấp Tài chính Kế toán trở lên. Với công chức đang công tác ở khuvực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn Tàichính - Kế toán; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trungcấp Tài chính - Kế toán trở lên. Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhànước sau khi tuyển dụng. Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụngđược kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.
Điều 11. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Tưpháp - Hộ tịch.
-
Nhiệm vụ:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã soạn thảo, ban hành cácvăn bản quản lý theo quy định của pháp luật; giúp Uỷ ban nhân dân cấp xãtổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự án luật, pháp lệnh theo kế hoạchcủa Uỷ ban nhân dân cấp xã và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên;giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân xã,phường, thị trấn.
+ Giúp UBND cấp xã chỉ đạo cộng đồng dân cư tự quảnxây dựng hương ước, quy ước, kiểm tra việc thực hiện hương ước, quy ước;thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theoquy định của pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật; tổ chức phục vụ nhândân nghiên cứu pháp luật; phối hợp hướng dẫn hoạt động đối với tổ hoàgiải. Phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố sơ kết, tổng kếtcông tác hoà giải, báo cáo với UBND cấp xã và cơ quan tư pháp cấp trên.
+ Thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch theo cácnhiệm vụ cụ thể được phân cấp quản lý và đúng thẩm quyền được giao.
+ Thực hiện việc chứng thực theo thẩm quyền đối với cáccông việc thuộc nhiệm vụ được pháp luật quy định.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện một số côngviệc về quốc tịch theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp ở xã,phường, thị trấn.
cấp.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân xã về công tác thi hành ánh theonhiệm vụ cụ thể được phân
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc phối hợp vớicác cơ quan, tổ chức liên
quan quyết định việc giáo dục tại xã, phường,thị trấn.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký giaodịch bảo đảm về quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất theoquy định của pháp luật.
+ Chấp hành quy chế làm việc của cơ quan, các chế độquản lý hồ sơ tài liệu, chế độ báo cáo công tác theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ Tư pháp khác theo quy định củapháp luật.
Tiêu chuẩn:
-
-
+ Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khuvực đồng bằng và đô thị; tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khuvực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phảiđược bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trởlên.
+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trìnhđộ trung cấp Luật trở lên và phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấpxã sau khi được tuyển dụng. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núihiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tư pháp cấp xã;nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp luật trởlên. Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi được tuyểndụng. ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin họctrong công tác chuyên môn.
Điều 12. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Địachính - Xây dựng
-
Nhiệm vụ:
+ Lập sổ địa chính đối với chủ sử dụng đất hợppháp, lập sổ mục kê toàn bộ đất của xã, phường, thị trấn.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã hướng dẫn thủ tục, thẩmtra để xác nhận việc tổ chức, hộ gia đình đăng ký đất ban đầu, thựchiện các quyền công dân liên quan tới đất trên địa bàn xã, phường, thịtrấn theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn tất các thủ tục thì có tráchnhiệm chỉnh lý sự biến động đất đai trên sổ và bản đồ địa chính đãđược phê duyệt.
+ Thẩm tra, lập văn bản để Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷban nhân dân cấp trên quyết định về giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đốivới hộ gia đình và cá nhân và tổ chức thực hiện quyết định đó.
+ Thu thập tài liệu số liệu về số lượng đất đai; thamgia xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; kiểm tra việc thực hiệnquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt.
+ Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê đất đai theothời gian và mẫu quy định.
+ Bảo quản hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địagiới địa chính, bản đồ chuyên ngành, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai, sốliệu thống kê, kiểm kê, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất tại trụ sở Uỷ bannhân dân cấp xã, các mốc địa giới...
+ Tham mưu cho UBND cấp xã quản lý công tác xây dựng,giám sát về kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình phúc lợi ở địaphương.
+ Tuyên truyền, giải thích, hoà giải tranh chấp về đấtđai, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân về đất đai, để giúpUỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết, thường xuyên kiểm tra nhằmphát hiện các trường hợp vi phạm đất đai để kiến nghị Uỷ ban nhân dâncấp xã xử lý.
+ Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên trong việc đođạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ địa giới hành chính, giải phóng mặtbằng.
+ Tham gia tuyên truyền, phổ biến về chính sách pháp luậtđất đai.
Tiêu chuẩn:
-
-
+ Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khuvực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khuvực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phảiđược bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trởlên.
+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trìnhđộ trung cấp Địa chính hoặc trung cấp Xây dựng trở lên. Với công chức đangcông tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thứcchuyên môn Địa chính hoặc xây dựng; nếu mới được tuyển dụng lần đầuphải có trình độ trung cấp Địa chính hoặc xây dựng trở lên. Sau khi đượctuyển dụng phải qua bồi dưỡng về quản lý đất đai, đo đạc bản đồ, quảnlý hành chính Nhà nước. Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụngđược kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.
Điều 13. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Vănphòng - Thống kê.
-
Nhiệm vụ:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng chương trìnhcông tác, lịch làm việc và theo dõi thực hiện chương trình, lịch làm việcđó; tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, tham mưu giúp UBND trongviệc chỉ đạo thực hiện.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân dự thảo văn bản trình cấp cóthẩm quyền; làm báo cáo gửi lên cấp trên.
+ Quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lậphồ sơ lưu trữ, biểu báo cáo thống kê; theo dõi biến động số lượng, chấtlượng cán bộ, công chức cấp xã.
+ Giúp Hội đồng nhân dân tổ chức kỳ họp, giúp Uỷ bannhân dân tổ chức tiếp dân, tiếp khách, nhận đơn khiếu nại của nhân dânchuyển đến Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hoặc lên cấp trên cóthẩm quyền giải quyết.
+ Đảm bảo điều kiện vật chất phục vụ cho các kỳ họpcủa Hội đồng nhân dân cho công việc của Uỷ ban nhân dân..
+ Giúp Uỷ ban nhândân về công tác thi đua khen thưởng ở xã, phường, thị trấn.
+ Giúp Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiệnnghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu HĐND và UBND theo quy định của phápluật và công tác được giao.
+ Nhận và trả kết quả trong giao dịch công việc giữa Uỷban nhân dân với cơ quan, tổ chức và công dân theo cơ chế "mộtcửa".
