Open navigation

Thông tư 46/2013/TT-BNNPTNT Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp-Chế biến Mủ Cao Su

TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ TÊN NGHỀ: CHẾ BIẾN MỦ CAO SU MÃ SỐ NGHỀ:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 46 / 2013 / TT - BNNPTNT ngày 05 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TT

Chữ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

1

TSC

Total Solids Content

Tổng hàm lượng chất khô

2

DRC

Dry Rubber Content

Hàm lượng cao su khô

3

SVR

Standard Vietnamese Rubber

Cao su tiêu chuẩn Việt Nam

4

SVR L

Standazation Vietnamese Rubber- Light

Cao su tiêu chuẩn Việt Nam - màu sáng

5

PE

poly ethylen

Túi nhựa

6

LD

Low Density

Tỷ trọng thấp

7

HA

Hight Amoniac

Nồng độ Amoniac cao

8

LA

Low Amoniac

Nồng độ Amoniac thấp

9

P0

Plasticity

Độ dẻo đầu

10

PRI

Plasticity Retention Index

Chỉ số duy trì độ dẻo

11

P30

Plasticity-30

Độ dẻo mẫu thử sau lão hóa 30 phút ở nhiệt độ 1400C

12

WS

White Spirit

Dầu trắng

13

CV

Content Viscosity

Độ nhớt

14

RSS

Ribbed Smoked Sheet

Cao su tờ xông khói

15

Latex

Mủ nước cao su thiên nhiên

16

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

17

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

18

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

19

ATLĐ

An toàn lao động

20

VSMT

Vệ sinh môi trường


  1. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

    GIỚI THIỆU CHUNG

    * Quá trình xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, nghề “Chế biến mủ cao su”

    Căn cứ Quyết định số 1991 / QĐ - BNN - TCCB , ngày 02 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề “Chế biến mủ cao su”;

    Tháng 8 / 2012 Vụ kỹ năng nghề - Tổng cục dạy nghề tổ chức tập huấn tại Thanh Hóa về các nôi dung: Xây dựng hoàn thiện phân tích nghề, phân tích công việc để biên soạn Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia; kỹ thuật biên soạn Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia và một số lưu ý về lõi thường gặp trong Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia. Tất cả thành viên của Ban chủ nhiệm tham dự tập huấn.

    Căn cứ vào Quyết định số 09 / 2008 / QĐ - BLĐTBXH , ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc ban hành quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Ban chủ nhiệm xây dựng ra quyết định số 01 / TB - BCN ngày 06 tháng 9 năm 2012 của Chủ nhiệm Ban xây dựng kỹ năng nghề chế biến mủ cao su về việc thành lập Tiểu ban rà soát sơ đồ và phân tích nghề chế biến mủ cao su. Được sự phân công điều hành của trưởng tiểu ban theo kế hoạch các thành viên của tiểu ban tổ chức khảo sát quy trình kỹ thuật, vị trí làm việc của nghề thông qua phiếu điều tra, lấy ý kiến của 30 chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn và không tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; dựa trên kết quả điều tra, khảo sát bổ sung, tiểu ban chỉnh sửa và tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến hoàn thiện sơ đồ phân tích nghề, phân tích công việc và sắp xếp các công việc trong sơ đồ phân tích nghề theo các bậc trình độ kỹ năng nghề.

    Căn cứ vào bộ phiếu phân tích công việc đã được hoàn thiện, tiến hành biên soạn Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia trình độ TCN nghề Chế biến mủ cao su và xin ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn về bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc.

    Tổng hợp ý kiến đóng góp của các chuyên gia về danh mục các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng và bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc, thực hiện chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

    Tiến hành Hội thảo khoa học về bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được biên soạn và thực hiện công việc hoàn tất dự thảo bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trình Hội đồng thẩm định.

    Báo cáo trước Hội đồng thẩm định Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia về dự thảo bộ phiếu phân tích công việc và Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

    Chỉnh sửa hoàn thiện bộ phiếu phân tích công việc và Tiêu chuẩn kỹ năng nghề theo góp ý của Hội đồng thẩm định.

    Lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.

    * Định hướng sử dụng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, nghề “Chế biến mủ cao su”

    Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, nghề “Chế biến mủ cao su” được xây dựng làm công cụ giúp cho: Người làm việc trong lĩnh vực chế biến mủ cao su, định hướng phấn đấu nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng của bản thân thông qua việc học tập hoặc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp;

    Người sử dụng lao động, liên quan đến chuyên môn về kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm, có cơ sở để tuyển chọn lao động, bố trí công việc và trả lương hợp lý cho người lao động;

    Các cơ sở dạy nghề có căn cứ để xây dựng chương trình dạy nghề tiếp cận chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, nghề Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm;

    Cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, nghề Chế biến mủ cao su cho người lao động.

    image src="46_2013_TT_BNNPTNT_P2_Vv_Tieu_chuan_ky_nang_nghe_quoc_gia_doi_voi_nghe_thuoc_nhom_nghe_nong_nghiep_Che_bien_Mu_Cao_Su / Image_001 .png" height="22" width="1">

    image src="46_2013_TT_BNNPTNT_P2_Vv_Tieu_chuan_ky_nang_nghe_quoc_gia_doi_voi_nghe_thuoc_nhom_nghe_nong_nghiep_Che_bien_Mu_Cao_Su / Image_002 .png" height="22" width="1">

