Open navigation

Công văn 1912/TCT-DT Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước và hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023; dự kiến 03 năm 2023-2025

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---------------

Số: 1912/TCT-DT
V/v Xây dựng dự toán thu NSNN và hoàn thuế GTGT năm 2023; dự kiến 03 năm 2023-2025.

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2022

 

Kính gửi:

- Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Thuế Doanh nghiệp lớn.

Năm 2023 là năm thứ ba thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; đng thời là năm xác định lại tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số bổ sung cân đối từ NSTW và NSĐP năm 2023 để áp dụng cho cả thời kỳ ổn định ngân sách, trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định theo đúng Nghị quyết s 40/2021/QH15.

Đ dự toán thu ngân sách nhà nước và hoàn thuế GTGT năm 2023, dự kiến 03 năm 2023-2025 được xây dựng theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, pháp luật về thuế và quản lý thuế; phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021-2025; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của cả nước và trên từng địa bàn, Tổng cục Thuế hướng dẫn một số nội dung cần lưu ý trong đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu NSNN, hoàn thuế GTGT năm 2022 và xây dựng dự toán thu NSNN, hoàn thuế GTGT năm 2023; dự kiến 03 năm 2023-2025 như sau:

A. VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU NSNN NĂM 2022 VÀ XÂY DỰNG DỰ TOÁN THU NSNN NĂM 2023

1. VỀ ĐÁNH GIÁ THU NSNN NĂM 2022

Năm 2022 Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đy tăng trưởng kinh tế có tác động lớn đến thu NSNN năm 2022, 2023. Việc đánh giá đúng tác động của các chính sách có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sát khả năng thu NSNN năm 2022, từ đó xây dựng dự toán thu NSNN năm 2023 tích cực, khả thi.

Vì vậy, Tổng cục Thuế đề nghị đánh giá ước thu NSNN năm 2022 phải phù hợp với tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, khả năng phát triển sản xuất kinh doanh và thu nộp ngân sách của các tổ chức, cá nhân; đồng thời cần phân tích, đánh giá, tính toán, xác định đầy đủ các yếu tố tác động đến kết quả thu ngân sách trong năm như kinh tế; cơ chế, chính sách; công tác quản lý thu, đặc biệt việc trin khai có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán NSNN năm 2022; Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ h trợ Chương trình phục hi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình; Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025;....

1. Về kinh tế:

Quý 1 năm 2022, nền kinh tế Việt Nam mặc dù chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh và giá cả hàng hóa leo thang vẫn ghi nhận mức tăng 5,03%, cải thiện so với mức tăng 4,7% của quý 1/2021 và 3,7% của quý 1/2020. Đà hồi phục kinh tế trong nước đang được hỗ trợ bởi sự chuyển dịch trạng thái coi dịch bệnh Covid-19 là bệnh đặc hữu và việc thúc đẩy triển khai nhanh các gói chính sách tài khóa, tiền tệ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Theo đó, tăng trưởng kinh tế những quý cuối năm 2022 sẽ cao hơn quý 1 để đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 6-6,5%. Vì vậy, thu ngân sách những tháng cuối năm sẽ ở mức cao hơn đầu năm.

Bám sát các mục tiêu, định hướng kinh tế nêu trên, yêu cầu các Cục Thuế rà soát, đánh giá thu NSNN cả năm 2022 sát thực tế phát sinh kinh tế làm cơ sở xây dựng dự toán thu NSNN năm 2023 đảm bảo tích cực, phù hợp với sự hồi phục, phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Trong đánh giá năm 2022, đề nghị Cục Thuế phối hợp các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn nắm bắt thông tin các dự án mới triển khai, các dự án hoàn thành đi vào hoạt động, đặc biệt là các dự án trong Chương trình phục hồi kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ được triển khai trên địa bàn để tổ chức quản lý thu đúng, đủ, kịp thời; đánh giá khả năng phát sinh nguồn thu trong từng năm để tổng hợp, dự báo đầy đủ nguồn tăng thu, đảm bảo số đánh giá thu NSNN năm 2022 trên địa bàn sát với khả năng phát sinh nguồn thu.