Tiêu chuẩn:
-
-
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khuvực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khuvực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phảiđược bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trởlên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trìnhđộ trung cấp Văn thư, lưu trữ hoặc trung cấp Hành chính, trung cấp Luật trởlên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểuđược bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về một trong các ngành chuyên môntrên; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp củamột trong ba ngành chuyên môn trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồidưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính). Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụcông tác chuyên môn.
Điều 14. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Vănhoá - Xã hội
-
Nhiệm vụ:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thông tin tuyêntruyền giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước, tình hình kinh tế - chính trị ở địa phương và đấu tranh chống âm mưu tuyên truyền phá hoại của địch; báo cáo thông tin về dư luận quầnchúng về tình hình môi trường văn hoá ở địa phương lên Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp xã.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức các hoạt độngthể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ, lễ hộitruyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương, điểm vui chơi giải trí và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình vănhoá, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi truỵ dưới hìnhthức văn hoá, nghệ thuật và các tệ nạn xã hội khác ở địa phương.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức vận động đểxã hội hoá các nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hoá, vănnghệ, thể dục thể thao, bảo vệ các đi tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cácđiểm vui chơi giải trí ở địa phương.
+ Hướng dẫn, kiểm tra đối với tổ chức và công dânchấp hành pháp luật trong hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao.
+ Lập chương trình, kế hoạch công tác văn hoá, vănnghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao, công tác lao động, thươngbinh và xã hội trình Uỷ ban nhân dân cấp xã và tổ chức thực hiện chươngtrình, kế hoạch được phê duyệt.
+ Thống kê dân số, lao động, tình hình việc làm, ngànhnghề trên địa bàn; nắm số lượng và tình hình các đối tượng chính sáchlao động - thương binh và xã hội.
+ Hướng dẫn và nhận hồ sơ của người xin học nghề, tìmviệc làm, người được hưởng chính sách ưu đãi, chính sách xã hội trìnhUỷ ban nhân dân xã giải quyết theo thẩm quyền.
+ Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chi trả trợ cấpcho người hưởng chính sách lao động, thương binh và xã hội..
+ Phối hợp vớicác đoàn thể trong việc chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách; quảnlý các nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ và bảo trợ xã hội,việc nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng xã hội ở cộng đồng.
+ Theo dõi thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện sơ kết, tổngkết báo cáo công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thểthao, công tác lao động - thương binh và xã hội ở xã, phường, thị trấn.
Tiêu chuẩn:
-
-
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khuvực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khuvực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phảiđược bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trởlên.
+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạttrung cấp về văn hoá nghệ thuật (chuyên ngành) hoặc trung cấp quản lý Vănhoá - Thông tin hoặc trung cấp nghiệp vụ Lao động - Thương binh và xã hộitrở lên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểuđược bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về một trong các ngành chuyên môntrên; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp trởlên về một trong các ngành chuyên môn nêu trên. Sau khi được tuyển dụngphải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước và ngành chuyên môn cònthiếu liên quan tới nhiệm vụ được giao. Sử dụng thành thạo các trang thiếtbị phù hợp với ngành chuyên môn. Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sửdụng được kỹ thuật tin học trong công tác.
Điều 15. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chứcTrưởng Công an xã.
-
Nhiệm vụ:
+ Tổ chức lực lượng công an xã, nắm chắc tình hình anninh trật tự trên địa bàn; tham mưu đề xuất với cấp uỷ Đảng, Uỷ ban nhândân xã, thị trấn và cơ quan công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biệnpháp bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn và tổ chức thực hiện sau khiđược cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tuyên truyền, phổbiến pháp luật liên quan tới an ninh trật tự cho nhân dân, hướng dẫn tổ chứcquần chúng làm công tác an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý.
+ Tổ chức phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm,các tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quyđịnh của pháp luật và theo hướng dẫn của công an cấp trên.
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, giữtrật tự công cộng và an toàn giao thông, quản lý vũ khí, chất nổ dễ cháy;quản lý hộ khẩu, kiểm tra các quy định về an ninh trật tự trên địa bàn theothẩm quyền.
+ Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo quyđịnh; tổ chức việc quản lý, giáo dục đối tượng trên địa bàn theo quyđịnh của pháp luật.
+ Chỉ đạo việc bảo vệ môi trường, bắt người phạm tộiquả tang, tổ chức bắt người có lệnh truy nã, người có lệnh truy tìm hànhchính theo quy định của pháp luật; tiếp nhận và dẫn giải người bị bắt lêncông an cấp trên; cấp cứu người bị nạn.
+ Tuần tra, bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinhtế, an ninh, quốc phòng ở địa bàn theo hướng dẫn của Công an cấp trên..
+Xây dựng nội bộ lực lượng công an xã, trong sạch, vững mạnh và thực hiệnmột số nội dung nhiệm vụ khác do cấp uỷ đảng, Uỷ ban nhân dân xã, công ancấp trên giao.
Tiêu chuẩn:
-
-
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khuvực đồng bằng, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miềnnúi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải cótrình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên ở khu vực đồng bằng, cótrình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trí trở lên ở khu vực miềnnúi.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạttrình độ tương đương trung cấp chuyên môn ngành công an trở lên. Với côngchức đang công tác ỏ khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡngkiến thức chuyên môn ngành công an, nếu mới được tuyển dụng lần đầu phảiđược bồi dưỡng chương trình huấn luyện trưởng công an xã theo quy địnhcủa Công an cấp trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lýhành chính Nhà nước. Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp vớingành chuyên môn.
Điều 16. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Chỉhuy trưởng Quân sự
-
Nhiệm vụ:
+ Tham mưu đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền cấpxã về chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thựchiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, xây dựng lực lượng dân quân, lực lượngdự bị động viên.
+ Xây dựng kế hoạch xây dựng lực lượng, giáo dục chínhtrị và pháp luật, huấn luyện quân sự, hoạt động chiến đấu, trị an của lựclượng dân quân; xây dựng kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; huyđộng lực lượng dự bị động viên và các kế hoạch khác liên quan tới nhiệmvụ quốc phòng, quân sự; phối hợp với các đoàn thể triển khai thực hiện cácnhiệm vụ liên quan tới công tác quốc phòng, quân sự trên địa bàn.
+ Phối hợp với lực lượng quân đội trên địa bàn huấnluyện quân dự bị theo quy định.
+ Tổ chức thực hiện đăng ký, quản lý công dân trongđộ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, quân nhân dự bị và dân quân theo quy địnhcủa pháp luật; thực hiện công tác động viên, gọi thanh niên nhập ngũ.