  2. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY DỰNG


    TT

    Họ và tên

    Nơi làm việc

    Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

    1

    Ths. Đỗ Văn Chung

    Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Bảo Lộc, Chủ nhiệm

    2

    Ths. Trần Thanh Nhạn

    Vụ tổ chức cán bộ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phó Chủ nhiệm

    3

    Ths. Lâm Quốc Trình

    Phó Hiệu trưởng, Trường cao đẳng Công nghiệp Cao su, Phó Chủ nhiệm

    4

    Ths. Lê Đức Đẳng

    Trưởng khoa, Trường cao đẳng Công nghiệp Cao su, Thư ký

    5

    KS. Nguyễn Bái Dương

    Cục chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ NN& PTNT, Ủy viên

    6

    KS. Phạm Thanh Hòa

    Ban Công nghiệp, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Ủy viên

    7

    TS. Trần Thị Thúy Hoa

    Chánh Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam, Ủy viên

    8

    KS. Nguyễn Hoàng Thái

    Tập Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, ủy viên

    9

    Ths. Nguyễn Viết Thông

    Phó trưởng khoa, Trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Bảo Lộc, ủy viên

    Tiểu ban phân tích nghề

    1

    Ông Lâm Quốc Trình

    Phó Hiệu trưởng, Trường cao đẳng Công nghiệp cao su, Trưởng tiêu ban

    2

    Ông Lê Đức Đẳng

    Trưởng khoa Công nghệ hóa học, Trường Cao đẳng công nghiệp cao su, Thư ký

    3

    Ông Nguyễn Hoàng Thái

    Phó Ban Công nghiệp, Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN, ủy viên

    4

    Ông Nguyễn Viết Thông

    Phó trưởng khoa, Trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Bảo Lộc, ủy viên

    5

    Ông Nguyễn Văn Minh

    Trưởng phòng Công nghiệp Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng, ủy viên

    6

    Ông Hoàng Hữu Hiệp

    Nhà máy chế biến Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa, ủy viên

    7

    Ông Phan Văn Thanh

    Nhà máy chế biến Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng, ủy viên

    8

    Ông Lê Văn Tiệm

    Nhà máy chế biến -Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú, ủy viên

    9

    Ông Bồ Minh Trí

    Nhà máy chế biến Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa, ủy viên

    10

    Ông Bùi Văn Nam

    Nhà máy chế biến cao su Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long, ủy viên

  3. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THẨM ĐỊNH


TT

Họ và tên

Nơi làm việc

1

Ông Phạm Hùng-Chủ tịch

Phó vụ trưởng Vụ TCCB, Bộ NN&PTNT

2

Ông Nguyễn Ngọc Bích-Phó chủ tịch

Giám đốc Trung tâm, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam

3

Ông Lâm Quang Dụ- Thư ký

Vụ TCCB, Bộ NN&PTNT

4

Ông Nguyễn Văn Lân

Vụ TCCB, Bộ NN&PTNT

5

Ông Dương Duy Phú

Chuyên viên, Ban Công nghiệp, Tập đoàn Cao su Việt Nam

6

Ông Trần Văn Chánh

Phó Hiệu trưởng, Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên

7

Ông Võ Hoàng An

Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam

8

Bà Nguyễn Thị Sáu

Giám đốc nhà máy chế biến mủ cao su, Cty CP cao su Đồng Phú, Bình Phước

9

Bà Trương Thị Hồng

Phó trưởng khoa, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su-Tập đoàn CNCSVN


MÔ TẢ NGHỀ

TÊN NGHỀ: CHẾ BIẾN MỦ CAO SU MÃ SỐ NGHỀ: CBMCS

Chế biến mủ cao su là nghề chế biến từ mủ cây cao su ra 5 loại sản phẩm chính như: cao su dạng khối (có 3 loại chính (SVR L, 3L, 5, SVR CV, SVR 10, 20), cao su dạng tờ RSS, cao su latex cô đặc theo những quy trình công nghệ và thiết bị phù hợp để sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế nhằm làm nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su như săm lốp, găng tay, băng tải, đế giày,...

Nhiệm vụ của nghề chế biến mủ cao su:

Có khả năng chủ động tổ chức làm việc theo nhóm và điều hành được phân xưởng chế biến, ca và tổ sản xuất được phân công; Có trách nhiệm và có kỷ luật lao động thực hiện đúng các quy định trong quy trình chế biến; Có đủ sức khỏe, thần kinh vững vàng, phản ứng nhanh đảm bảo an toàn khi lao động, vệ sinh công nghiệp và xử lý môi trường.

Trong quá trình chế biến các loại mủ cao su có sử dụng các máy và thiết bị như: xe vận chuyển mủ, cân, máy cán, máy băm, lò sấy, máy ép bành, máy ly tâm,... Môi trường làm việc để chế biến mủ cao su thường gặp: độ ẩm cao, tiếng ồn, nhiệt độ cao, mùi hôi, độc hại do hóa chất và khí thải.

Vị trí làm việc của nghề chế biến mủ cao su là: Làm việc ở các vị trí trong quy trình chế biến các loại mủ cao su; làm việc ở trong phòng kiểm phẩm cao su; làm việc ở các cơ sở kinh doanh mủ cao su.

