Open navigation

Thông tư 31/2019/TT-NHNN Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 31/2019/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019


THÔNG TƯ


QUY ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ


Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;


Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;


Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán;


Căn cứ Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước;


Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán;


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô.


Chương I


QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


Thông tư này quy định về các tài khoản kế toán cấp 2, cấp 3; phương pháp hạch toán trên các tài khoản thuộc hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các tổ chức tài chính vi mô.


Điều 2. Đối tượng áp dụng


Đối tượng áp dụng của Thông tư này là các tổ chức tài chính vi mô (sau đây gọi tắt là TCTCVM) được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.


Điều 3. Phương pháp hạch toán, kế toán

  1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:


    1. TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.


      TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;


    2. Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ

      • Có). Tính chất số dư của các tài khoản được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.


        Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán tháng và năm, các TCTCVM phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có);


    3. Việc hạch toán trên các tài khoản ngoài bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ đơn (Nợ


    • Có - Số dư Nợ).


  2. Về mở và sử dụng tài khoản chi tiết:


    1. TCTCVM được lựa chọn mở tài khoản chi tiết theo quy định tại Thông tư này hoặc mở tài khoản chi tiết phù hợp với ứng dụng công nghệ thông tin và theo yêu cầu quản lý của TCTCVM;


    2. Việc mở tài khoản chi tiết phải đảm bảo:


      • Ghi chép, theo dõi và lưu trữ thông tin chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán làm căn cứ phản ánh, kiểm tra đối chiếu với tài khoản tổng hợp chính xác, kịp thời và đầy đủ theo quy định của pháp luật kế toán;


      • Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán;


      • Lập, gửi các loại báo cáo chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể theo quy định của Nhà nước và NHNN;


    3. Trường hợp TCTCVM lựa chọn mở tài khoản chi tiết theo quy định tại Thông tư này, TCTCVM thực hiện như sau:


    • Tài khoản chi tiết (tiểu khoản) dùng để theo dõi phản ánh chi tiết các đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp. Nội dung tài khoản chi tiết thực hiện theo quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.


    • Cách ghi số hiệu tài khoản chi tiết: Số hiệu tài khoản chi tiết gồm có 2 phần:

  3. + Phần thứ nhất: Số hiệu tài khoản tổng hợp;


    + Phần thứ hai: Số thứ tự tiểu khoản trong tài khoản tổng hợp.


    Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 10 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9.


    Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 100 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng hai chữ số từ 01 đến 99.


    Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 1000 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng ba chữ số từ 001 đến 999.


    Số thứ tự tiểu khoản được ghi vào bên phải của số hiệu tài khoản tổng hợp. Giữa số hiệu tài khoản tổng hợp và số thứ tự tiểu khoản, ghi thêm dấu chấm (.) để phân biệt.


    Số thứ tự tiểu khoản của đơn vị mở tài khoản đã ngừng giao dịch và tất toán tài khoản ít nhất sau một năm mới được sử dụng lại để mở cho đơn vị khác.


    • Việc mở tài khoản chi tiết để hạch toán, theo dõi theo từng đối tượng kế toán cụ thể được quy định tại phần hạch toán chi tiết của từng tài khoản tổng hợp quy định tại Thông tư này.


  4. Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ:


  1. Khái niệm “trong nước” và “nước ngoài” quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán TCTCVM được hiểu theo khái niệm “người cư trú” và “người không cư trú” quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13/12/2005 (đã được sửa đổi, bổ sung);


  2. Khi phát sinh các nghiệp vụ bằng ngoại tệ:


    • Quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định tại gạch đầu dòng thứ 3 Điểm này để hạch toán vào các tài khoản trong bảng cân đối kế toán theo quy định tại nội dung kết cấu tài khoản tài sản, công nợ bằng ngoại tệ. Phần chênh lệch tỷ giá phát sinh hạch toán vào tài khoản 641 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”.


    • Hạch toán trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán đối với số nguyên tệ (tài khoản 911- Các công nợ bằng ngoại tệ hoặc tài khoản 912 - Các tài sản bằng ngoại tệ). Ngoài ra, kế toán có trách nhiệm mở tài khoản chi tiết theo dõi từng loại nguyên tệ.


    • Tỷ giá hạch toán:


  3. + Tỷ giá hạch toán các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ là tỷ giá mua, bán thực tế thỏa thuận trên hợp đồng mua, bán ngoại tệ;


    + Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam để hạch toán bên Nợ (Ghi Nợ) các tài khoản ...........................



    .......


    Điều 73. Tài khoản 999- Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản


    1. Nguyên tắc kế toán:


      Tài khoản này dùng để hạch toán các chứng từ có giá trị mà TCTCVM đang chịu trách nhiệm bảo quản như: sổ tiết kiệm của khách hàng nhờ TCTCVM giữ hộ, sổ tiết kiệm trắng (ấn chỉ quan trọng)... Giá trị của các chứng từ được hạch toán theo đúng số tiền ghi trên chứng từ. Trường hợp chứng từ có giá trị chưa sử dụng thì hạch toán hiện vật theo giá quy ước mỗi chứng từ là 1 (một) đồng.


    2. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 999:



Bên Nợ:

- Giá trị các chứng từ nhận vào để bảo quản.

Bên Có:

- Giá trị các chứng từ xuất ra.

Số dư bên Nợ:

- Phản ánh giá trị các chứng từ TCTCVM đang bảo quản.

Hạch toán chi tiết:

Mở tài khoản chi tiết theo từng loại chứng từ bảo quản và theo từng đối tượng.

Chương III


TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Điều 74. Hiệu lực thi hành


Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2020 và áp dụng cho năm tài chính 2020.


Điều 75. Trách nhiệm tổ chức thực hiện


Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, Thủ trưởng các đơn vị Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.



Nơi nhận:

  • Như Điều 75;

  • Ban Lãnh đạo NHNN;

  • Văn phòng Chính phủ;

  • Công báo;

  • Bộ Tư pháp (để kiểm tra);

  • CQTTGSNH, Vụ DBTK, Cục CNTT;

  • Lưu: VP, PC, TCKT (05 bản).

KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC


Đào Minh Tú

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.