2. Về cơ chế, chính sách: Khi đánh giá thu ngân sách năm 2022, yêu cầu các Cục Thuế phải rà soát, đánh giá đầy đủ tác động của từng chính sách đến từng khoản thu, sc thuế. Trong đó, ngoài việc đánh giá tác động trực tiếp làm tăng/giảm thu NSNN thì phải đánh giá hiệu quả gián tiếp mang lại cho tăng trưởng kinh tế và các sc thuế khác. Trong đó:

2.1. Các chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19; chính sách h trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh:

2.1.1. Các chính sách ban hành trong năm 2021 nhưng tiếp tục ảnh hưởng đến thu NSNN năm 2022 như:

- Thực hiện Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sửa đổi, bổ sung tiểu mục 2 mục I Biểu thuế bảo vệ môi trường (BVMT) quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26/9/2018 của UBTVQH về Biểu thuế BVMT đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14, áp dụng từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021, theo đó sẽ tác động trực tiếp làm giảm thu thuế BVMT tháng 01 năm 2022.

- Thực hiện Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2020 và năm 2021. Theo đó, sẽ tác động trực tiếp làm giảm s thu thuế TNDN năm 2022 đối với phần thuế TNDN tạm nộp quý 4 và bổ sung sau quyết toán thuế TNDN năm 2021 nộp vào NSNN năm 2022.

- Thực hiện Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ v gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Theo đó, Cục Thuế tổng hợp đầy đủ số thuế TNDN quý 1, quý 2 năm 2021 của doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch được gia hạn nộp trong năm 2022.

- Thực hiện Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, Cc Thuế lưu ý đánh giá tác động đến thu năm 2022 (nếu có) đối với các trường hợp thuộc phạm vi điều chỉnh tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg.

- Thực hiện Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động ca dịch Covid-19, bao gồm:

+ Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế TNDN năm 2021 đối với trường hợp doanh nghiệp có doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019. Theo đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp làm giảm s thu thuế TNDN năm 2022 đối với phần thuế TNDN tạm nộp quý 4 và bổ sung sau quyết toán thuế TNDN năm 2021 nộp vào NSNN năm 2022.

+ Miễn thuế phải nộp đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý 3 và quý 4 năm 2021. Theo đó, Cục Thuế lưu ý đánh giá tác động đến thu năm 2022 đối với các trường hợp được miễn thuế nêu trên nhưng đã nộp NSNN trong năm 2021, được cơ quan thuế xử  bù trừ, xử lý hoàn nộp thừa (nếu có) trong năm 2022.

+ Giảm 30% mức thuế suất hoặc giảm 30% mức tỷ lệ (%) đ tính thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021, theo đó sẽ tác động trực tiếp làm giảm thu thuế GTGT tháng 01 năm 2022.

- Thực hiện Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 của Chính phủ quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, theo đó đánh giá đầy đủ tác động trực tiếp đến số thu lệ phí trước bạ 5 tháng đầu năm 2022, nhưng đồng thời đánh giá tác động gián tiếp đến thu thuế từ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

2.1.2. Các chính sách mới ban hành, có hiệu lực trong năm 2022:

- Thực hiện Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022); Thông tư số 127/2021/TT-BTC ngày 31/12/2021 của Bộ Tài chính (sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 94/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tin và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền);... Theo đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số thu phí, lệ phí trong năm 2022.

- Thực hiện Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 của UBTVQH, giảm 50% mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay, áp dụng từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022, theo đó sẽ tác động trực tiếp làm giảm thu thuế BVMT 11 tháng cuối năm 2022.

- Thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát trin kinh tế - xã hội, bao gồm:

+ Các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% được giảm 2% thuế suất (còn 8%) đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm khi thực hiện xuất hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, áp dụng kể từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Theo đó, sẽ tác động trực tiếp làm giảm thu thuế GTGT 10 tháng cuối năm 2022, nhưng cũng sẽ kích thích tăng tiêu dùng.

+ Người nộp thuế TNDN được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của kỳ tính thuế năm 2022 đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Theo đó, sẽ tác động trực tiếp làm giảm thu thuế TNDN tạm nộp trong năm 2022.

- Thực hiện Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 của UBTVQH về mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, theo đó, từ ngày 01/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022, giảm 50% mức thuế BVMT đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn và giảm 70% mức thuế BVMT đối với dầu hỏa. Theo đó, đánh giá đầy đủ tác động trực tiếp đến số thu thuế BVMT 8 tháng cuối năm 2022, nhưng đồng thời đánh giá tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế và sc thuế khác.