+ Chỉ đạo dân quân phối hợp với công an và lực lượngkhác thường xuyên hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu,phục vụ chiến đấu và tổ chức khắc phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứunạn.
+ Phối hợp với các đoàn thể trên địa bàn được giáodục toàn dân ý thức quốc phòng quân sự và các văn bản pháp luật liên quantới quốc phòng, quân sự.
+ Có kế hoạch phối hợp với các tổ chức kinh tế, vănhoá, xã hội thực hiện nền quốc phòng gắn với nền an ninh nhân dân, thế trậnquốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
+ Thực hiện chính sách hậu phương quân đội; các tiêuchuẩn, chế độ, chính sách cho dân quân, tự vệ, quân nhân dự bị theo quyđịnh.
+ Tổ chức thực hiện nghiêm chế độ quản lý sử dụng,bảo quản vũ khí trang bị, sẵn sàng chiến đấu; quản lý công trình quốcphòng theo phân cấp; thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kếtcông tác quốc phòng, quân sự ở xã, phường, thị trấn.
Tiêu chuẩn:
-
-
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khuvực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khuvực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải cótrình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên ở khu vực đồng bằng, cótrình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trị trở lên ở khu vực miềnnúi.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạttrình độ tương đương trung cấp về quân sự của sĩ quan dự bị cấp phânđội trở lên. Đối với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay,tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngành quân sự; nếu mớiđược tuyển dụng lần đầu phải tương đương trung cấp quân sự của sĩ quandự bị cấp phân đội trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡngquản lý Nhà nước về quốc phòng cấp xã. Sử dụng thành thạo trang, thiết bịphục vụ công tác chuyên môn.
Mục 3
TIÊU CHUẨN VỀ TIẾNG DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở ĐỊA PHƯƠNG CÓ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
Điều 17. Những cán bộ, công chức cấp xã công táctại các nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống phải biết ít nhấttiếng của một dân tộc thiểu số.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Căn cứ các quy định tại Quyết định nàyvà tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhhướng dẫn Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch thực hiệnbản quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấnvà phê duyệt bản kế hoạch nói trên.
Điều 19. Bản tiêu chuẩn này là căn cứ để chuẩn bịnhân sự cho cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và thực hiện Luật Tổchức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Điều 20. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấphuyện và cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc thực hiện bản quy định này.Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc thì báo cáo về Bộ Nội vụ để nghiên cứu và giải quyết./.
2. Đối với chỉ tiêu 18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh":
Hướng dẫn số 27/HD/BTCTW ngày 25/9/2014 của Ban Tổ chức Trung ương về kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm. Cụ thể như sau:
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TỔ CHỨC
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Số: 27-HD/BTCTW
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2014
HƯỚNG DẪN
kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn kiểm điểm tự phê bình, phê bình đối với tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm như sau:
-
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
-
Kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên nhằm để các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có cơ sở đề ra chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, điều
hành và thực hiện nhiệm vụ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; làm căn cứ để thực hiện các nội dung công tác cán bộ, đảng viên.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ; lấy kết quả kiểm điểm của tập thể làm cơ sở để kiểm điểm cá nhân; lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh kiểm điểm của tập thể. Cấp ủy và lãnh đạo cấp trên cần tăng cường lãnh đạo, kiểm tra việc kiểm điểm, đánh giá, phân loại đối với tập thể và cá nhân bảo đảm khách quan, thực chất.
-
NỘI DUNG
-
-
-
KIỂM ĐIỂM TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
-
Đối tượng và nơi kiểm điểm
-
Đối tượng
a). Tập thể: Các cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến cơ sở, cụ thể là:
-
-
-
Cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ tỉnh ủy, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương; ban thường vụ huyện uỷ và tương đương; đảng uỷ và chi ủy cơ sở.
Các tổ chức đảng ở Trung ương: Đảng đoàn: Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trực thuộc Trung ương. Ban Cán sự đảng: Chính phủ và các bộ, ngành của Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước.
-
Các tập thể lãnh đạo trực thuộc Trung ương: Tập thể lãnh đạo các ban đảng và cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương; Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; các đơn vị sự nghiệp ở Trung ương (Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Các đảng đoàn, ban cán sự đảng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tập thể lãnh đạo ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở do tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định.
b) Cá nhân: Đảng viên trong toàn Đảng, trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng.
Nơi kiểm điểm
Tất cả đảng viên kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở chi bộ nơi sinh hoạt;
-
Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở chi bộ, phải kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cao nhất (có tổ chức kiểm điểm) mà mình tham gia, cụ thể như sau:
+ Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng kiểm điểm trước tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư; trước tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên lãnh đạo.
+ Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (cả Ủy viên Trung ương dự khuyết) kiểm điểm trước ban thường vụ cấp ủy hoặc tập thể ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi công tác.
+ Các đồng chí ủy viên ban cán sự đảng, đảng đoàn, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lãnh đạo các tổ chức cơ quan, đơn vị ở Trung ương kiểm điểm trước tập thể ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi công tác.
+ Các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương kiểm điểm trước tập thể ban thường vụ cùng cấp; trước tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên lãnh đạo. Các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi công tác.
+ Các đồng chỉ ủy viên ban thường vụ cấp ủy cơ sở (bí thư, phó bí thư ở nơi không lập ban thường vụ) kiểm điểm trước tập thể ban chấp hành cùng cấp và kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo nơi mình là thành viên lãnh đạo. Các đồng chí cấp ủy viên cơ sở kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi mình là thành viên lãnh đạo.
Đối tượng và nơi kiểm điểm của cán bộ lãnh đạo, quản lý khác ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở do tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định.
-
Nội dung kiểm điểm
Đối với tập thể
-
Kết quả lãnh đạo quán triệt, xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch theo chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị được giao.
Kết quả lãnh đạo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan đơn vị. Các giải pháp đấu tranh, khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống; kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra khi kiểm điểm tự phê bình và phê bình.
-
Làm rõ trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu cấp ủy chính quyền cơ quan đơn vị trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; các quy định, quy chế làm việc; công tác tổ
chức, cán bộ; quản lý và phát triển đảng viên; đổi mới phương thức lãnh đạo; các biện pháp đấu tranh, phòng, chống tham nhũng; kết quả xử lý sai phạm đối với tập thể cá nhân.