DANH MỤC CÔNG VIỆC

TÊN NGHỀ: CHẾ BIẾN MỦ CAO SU MÃ SỐ NGHỀ: CBMCS


TT

Mã số công việc


Công việc

Trình độ kỹ năng nghề

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

A.Chế biến SVR L, SVR 3L, SVR 5.

1

A.1

Nghiệm thu mủ nước

X

2

A.2

Lấy mẫu mủ nước

X

3

A.3

Phương pháp thử nghiệm, kiểm tra mủ nước

X

4

A.4

Xử lý mủ nước

X

5

A.5

Kiểm tra DRC và xác định lượng axit đánh đông

X

6

A.6

Đánh đông mủ

X

7

A.7

Xử lý chất ôxy hoá bề mặt, ổn định mủ

X

8

A.8

Cán kéo

X

9

A.9

Cán mủ 1,2,3

X

10

A.10

Băm tinh

X

11

A.11

Xếp hộc, để ráo

X

12

A.12

Sấy cao su

X

13

A.13

Kiểm soát sau khi sấy

X

14

A.14

Làm nguội và cân cao su SVR

X

15

A.15

Ép bành

X

16

A.16

Cắt mẫu kiểm nghiệm

X

17

A.17

Bao gói, dán nhãn bao bì

X

18

A.18

Xếp bành vào thùng chứa và đóng nắp

X

B- Chế biến mủ SVR CV50, SVR CV60

19

B.1

Chọn nguồn mủ

X

20

B.2

Nghiệm thu mủ nước

X

21

B.3

Phương pháp thử nghiệm, kiểm tra mủ nước

X

22

B.4

Xử lý mủ nước

X

23

B.5

Kiểm tra DRC và xác định HNS, pepton 22

X

24

B.6

Trộn đều hóa chất vào mủ

X

25

B.7

Xác định lượng axit đánh đông

X

26

B.8

Tạo đông mủ

X

27

B.9

Xử lý ôxy hoá bề mặt - ổn định mủ

X

28

B.10

Cán kéo

X

29

B.11

Cán mủ

X



TT

Mã số công việc


Công việc

Trình độ kỹ năng nghề

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

30

B.12

Băm tinh

X

31

B.13

Xếp hộc, để ráo

X

32

B.14

Sấy cao su

X

33

B.15

Kiểm soát sau khi sấy

X

34

B.16

Làm nguội và cân cao su SVR CV

X

35

B.17

Ép bành

X

36

B.18

Cắt mẫu kiểm nghiệm

X

37

B.19

Bao gói, dán nhãn

X

38

B.20

Xếp bành mủ vào thùng chứa và đóng nắp

X

C. Chế biến latex ly tâm cô đặc loại HA, LA

39

C.1

Xử lý latex ngoài vườn cây

X

40

C.2

Nghiệm thu latex tại nhà máy

X

41

C.3

Phương pháp thử nghiệm và kiểm tra latex

X

42

C.4

Xả, trộn đều và pha loãng latex

X

43

C.5

Bổ sung NH3 vào hồ

X

44

C.6

Xác định hàm lượng Mg trong latex

X

45

C.7

Tính lượng DAHP xử lý Mg

X

46

C.8

Bơm latex lên bồn tiếp liệu

X

47

C. 9

Xử lý hóa chất ổn định latex và để lắng

X

48

C.10

Ly tâm latex

X

49

C.11

Vệ sinh bowl máy ly tâm

X

50

C.12

Xử lý sau khi ly tâm

X

51

C.13

Bổ sung hóa chất bảo quản

X

52

C.14

Lấy mẫu kiểm tra các thông số bồn trung chuyển

X

53

C.15

Bơm latex cô đặc sang bồn trữ

X

54

C.16

Vệ sinh bồn trung chuyển

X

55

C.17

Ghi nhật ký quá trình sản xuất

X

D. Chế biến mủ tờ RSS

56

D.1

Nghiệm thu latex tại nhà máy

X

57

D.2

Phương pháp thử nghiệm và kiểm tra latex

X

58

D.3

Xử lý latex

X

59

D.4

Xác định lượng axit đánh đông

X

60

D.5

Đánh đông

X

61

D.6

Cưa lạng mủ

X

62

D.7

Cán tạo tờ có vân

X



TT

Mã số công việc


Công việc

Trình độ kỹ năng nghề

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

63

D.8

Phơi ráo tờ mủ

X

64

D.9

Xông khói

X

65

D.10

Kiểm soát trong quá trình xông khói

X

66

D.11

Ra lò phân hạng cao su tờ xông khói

X

67

D.12

Cân cao su và ép bành

X

68

D.13

Bao bành và xếp bành vào thùng chứa cao su

X

69

D.14

Đóng nắp và ghi nhãn bao bì

X

E.Chế biến mủ SVR 10, SVR 20

70

E.1

Tồn trữ nguyên liệu tại vườn cây

X

71

E.2

Tiếp nhận mủ phụ

X

72

E.3

Lấy mẫu mủ phụ

X

73

E.4

Xác định DRC của mủ phụ

X

74

E.5

Tồn trữ và xử lý mủ phụ

X

75

E.6

Cắt miếng thô, rửa và trộn nguyên liệu

X

76

E.7

Ép cắt, rửa và trộn nguyên liệu

X

77

E.8

Cán băm, rửa trộn nguyên liệu

X

78

E.9

Cán mủ trên các máy cán 1,2,3

X

79

E.10

Băm thô, rửa và trộn nguyên liệu

X

80

E.11

Cán mủ trên các máy cán 4,5,6

X

81

E.12

Băm tinh, rửa và trộn nguyên liệu

X

82

E.13

Xếp cốm và để ráo

X

83

E.14

Sấy cao su cốm

X

84

E.15

Cân và ép bành mủ

X

85

E.16

Cắt mẫu kiểm nghiệm