- Thực hiện Nghị định số 32/2022/NĐ-CP ngày 21/5/2022 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước s làm dịch chuyn nguồn thu thuế TTĐB của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9 năm 2022 sang tháng 11/2022. Theo đó, Cục Thuế tổng hợp đầy đủ số thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được gia hạn theo tng tháng.

- Thực hiện Nghị định số 34/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN và tiền thuê đất trong năm 2022: Bên cạnh việc tổng hợp đầy đủ số thuế GTGT, TNDN, TNCN và tiền thuê đất được gia hạn theo từng sắc thuế, từng tháng, Cục Thuế tổng hợp đầy đủ số thuế TNDN tạm nộp quý 1, quý 2 năm 2022 của doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch được gia hạn nộp sang năm 2023.

- Ngoài ra, chính sách giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ đang được cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ, dự kiến ban hành trong thời gian tới. Do đó, đề nghị Cục Thuế chủ động đánh giá ảnh hưởng giảm thu NSNN năm 2022 theo phương án sau: Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng hoặc giy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn lin với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê đất trả tiền hằng năm.

2.2. Các chính sách khác:

2.2.1. Thực hiện Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế: Cục Thuế đánh giá tác động đến thu ngân sách khi thực hiện Thông tư này liên quan đến việc kê khai, nộp thuế, phân b nghĩa vụ thuế,...

2.2.2. Về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:

Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, dự kiến ban hành theo thủ tục rút gọn trong thời gian tới, trong đó có nội dung hướng dẫn liên quan đến sửa đổi Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về tỷ lệ tạm nộp thuế TNDN và lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ, cụ thể:

Tại dự thảo Nghị định quy định: Tổng số thuế TNDN tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm; tng số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quyết toán năm (Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định: Tng thuế TNDN, số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số phải nộp theo quyết toán năm).

Trong phương án đánh giá thu NSNN năm 2022, dự kiến dự toán thu NSNN năm 2023, Cục Thuế cần tính ảnh hưởng đến thu NSNN theo cả 02 phương án và tạm thời sử dụng phương án 1 đ tng hợp vào phương án dự toán chính thức của Cục Thuế xây dựng, cụ thể:

- Phương án 1: Đánh giá ảnh hưởng đến nguồn thu thuế TNDN năm 2022 và dự kiến dự toán thu NSNN năm 2023 trên địa bàn theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2020/NĐ-CP (tổng số thuế TNDN tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm), số thu trên địa bàn theo phương án này được tổng hợp vào Biểu số 1a, 02, 03 ban hành kèm theo công văn này.

- Phương án 2: Đánh giá thu NSNN năm 2022, dự kiến dự toán thu NSNN năm 2023 theo quy định hiện hành (quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP). S thu trên địa bàn theo phương án này được tổng hợp vào Biu số 1b ban hành kèm theo công văn này.

2.2.3. Về chính sách thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân:

Tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 100/2021/TT-BTC ngày 15/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022, quy định:

... Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm (kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm trên 100 triệu đồng; hoặc thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống”.

Cục Thuế tính toán ảnh hưởng thu NSNN năm 2022 so với mặt bằng chính sách năm 2021 do thực hiện chính sách nêu trên.

2.2.4. Công văn số 1647/EVN-TCKT ngày 31/3/2022 của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) về giá tính thuế GTGT năm 2022 theo Nghị định số 10/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017, trong đó EVN thông báo giá tính thuế GTGT áp dụng từ kỳ khai thuế năm 2022 đối với các công ty sản xuất thủy điện, nhiệt điện hạch toán phụ thuộc như sau:

- Giá tính thuế đối với các Công ty thủy điện là 430,95 đ/kwh.

- Giá tính thuế đối với các Công ty nhiệt điện là 1.636,91 đ/kwh.

Cục Thuế đánh giá ảnh hưởng giảm thu 11 tháng cuối năm 2022 do thực hiện Công văn số 1647/EVN-TCKT nêu trên.

2.2.5. Các chính sách về phí, lệ phí:

Từ năm 2022 thực hiện một số chính sách về phí, lệ phí dưới đây, đề nghị Cục Thuế đánh giá đầy đủ tác động của những chính sách nêu trên đến thu ngân sách trên địa bàn:

- Thông tư số 112/2021/TT-BTC ngày 15/12/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực quản lý nuôi trồng thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2022;

- Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về l phí trước bạ, Thông tư số 13/2022/TT-BTC ngày 28/02/2022 của Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2022;

- Thông tư số 01/2022/TT-BTC ngày 11/01/2022 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/02/2022;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTC ngày 11/01/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giy phép môi trường do cơ quan trung ương thực hiện, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2022;

- Thông tư số 11/2022/TT-BTC ngày 21/02/2022 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 265/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2022;

...