-
Công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng và kỷ luật đảng.
-
Đối với cá nhân
a). Đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
-
Tư tưởng chính trị: Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ý thức, trách nhiệm và thái độ trong đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị; việc học tập nâng cao trình độ chính trị, năng lực công tác của bản thân.
Phẩm chất đạo đức, lối sống: Kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giữ gìn đạo đức, lối sống phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân. Tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lối sống thực dụng, nói không đi đối với làm. Tính trung thực, khách quan, chân thành trong tự phê bình, phê bình và xây dựng đoàn kết nội bộ.
Thực hiện chức trách, nhiệm vụ: Tinh thần trách nhiệm, kết quả và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao; ý thức tham gia xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
-
Ý thức tổ chức kỷ luật: Việc chấp hành phân công của tổ chức, Quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị; thực hiện chế độ sinh hoạt đảng, đóng đảng phí theo quy định; giữ mối liên hệ với cấp ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
Đối với đảng viên là cán bộ, công chức: Khi kiểm điểm về thực hiện chức trách, nhiệm vụ cần đi sâu làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân và giữ gìn đoàn kết nội bộ.
b). Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Ngoài những nội dung nêu tại khoản a còn phải kiểm điểm sâu sắc các nội dung sau:
Kết quả lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành; việc quy tụ, đoàn kết; thái độ công tâm, khách quan và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng.
Tham gia cùng tập thể trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; làm rõ trách nhiệm các nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể.
-
Ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tu dưỡng đạo đức, lối sống, ý thức nêu gương của bản thân và gia đình.
-
Các bước tiến hành
Chuẩn bị kiểm điểm
-
Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể và gửi trước cho các thành viên ít nhất 3 ngày.
Đảng viên chuẩn bị bản kiểm điểm (theo mẫu); thực hiện lấy ý kiến nhận xét của cấp ủy cơ sở nơi cư trú.
Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cấp trên gợi ý kiểm điểm bằng văn bản đối với tập thể, cá nhân thuộc cấp mình quản lý (nếu thấy cần).
-
Báo cáo kiểm điểm tập thể và bản kiểm điểm cá nhân phải chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân; giải trình những nội dung gợi ý kiểm điểm, ý kiến đóng góp (nếu có).
Tổ chức kiểm điểm
Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; cấp ủy viên, cán bộ lãnh đọa kiểm điểm trước, đảng viên sau. Có thể kết hợp kiểm điểm tập thể ban cán sự đảng, đảng đoàn với tập thể lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan, đơn vị (nơi lập ban cán sự đảng, đảng đoàn). Những chi bộ trên 30 đảng viên, có tổ đảng thì đảng viên kiểm điểm ở tổ đảng, sau đó tổ đảng báo cáo kết quả với chi bộ.
Người đứng đầu định hướng các nội dung cần tập trung thảo luận và tiếp thu các ý kiến đóng góp để kết luận và hoàn thiện báo cáo kiểm điểm của tập thể.
Đảng viên trình bày bản tự kiểm điểm, tập thể đóng góp ý kiến, cá nhân tiếp thu, người chủ trì kết luận (khi kiểm điểm người đứng đầu thì phân công một đồng chí cấp phó chủ trì). Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở nơi nào thì kiểm điểm sâu việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao ở nơi đó; ở chi bộ thì báo cáo tóm tắt kết quả đã kiểm điểm trước khi kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên.
-
Trong quá trình kiểm điểm, nếu có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì báo cáo cấp có thẩm quyền xác minh, làm rõ.
-
ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG
Đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hằng năm được tiến hành vào dịp cuối năm, gắn với tổng kết công tác năm của địa phương, cơ quan, đơn vị. Đánh giá, phân loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trước, đảng viên sau; chính quyền (cơ quan, đơn vị), Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội (nếu có) trước, tổ chức đảng cùng cấp sau.
-
Tổ chức cơ sở đảng
Việc đánh giá, phân loại phải căn cứ chủ yếu vào kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng theo quy định của Ban Bí thư và nhiệm vụ được cấp ủy cấp trên giao.
-
Đối tượng
Đảng bộ, chi bộ cơ sở (bao gồm cả đảng bộ cơ sở mà đảng ủy được giao một số quyền cấp trên cơ sở); đảng bộ bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng ủy.
Nội dung
-
-
-
Thực hiện nhiệm vụ chính trị (40 điểm): Việc triển khai, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và nhiệm vụ được cấp ủy cấp trên giao; kết quả thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Công tác chính trị tư tưởng (20 điểm): Tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đấu tranh với những biểu hiện, hành vi sai trái; tuyên truyền, học tập và làm theo báo, tạp chí của Đảng. Xây dựng và thực hiện các tiêu chí về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, định kỳ đánh giá kết quả và biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Công tác tổ chức, cán bộ và xây dựng đảng bộ, chi bộ (15 điểm): Kết quả thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ. Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; quy chế làm việc của cấp ủy; đổi mới phương thức lãnh đạo; nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy, tổ chức đảng; xây dựng đội ngũ cấp ủy viên và bí thư chi bộ; quản lý, phân công nhiệm vụ cho đảng viên và kết nạp đảng viên mới; giới thiệu đảng viên đang công tác giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú; thực hiện cải cách hành chính và công tác thi đua, khen thưởng.
Lãnh đạo xây dựng chính quyền (cơ quan, đơn vị), Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội (15 điểm): Xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cùng cấp, xem xét, giải quyết những vấn đề nảy sinh ở cơ sở; củng cố mối quan hệ giữa các tổ chức và khối đại đoàn kết toàn dân; kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của chính quyền, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
-
Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng (10 điểm): Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra và công tác tự kiểm tra, giám sát của đảng bộ, chi bộ. Công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phát hiện, xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.
-
Phân loại chất lượng
a). Đảng bộ (chi bộ) trong sạch, vững mạnh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao và đạt được từ 90 điểm trở lên và đảm bảo các điều kiện:
-
Tập thể ban thường vụ, cấp ủy đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
Chi bộ, đảng bộ sinh hoạt đúng quy định; chi bộ có 100% đảng viên đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên, đảng bộ có 100% số tổ chức đảng trực thuộc đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên;
Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp phân loại chất lượng đạt mức cao nhất.
