BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2852/TCT-PC V/v phối hợp triển khai thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành năm 2024 | Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 2024 |
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Thực hiện Quyết định số 192/QĐ-TTg về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024, trong đó có nội dung thực hiện “Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý thuế”. Triển khai Quyết định số 192/QĐ-TTg nêu trên, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành (kèm theo công văn số 2000/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 19/4/2024 của Bộ Tư Pháp).
Liên quan đến nội dung này, ngày 11/4/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 823/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Tài chính triển khai thực hiện Quyết định số 192/QĐ-TTg về Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành năm 2024, trong đó có giao Tổng cục Thuế chủ trì thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý thuế, phạm vi theo dõi việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
Ngoài ra, ngày 17/5/2024, Bộ Tư pháp đã có có công văn số 2521/BTP-QLXPVPHC&TDTHPL về việc kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 tại 07 địa phương (TP Đà Nẵng; TP Hồ Chí Minh; Tỉnh Bắc Kạn; tỉnh Cao Bằng; tỉnh Hải Dương; tỉnh Thái Bình; tỉnh Thừa Thiên-Huế); thời gian: Quý II và Quý III năm 2024.
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
1/ Thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với các văn bản tại Danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành (Phạm vi theo dõi: Việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử) ban hành kèm theo công văn số 2000/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL; Báo cáo tình hình theo dõi thi hành pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, cụ thể:
- Nội dung báo cáo: thực hiện theo Đề cương kèm theo công văn.
- Thời hạn báo cáo: trước ngày 30/9/2024.
2/ Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 192/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các Cục Thuế tỉnh, thành phố thuộc địa phương nằm trong chương trình kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024, bao gồm: TP Đà Nẵng; TP Hồ Chí Minh; Tỉnh Bắc Kạn; tỉnh Cao Bằng; tỉnh Hải Dương; tỉnh Thái Bình; tỉnh Thừa Thiên- Huế (theo công văn số 2521/BTP-QLXPVPHC&TDTHPL của Bộ Tư pháp), đề nghị các Cục Thuế:
- Thực hiện các nội dung tại công văn 2521/BTP-QLXPVPHC&TDTHPL nêu trên; báo cáo UBND tỉnh các nội dung về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử khi có yêu cầu;
- Báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Thuế (qua Vụ Pháp chế) cùng với báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại mục 1 của công văn để tổng hợp báo cáo Bộ.
Báo cáo gửi về Tổng cục Thuế (Vụ Pháp chế) đồng thời gửi bản mềm về địa chỉ [email protected].
Tổng cục Thuế đề nghị các đơn vị phối hợp để thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ, PHẠM VI: QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 192/QĐ-TTG)
(Kèm theo Công văn số: 2852/PC-TCT ngày 03/7/2024 của Tổng cục Thuế)
I. VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ THUẾ, PHẠM VI: QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ [1]
1. Những ưu điểm và kết quả đạt được
1.1. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật (ghi rõ tên, số ký hiệu, ngày tháng năm ban hành của văn bản);
1.2. Việc bảo đảm các điều kiện về biên chế, kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật (tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật);
1.3. Việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (công tác phổ biến, tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật);
1.4. Việc ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật (ghi rõ tên, số ký hiệu, ngày tháng năm ban hành của văn bản; kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật);
1.5. Công tác phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật (phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức cá nhân khác có liên quan trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật);
1.6. Việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật (số lượng vụ việc, vấn đề xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý từ kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát và thu thập thông tin).
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
3. Đề xuất, kiến nghị
II. TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ THUẾ, PHẠM VI; QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ[2]
1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý thuế, phạm vi: Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
1.1. Những ưu điểm và kết quả đạt được
1.1.1. Về việc tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- Việc hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (ghi rõ tên, số ký hiệu, ngày tháng ban hành của văn bản);
- Việc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật (ghi rõ số lượng cuộc kiểm tra; thời gian, địa điểm tiến hành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật);
- Việc điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật (ghi rõ số lượng cuộc điều tra, khảo sát; thời gian, địa điểm tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật);
- Việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật (số lượng vụ việc, vấn đề xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý từ kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát và thu thập thông tin);
- Việc thực hiện chế độ báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
1.1.2. Về các điều kiện bảo đảm cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- Tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
- Công tác phổ biến, tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
1.2.1. Về việc tổ chức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1.2.2. Về các điều kiện bảo đảm cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
2. Kết quả theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
2.1. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật
- Nêu tên, số lượng văn bản quy định chi tiết đã được ban hành theo thẩm quyền;
- Đánh giá tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết và tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của các văn bản quy định chi tiết.
2.2. Việc bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật
- Nêu các hoạt động đã thực hiện (tập huấn, phổ biến, kiện toàn tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực thi hành pháp luật, kinh phí, cơ sở vật chất cho thi hành pháp luật);
- Đánh giá về tính kịp thời, đầy đủ của công tác tập huấn, phổ biến pháp luật; tính phù hợp về tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí cho thi hành pháp luật.
2.3. Việc tuân thủ pháp luật
2.3.1. Tình hình tuân thủ pháp luật của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
- Nêu các hoạt động thi hành pháp luật đã thực hiện của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền (trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật, trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, khởi kiện hành chính);
- Đánh giá tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền.
2.3.2. Tình hình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân
- Nêu số lượng vụ việc vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực theo dõi (vi phạm hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật);
- Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.
2.4. Nhận định chung về kết quả theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật
Nêu nhận định về tác động của việc thi hành các quy định pháp luật đối với đời sống kinh tế, xã hội (tác động tích cực, tác động tiêu cực).
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật
- Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Đối với các Bộ, ngành, địa phương.
2. Về các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành
- Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Đối với các bộ, ngành và địa phương.
[1] Cục Thuế báo cáo việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024.
[2] Các Cục Thuế báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực Quản lý thuế (Phạm vi theo dõi: Việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử). Thời gian theo dõi từ năm 2019 đến hết năm 2023.