Open navigation

Thông tư 46/2013/TT-BNNPTNT Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp-Trồng Cà Phê

TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ TÊN NGHỀ: TRỒNG CÂY CÀ PHÊ MÃ SỐ NGHỀ:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 46 / 2013 / TT - BNNPTNT ngày 05 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

GIỚI THIỆU CHUNG

  1. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

    1. Quá trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Trồng cây cà phê

      1. Căn cứ xây dựng:

        • Ban chủ nhiệm xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Trồng cây cà phê được thành lập theo Quyết định số 3196 / QĐ - BNN - TCCB ngày 27/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và được điều chỉnh, thay thế thành viên Ban chủ nhiệm theo Quyết định số 2150 / QĐ - BNN - TCCB ngày 6/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

        • Tiểu ban phân tích nghề Trồng cây cà phê đã ra được thành lập theo Quyết định số 3197 / QĐ - BNN - TCCB ngày 27/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT để giúp Ban chủ nhiệm tiến hành các bước xây dựng TCKNN nghề Trồng cây cà phê.

        • Quyết định số 09 / 2008 / QĐ - BLĐTBXH ngày 27/03/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc Ban hành Quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia để xây dựng TCKNN Trồng cây cà phê.

        • Công văn số 4295 / BNN - TCCB ngày 04/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT v/v hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia năm 2012.

      2. Tóm tắt quá trình xây dựng:

        • Nhận nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Tham dự tập huấn xây dựng TCKNN do Tổng cục Dạy nghề tổ chức.

        • Nghiên cứu tài liệu, tham vấn. kiến của các chuyên gia

        + Nghiên cứu về cơ sở lý luận về TCKNN, đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

        + Nghiên cứu Quyết định 09 / 2008 / QĐ - BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

        + Tham vấn ý kiến của các chuyên gia tư vấn về tiêu chuẩn kỹ năng nghề.

        • Họp trao đổi đánh giá lại sơ đồ phân tích nghề

        • Điều tra khảo sát bổ sung một số doanh nghiệp để phục vụ chỉnh sửa sơ đồ phân tích nghề, biên soạn phiếu phân tích công việc

        • Xây dựng phiếu khảo sát.

        • Thành lập đoàn khảo sát đến trực tiếp tại các doanh nghiệp để khảo sát thu thập thông tin: Phỏng vấn trực tiếp, dùng phiếu khảo sát, tham quan, ...

        • Họp thống nhất kết quả điều tra khảo sát

          + Mô tả nghề Trồng cây cà phê.

          + Xây dựng Sơ đồ phân tích nghề Trồng cây cà phê: Gồm 11 nhiệm vụ và 108 công việc.

            1. Biên soạn bộ Phiếu phân tích công việc

        • Biên soạn dự thảo Phiếu phân tích công việc cho 108 công việc.

        • Lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia và lao động nghề trồng cây cà phê trực tiếp sản xuất.

            1. Xây dựng bảng sắp xếp Danh mục công việc theo các bậc trình độ kỹ năng

        • Xây dựng bảng sắp xếp Danh mục các công việc theo 5 bậc trình độ kỹ năng;

        • Lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia quản lý và lao động trực tiếp sản xuất; góp ý tại Hội thảo hoàn thiện bộ phiếu phân tích công việc.

            1. Biên soạn Tiêu chuẩn kỹ năng nghề

        • Biên soạn phiếu Tiêu chuẩn thực hiện cho từng công việc;

        • Lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia và lao động trực tiếp sản xuất;

        • Hội thảo góp ý thông qua Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Trồng cây cà phê.

            1. Thẩm định phân tích nghề, phân tích công việc và tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia: Trồng cây

              cà phê. Chỉnh sửa, hoàn thiện phiếu phân tích công việc và tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo góp ý của Hội đồng thẩm định.

            2. Hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng xem xét ban hành.

      3. Tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu

        1. Các bộ tiêu chuẩn TCVN về cà phê làm cơ sở chính:

          • TCVN: 4193-2005 Kiểm tra chất lượng cà phê nhân xuất khẩu.

          • TCVN: 6602: 00 Cà phê nhân đóng bao. Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển.

        2. Quy trình tái canh cà phê vối, Cục Trồng trọt ban hành năm 2010.

        3. Quy chuẩn Việt Nam 01- 06: 2009 / BNNPTNT .

2. Định hướng sử dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề trồng cây cà phê TCKNN được xây dựng và ban hành làm công cụ giúp cho:

  • Người lao động định hướng phấn đấu nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng của bản thân thông qua việc học tập hoặc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp;

  • Người sử dụng lao động có cơ sở để tuyển chọn lao động, bố trí công việc và trả lương hợp lý cho người lao động;

  • Các cơ sở đào tạo có căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo tiếp cận kỹ năng nghề quốc gia;

  • Cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động.

  • Ban chủ nhiệm xây dựng TCKNN quốc gia nghề Trồng cây cà phê, xin chân thành cám ơn sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề; sự phối hợp của các Bộ, ngành; sự hỗ trợ về phương pháp và kỹ thuật của: Chuyên gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng, chuyên gia các Viện nghiên cứu, cán bộ quản lý, kỹ sư và người lao động trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực trồng cây cà phê trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề.. Vì thời gian có hạn cho nên không thể trách khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của bạn đọc để chúng tôi tiếp tục sửa đổi, bổ sung giúp cho tiêu chuẩn kỹ năng nghề được hoàn thiện hơn.

    Xin chân thành cảm ơn!

    image src="46_2013_TT_BNNPTNT_P5_Vv_Tieu_chuan_ky_nang_nghe_quoc_gia_doi_voi_nghe_thuoc_nhom_nghe_nong_nghiep_Trong_Ca_Phe / Image_001 .png" height="22" width="1">

    1. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY DỰNG


      TT

      Họ và tên

      Nơi làm việc

      A

      Ban Chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia

      1

      Trần Đăng Bổng

      Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, Chủ nhiệm

      2

      Lê Văn Định

      Phó Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, Phó chủ nhiệm

      3

      Lê Thế Chi

      Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, Phó chủ nhiệm

      4

      Hoàng Ngọc Thịnh

      Chuyên viên chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp&PTNT, Thư ký

      5

      Nguyễn Văn Hòa

      Phó cục trưởng, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp&PTNT, Ủy viên

      6

      Nguyễn Văn Thường

      Trưởng phòng, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, Ủy viên


      7


      Lê Ngọc Báu

      Viện trưởng, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

      - Ủy viên BCH Hiệp hội Cà phê –Ca cao Việt Nam, Ủy viên

      8

      Đào Hữu Hiền

      Kỹ thuật viên, Công ty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển EA KMAT, Ủy viên

      9

      Phan Hải Triều

      Giám đốc Trung tâm chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp, cây ăn quả - Bảo Lộc, Lâm Đồng, Ủy viên

      B

      Ban phân tích nghề

      1

      Trần Đăng Bổng

      Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, Trưởng Tiểu ban

      2

      Hoàng Ngọc Thịnh

      Chuyên viên chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Phó trưởng Tiểu ban

      3

      Lê Văn Định

      Hiệu phó, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, Thư ký

      4

      Nguyễn Xuân Thanh

      Trưởng phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, Ủy viên

      5

      Phan Thanh Minh

      Trưởng khoa, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, Ủy viên

      6

      Ngô Thị Hồng Ngát

      Phó Trưởng khoa, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, Ủy viên

      7

      Nguyễn Thái Hiền

      Giáo viên, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, Ủy viên

      8

      Nguyễn Thị Quỳnh Liên

      Giáo viên, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, Ủy viên

      9

      Nguyễn Thanh Nhàn

      Phó Giám đốc Trung tâm, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, Ủy viên

      10

      Nguyễn Thị Thanh Nhàn

      Phó Giám đốc Trung tâm, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, Ủy viên

      11

      Nguyễn Thị Sâm

      Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, Ủy viên

      12

      Lê Anh Tuấn

      Công ty Cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất


      nhập khẩu, Ủy viên

      13

      Đặng Xuân Tuyến

      Công ty TNHH MTV 734, Đắk Hà, Kon Tum, Ủy viên

      14

      Hà Thị Mão

      Công ty Cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu, Ủy viên

      15

      Phạm Hồng Quảng

      Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT, Ủy viên

      16

      Đào Hữu Hiền

      Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Ủy viên

    2. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THẨM ĐỊNH


    TT

    Họ và tên

    Nơi làm việc

    1

    Phạm Hùng

    Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch

    2

    Phạm Hồng Quảng

    Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Phó chủ tịch

    3

    Nguyễn Văn Lân

    Trưởng phòng, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp&PTNT, Thư ký

    4

    Đồng Văn Quảng

    Trưởng Ban Nông nghiệp, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, Ủy viên

    5

    Nguyễn Đại Ngọc

    Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê Ia Grai, Gia Lai, Ủy viên

    6

    Nguyễn Thị Thủy

    Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê 721, Ea Kar, Đăk Lắk, Ủy viên

    7

    Cao Trọng Tuân

    Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cà phê 734, huyện Đắk Hà, Kon Tum, Ủy viên

    8

    Nguyễn Quốc Khánh

    Giáo viên, Trường Trung học Lâm Nghiệp Tây Nguyên, Ủy viên

    9

    Trần Thanh Nhạn

    Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp&PTNT, Ủy viên

    MỤC LỤC


    Mã/mục

    Tên nhiệm vụ và công việc

    Trang

    Giới thiệu chung

    I

    Quá trình xây dựng

    II

    Danh sách các thành viên tham gia xây dựng

    III

    Danh sách thành viên tham gia thẩm định

    Mục lục

    Mô tả nghề

    Danh mục các công việc

    A

    Xây dựng vườn nhân chồi ghép cây cà phê

    A1

    Chọn khu đất làm vườn nhân

    A2

    Làm đất vườn nhân

    A3

    Xác định giống cà phê trồng ở vườn nhân

    A4

    Trồng cây vườn nhân

    A5

    Tưới nước vườn nhân

    A6

    Bón phân vườn nhân

    A7

    Làm cỏ vườn nhân

    A8

    Kích thích tạo chồi

    A9

    Cắt chồi ghép

    A10

    Bảo quản chồi ghép

    B

    Sản xuất cây giống cà phê thực sinh và cây giống ghép

    B1

    Thiết kế vườn ươm

    B2

    Làm đất vườn ươm

    B3

    Chọn quả lấy hạt

    B4

    Ươm hạt giống không bóc vỏ thóc

    B5

    Ươm hạt giống bóc vỏ thóc

    B6

    Làm giàn che

    B7

    Lấy đất đóng bầu

    B8

    Đóng bầu

    B9

    Gieo hạt vào bầu

    B10

    Gieo hạt trên luống

    B11

    Cấy cây vào bầu

    B12

    Tưới nước vườn ươm

    B13

    Làm cỏ vườn ươm

    B14

    Bón phân

    B15

    Ghép nêm cà phê

    B16

    Chăm sóc cây cà phê sau ghép

    B17

    Phân loại cây giống

    C

    Chuẩn bị đất trồng cây cà phê

    C1

    Khảo sát trạng thái bề mặt

    C2

    Xác định loại đất trồng

    C3

    Cắt cây bụi

    C4

    Thanh lý vườn cà phê để trồng tái canh

    C5

    Phân lô


    C6

    Chẻ cọc

    C7

    Giám sát làm đất bằng máy

    C8

    Phóng hàng

    C9

    Đào hố

    C10

    Phòng trừ sâu bệnh trong hố trồng

    C11

    Bón lót phân

    C12

    Lấp hố

    D

    Trồng cây cà phê

    D1

    Trồng cây chắn gió, che bóng

    D2

    Chọn cây giống để trồng

    D3

    Vận chuyển cây giống

    D4

    Trồng cây vào hố

    D5

    Kiểm tra cây chết

    D6

    Trồng dặm

    Đ

    Chăm sóc và phòng chống cháy

    Đ1

    Tưới nước

    Đ2

    Làm cỏ

    Đ3

    Bón thúc phân

    Đ4

    Làm bồn

    Đ5

    Tủ bồn

    Đ6

    Tạo hình, sửa cành cây cà phê

    Đ7

    Phun thuốc diệt cỏ

    Đ8

    Gom, dọn cành nhánh

    Đ9

    Làm đường ngăn lửa

    Đ10

    Trực gác

    E

    Phòng trừ sâu bệnh

    E1

    Phòng trừ bệnh nấm hồng

    E2

    Phòng trừ bệnh gỉ sắt

    E3

    Phòng trừ bệnh lở cổ rễ

    E4

    Phòng trừ bệnh đốm mắt cua

    E5

    Phòng trừ tuyến trùng hại rễ

    E6

    Phòng trừ bệnh khô cành, khô quả

    E7

    Phòng trừ bệnh thối nứt thân

    E8

    Phòng trừ rệp vảy xanh

    E9

    Phòng trừ rệp vảy nâu

    E10

    Phòng trừ mọt đục quả

    E11

    Phòng trừ mọt đục cành

    E12

    Phòng trừ sâu hồng

    E13

    Phòng trừ ve sầu

    G

    Thu hoạch, sơ chế, bảo quản cà phê

    G1

    Xác định thời điểm thu hái

    G2

    Thu hái quả

    G3

    Loại bỏ tạp chất

    G4

    Đóng bao


    G5

    Vận chuyển quả

    G6

    Phơi quả

    G7

    Xát quả khô lấy hạt

    G8

    Xát quả tươi lấy hạt

    G9

    Phơi hạt

    G10

    Sấy hạt

    G11

    Phân loại hạt

    G12

    Bảo quản hạt

    H

    Tiêu thụ cà phê nhân

    H1

    Tính giá thành sản phẩm

    H2

    Khảo sát thị trường

    H3

    Thiết lập mối quan hệ với khách hàng

    H4

    Chọn nguồn tiêu thụ sản phẩm

    H5

    Bán sản phẩm

    I

    Tổ chức và quản lý sản xuất

    I1

    Lập kế hoạch sản xuất

    I2

    Hạch toán kinh tế

    I3

    Quản lý nhân công

    I4

    Quản lý sản phẩm

    I5

    Quản lý quá trình sản xuất

    I6

    Quản lý cơ sở vật chất

    I7

    Hướng dẫn người mới vào nghề

    I8

    Tham gia xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật

    I9

    Tham gia xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp

    I10

    Tham gia xây dựng định mức

    I11

    Tham gia đánh giá môi trường làm việc

    I12

    Đánh giá tay nghề của người lao động

    I13

    Đánh giá kết quả sản xuất

    K

    Thực hiện an toàn và vệ sinh lao động

    K1

    Mang mặc trang bị bảo hộ lao động cá nhân

    K2

    Sơ cứu người bị tai nạn lao động

    K3

    Sơ cứu người bị côn trùng, động vật cắn

    K4

    Xây dựng phiếu an toàn hóa chất

    L

    Phát triển nghề nghiệp

    L1

    Chia sẽ kinh nghiệm với đồng nghiệp

    L2

    Thiết lập mối quan hệ với các bộ phận liên quan

    L3

    Tham quan mô hình

    L4

    Tham gia lớp tập huấn

    L5

    Tổ chức luyện tay nghề

    L6

    Tổ chức thi tay nghề

    MÔ TẢ NGHỀ

    TÊN NGHỀ: TRỒNG CÂY CÀ PHÊ MÃ SỐ NGHỀ:

    Cây cà phê được trồng phổ biến ở các tỉnh vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Cây cà phê có giá trị kinh tế rất lớn. Hạt của cây cà phê là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Diện tích trồng cà phê phủ xanh hàng trăm ngàn ha đất trống, đồi núi trọc và giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân địa phương. Hiện nay xã hội đang có nhu cầu lớn về lao động trồng cây cà phê. Những người làm nghề trồng cây cà phê có thể làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại, hộ gia đình và dự án có liên quan đến lĩnh vực trồng cây cà phê. Căn cứ vào yêu cầu công việc người làm nghề có thể làm ở các vị trí: kỹ thuật viên, cán bộ kỹ thuật, quản lý sản xuất tại các vườn ươm cây giống cà phê, các tổ, đội sản xuất, nông trường, phòng kỹ thuật,… của các công ty cà phê.

    Căn cứ quy mô sản xuất, người làm nghề có thể thực hiện một trong các nhiệm vụ chính của nghề bao gồm: xây dựng vườn nhân chồi ghép cây cà phê; sản xuất cây giống; chuẩn bị đất trồng; trồng cây; chăm sóc và phòng chống cháy; phòng trừ sâu, bệnh hại; thu hoạch, bảo quản; tiêu thụ sản phẩm; tổ chức và quản lý sản xuất. Người lao động chủ yếu làm việc thủ công ở ngoài trời, điều kiện làm việc vất vả, phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, mùa vụ và độc hại do thuốc bảo vệ thực vật hoặc nguy hiểm do côn trùng gây ra.

    Để thực hiện tốt nhiệm vụ, những người làm nghề trồng cây cà phê phải sử dụng được các công cụ, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho nghề như: hệ thống tưới tiêu trong vườn ươm, máy phun thuốc, thiết bị chăm sóc, phòng chống cháy, máy thu hái, máy sơ chế cà phê, … và sử dụng có hiệu quả các loại vật tư, hóa chất liên quan đến quá trình sản xuất như: thuốc bảo vệ thực vật, chất điều hòa sinh trưởng, phân bón, … đảm bảo an toàn về môi trường và vệ sinh lao động.

    DANH MỤC CÔNG VIỆC

    TÊN NGHỀ: TRỒNG CÂY CÀ PHÊ MÃ SỐ NGHỀ:


    TT

    Mã số công việc


    Công việc

    Trình độ kỹ năng nghề

    Bậc 1

    Bậc 2

    Bậc 3

    Bậc 4

    Bậc 5

    A

    Xây dựng vườn nhân chồi ghép cây cà phê

    1

    A1

    Chọn khu đất làm vườn nhân

    x

    2

    A2

    Làm đất vườn nhân

    x

    3

    A3

    Xác định giống cà phê trồng ở vườn nhân

    x

    4

    A4

    Trồng cây vườn nhân

    x

    5

    A5

    Tưới nước vườn nhân

    x

    6

    A6

    Bón phân vườn nhân

    x

    7

    A7

    Làm cỏ vườn nhân

    x

    8

    A8

    Kích thích tạo chồi

    x

    9

    A9

    Cắt chồi ghép

    x

    10

    A10

    Bảo quản chồi ghép

    x

    B

    Sản xuất cây giống cà phê thực sinh và cây giống ghép

    11

    B1

    Thiết kế vườn ươm

    x

    12

    B2

    Làm đất vườn ươm

    x

    13

    B3

    Chọn quả lấy hạt

    x

    14

    B4

    Ươm hạt giống không bóc vỏ thóc

    x

    15

    B5

    Ươm hạt giống bóc vỏ thóc

    x

    16

    B6

    Làm giàn che

    x

    17

    B7

    Lấy đất đóng bầu

    x

    18

    B8

    Đóng bầu

    x

    19

    B9

    Gieo hạt vào bầu

    x

    20

    B10

    Gieo hạt trên luống

    x

    21

    B11

    Cấy cây vào bầu

    x

    22

    B12

    Tưới nước vườn ươm

    x

    23

    B 13

    Làm cỏ vườn ươm

    x

    24

    B14

    Bón phân

    x

    25

    B15

    Ghép nêm cà phê

    x

    26

    B16

    Chăm sóc cây cà phê sau ghép

    x

    27

    B17

    Phân loại cây

    x

    C

    Chuẩn bị đất trồng cây cà phê

    28

    C1

    Khảo sát trạng thái bề mặt

    x

    29

    C2

    Xác định loại đất trồng

    x

    30

    C3

    Cắt cây bụi

    x

    31

    C4

    Thanh lý vườn cà phê để trồng tái canh

    x



    TT

    Mã số công việc


    Công việc

    Trình độ kỹ năng nghề

    Bậc 1

    Bậc 2

    Bậc 3

    Bậc 4

    Bậc 5

    32

    C5

    Phân lô

    x

    33

    C6

    Chẻ cọc

    x

    34

    C7

    Giám sát làm đất bằng máy

    x

    35

    C8

    Phóng hàng

    x

    36

    C9

    Đào hố

    x

    37

    C10

    Phòng trừ sâu bệnh trong hố trồng

    x

    38

    C11

    Bón lót phân

    x

    39

    C12

    Lấp hố

    x

    D

    Trồng cây cà phê

    40

    D1

    Trồng hàng cây chắn gió, che bóng

    x

    41

    D2

    Chọn cây giống để trồng

    x

    42

    D3

    Vận chuyển cây giống

    x

    43

    D4

    Trồng cây vào hố

    x

    44

    D5

    Kiểm tra cây chết

    x

    45

    D6

    Trồng dặm

    x

    Đ

    Chăm sóc và phòng chống cháy

    46

    Đ1

    Tưới nước

    x

    47

    Đ2

    Làm cỏ

    x

    48

    Đ3

    Bón thúc phân

    x

    49

    Đ4

    Làm bồn

    x

    50

    Đ5

    Tủ bồn

    x

    51

    Đ6

    Tạo hình, sữa cành cây cà phê

    x

    52

    Đ7

    Phun thuốc diệt cỏ

    x

    53

    Đ8

    Gom, dọn cành nhánh

    x

    54

    Đ9

    Làm đường ngăn lửa

    x

    55

    Đ10

    Trực gác

    x

    E

    Phòng trừ sâu, bệnh hại cây cà phê

    56

    E1

    Phòng trừ bệnh nấm hồng

    x

    57

    E2

    Phòng trừ bệnh gỉ sắt

    x

    58

    E3

    Phòng trừ bệnh lở cổ rễ

    x

    59

    E4

    Phòng trừ bệnh đốm mắt cua

    x

    60

    E5

    Phòng trừ tuyến trùng hại rễ

    x

    61

    E6

    Phòng trừ bệnh khô cành, khô quả

    x

    62

    E7

    Phòng trừ bệnh thối nứt thân

    x

    63

    E8

    Phòng trừ rệp vảy xanh

    x

    64

    E9

    Phòng trừ rệp vảy nâu

    x

    65

    E10

    Phòng trừ mọt đục quả

    x

    66

    E11

    Phòng trừ mọt đục cành

    x

    67

    E12

    Phòng trừ sâu hồng

    x



    TT

    Mã số công việc


    Công việc

    Trình độ kỹ năng nghề

    Bậc 1

    Bậc 2

    Bậc 3

    Bậc 4

    Bậc 5

    68

    E13

    Phòng trừ ve sầu

    x

    G

    Thu hoạch, sơ chế, bảo quản cà phê

    69

    G1

    Xác định thời điểm thu hái

    x

    70

    G2

    Thu hái quả

    x

    71

    G3

    Loại bỏ tạp chất

    x

    72

    G4

    Đóng bao

    x

    73

    G5

    Vận chuyển quả

    x

    74

    G6

    Phơi quả

    x

    75

    G7

    Xát quả khô lấy hạt

    x

    76

    G8

    Xát quả tươi lấy hạt

    x

    77

    G9

    Phơi hạt

    x

    78

    G10

    Sấy hạt

    x

    79

    G11

    Phân loại hạt

    x

    80

    G12

    Bảo quản hạt

    x

    H

    Tiêu thụ cà phê nhân

    81

    H1

    Tính giá thành sản phẩm

    x

    82

    H2

    Khảo sát thị trường

    x

    83

    H3

    Thiết lập mối quan hệ với khách hàng

    x

    84

    H4

    Chọn nguồn tiêu thụ sản phẩm

    x

    85

    H5

    Bán sản phẩm

    x

    I

    Tổ chức và quản lý sản xuất

    86

    I1

    Lập kế hoạch sản xuất

    x

    87

    I2

    Hạch toán kinh tế

    x

    88

    I3

    Quản lý nhân công

    x

    89

    I4

    Quản lý sản phẩm

    x

    90

    I5

    Quản lý quá trình sản xuất

    x

    91

    I6

    Quản lý cơ sở vật chất

    x

    92

    I7

    Hướng dẫn người mới vào nghề

    x

    93

    I8

    Tham gia xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật

    x

    94

    I9

    Tham gia xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp

    x

    95

    I10

    Tham gia xây dựng định mức

    x

    96

    I11

    Tham gia đánh giá môi trường làm việc

    x

    97

    I12

    Đánh giá tay nghề của người lao động

    x

    98

    I13

    Đánh giá kết quả sản xuất

    x

    K

    Thực hiện an toàn và vệ sinh lao động

    99

    K1

    Mang mặc trang bị bảo hộ lao động cá nhân

    x

    100

    K2

    Sơ cứu người bị tai nạn lao động

    x



    TT

    Mã số công việc


    Công việc

    Trình độ kỹ năng nghề

    Bậc 1

    Bậc 2

    Bậc 3

    Bậc 4

    Bậc 5

    101

    K3

    Sơ cứu người bị côn trùng, động vật cắn

    x

    102

    K4

    Xây dựng phiếu an toàn hóa chất

    x

    L

    Phát triển nghề nghiệp

    103

    L1

    Chia sẽ kinh nghiệm với đồng nghiệp

    x

    104

    L2

    Thiết lập mối quan hệ với các bộ phận liên quan

    x

    105

    L3

    Tham quan mô hình

    x

    106

    L4

    Tham gia lớp tập huấn

    x

    107

    L5

    Tổ chức luyện tay nghề

    x

    108

    L6

    Tổ chức thi tay nghề

    x

    (Tổng cộng 11 nhiệm vụ, 108 công việc)

    Tên Công việc: Chọn khu đất làm vườn nhân Mã số Công việc: A1

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Chọn khu đất làm vườn nhân là tìm địa điểm thích hợp để làm vườn nhân; các bước thực hiện công việc gồm: xác định vị trí, diện tích, điều kiện đất đai và điều kiện khí hậu của khu vực cần lập vườn nhân.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Vị trí vườn nhân bố trí gần với vườn ươm, gần đường giao thông, tiện lợi cho việc quản lý, chăm sóc, thuận lợi cho việc thu hoạch, bảo quản và vận chuyển chồi; tương đối kín gió.

      • Diện tích vườn nhân được xác định tùy theo quỹ đất hộ gia đình, doanh nghiệp có và kế hoạch cung ứng chồi ghép.

      • Đất làm vườn nhân là đất bazan hoặc đất có tầng sâu từ 70 cm trở lên, có độ thoát nước tốt (không bị úng, lầy); đất không bị nhiễm tuyến trùng.

      • Điều kiện thời tiết nơi làm vườn đáp ứng nhiệt độ 5 – 320C, lượng mưa 1300 – 2500 mm,

        ẩm độ phải trên 70% và hạn chế tối đa gió ảnh hưởng đến vườn nhân.

    3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

        • Sử dụng thước dây, địa bàn cầm tay.

        • Sử dụng địa bàn 3 chân, sử dụng GPS.

        • Điều tra, khảo sát, kiểm chứng.

        • Phân tích phẩu diện đất.

        • Đọc được các chỉ tiêu về thời tiết.

      2. Kiến thức

      • Nêu được công dụng của các loại dụng cụ đo, kiểm tra đất làm vườn nhân.

      • Mô tả được tính chất cơ giới của đất.

      • Liệt kê được điều kiện khí hậu cho từng vùng.

      • Trình bày được các phương pháp đo, tính diện tích, phân tích đất.

      • Kỹ thuật xây dựng vườn nhân.

      • Khả năng cung cấp chồi ghép của vườn nhân.

    4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Thước dây, thước mét, địa bàn cầm tay, địa bàn 3 chân, máy GPS, khoan đất.

    • Phòng lab phân tích đất.

    • Bảng số liệu thời tiết, bảo hộ lao động.

    • Sổ sách ghi chép, giấy, bút.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Chọn được vị trí làm vườn nhân gần với vườn ươm, gần đường giao thông, tiện lợi cho việc quản lý, chăm sóc, thuận lợi cho việc thu hoạch, bảo quản và vận chuyển chồi; tương đối kín gió


      - Kiểm tra kết quả thực hiện

      - Diện tích vườn nhân được xác định tùy theo

      quỹ đất hộ gia đình, doanh nghiệp có và kế hoạch cung ứng chồi ghép.

      + Đo đạc

      - Chọn đúng loại đất bazan hoặc đất có tầng sâu từ 70 cm trở lên, có độ thoát nước tốt (không bị úng, lầy); đất không bị nhiễm tuyến trùng.

      - Điều kiện thời tiết nơi làm vườn đáp ứng nhiệt độ 5 – 320C, lượng mưa 1300 – 2500 mm, ẩm độ phải trên 70% và hạn chế tối đa gió ảnh hưởng đến vườn cà phê.

      - Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Thời gian thực hiện theo định mức.

      - Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức.

      - An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

      - Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

      • Quan sát trực tiếp người thực hiện: + Tính toán

      • Đối chiếu kết quả thực hiện.

      • Đối chiếu bảng mô tả thảm thực vật của người thực hiện với thực tế.

      • Đối chiếu loại đất, đá mẹ tại địa điểm với bảng tiêu chuẩn.

      • Nghe người thực hiện đọc các chỉ tiêu về thời tiết tại khu vực làm vườn.

      • Đối chiếu với bảng kết quả.

      Tên Công việc: Làm đất vườn nhân Mã số Công việc: A2

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Làm đất vườn nhân là xác định diện tích làm vườn, cày đất, tạo luống và bón phân lót theo quy trình và tiêu chuẩn quy định; các bước thực hiện công việc bao gồm: chuẩn bị dụng cụ, vật tư làm đất, xác định diện tích luống, cày đất vườn nhân, tạo lối đi giữa các luống và bón phân lót.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Các dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ, đạt yêu cầu.

    • Luống được xác định có rộng khoảng 1,2 –1,6m dài 10 – 20m tuỳ theo địa điểm, số dòng vô tính và số lượng mỗi dòng vô tính cần nhân.

    • Đất được cày, xới làm tơi lớp đất sâu tới 30 – 40cm.

    • Lối đi giữa các luống được tạo có bề rộng khoảng 0,5m và đắp cao hơn luống khoảng 15

      – 20cm

    • Hỗn hợp được bón gồm phân chuồng đã hoai mục và phân lân theo tỷ lệ mỗi 1m2 luống trộn 15 – 20kg phân chuồng + 2 – 3kg phân lân, rãi đều lên diện tích cần trồng.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Nhận biết được dụng cụ và phân bón đạt tiêu chuẩn.

    • Đo đạc diện tích luống bằng thước dây.

    • Sử dụng được cuốc, xẻng tạo luống đúng kỹ thuật.

    • Tính toán được lượng phân bón lót.

    • Sử dụng cuốc, xẻng để tạo luống và tạo lối đi.