X

86

E.17

Bao bành

X

87

E.18

Xếp bành vào thùng và ghi nhãn bao bì

X

G. Bảo quản thành phẩm SVR và tờ RSS

88

G.1

Nhập kho

X

89

G.2

Lưu kho

X

90

G.3

Xuất kho và vận chuyển

X

H. Bảo quản latex ly tâm cô đặc loại HA, LA


91

H.1

Tính ngày sinh nhật bồn thành phẩm và theo dõi quá trình bảo quản

X

92

H.2

Tồn trữ và lấy mẫu kiểm tra sản

X



TT

Mã số công việc


Công việc

Trình độ kỹ năng nghề

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

phẩm

93

H.3

Kiểm tra và xuất kho

X

94

H.4

Làm sạch và khử trùng trong nhà máy

X

I. Đánh giá chất lượng thành phẩm SVR

95

I.1

Soạn mẫu

X

96

I.2

Đánh giá chất lượng cao su SVR L, SVR 3L

X

97

I.3

Đánh giá chất lượng cao su SVR 5

X

98

I.4

Đánh giá chất lượng cao su SVR CV50, SVR CV60

X

99

I.5

Đánh giá chất lượng cao su SVR 10, SVR 20

X

K. Đánh giá chất lượng thành phẩm latex ly tâm cô đặc loại HA, LA

100

K.1

Soạn mẫu thử latex cô đặc

X

101

K.2

Đánh giá chỉ tiêu TSC

X

102

K.3

Đánh giá chỉ tiêu DRC

X

103

K.4

Đánh giá độ ổn định cơ học

X

104

K.5

Đánh giá chỉ tiêu chỉ số KOH

X

105

K.6

Đánh giá chỉ số VFA

X

106

K.7

Đánh giá hàm lượng Mangan (Mn)

X

107

K.8

Đánh giá hàm lượng Đồng (Cu)

X

108

K.9

Đánh giá độ kiềm NH3

X

109

K.10

Đánh giá hàm lượng cặn

X

110

K.11

Đánh giá hàm lượng chất đông kết

X

L. Thực hiện an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy

111

L.1

Lập kế hoạch an toàn lao động, bảo dưỡng máy và PCCC.

X

112

L.2

Thực hiện bảo dưỡng máy móc, thiết bị

X

113

L.3

Vệ sinh công nghiệp

X

114

L.4

Lập kế hoạch an toàn và PCCC

X

115

L.5

Thực hiện ATLĐ và PCCC

X

116

L.6

Kiểm tra

X

M. Phát triển nghề nghiệp

117

M.1

Học tập và nghiên cứu chuyên môn

X

118

M.2

Hướng dẫn thợ mới

X

119

M.3

Trao đổi chuyên môn- hội thảo

X

120

M.4

Thi tay nghề - nâng bậc

X

(Tổng cộng 11 nhiệm vụ, 120 công việc)


Nhiệm vụ A Chế biến mủ SVR L, SVR 3L, SVR 5

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Nghiệm thu mủ nước Mã số công việc: A.1

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    • Cân trọng lượng xe và mủ;

    • Cân trọng lượng xe không có mủ;

    • Phân loại sơ bộ mủ nước theo tiêu chuẩn của TCCS 101-2002.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    - Cân đúng khối lượng xe chứa mủ ( m1 );

    • Cân đúng khối lượng xe không chứa mủ (m2);

    • In đúng và rõ ràng

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Sử dụng thành thạo phần mềm cân;

      • Sử dụng thành thạo phần mềm cân và máy vi tính;

      • Nhận biết chính xác các loại mủ.

    2. Kiến thức

    - Hướng dẫn sử dụng cân;

    - Nắm vững về tinh chất của mủ nước

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    - Cân điện tử từ 50 tấn đến 100 tấn;

    • Sổ ghi chép;

    • Bảng phân loại mủ nước theo các thông số kỹ thuật;

    • Máy tính, bút giấy và sổ ghi chép, máy in.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Hướng dẫn xe đậu đúng vị trí cân

Quan sát trực tiếp

- Mức độ chính xác trong việc xác định khối lượng mủ nước

- Theo dõi, giám sát quá trình cân mủ để xác định khối lượng

- Sự chính xác của các loại mủ cao su được phân loại

- So sánh các tiêu chí đánh giá và phân loại mủ cao su do phòng QLCL cung cấp.

An toàn và vệ sinh

Không xảy ra tai nạn cho người và thiết bị hư hỏng.


  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Tên công việc: Lấy mẫu mủ nước Mã số công việc: A.2

    - Sau khi cân khối lượng và phân loại mủ, chúng ta tiến hành lấy mẫu:

    • Khuấy đều, dùng gáo lấy mủ chuyển vào cốc có nắp đậy;

    • Mã hóa mẫu, chuyển mẫu lên phòng thí nghiệm

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Gáo lấy mẫu dài hoặc ống lấy mẫu chuyên dụng.