2.2.6. Theo quy định tại Nghị định số 41/2021/NĐ-CP ngày 30/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, đối với các công trình khai thác tài nguyên nước là hồ chứa mà phạm vi công trình nằm trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh trở lên, đã được phê duyệt tiền cấp quyền tài nguyên nước trước ngày Nghị định số 41/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, thì tiếp tục thực hiện nộp tiền cấp quyền theo quyết định đã được phê duyệt; việc phân chia tỷ lệ (%) số tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với các công trình khai thác tài nguyên nước là hồ chứa mà phạm vi công trình nằm trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh trở lên, đã được phê duyệt tiền cấp quyền tài nguyên nước trước ngày Nghị định số 41/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành chỉ áp dụng trong trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung Giấy phép dẫn đến điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

2.2.7. Các văn bản của chính quyền địa phương về giá tính thuế tài nguyên, phí, lệ phí, thu khác NSNN ban hành theo phân cấp sau thời điểm quyết định dự toán NSNN năm 2022.

(Cục Thuế tổng hợp ảnh hưởng thu ngân sách năm 2022, 2023 vào Biểu số 1a, 02, 03 kèm theo công văn này).

3. Về công tác quản lý thu: Cục Thuế ước thực hiện thu năm 2022 tính toán đầy đủ các yếu tố tăng thu từ việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý thu, chống thất thu, thu hồi nợ thuế; đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát việc kê khai nộp thuế, hoàn thuế; rà soát các dự án hết thi gian ưu đãi thuế TNDN; thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;...đôn đốc thu kịp thời các khoản tăng thu NSNN theo kết luận, kiến nghị của cơ quan Kim toán nhà nước, Thanh tra, Kiểm tra; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh; việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc;...

Ngoài ra, khi đánh giá ước thu NSNN năm 2022, Cục Thuế tính toán số giảm thu NSNN do việc hoàn trả các khoản thu (ngoài thuế GTGT) không có trong dự toán chi NSNN.

II. VỀ XÂY DỰNG DỰ TOÁN THU NSNN NĂM 2023

1. Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 phải được lập trên cơ s dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách; đảm bảo tích cực, sát thực tế phát sinh, phải tính đúng, đủ từng khoản thu, sắc thuế, lĩnh vực thu đối với từng địa bàn theo quy định pháp luật về thuế, quản lý thuế và quản lý NSNN đã và sẽ có hiệu lực thi hành trong năm 2023.

Đồng thời, tính toán, lượng hóa số thu NSNN từ việc thực hiện các giải pháp thu hồi nợ thuế, thanh tra, kiểm tra, chống chuyển giá, chống gian lận thương mại, quản lý giá tính thuế, kiểm tra, giám sát hoàn thuế GTGT, chống thất thu đối với doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, hoạt động kinh doanh, chuyn nhượng bất động sản,... theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính; đồng thời dự kiến đầy đủ nguồn thu do thực hiện kiến nghị, kết luận của cơ quan Kiểm toán nhà nước, Thanh tra và các cơ quan chức năng.

2. Một số căn cứ xây dựng dự toán thu:

2.1. Về kinh tế: Bám sát các mục tiêu, định hướng chung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của địa phương để lập dự toán thu cho sát đúng, tích cực và có tính khả thi.

2.2. Về cơ chế, chính sách: Tiếp tục tính toán tác động của những cơ chế, chính sách thu hiện hành và các cơ chế, chính sách thu có hiệu lực thi hành, ảnh hưởng đến số thu ngân sách trong năm 2023. Tổng cục Thuế lưu ý một số chính sách chủ yếu dự kiến ảnh hưởng ln đến thu ngân sách trong năm 2023 như sau:

2.2.1. Các chính sách được ban hành nhằm hỗ tr phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh:

- Thực hiện Nghị định số 34/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 về gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN và tiền thuê đất trong năm 2022, Cục Thuế tổng hợp đầy đủ số thuế TNDN tạm nộp quý 1, quý 2 năm 2022 của doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch được gia hạn nộp sang năm 2023.

- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022, gồm:

+ Giảm thuế GTGT đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%, sẽ tác động trực tiếp làm giảm thu thuế GTGT tháng 01 năm 2023, nhưng cũng sẽ kích thích tăng tiêu dùng.

+ Người nộp thuế TNDN được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của kỳ tính thuế năm 2022 đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Theo đó, sẽ tác động trực tiếp làm giảm số thu thuế TNDN năm 2023 đối với phần thuế TNDN tạm nộp quý 4 và bổ sung sau quyết toán thuế TNDN năm 2022 nộp vào NSNN năm 2023.

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 và Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15, theo đó sẽ tác động trực tiếp làm giảm thu thuế BVMT tháng 01 năm 2023.

2.2.2. Ngoài ra, Cục Thuế lưu ý thêm một số nội dung sau:

- Tiếp tục thực hiện mức giá tính thuế GTGT do Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông báo tại công văn số 1647/EVN-TCKT ngày 31/3/2022 để dự kiến số thu thuế GTGT từ các công ty điện năm 2023.

- Tiếp tục thực hiện mức giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên sản xuất thủy điện 1.864,44 đ/kwh (theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/03/2019 của Bộ Công Thương quyết định về giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện) đ dự kiến thu thuế tài nguyên nước thiên nhiên sản xuất thủy điện năm 2023.

- Thực hiện công văn số 686/BTC-QLKT ngày 19/01/2022 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn ghi nhận doanh thu dịch vụ viễn thông đối với thẻ viễn thông trả trước, s tác động trực tiếp giảm thu NSNN năm 2023.

- Quyết định số 01/2020/QĐ-TTg ngày 12/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thu NSNN chênh lệch giá khí đối với lượng khí trong bao tiêu do Tổng công ty Khí Việt Nam bán cho sản xuất điện, Cục Thuế tính toán ảnh hưởng thu NSNN do Quyết định nêu trên sẽ kết thúc vào ngày 31/3/2023.

2.3. Một số lưu ý khi dự kiến nguồn thu:

- Đối với nguồn thu từ năng lực sản xuất mới, thuế nhà thu và các dự án hết thời gian min, giảm thuế TNDN, thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nn tảng s và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngi không có cơ sở thường trú tại Việt Nam: Cục Thuế dự kiến đy đủ nguồn thu ngân sách từ thuế nhà thầu đi với các dự án đầu tư mới triển khai trên địa bàn và dự kiến nguồn thu mới phát sinh đối với những dự án hoàn thành đi vào sản xuất kinh doanh bt đầu từ năm 2023; thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; các khoản tăng thu thuế TNDN do hết thời hạn ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN;...

- Về các khoản thu liên quan đến nhà, đất và thu khác ngân sách: Cục Thuế cần bám sát kế hoạch giao quyền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP; Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phân bổ ch tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025; Thông tư số 37/2018/TT-BTC ngày 16/4/2018 hướng dẫn về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị đnh số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017; Nghị định số 69/2019/NĐ-CP ngày 15/8/2019 của Chính phủ quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; dự báo sự phát triển của thị trường bất động sản; phối hợp chặt chẽ với cơ quan tại địa phương (Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài nguyên và Môi trường) đ xác định số thu từ nhà, đất, thu khác ngân sách sát, đúng với khả năng phát sinh nguồn thu trên địa bàn.

- Thu c tức và li nhuận được chia cho phần vn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp: Cục Thuế rà soát, dự kiến đầy đủ khoản thu c tức và lợi nhuận được chia theo từng doanh nghiệp phải nộp theo quy định tại Thông tư số 85/2021/TT-BTC ngày 05/10/2021 của Bộ Tài chính.

- Cục Thuế dự kiến số giảm thu NSNN năm 2023 do việc hoàn trả các khoản nộp thừa theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.