      1. Kiến thức

    • Nêu được công dụng của các dụng cụ chuyên dùng.

    • Trình bày được yêu cầu của vật tư.

    • Liệt kê được các yêu cầu của việc cày đất trồng cà phê vườn nhân.

    • Mô tả được luống trồng cà phê vườn nhân

    • Liệt kê được các loại phân bón lót cà phê vườn nhân.

    • Trình bày được lượng phân bón cho đất trồng cây nhân chồi ghép.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Máy cày nhỏ, cuốc, xẻng, cào, cọc tre, búa.

    • Dây nilon, thước dây 50m.

    • Bảo hộ lao động.

    • Phân chuồng hoai, phân lân.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư đảm bảo yêu cầu

      - Luống được chuẩn bị có rộng khoảng 1,2 – 1,6m dài 10 – 20m tuỳ theo địa điểm, số dòng vô tính và số lượng mỗi dòng vô tính cần nhân.

      - Đất được cày, xới làm tơi lớp đất sâu tới 30 – 40cm đúng tiêu chuẩn.

      - Kiểm tra độ sâu đường cày và đối chiếu với bảng tiêu chuẩn.

      - Lối đi giữa các luống được tạo có bề rộng khoảng 0,5m và đắp cao hơn luống khoảng 15 – 20cm.

      - Kiểm tra chiều cao, độ rộng của lối đi và đối chiếu với bảng tiêu chuẩn.

      - Loại phân bón, liều lượng bón được xác định gồm phân chuồng đã hoai mục và phân lân theo tỷ lệ mỗi 1m2 luống trộn 15 – 20kg phân chuồng

      + 2 – 3kg phân lân và rãi đều lên diện tích cần trồng.


      - Quan sát trực tiếp người thực hiện: tính toán, thao tác bón phân.

      - Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Thời gian thực hiện theo định mức.

      - Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức.

      - An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

      - Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

      • Quan sát trực tiếp người thực hiện

      • Kiểm tra các dụng cụ, vật tư

      • Quan sát cách người thực hiện: Đo khoảng cách, chiều dài, chiều rộng luống.

      • Đối chiếu với bảng tiêu chuẩn.

      Tên Công việc: Xác định giống cà phê trồng ở vườn nhân Mã số Công việc: A3

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Xác định giống cà phê trồng ở vườn nhân là việc chọn những giống phù hợp để trồng; các bước thực hiện công việc gồm: tìm tài liệu về cây cà phê, đọc tài liệu, dự kiến giống cây trồng, tham khảo ý kiến và chọn giống cây cà phê trồng ở vườn nhân.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Tài liệu về quy trình trồng cà phê bằng phương pháp ghép được thu thập.

    • Có ít nhất 01 tài liệu về cơ cấu giống cây cà phê.

    • Các thông tin có giá trị được ghi chép lại.

    • Bảng cơ cấu giống cà phê được ghi lại.

    • Bảng dự kiến cây giống cà phê trồng ở vườn nhân được lập.

    • Có được ý kiến góp ý của khuyến nông viên, cán bộ địa phương và người trồng cây cà phê.

    • Danh mục giống cà phê trồng ở vườn nhân được lập phù hợp với cơ cấu giống và điều kiện địa phương.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Thu thập tài liệu.

    • Truy cập Internet.

    • Nhận biết vấn đề.

    • Ghi chép thông tin.

    • Lập danh mục cây giống.

    • Đặt vấn đề với những người liên quan.

    • Lắng nghe ý kiến phản hồi.

    • Lựa chọn giống cà phê.

      1. Kiến thức

    • Các địa điểm liên hệ tài liệu.

    • Kỹ thuật truy cập Internet.

    • Địa chỉ truy tìm tài liệu.

    • Phương pháp chọn lọc thông tin.

    • Quy trình kỹ thuật trồng cây vườn nhân giống.

    • Các phương pháp giao tiếp.

    • Đặc điểm thổ nhưỡng ở địa phương.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Phương tiện đi lại.

    • Máy tính , 3G.

    • Giấy, bút, tài liệu.

    • Máy tính.

    • Giấy bút.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Tài liệu về quy trình trồng cà phê bằng phương pháp ghép được thu thập.

      - Kiểm tra tài liệu.

      - Có ít nhất 01 tài liệu về cơ cấu giống cây cà phê.

      - Quan sát và kiểm tra bảng cơ cấu giống.

      - Bảng dự kiến cây giống cà phê trồng ở vườn nhân được lập.

      - Quan sát, kiểm tra danh mục giống cà phê.

      - Có được ý kiến góp ý của khuyến nông viên, cán bộ địa phương và người trồng cây cà phê.

      - Kiểm tra ý kiến góp ý của các bên liên quan.

      - Danh mục giống cà phê trồng ở vườn nhân được lập phù hợp với cơ cấu giống và điều kiện địa phương.

      - Kiểm tra danh mục và đối chiếu với thực tế.

      Tên Công việc: Trồng cây vườn nhân Mã số Công việc: A4

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Trồng cây vườn nhân là chọn cây giống đạt tiêu chuẩn và trồng cây đúng yêu cầu kỹ thuật; các bước thực hiện công việc gồm: chuẩn bị dụng cụ, chọn cây giống, chọn thời vụ trồng, xác định mật độ trồng, đào rãnh, đặt cây vào hố, lấp đất và tưới nước.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ và đạt yêu cầu.

    • Giống cà phê được chọn là giống cao sản được kiểm nghiệm và xác nhận (năng suất 4 – 7 tấn/ ha, nhiễm gỉ sắt < 2%).

    • Thời vụ trồng được chọn tốt nhất là vào đầu mùa mưa.

    • Mật độ được chọn là hàng cách hàng 40 – 50cm, cây cách cây 20 – 25cm, mật độ 8 – 12 cây /m2 .

    • Rãnh được đào rộng 20- 25 cm, sâu 20 -25 cm.

    • Lối đi ngăn cách giữa các dòng rộng 0,8 – 1m.

    • Cây cà phê được đặt đúng vị trí, kích thước và đảm bảo yêu cầu quy định.

    • Đất được lấp đủ chặt, cây trồng thẳng hàng.

    • Nước được tưới 1 lần/ ngày, nước được tưới thấm đều, lượng nước 5 – 7 lít / m 2/ lần. Tưới nước sau khi trồng đến khi có mưa đất đủ ẩm.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Kiểm tra, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Quan sát lựa chọn cây giống đạt tiêu chuẩn.

    • Quan sát, lựa chọn thời vụ trồng cây cà phê vườn nhân.

    • Xác định mật độ trồng.

    • Sử dụng cuốc, xẻng và thước dây để tạo rãnh.

    • Sử dụng dao cắt đáy bầu.

    • Loại bỏ túi bầu và đặt cây xuống hố.

    • Lấp và nén đất phủ bầu cây cà phê.

    • Sử dụng hệ thống tưới nước.

      1. Kiến thức

    • Công dụng của các dụng cụ trồng cây cà phê.

    • Nguồn gốc giống cà phê.

    • Kỹ thuật chọn giống.

    • Sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.

    • Kỹ thuật trồng cà phê vườn nhân chồi ghép.

    • Kích thước của rãnh trồng cây vườn nhân chồi ghép.

    • Kỹ thuật trồng cà phê sản xuất chồi ghép.

    • Yêu cầu về nước tưới cây cà phê.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Hồ sơ vườn giống.

    • Lịch thời vụ trồng cà phê.

    • Sơ đồ thiết kế vườn nhân chồi ghép.

    • Cuốc, xẻng, dao cắt đáy bầu, thước dây.

    • Cây giống cà phê.

    • Bình ô doa, hệ thống tưới, bảo hộ lao động.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ và đạt yêu cầu.

      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Giống cà phê được chọn là giống được kiểm nghiệm và xác nhận.

      - Kiểm tra hồ sơ cây giống.

      - Thời vụ trồng được chọn tốt nhất là vào đầu mùa mưa.

      - Quan sát, kiểm tra kế hoạch trồng cây.

      - Mật độ được chọn là hàng cách hàng 40 – 50cm, cây cách cây 20 – 25cm, mật độ 8 – 12 cây /m2 .


      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Cây cà phê được đặt đúng vị trí, kích thước và đảm bảo yêu cầu quy định.

      - Quan sát quá trình thực hiện, đo khoảng cách trồng cây và so sánh với yêu cầu.

      - Đất được lấp đủ chặt, cây trồng thẳng hàng.

      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Nước được tưới 1 lần/ ngày, nước được tưới thấm đều, lượng nước 5 – 7 lít / m 2/ lần. Tưới nước sau khi trồng đến khi có mưa đất đủ ẩm.


      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Thời gian thực hiện theo định mức.

      - Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức.

      - An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

      - Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

      • Rãnh được đào rộng 20- 25 cm, sâu 20 -25 cm.

      • Lối đi giữa các dòng rộng 0,8 – 1m.

      • Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      • Đo đạc để đánh giá.

      Tên Công việc: Tưới nước vườn nhân Mã số Công việc: A5

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Tưới nước vườn nhân là xác định thời điểm, chuẩn bị các điều kiện và tưới nước đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật; các bước thực hiện công việc gồm: xác định thời điểm tưới, chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, chuẩn bị nước tưới, tưới nước cho cây cà phê.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thời điểm tưới nước được xác định là 7 - 10 ngày 1 lần vào mùa khô.

    • Các trang thiết bị, dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ và đạt yêu cầu.

    • Nguồn nước phải được chuẩn bị đầy đủ về lượng và chất.

    • Nước được tưới đều và mức thấm sâu trong đất tối thiểu là 20cm.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn thời điểm tưới thích hợp.

    • Bảo dưỡng dụng cụ, thiết bị tưới nước.

    • Quan sát nhận biết chất lượng và khả năng cung cấp của nguồn nước.

    • Vận hành hệ thống tưới.

    • Điều chỉnh, khắc phục sự cố hệ thống tưới.

    • Nhận biết độ thấm của nước.

      1. Kiến thức

    • Thời tiết khu vực trồng.

    • Yêu cầu về nước của cây cà phê.

    • Công dụng của các dụng cụ, thiết bị.

    • Cấu tạo và hoạt động của hệ thống tưới.

    • Khả năng cung cấp của nguồn nước.

    • Nhu cầu về nước của cây cà phê ở các giai đoạn.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Lịch mùa vụ.

    • Hệ thống tưới, vòi phun.

    • Nguồn nước tưới.

    • Bình ô doa, thùng đựng nước.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Phát hiện và khắc phục các hư hỏng của hệ thống tưới.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Xác định thời điểm tưới phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây và thời tiết.

      - Đặt câu hỏi.

      - Nguồn nước tưới được chuẩn bị đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng.

      - Tưới nước đều và mức thấm sâu trong đất tối thiểu là 20cm.

      - Thời gian thực hiện theo định mức.

      - Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức.

      - An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

      - Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

      • Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      • Kiểm tra kết quả tính toán.

      • Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      • Đo độ sâu nước thấm.

      TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      Tên Công việc: Bón phân vườn nhân Mã số Công việc: A6

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Bón phân vườn nhân là nhận biết thời điểm bón, xác định loại phân, lượng phân bón theo quy định và phù hợp với tình hình phát triển của cây cà phê; các bước thực hiện công việc gồm: xác định thời điểm bón, chọn loại phân bón, tính lượng phân bón, bón phân cho cây cà phê vườn nhân.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thời điểm được chọn để bón phân đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: lần 1 vào tháng 11- 12, lần 2 tháng 2-3, lần 3 tháng 5-6.

    • Loại phân bón được dùng bón cho cây cà phê vườn nhân là: phân hữu cơ hoai, phân urê, phân kali.

    • Liều lượng phân bón được xác định: 0,8 – 1,0 tấn phân hữu cơ + 5 kg phân lân nung chảy

      + 2 kg urê + 1kg sun phat kali cho 100 m dài của rãnh.

    • Phân được bón đúng liều lượng, vị trí, rãi đều vào rãnh và lấp đất.

    • Mùa khô bón phân kết hợp với các đợt tưới nước.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn thời điểm bón phân thích hợp.

    • Nhận biết loại phân bón đảm bảo yêu cầu.

    • Tính toán lượng phân bón phù hợp với quy định.

    • Sử dụng dụng cụ, thiết bị để bón phân.

      1. Kiến thức

    • Thời điểm bón phân của cây cà phê vườn nhân.

    • Nêu được các loại phân bón cho cây cà phê vườn nhân.

    • Trình bày được liều lượng phân bón cho cây cà phê vườn nhân.

    • Kỹ thuật bón phân cà phê vườn nhân.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút, máy tính.

    • Lịch mùa vụ.

    • Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cà phê vườn nhân chồi ghép.

    • Phân chuồng hoai, phân urê, kali.

    • Dụng cụ bón phân, hệ thống tưới.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Thời điểm được chọn để bón phân đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: lần 1 vào tháng 11- 12, lần 2 tháng 2-

      3, lần 3 tháng 5-6.

      - Kiểm tra kế hoạch bón phân của người thực hiện.

      + 1kg sun phat kalicho 100 m dài của rãnh.


      - Quan sát, tính lượng phân bón của người trực tiếp người thực hiện.

      - Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện

      - Thời gian thực hiện theo định mức.

      - Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức;

      - An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

      - Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

      • Loại phân bón được dùng bón cho cây cà phê vườn nhân là: Phân hữu cơ hoai, phân urê, phân kali

      • Liều lượng phân bón được xác định: 0,8 – 1,0 tấn phân hữu cơ + 5 kg phân lân nung chảy + 2 kg urê

      • Phân được bón đúng liều lượng, vị trí, rãi đều vào rãnh và lấp đất.

      • Mùa khô bón phân kết hợp với các đợt tưới nước.

      • Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      • Kiểm tra liều lượng phân bón và kỹ thuật bón.

      TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      Tên Công việc: Làm cỏ vườn nhân Mã số Công việc: A7

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Diệt cỏ dại trong luống trồng cà phê, giữa các luống và lối đi theo phương pháp và tiêu chuẩn quy định; các bước thực hiện công việc gồm: xác định thành phần cỏ dại, xác định diện tích cỏ dại cần xử lý, lựa chọn phương pháp, làm cỏ trên luống, làm cỏ trên đường luồng và lối đi.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ đúng chủng loại, đảm bảo kỹ thuật.

    • Xác định được các loại cỏ dại có trên đất trồng cà phê.

    • Xác định được chính xác diện tích cỏ dại cần xử lý.

    • Thời điểm làm cỏ được xác định phù hợp.

    • Phương pháp làm cỏ được chọn phù hợp với từng giai đoạn phát triển và hiệu quả kinh tế.

    • Dây leo trên luống được cắt gỡ và mang ra ngoài.

    • Cỏ dại trên luống được làm sạch, lớp đất mặt được xới phá váng.

    • Cỏ dại giữa các luống, lối đi thường xuyên được phát thấp 5-10 cm.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Sắp xếp kiểm tra dụng cụ, vật tư.

    • So sánh, phân tích, thống kê loại cỏ dại.

    • Quan sát, tính toán diện tích và số lượng công làm cỏ.

    • Phân tích được thời điểm diệt cỏ dại.

    • Lựa chọn phương pháp quản lý hiệu quả.

    • Sử dụng dụng cụ, thiết bị xử lý cỏ dại.

      1. Kiến thức

    • Công dụng của dụng cụ, vật tư cần thiết.

    • Đặc điểm, tác hại từng loại cỏ dại thường gặp ở cây cà phê.

    • Các phương pháp xác định mật độ cỏ dại.

    • Đặc tính từng giai đoạn phát triển cỏ dại.

    • Đặc điểm, công dụng của từng phương pháp diệt cỏ dại.

    • Quy trình xử lý cỏ dại vườn cà phê.

    • Phương pháp xử lý.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Sổ sách, bút, thước dây.

    • Danh mục các loại cỏ thường gặp ở vườn cây cà phê.

    • Dao phát, máy phát, đá mài.

    • Cuốc, cào.

    • Bảo hộ lao động.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ đúng chủng loại, đảm bảo kỹ thuật.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra dụng cụ

      - Xác định được các loại cỏ dại có trên đất trồng cà phê.

      - Kiểm tra thực tế.

      - Xác định được chính xác diện tích cỏ dại cần xử lý.

      - Đo diện tích và đối chiếu với kết quả thực hiện.

      - Thời điểm làm cỏ được xác định phù hợp.

      - Kiểm tra kế hoạch thực hiện.

      - Phương pháp làm cỏ được chọn phù hợp với từng giai đoạn phát triển và hiệu quả kinh tế.

      - Kiểm tra thực tế và đánh giá sự lựa chọn.


      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Cỏ dại giữa các luống, lối đi thường xuyên được phát thấp 5-10 cm.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Thời gian thực hiện theo định mức.

      - Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức.

      - An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

      - Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

      • Dây leo trên luống được cắt gỡ và mang ra ngoài.

      • Cỏ dại trên luống được làm sạch, lớp đất mặt được xới phá váng.

      TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      Tên công việc: Kích thích tạo chồi Mã số Công việc: A8

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Kích thích tạo chồi là lựa chọn thời điểm, cắt ngọn, cắt tỉa cây cà phê vườn nhân theo phương pháp và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật; các bước thực hiện công việc gồm: chọn thời điểm cắt chồi, chuẩn bị dụng cụ, cắt chồi, cắt tỉa cây cà phê vườn nhân.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thời điểm kích thích tạo chồi được chọn sau khi trồng khoảng 3 – 4 tháng, và lần 2 vào tháng 11 – 12 và khi thấy các cành ngang đã hình thành.

    • Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ và đạt yêu cầu.

    • Phần ngọn được cắt lần đầu khi vùng thân ghép đã có 3-4 đốt và chừa lại 2-3 đốt.

    • Chồi được thu sau khi bón phân thúc 7- 10 ngày.

    • Các cành ngang xuất hiện trên vùng thân và chồi vượt mọc từ thân được tỉa bỏ

    • Tháng 11- 12 hàng năm được kiểm tra và tiến hành cắt đau và tỉa thông thoáng, cắt bỏ mỗi gốc chỉ chừa lại 4 – 5 thân khỏe / gốc, 2 – 3 chồi / thân.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn thời điểm cắt ngọn cây cà phê vườn nhân.

    • Lên kế hoạch kích thích tạo chồi ghép.

    • Kiểm tra, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Nhận biết vị trí cắt chồi.

    • Lựa chọn và sử dụng kéo để cắt chồi ghép.

    • Quan sát, lựa chọn và cắt tỉa cây vườn nhân.

      1. Kiến thức

    • Sinh trưởng của cây cà phê.

    • Thời điểm kích thích tạo chồi cà phê.

    • Công dụng của các dụng cụ.

    • Kỹ thuật tạo chồi ghép.

    • Kỹ thuật cắt chồi ghép cây cà phê.

    • Kỹ thuật xử lý vườn nhân chồi ghép.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút.

    • Hồ sơ vườn cây.

    • Kéo cắt cành.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Thời điểm kích thích tạo chồi được chọn sau khi trồng khoảng 3 – 4 tháng, và lần 2 vào tháng 11 – 12 và khi thấy các cành ngang đã hình thành.


      - Đặt câu hỏi và kiểm tra kết quả.

      - Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ và đạt yêu cầu.

      - Kiểm tra công tác chuẩn bị


      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.


      - Quan sát trực tiếp người thực hiện và đối chiếu với tiêu chuẩn.

      - Thời gian thực hiện theo định mức.

      - Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức.

      - An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

      - Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT.

      • Phần ngọn được cắt lần đầu khi vùng thân ghép đã có 3-4 đốt và chừa lại 2-3 đốt.

      • Chồi được thu sau khi bón phân thúc 7- 10 ngày.

      • Các cành ngang xuất hiện trên vùng thân và chồi vượt mọc từ thân được tỉa bỏ.

      • Tháng 11- 12 hàng năm được kiểm tra và tiến hành cắt đau và tỉa thông thoáng, cắt bỏ mỗi gốc chỉ chừa lại 4 – 5 thân khỏe / gốc, 2 – 3 chồi / thân.

      Tên công việc: Cắt chồi ghép Mã số công việc: A9

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Cắt chồi ghép là việc chọn những chồi đạt tiêu chuẩn để cắt lấy chồi chuẩn bị ghép cây cà phê. Công việc cắt chồi ghép bao gồm các bước chính: chuẩn bị dụng cụ, chọn chồi, cắt chồi, gom chồi và để chồi vào nơi thoáng mát.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ về số lượng, đạt yêu cầu.

    • Chồi được chọn là vượt. Chồi không quá non hay quá già và mang một cặp lá bánh tẻ, không bị sâu bệnh.

    • Chồi ghép được cắt vào lúc trời mát (trước 10 sáng và sau 3 giờ chiều).

    • Chồi được cắt có độ dài 20-30 cm và được chừa lại một cặp lá bánh tẻ.

    • Gốc chồi ghép được cắt nghiêng một góc khoảng 450 so với gốc cắt.

    • Chồi được gom lại thành từng đống và để vào chỗ mát và dễ quan sát.

    • Chồi ghép được bó thành từng bó 50 chồi / bó.

    • Chồi ghép được để vào nơi thoáng mát.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Sửa, mài kéo.

    • Quan sát, lựa chọn.

    • Sử dụng kéo cắt chồi.

    • Quan sát, nhận biết vị trí đặt chồi ghép.

    • Sắp xếp và bó chồi ghép.

      1. Kiến thức

    • Công dụng của kéo chuyên dùng.

    • Những giống cà phê tốt đã được nhà nước thẩm định và cho phép sử dụng.

    • Tiêu chuẩn chồi ghép.

    • Thời gian cắt chồi ghép.

    • Kỹ thuật cắt chồi ghép.

    • Yêu cầu khi gom chồi cà phê.

    • Kỹ thuật bó chồi ghép cà phê.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Vườn nhân giống cây cà phê.

    • Kéo cắt chồi loại chuyên dùng.

    • Rỗ, rá.

    • Dây ni lon mềm.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ về số lượng, đạt yêu cầu

      - Kiểm tra dụng cụ.

      - Chồi được chọn là chồi vượt. Chồi không quá non hay quá già và mang một cặp lá bánh tẻ, chồi không bị sâu bệnh.


      - Quan sát và kiểm tra chồi được chọn.


      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu với yêu cầu.

      - Chồi được gom lại thành từng đống và để vào chỗ mát và dễ quan sát.

      - Quan sát và đối chiếu với thực tế.

      - Chồi ghép được bó thành từng bó 50 chồi / bó.

      - Kiểm tra và so sánh với tiêu chuẩn thực hiện.

      • Chồi ghép được cắt vào lúc trời mát (trước 10 sáng và sau 3 giờ chiều).

      • Chồi ghép được cắt có độ dài 20-30 cm và có một cặp lá bánh tẻ.

      • Gốc chồi ghép được cắt nghiêng một góc khoảng 450 so với gốc cắt.

      Tên công việc: Bảo quản chồi ghép Mã số công việc: A10

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Bảo quản chồi ghép là giữ cho chồi ghép không bị mất nước trong một khoảng thời gian nhất định trước khi đưa ra ghép. Công việc bảo quản chồi ghép bao gồm các bước chính: chuẩn bị dụng cụ, nhúng nước, xếp chồi, tưới nước và vận chuyển đến nơi ghép.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ về số lượng, đạt yêu cầu.

    • Gốc chồi ghép được nhúng vào trong nước ngập 5 - 7 cm, thời gian 4- 5 phút.

    • Chồi ghép được xếp dựng vào chỗ mát và ít gió.

    • Bao bố được phủ lên trên để giữ ẩm.

    • Chồi ghép được tưới nước và giữ ẩm thường xuyên.

    • Chồi ghép được vận chuyển đến nơi ghép không bị héo và đảm bảo thời gian quy định.

    • Chồi không bị gãy, dập.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn dụng cụ thiết bị để bảo quản chồi ghép.

    • Đặt chồi ghép vào nước để nhúng.

    • Sắp đặt chồi ghép vào vị trí.

    • Sử dụng thùng tưới nước.

    • Vận chuyển chồi ghép.

      1. Kiến thức

    • Công dụng của dụng cụ, trang thiết bị cần thiết cho việc bảo quản chồi ghép.

    • Tác dụng của việc nhúng nước.

    • Yêu cầu về độ sâu, và thời gian nhúng nước.

    • Những yêu cầu khi bảo quản chồi ghép.

    • Độ ẩm của khu vực bảo quản chồi ghép.

    • Những yêu cầu khi vận chuyển chồi ghép.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Thau đựng nước, bao bố.

    • Chồi ghép.

    • Vị trí xếp chồi.

    • Thùng ô doa.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ về số lượng, đạt yêu cầu.

      - Kiểm tra dụng cụ.

      - Gốc chồi ghép được nhúng vào trong nước ngập 5 - 7 cm, thời gian 4- 5 phút.

      - Quan sát và kiểm tra quá trình thực hiện.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu với yêu cầu.

      - Chồi ghép được tưới nước và giữ ẩm thường xuyên.

      - Quan sát và đối chiếu với thực tế.

      - Kiểm tra và so sánh với tiêu chuẩn thực hiện.

      • Chồi ghép được xếp dựng vào chỗ mát và ít gió.

      • Bao bố được phủ lên trên để giữ ẩm.

      • Chồi ghép được vận chuyển đến nơi ghép không bị héo và đảm bảo thời gian quy định.

      • Chồi không bị gãy, dập.

      Tên công việc: Thiết kế vườn ươm Mã số công việc: B1

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Thiết kế vườn ươm là việc lập bản vẽ thiết kế phù hợp với quy mô và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của một vườn ươm cây cà phê. Công việc thiết kế vườn ươm bao gồm các bước chính: đo tính diện tích, thiết kế luống, đường đi, hệ thống tưới, tiêu nước và các công trình phụ trợ cần thiết.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Bản thiết kế thể hiện đúng hình dáng, kích thước và đủ các thông số cần thiết với tỷ lệ bản vẽ hợp lý.

    • Hướng, kích thước, khoảng cách giữa các luống đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và phù hợp với quy mô của vườn ươm.

    • Vị trí, kích thước và khoảng cách giữa các đường đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với quy mô và phương thức sản xuất.

    • Hệ thống tưới, tiêu nước được phân bố đều và đủ lưu lượng trên toàn bộ diện tích của vườn ươm.

    • Các công trình phụ trợ đảm bảo quy mô sản xuất, an toàn, tiết kiệm diện tích, thuận lợi cho việc sử dụng.

    • Bản thiết kế có tính khả thi.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát hiện trường.

    • Căng dây, lấy góc.

    • Tính độ dốc, diện tích.

    • Vẽ sơ đồ vườn ươm.

    • Tính diện tích và tỷ lệ bản vẽ.

    • Tính tỷ lệ trên bản vẽ.

    • Tính toán lưu lượng nước tưới tiêu.

    • Xử lý thông tin.

    • Thiết kế nhà kho, hàng rào.

    • Trình bày bản thiết kế vườn ươm.

      1. Kiến thức

    • Tiêu chuẩn xây dựng vườn ươm.

    • Phương pháp đo độ dài và tính diện tích.

    • Phương pháp vẽ sơ đồ.

    • Công thức tính diện tích.

    • Tỷ lệ bản vẽ.

    • Tiêu chuẩn kỹ thuật của luống.

    • Các quy định về tiêu chuẩn đường đi.

    • Lưu lượng tưới, tiêu trong khoảng thời gian được xác định.

    • Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn và phát triển của vườn ươm.

    • Phương pháp trình bày.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Khu vực làm vườn ươm.

    • Máy tính, giấy, bút.

    • Thước dây, thước kẻ, thước đo độ, dao phát.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Các đặc điểm địa hình: hình dáng, kích thước, độ dốc, chất đất, loại đất, nguồn nước, đường vận chuyển các dạng thực bì,… được ghi lại đầy đủ.


      - So sánh với thực tế.

      - Kiểm tra các thông số, tỷ lệ bản vẽ bằng thước đo.

      - Hướng, kích thước, khoảng cách giữa các luống đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và phù hợp với quy mô của vườn ươm.

      - Kiểm tra, đo tỷ lệ và đối chiếu với thực tế.

      - Vị trí, kích thước và khoảng cách giữa các đường đi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với quy mô và phương thức sản xuất.

      - Quan sát, đo tỷ lệ và đối chiếu với thực tế.

      - Hệ thống tưới, tiêu nước được phân bố đều và đủ lưu lượng trên toàn bộ diện tích của vườn ươm.

      - Kiểm tra và so sánh với tiêu chuẩn thực hiện.

      - Các công trình phụ trợ đảm bảo quy mô sản xuất, an toàn, tiết kiệm diện tích, thuận lợi cho việc sử dụng.


      - Quan sát và liên hệ với thực tế.

      - Bản thiết kế có tính khả thi.

      - Kiểm tra bản thiết kế.

      • Bản vẽ đúng hình dáng, kích thước và đủ các thông số.

      • Tỷ lệ bản vẽ hợp lý.

      Tên công việc: Làm đất vườn ươm Mã số công việc: B2

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Làm đất vườn ươm là việc chuẩn bị hiện trường để ươm cây. Công việc làm đất vườn ươm bao gồm các bước chính: chuẩn bị dụng cụ làm đất, phát dọn, thực bì và xới đất để chuẩn bị gieo giống.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ số lượng, và đảm bảo chất lượng.

    • Cỏ dại và cây bụi trong vườn ươm được phát sát gốc.

    • Vườn ươm được dọn sạch cỏ dại và cây bụi và gom vào đúng vị trí.

    • Đất trong vườn ươm được xới đúng độ sâu quy định, đảm bảo tơi xốp và không bị gồ ghề.

    • Gốc, rễ cây được dọn sạch.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Tính toán, lựa chọn dụng cụ phù hợp.

    • Bảo dưỡng dụng cụ.

    • Sử dụng dao phát.

    • Sử dụng cuốc, cào, xẻng.

    • Sử dụng các dụng cụ làm đất.

      1. Kiến thức

    • Công dụng của dụng cụ dùng để làm đất vườn ươm.

    • Phương pháp phát cỏ dại.

    • Phương pháp dọn cỏ dại.

    • Kỹ thuật làm đất vườn ươm.

    • Tỷ lệ đất phân để bón lót.

    • Những yêu cầu khi làm luống để gieo hạt.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Vườn ươm.

    • Thước dây.

    • Dao phát, máy phát cỏ.

    • Cuốc, cào, xẻng, cày.

    • Phân chuồng, phân lân, vôi.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ về số lượng, và đảm bảo chất lượng.

      - Quan sát quá trình chuẩn bị và đối chiếu với yêu cầu.