    • Ba lọ sạch đựng mẫu dung tích 300 – 400 ml có nắp nhựa đậy kín.

    • Khay đựng lọ mẫu và sổ ghi nhật ký lấy mẫu.

    • Lấy mẫu ở ba lớp khác nhau của lô mủ (đáy, giữa và lớp mặt).

    • Khối lượng mẫu từ 300 – 400 gam hoặc 300-400 ml

    • Chuyển khay mẫu, phiếu lấy mẫu lên đúng vị trí cần chuyển

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      - Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu, lọ sạch đựng mẫu đúng tiêu chuẩn, khay đựng mẫu và sổ ghi nhật ký lấy mẫu;

      • Lấy mẫu mủ bằng dụng cụ lấy mẫu rồi đổ mẫu vào lọ chứa sạch có nắp đậy kín.

      • Ghi chép nhật ký lấy mẫu;

      • Bảo quản và vận chuyển mẫu.

    2. Kiến thức

    - Nắm được các yêu cầu về dụng cụ lấy mẫu, chứa mẫu và phương pháp tiến hành lấy mẫu;

    • Quy trình lấy mẫu mủ nước;

    • Quản lý mẫu.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Ống lấy mẫu chuyên dụng.

    • Lọ thủy tinh đựng mẫu sạch có nắp đậy bằng nhựa.

    • Khay mẫu;

    • Phiếu lấy mẫu;

    • Sổ ghi nhật ký lấy mẫu.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Dụng cụ lấy mẫu được vệ sinh sạch sẽ

Kiểm tra vệ sinh dụng cụ

- Khuấy đểu latex có trong mỗi tank

Theo dõi, kiểm tra quá trình khuấy latex

- Lấy 2 – 3 mẫu ngẫu nhiên đại diện cho một xe mủ

Theo dõi, kiểm tra quá trình lấy mẫu

- Chuyển mẫu latex vào chai có nắp kín đã được mã hóa: 300 – 400 ml

Kiểm tra dung tích mẫu

- Chuyển mẫu vào khay, đưa mẫu vào phòng hóa nghiệm

Kiểm tra phiếu lấy mẫu

- An toàn và vệ sinh

Không xảy ra tai nạn cho người và thiết bị

Tên công việc: Phương pháp thử nghiệm kiểm tra mủ nước Mã số công việc: A.3

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    • Xác định hàm lượng TSC;

    • Xác định hàm lượng DRC;

    • Xác định hàm lượng amoniac;

    • Xác định độ pH;

    • Kiểm tra ngoại quan.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Xác định hàm lượng TSC phương pháp nhanh phụ lục 02 (TCCS 101-2002);

    • Xác định hàm lượng DRC theo phương pháp nhanh phụ lục 03 (TCCS 101-2002);

    • Xác định hàm lượng amoniac theo phụ lục 04 TCCS 101-2002;

    • Xác định độ pH hoặc theo giấy quỳ có vạch chia 0,2 đơn vị;

    • Kiểm tra ngoại quan để xác định trạng thái, màu sắc tạp chất của mủ nước theo TCCS 101 -2002.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • TSC: Cân đúng khối lượng, nước mẫu chin đều, tính đúng kết quả TSC%;

      • DRC: Cân đúng khối lượng, nước mẫu chin đều, tính đúng kết quả TSC%, quy đổi đúng kết quả DRC% thông qua TSC% Bảng quy đổi TSC-DRC;

      • Cân đúng khối lượng, đọc đúng giá trị pH trên máy. Nếu sử dùng phương pháp chỉ thị mầu thì cần chuẩn độ biến dung dịch từ màu trắng sang hồng nhạt. Tính đúng kết quả % NH3;

      • Đo và đọc đúng giá trị pH;

      • Quan sát và đánh giá đúng yêu cầu.

    2. Kiến thức

    • Nắm vững tính chất lý học và hóa học của mủ nước;

    • Phương pháp đo NH3, tính chất mủ nước cao su và môi trường latex;

    • Phương pháp đo pH và tính chất mủ cao su và môi trường dung dịch.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Cân phân tích 4 số lẻ, chén sứ dùng cân mẫu latex, chảo nhôm đường kính = 250mm;

    • Máy đo pH, buret 25ml, cốc mỏ 500ml, cốc mỏ 250ml, 100ml, bình tia nước 1000ml;

    • Dung dịch H2SO4, hoặc HCl chuẩn, chất chỉ thị Metyl đỏ;

    • Sổ ghi nhật ký lấy mẫu.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Dụng cụ vệ sinh sạch sẽ

Theo dõi kiểm tra

- Cân phân tích độ chính xác ± 0.0001g

Theo dõi kiểm tra

- Khuấy đều hỗn hợp latex

Theo dõi kiểm tra

- Tính đúng kết quả TSC, DRC, đọc đúng giá trị pH

Theo dõi kiểm tra

- Chuẩn độ NH3 theo mẫu chuẩn

Theo dõi kiểm tra

- Ghi chép số liệu

Theo dõi kiểm tra

- An toàn và vệ sinh

Không xảy ra tai nạn cho người và thiết bị


  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    • Xả mủ vào hồ hỗn hợp;

    • Khuấy đều mủ và để lắng;

    • Pha loãng mủ;

    • Khuấy đều mủ;

    • Xịt nước và vệ sinh.

    TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    Tên công việc: Xử lý mủ nước Mã số công việc: A.4

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    - Qua lưới lọc 60 mesh;

    • Khuấy đều, thời gian khuấy từ 5- 10 phút; để lắng 10-20 phút;

      - DRC% từ 22-28%;

    • Trộn đều mủ với nước;

    • Rửa sạch lưới lọc và hạ bọt.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Sử dụng lưới và xả mủ đúng yêu cầu;

      • Thực hiện đúng các bước pha loãng;

      • Thực hiện đúng các bước quy định.

    2. Kiến thức

    • Tính chất lý hóa của mủ nước;

    • Nắm vững lý thuyết mủ nước và đặt tính của thiết bị;

    • Nắm vững phương pháp tính lượng nước pha loãng.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Lưới, hồ;

    • Máy khuấy, đồng hồ;

    • Máy bơm, Nước sạch.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Sử dụng lưới theo TCCS 101-2002

Theo dõi kiểm tra, đối chiếu

- Theo dõi thời gian khuấy, để lắng

Giám sát việc thực hiện

- Kiểm tra DRC pha loãng

Kiểm tra bằng thử nghiệm

- Mủ nước xử lý theo yêu cầu

Theo dõi kiểm tra

- Ghi chép số liệu

Theo dõi kiểm tra

- An toàn và vệ sinh

Không xảy ra tai nạn cho người và thiết bị

Tên công việc: Kiểm tra DRC và xác định lượng axit đánh đông Mã số công việc: A.5

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    • Lấy mẫu của hồ hỗn hợp;

    • Xác định DRC của hồ;

    • Tính toán lượng axit đánh đông.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thể tích mẫu: 300-400 ml

    • Theo phụ lục 03 TCCS 101 – 2002;

    • Pha axit axetic hoặc axit focmic nồng độ thích hợp để đánh đông.

    • Xác định lượng axit V(ml) để đánh đông 100ml mủ.

    • Xác định thể tích axit dùng để đánh đông V0(lít) mủ cao su

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      - Thực hiện đúng yêu cầu lấy mẫu theo TCCS 101-2002;

      • Định lượng DRC theo phương pháp nhanh đúng yêu cầu;

      • Đổ axit vào nước khuấy đều

      • Đông tụ 100ml mủ bằng axit vừa pha. Kiểm tra pH mủ

      • Xác định lượng axit sử dụng cho đông tụ 100ml mủ

      • Tính toán lượng axit đánh đông.

    2. Kiến thức

    - Nắm vững phương pháp lấy mẫu;

    • Phương pháp xác định hàm lượng phần cao su khô bằng phương pháp nhanh;

    • Định lượng bằng phương pháp định phân, tính toán số học đơn giản

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Lọ chứa mẫu, dụng cụ lấy mẫu chuyên dùng;

    • Bếp điện, cân kỹ thuật, lọ đựng mẫu, chão nhôm;

    • Axit axetic hoặc axit focmic nồng độ có sẵn.

    • Nước pha loãng

    • Dụng cụ định phân mủ.

    • ống lường.

    • pH kế

      -Đũa thủy tinh

    • Máy tính.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Thực hiện các bước tiến hành theo đúng yêu cầu.

- Giám sát và so sánh với tiêu chuẩn kỹ năng thực hành của phương pháp xác định điểm đông.

- Độ chính xác của kết quả xác định

- Kiểm tra, giám sát kết quả tính toán

- Sự phù hợp về thời gian thực hiện so với định mức

- Trong giới hạn thời gian được quy định trong phiếu công nghệ

- Vệ sinh và an toàn lao động

- Dụng cụ và nơi làm việc theo yêu cầu


  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    Tên công việc: Đánh đông mủ Mã số công việc: A.6

    Xả hai dòng mủ cao su và axit axetic vào mương đánh đông. Khuấy, cào hỗn hợp mủ và axit hai lần.

    Để mương mủ ổn định 6 giờ trở lên. Kiểm tra pH của mương mủ

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    -Vận tốc xả mủ và axit tương đương với tỷ lệ đông tụ;

    • Cào, khuấy trộn hỗn hợp hai lần theo hai chiều dọc và chiều ngang của mương;

    • Để ổn định mương mủ và ổn định cao su đông tụ trong 6 giờ trở lên;

    • Nhúng 1/2 tờ giấy đo pH hoặc máy đo pH xuống mương mủ;

    • So sánh màu sắc của giấy đo pH với bảng màu chuẩn giấy pH;

    • Ghi giá trị pH của mương mủ;

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Thao tác các bước đúng yêu cầu;

      • Tuân thủ công nghệ đánh đông mủ cao su;

      • Đo pH của các điểm khác nhau của mương mủ.

    2. Kiến thức

    - Nắm vững cơ chế đông tụ mủ nước;

    • Sự phụ thuộc phân bố vào qúa trình khuấy trộn;

    • Sự phụ thuộc kích thước cấu trúc vật liệu đông tụ vào thời gian;

    • Sự phụ thuộc màu sắc giấy quỳ vào môi trường.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    - Thùng chứa axit đánh đông;

    • Máng phân phối axit;

    • Mương mủ;

    - Cào mủ;

    • Giấy đo pH hoặc máy đo pH.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Thể tích hỗn hợp mủ và axit trong mương phải đảm baỏ yêu cầu.