2.4. Về công tác quản lý thu: Đề nghị các Cục Thuế xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 cần tính toán đầy đủ các yếu tố tăng thu từ việc tiếp tục triển khai các công tác quản lý thu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế; đẩy mạnh công tác đôn đốc và cưng chế thu hồi nợ thuế; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai nộp thuế, hoàn thuế; đôn đốc thu kịp thời các khoản tăng thu NSNN theo kết luận, kiến nghị của cơ quan Kiểm toán nhà nước, Thanh tra; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế đ tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

B. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHI HOÀN THUẾ GTGT NĂM 2022 VÀ XÂY DỰNG DỰ TOÁN HOÀN THUẾ GTGT NĂM 2023

I. VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOÀN THUẾ GTGT NĂM 2022

1. Về phạm vi và nội dung đánh giá:

Đ việc quản lý hoàn thuế GTGT chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng pháp luật về thuế GTGT, quản lý thuế, Cục Thuế lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý hoàn thuế GTGT năm 2021, 6 tháng đầu năm 2022 và dự kiến hoàn thuế GTGT năm 2023 theo các nội dung và yêu cầu như sau:

Căn cứ số hoàn thuế GTGT năm 2020, năm 2021, 6 tháng đầu năm 2022 và tác động tình hình xuất nhập khẩu, tình hình đăng ký, giải ngân vốn của các dự án đầu tư, quản lý thu và chính sách giảm thuế GTGT trong năm 2022 theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, chính sách hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư khi Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ban hành, có hiệu lực hồi tố đến số hoàn thuế GTGT, Cục Thuế thực hiện ước số hoàn thuế GTGT cả năm 2022 phù hợp với tình hình thực tế phát sinh trên địa bàn.

- Phân tích, so sánh và xác định nguyên nhân tăng, giảm hoàn thuế GTGT của 6 tháng đầu năm 2022 và ước cả năm 2022 đối với trường hợp hoàn xuất khẩu, dự án đầu tư và trường hợp khác so với cùng kỳ năm trước, trong đó tập trung phân tích, đánh giá theo các yếu tố ảnh hưởng:

+ Phân tích cơ cấu của số thuế GTGT hoàn 6 tháng đầu năm 2022, ước cả năm 2022 theo số thuế đầu vào phát sinh trong năm 2021 và số thuế đầu vào phát sinh trong năm 2022, trong đó tập trung phân tích đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, dự án đầu tư có số hoàn chiếm tỷ trọng lớn trên địa bàn.

Đánh giá tác động của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP đối với số ước hoàn GTGT năm 2022 so với dự toán đã lập, chi tiết theo trường hợp hoàn xuất khẩu, hoàn dự án đầu tư; tác động của Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2016/NĐ-CP đến số hoàn thuế GTGT dự án đầu tư khi Nghị định này ban hành, có hiệu lực hồi tố.

+ Về tình hình kinh tế: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tốc độ tăng trưởng GDP, GRDP; tổng kim ngạch xuất khẩu của các ngành nghề xuất khu trọng điểm trên địa bàn, doanh thu xuất khu của các doanh nghiệp trọng điểm; tổng số dự án và vốn đầu tư được cấp phép mới; tiến độ đầu tư của các dự án đầu tư đang triển khai và dự án đầu tư mới, các dự án đầu tư kết thúc giai đoạn đầu tư và chuyển sang giai đoạn hoạt động kinh doanh.

+ Về công tác quản lý thuế: Các biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế, hoàn thuế GTGT, ngăn chặn, xử lý các hành vi gian lận trong hoàn thuế GTGT...

- Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra trước và sau hoàn thuế GTGT theo các nguyên nhân về cơ chế, chính sách và mức độ tuân th của NNT, trong đó báo cáo cụ th đối với các trường hợp phát sinh lớn của số thuế GTGT không được hoàn phải loại trừ; số thuế GTGT phải thu hồi sau thanh tra/kiểm tra; tỷ lệ thực hiện thanh tra/kiểm tra sau hoàn thuế so với s hồ sơ hoàn thuế trước thuộc diện phải thực hiện thanh tra/kiểm tra theo diện ri ro của Luật Quản lý thuế.

2. Đối tượng đánh giá:

Trên cơ sở phạm vi và nội dung nêu tại Điểm 1 Mục I nêu trên, Cục Thuế đánh giá việc thực hiện quản lý hoàn thuế GTGT và số hoàn thuế GTGT năm 2022 đối với từng đối tượng, trường hợp cụ thể sau:

- Đối với hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu: Số ước hoàn thuế GTGT cả năm 2022 phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế hoạt động xuất khu tại địa bàn 6 tháng đầu năm 2022 và dự kiến 6 tháng cuối năm 2022 sau khi đã tính toán ảnh hưởng của chính sách thuế GTGT hiện hành, tình hình kinh tế, xã hội trên thế giới.