-
Số tổ chức cơ sở đảng được phân loại “Trong sạch, vững mạnh” không nên vượt quá 50% tổng số cơ sở đảng của tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Cấp ủy cấp trên xem xét, lựa chọn một số tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu để biểu
dương, khen thưởng; số tổ chức cơ sở đảng được khen thưởng tối đa không vượt quá 20% tổng số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh.
b). Đảng bộ (chi bộ) hoàn thành tốt nhiệm vụ: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và đạt từ 70 đến dưới 90 điểm hoặc đạt từ 90 điểm trở lên nhưng chưa đạt mức "Trong sạch, vững mạnh” và đảm bảo các điều kiện:
Tập thể ban thường vụ, cấp ủy đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ; không có cấp ủy viên, cán bộ là cấp trưởng, cấp phó của các tổ chức trong hệ thống chính trị cùng cấp bị xử lý kỷ luật (trừ những trường hợp bị kỷ luật do tổ chức đảng chủ động phát hiện và tích cực đấu tranh, xử lý);
-
Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp phân loại chất lượng đạt mức cao thứ hai trở lên.
c). Đảng bộ (chi bộ) hoàn thành nhiệm vụ: Cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đạt từ 50 đến dưới 70 điểm hoặc đạt từ 70 điểm trở lên nhưng chưa đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ.
d). Đảng bộ (chi bộ) yếu kém: Không hoàn thành nhiều nhiệm vụ được giao, đạt dưới 50 điểm hoặc đạt từ 50 điểm trở lên và có một trong các khuyết điểm, hạn chế sau:
Nội bộ cấp ủy hoặc ban thường vụ mất đoàn kết.
Để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đến mức có đảng viên phải kỷ luật.
Chính quyền cùng cấp phân loại chất lượng mức thấp nhất.
Có từ 02 tổ chức (Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội) cùng cấp phân loại chất lượng mức thấp nhất.
-
Đảng bộ có trên 1/3 số tổ chức đảng trực thuộc xếp loại “Yếu kém", chi bộ có trên 1/2 số đảng viên xếp loại "Không hoàn thành nhiệm vụ".
e). Một số điểm lưu ý trong đánh giá, phân loại tổ chức đảng:
Căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ, tổng số điểm tự chấm, ban thường vụ đảng ủy (bí thư phó bí thư nơi không lập ban thường vụ chi ủy dự kiến mức phân loại; hội nghị đảng ủy, đảng viên (đối với chi bộ) thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín và báo cáo cấp ủy cấp trên. Ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp tổng hợp kết quả phân loại của tổ chức đảng cấp dưới; lấy ý kiến các ban, ngành, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp có liên quan; thẩm định, tham mưu, trình ban thường vụ xem xét, quyết định.
Tổ chức đảng đã được công nhận phân loại chất lượng, nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm hoặc không đảm bảo điều kiện của mức phân loại thì hủy bỏ kết quả và phân loại chất lượng lại.
Không tổ chức đánh giá, phân loại đối với tổ chức đảng mới thành lập chưa đủ 06
-
tháng.
-
Cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên
Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức: Thực hiện theo quy định của Chính phủ.
-
Đánh giá, phân loại đảng viên
Việc đánh giá, phân loại phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đối tượng: Đảng viên trong toàn Đảng, trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng.
Nội dung: Theo nội dung kiểm điểm đảng viên.
-
Phân loại chất lượng đảng viên.
a). Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Là đảng viên phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và phải có trên 2/3 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành. Nếu đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phải được phân loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” hoặc được đề nghị đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” hoặc trong năm có thành tích xuất sắc được cấp bộ hoặc cấp tỉnh tặng “Bằng khen”.
Số đảng viên được phân loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 15% số đảng viên được phân loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” và đề nghị cấp trên khen thưởng; đối với chi bộ có dưới 07 đảng viên thì không quá 01 đồng chí; đảng bộ, chi bộ có thành tích đặc biệt xuất sắc thì số đảng viên xuất sắc có thể tăng thêm nhưng không quá 20% số đảng viên được phân loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
b). Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ: Là đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhưng chưa đủ điều kiện đạt mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và phải có trên 1/2 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành. Nếu đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phân loại cán bộ, công chức, viên chức phải đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
c). Đảng viên hoàn thành nhiệm vụ: Là đảng viên cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao và có trên 1/2 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành. Nếu đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phân loại cán bộ, công chức, viên chức phải đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” hoặc “Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” trở lên.
d). Đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ:
Là đảng viên đang chấp hành kỷ luật của Đảng, chính quyền, đoàn thể trong thời hạn 1 năm hoặc vi phạm một trong các khuyết điểm dưới đây và có trên 1/2 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành:
Đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ chi bộ giao.
Phân loại cán bộ, công chức, viên chức ở mức "Không hoàn thành nhiệm vụ”.
Vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm hoặc vi phạm khác ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và vị trí công tác của đảng viên đó.
-
bộ.
-
Không chấp hành phân công của tổ chức hoặc là nguyên nhân gây mất đoàn kết nội
-
Một số điểm lưu ý trong đánh giá phân loại đảng viên:
-
-
-
Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn phân loại, cá nhân tự đánh giá, phân loại; chi bộ
bỏ phiếu, công bố kết quả phân loại và báo cáo cấp ủy cơ sở xem xét, quyết định.
Đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm nhiều chức vụ công tác thì đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu ở chức vụ đảm nhiệm chính và cao nhất.
Đảng viên ở địa phương đi làm ăn xa nơi cư trú, nghỉ ốm từ 3 tháng trở lên không phân loại đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
Đảng viên phải hoàn thành việc kiểm điểm mới được đánh giá, phân loại. Những đảng viên vắng mặt hay chưa được đánh giá, phân loại thì chi bộ tổ chức đánh giá, phân loại vào cuộc họp gần nhất khi đảng viên có mặt. Đảng viên đã được phân loại chất lượng, nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm hoặc không đảm bảo điều kiện của mức đã phân loại thì hủy bỏ kết quả và phân loại lại.
-
Không tổ chức đánh giá, phân loại đối với đảng viên mới kết nạp chưa đủ 06 tháng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ Hướng dẫn này, các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch kiểm điểm ở cấp mình, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới tổ chức kiểm điểm bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ đề ra; phân công cán bộ theo dõi việc kiểm điểm của tập thể, cá nhân ở cấp trực thuộc.