      - Cỏ dại và cây bụi trong vườn ươm được phát sát gốc.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Vườn ươm được dọn sạch cỏ dại và cây bụi và gom vào đúng vị trí.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.


      - Quan sát và đối chiếu với thực tế.

      - Đất được đập nhỏ và trộn đều với phân chuồng hoai tỷ lệ 100 kg phân, 5-6 kg phân super lân và 1-3 kg vôi/ 10m2 luống.

      - Quan sát quá trình thực hiện và so sánh với định mức.

      - Đất được lên luống có bề rộng 1-1,2 m và cao 20 cm .

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      • Đất trong vườn ươm được xới đúng độ sâu 0,1 – 0,15 m, đảm bảo tơi xốp và không bị gồ ghề.

      • Gốc cây, rễ cây được dọn sạch.

      Tên công việc: Chọn quả làm giống Mã số công việc: B3

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Chọn quả làm giống là việc chọn quả cà phê đạt tiêu chuẩn để gieo ươm. Công việc chọn quả làm giống bao gồm các bước chính: chọn vườn, chọn cây làm giống, thu hái và lựa chọn quả giống để gieo ươm.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Vườn cây có năng suất cao ổn định, ít bị sâu bệnh, nguồn giống được các tổ chức có thẩm quyền công nhận.

    • Cây trong vườn được trồng từ năm thứ 5-10.

    • Cây chọn thu hái quả làm giống có năng suất cao, ổn định.

    • Cây không bị sâu bệnh.

    • Quả cà phê được hái trên cây mẹ khỏe mạnh, quả chín đều, tỷ lệ chín trên cành đạt 95% trở lên.

    • Quả được chọn làm giống chín đều, kích thước đồng đều và không bị nấm bệnh.

    • Tạp chất trong quả không quá 0,5%.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn vườn cây làm giống.

    • Thu thập các thông tin về cây được chọn làm giống.

    • Chọn lựa cành, quả để hái.

    • Hái quả cà phê làm giống.

    • Chọn lựa quả giống.

      1. Kiến thức

    • Tiêu chuẩn của vườn cây mẹ chọn làm giống.

    • Tiêu chuẩn của cây mẹ chọn làm giống.

    • Yêu cầu khi hái quả cà phê làm giống.

    • Tiêu chuẩn quả làm giống.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Vườn cà phê kinh doanh.

    • Thông tin về vườn, cây cà phê.

    • Rổ, bao, bạt.

    • Quả cà phê.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá


      - Kiểm tra các thông tin và quan sát thực tế.

      - Kiểm tra các thông tin và quan sát thực tế.

      - Quả cà phê được hái trên cây mẹ khỏe mạnh, quả chín đều, tỷ lệ chín trên cành đạt 95% trở lên.

      - Quan sát quá trình thực hiện và kiểm tra sản phẩm.


      - Kiểm tra sản phẩm.

      • Vườn cây có năng suất cao ổn định, ít bị sâu bệnh. Nguồn gốc giống đạt tiêu chuẩn.

      • Vườn cây cà phê thu hái được trồng từ năm thứ 5-10.

      • Cây có năng suất cao, ổn định.

      • Cây không bị sâu bệnh.

      • Quả được chọn làm giống chín đều, kích thước đồng đều và không bị nấm bệnh.

      • Tạp chất trong quả không quá 0,5%.

      Tên công việc: Ươm hạt giống không bóc vỏ thóc Mã số công việc: B4

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Ươm hạt giống không bóc vỏ thóc là việc chuẩn bị hạt giống nảy mầm để gieo. Các bước chính để thực hiện công việc gồm: xác định thời vụ ươm, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, xát quả cà phê, xử lý hạt giống và ủ hạt giống.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thời gian gieo ươm được chọn phù hợp với mùa vụ và kế hoạch sản xuất.

    • Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ.

    • Hạt cà phê được bóc ra khỏi vỏ quả và đãi sạch trong nước 3-5 lần.

    • Hạt giống được ngâm trong nước vôi thời gian 18 giờ và loại bỏ phần nhớt còn sót lại.

    • Hạt giống được rải một lớp dày 3-4 cm trên luống đất phẳng cao 10 -15 cm, rộng 1-1,2 m và được lót, phủ một lớp cát dày 1-2 cm.

    • Rơm rạ hoặc bao tải được phủ lên trên luống.

    • Luống ươm hạt cà phê được tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát với lượng nước 2-3 lít / m 2 /lần.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Phân tích, lựa chọn thời điểm.

    • Lựa chọn, sắp xếp dụng cụ phù hợp.

    • Sử dụng máy xát.

    • Cân, pha dung dịch.

    • Rải hạt giống, phủ hạt giống.

    • Sử dụng thùng ô doa tưới nước.

      1. Kiến thức

    • Thời vụ gieo ươm cây cà phê.

    • Công dụng của dụng cụ làm vườn ươm.

    • Kỹ thuật xát quả cà phê.

    • Kỹ thuật ngâm hạt giống.

    • Kỹ thuật ủ hạt giống.

    • Yêu cầu về lượng nước tưới và thời điểm tưới phù hợp.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Lịch gieo trồng, kế hoạch sản xuất, giấy, bút.

    • Quả cà phê, vôi, cân, thùng đựng nước, cát, bao tải.

    • Cuốc, cào, thùng ô doa, nước sạch.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Thời gian ươm được xác định phù hợp với mùa vụ và kế hoạch sản xuất.

      - Kiểm tra trắc nghiệm.

      - Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Quan sát quá trình thực hiện.


      - Kiểm tra quá trình thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.


      - Kiểm tra quá trình thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.


      - Quan sát và đối chiếu với yêu cầu

      • Hạt cà phê được bóc ra khỏi vỏ quả.

      • Lớp vỏ quả được đãi sạch trong nước 3-5 lần.

      • Nước vôi được hòa có tỷ lệ 1/50 (1kg vôi: 50 lít nước) sau khi vôi lắng, gạn bỏ cặn vôi.

      • Nước vôi được đun nóng 55- 600 c.

      • Hạt giống được ngâm trong dung dịch thời gian 18 giờ và loại bỏ phần nhớt còn sót lại.

      • Hạt giống được rãi một lớp dày 3-4 cm trên luống đất phẳng cao 10 -15 cm, rộng 1-1,2 m và được lót, phủ một lớp cát dày 1-2 cm.

      • Rơm rạ hoặc bao tải được phủ lên trên luống.

      • Hạt giống được tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát.

      • Lượng nước 2-3 lít / m 2.

      Tên công việc: Ươm hạt giống bóc vỏ thóc Mã số công việc: B5

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Ươm hạt giống bóc vỏ thóc là việc chuẩn bị hạt giống nảy mầm để gieo. Các bước chính để thực hiện công việc gồm: xác định thời gian ươm, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, xát quả cà phê xử lý hạt giống, ngâm, ủ hạt để kích thích hạt nảy mầm.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thời gian gieo ươm được chọn phù hợp với mùa vụ và kế hoạch sản xuất.

    • Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ.

    • Hạt cà phê được bóc ra khỏi vỏ quả và đãi sạch trong nước.

    • Hạt giống được phơi dưới nắng cho vỏ thóc hơi giòn và bóc hoặc xát vỏ thóc bằng tay.

    • Những hạt xấu được loại bỏ.

    • Hạt được ngâm trong nước ấm sạch nhiệt độ 45 – 55o C trong khoảng thời gian 14 – 16 giờ. Vỏ lụa nhũn ra và được đãi sạch trong nước.

    • Hạt giống được bỏ vào bao lưới nhựa sạch và để thúng đậy kín hoặc rải đều trên nền sạch rồi đậy bằng bao tải sạch.

    • Hàng ngày kiểm tra để tưới nước, nhặt bỏ những hạt thối mốc, đãi rửa hạt thật sạch trong nước để loại trừ vỏ lụa nhũn dễ gây thối.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Phân tích, lựa chọn thời điểm.

    • Lựa chọn, sắp xếp dụng cụ phù hợp.

    • Quan sát, điều chỉnh máy.

    • Lựa chọn hạt giống.

    • Đãi hạt giống .

    • Rải hạt giống, phủ hạt giống.

      1. Kiến thức

    • Thời vụ gieo ươm cây cà phê.

    • Công dụng của dụng cụ gieo ươm.

    • Yêu cầu khi xát quả cà phê.

    • Tiêu chuẩn hạt giống.

    • Kỹ thuật ngâm hạt giống.

    • Kỹ thuật ủ hạt giống.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Lịch gieo trồng, kế hoạch sản xuất, giấy, bút.

    • Quả cà phê, máy xay cà phê, thùng đựng nước, chậu đựng nước, …

    • Bao lưới nhựa, thúng, bao tải.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Thời gian gieo ươm được xác định phù hợp với mùa vụ và kế hoạch sản xuất.

      Kiểm tra trắc nghiệm.

      - Dụng cụ, vật tư, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ về số lượng, chất lượng đảm bảo thuận lợi cho gieo ươm.


      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Quan sát quá trình thực hiện.


      - Kiểm tra quá trình thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      - Kiểm tra quá trình thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      - Hạt giống được bỏ vào bao lưới nhựa sạch và để vào thúng đậy kín hoặc rải đều trên nền sạch rồi đậy bằng bao tải sạch.


      - Quan sát và đối chiếu với yêu cầu.

      - Hạt giống được kiểm tra để tưới nước, nhặt bỏ những hạt thối mốc, đãi rửa thật sạch trong nước để loại trừ vỏ lụa nhũn dễ gây thối.

      - Quan sát quá trình thực hiện và kiểm tra sản phẩm.

      • Hạt cà phê được bóc và khỏi vỏ quả.

      • Đãi sạch lớp vỏ quả trong trong nước 3-5 lần.

      • Hạt giống được phơi dưới nắng cho vỏ thóc hơi giòn và bóc hoặc xát vỏ thóc bằng tay.

      • Loại bỏ những hạt xấu (đen, nứt, xây xát, có lỗ mọt,…).

      • Hạt được ngâm trong nước ấm sạch nhiệt độ 45 – 550 C trong thời gian 14 – 16 giờ.

      • Dùng nước đãi sạch vỏ lụa nhũn ra.

      Tên công việc: Làm giàn che Mã số công việc: B6

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Làm giàn che là việc tạo độ che phủ phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, xác định vị trí cọc giàn, đào hố chôn cọc, gác cây trên giàn và che phủ.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, vật liệu đầy đủ, chất lượng và phù hợp với quy mô.

    • Khoảng cách giữa 2 hàng cọc 3 m, giữa các cọc trên hàng 3-6 m và phù hợp với sức bền của trụ giàn.

    • Hàng cọc nằm giữa luống.

    • Hố được đào đúng vị trí, có độ sâu 0,3- 0,4 m và phù hợp với độ lớn của cọc giàn.

    • Cọc giàn được chôn xuống đất 0,3-0,4 m.

    • Độ cao của cọc trên mặt đất 2-2,2 m.

    • Cây gác trên giàn chịu được sức căng của vật liệu che phủ.

    • Khoảng cách giữa các cây 0,4-0,5 m.

    • Vật liệu che phủ che đều toàn bộ diện tích giàn, độ che phủ 75-80%.

    • Giàn che và vật liệu che phủ chắc chắn.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn dụng cụ.

    • Chọn vị trí cắm cọc giàn.

    • Chọn cọc giàn, cây gác giàn, vật liệu che phủ.

    • Sử dụng dụng cụ để đào hố và chôn cọc.

    • Chọn lựa, tính toán khoảng cách gác giàn phù hợp.

    • Buộc vật liệu che phủ.

      1. Kiến thức

    • Yêu cầu của các dụng cụ, vật liệu làm giàn.

    • Kích thước của các hàng cọc trên giàn che.

    • Yêu cầu của vị trí cọc giàn.

    • Kích thước của giàn che.

    • Yêu cầu về độ sâu, độ cao của cọc giàn.

    • Yêu cầu của cây gác giàn.

    • Khoảng cách của cây gác giàn.

    • Yêu cầu về ánh sáng của cây cà phê trong vườn ươm.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Cuốc, xẻng, kìm, thước dây, dây kẽm, thang, cọc, …

    • Cây gác giàn, dây buộc.

    • Tấm lợp, lá dừa, lưới che.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, vật liệu đầy đủ, chất lượng và phù hợp với quy mô.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.


      - Kiểm tra kết quả thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.


      - Quan sát quá trình thực hiện. Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện và đối chiếu với thực tế.


      - Kiểm tra kết quả thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      • Khoảng cách giữa 2 hàng cột 3 m, giữa các cột trên hàng 3-6 m và phù hợp với sức bền của trụ giàn.

      • Hàng cọc nằm giữa luống.

      • Hố được đào đúng vị trí, có độ sâu 0,3- 0,4 m và phù hợp với độ lớn của cọc giàn.

      • Cọc giàn được chôn xuống đất 0,3-0,4 m.

      • Độ cao của cọc trên mặt đất 2 -2,2 m.

      • Cây gác trên giàn chịu được sức căng của vật liệu che phủ.

      • Khoảng cách giữa các cây 0,4-0,5 m.

      • Che đều toàn bộ diện tích giàn, độ che phủ 75-80%.

      • Giàn che chắc chắn và vật liệu che phủ buộc chắc chắn.

      Tên công việc: Lấy đất đóng bầu Mã số công việc: B7

        1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

          Lấy đất đóng bầu là chuẩn bị đất đạt tiêu chuẩn để đóng bầu. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: chuẩn bị dụng cụ, vật tư, chọn đất để lấy, đào đất và vận chuyển đất về nơi quy định.

        2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

          • Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ về số lượng, đạt yêu cầu.

          • Lượng đất cần chuẩn bị phù hợp với thực tế.

          • Đất để lấy là đất mặt, tơi xốp, không lẫn tạp chất và có hàm lượng mùn trên 3%.

          • Lớp đất mặt 0 – 30 cm được đào lên khỏi mặt đất và đưa lên phương tiện vận chuyển.

          • Đất được vận chuyển từ vị trí đào về vườn ươm đúng khối lượng yêu cầu.

        3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

          1. Kỹ năng

            • Sắp xếp dụng cụ, vật tư hợp lý.

            • Bảo dưỡng dụng cụ.

            • Tính lượng đất cần chuẩn bị.

            • Nhận biết đất đạt yêu cầu để đóng bầu.

            • Sử dụng cuốc, xẻng.

            • Sử dụng phương tiện vận chuyển.

            • Quan sát và điều chỉnh phương tiện.

          2. Kiến thức

          • Công dụng của dụng cụ, vật tư.

          • Trọng lượng bầu đất ươm cây cà phê.

          • Yêu cầu của đất đóng bầu ươm cây giống cà phê.

          • Hiệu quả của phương tiện vận chuyển đất đóng bầu.

          • Yêu cầu của vị trí đổ đất đóng bầu.

        4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

          • Cuốc, cào, xẻng, rổ, bảo hộ lao động.

          • Giấy, bút.

          • Kế hoạch ươm cây giống.

          • Xe rùa, phương tiện vận chuyển.

        5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Lượng đất dự kiến chuẩn bị để đóng bầu.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện và đối chiếu với kế hoạch ươm cây giống.

      - Đất để lấy là đất mặt, tơi xốp, không lẫn tạp chất và có hàm lượng mùn trên 3%.

      - Quan sát và kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Lớp đất mặt 0 – 30 cm được đào lên khỏi mặt đất và đưa lên phương tiện vận chuyển.

      - Quan sát quá trình thực hiện. Đo độ sâu lớp đất mặt lấy lên.

      - Đất được vận chuyển từ vị trí đào về vườn ươm theo định mức.

      - Kiểm tra quá trình thực hiện và đối chiếu với định mức.

      - Đất được đổ thành đống đúng nơi quy định trong vườn.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.


      Tên công việc: Đóng bầu Mã số công việc: B8

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

        Đóng bầu là công việc chuẩn bị bầu đất để gieo hạt, cấy cấy cà phê. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: chuẩn bị vật tư, dụng cụ, đục túi bầu, trộn đất phân, đóng bầu, xếp bầu vào luống.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Vật tư, dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo chất lượng.

    • Túi bầu có kích thước 13-14cm x 24-25 cm được đục 6-8 lỗ rộng 0,5 cm phân bố thành 2 hàng ở nửa dưới đáy bầu, hàng dưới cùng cách đáy bầu 2 cm.

    • Đất tơi xốp, phân hữu cơ hoai, tơi nhỏ không lẫn đá, sỏi được trộn đều theo tỷ lệ 4/1.

    • Trong 1m3 đất có trộn 5-6 kg phân super lân, trộn thêm 1-3 kg vôi nếu đất chua.

    • Túi bầu được đổ đất đầy ngang miệng bầu, đất được dồn chặt, bầu đất không bị gãy và không có đất cục có đường kính lớn hơn 1cm.

    • Bầu đất được đặt trong luống và 1/3-1/4 túi bầu nằm dưới mặt đất.

    • Bầu đất thẳng đứng, khít nhau và thẳng hàng.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn, sắp xếp dụng cụ.

    • Sử dụng dụng cụ đục lỗ túi bầu.

    • Tính tỷ lệ đất phân.

    • Quan sát, trộn phân vào đất.

    • Sử dụng dụng cụ để đổ đất vào túi bầu.

    • Dồn đất trong túi bầu.

    • Quan sát và sắp xếp bầu vào luống.

      1. Kiến thức

    • Công dụng và yêu cầu của các dụng cụ.

    • Tác dụng của lỗ bầu.

    • Yêu cầu về vị trí và kích thước lỗ bầu.

    • Tỷ lệ đất phân dùng để đóng bầu.

    • Yêu cầu của đất dùng để đóng bầu.

    • Độ chặt của đất trong túi bầu.

    • Kích thước luống gieo ươm và yêu cầu khi xếp bầu vào luống.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Vườn ươm, cuốc, xẻng, lưới sàng đất, xe rùa.

    • Đục lỗ, dùi đục, tấm kê.

    • Túi bầu, đất mặt, phân bón.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Vật tư, dụng cụ được chuẩn bị đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Túi bầu được đục 6-8 lỗ rộng 0,5 cm phân bố thành 2 hàng ở nửa dưới đáy bầu, hàng dưới cùng cách đáy bầu 2 cm.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      - Tính được số lượng đất và phân bón dùng để đóng bầu.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      trộn thêm 1-3 kg vôi nếu đất chua.


      - Quan sát quá trình thực hiện. Kiểm tra lượng phân bón và sản phẩm thực hiện.

      - Túi bầu được đổ đất đầy ngang miệng bầu, đất được dồn chặt, bầu đất không bị gãy, không lẫn sỏi, đá, rễ cây.

      - Kiểm tra quá trình thực hiện và sản phẩm.


      - Kiểm tra kết quả thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      • Đất tơi xốp, phân hữu cơ hoai, tơi nhỏ không lẫn đá, sỏi được trộn đều theo tỷ lệ 4/1.

      • Trong 1m3 đất có trộn 5-6 kg phân super lân,

      • Bầu đất được đặt trong luống và 1/3-1/4 túi bầu nằm dưới mặt đất.

      • Bầu đất thẳng đứng, khít nhau và thẳng hàng, không đổ ngã.

      Tên công việc: Gieo hạt vào bầu Mã số công việc: B9

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Gieo hạt vào bầu là công việc đưa hạt giống vào bầu để gieo ươm. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: chuẩn bị dụng cụ, vật tư, lựa chọn hạt giống nảy mầm, đặt hạt vào bầu và phủ hạt giống.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ để gieo hạt vào bầu.

    • Bầu đất được tưới nước ướt đẫm từ 1-2 ngày trước.

    • Hạt gieo được nhú mầm dài <1cm, không bị gãy mầm.

    • Hạt nảy mầm được đặt vào chính giữa bầu và hướng đầu rễ quay xuống đất.

    • Các bầu ở hàng bìa luống được gieo thêm 1 - 2 hạt.

    • Đất được đập nhỏ và phủ một lớp dày 2-3 cm trên hạt giống.

    • Bầu đất được tưới nước sau khi gieo hạt.

    • Lượng nước tưới 2-3 lít / m 2.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Tính toán, lựa chọn dụng cụ.

    • Quan sát, lựa chọn hạt giống nảy mầm.

    • Đưa hạt vào bầu.

    • Rải lớp đất mặt lên mặt bầu.

    • Sử dụng dụng cụ, tưới nước.

      1. Kiến thức

    • Công dụng của vật tư, dụng cụ.

    • Tiêu chuẩn hạt nảy mầm đem gieo.

    • Thời gian đặt hạt giống thích hợp.

    • Yêu cầu khi đưa hạt giống vào bầu.

    • Ưu, nhược điểm của phương pháp ươm gieo hạt vào bầu.

    • Yêu cầu của đất dùng để lấp hạt trong túi bầu.

    • Yêu cầu về lượng nước tưới và thời điểm tưới.

    • Những lưu ý khi tưới nước.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Vườn ươm giống, bầu đất.

    • Rổ, rá, hạt giống.

    • Thùng ô doa, nước sạch hoặc vòi nước.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ để gieo hạt vào bầu.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Hạt được chọn nhú mầm dài <1cm và không bị gãy mầm.

      - Kiểm tra hạt giống được chọn để gieo.


      - Đất được đập nhỏ và phủ một lớp dày 2-3 cm trên hạt giống.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện

      - Kiểm tra quá trình thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      • Bầu đất được tưới nước ướt đẫm từ 1-2 ngày trước.

      • Hạt nảy mầm được đặt vào chính giữa bầu và hướng đầu rễ quay xuống đất.

      • Các bầu đất ở hàng bìa luống được gieo thêm 1 - 2 hạt.

      • Quan sát quá trình thực hiện.

      • Kiểm tra sản phẩm và đối chiếu với yêu cầu.

      • Bầu đất được tưới nước sau khi gieo hạt.

      • Lượng nước được tưới 2-3 lít / m 2 .

      Tên công việc: Gieo hạt trên luống Mã số công việc: B10

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Gieo hạt trên luống là công việc đưa hạt giống vào luống để gieo ươm. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: chuẩn bị dụng cụ, vật tư, lựa chọn hạt giống, gieo hạt trên luống và phủ hạt giống.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ để gieo hạt vào luống.

    • Đất trên luống bằng phẳng, tơi, mịn, và đủ ẩm.

    • Hạt gieo được nhú mầm dài <1cm, không bị gãy mầm.

    • Rải đều hạt vừa nhú mầm lên mặt luống (1 kg hạt giống / m 2 ).

    • Phía trên hạt giống được phủ lên 1 lớp cát dày 2-3 cm.

    • Mặt luống được tưới nước sau khi gieo hạt.

    • Lượng nước 2-3 lít / m 2 .

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Tính toán, lựa chọn dụng cụ.

    • Quan sát, lựa chọn hạt giống nảy mầm.

    • Rải hạt giống trên luống.

    • Phủ hạt giống.

    • Sử dụng dụng cụ, tưới nước.

      1. Kiến thức

    • Công dụng của vật tư, dụng cụ.

    • Tiêu chuẩn hạt nảy mầm đem gieo.

    • Thời gian gieo hạt giống thích hợp.

    • Kỹ thuật gieo hạt giống trên luống.

    • Yêu cầu khi rải cát phủ hạt giống.

    • Những lưu ý khi tưới nước.

    • Ưu, nhược điểm của phương pháp ươm gieo hạt trên luống.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Vườn ươm giống, luống đất gieo ươm.

    • Xe rùa, xẻng, cát.

    • Rổ, rá, hạt giống.

    • Thùng ô doa, nước sạch hoặc vòi nước.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ để gieo hạt vào luống.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Hạt được chọn nhú mầm dài <1mm và không bị gãy mầm.

      - Kiểm tra hạt giống được chọn để gieo.


      - Phía trên hạt giống được phủ lên 1 lớp cát dày 2-3 cm.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Kiểm tra quá trình thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      • Đất trên luống bằng phẳng, tơi, mịn, và đủ ẩm.

      • Rải đều hạt vừa nhú mầm lên mặt luống.

      • Hạt giống nằm úp và không chồng lên nhau, số lượng 1 kg hạt giống / m 2.

      • Quan sát quá trình thực hiện.

      • Kiểm tra sản phẩm và đối chiếu với yêu cầu.

      • Mặt luống được tưới nước sau khi gieo hạt.

      • Lượng nước được tưới 2-3 lít / m 2 .

      Tên công việc: Cấy cây vào bầu Mã số công việc: B11

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Cấy cây vào bầu là nhổ cây mầm đạt tiêu chuẩn và đặt vào bầu để tạo ra cây con có bầu. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: nhổ cây mầm, tạo lỗ bầu, đặt cây con vào bầu, ép đất và tưới nước.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ để gieo hạt.

    • Cây mầm có chiều cao 3-4 cm hoặc cây đã xòe hai lá mầm được nhổ ra khỏi luống. và đặt gọn vào rổ để bảo quản.

    • Cây không bị dập, gãy và đứt rễ.

    • Những cây mầm rễ bị cong và ngắn hơn 4 cm được loại bỏ, cây có rễ dài hơn 10 cm thì cắt ngắn.

    • Bầu đất được tưới đẫm nước vào tối hôm trước.

    • Lỗ bầu được tạo có đường kính 0,5-1cm, có độ sâu 10-12 cm.

    • Cây con đạt tiêu chuẩn được đưa vào lỗ ngập cổ rễ.

    • Rễ cây con đưa vào bầu thẳng đứng.

    • Thời gian đặt cây từ 6-10 giờ sáng và 15-18h chiều.

    • Đất được ép chặt, cây không bị nghiêng.

    • Cây mầm được tưới nước ngay sau khi tưới. Lượng nước tưới 2-3 lít / m 2.

    • Vườn ươm được điều chỉnh ánh sáng phù hợp với giai đoạn phát triển.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Tính toán, lựa chọn dụng cụ.

    • Chọn cây mầm để nhổ.

    • Nhấc cây mầm lên khỏi luống.

    • Sử dụng que để tạo lỗ bầu.

    • Chọn cây đạt tiêu chuẩn để cấy.

    • Cầm cây đặt vào lỗ bầu.

    • Sử dụng cây tạo lõ để ép đất.

    • Sử dụng dụng cụ tưới nước.

      1. Kiến thức

    • Công dụng và yêu cầu của dụng cụ, vật tư dùng để cây cây.

    • Tiêu chuẩn cây mầm đưa vào cấy.

    • Kích thước và độ sâu lỗ bầu.

    • Yêu cầu khi đặt cây con vào lỗ bầu.

    • Yêu cầu khi ép đất.

    • Lượng nước tưới và thời điểm tưới.

    • Yêu cầu về ánh sáng theo từng giai đoạn của cây cà phê.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Vườn ươm giống, bầu đất, luống cây nảy mầm.

    • Rổ, thau.

    • Que tạo lỗ.

    • Thùng ô doa, nước sạch, vòi nước.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ để cấy cây vào bầu.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.


      - Kiểm tra cây giống được nhổ và cây được chọn để cấy.


      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Đất được ép chặt, cây không bị nghiêng.

      - Kiểm tra quá trình thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      - Cây mầm được tưới nước ngay sau khi cấy. Lượng nước được tưới 2-3 lít / m 2.

      - Kiểm tra quá trình thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      - Vườn ươm được điều chỉnh ánh sáng phù hợp với giai đoạn phát triển.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện và đối chiếu với yêu cầu thực tế.

      • Cây mầm có chiều cao 3-4 cm hoặc cây đã xòe hai lá mầm được nhổ ra khỏi luống và đặt gọn vào rổ để bảo quản.

      • Cây không bị dập, gãy và đứt rễ.

      • Những cây mầm rễ bị cong và ngắn hơn 4 cm được loại bỏ, cây có rễ dài hơn 10 cm thì cắt ngắn.

      • Bầu đất được tưới đẫm nước vào chiều hôm trước.

      • Lỗ bầu được tạo bằng cọc nhọn có đường kính 0,5-1 cm.

      • Lỗ bầu có độ sâu 10-12 cm.

      • Cây mầm được đưa vào lỗ ngập cổ rễ.

      • Rễ cây mầm đưa vào bầu thẳng đứng.

      • Thời gian đặt cây từ 6-10 giờ sáng và 15-18h chiều.

      • Quan sát quá trình thực hiện.

      • Kiểm tra sản phẩm và đối chiếu với yêu cầu.

      Tên công việc: Tưới nước vườn ươm Mã số công việc: B12

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Tưới nước cho cây cà phê trong vườn ươm là cung cấp lượng nước phù hợp với điều kiện thời tiết và giai đoạn phát triển của cây. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: kiểm tra hệ thống tưới, xác định thời điểm tưới, vận hành hệ thống tưới, kiểm tra sau khi tưới.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Hệ thống tưới được kiểm tra đầy đủ các thông số kỹ thuật đảm bảo cho việc tưới nước.

    • Thời điểm tưới được xác định phù hợp với giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và điều kiện môi trường.

    • Cây giống trong vườn ươm được tưới nước đúng thời gian quy định.

    • Lượng nước tưới phù hợp với điều kiện thời tiết và các giai đoạn phát triển của cây.

    • Quan sát toàn bộ khu vực tưới nước trong vườn ươm.

    • Những chỗ chưa đạt yêu cầu được ghi và đánh dấu để tưới bổ sung.

    • Hệ thống tưới được kiểm tra đầy đủ các thông số kỹ thuật đảm bảo cho việc tưới nước.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, kiểm tra, vận hành thử hệ thống tưới.

    • Quan sát, chọn thời điểm thích hợp.

    • Sử dụng dụng cụ để tưới nước.

    • Điều khiển hệ thống tưới.

    • Quan sát, nhận biết độ ẩm của đất.

      1. Kiến thức

    • Các hình thức kiểm tra hệ thống tưới cho cây gieo ươm.

    • Quy trình tưới nước cho vườn ươm.

    • Yêu cầu về lượng nước ở các giai đoạn phát triển của cây.

    • Độ ẩm của bầu đất cây gieo ươm sau khi tưới.

    • Các hình thức kiểm tra hệ thống tưới cho cây gieo ươm.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Hệ thống dẫn nước.

    • Thùng đựng nước, thùng ô doa.

    • Bản thống kê nhiệt độ, ẩm độ.

    • Bảng quy trình tưới nước cho vườn ươm.

    • Nguồn nước.

    • Máy bơm nước, hệ thống tưới, ... hoặc thùng ô doa.

    • Giấy bút.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Hệ thống tưới được kiểm tra đầy đủ các thông số kỹ thuật đảm bảo cho việc tưới nước.

      - Kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện.

      - Thời điểm tưới được xác định phù hợp với giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và điều kiện môi trường.

      - Dùng bảng kiểm để kiểm tra kết quả xác định.