- Đánh giá qua chiều cao của cột hỗn hợp đông tụ trong mương và đối chiếu với các định mức quy định

- Mức độ phù hợp giữa lượng axit và lượng mủ để pH đạt yêu cầu

- Đọc chỉ số tiêu hao của mủ nước và axit đông tụ bằng đồng hồ đo thể tích rồi đối chiếu với số liệu tiêu hao vật liệu

cho một mương quy định.

- Mức độ phân bố đồng đều mủ nước và axit đông tụ trong mương

- Sự trùng lặp các giá trị pH được xác định các điểm khác nhau của mương.

- An toàn và vệ sinh

Không xảy ra tai nạn cho người và thiết bị

Tên công việc: Xử lý chất ôxy hoá bề mặt, ổn định mủ Mã số công việc: A.7

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    • Chuẩn bị dung dịch Na2S2O5 để phun lên bề mặt mương mủ.

    - Chuẩn bị dụng cụ phun sương.

    - Phun sương dung dịch Na2S2O5 10% trong môi trường nước lên bề mặt mương mủ

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    - Dung dịch Na2S2O5 10% trong nước tinh khiết;

    • Máy bơm hoạt động ổn định;

    • Đầu phun tạo sương đều (không có tia);

    • Phun lên toàn bộ bề mặt mương mủ.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Cân muối Na2S2O5. Định lượng muối. Hòa tan Na2S2O5;

      • Vận hành máy;

      • Tuân thủ quy trình công nghệ phun sương dung dịch chống ôxy hoá.

    2. Kiến thức

    - Pha dung dịch từ muối vào nước;

    • Hiệu chỉnh máy và thiết bị có điện;

    • Ngăn chặn quá trình ôxy hoá trên bề mặt làm đổi màu sản phẩm bằng chất tẩy trắng.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Cân đồng hồ. Nước tinh khiết. Na2S2O5;

    - Máy phun sương;

    • Dung dịch 10% Na2S2O5 trong nước;

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Mức độ phủ kín đồng đều dung dịch chống ôxy hoá Na2S2O5 lên bề mặt mủ đông tụ trong mương

- Giám sát quá trình phun và đánh giá sự xuất hiện các vết khác màu trên bề mặt cao su đông tụ.

- Sự phù hợp về thời điểm phun với yêu cầu đề ra.

- Thời gian thực hiện công việc phải đúng thời điểm đông tụ của mủ.

- Mức độ đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cho người và môi trường sản xuất.

- Không phun trực tiếp vào người sản xuất và môi trường sản xuất.

- An toàn và vệ sinh

Không xảy ra tai nạn cho người và thiết bị


  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    Tên công việc: Cán kéo Mã số công việc: A.8

      • Thêm nước vào mương mủ để cao su nổi lên;

      • Kiểm tra máy cán kéo;

      • Điều chỉnh các thông số kỹ thuật của máy cán;

      • Cán kéo cao su đông tụ.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Lượng nước bổ sung vào mương vừa đủ để cao su đông tụ nổi lên bằng mặt mương;

      • Cán kéo toàn bộ cao su đông tụ ở mương;

      • Ép bỏ bớt serum trong khối cao su đông tụ tạo tờ mủ có chiều dày từ 60mm đến 70mm;

      • Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi vận hành máy.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

        • Kỹ năng vận hành máy cán kéo theo đúng quy trình công nghệ;

        • Sự điều chỉnh các thông số kỹ thuật máy phù hợp với yêu cầu công nghệ;

        • Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác;

        • Dừng máy cán kéo theo yêu cầu;

        • Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường

    2. Kiến thức

      • Nêu được quy định khi sử dụng máy cán kéo và cách bảo dưỡng máy;

      • Trình bày được các đặc tính kỹ thuật của mủ đông tụ;

      • Nêu được các quy định đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi vận hành máy.

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      • Nguồn nước mềm có ống dẫn và van tiết lưu;

      • Máy cán kéo chuyên dụng di chuyển dễ dàng trên đường ray;.

      • Mương nước chảy tuần hoàn điều chỉnh nhận tấm cao su từ mương và chuyển các tấm cao su đến băng tải nạp liệu máy cán 1, 2, 3.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Kỹ năng vận hành máy cán kéo theo đúng quy trình công nghệ

- Giám sát và đối chiếu với các tiêu chuẩn vận hành được quy định trong hồ sơ kỹ thuật

- Sự điều chỉnh các thông số kỹ thuật máy phù hợp với yêu cầu công nghệ

- Giám sát quy trình điều chỉnh máy và so sánh với các yêu cầu kỹ thuật của máy cán kéo được quy định trong tài liệu kỹ thuật sản xuất

- Mức độ phù hợp thời gian cán kéo so với thời gian định mức

- Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức;

- Mức độ hoàn thiện trong việc thực hiện công việc

- Giám sát và đánh giá qua chất lượng, khối lượng sản phẩm cán kéo và mức độ phù hợp các tiêu chí đánh giá so

với các tiêu chuẩn quy định trong tài liệu kỹ thuật sản xuất

- An toàn lao động và vệ sinh môi trường

Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.