-
Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương cụ thể hóa nội dung đánh giá; xây dựng bảng điểm chi tiết đối với từng loại hình tổ chức đảng ở cơ sở phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, ngành, lĩnh vực; hướng dẫn đánh giá phân loại chất lượng đảng bộ bộ phận và chi bộ trực thuộc đảng ủy. Quyết định việc thí điểm đánh giá, phân loại chất lượng đối với đảng bộ cấp huyện và tương đương.
Chỉ đạo chính quyền (cơ quan, đơn vị), Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện đánh giá, phân loại chất lượng tập thể, cá nhân hằng năm bảo đảm đồng bộ với đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên.
Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm; đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm của tập thể, cá nhân; tập trung củng cố các tổ chức đảng, giúp đỡ đảng viên khắc phục khuyết điểm, yếu kém, tồn tại.
Báo cáo kết quả kiểm điểm của tập thể, cá nhân về cấp trên theo phân cấp quản lý cán bộ, đảng viên. Báo cáo kiểm điểm của tập thể, cá nhân cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và báo cáo kết quả đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm gửi về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 1/3 năm sau.
-
Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW, ngày 4/11/2013 việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2013 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và Hướng dẫn số 07-HD/BTCTW, ngày 11/10/2011 về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Ban Tổ chức Trung ương để nghiên cứu, bổ sung./.
-
Đối với chỉ tiêu 18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định: Áp dụng theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tư pháp.
Đối với chỉ tiêu 18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội:
-
-
Công văn số 4999/LĐTBXH-KHTC ngày 12/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (đã được trình bày cụ thể tại mục XI Phụ lục này).
XIX. ĐỐI VỚI TIÊU CHÍ SỐ 19 VỀ QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
1. Đối với chỉ tiêu 19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng:
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, cụ thể như sau:
“I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
-
Mục tiêu
Bộ Quốc phòng và cơ quan quân sự địa phương quán triệt và thực hiện nghiêm nhiệm vụ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai Chương trình MTQG xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; nâng cao chất lượng chính trị, năng lực, sức chiến đấu và sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ của lực lượng dân quân tại các xã vùng nông thôn nói chung, xã nông thôn mới nói riêng đáp ứng yêu cầu dân quân là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, khi có chiến tranh và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự được giao.
Yêu cầu
-
-
Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị liên quan lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đồng bộ, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc quán triệt và tổ chức thực hiện; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ sở; thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Điểm 19.1 của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Cơ quan DQTV các cấp, trợ lý DQTV cấp huyện nắm chắc chức năng, nhiệm vụ quy định, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, chỉ đạo hoạt động đối với DQTV đạt kết quả thiết thực.
Thực hiện đúng tiến độ thời gian quy định, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
“Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nhất là các xã vùng trọng điểm biên giới, hải đảo đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia” để có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, phát triển, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng, an ninh được giữ vững và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
-
-
THỜI GIAN
Thời gian thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của Chính phủ giai đoạn từ 2016 đến 2020.
NỘI DUNG
-
-
Thực hiện xây dựng lực lượng dân quân “Vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng đạt tiêu chí 19.1 trong Bộ Tiêu chí xã nông thôn mới trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
-
Xây dựng ban chỉ huy quân sự và dân quân xã
Số lượng cán bộ: Theo quy định của pháp luật;
-
Chỉ huy trưởng là thành viên ủy ban nhân dân cấp xã; Chỉ huy phó, Chính trị viên, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm. Số lượng Chỉ huy phó ở các xã trọng điểm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
-
Trình độ chuyên môn: Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; đến năm 2020 có 100% cán bộ quân sự cấp xã được đào tạo trình độ trung cấp ngành quân sự cơ sở đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, trình độ cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành quân sự cơ sở đối các xã còn lại. Hằng năm phải được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về chính trị, quân sự, pháp luật và nghiệp vụ chuyên môn;
Nơi làm việc của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: Ban Chỉ huy quân sự có nơi làm việc và trang thiết bị theo quy định của pháp luật; cán bộ Ban Chỉ huy quân sự được hưởng phụ cấp thâm niên, phụ cấp quản lý đơn vị; Trưởng, Phó Ban Chỉ huy quân sự được hưởng chế độ, chính sách và các chế độ đãi ngộ khác theo quy định của pháp luật.
Chất lượng chính trị: Tỷ lệ đảng viên trong dân quân nòng cốt đạt từ 18% trở lên; hoàn thành chỉ tiêu phát triển đảng viên mới trong dân quân theo quy định;
Thôn đội trưởng, tiểu đội trưởng dân quân thường trực, trung đội trưởng dân quân cơ động là đảng viên.
-
-
Xây dựng lực lượng dân quân “Vững mạnh, rộng khắp”
Tổ chức xây dựng lực lượng, biên chế, trang bị:
-
Tổ chức biên chế đơn vị dân quân tự vệ theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.
Hằng năm, Ban chỉ huy Quân sự tham mưu cho UBND xã tổ chức lễ kết nạp dân quân mới và trao quyết định công nhận dân quân nòng cốt đã hoàn thành nhiệm vụ.
Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo Thông tư số 65/TT-BQP ngày 16/5/2016 của Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn về trang bị, quản lý sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của dân quân tự vệ.
-
Huấn luyện: Hàng năm các đối tượng dân quân được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo nội dung, thời gian, chương trình quy định tại Thông tư số 02/2016/TT- BQP ngày 08 tháng 01 năm 2016 của Bộ Quốc phòng.
Hoạt động: Thực hiện theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ ban hành quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.
Hoàn thành các chỉ tiêu về quốc phòng
Có đầy đủ các kế hoạch theo quy định tại Thông tư số 108/2016/TT-BQP ngày 16/7/2016 của Bộ Quốc phòng;
Tuyên truyền, vận động và triển khai thực hiện tốt công tác tuyển sinh quân sự; hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ hằng năm theo chỉ tiêu Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp huyện giao; không có quân nhân đảo, bỏ ngũ bị kỷ luật tước quân tịch trả về địa phương;
100% quân nhân hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị thường trực về địa phương được đăng ký quân dự bị và được quản lý chặt chẽ.
-
100% quân nhân dự bị động viên và phương tiện kỹ thuật được đăng ký, quản lý chặt chẽ theo chỉ tiêu cấp trên giao, sẵn sàng động viên khi có lệnh.
đ) Hằng năm tổ chức tốt trình tự, thủ tục công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, đăng ký nghĩa vụ quân sự và lập danh sách báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của pháp luật.