      - Cây giống trong vườn ươm được tưới nước đúng thời gian quy định.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Lượng nước tưới phù hợp với điều kiện thời tiết và các giai đoạn phát triển của cây.

      - Quan sát quá trình thực hiện và kiểm tra kết quả.


      - Kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện.

      • Quan sát toàn bộ khu vực tưới nước trong vườn ươm.

      • Những chỗ chưa đạt yêu cầu được ghi và đánh dấu để tưới bổ sung.

      Tên công việc: Làm cỏ vườn ươm Mã số công việc: B13

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Làm cỏ vườn ươm là loại bỏ cỏ dại, để cho cây cà phê phát triển. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: kiểm tra cỏ trong vườn, lên kế hoạch làm cỏ, nhổ cỏ, xới phá váng, xới cỏ và dọn vệ sinh.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Đánh giá được tình trạng cỏ trong vườn ươm.

    • Ghi chép tình trạng cỏ trong từng luống.

    • Kế hoạch nhổ cỏ cho từng khu vực trong vườn ươm được xây dựng phù hợp với thực tế.

    • Cỏ được nhổ đúng khu vực và thời gian quy định.

    • Sạch cỏ ở trong bầu và luống gieo ươm.

    • Cỏ được bỏ gọn thành từng đống nhỏ.

    • Bầu cây cà phê được xới phá váng.

    • Cỏ bên ngoài các luống được làm sạch và đập bỏ đất.

    • Cỏ trong các luống được dọn và gom vào vị trí quy định.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Nhận biết mức độ phát triển của cỏ trong vườn ươm.

    • Lập kế hoạch làm cỏ vườn ươm.

    • Sử dụng các dụng cụ nhổ cỏ.

    • Sử dụng các dụng cụ phá váng.

    • Sử dụng cuốc làm cỏ.

    • Sử dụng xe rùa để vận chuyển.

      1. Kiến thức

    • Các mức độ của cỏ ở trong vườn ươm

    • Nội dung của bản kế hoạch

    • Sự phát triển của cỏ trong vườn ươm

    • Những yêu cầu trong quá trình nhổ cỏ

    • Kỹ thuật xới phá váng

    • Yêu cầu trong quá trình làm cỏ

    • Yêu cầu khi dọn vệ sinh

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Vườn ươm.

    • Sổ, bút ghi chép.

    • Cuốc, bay, que nhọn.

    • Cào, rỗ, xe rùa.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Kế hoạch nhổ cỏ cho từng khu vực trong vườn ươm được xây dựng phù hợp với thực tế.

      - Kiểm tra thực tế đối chiếu định mức, nhân công trong kế hoạch.


      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Bầu cây cà phê được xới phá váng.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      - Cỏ bên ngoài các luống được làm sạch và đập bỏ đất.

      - Kiểm tra quá trình thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      - Cỏ trong các luống được dọn và gom vào vị trí quy định.

      - Kiểm tra quá trình thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      • Đánh giá được tình trạng cỏ trong vườn ươm.

      • Ghi chép tình trạng cỏ trong từng luống.

      • Cỏ được nhổ đúng khu vực và thời gian quy định.

      • Sạch cỏ ở trong bầu và luống gieo ươm

      • Cỏ được bỏ gọn thành từng đống nhỏ.

      Tên công việc: Bón phân Mã số công việc: B14

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Bón phân là bổ sung các chất dinh dưỡng bằng phương pháp tưới phân đã pha loãng cho cây cà phê. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: xác định thời điểm bón phân, chọn loại và tính lượng phân

        bón, chọn kỹ thuật bón và thực hiện bón phân.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thời điểm bón phân được xác định phù hợp với quá trình sinh trưởng của cây và điều kiện môi trường.

    • Loại phân bón được chọn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

    • Phân bón được tính đúng số lượng, đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây.

    • Phương pháp bón phân được đưa ra phù hợp với cây cà phê ở giai đoạn vườn ươm.

    • Phân bón được pha theo đúng tỷ lệ và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây cà phê.

    • Lượng phân và thời gian tưới cho cây cà phê đảm bảo yêu cầu.

    • Phân hữu cơ được xử lý đúng thời gian và pha loãng với nước theo tỷ lệ quy đinh.

    • Cây cà phê được tưới nước rửa lá sau khi tưới phân.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Phân tích, lựa chọn thời điểm bón phân.

    • Phân tích, lựa chọn loại phân bón.

    • Phân tích, lựa chọn kỹ thuật bón phân.

    • Sử dụng dụng cụ để tưới phân vô cơ.

    • Sử dụng dụng cụ để tưới phân hữu cơ.

    • Quan sát, sử dụng dụng cụ tưới nước.

      1. Kiến thức

    • Thời gian bón phân của cây cà phê giai đoạn vườn ươm.

    • Tác dụng của phân bón.

    • Phân bón cho cây cà phê ở giai đoạn vườn ươm.

    • Định mức phân bón cho cây cà phê giai đoạn vườn ươm.

    • Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê ở vườn ươm.

    • Yêu cầu về phân bón hóa học cho cây cà phê ở vườn ươm.

    • Yêu cầu về phân bón hữu cơ cho cây cà phê ở vườn ươm.

    • Thời điểm bón phân vô cơ cho cây cà phê.

    • Thời gian và lượng nước tưới rửa lá.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút, bản quy trình kỹ thuật bón phân.

    • Danh mục phân bón.

    • Phân U rê, Ka li.

    • Thùng ô doa.

    • Dụng cụ đựng phân, cân.

    • Phân chuồng.

    • Dụng cụ đựng phân, đồ bảo hộ lao động.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Thời điểm bón phân được xác định phù hợp với quá trình sinh trưởng của cây và điều kiện môi trường.

      - Kiểm tra bảng quy trình bón phân được xác định.

      - Loại phân bón được chọn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

      - Kiểm tra loại phân được chọn để bón.

      - Phân bón được tính đúng số lượng, đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây.

      - Kiểm tra lượng phân bón được tính và đối chiếu với yêu cầu.

      - Phương pháp bón phân được đưa ra phù hợp với cây cà phê ở giai đoạn vườn ươm.

      - Kiểm tra phương pháp được chọn và đối chiếu với yêu cầu.


      - Quan sát quá trình thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.


      - Quan sát quá trình và kết quả thực hiện.

      - Cây cà phê được tưới nước rửa lá sau khi tưới phân.

      - Quan sát quá trình và kết quả thực hiện.

      • Phân bón được pha theo đúng tỷ lệ và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây cà phê.

      • Lượng phân và thời gian tưới cho cây cà phê đảm bảo yêu cầu.

      • Phân vô cơ được bón khi cây có 1-2 cặp lá.

      • Phân hữu cơ được xử lý đúng thời gian quy đinh.

      • Phân được pha loãng với nước tỷ lệ 1/3.

      Tên công việc: Ghép nêm cà phê Mã số công việc: B 15

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Ghép nêm cà phê bao gồm: chuẩn bị dụng cụ ghép, chuẩn bị gốc ghép, chuẩn bị chồi ghép, xử lý gốc ghép, xử lý chồi ghép, đặt chồi ghép vào gốc ghép, quấn dây buộc vết ghép, chụp túi ni lon lên chồi ghép.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, nguyên vật liệu được chuẩn bị đầy đủ và dao ghép sắc bén.

    • Gốc ghép được chọn có 4-5 cặp lá, đường kính 3-5mm, không sâu bệnh.

    • Ngọn gốc ghép được cắt cách nách lá dưới 3-4 cm.

    • Đường chẻ dọc chính giữa thân gốc ghép và dài 2-2,5 cm.

    • Chồi ghép được cắt dài 4-5 cm, có 1 cặp lá bánh tẻ.

    • Chồi ghép còn 1/3 diện tích lá, và gốc chồi được cắt vát 2 bên có hình nêm dài 1,5-2,0 cm.

    • Phần vỏ của chồi ghép và gốc ghép khớp với nhau ít nhất là một bên.

    • Vết ghép quấn dây ni lon chặt từ dưới lên trên theo hình mái lợp.

    • Túi P.E trùm kín chồi ghép ngay sau khi ghép và được buộc dây cố định.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Mài được dao ghép sắc.

    • Lựa chọn được cây ghép đạt tiêu chuẩn.

    • Sử dụng được dao ghép để chẻ gốc ghép đúng kỹ thuật.

    • Chọn được chồi ghép đạt tiêu chuẩn.

    • Xử lý được chồi ghép đúng kỹ thuật.

    • Đặt được chồi ghép vào gốc ghép đúng yêu cầu.

    • Cố định thành thạo vết ghép bằng dây ni lon.

      1. Kiến thức

    • Nêu được công dụng của dụng cụ, vật liệu ghép.

    • Trình bày được tiêu chuẩn gốc ghép và kỹ thuật xử lý gốc ghép.

    • Trình bày được tiêu chuẩn chồi ghép và kỹ thuật xử lý chồi ghép.

    • Mô tả được kỹ thuật ghép nêm cà phê.

    • Trình bày được kỹ thuật buộc vết ghép.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Hồ sơ, lý lịch của gốc ghép và chồi ghép.

    • Vườn gốc ghép và chồi ghép.

    • Dao ghép, đá mài.

    • Dây ni lon, túi chụp P.E.

    • Phiếu ghi kết quả thực hiện; sổ theo dõi.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, nguyên vật liệu được chuẩn bị đầy đủ và dao ghép sắc bén.

      - Đối chiếu yêu cầu dụng cụ ghép cà phê.

      - Gốc ghép được chọn có 4-5 cặp lá, đường kính 3-5mm, không sâu bệnh.

      - Kiểm tra chồi ghép và đối chiếu với yêu cầu.

      - Quan sát quá trình thực hiện và kiểm tra sản phẩm.

      - Đường chẻ dọc chính giữa thân gốc ghép và dài 2-2,5 cm.

      - Quan sát quá trình thực hiện và đối chiếu với tiêu chuẩn.

      - Chồi ghép được cắt dài 4-5 cm, có 1 cặp lá bánh tẻ.

      - Quan sát quá trình thực hiện và đối chiếu với tiêu chuẩn.

      - Quan sát quá trình thực hiện và đối chiếu với tiêu chuẩn.


      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Vết ghép được quấn chặt bằng dây ni lon rộng 1-2 cm từ dưới lên trên theo hình mái lợp.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Túi P.E được trùm kín chồi ghép và buộc dây nilon cố định ngay sau khi ghép.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      • Gốc ghép được cắt bỏ ngọn thân.

      • Vết cắt ngọn gốc ghép cách nách lá dưới 3-4 cm.

      • Chồi ghép được cắt bỏ 2/3 diện tích lá.

      • Gốc chồi ghép được cắt vát đều hai mặt tạo hình nêm dài 1,5-2,0 cm.

      • Chồi ghép được đặt đúng vào vị trí chẻ dọc chính giữa thân gốc ghép.

      • Phần vỏ của chồi ghép và gốc ghép khớp với nhau ít nhất là một bên.

      Tên công việc: Chăm sóc cây cà phê sau ghép Mã số công việc: B16

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Chăm sóc cây cà phê sau ghép là tạo điều kiện cho cây ghép sinh trưởng, phát triển thuận lợi. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: vặt chồi thực sinh, tưới nước, tháo bao chụp và dây buộc vết ghép.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Chồi thực sinh được cắt kịp thời, triệt để, không xây xát thân cây.

    • Độ dài chừa lại của gốc chồi thực sinh đúng quy định.

    • Số lần tưới nước phù hợp yêu cầu của cây

    • Sau khi tưới nước bầu đất đủ ẩm.

    • Bao chụp được tháo ra khỏi cây trong khoảng thời gian 10-15 ngày sau khi ghép. Không làm ảnh hưởng đến chồi ghép.

    • Dây buộc vết ghép được tháo ra sau khi ghép 30-40 ngày.

    • Không làm ảnh hưởng đến cây ghép.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận biết được chồi thực sinh.

    • Sử dụng kéo cắt chồi thực sinh đúng yêu cầu.

    • Sử dụng được bình tưới, vòi tưới nước cho cây cà phê.

    • Tháo được dây buộc vết ghép.

      1. Kiến thức

    • Khái niệm chồi thực sinh.

    • Độ dài chừa lại của gốc chồi thực sinh.

    • Yêu cầu về lượng nước tưới cho cây cà phê sau ghép.

    • Thời gian chụp túi ni lon lên mắt ghép.

    • Thời gian buộc dây để cố định vết ghép.

    • Yêu cầu vết ghép khi tháo dây buộc.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Cây cà phê ghép.

    • Bình ô doa, hệ thống tưới nước, nước sạch.

    • Vườn cây cà phê ghép chuẩn bị tháo dây.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá


      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Quan sát và kiểm tra quá trình thực hiện.

      - Bao chụp được tháo ra khỏi cây trong khoảng thời gian 10-15 ngày sau khi ghép.

      - Kiểm tra trắc nghiệm.

      - Trong quá trình tháo bao chụp không làm ảnh hưởng đến chồi ghép.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Dây buộc vết ghép được tháo ra sau khi ghép 30-40 ngày.

      - Kiểm tra trắc nghiệm.

      - Trong quá trình tháo dây buộc vết ghép không làm ảnh hưởng đến cây ghép, chồi ghép.

      - Quan sát quá trình thực hiện, kiểm tra kết quả thực hiện.

      • Chồi thực sinh được cắt kịp thời, triệt để, không xây xát thân cây.

      • Độ dài chừa lại của gốc chồi thực sinh đúng quy định.

      • Số lần tưới nước phù hợp yêu cầu của cây.

      • Sau khi tưới nước bầu đất đủ ẩm.

      Tên công việc: Phân loại cây giống Mã số công việc: B17

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phân loại cây giống là chọn ra những cây giống đạt, chưa đạt tiêu chuẩn để xuất vườn và chăm sóc tiếp. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: nhấc cây khỏi luống, loại bỏ cây giống bị bệnh, xếp cây giống, thống kê số lượng cây giống và xuất vườn.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Cây giống được nhấc ra khỏi luống.

    • Cây giống không bị vỡ bầu và bị gãy.

    • Cây giống mang mầm bệnh được loại bỏ.

    • Cây giống đạt tiêu chuẩn được xếp riêng để chuẩn bị xuất vườn.

    • Cây giống chưa đạt tiêu chuẩn được xếp vào các luống để tiếp tục chăm sóc.

    • Số lượng cây giống đạt và chưa đạt tiêu chuẩn được ghi vào biểu thống kê.

    • Cây giống xuất vườn đạt tiêu chuẩn.

    • Kiểm tra và ghi được số cây xuất vườn trong ngày đúng quy định.

    • Biên nhận ghi đầy đủ thông tin.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát và nhận biết được bầu đất có dấu hiệu vỡ.

    • Nhận biết được cây giống bị bệnh.

    • Quan sát, lựa chọn được cây giống đạt tiêu chuẩn.

    • Điều tra, ghi chép đúng số lượng.

    • Kiểm tra được số lượng, chất lượng cây giống.

      1. Kiến thức

    • Trình bày được tiêu chuẩn cây cà phê giống.

    • Nêu được yêu cầu khi nhấc cây.

    • Các loại sâu bệnh cây cà phê giai đoạn vườn ươm.

    • Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn.

    • Yêu cầu khi xếp cây giống

    • Phương pháp điều tra.

    • Phương pháp lâp biểu ghi chép.

    • Quy trình giao nhận cây giống.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Vườn ươm, bay, kéo.

    • Tiêu bản sâu bệnh.

    • Cây giống cà phê, thước dây, thước nhựa.

    • Bảng thống kê cây giống.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Kiểm tra sản phẩm.

      - Cây giống mang mầm bệnh được loại bỏ.

      - Kiểm tra cây giống được chọn.


      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Số lượng cây giống đạt và chưa đạt tiêu chuẩn được ghi vào biểu thống kê.

      - Kiểm tra sản phẩm và đối chiếu với yêu cầu.

      - Cây giống xuất vườn đạt tiêu chuẩn.

      - Kiểm tra cây giống được chọn.

      - Kiểm tra và ghi được số cây xuất vườn trong ngày đúng quy định.

      - Kiểm tra quá trình thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      - Biên nhận ghi đầy đủ thông tin.

      - Kiểm tra thông tin trong giấy biên nhận

      • Cây giống được nhấc ra khỏi luống.

      • Cây giống không bị vỡ bầu và bị gãy.

      • Cây giống đạt tiêu chuẩn được xếp riêng để chuẩn bị xuất vườn.

      • Cây giống chưa đạt tiêu chuẩn được xếp vào các luống để tiếp tục chăm sóc.

      Tên công việc: Khảo sát trạng thái bề mặt Mã số công việc: C1

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Khảo sát trạng thái bề mặt là nhận biết địa hình, thực bì và chất lượng đất khu vực chuẩn bị trồng cà phê. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: khảo sát địa hình, thực bì, đào phẫu diện và lấy mẫu đất.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Địa hình được mô tả đầy đủ, chính xác.

    • Thực bì được mô tả đúng hiện trạng tại địa điểm khảo sát.

    • Phẫu diện đất được lấy ở các vị trí đại diện cho khu vực.

    • Hình thái phẫu diện đất được thể hiện chính xác.

    • Mẫu đất được lấy đại diện cho các tầng.

    • Dung lượng mẫu theo tiêu chuẩn quy định.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận biết địa hình.

    • Đo, tính diện tích.

    • Quan sát, nhận biết loại thực bì.

    • Lựa chọn vị trí đào phẫu diện.

    • Đánh giá, phân tích.

    • Nhận biết các tầng đất.

    • Chọn vị trí lấy mẫu đất.

      1. Kiến thức

    • Các phương pháp nhận biết hiện trường.

    • Biểu khảo sát địa hình.

    • Các hạng thực bì, cách phân chia.

    • Vị trí và số lượng phẫu diện.

    • Kích thước phẫu diện.

    • Mô tả và đánh giá phẫu diện.

    • Phương pháp lấy mẫu.

    • Cách bảo quản mẫu.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Thước dây, thước mét, thước chữ A.

    • Sổ sách ghi chép.

    • Cuốc, xẻng, xà beng.

    • Bay, túi vải lấy mẫu và đựng mẫu.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Địa hình được mô tả đầy đủ, chính xác.

      - Kiểm tra bản mô tả.

      - Thực bì được mô tả đúng hiện trạng tại địa điểm khảo sát.

      - Quan sát và kiểm tra bảng xếp loại thực bì.

      - Phẫu diện đất được lấy ở các vị trí đại diện cho khu vực.

      - Quan sát quá trình thực hiện.

      - Hình thái phẫu diện đất được thể hiện chính xác.

      - Kiểm tra bảng mô tả và đối chiếu với thực tế.

      - Mẫu đất được lấy đại diện cho các tầng.

      - Quan sát quá trình thực hiện.

      - Dung lượng mẫu theo tiêu chuẩn quy định.

      Kiểm tra mẫu và đối chiếu với yêu cầu.

      Tên công việc: Xác định loại đất trồng Mã số công việc: C2

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Xác định loại đất trồng là căn cứ vào các điều kiện thực tế để nhận biết loại đất trồng. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: quan sát thực địa, đào phẫu diện, lấy mẫu, xác định lý tính, phân loại đất để đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Vị trí đào phẫu diện được chọn đại diện cho khu vực.

    • Phẫu diện được đào đúng kích thước và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

    • Mẫu được lấy đúng vị trí đại diện cho tầng đất.

    • Các chỉ tiêu về lý tính đất được phân tích theo đúng quy trình.

    • Đất được phân loại đúng hạng đất.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Nhận biết vị trí đại diện cho khu vực.

    • Đo, tính kích thước của phẫu diện.

    • Phân biệt màu sắc của các tầng đất.

    • Quan sát, nhận xét, đánh giá.

    • Nhận biết, phân loại đất.

      1. Kiến thức

    • Thành phần cơ giới đất.

    • Khái niệm về phẫu diện đất.

    • Yêu cầu của vị trí đào phẫu diện.

    • Yêu cầu trong quá trình đào phẫu diện.

    • Phương pháp lấy mẫu đất.

    • Phương pháp xác định các chỉ tiêu lý tính của đất.

    • Mối liên hệ giữa lý tính và các tính chất khác của đất.

    • Phương pháp sử dụng các dụng cụ phân tích đất.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút.

    • Cuốc, xẻng, xà beng, thước mét.

    • Dao phát, khay, túi đựng mẫu, giấy, bút, ống nhôm

    • Cân kỹ thuật, cân điện tử, các loại khay, sàng đất các cỡ, túi đựng mẫu, hộp nhôm, ...

    • Tài liệu về phân loại đất.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Vị trí đào phẫu diện được chọn đại diện cho khu vực.

      - Kiểm tra vị trí chọn đào phẫu diện và đối chiếu với yêu cầu.

      - Phẫu diện được đào đúng kích thước và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

      - Quan sát, đo kích thước phẫu diện và kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật.

      - Mẫu được lấy đúng vị trí đại diện cho tầng đất.

      - Quan sát quá trình thực hiện.

      - Các chỉ tiêu về lý tính đất được phân tích theo đúng quy trình.

      - Quan sát quá trình thực hiện và đối chiếu với thực tế.

      - Đất được phân loại đúng hạng đất.

      - Kiểm tra kết quả phân loại và đối chiếu với thực tế.

      Tên công việc: Cắt cây bụi Mã số công việc: C3

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Cắt cây bụi là công việc chuẩn bị đất trồng cây cà phê. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: nhận hiện trường, xác định những cây cần cắt, phát dây leo, cắt cây và thu dọn cây bụi.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Vị trí, ranh giới khu đất dọn cây bụi chuẩn bị trồng cà phê được xác định

    • Những cây cần cắt được đánh dấu rõ ràng, dễ quan sát.

    • Dây leo xung quanh cây bụi được phát sát gốc và dọn sạch bán kính 1 m.

    • Cây được hạ đổ theo hướng xác định.

    • Cây được cắt khúc và thu dọn vào vị trí quy định.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận hiện trường.

    • Lựa chọn cây cắt.

    • Sử dụng dao phát dây leo.

    • Sử dụng dụng cụ cắt cây.

      1. Kiến thức

    • Phương pháp nhận biết hiện trường.

    • Tiêu chuẩn phân loại thảm thực bì.

    • Yêu cầu cây chắn gió trong khu vực trồng cây cà phê.

    • Yêu cầu khi phát dọn dây leo.

    • Hướng đỗ của cây.

    • Kỹ thuật cắt cây.

    • Yêu cầu khi dọn cây bụi.

    • An toàn lao động trong quá trình cắt cây.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút, thước.

    • Sơ đồ, biểu khảo sát.

    • Giấy, bút, sơn, cọ.

    • Cưa, dao, thước, xe vận chuyển.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Vị trí, ranh giới khu đất dọn cây bụi chuẩn bị trồng cà phê được xác định.

      - Kiểm tra sản phẩm.

      - Những cây cần cắt được đánh dấu rõ ràng, dễ quan sát.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Dây leo xung quanh cây bụi được phát sát gốc và dọn sạch bán kính 1m.

      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Cây được hạ đổ theo hướng xác định.

      - Quan sát quá trình thực hiện.

      - Cây được cắt khúc và thu dọn vào vị trí quy định.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      Tên công việc: Thanh lý vườn cà phê để trồng tái canh Mã số công việc: C4

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Thanh lý vườn cà phê thanh lý để trồng tái canh bao gồm các bước chính: khảo sát vườn cà phê già cỗi, khảo sát vườn cà phê sinh trưởng kém, năng suất thấp, chọn vườn cà phê thanh lý, nhổ bỏ cây cà phê.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Vườn cà phê trồng trên 20 năm được khảo sát và ghi thông tin đầy đủ, chính xác.

    • Vườn cà phê trồng dưới 20 năm nhưng sinh trưởng kém năng suất bình quân thấp được khảo sát và ghi thông tin đầy đủ, chính xác.

    • Vườn cà phê được chọn thanh lý đảm bảo các quy định trong quy trình tái canh cà phê.

    • Toàn bộ cây cà phê trong vườn được nhổ bỏ ngay sau khi thu hoạch.

    • Toàn bộ thân thân, cành, rễ được thu gom và đưa ra khỏi vườn cây.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Nhận biết được vị trí vườn cà phê già cỗi.

    • Nhận biết được vị trí vườn cà phê sinh trưởng kém, năng suất thấp.

    • Thu thập thông tin chính xác về vườn cà phê.

    • Vận dụng chính xác những điều kiện quy định và điều kiện thực tế để xác định vườn cà phê đưa vào thanh lý.

    • Áp dụng được thời điểm thanh lý vườn cà phê.

    • Sử dụng công cụ, thiết bị để nhổ và thu gom cây cà phê.

      1. Kiến thức

    • Trình bày được các phương pháp nhận biết hiện trường.

    • Nêu được các thông tin cần thu thập trong quá trình khảo sát.

    • Giải thích được các điều kiện để xác định vườn cà phê vào thanh lý trồng tái canh.

    • Nêu được thời gian luân canh của vườn cà phê.

    • Nêu được thời điểm nhổ bỏ cây cà phê.

    • Trình bày được những yêu cầu khi nhổ và thu gom cây cà phê.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Hồ sơ, sơ đồ vị trí vườn cây cà phê.

    • Sổ sách ghi chép.

    • Dao, cuốc, cưa, máy kéo.

    • Vườn cây cà phê.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Vườn cà phê trồng trên 20 năm được khảo sát và ghi thông tin đầy đủ, chính xác.

      - Kiểm tra kết quả khảo sát và đối chiếu với thực tế.

      - Vườn cà phê trồng dưới 20 năm nhưng sinh trưởng kém năng suất bình quân thấp được khảo sát và ghi thông tin đầy đủ, chính xác.

      - Kiểm tra kết quả khảo sát và đối chiếu với thực tế.

      - Vườn cà phê được chọn thanh lý đảm bảo các quy định trong quy trình tái canh cà phê.

      - Kiểm tra các tiêu chuẩn của vườn cà phê được chọn thanh lý.

      - Toàn bộ cây cà phê trong vườn được nhổ bỏ ngay sau khi thu hoạch.

      - Quan sát quá trình thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      - Toàn bộ thân thân, cành, rễ được thu gom và đưa ra khỏi vườn cây.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      Tên công việc: Phân lô Mã số công việc: C5

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phân lô là việc chia diện tích đất trồng cà phê thành những lô trồng phù hợp với quy mô và đặc điểm địa hình của khu vực trồng cà phê. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: khảo sát thực địa, dự kiến chia lô, xác định diện tích, hướng và đánh dấu ranh giới lô trồng cà phê.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Tình trạng thực địa và vị trí địa hình, thảm thực vật được mô tả chính xác.

    • Lô trồng cây cà phê được chia phù hợp với điều kiện địa hình, hệ thống tưới tiêu và giao thông.

    • Diện tích lô được xác định đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.

    • Hướng lô được xác định phù hợp với đặc điểm địa hình và điều kiện khí hậu của địa phương.

    • Ranh giới lô được đánh dấu đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận biết hiện trường.

    • Tổng hợp các yếu tố để chia lô cho phù hợp.

    • Sử dụng các loại dụng cụ đo.

    • Tính toán diện tích.

    • Quan sát và liên hệ các điều kiện khách quan để xác định hướng lô.

    • Thành thạo trong việc đánh dấu ranh giới lô.

      1. Kiến thức

    • Quan sát, nhận biết hiện trường.

    • Tổng hợp các yếu tố để chia lô cho phù hợp.

    • Những chú ý khi chia lô trồng cà phê.

    • Sử dụng các loại dụng cụ dùng để đo.

    • Quan sát và liên hệ các điều kiện khách quan để xác định hướng lô.

    • Chọn vị trí đánh dấu ranh giới.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Dao, các loại thước đo.

    • Bản đồ, bản thiết kế.

    • Cọc cắm, cuốc.

    • Hiện trường trồng cà phê.

    • Sổ sách ghi chép.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Tình trạng thực địa và vị trí địa hình, thảm thực vật được mô tả chính xác.

      - Kiểm tra thực tế và bản mô tả.

      - Lô trồng cây cà phê được chia phù hợp với điều kiện địa hình, hệ thống tưới tiêu và giao thông.

      - Kiểm tra các lô cà phê được chia và đối chiếu với yêu cầu.

      - Diện tích lô được xác định đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.

      - Kiểm tra diện tích thực tế.

      - Hướng lô được xác định phù hợp với đặc điểm địa hình và điều kiện khí hậu của địa phương.

      - Quan sát quá trình thực hiện và sự phù hợp của hướng lô được xác định.

      - Ranh giới lô được đánh dấu đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.

      - Kiểm tra cọc mốc đánh dấu ranh giới lô trồng cà phê.

      Tên công việc: Chẻ cọc Mã số công việc: C6

        1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

          Chẻ cọc là việc tạo ra những cọc tiêu đạt tiêu chuẩn để đánh dấu vị trí trồng cà phê. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: Chọn nguyên liệu, xác định số lượng cọc, cắt cây làm cọc, chẻ cọc và kiểm tra số lượng cọc.

        2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

          • Nguyên liệu làm cọc đủ số lượng, đạt yêu cầu.

          • Số lượng cọc được dự kiến đủ cho cho diện tích đất trồng cà phê theo kế hoạch

          • Cây làm cọc cắm được cắt khúc, có độ dài từ 48-50 cm / khúc .

          • Cọc cắm có đường kính tối thiểu 0,6-1 cm, chiều dài 48-50 cm và được vạt nhọn 1 đầu.

          • Cọc đạt yêu cầu được bó lại thành từng bó chắc chắn, số lượng 50 cọc/ bó.

          • Số lượng cọc được ghi lại.

        3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

          1. Kỹ năng

            • Lựa chọn loại cây làm cọc.

            • Tính toán số lượng cọc.

            • Sử dụng cưa để cắt cây.

            • Sử dụng dao chẻ cọc.

            • Lựa chọn chọn và sắp xếp cọc thành từng bó.

          2. Kiến thức

          • Yêu cầu của cây dùng làm cọc.

          • Mật độ trồng cây cà phê.

          • Độ dài và yêu cầu của cọc.

          • Quy cách của cọc.

          • Tiêu chuẩn của cọc cắm

          • Yêu cầu khi bó cọc

        4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

          • Cây tre, nứa, tầm vông, le, lồ ô, cành nhánh nhỏ.

          • Sổ sách ghi chép, máy tính.

          • Bản thiết kế.

          • Cưa, dao, thước mét, dây nilon.

        5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Nguyên liệu làm cọc đủ số lượng, đạt yêu cầu.

      - Kiểm tra nguyên liệu được chuẩn bị để làm cọc.