  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    Tên công việc: Cán mủ 1, 2, 3 Mã số công việc: A.9

    • Kiểm tra cẩn thận các máy cán, băng tải cao su;

    • Điều chỉnh các thông số máy cán crepe 1,2,3;

    • Vận hành máy cán;

    • Cán cao su trên máy cán 1,2,3

    • Dừng máy theo yêu cầu.

  2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Máy cán, băng tải sạch, không có vật lạ trên máy.

    + Máy cán 1 có khe hở 5,0 mm ± 1,0 mm, trục cán có cắt rãnh 5,0 mm x 5,0 mm;

    + Máy cán 2 có khe hở 2,0 mm ± 1,0 mm, trục cán có cắt rãnh 4,0 mm x 4,0 mm;

    + Máy cán 3 có khe hở 0,5 mm ± 0,1 mm, trục cán có cắt rãnh 2,5 mm x 2,5 mm.

    • Nước sạch và lưu lượng đạt yêu cầu công nghệ;

    • Máy cán hoạt động bình thường.

    • Tờ mủ không dồn đống. Tờ mủ khi cán xong có bề dày từ 4,0 mm đến 6,0 mm.

    • Dừng máy theo đúng yêu cầu hoặc có sự cố xảy ra trong quá trình vận hành

    • Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

      • Biết kiểm tra hoạt động của động cơ;

      • Biết điều chỉnh khe hở trục cán một cách thành thạo.

        • Biết điều chỉnh nước thích hợp, tiết kiệm;

          - Thành thạo qui trình vận hành máy cán crepe;

        • Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường

    2. Kiến thức

    • Các kiến thức cơ bản về cơ khí và điện công nghiệp;

    • Quy trình vận hành và điều chỉnh các thông số máy cán cao su theo yêu cầu công nghệ;

    • Hiểu biết được qui trình vận hành máy cán crepe;

  4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Ba máy cán cao su trục cắt rãnh có khả năng điều chỉnh được khoảng khe hở giữa các trục.

    • Các băng tải vận chuyển mủ tờ từ máy này qua máy khác

    • Nguồn nước sạch và thiết bị tạo tia nước tưới vào giữa hai trục cán;

    • Mương nước chảy tuần hoàn điều chỉnh nhận tấm cao su từ mương và chuyển các tấm cao su đến băng tải nạp liệu máy cán 1, 2, 3.

  5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    - Kỹ năng thao tác hệ thống thiết bị theo đúng quy trình công nghệ.

    - Sự điều chỉnh các thông số kỹ thuật máy phù hợp với yêu cầu công nghệ

    - Giám sát quy trình điều chỉnh máy và so sánh với các yêu cầu kỹ thuật của máy cán kéo được quy định trong tài liệu kỹ thuật sản xuất

    - Đảm bảo khối lượng, chất lượng sản phẩm nhận được trong công đoạn sản xuất.

    - An toàn lao động và vệ sinh môi trường

    Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

    • Giám sát quá trình cán rửa rồi so sánh với các tiêu chuẩn quy định trong tài liệu kỹ thuật cán rửa bằng máy cán 1, 2, 3.

    • Sự liên tục của các tờ mủ từ máy cán 1 đến máy cán 3.

    • Sản phẩm nhận được đảm bảo cho máy băm cốm hoạt động liên tục.

    • Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức;


    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      • Kiểm tra máy băm tinh;

      • Điều chỉnh máy băm tinh;

      • Vận hành máy băm tinh;

        TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

        Tên công việc: Băm tinh Mã số công việc: A.10

      • Bổ sung nước liên tục cho hồ rửa

      • Dừng máy theo yêu cầu.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Không có vật lạ trên bề mặt máy;

      • Máy hoạt động bình thường;

      • Dao và trục dao sắc, song song, tiếp xúc trực tiếp;

      • Độ song song của dao và trục dao.

      • Trục cấp liệu đảm bảo độ song song và khe hở phù hợp;

      • Hạt cốm kích thước 5mm x 5mm tơi xốp rơi xuống hồ rửa

      • Đẩy bọt ra khỏi hồ băm.

      • Dừng máy theo đúng yêu cầu công nghệ hoặc có sự cố xảy ra trong quá trình vận hành;

      • Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

        • Kiểm tra được hoạt động của động cơ;

        • Thực hiện được các bước theo hướng dẫn sử dụng;

        • Đảm bảo các yêu cầu của sản phẩm.

        • Tiêu hao nước ít nhất;

        • Thời gian thực hiện theo định mức;

        • Dừng máy băm theo yêu cầu;

        • Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường

      2. Kiến thức

      • Các kiến thức cơ bản về cơ khí và điện công nghiệp;

      • Hiểu biết qui trình vận hành máy băm;

      • Nêu được các quy định đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi vận hành máy.

    4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      • Tờ mủ đạt các tiêu chuẩn của công nghệ

      • Máy băm tinh tiêu chuẩn

      • Nguồn nước cao áp nạp cho máy băm tinh và hồ rửa đầy đủ.

    5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Thành thục kỹ năng trong việc sử dụng máy băm tinh.

  • Giám sát quá trình thực hiện công việc và đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định trong tài liệu kỹ thuật của công việc.

  • Mức độ đồng bộ của vận tốc băm với vận tốc nạp liệu