Lập danh sách lực lượng dân quân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác được giao.
Chủ trì phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên.
Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân, công tác vận động quân chúng, công tác chính sách hậu phương quân đội; tổ chức cho dân quân tự vệ, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện”./.
2. Đối với chỉ tiêu 19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước:
-
Hướng dẫn số 07/HD-BCA-V28 ngày 18/11/2016 của Bộ Công an xác định xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên; huyện đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội. Cụ thể như sau:
BỘ CÔNG AN
Số: 07/HD-BCA-V28
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016
HƯỚNG DẪN
Xác định xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội
và đảm bảo bình yên;huyện đạt tiêu chí an ninh, trật tự xã hội
Thực hiện Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Bộ Công an hướng dẫn việc xác định xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên quy định tại điểm 19.2 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và huyện đạt tiêu chí an ninh, trật tự xã hội quy định tại điểm 8, Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020, như sau:
-
Đối với xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên, khi đáp ứng đủ các nội dung sau:
- Hằng năm, đảng ủy có nghị quyết, ủy ban nhân dân xã có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; tổ chức xây dựng có hiệu quả các mô hình bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
-
Không có khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật, như: Lôi kéo, tụ tập nhiều người cùng đến các cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp hoặc cá nhân để đưa
đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hay có liên quan đến việc thực thi chính sách, pháp luật, môi trường, quản lý sử dụng đất đai… gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; các vụ việc này đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn tụ tập khiếu kiện đông người, khiếu kiện không đúng thẩm quyền, vượt cấp trái pháp luật hoặc chưa được giải quyết theo đúng quy định về thời hạn khiếu nại, tố cáo (trước thời điểm đề nghị xét, công nhận từ 12 tháng trở lên).
-
Không để xảy ra trọng án trên địa bàn: Không để xảy ra vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các điều 93, 95, 96; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 104, 111, 112, 113, 114, 133, 134, 135 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009).
Các loại tội phạm, tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút…) và các vi phạm pháp luật khác được kiềm chế, giảm so với năm trước (thời điểm đề nghị công nhận xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên).
Xã được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; không thuộc xã trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự (trừ các xã đảo, xã có đường biên giới quốc gia).
Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố trong sạch, vững mạnh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.
-
Đối với huyện đạt tiêu chí an ninh, trật tự xã hội khi đáp ứng đủ các nội dung
-
-
sau:
-
Hằng năm, huyện ủy có nghị quyết, ủy ban nhân dân huyện có kế hoạch về công tác
an ninh, trật tự; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.
Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác được kiềm chế, giảm so với các năm trước.
-
-
Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể điều chỉnh, bổ sung nội dung xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên; huyện đạt tiêu chí an ninh, trật tự xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng không được thấp hơn mức quy định của Hướng dẫn này./.
Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 04 năm 2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”. Cụ thể như sau:
BỘ CÔNG AN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 23/2012/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2012 |
THÔNG TƯ
Quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”
Căn cứ Điều 2, Điều 92, Điều 94, Điều 104, Điều 115 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Bộ Công an;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về nguyên tắc, tiêu chí, phân loại, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét duyệt, công nhận khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” (sau đây viết gọn là “An toàn về ANTT”).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
Khu dân cư, xã, phường, thị trấn;
Cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường;
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xét duyệt, công nhận khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Khu dân cư là nơi tập hợp người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, bao gồm: Thôn, xóm, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương.
Nhà trường là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: Cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, cơ sở giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cơ sở giáo dục đó ở các cấp học và trình độ đào tạo, bao gồm: Cơ sở giáo dục mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo), cơ sở giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề), cơ sở giáo dục đại học và sau đại học.
Điều 4. Nguyên tắc chung
Việc xét duyệt, công nhận khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” được thực hiện mỗi năm một lần và chỉ áp dụng với những trường hợp có đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn;
Việc xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” phải bảo đảm chính xác, công khai, dân chủ và đúng quy định.
Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Tiêu chí để công nhận khu dân cư đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
Tiêu chí để công nhận khu dân cư đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” bao gồm:
Hàng năm, cấp ủy Đảng có Nghị quyết, khu dân cư có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” và 100% hộ gia đình trên địa bàn ký cam kết giao ước thi đua xây dựng khu dân cư “An toàn về ANTT”.
Triển khai, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có mô hình tự quản về an ninh, trật tự ở khu dân cư.
-
Không để xảy ra các hoạt động sau:
-
Chống Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc;
-
Phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng;
Tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật; hoạt động ly khai, đòi tự trị, gây rối an ninh, trật tự;
Mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ nhân dân; khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.
-
-
Thực hiện các hoạt động phòng ngừa các loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác, bao gồm:
Kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác so với năm trước;
Không để xảy ra tội phạm nghiêm trọng và không có công dân của khu dân cư phạm tội nghiêm trọng trở lên; nếu xảy ra tội phạm phải được phát hiện và báo cáo ngay cấp có thẩm quyền để xử lý kịp thời;
Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng;
Không để xảy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông và tai nạn lao động nghiêm trọng do công dân của khu dân cư gây ra ở cộng đồng;
Công an viên, Bảo vệ dân phố hoàn thành tốt nhiệm vụ; không có Công an viên, Bảo vệ dân phố bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Điều 6. Tiêu chí để công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
Tiêu chí để công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” bao
gồm:
-
Hàng năm, Đảng ủy có Nghị quyết, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có kế
hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”;
Đạt các chỉ tiêu quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 5 Thông tư này;
Hàng năm, Công an xã, phường, thị trấn, Bảo vệ dân phố phải đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” trở lên; không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Có 70% số khu dân cư trở lên được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
Điều 7. Tiêu chí để công nhận cơ quan, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
Tiêu chí để công nhận cơ quan, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” bao
gồm:
-
Hàng năm, cấp ủy Đảng có Nghị quyết (đối với nơi có tổ chức Đảng), người đứng
đầu cơ quan, doanh nghiệp có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; có nội quy, quy chế bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ chính trị nội bộ, phòng, chống cháy, nổ và 100% cán bộ, công nhân viên ký cam kết giao ước thi đua thực hiện tốt các nội quy, quy chế và xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “An toàn ANTT”.
-
Triển khai, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan Công an trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa
bàn; có mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về an ninh, trật tự; tự bảo vệ vật tư, tài sản trong cơ quan, doanh nghiệp.