      - Số lượng cọc được dự kiến đủ cho cho diện tích đất trồng cà phê theo kế hoạch.

      - Đọc bản dự kiến số cọc và đối chiếu với yêu cầu.

      - Cây làm cọc cắm được cắt khúc, có độ dài từ 48-50 cm / khúc .

      - Quan sát quá trình thực hiện và đo độ dài của sản phẩm.

      - Cọc cắm có đường kính tối thiểu 0,6-1 cm, chiều dài 48- 50 cm và được vạt nhọn 1 đầu.

      - Quan sát quá trình thực hiện và sự phù hợp của cọc.

      - Cọc đạt yêu cầu được bó lại thành từng bó chắc chắn, số lượng 50 cọc/ bó.

      - Kiểm tra số lượng cọc tiêu trong bó cọc.

      Tên công việc: Giám sát làm đất bằng máy Mã số công việc: C7

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Giám sát làm đất bằng máy là việc hướng dẫn, kiểm tra việc làm đất trồng cây cà phê. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: giao nhận hiện trường, kiểm tra việc làm đất và xác nhận kết quả.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Vị trí, ranh giới hiện trường được thống nhất giữa bên giao và bên nhận.

    • Nội dung kỹ thuật được trao đổi và thống nhất với người nhận.

    • Hiện trường làm đất được kiểm tra và ghi chép lại đầy đủ nội dung: hướng cày, độ sâu, vị trí,…

    • Những nội dung chưa đạt yêu cầu được thông báo rõ ràng cho bộ phận làm đất và yêu cầu khắc phục.

    • Những nội dung chỉnh sửa được kiểm tra và ghi lại đầy đủ bằng văn bản.

    • Bản xác nhận được ghi đầy đủ các thông tin: vị trí, diện tích, và các yêu cầu kỹ thuật.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Nhận biết vị trí khu vực thi công.

    • Đánh dấu ranh giới khu vực làm đất.

    • Giao tiếp, trao đổi công việc.

    • Thống nhất các nội dung thực hiện.

    • Quan sát, đánh giá quá trình làm đât.

    • Hướng dẫn người thực hiện.

    • Quan sát, nhận biết kết quả thực hiện.

    • Đo, tính diện tích.

    • Thống nhất kết quả thực hiện.

      1. Kiến thức

    • Những yêu cầu khi giao nhận hiện trường làm đất.

    • Các phương pháp giao tiếp.

    • Tiêu chuẩn kỹ thuật của việc làm đất.

    • Yêu cầu của việc làm đất.

    • Phương pháp kiểm tra.

    • Phương pháp đo, tính diện tích bằng hình học.

    • Yêu cầu của bản xác nhận kết quả thi công.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Hiện trường, sơ đồ, cọc mốc, dao phát.

    • Địa bàn cầm tay.

    • Giấy, bút, hợp đồng.

    • Thước dây.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Vị trí, ranh giới hiện trường được thống nhất giữa bên giao và bên nhận.

      - Quan sát và kiểm tra ranh giới hiện trường.

      - Hiện trường làm đất được kiểm tra và ghi chép lại đầy đủ nội dung: hướng cày, độ sâu, vị trí,…

      - Quan sát và kiểm tra bản ghi chép nội dung giám sát.

      - Những nội dung chưa đạt yêu cầu được thông báo rõ ràng cho bộ phận làm đất và yêu cầu khắc phục.

      - Quan sát sự trao đổi với bộ phận làm đất.

      - Những nội dung chỉnh sửa được kiểm tra và ghi lại đầy đủ bằng văn bản.

      - Kiểm tra kết quả.

      - Bản xác nhận được ghi đầy đủ các thông tin: vị trí, diện tích, và các yêu cầu kỹ thuật.

      - Kiểm tra bản xác nhận kết quả làm đất.

      Tên công việc: Phóng hàng Mã số công việc: C8

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phóng hàng là việc tạo ra những hàng cọc tiêu để đánh dấu vị trí đào hố trồng cây cà phê. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: chuẩn bị vật tư, dụng cụ, nhận hiện trường, xác định khoảng cách hàng cây, thiết kế hàng và cắm cọc đánh dấu vị trí đào hố trồng cây cà phê.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, vật liệu được chuẩn bị đầy đủ về số lượng, và đảm bảo chất lượng .

    • Lô đất phóng hàng trồng cà phê được chọn đúng.

    • Vị trí, ranh giới khu đất chuẩn bị phóng hàng trồng cà phê được xác định.

    • Khoảng cách hàng cây được xác định phù hợp với thực tế.

    • Hàng được thiết kế đúng khoảng cách và vuông góc với lô trồng.

    • Cọc cắm đúng vị trí.

    • Toàn bộ cọc cắm được kiểm tra và chỉnh sửa.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn, sắp xếp dụng cụ phù hợp.

    • Quan sát, nhận hiện trường.

    • Chọn lựa và đưa ra khoảng cách phù hợp.

    • Lấy góc vuông.

    • Căng dây, cầm cọc để cắm.

    • Quan sát hàng cọc cắm

      1. Kiến thức

    • Công dụng của dụng cụ, vật liệu dùng để phóng hàng.

    • Phương pháp nhận biết hiện trường.

    • Các căn cứ liên quan đến việc xác định khoảng cách.

    • Kỹ thuật lấy góc vuông.

    • Kỹ thuật căng dây, cắm cọc.

    • Những biểu hiện sai sót trong quá trình cắm cọc, phóng hàng.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Thước dây, dao, cọc cắm.

    • Bản thiết kế, bản đồ, địa bàn cầm tay.

    • Giấy, bút, thước.

    • Sơ đồ, bản thiết kế.

    • Dây có đánh dấu.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, vật liệu được chuẩn bị đầy đủ về số lượng, và đảm bảo chất lượng .

      - Kiểm tra và đối chiếu yêu cầu dụng cụ, vật liệu để phóng hàng.


      - Quan sát và kiểm tra thực tế.

      - Khoảng cách hàng cây được xác định phù hợp với thực tế.

      - Quan sát và kiểm tra thực tế.

      - Hàng được thiết kế đúng khoảng cách và vuông góc với lô trồng.

      - Quan sát và đo kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Quan sát quá trình thực hiện và kiểm tra kết quá.

      - Toàn bộ cọc cắm được kiểm tra và chỉnh sửa.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      • Lô đất phóng hàng trồng cà phê được chọn đúng.

      • Vị trí, ranh giới khu đất chuẩn bị phóng hàng trồng cà phê được xác định.

      • Dây phải căng, thẳng.

      • Cọc cắm đúng vị trí.

      Tên công việc: Đào hố Mã số công việc: C9

        1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

          Đào hố là việc tạo ra những hố để trồng cây cà phê đạt yêu cầu. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: chuẩn bị dụng cụ, xác định vị trí, kích thước đào hố, đào lớp đất tầng A, đào lớp đất tầng B, kiểm tra hố sau khi đào.

        2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

          • Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ về số lượng, và đảm bảo chất lượng.

          • Vị trí hố được xác định đúng với thiết kế.

          • Hố đào đúng kích thước, vị trí.

          • Đất tầng A được lấy lên và để gọn sang một bên.

          • Hố đào đúng kích thước, vị trí.

          • Nơi đất dốc lớp đất tầng B được để gọn phía dưới dốc làm gờ giữ nước.

          • Hố đào được kiểm tra kích thước và đánh dấu những hố chưa đạt để chỉnh sửa.

        3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

          1. Kỹ năng

            • Lựa chọn, sắp xếp dụng cụ phù hợp.

            • Bảo dưỡng dụng cụ.

            • Quan sát, nhận biết vị trí hố.

            • Xác định tâm hố và sử dụng dụng cụ đào hố.

            • Sử dụng dụng dụng cụ đào hố.

            • Đo kích thước hố.

            • Quan sát kiểm tra hố sau khi đào.

          2. Kiến thức

          • Công dụng của dụng cụ dùng để đào hố.

          • Mật độ trồng cây cà phê.

          • Tiêu chuẩn hố trồng cây cà phê.

          • Kỹ thuật đào hố.

          • Kích thước hố và những yêu cầu của trồng cà phê

          • An toàn lao động khi đào hố.

        4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

          • Đất chuẩn bị trồng cà phê đã thiết kế hàng.

          • Cuốc, xà beng, xẻng, thước đo.

          • Thước dây, bản thiết kế.

        5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ về số lượng, và đảm bảo chất lượng..

      - Kiểm tra và đối chiếu yêu cầu.

      - Vị trí hố được xác định đúng với thiết kế.

      - Quan sát và kiểm tra thực tế.

      - Quan sát và kiểm tra thực tế.

      - Quan sát và đo kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Hố đào được kiểm tra kích thước và đánh dấu những hố chưa đạt để chỉnh sửa.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      • Hố đào đúng kích thước, vị trí.

      • Đất tầng A được lấy lên và để gọn sang một bên.

      • Hố đào đúng kích thước, vị trí.

      • Nơi đất dốc lớp đất tầng B được để gọn phía dưới dốc làm gờ giữ nước.

      Tên công việc: Phòng trừ bệnh trong hố trồng Mã số công việc: C10

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC:

        Phòng trừ sâu bệnh trong hố trồng là việc tạo ra những hố đã được phòng trừ sâu bệnh để trồng cây cà phê. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: xác định sâu bệnh hại trong hố đất, xử lý sâu, bệnh trong hố trồng trước khi trồng.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ về số lượng và chất lượng.

    • Sâu bệnh hại trong hố được xác định đúng.

    • Chọn loại thuốc, số lượng thuốc đúng đủ.

    • Thuốc được bỏ vào hố đúng yêu cầu.

    • Đất được đập nhỏ và lấp kín hết thuốc.

    • Đảm bảo vệ sinh môi trường.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn, sắp xếp dụng cụ phù hợp.

    • Chọn loại thuốc phù hợp.

    • Nhận biết sâu bệnh hại trong hố đất.

    • Chọn được đúng loại thuốc.

    • Xác định được liều lượng thuốc.

    • Sử dụng được các dụng cụ xử lý sâu bệnh hại.

    • Nhận biết sự che phủ của đất lên thuốc.

    • Quan sát hiện trường làm việc.

      1. Kiến thức

    • Công dụng của dụng cụ.

    • Công dụng của thuốc.

    • Phương pháp xác định sâu bệnh hại trong hố đất.

    • Công dụng của thuốc lựa chọn.

    • Cách sử dụng thuốc sâu, nấm.

    • Phương pháp diệt trừ sâu bệnh hại trong hố đất.

    • An toàn vệ sinh lao động.

    • Yêu cầu lấp đất.

    • Tác dụng của việc lấp đất.

    • Vệ sinh môi trường.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Cuốc, xẻng, bảo hộ lao động.

    • Dụng cụ điều tra sâu bệnh hại trong đất.

    • Thuốc sâu, nấm, vôi bột.

    • Dụng cụ bỏ thuốc.

    • Bảo hộ lao động.

    • Hiện trường.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ về số lượng và chất lượng.

      - Kiểm tra và đối chiếu yêu cầu dụng cụ, vật tư.

      - Sâu bệnh hại trong hố được xác định.

      - Kiểm tra thực tế.

      - Chọn loại thuốc, số lượng thuốc đúng đủ.

      - Quan sát quá trình thực hiện và kiểm tra kết quả.

      - Thuốc được bỏ vào hố đúng yêu cầu.

      - Quan sát và kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Đất được đập nhỏ và lấp kín hết thuốc.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Đảm bảo vệ sinh môi trường.

      - Quan sát quá trình thực hiện

      Tên công việc: Bón phân lót Mã số công việc: C11

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC:

        Bón phân lót là việc đưa phân vào hố để cải tạo đất trước khi trồng cây cà phê. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: xác định loại phân, số lượng phân bón, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trộn phân và bỏ phân vào hố.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Loại phân, số lượng phân bón lót được xác định.

    • Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ.

    • Phân được trộn đúng số lượng, đúng chủng loại.

    • Phân được trộn đều với đất mặt ở trên miệng hố.

    • Hỗn hợp đất phân được cho đều xuống hố.

    • Phân ở trên miệng hố được dọn sạch.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Phân tích, lựa chọn, tính toán số lượng phân.

    • Nhận biết được hiệu quả của dụng cụ, vật tư.

    • Sử dụng dụng cụ để trộn phân.

    • Rải phân đều trong hố.

      1. Kiến thức

    • Yêu cầu của phân bón lót cho cây cà phê.

    • Thời gian bón phân lót.

    • Công dụng và yêu cầu của dụng cụ.

    • Tiêu chuẩn của vật tư.

    • Tác dụng của việc trộn phân.

    • Yêu cầu khi trộn phân.

    • Kỹ thuật bón phân lót cho cây cà phê.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút, máy tính.

    • Hiện trường thực hành.

    • Cuốc, xẻng, phân bón lót.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


        Tiêu chí đánh giá

        Cách thức đánh giá

        - Loại phân, số lượng phân bón lót được xác định.

        - Kiểm tra kết quả thực hiện.

        - Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ.

        - Kiểm tra và đối chiếu yêu cầu dụng cụ, vật tư.


        - Quan sát quá trình thực hiện và kiểm tra kết quả.

        - Hỗn hợp đất phân được cho đều xuống hố.

        - Quan sát quá trình thực hiện và kiểm tra kết quả.

        - Phân bón ở trên miệng hố được dọn sạch.

        - Kiểm tra thực tế và đánh giá.

        • Phân được trộn đúng số lượng, đúng chủng loại.

        • Phân bón được trộn đều với đất mặt ở trên miệng hố.


        Tên công việc: Lấp hố Mã số công việc: C12

        1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC:

          TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

          Lấp hố là việc dùng đất để lấp hố chuẩn bị trồng cây cà phê. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: xác định thời điểm lấp hố, chuẩn bị dụng cụ, cuốc nhỏ đất mặt, đưa đất xuống hố, dọn vệ sinh.

        2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

          • Thời gian lấp hố được xác định phù hợp với yêu cầu.

          • Các loại dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ vầ đảm bảo yêu cầu sử dụng.

          • Lớp đất mặt được cuốc nhỏ để đưa xuống hố.

          • Đất mặt được đưa xuống đẩy ngang miệng hố.

          • Rễ cây, đá lẫn được loại bỏ.

          • Xung quanh miệng hố được vệ sinh sạch sẽ.

        3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

          1. Kỹ năng

            • Phân tích, lựa chọn thời gian.

            • Lựa chọn, sắp xếp dụng cụ phù hợp.

            • Sửa chữa dụng cụ.

            • Sử dụng cuốc để làm nhỏ đất.

            • Sử dụng cuốc, xẻng để đưa đất xuống hố.

            • Loại bỏ rễ cây, đá lẫn.

            • Quan sát hiện trường.

          2. Kiến thức

          • Yêu cầu về thời gian lấp hố trước khi trồng.

          • Công dụng các loại dụng cụ lấp hố.

          • Tác dụng của việc làm đất.

          • Nguyên tắc khi lấp hố trồng cây cà phê.

          • Ảnh hưởng của đất đến cây trồng.

          • Yêu cấu khi dọn vệ sinh.

        4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

          • Cuốc, xẻng.

          • Hiện trường, hố lấp đất.

          • Bảo hộ lao động.

        5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Thời gian lấp hố được xác định phù hợp với yêu cầu.

      - Kiểm tra trắc nghiệm.

      - Các loại dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo yêu cầu.

      - Kiểm tra và đối chiếu yêu cầu dụng cụ lấp hố.

      - Lớp đất mặt được cuốc nhỏ.

      - Quan sát quá trình thực hiện và kiểm tra kết quả.

      - Đất mặt được đưa xuống đẩy ngang miệng hố.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Rễ cây, đá lẫn được loại bỏ.

      - Quan sát và kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Xung quanh miệng hố được vệ sinh sạch sẽ.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      Tên công việc: Trồng cây chắn gió, che bóng Mã số công việc: D1

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Trồng cây chắn gió, che bóng là việc trồng cây khác trong vườn cà phê nhằm mục đích cây để chắn gió, che bóng cho cây cà phê. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: lựa chọn loại cây trồng, thiết kế hàng trồng, trồng cây chắn gió, che bóng.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Chọn được cây trồng có khả năng chắn gió, che bóng và phù hợp với điều kiện của địa phương.

    • Hàng cây đai rừng chính được thiết kế 2 hàng gần nhau, hàng cách hàng 2 m, cây cách cây 2 mét theo hình nanh sấu, khoảng cách giữa 2 đai rừng từ 200 – 300 m, bố trí thẳng góc với hướng gió chính.

    • Hàng cây đai rừng phụ được thiết kế cách nhau 6-9 m và thẳng góc với đai rừng chính.

    • Hàng cây che bóng được thiết kế khoảng cách 24 x 24m.

    • Vật tư, cây giống được chuẩn bị đầy đủ và vận chuyển đến nơi trồng.

    • Cây được trồng đúng kỹ thuật và đúng theo thiết kế.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Chọn cây trồng chắn gió, che bóng.

    • Sử dụng địa bàn cầm tay.

    • Sử dụng thước dây để đo khoảng cách.

    • Thiết kế hàng cây chắn gió, che bóng.

    • Bảo dưỡng dụng cụ.

    • Lựa chọn cây giống.

    • Sử dụng cuốc để đào và lấp hố.

    • Loại bỏ túi bầu, đặt cây xuống hố và lấp đất.

      1. Kiến thức

    • Đặc điểm của loài cây cần chọn.

    • Những loại cây được sử dụng làm cây chắn gió, che bóng.

    • Khoảng cách cây, khoảng cách của đai rừng chính, phụ để chắn gió.

    • Khoảng cách của cây che bóng.

    • Kỹ thuật thiết kế cây chắn gió, che bóng.

    • Yêu cầu của dụng cụ.

    • Tiêu chuẩn của cây trồng chắn gió, che bóng.

    • Kỹ thuật trồng cây con có bầu.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Cây trồng chắn gió, che bóng.

    • Quy trình trồng cây cà phê.

    • Thước, địa bàn cầm tay.

    • Hiện trường trồng cây cà phê.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Cây trồng chắn gió, che bóng được lựa chọn phù hợp với điều kiện địa phương.

      - Đối chiếu với đặc điểm, nguyên tắc chọn cây trồng chắn gió, che bóng.

      - Hàng cây chắn gió, che bóng được thiết kế đúng quy định.

      - So sánh mật độ theo thiết kế với mật độ hướng dẫn trồng trong tài liệu.

      - Dụng cụ, cây trồng được chuẩn bị đảm bảo chất lượng.

      - Kiểm tra chất lượng dụng cụ, cây trồng.

      - Cây chắn gió, che bóng được trồng đúng kích thước và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

      - Theo dõi thao tác người làm và kiểm tra kết quả thực hiện.

      Tên công việc: Chọn cây giống để trồng Mã số công việc: D2

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Chọn cây giống để trồng là việc chuẩn bị những cây giống cà phê đạt tiêu chuẩn để trồng. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: xác định loại giống, tiêu chuẩn cây giống tốt, tính số lượng cây giống, chọn cây giống đạt tiêu chuẩn để trồng.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, vật tư đủ để chọn lựa cây giống.

    • Chọn được loại cây giống phù hợp với cơ cấu giống, điều kiện tự nhiên và điều kiện canh tác.

    • Tính đúng, đủ số cây giống (tính cả 10% cây hao hụt).

    • Cây thực sinh cao 25-30 cm tính từ mặt bầu, mọc thẳng, 5-7 cặp lá thật, đường kính gốc 3-4 mm.

    • Cây giống cà phê được huấn luyện ánh sáng hoàn toàn 10-15 ngày, không bị sâu bệnh, dị dạng.

    • Chồi ghép phải có chiều cao > 10cm tính từ vị trí ghép và có ít nhất 1 cặp lá phát triển hoàn chỉnh, điểm tiếp hợp phát triển tốt, không thây mô sẹo lớn và chồi được ghép tối thiểu 2 tháng trước khi trồng.

    • Cây giống cà phê ghép được huấn luyện ngoài ánh hoàn toàn từ 10-15 ngày trước trước khi trồng, cây không bị sâu bệnh hại.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Sử dụng thước để kiểm tra chiều cao và đường kính của cây.

    • Chọn loại cây giống cà phê.

    • Tính số lượng cây giống.

    • Quan sát, nhận biết cây giống cà phê thực sinh đạt tiêu chuẩn.

    • Quan sát, nhận biết cây giống cà phê ghép đạt tiêu chuẩn.

    • Sử dụng các dụng cụ để kiểm tra cây giống.

      1. Kiến thức

    • Yêu cầu của dụng cụ, vật tư.

    • Điều kiện tự nhiên của khu vực trồng cây cà phê.

    • Đặc điểm của giống cây cà phê trồng phổ biến.

    • Mật độ trồng cây cà phê.

    • Đất trồng cây cà phê.

    • Tỷ lệ hao hụt cây giống.

    • Tiêu chuẩn cây giống cà phê thực sinh.

    • Tiêu chuẩn cây giống cà phê ghép.

    • Phương pháp chọn cây giống đạt tiêu chuẩn.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Thước kẹp kính, thước đo cao, thước dây, bút, giấy...

    • Bảng cơ cấu giống cà phê.

    • Máy tính, giấy, bút.

    • Cây giống cà phê thực sinh.

    • Cây giống cà phê ghép.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ.

      - Đối chiếu yêu cầu dụng cụ vật tư trong tài liệu.

      - Loại giống cà phê được lựa chọn đúng với quy định và phù hợp với thực tế.

      - Kiểm tra, đánh giá thực tế.

      - Số lượng cây giống cần chuẩn bị được tính đúng theo yêu cầu.

      - Kiểm tra lại kết quả và đối chiếu với yêu cầu.

      - Cây giống thực sinh được chọn đảm bảo tiêu chuẩn.

      - Chọn cây giống ghép được chọn đảm bảo tiêu chuẩn..

      - An toàn vệ sinh lao động.

      - Quan sát quá trình thực hiện.

      • Theo dõi quá trình thực hiện.

      • Kiểm tra cây giống đã chọn.

      • Theo dõi quá trình thực hiện.

      • Kiểm tra cây giống đã chọn.

      Tên công việc: Vận chuyển cây giống Mã số công việc: D3

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Vận chuyển cây giống là việc đưa cây giống cà phê ra hiện trường để trồng. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, chọn cây giống, xếp cây giống vào phương tiện vận chuyển và đưa cây giống đến vị trí trồng (hố trồng).

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Phương tiện, dụng cụ vận chuyển được chuẩn bị đúng số lượng và đảm bảo yêu cầu.

    • Chọn được cây giống tốt, bỏ lại cây giống bị chết, gãy ngọn,...

    • Cây giống được xếp sát nhau theo chiều thẳng đứng.

    • Số lượng cây giống được xếp phù hợp với phương tiện vận chuyển.

    • Cây giống được đưa đến đúng vị trí trồng (1 hố 1 cây).

    • Cây giống xếp theo cùng 1 hướng trên miệng hố.

    • Cây giống không bị trầy xước, vỡ bầu.

    • Phương tiện dụng cụ được vệ sinh sạch, để đúng nơi quy định.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn phương tiện, dụng cụ vận chuyển.

    • Lựa chọn cây giống.

    • Bốc cây giống.

    • Xếp cây giống.

    • Tính số lượng cây giống.

    • Chọn thời gian thích hợp.

    • Sử dụng phương tiện vận chuyển cây giống.

    • Làm sạch dụng cụ.

      1. Kiến thức

    • Yêu cầu của phương tiện và dụng cụ vận chuyển cây giống.

    • Tiêu chuẩn cây giống.

    • Yêu cầu khi lấy cây giống.

    • Yêu cầu khi xếp cây cây giống.

    • Thời gian vận chuyển cây giống.

    • Yêu cầu khi vận chuyển cây giống.

    • An toàn lao động.

    • Tác dụng của việc vệ sinh phương tiện, dụng cụ.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Rổ, quang gánh, xe rùa.

    • Cây giống cà phê.

    • Hiện trường trồng cà phê.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Phương tiện, dụng cụ, được chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo yêu cầu.

      - Kiểm tra, đối chiếu với yêu cầu thực tế.

      - Cây giống được chọn đúng tiêu chuẩn.

      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Cây giống được xếp vào rổ, xe rùa theo yêu cầu.

      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Cây giống được vận chuyển và sắp xếp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

      - Theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra sản phẩm.

      - Phương tiện, dụng cụ được vệ sinh và để vào nơi quy định.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Công tác an toàn lao động.

      - Theo dõi, giám sát thao tác người thực hiện.

      Tên công việc: Trồng cây vào hố Mã số công việc: D4

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Trồng cây vào hố là việc đặt cây giống cà phê xuống hố trồng. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: chuẩn bị dụng cụ, xác định tim hố, đào hố, cắt đáy bầu, rạch bỏ túi bầu, đặt cây xuống hố và gióng hàng, lấp đất.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

    • Tim hố được xác định chính xác.

    • Hố nhỏ được đào ở tim hố với độ sâu 30 -35 cm và rộng hơn bầu đất cây cà phê.

    • Bầu được cắt 1 lát đất cách đáy bầu từ 1- 2 cm và loại bỏ rễ cọc bị cong ở đáy bầu.

    • Vỏ bầu được rạch một đường thẳng từ đáy bầu lên nhưng chưa đứt hoàn toàn.

    • Cây bầu được đặt xuống hố thẳng đứng, mặt bầu thấp hơn mặt đất từ 10-15 cm (trồng âm) hai tay kéo túi P.E ra khỏi bầu.

    • Đất phải được lấp kỹ, nén chặt xung quanh bầu (3 lần).

    • Túi bầu được thu gom.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn và bảo dưỡng dụng cụ.

    • Nhận biết mật độ thiết kế.

    • Xác định tim hố.

    • Nhận biết và điều chỉnh khi xác định tim hố sai.

    • Sử dụng cuốc để đào hố.

    • Cắt đáy bầu, rạch túi bầu.

    • Đặt cây và dóng thẳng hàng.

    • Lấp đất đúng kỹ thuật.

    • Quan sát hiện trường.

      1. Kiến thức

    • Yêu cầu của dụng cụ trồng cây.

    • Mật độ trồng cây cà phê.

    • Cách xác định tim hố.

    • Phương pháp điều chỉnh khi xác định tim hố sai.

    • Kỹ thuật đào hố trồng cây.

    • Kỹ thuật cắt, rạch túi bầu.

    • Kỹ thuật đặt cây và dóng hàng.

    • Kỹ thuật lấp đất.

    • Vệ sinh môi trường.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Cuốc, dao, kéo cắt cành, đá mài.

    • Thước dây.

    • Rổ (bao).

    • Cây giống cà phê.

    • Hiện trường trồng cây.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

      - Kiểm tra, đối chiếu yêu cầu dụng cụ.

      - Tim hố được xác định đúng vị trí.

      - Dùng thước đo vị trí tim hố.

      - Hố được đào đúng kích thước.

      - Quan sát, dùng thước đo kích thước hố

      - Đáy bầu, rễ cọc được cắt, túi bầu được rạch đúng quy định.

      - Theo dõi quá trình thực hiện.

      - Cây bầu được đặt xuống hố đúng quy trình kỹ thuật, mặt bầu cách hơn mặt đất từ 10-15 cm (trồng âm) hai tay kéo túi P.E ra khỏi bầu.

      - Đất được lấp và nén đúng quy trình.

      - Theo dõi quá trình thực hiện.

      - Túi bầu được thu gom sạch.

      - Quan sát kiểm tra kết quả thực hiện.

      • Dùng thước đo để kiểm tra.

      • Quan sát, kiểm tra hàng cây được trồng.

      Tên công việc: Kiểm tra cây chết Mã số công việc: D5

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Kiểm tra cây chết là việc nhận biết số lượng cây cà phê bị chết sau khi trồng để chuẩn bị trồng dặm. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: xác định phương pháp kiểm tra, kiểm tra cây chết, tổng hợp số lượng cây chết của vườn cà phê.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, vật tư, được chuẩn bị đầy đủ.

    • Phương pháp kiểm tra được xác định (đại diện, hay toàn bộ).

    • Diện tích đất trồng cây cà phê được kiểm tra cây chết theo yêu cầu.

    • Nguyên nhân cây chết được xác định.

    • Số lượng cây chết của vườn cà phê được tổng hợp.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Chọn lựa và kiểm tra dụng cụ.

    • Lựa chọn phương pháp kiểm tra.

    • Xác định cây chết và cây cần thay thế.

    • Ghi chép số liệu vào biểu kiểm tra.

    • Tổng hợp, tính toán số lượng cây chết.

      1. Kiến thức

    • Yêu cầu dụng cụ, vật tư.

    • Phương pháp kiểm tra cây chết.

    • Dấu hiệu cây cà phê bị chết và không đạt yêu cầu.

    • Nguyên nhân cây cà phê bị chết.

    • Phương pháp đo đếm số lượng cây chết cần trồng lại.

    • Phương pháp tổng hợp.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Thước dây, địa bàn cầm tay,

    • Máy tính, giấy, bút.

    • Sơ đồ thiết kế.

    • Hiện trường trồng mới cây cà phê.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


        Tiêu chí đánh giá

        Cách thức đánh giá

        - Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ và đạt yêu cầu.

        - Kiểm tra, đối chiếu yêu cầu của dụng cụ vật tư cần chuẩn bị.

        - Phương pháp kiểm tra được xác định phù hợp với diện tích trồng cây cà phê.

        - Dựa vào thực tế chọn lựa phương pháp kiểm tra có phù hợp và khả thi nhất không.

        - Diện tích trồng cây cà phê được kiểm tra cây bị chết.

        - Theo dõi quá trình thực hiện.

        - Tổng hợp và tính số lượng cây chết.

        - Nguyên nhân cây chết được xác định.

        - Đánh giá kết quả thực hiện.

        • Theo dõi quá trình thực hiện.

        • Đối chiếu với kết quả.


        Tên công việc: Trồng dặm Mã số công việc: D6

        1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

          TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

          Trồng dặm là việc thay thế những cây cà phê bị chết bằng những cây trồng mới để nâng cao tỷ lệ cây sống của vườn cà phê. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: chuẩn bị dụng cụ, vật tư, cây giống, xác định thời điểm trồng dặm, xử lý hố trồng, trồng cây thay thế cây bị chết.

        2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

          • Vật tư, cây giống được chuẩn bị đầy đủ và vận chuyển đến nơi trồng.

          • Cây trồng dặm được trồng trước khi kết thúc mùa mưa 1,5- 2 tháng.

          • Cây bị chết vì bệnh rễ thì được nhổ bỏ, đốt cây bệnh sau đó xử lý hố trước khi trồng dặm lại.

