Open navigation

Thông tư 45/2021/TT-BTC Hướng dẫn việc áp dụng cơ chế Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong QLT đối với doanh nghiệp có GDLK

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---------------

Số: 45/2021/TT-BTC

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC ÁP DỤNG CƠ CHẾ THỎA THUẬN TRƯỚC VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TÍNH THUẾ (APA) TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Điều 41 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cua Bộ Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc áp dụng cơ chế Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai, thực hiện giao dịch với các bên có quan hệ liên kết và có đề nghị với cơ quan thuế về việc áp dụng APA. Các bên có quan hệ liên kết được quy định tại Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

2. Tổng cục Thuế và Cục Thuế (sau đây gọi là cơ quan thuế).

3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc áp dụng APA trong quản lý thuế.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Ngoài các từ ngữ đã được giải thích tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “APA đơn phương” là thỏa thuận được ký kết giữa cơ quan thuế Việt Nam và người nộp thuế đề nghị áp dụng APA.

2. “APA song phương” là thỏa thuận được ký kết giữa cơ quan thuế Việt Nam, người nộp thuế và một cơ quan thuế đối tác có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đề nghị áp dụng APA trên cơ sở Hiệp định thuế.

3. “APA đa phương” là thỏa thuận được ký kết giữa cơ quan thuế Việt Nam, người nộp thuế và nhiều cơ quan thuế đối tác có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đề nghị áp dụng APA trên cơ sở Hiệp định thuế.

Điều 6. Hồ Sơ và thông tin, dữ liệu sử dụng

1. Hồ sơ đề nghị áp dụng APA thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị áp dụng APA được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp hồ sơ đề nghị áp dụng APA song phương hoặc đa phương thì có thêm bản tiếng Anh. Người nộp thuế đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch.

Đối với hồ sơ đề nghị áp dụng APA song phương hoặc APA đa phương, người nộp thuế chịu trách nhiệm về tính đồng nhất của nội dung giữa hồ sơ nộp cho cơ quan thuế Việt Nam và hồ sơ do bên liên kết thuộc phạm vi đề nghị áp dụng APA nộp cho cơ quan thuế đối tác.

2. Các thông tin, dữ liệu, cơ sở dữ liệu được sử dụng phải đảm bảo tuân thủ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế và Điều 17 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Điều 8. Trao đổi, đàm phán nội dung APA

1. Tổng cục Thuế thực hiện trao đổi, đàm phán nội dung APA với người nộp thuế (trong trường họp đề nghị áp dụng APA đơn phương) hoặc với cơ quan thuế đối tác và người nộp thuế (trong trường hợp đề nghị áp dụng APA song phương, đa phương) qua các hình thức tổ chức họp, gặp mặt trực tiếp hoặc qua điện thoại, truyền hình trực tuyến hoặc bằng trao đổi văn bản qua thư tín về các nội dung liên quan đến đề nghị áp dụng APA của người nộp thuế.

Việc trao đổi, đàm phán nhằm thống nhất với người nộp thuế, cơ quan thuế đối tác về các nội dung dự kiến tại bản dự thảo APA cuối cùng theo quy định tại khoản 6 Điều 41 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Kết quả của từng lần trao đổi, đàm phán phải được các bên tham gia ghi nhận bằng văn bản.

2. Trường hợp người nộp thuế đề nghị áp dụng APA song phương hoặc đa phương, người nộp thuế có trách nhiệm thông báo với bên liên kết thuộc phạm vi đề nghị áp dụng APA để đề nghị cơ quan thuế đối tác liên lạc và xúc tiến việc trao đổi, đàm phán với Tổng cục Thuế.

Trong quá trình trao đổi, đàm phán song phương, đa phương giữa các cơ quan thuế có liên quan, trường hợp cần thiết và được Tổng cục Thuế và cơ quan thuế đối tác chấp thuận, người nộp thuế có thể cử đại diện tham dự theo thư mời của cơ quan thuế để giải trình về các vấn đề liên quan.

Cơ quan thuế có thể thông báo các thông tin tóm tắt về tiến độ, kết quả đàm phán cho người nộp thuế; đồng thời có thể yêu cầu người nộp thuế giải trình các nội dung có liên quan.

Điều 10. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế

1. Quyền hạn của cơ quan thuế

a) Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải trình, làm rõ các thông tin người nộp thuế cung cấp trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ đề nghị áp dụng APA.

b) Cơ quan thuế có quyền dừng đàm phán khi phát sinh một trong các trường hợp sau:

b1) Việc tiếp tục đàm phán APA không đáp ứng được các nguyên tắc áp dụng APA quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư này;

b2) Các bên liên quan không thống nhất được nội dung APA khi giai đoạn được đề nghị áp dụng APA kết thúc;

b3) Người nộp thuế hoặc cơ quan thuế đối tác đề nghị dừng đàm phán APA.

Tổng cục Thuế thông báo cho người nộp thuế (đối với APA đơn phương) hoặc cho người nộp thuế và thông báo hoặc xác nhận với cơ quan thuế nước ngoài (đối với APA song phương hoặc đa phương) về việc dừng đàm phán APA.

2. Trách nhiệm của cơ quan thuế

a) Căn cứ thẩm quyền theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Tổng cục Thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế; tiến hành giải quyết đề nghị của người nộp thuế về việc áp dụng APA, gia hạn, sửa đổi APA đã ký kết; hủy bỏ, thu hồi APA đã ký kết.

b) Cơ quan thuế có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện APA đã ký kết của người nộp thuế theo quy định tại khoản 9 Điều 20 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP theo chức năng, nhiệm vụ được giao, bao gồm: Thanh tra, kiểm tra, xác định thực tế việc chấp hành các quy định tại APA đã ký kết; thanh tra, kiểm tra, xác định việc khai, nộp thuế và điều chỉnh thu nhập chịu thuế theo các quy định tại APA đã ký kết; kiểm tra, xác định thông tin tại các báo cáo APA thường niên, báo cáo đột xuất do người nộp thuế báo cáo phù hợp với thực tế phát sinh.

Việc quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế nhằm giám sát sự tuân thủ của người nộp thuế trong việc thực hiện APA đã ký kết, không thẩm định lại APA đã ký kết.

c) Cục Thuế tham gia và chịu trách nhiệm đối với các nội dung tham gia trong quá trình tham định, trao đổi, đàm phán APA thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân công; quản lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các APA đã được ký kết theo chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế.

Điều 12. Hiệu lực APA

1. APA đã ký kết sẽ có hiệu lực thi hành bắt buộc với cơ quan thuế và người nộp thuế.

2. Thời gian có hiệu lực của APA đã ký kết tối đa là 03 năm tính thuế nhưng không vượt quá số năm thực tế người nộp thuế đã hoạt động sản xuất kinh doanh và kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.

 

 

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Kiểm toán Nhà nước;
- HĐND, UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Website Tổng cục Thuế;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
 - Lưu: VT, TCT (VT, DNL(3b))

 

Hồ Đức Phớc

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.