Không để xảy ra các hoạt động khiếu kiện đông người, đình công trái pháp luật; mất trộm tài sản có giá trị lớn, để lộ công nghệ, bí mật nhà nước; cháy, nổ, tai nạn lao động nghiêm trọng. Không có cán bộ, công nhân viên phạm tội hoặc mắc tệ nạn xã hội.
Xây dựng lực lượng bảo vệ chuyên trách và bán chuyên trách trong sạch, vững mạnh, hàng năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Có 70% số đầu mối trực thuộc (phòng, ban, tổ, đội…) trở lên đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.
Điều 8. Tiêu chí để công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
Tiêu chí để công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” bao gồm:
Hàng năm, cấp ủy Đảng có Nghị quyết (đối với những nơi có tổ chức Đảng), Ban giám hiệu (Ban giám đốc) nhà trường có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; có nội quy, quy chế bảo vệ nhà trường, bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý giáo dục người học; phòng, chống cháy, nổ và 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên, người học từ cấp trung học cơ sở trở lên ký cam kết thực hiện các nội quy, quy chế và xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” gắn với các phong trào thi đua trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường – chính quyền địa phương – gia đình người học (nếu người học là học sinh phổ thông) trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học và quản lý, giáo dục người học. Có mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về an ninh, trật tự trong nhà trường, ký túc xá và nhà trọ.
Không để xảy ra các hoạt động gây rối, biểu tình, lập các hội, nhóm, tuyên truyền phát triển đạo, khiếu kiện và tụ tập đông người trái với quy định của pháp luật; không để xảy ra tội phạm và bạo lực học đường; không có cán bộ, giáo viên, công nhân viên, người học phạm tội hoặc mắc tệ nạn xã hội; không để xảy ra cháy, nổ, tai nạn lao động nghiêm trọng.
Xây dựng lực lượng bảo vệ chuyên trách và bán chuyên trách (nếu có) trong sạch, vững mạnh. Phân loại thi đua hàng năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Có 70% số đầu mối trực thuộc (khoa, phòng, tổ, bộ môn…) trở lên đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.
Điều 9. Phân loại, mốc tính thời gian đánh giá phân loại mức độ đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
-
Căn cứ vào mức độ đạt các chỉ tiêu “An toàn về ANTT” của các chủ thể quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 Thông tư này để chia thành hai loại: Đạt và chưa đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”, cụ thể là:
Các khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt các chỉ tiêu quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 Thông tư này và văn bản quy định về tiêu chí “An toàn về ANTT” của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) thì được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
Các khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường chưa đạt các chỉ tiêu quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 Thông tư này và văn bản quy định về tiêu chí “An toàn về ANTT” của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) thì chưa đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
Mốc tích thời gian đánh giá phân loại thực hiện theo quy định sau:
Đối với khu dân cư: Mốc thời gian tính từ ngày 31 tháng 10 năm trước đến ngày 31 tháng 10 năm sau;
Đối với xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp: Mốc thời gian tính từ ngày 30 tháng 11 năm trước đến ngày 30 tháng 11 năm sau;
Đối với nhà trường: Mốc thời gian tính từ tổng kết năm học trước đến tổng kết năm học sau.
Điều 10. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
-
Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
Hàng năm, Trưởng các khu dân cư chủ trì cuộc họp cùng Bí thư chi bộ Đảng, Trưởng Ban công tác Mặt trận, đại diện các tổ chức đoàn thể quần chúng và Công an viên (ở địa bàn chưa bố trí tổ chức Công an chính quy), Cảnh sát khu vực, Bảo vệ dân phố (ở địa bàn thành thị) để kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện xây dựng Khu dân cư đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” và hoàn thành các thủ tục hồ sơ gửi về Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cấp xã có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận và báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xét duyệt, công nhận Khu dân cư đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; đồng thời, kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn An toàn về ANTT” và hoàn tất thủ tục hồ sơ gửi về Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cấp huyện có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xét duyệt, công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
Người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường chủ trì cuộc họp gồm đại diện cấp ủy Đảng, các tổ chức đoàn thể và đại diện cơ quan có thẩm quyền quản lý để kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện xây dựng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” và hoàn thành các thủ tục hồ sơ báo cáo cấp có thẩm quyền (qua Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cùng cấp) xét duyệt, công nhận.
-
Hồ sơ đề nghị xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” bao gồm:
Tờ trình của khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường;
Báo cáo kết quả xây dựng của khu dân cư có chữ ký của Trưởng khu dân cư; báo cáo kết quả xây dựng của xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường có chữ ký, đóng dấu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị;
Bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”;
Biên bản cuộc họp của cơ quan, đơn vị trình, đề nghị công nhận và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Kết quả công nhận khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” là kết quả phân loại, đề nghị xét khen thưởng hàng năm về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đồng thời, là căn cứ để xét, công nhận các danh hiệu khác có liên quan đến tiêu chuẩn về an ninh, trật tự.
Điều 11. Thẩm quyền xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
Ủy ban nhân dân cấp xã xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” cho các khu dân cư, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý.
Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” cho các xã, phường, thị trấn; các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan cấp tỉnh đóng trên địa bàn huyện, theo sự phân công, phân cấp.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” cho các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, theo sự phân công, phân cấp.
Bộ Công an xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” cho các cơ quan, doanh nghiệp Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý của các đơn vị thuộc Bộ theo sự phân công, phân cấp.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 6 năm 2012 và thay thế Quyết định số 354/BNV (C13) ngày 23/9/1985 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc ban hành tiêu chuẩn phường, xã, thị trấn, cơ quan xí nghiệp an toàn về an ninh, trật tự và tiêu chuẩn phường, xã, thị trấn, cơ quan xí nghiệp an toàn toàn diện.
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
Căn cứ Thông tư này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể điều chỉnh, bổ sung tiêu chí hoặc quy định mức đạt của các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng không được thấp hơn mức quy định tại Thông tư này.
Ban Chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc các cấp có trách nhiệm tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp chỉ đạo việc xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” và tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Bộ Công an là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở Trung ương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
Tổng cục An ninh I và Tổng cục An ninh II Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ quan, doanh nghiệp Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý.
Các đồng chí Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cần phản ánh về Bộ Công an (qua Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc) để có hướng dẫn kịp thời./.