          • Cây dặm được trồng đúng vị trí.

          • Cây được trồng đảm bảo kỹ thuật giống công việc trồng mới cây cà phê.

        3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

          1. Kỹ năng

            • Kiểm tra, sắp xếp dụng cụ, vật tư.

            • Chọn thời gian thích hợp.

            • Nhận biết nguyên nhân cây bị chết.

            • Chọn phương pháp xử lý hố trồng.

            • Sử dụng thuốc để xử lý hố trồng.

            • Nhận biết thời vụ trồng dặm.

            • Xác định đất đủ điều kiện để trồng dặm.

            • Trồng dặm cây cà phê.

          2. Kiến thức

          • Yêu cầu của dụng cụ, vật tư, cây giống.

          • Thời vụ trồng dặm.

          • Nguyên nhân cây bị chết.

          • Công dụng của thuốc sâu, thuốc nấm xử lý hố trồng.

          • Yêu cầu của đất khi trồng dặm.

          • Kỹ thuật trồng cây cà phê.

        4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

          • Cuốc, xẻng, phương tiện vận chuyển.

          • Giấy bút.

          • Lịch mùa vụ.

          • Thuốc sâu, nấm, cây giống.

          • Hiện trường trồng cây cà phê.

        5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, vật tư, cây giống được chuẩn bị đảm bảo yêu cầu.

      - Đối chiếu yêu cầu dụng cụ, vật tư cần chuẩn bị.

      - Thời điểm trồng dặm được xác định phù hợp với thời vụ.

      - Kiểm tra và đối chiếu quy định.

      - Cây bị chết và hố trồng được xử lý trước khi trồng dặm.

      - Quan sát và đối chiếu với thực tế.

      - Cây trồng dặm được trồng đúng kỹ thuật.

      - Quan sát, kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện.

      - Công tác vệ sinh an toàn lao động được thực hiện theo quy định.

      - Theo dõi quá trình thực hiện.


      Tên công việc: Tưới nước Mã số công việc: Đ1

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

        Tưới nước bao gồm các bước công việc như kiểm tra hệ thống tưới, xác định thời điểm tưới, chuẩn bị nước tưới, tưới nước theo phương pháp tưới gốc, tưới phun mưa.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Hệ thống tưới được kiểm tra đầy đủ các thông số kỹ thuật đảm bảo cho việc tưới nước.

    • Thời điểm tưới được xác định phù hợp với giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và điều kiện môi trường.

    • Nguồn nước tưới phải được chuẩn bị đủ về lượng và chất đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây trồng.

    • Nước được tưới cho cây trồng đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật tưới gốc, tưới phun mưa.

    • Hệ thống tưới được kiểm tra đầy đủ các thông số kỹ thuật đảm bảo cho việc tưới nước.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, kiểm tra, vận hành thử thiết bị tưới nước.

    • Đọc, phân tích, sử dụng thiết bị tưới.

    • Chuẩn bị tưới nước.

    • Sử dụng dụng cụ, vận hành hệ thống tưới.

      1. Kiến thức

    • Phương pháp tưới phun mưa, tưới gốc.

    • Quy trình tưới nước cho cây cà phê.

    • Yêu cầu về nước của cây cà phê ở các giai đoạn khác nhau.

    • Ưu - nhược điểm của phương pháp tưới gốc.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Hệ thống dẫn nước.

    • Các loại máy móc phục vụ cho tưới hoặc các loại dụng cụ thô sơ để tưới.

    • Hệ thống tưới.

    • Bản thống kê nhiệt độ, ẩm độ.

    • Bảng quy trình tưới nước cho vườn cây.

    • Nguồn nước (hồ, giếng nước, giếng khoan.).

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Hệ thống tưới được kiểm tra đầy đủ các thông số kỹ thuật đảm bảo cho việc tưới nước.

      - Quan sát, kiểm tra hệ thống tưới.

      - Thời điểm tưới được xác định phù hợp với giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và điều kiện môi trường.

      - Kiểm tra và đối chiếu với qui trình kỹ thuật chăm sóc cây cà phê.

      - Nguồn nước tưới phải được chuẩn bị đủ về lượng và chất đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây trồng.

      - Quan sát và kiểm tra.

      - Nước được tưới cho cây trồng đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật tưới gốc, tưới phun mưa.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu với quy trình kỹ thuật.


      TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      Tên công việc: Làm cỏ Mã số công việc: Đ2

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Làm cỏ bao gồm các bước công việc: chuẩn bị vật tư, công cụ, xác định thành phần cỏ dại, xác định thời điểm làm cỏ, lựa chọn phương pháp và xử lý cỏ trong vườn cà phê.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Vật tư, dụng cụ quản lý cỏ dại được chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại.

    • Xác định chính xác loại cỏ dại có trên đất trồng.

    • Thời điểm làm cỏ được xác định theo mùa vụ và giai đoạn phát triển của cỏ dại.

    • Phương pháp diệt cỏ được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế và hiệu quả.

    • Cỏ dại trong vườn cà phê được làm đảm bảo yêu cầu.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Kiểm tra, bảo dưỡng công cụ, thiết bị.

    • Quan sát, so sánh, phân tích, thống kê loại cỏ dại.

    • Xác định, lựa chọn thời điểm làm cỏ.

    • Phân tích, lựa chọn phương pháp làm cỏ.

    • Sử dụng thành thạo dụng cụ, trang thiết bị xử lý cỏ dại.

      1. Kiến thức

    • Tính năng, tác dụng của dụng thiết bị, vật tư quản lý cỏ dại.

    • Các loại cỏ dại gây ảnh hưởng đến vườn cà phê.

    • Quá trình sinh trưởng và phát triển của cỏ dại trong vườn cà phê.

    • Mức độ gây hại cỏ đối với cây cà phê.

    • Các phương pháp quản lý cỏ dại.

    • Quy trình xử lý cỏ dại trên cây cà phê.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Dao phát, cuốc cào.

    • Máy phát cỏ.

    • Bình phun thuốc, thuốc trừ cỏ.

    • Máy tính, sổ sách.

    • Danh mục cỏ dại.

    • Hiện trường trồng cây cà phê.

    • Bảo hộ lao động.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


        Tiêu chí đánh giá

        Cách thức đánh giá

        - Vật tư, dụng cụ quản lý cỏ dại được chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại.

        - Kiểm tra, đối chiếu với yêu cầu.

        - Xác định chính xác loại cỏ dại có trên đất trồng.

        - Kiểm tra và đối chiếu với bảng danh mục các loại cỏ hại trên cây cà phê.

        - Thời điểm làm cỏ được xác định theo mùa vụ và giai đoạn phát triển của cỏ dại.

        - Quan sát và kiểm tra kết quả xác định.

        - Phương pháp diệt cỏ được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế và hiệu quả.

        - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu với yêu cầu.

        - Cỏ dại trong vườn cà phê được làm đảm bảo yêu cầu.

        - Kiểm tra kết quả thực hiện.


        TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

        Tên công việc: Bón thúc phân Mã số công việc: Đ3

        1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

          Bón thúc phân bao gồm các bước công việc: xác định thời điểm bón phân, chọn loại và tính lượng phân bón, chọn kỹ thuật bón và thực hiện bón phân.

        2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

          • Thời điểm bón phân được xác định phù hợp với sinh trưởng của cây cà phê và điều kiện môi trường.

          • Loại phân bón được chọn phù hợp với sinh trưởng của cây cà phê và điều kiện sản xuất.

          • Phân bón được tính đầy đủ đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây cà phê.

          • Kỹ thuật bón phân được chọn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây cà phê và cách trồng.

          • Phân được bón đúng định lượng, phương pháp, và chủng loại phân bón.

        3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

          1. Kỹ năng

            • Phân tích, lựa chọn thời điểm.

            • Phân tích, lựa chọn loại phân bón cho cây cà phê.

            • Tính toán lượng phân bón.

            • Phân tích, lựa chọn kỹ thuật bón.

            • Quan sát, sử dụng dụng cụ bón phân.

          2. Kiến thức

          • Sinh lý cây trồng.

          • Đất trồng - phân bón cho cây trồng.

          • Các loại phân sử dụng để bón cho cây cà phê.

          • Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây cà phê.

          • Đặc điểm của các loại phân bón cho cây cà phê.

          • Định lượng, phương pháp bón phân cho cây cà phê.

          • Yêu cầu của các loại phân bón cho cây cà phê.

        4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

          • Giấy, bút, bản quy trình kỹ thuật bón phân.

          • Các loại phân bón.

          • Dụng cụ bón phân.

          • Bảo hộ lao động.

        5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Thời điểm bón phân được xác định phù hợp với sinh trưởng của cây cà phê và điều kiện môi trường.

      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Loại phân bón được chọn phù hợp với sinh trưởng của cây cà phê và điều kiện sản xuất.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Phân bón được tính đầy đủ, đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây cà phê.

      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Kỹ thuật bón phân được chọn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây cà phê và cách trồng.

      - Kiểm tra và đối chiếu với qui rình kỹ thuật bón phân cây cà phê.

      - Phân được bón đúng định lượng, phương pháp, và chủng loại phân bón.

      - Quan sát và đối chiếu với quy trình chăm sóc cây cà phê.

      Tên công việc: Làm bồn Mã số công việc: Đ4

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Làm bồn nhằm mục đích giữ nước tưới trong mùa khô. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: xác định thời điểm làm bồn, chuẩn bị dụng cụ, vật tư để làm bồn, xác định phương pháp làm bồn.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thời điểm làm bồn trước khi mùa mưa kết thúc 1- 2 tháng.

    • Dụng cụ, thiết bị làm bồn được chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo yêu cầu.

    • Vị trí và kích thước của bồn được xác định chính xác và phù hợp với tập quán canh tác của địa phương.

    • Bồn được đào rộng 1 m trong năm đầu, các năm sau mở rộng theo tán lá cây, bồn đạt kích thước ổn định rộng 2-2,5m và sâu 0,15-0, 2 m.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn thời điểm làm bồn thích hợp.

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Quan sát, đo kích thước bồn.

    • Sử dụng dụng cụ, thiết bị để làm bồn.

      1. Kiến thức

    • Tác dụng của việc làm bồn.

    • Lịch mùa vụ.

    • Yêu cầu của dụng cụ làm bồn.

    • Kích thước bồn cà phê.

    • Vị trí làm bồn.

    • Kỹ thuật làm bồn.

    • Thời gian làm bồn cà phê.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút, bản quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cà phê

    • Vườn cà phê.

    • Thước dây.

    • Cuốc, xẻng, dao.

    • Máy làm bồn.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Thời điểm làm bồn trước khi mùa mưa kết thúc 1- 2 tháng.

      - Kiểm tra kế hoạch làm bồn cà phê.

      - Dụng cụ, thiết bị làm bồn được chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo yêu cầu.

      - Kiểm tra dụng cụ, thiết bị làm bồn.

      - Vị trí và kích thước của bồn được xác định chính xác và phù hợp với tập quán canh tác của địa phương.


      - Quan sát và kiểm tra kích thước.

      - Bồn được đào rộng 1 m trong năm đầu, các năm sau mở rộng theo tán lá cây, bồn đạt kích thước ổn định rộng 2-2,5m và sâu 0,15-0, 2 m.


      - Quan sát, đo kích thước bồn cà phê.


      Tên công việc: Tủ bồn Mã số công việc: Đ5

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

        Tủ bồn nhằm mục đích làm giảm sự bốc hơi nước giữ ẩm cho đất, bảo vệ lớp đất mặt tránh khỏi sự tác động của những hạt mưa,..bao gồm các công việc: xác định thời điểm tủ bồn, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu tủ, tủ bồn và phủ đất.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thời điểm tủ bồn được xác định phù hợp với lịch mùa vụ và sự phát triển của cây cà phê.

    • Dụng cụ vật tư được chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo yêu cầu.

    • Vật liệu tủ được chuẩn bị đảm bảo yêu cầu và phù hợp với điều kiện của địa phương.

    • Gốc được tủ 1 lớp rác dày từ 5-10 cm, đường kính thảm tủ rộng ra ngoài bộ tán cà phê 20- 30 cm.

    • Vật liệu tủ được để cách gốc 10 - 15 cm.

    • Lớp thảm phủ được phủ lên một lớp đất dày 5 cm.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Xác định thời điểm tủ bồn.

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Tính toán, lựa chọn vật liệu tủ.

    • Quan sát, phủ bồn cây cà phê.

    • Sử dụng dụng cụ để phủ đất.

      1. Kiến thức

    • Thời gian tủ bồn cây cà phê.

    • Công năng, tác dụng của dụng cụ.

    • Các loại vật liệu thường được dùng để tủ cây cà phê.

    • Kỹ thuật tủ bồn.

    • Tác dụng của lớp đất phủ.

    • Yêu cầu của lớp đất phủ trên vật liệu tủ bồn.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút, bản quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cà phê, lịch mùa vụ.

    • Cuốc, xẻng.

    • Cây phân xanh, rơm rạ, cây đậu, đỗ.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Thời điểm tủ bồn được xác định phù hợp với lịch mùa vụ và sự phát triển của cây cà phê.

      - Kiểm tra kế hoạch tủ bồn.

      - Dụng cụ vật tư được chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo yêu cầu.

      - Kiểm tra dụng cụ.

      - Vật liệu tủ được chuẩn bị đảm bảo yêu cầu và phù hợp với điều kiện của địa phương.

      - Quan sát quá trình chuẩn bị vật liệu tủ.


      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu với qui trình kỹ thuật tủ bồn cây cà phê.

      - Lớp thảm phủ được phủ lên một lớp đất dày 5 cm.

      - Quan sát, đo độ dày của lớp đất.

      • Bồn được tủ 1 lớp rác dày từ 5-10 cm, đường kính thảm tủ rộng ra ngoài bộ tán cà phê 20- 30 cm.

      • Vật liệu tủ được để cách gốc 10 - 15 cm.

      Tên công việc: Tạo hình, sửa cành cây cà phê Mã số công việc: Đ6

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Tạo hình, sửa cành cây cà phê nhằm mục đích tạo sự thông thoáng, loại bỏ những cành già, yếu và sâu, bệnh. Các bước chính để thực hiện công việc bao gồm: xác định thời điểm cắt, tỉa tạo hình cây cà phê, chuẩn bị dụng cụ, hãm ngọn cây cà phê, cắt, tỉa cành, cắt chồi vượt, tạo tán.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thời điểm cắt, tỉa được xác định lần 1 sau khi thu hoạch, lần hai vào giữa mùa mưa.

    • Cây cà phê vối thực sinh được hãm ngọn lần đầu ở độ cao 1,2-1,3 m, cây cà phê ghép hãm ngọn lần 1 ở độ cao 1-1,1 m, lần 2 khi có 50-70% cành cấp 1 phát sinh cành cấp 2 và độ cao 1,6-1,7 m.

    • Cà phê chè hãm ngọn ở độ cao 1,4-1,6 m.

    • Cà phê mít hãm ngọn ở độ cao 4 m.

    • Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo yêu cầu.

    • Các cành khô, cành bị sâu bệnh, nhỏ yếu được cắt bỏ.

    • Các đoạn cành già cỗi ở xa trục chính, cành tăm, cành mọc chạm mặt đất được cắt bỏ.

    • Chồi vượt được cắt bỏ thường xuyên (4-6 lần / năm) .

    • Các cành thứ cấp mọc trong tán lá, mọc chen chúc nhiều cành trên cùng một đốt được cắt bỏ.

    • Tán lá đều, không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây cà phê.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, phân tích.

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Nhận biết vị trí hãm ngọn của cây cà phê.

    • Nhận biết chồi vượt, và những cành cần loại bỏ.

    • Sử dụng kéo cắt cành để hãm ngọn và cắt tỉa chồi.

      1. Kiến thức

    • Đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh trưởng của từng giống cây cà phê.

    • Kỹ thuật cắt, tỉa cành.

    • Công dụng của dụng cụ.

    • Kỹ thuật cắt chồi, tạo tán.

    • Tác dụng của việc tỉa chồi, tạo tán.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Lịch thời vụ.

    • Hồ sơ vườn cây.

    • Vườn cây cà phê.

    • Thang, ghế.

    • Kéo cắt cành, thước dây.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Thời điểm cắt, tỉa được xác định lần 1 sau khi thu hoạch, lần hai vào giữa mùa mưa.

      - Lập bảng hỏi người thực hiện.


      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo yêu cầu.

      - Kiểm tra dụng cụ


      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.


      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      • Cây cà phê vối thực sinh được hãm ngọn lần đầu ở độ cao 1,2-1,3 m, cây cà phê ghép hãm ngọn lần 1 ở độ cao 1 -1,1 m, lần 2 khi có 50- 70% cành cấp 1 phát sinh cành cấp 2 và độ cao 1,6-1,7 m.

      • Cà phê chè hãm ngọn ở độ cao 1,4-1,6 m.

      • Cà phê mít hãm ngọn ở độ cao 4 m

      • Các cành khô, cành bị sâu bệnh, nhỏ yếu được cắt bỏ.

      • Các đoạn cành già cỗi ở xa trục chính, cành tăm, cành mọc chạm mặt đất được cắt bỏ.

      • Chồi vượt được cắt bỏ thường xuyên (4-6 lần / năm) .

      • Các cành thứ cấp mọc trong tán lá, mọc chen chúc nhiều cành trên cùng một đốt được cắt bỏ.

      • Tán lá đều, không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây cà phê.

      Tên công việc: Phun thuốc diệt cỏ Mã số công việc: Đ7

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phun thuốc diệt cỏ bao gồm các công việc chuẩn bị dụng cụ, vật tư, pha chế thuốc cỏ, phun thuốc, rửa dụng cụ, xác định hiệu lực của thuốc.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, vật tư phải được chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại.

    • Chọn thuốc diệt cỏ phù hợp với điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

    • Thuốc được pha chế theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng.

    • Thuốc được phun ướt đều toàn bộ khu vực cần diệt cỏ.

    • Cây cà phê không bị ảnh hưởng và đảm bảo an toàn lao động

    • Dụng cụ sau khi dùng phải được làm sạch, để nơi khô ráo.

    • Hiệu quả của thuốc cỏ được đánh giá sau khi phun thuốc.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ, thiết bị.

    • Phân tích, lựa chọn thuốc diệt cỏ.

    • Nhận biết và tính toán liều lượng pha chế thuốc diệt cỏ.

    • Pha thuốc diệt cỏ.

    • Điều chỉnh vòi vòi phun và béc phun.

    • Lau, rửa làm sạch dụng cụ.

    • Đánh giá, phân tích, so sánh hiệu lực của thuốc.

      1. Kiến thức

    • Công dụng của các dụng cụ.

    • Tính năng, công dụng và mức độ ảnh hưởng của thuốc.

    • Kỹ thuật phun thuốc BVTV, an toàn vệ sinh lao động .

    • Quy trình làm sạch dụng cụ.

    • An toàn vệ sinh lao động.

    • Các phương tính toán hiệu quả kỹ thuật trong bảo vệ thực vật.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bình phun thuốc, thuốc diệt cỏ, thùng đựng nước, …

    • Cọ rửa, xà phòng…

    • Hiện trường phun thuốc.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, vật tư phải được chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại.

      - Kiểm tra dụng cụ, vật tư.

      - Chọn thuốc diệt cỏ phù hợp với điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

      - Kiểm tra sản phẩm và đối chiếu với yêu cầu.

      - Thuốc được pha chế theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng.

      - Quan sát quá trình thực hiện, kiểm tra và đối chiếu với hướng dẫn.


      - Quan sát, kiểm tra thực tế.

      - Dụng cụ sau khi dùng phải được làm sạch, để nơi khô ráo.

      - Kiểm tra dụng cụ.

      - Hiệu quả của thuốc diệt cỏ được đánh giá sau khi phun thuốc.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      • Thuốc được phun ướt đều toàn bộ khu vực cần diệt cỏ

      • Không ảnh hưởng đến cây cà phê và đảm bảo an toàn lao động.

      Tên công việc: Gom, dọn cành nhánh Mã số công việc: Đ8

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Gom, dọn cành nhánh bao gồm các bước công việc chính: chuẩn bị dụng cụ, thu dọn cành, nhánh và đưa cành nhánh ra ngoài vườn cà phê.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, được chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo yêu cầu.

    • Cành nhánh nhỏ được thu gom và xếp gọn vào vị trí thích hợp trong vườn cà phê.

    • Cành nhánh lớn được cắt ngắn và đưa ra ngoài.

    • Trong quá trình thực hiện không làm ảnh hưởng đến cây cà phê.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Nhận biết vị trí để cành nhánh thích hợp.

    • Sử dụng dao, cào để thu dọn cành nhánh.

    • Nhận biết mức độ an toàn trong công tác phòng chống cháy.

    • Sử dụng dụng cụ gom dọn cành nhánh.

      1. Kiến thức

    • Công dụng của các dụng cụ.

    • Yêu cầu của dụng cụ.

    • Kỹ thuật thu gom cành, nhánh.

    • Yêu cầu của công tác phòng chống cháy.

    • Lượng cành nhánh để lại trên vườn cà phê.

    • Công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Dao, cào.

    • Xe đẩy, bao tay.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


        Tiêu chí đánh giá

        Cách thức đánh giá

        - Dụng cụ, được chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo yêu cầu.

        - Kiểm tra dụng cụ được chuẩn bị.

        - Cành nhánh nhỏ được thu gom và xếp gọn vào vị trí thích hợp trong vườn cà phê.

        - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.

        - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện

        • Cành nhánh lớn được cắt ngắn và đưa ra ngoài.

        • Trong quá trình thực hiện không làm ảnh hưởng đến cây cà phê.

        TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

        Tên công việc: Làm đường ngăn lửa Mã số công việc: Đ9

        1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

          Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư, phát dọn đường băng, phát dọn đường lô, làm đường ngăn lửa.

        2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

          • Dụng cụ, thiết bị, vật tư phải được chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại.

          • Cỏ trên đường băng được phát thấp <10 cm và thu dọn sạch.

          • Trong quá trình thực hiện không làm ảnh hưởng cây cà phê.

          • Cỏ trên đường lô được phát dọn sạch trước khi mùa khô.

          • Đường lô được quét dọn và đốt sạch cỏ rác rộng > 3m.

          • Đường lô có tác dụng ngăn không cho lửa cháy tràn khắp vườn.

          • Trong quá trình thực hiện không làm ảnh hưởng cây cà phê.

        3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

          1. Kỹ năng

            • Nhận biết và lựa chọn vật tư.

            • Bảo dưỡng dụng cụ, thiết bị.

            • Xác định vị trí phát dọn trên đường băng.

            • Sử dụng thiết bị, dụng cụ phát dọn đường lô.

            • Xử lý đường ngăn lửa.

            • Nhận biết đường lô đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy.

          2. Kiến thức

          • Công dụng của các dụng cụ.

          • Yêu cầu của dụng cụ, vật tư.

          • Yêu cầu của đường băng.

          • Khoảng cách của đường lô.

          • Yêu cầu khi làm đường ngăn lửa.

          • An toàn vệ sinh lao động.

        4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

          • Máy cắt cỏ, dao, cào.

          • Bật lửa, xăng.

          • Chổi tre, bao tay.

        5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, thiết bị, vật tư phải được chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại.

      - Kiểm tra dụng cụ được chuẩn bị.



      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Cỏ trên đường lô được phát dọn sạch trước khi mùa khô.

      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện


      - Kiểm tra kết quả thực hiện và đối chiếu với yêu cầu

      • Cỏ trên đường băng được phát thấp <10 cm và thu dọn sạch.

      • Trong quá trình thực hiện không làm ảnh hưởng cây cà phê.

      • Đường lô được quét dọn và đốt sạch cỏ rác rộng > 3m.

      • Đường lô có tác dụng ngăn không cho lửa cháy tràn khắp vườn.

      • Trong quá trình thực hiện không làm ảnh hưởng cây cà phê.

      Tên công việc: Trực gác Mã số công việc: Đ10

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Trực gác bao gồm các công việc chuẩn bị dụng cụ vật tư, phân công trực gác, thực hiện nhiệm vụ, giao ca.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, vật tư phải được chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại.

    • Công việc trực gác được giao nhận đúng lịch và thời gian quy định.

    • Sổ trực được ghi chép và giao nhận rõ ràng.

    • Toàn bộ khu vực trực gác được kiểm tra cẩn thận.

    • Nội dung kiểm tra được ghi chép đầy đủ.

    • Tình huống xảy ra được xử lý kịp thời và phù hợp với phương tiện điều kiện thực tế.

    • Bàn giao ca trực đúng yêu cầu.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Nhận biết và lựa chọn vật tư.

    • Quan sát hiện trường.

    • Kiểm tra dụng cụ, vật tư.

    • Nhận biết các khu vực có khả năng gây cháy cao.

    • Ghi chép tình hình thực tế.

    • Nhận biết các nguyên nhân gây cháy.

    • Huy động các điều kiện tại chỗ để xử lý hình huống.

    • Ghi chép sổ giao ca.

    • Bàn giao dụng cụ.

      1. Kiến thức

    • Tính năng, công dụng của các dụng cụ.

    • Yêu cầu khi nhận nhiệm vụ trực gác.

    • Nội dung ghi trong sổ bàn giao.

    • Nội quy phòng chống cháy.

    • Kỹ thuật phòng chống cháy.

    • Kỹ thuật sử dụng dụng cụ phòng chống cháy.

    • Các tình huống thường xảy ra trong ca trực và phương pháp xử lý.

    • Nguyên tắc khi giao ca.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Máy cắt cỏ, dao, xăng, còi, gậy …

    • Quần áo bảo hộ lao động, gậy, kẻng..

    • Giấy, bút.

    • Bảng phân công khu vực phụ trách.

    • Sổ ghi bên bản bàn giao.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, vật tư phải được chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại.

      - Kiểm tra dụng cụ.


      - Quan sát, kiểm tra thực tế.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu với thực tế.

      - Tình huống xảy ra được xử lý kịp thời và phù hợp với phương tiện điều kiện thực tế.

      - Quan sát quá trình xử lý tình huống.

      - Bàn giao ca trực đúng yêu cầu.

      - Kiểm tra sổ bàn giao ca trực.

      • Công việc trực gác được giao nhận đúng lịch và thời gian quy định.

      • Sổ trực được ghi chép và giao nhận rõ ràng.

      • Toàn bộ khu vực trực gác được kiểm tra cẩn thận.

      • Nội dung kiểm tra được ghi chép đầy đủ.

      Tên công việc: Phòng trừ bệnh nấm hồng Mã số công việc: E1

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phòng trừ bệnh nấm hồng bao gồm các công việc điều tra xác định bệnh, dự tính dự báo, xác định thời điểm xử lý, lựa chọn thuốc trị bệnh , chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thực hiện pha chế thuốc, phun thuốc và đánh giá hiệu lực của thuốc sau khi phun.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

    • Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại bệnh nấm hồng.

    • Loại thuốc được dùng phải phù hợp với bệnh nấm hồng, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

    • Đủ dụng cụ, trang thiết bị, vật tư và đảm bảo hoạt động tốt.

    • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

    • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

    • Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.

    • Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3-5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của bệnh nấm hồng sau khi phun thuốc.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận biết các biểu hiện của bệnh nấm hồng.

    • Phân tích, lựa chọn.

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Sử dụng trang thiết bị dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động.

    • Kỹ năng pha chế thuốc.

      1. Kiến thức

    • Các triệu chứng và biểu hiện của bệnh nấm hồng.

    • Các mức độ gây hại của bệnh nấm hồng.

    • Các biện pháp xử lý.

    • Tính năng, công dụng và mức độ ảnh hưởng của thuốc.

    • Công dụng của các loại dụng cụ.

    • Công dụng của các loại thuốc.

    • Quy trình pha chế thuốc.

    • Quy định an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    • Phương pháp và quy trình phun thuốc.

    • An toàn lao động.

    • Các yêu cầu khi vệ sinh dụng cụ.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Kính lúp, túi đựng mẫu bệnh, bảng danh mục bệnh hại.

    • Bảng phân cấp bệnh hại.

    • Giấy, bút, dụng cụ điều tra, dụng cụ đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc.

    • Danh mục các loại thuốc trị bệnh nấm hồng.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu đặc điểm triệu chứng bệnh nấm hồng.

      - Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại bệnh nấm hồng.

      - Quan sát, lựa chọn.

      - Loại thuốc được dùng phải phù hợp với bệnh nấm hồng, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.


      - Phân tích, lựa chọn và kiểm tra.

      - Đủ dụng cụ, trang thiết bị, vật tư và đảm bảo hoạt động tốt.

      - Phân tích, lựa chọn.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3- 5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của bệnh nấm hồng sau khi phun thuốc.


      - Quan sát, kiểm tra và đối chứng.

      • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

      • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

      Tên công việc: Phòng trừ bệnh gỉ sắt Mã số công việc: E2

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phòng trừ bệnh gỉ sắt bao gồm các công việc điều tra xác định bệnh, dự tính dự báo, xác định thời điểm xử lý, lựa chọn thuốc trị bệnh , chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thực hiện pha chế thuốc, phun thuốc và đánh giá hiệu lực của thuốc sau khi phun

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

    • Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại bệnh gỉ sắt.

    • Loại thuốc được dùng phải phù hợp với bệnh gỉ sắt, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

    • Đủ dụng cụ, trang thiết bị, vật tư và đảm bảo hoạt động tốt.

    • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

    • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

    • Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.

    • Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3-5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của bệnh gỉ sắt sau khi phun thuốc.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận biết các biểu hiện của bệnh.

    • Phân tích, lựa chọn.

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Sử dụng trang thiết bị dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động.

    • Kỹ năng pha chế thuốc.

      1. Kiến thức

    • Các triệu chứng và biểu hiện của bệnh gỉ sắt.

    • Các mức độ gây hại của gỉ sắt.

    • Các biện pháp xử lý.

    • Tính năng, công dụng và mức độ ảnh hưởng của thuốc.

    • Công dụng của các loại dụng cụ.

    • Công dụng của các loại thuốc.

    • Quy trình pha chế thuốc.

    • Quy định an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    • Phương pháp và quy trình phun thuốc.

    • An toàn lao động.

    • Các yêu cầu khi vệ sinh dụng cụ.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Kính lúp, túi đựng mẫu bệnh, bảng danh mục bệnh hại.

    • Bảng phân cấp bệnh hại.

    • Giấy, bút, dụng cụ điều tra, dụng cụ đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc.

    • Danh mục các loại thuốc trị bệnh gỉ sắt.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu đặc điểm, triệu chứng bệnh gỉ sắt.

      - Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại bệnh gỉ sắt.

      - Quan sát, lựa chọn.

      - Loại thuốc được dùng phải phù hợp với bệnh gỉ sắt, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.


      - Phân tích, lựa chọn và kiểm tra.

      - Dụng cụ, trang thiết bị, vật tư đủ và đảm bảo hoạt động tốt.

      - Phân tích, lựa chọn.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3- 5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của bệnh gỉ sắt sau khi phun thuốc.


      - Quan sát, kiểm tra và đối chứng.

      • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

      • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.


      Tên công việc: Phòng trừ bệnh lở cổ rễ Mã số công việc: E3

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phòng trừ bệnh lở cổ rễ bao gồm các công việc điều tra xác định bệnh, dự tính dự báo, xác định thời điểm xử lý, lựa chọn thuốc trị bệnh , chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thực hiện pha chế thuốc, phun thuốc và đánh giá hiệu lực của thuốc sau khi phun.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

    • Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại bệnh lở cổ rễ.

    • Loại thuốc được dùng phải phù hợp với bệnh lở cổ rễ, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

    • Đủ dụng cụ, trang thiết bị, vật tư và đảm bảo hoạt động tốt.

    • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

    • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

    • Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.

    • Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3-5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của bệnh lở cổ rễ sau khi phun thuốc.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận biết các biểu hiện của bệnh.

    • Phân tích, lựa chọn.

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Sử dụng trang thiết bị dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động.

    • Kỹ năng pha chế thuốc.

      1. Kiến thức

    • Các triệu chứng và biểu hiện của bệnh lở cổ rễ.

    • Các mức độ gây hại của bệnh lở cổ rễ.

    • Các biện pháp xử lý.

    • Tính năng, công dụng và mức độ ảnh hưởng của thuốc.

    • Công dụng của các loại dụng cụ.

    • Công dụng của các loại thuốc.

    • Quy trình pha chế thuốc.

    • Quy định an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    • Phương pháp và quy trình phun thuốc.

    • An toàn lao động.

    • Các yêu cầu khi vệ sinh dụng cụ.

      V. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Kính lúp, túi đựng mẫu bệnh, bảng danh mục bệnh hại.

    • Bảng phân cấp bệnh hại.

    • Giấy, bút, dụng cụ điều tra, dụng cụ đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc.

    • Danh mục các loại thuốc trị bệnh lở cổ rễ.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu đặc điểm, triệu chứng bệnh lở cổ rễ.

      - Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại bệnh lở cổ rễ.

      - Quan sát, lựa chọn.

      - Loại thuốc được dùng phải phù hợp với bệnh lở cổ rễ, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.


      - Phân tích, lựa chọn và kiểm tra.

      - Dụng cụ, trang thiết bị, vật tư đủ và đảm bảo hoạt động tốt.

      - Phân tích, lựa chọn.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3- 5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của bệnh lở cổ rễ sau khi phun thuốc.


      - Quan sát, kiểm tra và đối chứng.

      • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

      • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.


      Tên công việc: Phòng trừ bệnh đốm mắt cua Mã số công việc: E4

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phòng trừ bệnh đốm mắt cua bao gồm các công việc điều tra xác định bệnh, dự tính dự báo, xác định thời điểm xử lý, lựa chọn thuốc trị bệnh , chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thực hiện pha chế thuốc, phun thuốc và đánh giá hiệu lực của thuốc sau khi phun

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

    • Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại bệnh đốm mắt cua.

    • Loại thuốc được dùng phải phù hợp với bệnh đốm mắt cua, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

    • Đủ dụng cụ, trang thiết bị, vật tư và đảm bảo hoạt động tốt.

    • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

    • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

    • Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.

    • Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3-5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của bệnh đốm mắt cua sau khi phun thuốc.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận biết các biểu hiện của bệnh.

    • Phân tích, lựa chọn.

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Sử dụng trang thiết bị dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động.

    • Kỹ năng pha chế thuốc.

      1. Kiến thức

    • Các triệu chứng và biểu hiện của bệnh đốm mắt cua.

    • Các mức độ gây hại của bệnh đốm mắt cua.

    • Các biện pháp xử lý.

    • Tính năng, công dụng và mức độ ảnh hưởng của thuốc.

    • Công dụng của các loại dụng cụ.

    • Công dụng của các loại thuốc.

    • Quy trình pha chế thuốc.

    • Quy định an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    • Phương pháp và quy trình phun thuốc.

    • An toàn lao động.

    • Các yêu cầu khi vệ sinh dụng cụ.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Kính lúp, túi đựng mẫu bệnh, bảng danh mục bệnh hại.

    • Bảng phân cấp bệnh hại.

    • Giấy, bút, dụng cụ điều tra, dụng cụ đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc.

    • Danh mục các loại thuốc trị bệnh đốm mắt cua.

    • Bình phun, can đựng nước, thuốc, đồ bảo hộ lao động.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu đặc điểm, triệu chứng bệnh đốm mắt cua.

      - Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại bệnh đốm mắt cua.

      - Quan sát, lựa chọn.

      - Loại thuốc được dùng phải phù hợp với bệnh đốm mắt cua, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.


      - Phân tích, lựa chọn và kiểm tra.

      - Dụng cụ, trang thiết bị, vật tư đủ và đảm bảo hoạt động tốt.

      - Phân tích, lựa chọn.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3- 5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của bệnh đốm mắt cua sau khi phun thuốc.


      - Quan sát, kiểm tra và đối chứng

      • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

      • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

      Tên công việc: Phòng trừ bệnh tuyến trùng hại rễ Mã số công việc: E5

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phòng trừ bệnh tuyến trùng hại rễ bao gồm các bước công việc: điều tra xác định bệnh, xác định thời điểm xử lý, lựa chọn thuốc trị bệnh, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thực hiện các biện pháp phòng trừ và đánh giá hiệu quả của phương pháp xử lý.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại và mức độ gây hại.

    • Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại bệnh tuyến trùng hại rễ.

    • Phương pháp xử lý phù hợp với bệnh tuyến trùng hại rễ, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

    • Đủ dụng cụ, vật tư và đảm bảo hoạt động tốt.

    • Thuốc được pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

    • Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

    • Cây cà phê bị bệnh tuyến trùng được phát hiện và xử lý kịp thời.

    • Thuốc phòng tuyến trùng được tưới đều xung quanh gốc cây cà phê quanh vùng bệnh.

    • Không để thuốc dính vào người.

    • Dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định.

    • Người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.

    • Các địa điểm bị bệnh đều được kiểm tra sau khi xử lý 5-7 ngày.

    • Diễn biến của bệnh tuyến trùng hại rễ được ghi lại.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận biết các biểu hiện của bệnh.

    • Phân tích, lựa chọn thời điểm xử lý.

    • Phân tích, lựa chọn phương pháp xử lý.

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Sử dụng dụng cụ để pha thuốc.

    • Pha chế thuốc đúng nồng độ.

    • Nhận biết cây bị bệnh tuyến trùng.

    • Xử lý cây cà phê bị bệnh tuyến trùng.

    • Sử dụng thuốc phòng bệnh đối với cây cà phê.

    • Sử dụng bảo hộ lao động.

    • Nhận biết dụng cụ vệ sinh đạt yêu cầu.

    • Quan sát, đánh giá mức độ gây hại.

      1. Kiến thức

    • Các triệu chứng và biểu hiện của bệnh tuyến trùng hại rễ.

    • Các mức độ gây hại của bệnh tuyến trùng hại rễ.

    • Các phương pháp phòng trừ bệnh tuyến trùng.

    • Tính năng, công dụng và mức độ ảnh hưởng của thuốc.

    • Các phương pháp phòng trừ bệnh tuyến trùng.

    • Công dụng của các loại dụng cụ.

    • Công dụng của các loại thuốc.

    • Quy trình pha chế thuốc.

    • Quy định an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    • Biện pháp phòng trừ bệnh tuyến trùng.

    • Các yêu cầu khi vệ sinh dụng cụ.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Kính lúp, túi đựng mẫu bệnh, bảng danh mục bệnh hại.

    • Bảng phân cấp bệnh hại.

    • Giấy, bút, dụng cụ điều tra, dụng cụ đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc.

    • Danh mục các loại thuốc trị bệnh tuyến trùng hại rễ.

    • Bình phun, can đựng nước, thuốc, đồ bảo hộ lao động.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại và mức độ gây hại.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu đặc điểm, triệu chứng bệnh tuyến trùng hại rễ.

      - Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại bệnh tuyến trùng hại rễ.

      - Quan sát, lựa chọn.

      - Phương pháp xử lý phù hợp với bệnh tuyến trùng hại rễ, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.


      - Phân tích, lựa chọn và kiểm tra.

      - Đủ dụng cụ, vật tư và đảm bảo hoạt động tốt.

      - Kiểm tra dụng cụ, vật tư.


      - Quan sát, kiểm tra quá trình thực hiện.


      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.


      - Quan sát, kiểm tra và đối chứng


      - Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

      • Thuốc được pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

      • Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

      • Cây cà phê bị bệnh tuyến trùng được phát hiện và xử lý kịp thời.

      • Thuốc phòng tuyến trùng được tưới đều xung quanh gốc cây cà phê quanh vùng bệnh.

      • Không để thuốc dính vào người.

      • Dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định.

      • Người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.

      • Các địa điểm bị bệnh đều được kiểm tra sau khi xử lý 5-7 ngày.

      • Diễn biến của bệnh tuyến trùng hại rễ được ghi lại.

      Tên công việc: Phòng trừ bệnh khô cành, khô quả Mã số công việc: E6

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phòng trừ bệnh khô cành, khô quả bao gồm các công việc điều tra xác định bệnh, xác định thời điểm xử lý, lựa chọn thuốc trị bệnh, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thực hiện pha chế thuốc, phun thuốc và đánh giá hiệu lực của thuốc sau khi phun.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

    • Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại bệnh khô cành, khô quả.

    • Loại thuốc được dùng phải phù hợp với bệnh khô cành, khô quả, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

    • Đủ dụng cụ, trang thiết bị, vật tư và đảm bảo hoạt động tốt.

    • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

    • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

    • Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.

    • Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3-5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của bệnh khô cành, khô quả sau khi phun thuốc.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận biết các biểu hiện của bệnh.

    • Phân tích, lựa chọn.

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Sử dụng trang thiết bị dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động.

    • Kỹ năng pha chế thuốc.

      1. Kiến thức

    • Các triệu chứng và biểu hiện của bệnh khô cành, khô quả.

    • Các mức độ gây hại của bệnh khô cành, khô quả.

    • Các biện pháp xử lý.

    • Tính năng, công dụng và mức độ ảnh hưởng của thuốc.

    • Công dụng của các loại dụng cụ.

    • Công dụng của các loại thuốc.

    • Quy trình pha chế thuốc.

    • Quy định an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    • Phương pháp và quy trình phun thuốc.

    • An toàn lao động.

    • Các yêu cầu khi vệ sinh dụng cụ.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Kính lúp, túi đựng mẫu bệnh, bảng danh mục bệnh hại.

    • Bảng phân cấp bệnh hại.

    • Giấy, bút, dụng cụ điều tra, dụng cụ đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc.

    • Danh mục các loại thuốc trị bệnh khô cành, khô quả.

    • Bình phun, can đựng nước, thuốc, đồ bảo hộ lao động.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu đặc điểm, triệu chứng bệnh khô cành, khô quả.

      - Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại bệnh khô cành, khô quả.

      - Quan sát, lựa chọn.

      - Loại thuốc được dùng phải phù hợp với bệnh khô cành, khô quả, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.


      - Phân tích, lựa chọn và kiểm tra.

      - Dụng cụ, trang thiết bị, vật tư đủ và đảm bảo hoạt động tốt.

      - Phân tích, lựa chọn.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3- 5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của bệnh khô cành, khô quả sau khi phun thuốc.


      - Quan sát, kiểm tra và đối chứng.

      • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

      • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

      Tên công việc: Phòng trừ bệnh thối nứt thân Mã số công việc: E7

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phòng trừ bệnh thối nứt thân bao gồm các công việc điều tra xác định bệnh, dự tính dự báo, xác định thời điểm xử lý, lựa chọn thuốc trị bệnh, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thực hiện pha chế thuốc, phun thuốc và đánh giá hiệu lực của thuốc sau khi phun.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

    • Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại bệnh thối nứt thân.

    • Loại thuốc được dùng phải phù hợp với bệnh thối nứt thân, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

    • Dùng thuốc quét vào thân.

    • Tỉa cành tạo tán

    • Đủ dụng cụ, trang thiết bị, vật tư và đảm bảo hoạt động tốt.

    • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

    • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

    • Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.

    • Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3-5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của bệnh thối nứt thân sau khi phun thuốc.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận biết các biểu hiện của bệnh.

    • Phân tích, lựa chọn.

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Sử dụng trang thiết bị dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động.

    • Kỹ năng pha chế thuốc.

      1. Kiến thức

    • Các triệu chứng và biểu hiện của bệnh thối nứt thân.

    • Các mức độ gây hại của bệnh thối nứt thân.

    • Các biện pháp xử lý.

    • Tính năng, công dụng và mức độ ảnh hưởng của thuốc.

    • Công dụng của các loại dụng cụ.

    • Công dụng của các loại thuốc.

    • Quy trình pha chế thuốc.

    • Quy định an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    • Phương pháp và quy trình phun thuốc.

    • An toàn lao động.

    • Các yêu cầu khi vệ sinh dụng cụ.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Kính lúp, túi đựng mẫu bệnh, bảng danh mục bệnh hại.

    • Bảng phân cấp bệnh hại.

    • Giấy, bút, dụng cụ điều tra, dụng cụ đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc.

    • Danh mục các loại thuốc trị bệnh thối nứt thân.

    • Bình phun, can đựng nước, thuốc, đồ bảo hộ lao động.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu đặc điểm, triệu chứng bệnh thối nứt thân.

      - Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại bệnh thối nứt thân.

      - Quan sát, lựa chọn.

      - Loại thuốc được dùng phải phù hợp với bệnh thối nứt thân, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.


      - Phân tích, lựa chọn và kiểm tra.

      - Dụng cụ, trang thiết bị, vật tư đủ và đảm bảo hoạt động tốt.

      - Phân tích, lựa chọn.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3- 5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của bệnh thối nứt thân sau khi phun thuốc.


      - Quan sát, kiểm tra và đối chứng.

      • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

      • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

      Tên công việc: Phòng trừ rệp vảy xanh Mã số công việc: E8

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phòng trừ rệp vảy xanh bao gồm các công việc điều tra xác định bệnh, dự tính dự báo, xác định thời điểm xử lý, lựa chọn thuốc trị bệnh , chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thực hiện pha chế thuốc, phun thuốc và đánh giá hiệu lực của thuốc sau khi phun.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

    • Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại của rệp vảy xanh.

    • Loại thuốc được dùng phải phù hợp với rệp vảy xanh, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

    • Đủ dụng cụ, trang thiết bị, vật tư và đảm bảo hoạt động tốt.

    • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

    • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

    • Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.

    • Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3-5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của rệp vảy xanh sau khi phun thuốc.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận biết các biểu hiện của bệnh.

    • Phân tích, lựa chọn.

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Sử dụng trang thiết bị dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động.

    • Pha chế thuốc.

      1. Kiến thức

    • Các triệu chứng và biểu hiện của rệp vảy xanh.

    • Các mức độ gây hại của rệp vảy xanh.

    • Các biện pháp xử lý.

    • Tính năng, công dụng và mức độ ảnh hưởng của thuốc.

    • Công dụng của các loại dụng cụ.

    • Công dụng của các loại thuốc.

    • Quy trình pha chế thuốc.

    • Quy định an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    • Phương pháp và quy trình phun thuốc.

    • An toàn lao động.

    • Các yêu cầu khi vệ sinh dụng cụ.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Kính lúp, túi đựng mẫu bệnh, bảng danh mục bệnh hại.

    • Bảng phân cấp bệnh hại.

    • Giấy, bút, dụng cụ điều tra, dụng cụ đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc.

    • Danh mục các loại thuốc trị rệp vảy xanh.

    • Bình phun, can đựng nước, thuốc, đồ bảo hộ lao động.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu đặc điểm, triệu chứng rệp vảy xanh.

      - Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại rệp vảy xanh.

      - Quan sát, lựa chọn.

      - Loại thuốc được dùng phải phù hợp với rệp vảy xanh, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.


      - Phân tích, lựa chọn và kiểm tra.

      - Dụng cụ, trang thiết bị, vật tư đủ và đảm bảo hoạt động tốt.

      - Phân tích, lựa chọn.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3- 5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của rệp vảy xanh sau khi phun thuốc.


      - Quan sát, kiểm tra và đối chứng.

      • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

      • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

      Tên công việc: Phòng trừ rệp vảy nâu Mã số công việc: E9

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phòng trừ rệp vảy nâu bao gồm các công việc điều tra xác định bệnh, xác định thời điểm xử lý, lựa chọn thuốc trị bệnh, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thực hiện pha chế thuốc, phun thuốc và đánh giá hiệu lực của thuốc sau khi phun.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

    • Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại của rệp vảy nâu.

    • Loại thuốc được dùng phải phù hợp với rệp vảy nâu, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

    • Đủ dụng cụ, trang thiết bị, vật tư và đảm bảo hoạt động tốt.

    • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

    • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

    • Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.

    • Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3-5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của rệp vảy nâu sau khi phun thuốc.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận biết các biểu hiện của bệnh.

    • Phân tích, lựa chọn.

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Sử dụng trang thiết bị dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động.

    • Kỹ năng pha chế thuốc.

    • Phân tích, lựa chọn.

      1. Kiến thức

    • Các triệu chứng và biểu hiện của rệp vảy nâu.

    • Các mức độ gây hại của rệp vảy nâu.

    • Các biện pháp xử lý.

    • Tính năng, công dụng và mức độ ảnh hưởng của thuốc.

    • Công dụng của các loại dụng cụ.

    • Công dụng của các loại thuốc.

    • Quy trình pha chế thuốc.

    • Quy định an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    • Phương pháp và quy trình phun thuốc.

    • An toàn lao động.

    • Các yêu cầu khi vệ sinh dụng cụ.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Kính lúp, túi đựng mẫu bệnh, bảng danh mục bệnh hại.

    • Bảng phân cấp bệnh hại.

    • Giấy, bút, dụng cụ điều tra, dụng cụ đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc.

    • Danh mục các loại thuốc trị rệp vảy nâu.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu đặc điểm, triệu chứng rệp vảy nâu.

      - Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại rệp vảy nâu.

      - Quan sát, lựa chọn.

      - Loại thuốc được dùng phải phù hợp với rệp vảy nâu, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.


      - Phân tích, lựa chọn và kiểm tra.

      - Dụng cụ, trang thiết bị, vật tư đủ và đảm bảo hoạt động tốt.

      - Phân tích, lựa chọn.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3- 5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của rệp vảy nâu sau khi phun thuốc.


      - Quan sát, kiểm tra và đối chứng.

      • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

      • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

      Tên công việc: Phòng trừ mọt đục quả Mã số công việc: E10

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phòng trừ mọt đục quả bao gồm các công việc điều tra xác định sâu hại, xác định thời điểm xử lý, lựa chọn thuốc trị bệnh, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thực hiện pha chế thuốc, phun thuốc và đánh giá hiệu lực của thuốc sau khi phun.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Loại sâu hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

    • Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại của mọt đục quả.

    • Loại thuốc được dùng phải phù hợp với mọt đục cành, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

    • Đủ dụng cụ, trang thiết bị, vật tư và đảm bảo hoạt động tốt.

    • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

    • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

    • Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.

    • Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3-5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của mọt đục quả sau khi phun thuốc.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận biết các biểu hiện của sâu hại.

    • Phân tích, lựa chọn.

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Sử dụng trang thiết bị dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động.

    • Pha chế thuốc.

      1. Kiến thức

    • Các triệu chứng và biểu hiện của mọt đục quả.

    • Các mức độ gây hại của mọt đục quả.

    • Các biện pháp xử lý.

    • Tính năng, công dụng và mức độ ảnh hưởng của thuốc.

    • Công dụng của các loại dụng cụ.

    • Công dụng của các loại thuốc.

    • Quy trình pha chế thuốc.

    • Quy định an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    • Phương pháp và quy trình phun thuốc.

    • An toàn lao động.

    • Các yêu cầu khi vệ sinh dụng cụ.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Túi đựng mẫu vật, bảng danh mục sâu hại.

    • Bảng phân cấp bệnh hại.

    • Giấy, bút, dụng cụ điều tra, dụng cụ đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc.

    • Danh mục các loại thuốc trị mọt đục quả.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Loại sâu hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu đặc điểm, triệu chứng mọt đục quả.

      - Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại mọt đục quả.

      - Quan sát, lựa chọn.

      - Loại thuốc được dùng phải phù hợp với mọt đục quả, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.


      - Phân tích, lựa chọn và kiểm tra.

      - Dụng cụ, trang thiết bị, vật tư đủ và đảm bảo hoạt động tốt.

      - Phân tích, lựa chọn.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3- 5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của mọt đục quả sau khi phun thuốc.


      - Quan sát, kiểm tra và đối chứng.

      • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

      • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

      Tên công việc: Phòng trừ mọt đục cành Mã số công việc: E11

        1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

          Phòng trừ mọt đục cành bao gồm các bước công việc điều tra xác định bệnh, xác định thời điểm xử lý, lựa chọn thuốc trị bệnh, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thực hiện pha chế thuốc, phun thuốc và đánh giá hiệu lực của thuốc sau khi phun.

        2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

          • Loại sâu hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

          • Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại của mọt đục cành.

          • Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo hoạt động tốt.

          • Mọt đục cành trên cây cà phê được phát hiện kịp thời.

          • Cành bị mọt đục cành được cắt phía trong lỗ mọt khoảng 2 cm và mang ra ngoài để đốt.

          • Vườn cà phê sau khi xử lý mọt đục cành được kiểm tra và ghi lại cụ thể.

        3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

          1. Kỹ năng

            • Quan sát, nhận biết các biểu hiện của bệnh.

            • Phân tích, lựa chọn.

            • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

            • Nhận biết, cắt và xử lý cành bị mọt đục.

            • Quan sát, nhận biết các mức độ của sâu hại.

          2. Kiến thức

          • Các triệu chứng và biểu hiện của mọt đục cành.

          • Thời gian xuất hiện của mọt đục cành.

          • Các mức độ gây hại của mọt đục cành.

          • Công dụng của dụng cụ.

          • Phương pháp xử lý mọt đục cành.

          • Thời gian kiểm tra sau xử lý.

          • Dấu hiệu cho biết vườn cà phê hết mọt đục cành.

        4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

          • Túi đựng mẫu bệnh, bảng danh mục sâu hại.

          • Bảng phân cấp sâu hại.

          • Giấy, bút, dụng cụ điều tra.

          • Kéo cắt cành.

        5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Loại sâu hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu thực tế

      - Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại của mọt đục cành.

      - Lập bảng hỏi để kiểm tra.

      - Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo hoạt động tốt.

      - Kiểm tra dụng cụ.


      - Quan sát, kiểm tra quá trình thực hiện.

      - Vườn cà phê sau khi xử lý mọt đục cành được kiểm tra và ghi lại cụ thể.

      - Kiểm tra thực tế và đối chiếu với kết quả của người thực hiện.

      • Mọt đục cành trên cây cà phê được phát hiện kịp thời.

      • Cành bị mọt đục cành được cắt phía trong lỗ mọt khoảng 2 cm và mang ra ngoài để đốt.

      TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      Tên công việc: Phòng trừ sâu hồng Mã số công việc: E12

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phòng trừ sâu hồng bao gồm các công việc điều tra xác định sâu hại, xác định thời điểm xử lý, lựa chọn thuốc trị bệnh, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thực hiện pha chế thuốc, phun thuốc và đánh giá hiệu lực của thuốc sau khi phun.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Loại sâu hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

    • Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại của sâu hồng.

    • Loại thuốc được dùng phải phù hợp với sâu hồng, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

    • Đủ dụng cụ, trang thiết bị, vật tư và đảm bảo hoạt động tốt.

    • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

    • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

    • Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.

    • Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3-5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của sâu hồng sau khi phun thuốc.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận biết các biểu hiện của sâu.

    • Phân tích, lựa chọn.

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Sử dụng trang thiết bị dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động.

    • Pha chế thuốc.

      1. Kiến thức

    • Các triệu chứng và biểu hiện của mọt đục cành.

    • Các mức độ gây hại của mọt đục cành.

    • Các biện pháp xử lý.

    • Tính năng, công dụng và mức độ ảnh hưởng của thuốc.

    • Công dụng của các loại dụng cụ.

    • Công dụng của các loại thuốc.

    • Quy trình pha chế thuốc.

    • Quy định an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    • Phương pháp và quy trình phun thuốc.

    • An toàn lao động.

    • Các yêu cầu khi vệ sinh dụng cụ.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Túi đựng mẫu vật, bảng danh mục sâu hại.

    • Bảng phân cấp sâu hại.

    • Giấy, bút, dụng cụ điều tra, dụng cụ đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc.

    • Danh mục các loại thuốc trị sâu hồng.

    • Bình phun, can đựng nước, thuốc, đồ bảo hộ lao động.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Loại sâu hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu đặc điểm, triệu chứng sâu hồng.

      - Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại sâu hồng.

      - Quan sát, lựa chọn.

      - Loại thuốc được dùng phải phù hợp với sâu hồng, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.


      - Phân tích, lựa chọn và kiểm tra.

      - Dụng cụ, trang thiết bị, vật tư đủ và đảm bảo hoạt động tốt.

      - Phân tích, lựa chọn.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3- 5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của sâu hồng sau khi phun thuốc.


      - Quan sát, kiểm tra và đối chứng.

      • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

      • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

      Tên công việc: Phòng trừ ve sầu Mã số công việc: E13

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phòng trừ ve sầu bao gồm các công việc điều tra xác định sâu hại, xác định thời điểm xử lý, lựa chọn thuốc trị bệnh, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thực hiện pha chế thuốc, phun thuốc và đánh giá hiệu lực của thuốc sau khi phun.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Loại sâu hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

    • Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại của ve sầu.

    • Loại thuốc được dùng phải phù hợp với ve sầu, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

    • Đủ dụng cụ, trang thiết bị, vật tư và đảm bảo hoạt động tốt.

    • Thuốc được pha chế theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

    • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

    • Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.

    • Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3-5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của ve sầu sau khi phun thuốc.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Quan sát, nhận biết các biểu hiện của sâu hại.

    • Phân tích, lựa chọn.

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Sử dụng trang thiết bị dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động.

    • Kỹ năng pha chế thuốc.

      1. Kiến thức

    • Các triệu chứng và biểu hiện của ve sầu.

    • Các mức độ gây hại của ve sầu.

    • Các biện pháp xử lý.

    • Tính năng, công dụng và mức độ ảnh hưởng của thuốc.

    • Công dụng của các loại dụng cụ.

    • Công dụng của các loại thuốc.

    • Quy trình pha chế thuốc.

    • Quy định an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    • Phương pháp và quy trình phun thuốc.

    • An toàn lao động.

    • Các yêu cầu khi vệ sinh dụng cụ.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Túi đựng mẫu vật, bảng danh mục sâu hại.

    • Bảng phân cấp sâu hại.

    • Giấy, bút, dụng cụ điều tra, dụng cụ đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc.

    • Danh mục các loại thuốc trị ve sầu.

    • Bình phun, can đựng nước, thuốc, đồ bảo hộ lao động.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Loại bệnh hại được xác định đúng tên, chủng loại, mức độ gây hại.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu đặc điểm, triệu chứng ve sầu.

      - Thời điểm xử lý phù hợp với diễn biến và mức độ gây hại ve sầu.

      - Quan sát, lựa chọn.

      - Loại thuốc được dùng phải phù hợp với ve sầu, điều kiện sản xuất và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.


      - Phân tích, lựa chọn và kiểm tra.

      - Dụng cụ, trang thiết bị, vật tư đủ và đảm bảo hoạt động tốt.

      - Phân tích, lựa chọn.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Sau khi phun thuốc dụng cụ được rửa sạch và để vào nơi quy định, người được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.


      - Quan sát, kiểm tra.

      - Thời điểm đánh giá hiệu quả thuốc sử dụng sau khi phun 5-7 ngày, vị trí đánh giá ít nhất 3- 5 điểm / ha, ghi nhận diễn biến của ve sầu sau khi phun thuốc.


      - Quan sát, kiểm tra và đối chứng.

      • Pha chế thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

      • Phun thuốc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

      Tên công việc: Xác định thời điểm thu hái Mã số công việc: G1

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Xác định thời điểm thu hái bao gồm các bước công việc: kiểm tra vườn cà phê, xác định thời điểm cà phê chín, xác định thời điểm thu hái, lập kế hoạch thu hái cà phê .

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Toàn bộ diện tích trồng cà phê được kiểm tra để chuẩn bị thu hái.

    • Thời điểm cà phê chín được xác định phù hợp với thực tế của địa phương.

    • Thời điểm thu hái đợt 1 được xác định: khi có 95% quả chín.

    • Thời điểm thu hái đợt 2 được xác định khi có 80% quả chín.

    • Kế hoạch thu hái được lập phù hợp với điều kiện thực tế.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Xác định năng suất vườn cà phê.

    • Quan sát, dự báo thời gian cà phê chín.

    • Dự báo, xác định thời điểm thu hái cà phê..

    • Quan sát, tính toán, lập kế hoạch thu hái cà phê.

      1. Kiến thức

    • Sinh lý cây cà phê.

    • Thời gian chín của quả cà phê.

    • Đặc điểm thời tiết của địa phương.

    • Đinh mức lao động.

    • Năng suất vườn cà phê.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Phương tiện đi lại, bảo hộ lao động.

    • Thông tin nghe nhìn: báo, đài, truyền hình.

    • Giấy, bút .

    • Cây cà phê, bảng dự báo thời tiết.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Toàn bộ diện tích trồng cà phê được kiểm tra để chuẩn bị thu hái.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Thời điểm cà phê chín được xác định phù hợp với thực tế của địa phương.

      - Kiểm tra bảng xác định thời điểm cà phê chín.


      - Quan sát, kiểm tra thời điểm thu hái được xác định.

      - Kế hoạch thu hái được lập phù hợp với điều kiện thực tế.

      - Kiểm tra kế hoạch và đối chiếu với thực tế.

      • Thời điểm thu hái đợt 1 được xác định: khi có 95% quả chín.

      • Thời điểm thu hái đợt 2 được xác định khi có 80% quả chín.