- Đối với hoàn thuế cho dự án đầu tư: Số ước hoàn cả năm 2022 phải đảm bảo phù hợp với tng vốn đầu tư đã thực hiện 6 tháng đầu năm, dự kiến thực hiện 6 tháng cuối năm 2022; tiến độ thực hiện dự án trong 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm 2022; phù hợp với dự kiến của một số dự án hoàn thiện và đi vào hoạt động trong năm 2022 và dự kiến một số dự án mới phát sinh trong 6 tháng cuối năm 2022.

II. VỀ XÂY DỰNG DỰ TOÁN HOÀN THUẾ GTGT NĂM 2023

Trên cơ sở đánh giá công tác quản lý hoàn thuế GTGT và số ước hoàn thuế GTGT năm 2022, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, tác động của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP và thực tiễn công tác quản lý thuế, Cục Thuế xây dựng dự toán hoàn thuế GTGT năm 2023 đảm bảo phù hợp với số phải hoàn phát sinh trên địa bàn và theo từng trường hợp hoàn thuế (trong đó tập trung phân tích hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và hoàn thuế đối với dự án đầu tư).

C. DỰ KIẾN THU NSNN VÀ HOÀN THUẾ GTGT 03 NĂM 2023-2025

Đề nghị Cục Thuế căn cứ quy định và hướng dẫn tại Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 7/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, để dự kiến thu NSNN 03 năm 2023-2025, phục vụ cho việc xây dựng Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025 của quốc gia và của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cục Thuế dự kiến hoàn thuế GTGT 03 năm 2023-2025 trên cơ sở đánh giá thực hiện năm 2021, ước thực hiện năm 2022, dự kiến năm 2023 và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2023-2025 của địa phương, đảm bảo s dự kiến hoàn thuế GTGT năm 2023- 2025 phù hợp với thực tế phát sinh.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ vào các nội dung hướng dẫn tại công văn này, đề nghị đồng chí Cục trưởng Cục Thuế nâng cao trách nhiệm trong việc phân tích, dự báo và lập dự toán thu NSNN, khắc phục ngay những yếu kém trong công tác dự báo, lập dự toán thu những năm trước mà các cơ quan thẩm tra, giám sát, cơ quan KTNN đã có ý kiến; và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về chất lượng công tác dự báo, lập dự toán thu NSNN trên địa bàn. Tổ chức việc lập dự toán thu NSNN và hoàn thuế GTGT năm 2023, dự kiến 03 năm 2023-2025 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và đảm bảo sát đúng thực tế phát sinh trên địa bàn.

Trong quá trình triển khai thực hiện có những thay đi về cơ chế chính sách và nhng chỉ đạo liên quan đến xây dựng dự toán thu NSNN năm 2023 và dự kiến thu NSNN 03 năm 2023-2025, Tổng cục Thuế sẽ có hướng dẫn bổ sung để các Cục Thuế hoàn thiện hồ sơ về đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu NSNN, hoàn thuế GTGT năm 2022 và xây dựng dự toán thu NSNN, hoàn thuế GTGT năm 2023; dự kiến thu NSNN và hoàn thuế GTGT giai đoạn năm 2023-2025.

2. Về hồ sơ xây dựng dự toán thu NSNN và dự toán hoàn thuế GTGT năm 2023; hồ sơ d kiến thu NSNN và d toán hoàn thuế GTGT 3 năm 2023-2025

2.1. Cục Thuế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương:

Căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 926/QĐ-TCT đ lập hồ sơ xây dựng dự toán thu NSNN hàng năm và trung hạn; căn cứ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 Quyết định số 926/QĐ-TCT để lập hồ sơ dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng hàng năm và trung hạn, trong đó lưu ý:

- Lập đầy đủ mẫu 13/DT-TRĐ (dự kiến SXKD và nộp NSNN của doanh nghiệp trọng điểm) của các doanh nghiệp trọng điểm do Cục Thuế quản lý trực tiếp.

- Đối với các nguồn thu do Cục Thuế DNL quản lý trực tiếp thì các Cục Thuế địa phương có liên quan căn cứ vào dữ liệu NNT trên hệ thống quản lý thuế, dự báo tình hình SXKD và thu nộp ngân sách của doanh nghiệp trên địa bàn, trên cơ sở pháp luật thu có liên quan đ chủ động lập dự toán thu và tổng hợp chung nguồn thu phát sinh trên địa bàn gửi về Tổng cục Thuế (Vụ DTTT) tng hợp và tham mưu cho UBND thảo luận với Bộ Tài chính.

2.2. Cục Thuế Doanh nghiệp ln:

Lập báo cáo đánh giá thu năm 2022, thuyết minh xây dựng dự toán thu NSNN năm 2023 và dự kiến thu NSNN 03 năm 2023-2025 và Hồ sơ dự toán hoàn thuế GTGT hàng năm và trung hạn đối với các doanh nghiệp và khoản thu được phân công trực tiếp quản lý (bao gồm: Thu từ dầu thô; thu từ khí thiên nhiên; khoản phí, lệ phí và các khoản thu khác do cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu; thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) theo mẫu biu ban hành theo Quyết định số 926/QĐ-TCT (bao gồm: Mu biểu 08/DT-TTĐB; 13/DT-TRĐ; 23/DT-CTLNĐC; 24/DT-LNCL; 25/DT-DTH; 26/DT-PDTH; 27/DT-KTN; 28/DT-PKTN; 31/DT-KH3N; 40/DT-HTN; 41/DT-HXK; 42/DT-HDA; 43/DT-HT3N).

Cục Thuế DNL triển khai đánh giá thu năm 2022, xây dựng dự toán thu NSNN năm 2023 và dự kiến thu NSNN 03 năm 2023-2025 đối với một số khoản thu sau:

- Khoản chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước;

- Lợi nhuận còn lại, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ làm đại diện chủ sở hữu (của các doanh nghiệp không do Cục Thuế DNL trực tiếp quản lý thuế), theo mẫu số 23/DT-CTLNĐC và mẫu số 24/DT-LNCL ban hành theo Quyết định số 926/QĐ-TCT;

- Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với các mỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép (theo mu s 19/DT-CQKT ban hành theo Quyết định số 926/QĐ-TCT).

2.3. Ngoài các biểu mẫu phải lập theo hướng dẫn tại điểm 2.1 và 2.2 nêu trên, đối với hồ  dự toán năm 2023 và dự kiến giai đoạn 2023-2025, Cục Thuế lập bổ sung các Biểu số 1a, 1b, 02, 03, 04 ban hành kèm theo công văn này:

- Biểu số 1a: Tổng hợp đánh giá thu NSNN năm 2022 và dự kiến năm 2023 - tính toán thuế TNDN theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2020/NĐ-CP (thay thế mẫu số 02/DT-TH ban hành kèm theo Quyết định số 926/QĐ-TCT);

- Biểu số 1b: Tổng hợp đánh giá thu NSNN năm 2022 và dự kiến năm 2023 - tính toán thuế TNDN theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;

- Biểu số 02: Tổng hợp ảnh hưởng chính sách đến số thu NSNN năm 2022-2023.

- Biểu số 03: Tổng hợp tiền thuế và tiền thuê đất gia hạn năm 2021, ước thực hiện năm 2022.

- Biểu số 04: Ước thu tiền sử dụng đất năm 2022, dự toán 2023 và giai đoạn 2023-2025.

3. Về hình thức và thời hạn gửi hồ 

3.1. Đối với Hồ sơ dự toán thu năm 2023 và dự kiến thu NSNN 3 năm 2023-2025: Đề nghị Cục Thuế thực hiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 926/QĐ-TCT, gửi Tổng cục Thuế trước ngày 20/6/2022, đồng thời truyền tệp dữ liệu bằng đường thư điện tử theo địa chỉ: nttnhan@gdt.gov.vn, lccong@gdt.gov.vn và nthduyen01@gdt.gov.vn.

3.2. Đối với Hồ sơ dự toán hoàn thuế GTGT năm 2023 và giai đoạn 03 năm 2023-2025: Đề nghị Cục Thuế thực hiện theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 926/QĐ-TCT, gửi Tổng cục Thuế trước ngày 20/6/2022, đồng thời truyền tệp dữ liệu bằng đường thư điện tử theo địa chỉ: pdphi@gdt.gov.vn và pttha03@gdt.gov.vn.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, Cục Thuế và các Vụ phản ánh kịp thời về Tổng cục Thuế (qua Vụ DTTT, Vụ Kê khai & KTT) để hướng dẫn bổ sung./.

 


Nơi nhận:
Như trên;
- Lãnh đạo Tổng cục Thuế (để chỉ đạo);
- Vụ/Cục: PC, KK, CS, DNNCN;
 - Lưu: VT, DT (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
 PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG





 Phi Vân Tuấn

 

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.