      Tên công việc: Thu hái quả Mã số công việc: G2

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Thu hái quả bao gồm các bước công việc: chuẩn bị dụng cụ vật tư, dọn vệ sinh cành lá xung quanh gốc, hái quả cà phê.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại và đảm bảo yêu cầu.

    • Xung quanh gốc cây cà phê được dọn sạch sẽ, thông thoáng.

    • Bạt được trải xung quanh gốc cây cà phê, mép 2 tấm bạt chồng lên nhau 10 -20cm, và đảm bảo quả cà phê không bị lăn ra ngoài.

    • Quả cà phê chín trên cành được thu hái hết, không làm gãy cành.

    • Tỷ lệ cà phê chín trong thu hái đợt 1: 95% quả chín, đợt 2: 80% quả chín, quả cà phê không ướt nước mưa.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Nhận biết, lựa chọn và bảo dưỡng dụng cụ.

    • Quan sát, thu dọn vệ sinh gốc cây cà phê.

    • Trải bạt để thu hái cà phê.

    • Quan sát, thu hái cà phê.

      1. Kiến thức

    • Công dụng của các dụng cụ, vật tư sử dụng để thu hái quả.

    • Yêu cầu khi dọn vệ sinh.

    • An toàn vệ sinh lao động.

    • Yêu cầu kỹ thuật khi trải bạt thu hái cà phê.

    • Kỹ thuật thu hái cà phê

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Dao, cuốc, bao, bạt.

    • Máy hái cà phê.

    • Vườn cà phê.

    • Ghế, thang, dây ni lon.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại và đảm bảo yêu cầu.

      - Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị.

      - Xung quanh gốc cây cà phê được dọn sạch sẽ, thông thoáng.

      - Quan sát, kiểm tra thực tế.

      - Bạt được trải xung quanh gốc cây cà phê, mép 2 tấm bạt chồng lên nhau 10 -20cm, và đảm bảo quả cà phê không bị lăn ra ngoài.


      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.


      - Quan sát, kiểm tra, đối chiếu với kỹ thuật thu hái cà phê.

      • Quả cà phê chín trên cành được thu hái hết, không làm gãy cành.

      • Tỷ lệ cà phê chín trong thu hái đợt 1: 95% quả chín, đợt 2: 80% quả chín, quả cà phê không ướt nước mưa.

      Tên công việc: Loại bỏ tạp chất Mã số công việc: G3

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Loại bỏ tạp chất bao gồm các bước công việc: chuẩn bị dụng cụ, vật tư, xác định loại tạp chất, loại bỏ tạp chất và thu dọn vệ sinh.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo yêu cầu.

    • Các loại tạp chất hiện có trong quả cà phê thu hái được xác định cụ thể.

    • Tạp chất trong sản phẩm được loại bỏ sạch, tỷ lệ tạp chất còn lại không quá 0,5 %.

    • Dụng cụ, vật tư, khu vực loại bỏ tạp chất được vệ sinh sạch sẽ.

    • Tạp chất được xử lý theo đúng yêu cầu.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Chuẩn bị sắp xếp dụng cụ, vật tư.

    • Nhận biết hạt vỡ, hạt sâu, hạt bị nấm bệnh.

    • Xác định tạp chất trong quả cà phê.

    • Sử dụng các dụng cụ để loại bỏ tạp chất.

    • Quét, dọn và xử lý tạp chất.

    • Rửa và làm sạch dụng cụ.

      1. Kiến thức

    • Công dụng của các loại dụng cụ.

    • Các loại tạp chất trong quả cà phê.

    • Các phương pháp loại bỏ tạp chất.

    • Yêu cầu khi làm vệ sinh và xử lý tạp chất.

    • An toàn vệ sinh lao động.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút.

    • Rỗ, sàng, bạt.

    • Bảng phân loại tạp chất.

    • Quả cà phê.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo yêu cầu.

      - Kiểm tra dụng cụ được chuẩn bị.

      - Các loại tạp chất hiện có trong quả cà phê thu hái được xác định cụ thể.

      - Kiểm tra kết quả xác định.

      - Tạp chất trong sản phẩm được loại bỏ sạch, tỷ lệ tạp chất còn lại không quá 0,5 %.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện và đối chiếu với yêu cầu.

      • Dụng cụ, vật tư, khu vực loại bỏ tạp chất được vệ sinh sạch sẽ.

      • Tạp chất được xử lý theo đúng yêu cầu.

      Tên công việc: Đóng bao Mã số công việc: G4

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Đóng bao để bảo quản cà phê bao gồm các bước công việc: chuẩn bị dụng cụ, vật tư, đổ quả cà phê vào bao, buộc bao, sắp xếp bao cà phê, vệ sinh sau khi đóng bao.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ vật tư được trang bị đầy đủ về số lượng, chất lượng đảm bảo thuận lợi cho việc đóng bao cà phê.

    • Quả cà phê được lấy từ ngoài vào và được đổ đầy bao theo yêu cầu.

    • Những bao cà phê còn thiếu được đổ thêm cho đầy trước khi buộc.

    • Bao cà phê được buộc chặt và đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.

    • Bao đựng quả cà phê được sắp xếp gọn gàng, thuận lợi cho việc vận chuyển.

    • Trong quá trình sắp xếp bao cà phê vận còn nguyên vẹn không bị rách, tuột dây.

    • Dụng cụ, vật tư, khu vực đóng bao được thu dọn, vệ sinh sạch sẽ.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn, tính toán dụng cụ đóng bao cà phê.

    • Chọn vị trí hốt quả cà phê thuận lợi.

    • Đưa quả cà phê vào bao.

    • Dồn bao trước khi buộc.

    • Sử dụng dây nilon để buộc bao.

    • Sử dụng phương tiện vận chuyển.

    • Sắp xếp bao đựng cà phê.

    • Quét, dọn, rửa làm sạch, an toàn lao động.

      1. Kiến thức

    • Công năng của dụng cụ đóng bao.

    • Yêu cầu của vật tư, dụng cụ.

    • Yêu cầu khi đóng bao cà phê.

    • Yêu cầu khi đóng bao cà phê.

    • Yêu cầu khi sắp xếp bao bao cà phê.

    • An toàn vệ sinh lao động.

    • Qui trình làm sạch dụng cụ.

    • An toàn vệ sinh lao động.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Bạt, bao bố, bao ni lon, dây ni lon.

    • Quả cà phê.

    • Phương tiện vận chuyển.

    • Chổi, thùng, đồ hốt rác.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


        Tiêu chí đánh giá

        Cách thức đánh giá

        - Dụng cụ vật tư được trang bị đầy đủ về số lượng, chất lượng đảm bảo thuận lợi cho việc đóng bao cà phê.


        - Kiểm tra kết quả chuẩn bị.

        - Quả cà phê được lấy từ ngoài vào và được đổ đầy bao theo yêu cầu.

        - Quan sát, kiểm tra quá trình thực hiện.


        - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.


        - Kiểm tra kết quả thực hiện.

        - Dụng cụ, vật tư, khu vực đóng bao được thu dọn, vệ sinh sạch sẽ.

        - Kiểm tra kết quả thực hiện.

        • Những bao cà phê còn thiếu được đổ thêm cho đầy trước khi buộc.

        • Bao cà phê được buộc chặt và đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.

        • Bao đựng quả cà phê được sắp xếp gọn gàng, thuận lợi cho việc vận chuyển.

        • Trong quá trình sắp xếp bao cà phê vận còn nguyên vẹn không bị rách, tuột dây.

        Tên công việc: Vận chuyển quả Mã số công việc: G5

        1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

          Vận chuyển quả cà phê bao gồm các bước công việc: xác định khối lượng cà phê cần vận chuyển, lập kế hoạch vận chuyển, chuẩn bị phương tiện và vận chuyển quả cà phê về nơi sơ chế.

        2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

          • Cà phê được đóng bao, xếp gọn gàng.

          • Số lượng cà phê vận chuyển được tính toán và có số liệu cụ thể.

          • Thời điểm vận chuyển phù hợp với điều kiện thời tiết.

          • Kế hoạch được lập mang tính khả thi.

          • Phương tiện vận chuyển hoạt động tốt, khu vực để cà phê sạch sẽ và không bị nhiễm phân bón, hóa chất.

          • Cà phê được sắp xếp và vận chuyển đến đúng nơi quy định.

          • Trong quá trình vận chuyển không bị, rơi vãi, mất mát và ướt nước.

          • Số lượng cà phê vận chuyển được giao nhận đúng quy định.

        3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

          1. Kỹ năng

            • Quan sát, tính số lượng cà phê.

            • Lập kế hoạch vận chuyển.

            • Kiểm tra phương tiện vận chuyển.

            • Sắp xếp, vận chuyển cà phê.

          2. Kiến thức

          • Phương pháp tính số lượng cà phê.

          • Yêu cầu và điều kiện cần thiết để phục vụ cho việc vận chuyển.

          • Kỹ thuật bảo quản và vận chuyển cà phê.

          • Kỹ thuật sắp xếp, vận chuyển cà phê.

          • Phương pháp tính số lượng cà phê.

        4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

          • Sổ ghi chép.

          • Bút, viết.

          • Bao cà phê.

          • Xe vận chuyển.

          • Khu vực xếp bao cà phê.

        5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Số lượng cà phê vận chuyển được tính toán và có số liệu cụ thể.

      - Kiểm tra số liệu tổng hợp và đối chiếu với thực tế.


      - Kiểm tra kế hoạch thực hiện.

      - Phương tiện vận chuyển hoạt động tốt, khu vực để cà phê sạch sẽ và không bị nhiễm phân bón, hóa chất.


      - Quan sát, kiểm tra tra phương tiện vận chuyển.


      - Quan sát quá trình thực hiện, kiểm tra sản phẩm và đối chiếu với yêu cầu.

      • Thời điểm vận chuyển phù hợp với điều kiện thời tiết.

      • Kế hoạch được lập mang tính khả thi.

      • Cà phê được sắp xếp và vận chuyển đến đúng nơi quy định.

      • Trong quá trình vận chuyển không bị, rơi vãi, mất mát và ướt nước.

      • Số lượng cà phê vận chuyển được giao nhận đúng quy định.

      Tên công việc: Phơi quả Mã số công việc: G6

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phơi quả cà phê bao gồm các bước công việc: chọn vị trí phơi, chuẩn bị dụng cụ vật tư, trải quả, đảo quả, xác định độ khô của quả, thu gom quả và vệ sinh sân phơi sau khi phơi.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Sân phơi đủ ánh sáng tự nhiên (trên nền xi măng hoặc tấm bạt).

    • Sân phơi sạch sẽ, xa nơi để thuốc trừ sâu, phân bón.

    • Dụng cụ được chuẩn bị, đầy đủ, đảm bảo chất lượng.

    • Quả cà phê được phơi khi trời không có dấu hiệu mưa.

    • Quả cà phê được trải ra đều trên sân phơi. Độ dày của quả 3- 4cm.

    • Quả cà phê phơi được đảo đều.

    • Số lần đảo 2-4 lần/ ngày.

    • Quả cà phê càng ẩm vun luống càng nhỏ, khi độ ẩm giảm độ dày phơi của lớp quả tăng lên.

    • Dụng cụ che đậy phải thông thoáng, tránh làm nước ngưng tụ rơi xuống quả cà phê.

    • Hạt được phơi khô đều.

    • Độ ẩm của quả cà phê 12-13%.

    • Quả cà phê được thu gom thành đống và đóng bao đúng kỹ thuật.

    • Dụng cụ, vật tư, khu vực phơi được vệ sinh sạch sẽ.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Chọn lựa sân phơi.

    • Chọn lựa, bảo dưỡng dụng cụ.

    • Nhận biết hiện tượng mưa, nắng của thời tiết.

    • Trải quả cà phê.

    • Đảo quả cà phê.

    • Sử dụng máy đo độ ẩm.

    • Đóng bao cà phê.

    • Quét dọn sạch, an toàn lao động.

    • Sử dụng máy đo độ ẩm.

      1. Kiến thức

    • Yêu cầu của sân phơi cà phê.

    • Tiêu chuẩn của dụng cụ phơi.

    • Các biểu hiện của thời tiết.

    • Độ dày của lớp quả cà phê khi phơi.

    • Phương pháp đảo quả.

    • Yêu cầu khi đảo quả cà phê.

    • Phương pháp đo độ ẩm.

    • Thời điểm đo độ ẩm.

    • Quy cách đóng bao.

    • An toàn vệ sinh lao động.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Sân phơi, bạt.

    • Bàn trang, bàn cào.

    • Bao, quả cà phê.

    • Chổi, thùng, đồ hốt.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá


      - Kiểm tra sân phơi và đối chiếu với thực tế.

      - Dụng cụ được chuẩn bị, đầy đủ, đảm bảo chất lượng.

      - Kiểm tra dụng cụ được chuẩn bị.


      - Quan sát, kiểm tra quá trình thực hiện.


      - Quan sát, kiểm tra quá trình thực hiện.

      - Quan sát, kiểm tra sản phẩm.

      - Quả cà phê được thu gom thành đống và đóng bao đúng kỹ thuật.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Dụng cụ, vật tư, khu vực phơi được vệ sinh sạch sẽ.

      - Kiểm tra công tác vệ sinh dụng cụ.

      • Sân phơi đủ ánh sáng tự nhiên (trên nền xi măng hoặc tấm bạt).

      • Sân phơi sạch sẽ, xa nơi để thuốc trừ sâu, phân bón.

      • Quả cà phê được phơi khi trời không có dấu hiệu mưa.

      • Quả cà phê được trải ra đều trên sân phơi. Độ dày của quả 3- 4cm.

      • Quả cà phê phơi được đảo đều.

      • Số lần đảo 2-4 lần/ ngày.

      • Quả cà phê càng ẩm vun luống càng nhỏ, khi độ ẩm giảm độ dày phơi của lớp quả tăng lên.

      • Dụng cụ che đậy phải thông thoáng, tránh làm nước ngưng tụ rơi xuống quả cà phê.

      • Hạt được phơi khô đều.

      • Độ ẩm của quả cà phê 12-13%.

      Tên công việc: Xát quả khô lấy hạt Mã số công việc: G7

        1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

          Xát quả khô lấy hạt là công việc loại bỏ lớp vỏ bên ngoài để lấy nhân cà phê, bao gồm các bước chính: vận chuyển quả khô đến máy xát, kiểm tra và vận hành máy, đưa quả vào máy xát, thu hạt và đóng bao.

        2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Quả cà phê khô được vận chuyển đến đúng vị trí xát và sắp xếp gọn gàng thuận tiện cho việc xát.

    • Máy xát cà phê được kiểm tra đảm bảo hoạt động bình thường.

    • Vận hành đúng quy trình.

    • Quả cà phê khô được đưa vào máy theo định mức của máy xát.

    • Chất lượng hạt cà phê và tỷ lệ tạp chất đảm bảo đúng theo quy định.

    • Quá trình vận hành máy xát quả cà phê đảm bảo an toàn.

    • Hạt cà phê được thu vào thùng chứa đảm bảo yêu cầu.

    • Cà phê nhân được đóng bao đúng yêu cầu kỹ thuật.

    • Thiết bị, dụng cụ và khu vực xát cà phê được vệ sinh sạch sẽ.

        1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

          1. Kỹ năng

    • Vận chuyển và sắp xếp cà phê.

    • Kiểm tra và vận hành máy xát.

    • Xát quả cà phê khô.

    • Thu hạt cà phê.

    • Đóng bao cà phê.

    • Quét, dọn khu vực xát cà phê.

      1. Kiến thức

    • Kỹ thuật điều khiển xe vận chuyển.

    • Kỹ thuật kiểm tra và vận hành máy xát.

    • Yêu cầu của hạt cà phê sau khi xát.

    • Kỹ thuật thu hạt cà phê.

    • Kỹ thuật đóng bao cà phê.

    • An toàn vệ sinh lao động.

        1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Xe vận chuyển.

    • Quả cà phê khô.

    • Dụng cụ kiểm tra.

    • Dụng cụ đựng quả, hạt cà phê.

    • Máy xát quả.

    • Bao chứa.

    • Chổi, thùng, đồ hốt rác.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Quả cà phê khô được vận chuyển đến đúng vị trí xát và sắp xếp gọn gàng thuận tiện cho việc xát.


      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.


      - Quan sát, kiểm tra quá trình thực hiện.


      - Theo dõi quá trình thực hiện, kiểm tra và đối chiếu định mức, tiêu chuẩn của sản phẩm.

      - Hạt cà phê được thu vào thùng chứa đảm bảo yêu cầu.

      - Theo dõi quá trình thực hiện.

      - Cà phê nhân được đóng bao đúng yêu cầu kỹ thuật.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Thiết bị, dụng cụ và khu vực xát cà phê được vệ sinh sạch sẽ.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      • Máy xát cà phê được kiểm tra đảm bảo hoạt động bình thường.

      • Vận hành đúng quy trình.

      • Quả cà phê khô được đưa vào máy theo định mức của máy xát.

      • Chất lượng hạt cà phê và tỷ lệ tạp chất đảm bảo đúng theo quy định.

      • Quá trình vận hành máy xát quả cà phê đảm bảo an toàn.

      Tên công việc: Xát quả tươi lấy hạt Mã số công việc: G8

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Xát quả tươi lấy hạt là công việc gồm các bước chính: vận chuyển quả tươi đến máy xát, kiểm tra và vận hành máy, xát quả cà phê tươi, thu hạt cà phê.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Quả cà phê tươi được vận chuyển đến đúng vị trí xát và sắp xếp gọn gàng

    • Máy xát cà phê được kiểm tra đảm bảo hoạt động bình thường.

    • Vận hành máy xát đúng quy trình.

    • Quả cà phê tươi được đưa vào ngâm rửa theo yêu cầu của máy xát.

    • Quả cà phê tươi được đưa vào máy xát đúng định mức của máy.

    • Hạt cà phê thóc được rửa để loại bỏ vỏ thịt và chất nhờn bên ngoài.

    • Hạt cà phê được thu vào thùng chứa đúng quy định.

    • Thiết bị, dụng cụ và khu vực xát cà phê được vệ sinh sạch sẽ.

    • An toàn vệ sinh lao động.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Vận chuyển quả cà phê.

    • Kiểm tra và vận hành máy xát.

    • Xát quả cà phê tươi.

    • Loại bỏ vỏ thịt và chất nhờn bên ngoài.

    • Thu hạt cà phê.

    • Quét, dọn khu vực xát cà phê.

      1. Kiến thức

    • Thời gian bảo quản quả cà phê tươi.

    • Kỹ thuật kiểm tra và vận hành máy xát.

    • Quy trình xát quả cà phê tươi.

    • Yêu cầu khi thu hạt cà phê sau khi xát.

    • An toàn vệ sinh lao động.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Xe vận chuyển quả cà phê.

    • Quả cà phê.

    • Máy xát quả tươi.

    • Dụng cụ kiểm tra.

    • Nước, khu vực xử lý nước thải.

    • Dụng cụ chứa hạt.

    • Chổi, thùng, đồ hốt rác.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Quả cà phê tươi được vận chuyển đến đúng vị trí xát và sắp xếp gọn gàng.

      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.


      - Quan sát, kiểm tra quá trình thực hiện.


      - Theo dõi quá trình thực hiện, kiểm tra và đối chiếu định mức, tiêu chuẩn của sản phẩm.

      - Hạt cà phê được thu vào thùng chứa đúng quy định.

      - Theo dõi quá trình thực hiện.

      - Thiết bị, dụng cụ và khu vực xát cà phê được vệ sinh sạch sẽ.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - An toàn vệ sinh lao động.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      • Máy xát cà phê được kiểm tra đảm bảo hoạt động bình thường.

      • Vận hành máy xát đúng quy trình.

      • Quả cà phê tươi được đưa vào ngâm rửa theo yêu cầu của máy xát.

      • Quả cà phê tươi được đưa vào máy xát đúng định mức của máy.

      • Hạt cà phê thóc được rửa để loại bỏ vỏ thịt và chất nhờn bên ngoài.

      ]

      Tên công việc: Phơi hạt Mã số công việc: G9

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phơi hạt là công việc làm khô hạt cà phê, bao gồm các bước chính: chuẩn bị sân phơi, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trải hạt, đảo hạt, xác định độ khô của hạt, thu gom và đóng bao cà phê.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Sân phơi đạt tiêu chuẩn được vệ sinh sạch sẽ có đủ ánh sáng tự nhiên.

    • Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị, đầy đủ, đảm bảo chất lượng.

    • Hạt cà phê được phơi khi trời không có dấu hiệu mưa.

    • Hạt cà phê được trải ra đều trên sân phơi.

    • Độ dày phơi hạt 3- 5 cm.

    • Hạt cà phê phơi được đảo đều.

    • Số lần đảo 3-4 lần/ ngày.

    • Độ ẩm của hạt cà phê giảm độ dày phơi của lớp hạt tăng lên.

    • Dụng cụ che đậy phải thông thoáng, tránh làm nước ngưng tụ rơi xuống hạt cà phê.

    • Hạt được phơi khô đều.

    • Độ ẩm của hạt cà phê 12- 13%.

    • Hạt được thu gom thành đống và đóng bao đúng kỹ thuật.

    • Dụng cụ, vật tư, khu vực phơi được vệ sinh sạch sẽ.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Vận dụng các điều kiện thực tế để chuẩn bị sân phơi.

    • Chọn lựa dụng cụ, vật tư.

    • Sắp xếp, bảo dưỡng dụng cụ, vật tư.

    • Nhận biết các dấu hiệu của thời tiết.

    • Trải hạt cà phê.

    • Đảo hạt cà phê.

    • Sử dụng máy đo độ ẩm.

    • Đóng bao cà phê.

    • Quét, dọn sân.

      1. Kiến thức

    • Quy định kỹ thuật về sân phơi.

    • Yêu cầu, công dụng của dụng cụ, vật tư.

    • Các biểu hiện của thời tiết.

    • Độ dày của lớp hạt cà phê khi phơi.

    • Kỹ thuật đảo hạt cà phê.

    • Yêu cầu khi đảo hạt cà phê.

    • Phương pháp đo.

    • Thời điểm đo độ ẩm.

    • Quy cách đóng bao.

    • An toàn vệ sinh lao động.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Tài liệu Quy chuẩn Việt Nam 01-06: 2009 / BNNPTNT .

    • Bạt che.

    • Sân phơi.

    • Bảo hộ lao động.

    • Máy đo độ ẩm.

    • Bao và dụng cụ thu gom.

    • Chổi, thùng, đồ hốt.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Sân phơi đạt tiêu chuẩn được vệ sinh sạch sẽ có đủ ánh sáng tự nhiên.

      - Kiểm tra sân phơi và đối chiếu với thực tế.

      - Dụng cụ, vật tư được chuẩn bị, đầy đủ, đảm bảo chất lượng.

      - Kiểm tra dụng cụ được chuẩn bị.


      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.


      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Quan sát, kiểm tra sản phẩm.

      - Hạt được thu gom thành đống và đóng bao đúng kỹ thuật.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Dụng cụ, vật tư, khu vực phơi được vệ sinh sạch sẽ.

      - Kiểm tra dụng cụ, vật tư và sân phơi.

      • Hạt cà phê được phơi khi trời không có dấu hiệu mưa.

      • Hạt cà phê được trải ra đều trên sân phơi. Độ dày phơi hạt 3- 5 cm.

      • Hạt cà phê phơi được đảo đều.

      • Số lần đảo 3-4 lần/ ngày.

      • Độ ẩm của hạt cà phê giảm độ dày phơi của lớp hạt tăng lên.

      • Dụng cụ che đậy phải thông thoáng, tránh làm nước ngưng tụ rơi xuống hạt cà phê.

      • Hạt được phơi khô đều.

      • Độ ẩm của hạt cà phê 12- 13%.

      Tên công việc: Sấy hạt Mã số công việc: G10

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Sấy hạt là công việc làm khô hạt cà phê, bao gồm các bước công việc chính: chọn phương pháp sấy, chuẩn bị máy sấy, dụng cụ, vật tư, vận hành máy, thu hạt, đóng bao cà phê.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Phương pháp sấy được chọn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

    • Máy sấy, dụng cụ, vật tư phục vụ cho việc sấy được chuẩn bị đầy đủ.

    • Hạt cà phê được đưa vào máy sấy đúng định lượng quy định.

    • Cà phê được đảo đều đúng thời gian quy định đối với lò sấy tĩnh.

    • Hạt cà phê khô đều và đạt độ ẩm theo quy định.

    • Hạt cà phê sau khi sấy được thu vào thùng chứa đúng yêu cầu.

    • Hạt cà phê được đóng bao theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

    • An toàn cho người và thiết bị, dụng cụ.

    • Môi trường làm việc sạch sẽ.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Chọn lựa phương pháp sấy phù hợp.

    • Kiểm tra, bảo dưỡng máy sấy.

    • Sắp xếp vật tư chuẩn bị cho việc sây cà phê.

    • Vận hành máy sấy đúng quy trình.

    • Khắc phục những hư hỏng thông thường.

    • Thu hạt cà phê.

    • Đóng bao cà phê.

    • Quét, dọn vệ sinh, an toàn lao động.

      1. Kiến thức

    • Các phương pháp sấy.

    • Qui trình sấy hạt.

    • Qui trình sấy cà phê.

    • Yêu cầu của dụng cụ thu hạt.

    • Nhiệt độ của hạt cà phê khi đống bao.

    • Độ ẩm của hạt cà phê.

    • An toàn vệ sinh lao động.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Điều kiện làm việc.

    • Các nguồn lực hiện có.

    • Chất đốt.

    • Bảo hộ lao động.

    • Bàn cào.

    • Máy sấy trống.

    • Lò sấy tĩnh.

    • Dụng cụ chứa hạt.

    • Bao đựng cà phê.

    • Kim, dây may bao.

    • Chổi, thùng, đồ hốt.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Lựa chọn phương pháp sấy phù hợp.

      - Kiểm tra phương pháp được lựa chọn và đối chiếu với thực tế.

      - Máy sấy và dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ.

      - Quan sát, kiểm tra công tác chuẩn bị.

      - Máy sấy được vận hành đúng quy trình.

      - Kiểm tra quá trình vận hành.

      - Cà phê được đưa vào máy theo đúng định lượng quy định.

      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Cà phê sau khi sấy khô đều và đạt độ ẩm 12 – 13%.

      - Quan sát, đo độ ẩm của cà phê.

      - Cà phê đóng bao theo quy định.

      - Kiểm tra cách đóng bao theo tiêu chuẩn.

      - Dụng cụ, vật tư được vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện công việc.

      Tên công việc: Phân loại hạt Mã số công việc: G11

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Phân loại hạt là chọn ra sản phẩm đạt chất lượng theo từng loại, bao gồm các bước công việc chính: chuẩn bị dụng cụ, phân loại hạt theo kích thước, phân loại hạt theo trọng lượng, màu sắc, thu hạt và đóng bao.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Dụng cụ, thiết bị được chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo yêu cầu.

    • Hạt cà phê được phân loại theo kích thước quy định.

    • Hạt cà phê được phân loại theo dúng trọng lượng riêng.

    • Hạt cà phê đạt tiêu chuẩn được phân loại và để riêng theo màu sắc quy định.

    • Hạt cà phê sau khi phân loại được để gọn vào đúng vị trí quy định.

    • Hạt cà phê sau khi phân loại được đóng bao theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

    • Bao cà phê được ghi đúng số hiệu, chủng loại và xếp vào nơi quy định.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Chọn lựa dụng cụ.

    • Bảo dưỡng thiết bị.

    • Vận hành, quan sát, phân loại hạt cà phê.

    • Nhận biết và chọn lựa hạt đạt tiêu chuẩn.

    • Thu hạt cà phê.

    • Đóng bao cà phê.

    • Ghi, dán nhãn và sắp xếp bao cà phê.

      1. Kiến thức

    • Yêu cầu, công dụng của dụng cụ phân loại hạt.

    • Qui trình phân loại hạt.

    • Khái niệm phân loại theo kích thước.

    • Khái niệm phân loại theo trọng lượng.

    • Yêu cầu khi phân loại theo màu sắc.

    • Yêu cầu khi thu hạt.

    • Yêu cầu khi đóng bao cà phê.

    • Nội dung của ghi nhãn hàng hóa.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Thúng, bao bố, bạt, bao tay.

    • Sàng thủ công.

    • Hạt cà phê.

    • Máy thổi cổ ngỗng (catado).

    • Quạt hòm.

    • Băng chuyền.

    • Bàn, ghế.

    • Dụng cụ chứa hạt.

    • Kim, dây may bao.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Sự phù hợp của dụng cụ, vật tư được chuẩn bị.

      - Đối chiếu yêu cầu của dụng cụ, vật tư sử dụng cho phân loại hạt.

      - Các phương pháp phân loại hạt được áp dụng.

      - Phương pháp phân loại hạt phù hợp với yêu cầu thực tế.

      - Hạt cà phê sau khi phân loại đạt tiêu chuẩn theo quy định.

      - Quan sát, kiểm tra các loại hạt đã được phân loại.

      - Cà phê sau khi phân loại được đóng bao và ghi nhãn hàng hóa theo quy định.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Vệ sinh, an toàn nơi làm việc.

      - Quan sát quá trình thực hiện, kiểm tra kết quả thực hiện.

      Tên công việc: Bảo quản hạt Mã số công việc: G12

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Chuẩn bị nhà kho, chổ bảo quản hạt cà phê, vệ sinh nơi bảo quản, kiểm tra cà phê và bao đựng cà phê trước khi đưa vào bảo quản, sắp xếp cà phê, vệ sinh và kiểm tra trong quá trình bảo quản.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Nhà kho vững chắc, không thủng, thấm, không bị dột, chống được chuột và chim xâm nhập

    • Nơi bảo quản cách xa nhà vệ sinh, chuồng gia súc, kho phân, hóa chất.

    • Nền nhà kho không bị ẩm ướt.

    • Nơi bảo quản cà phê hạt được dọn vệ sinh sạch sẽ cả bên trong và bên ngoài.

    • Cà phê nhân không có dấu hiệu bị côn trùng gây hại, bị nấm mốc và các loại nhiểm bẩn khác.

    • Bao bì đựng cà phê không có mùi, không có dấu hiệu bị côn trùng gây hại, bị nhiễm bẩn và lành lặn.

    • Thời gian, số lượng và xuất xứ hàng hóa được ghi rõ ràng.

    • Cà phê được đặt trên giá gỗ sạch và khô.

    • Cà phê được xếp cách tường 0,5m; cách nền kho 0,2m.

    • Nhà kho được vệ sinh thường xuyên trong quá trình bảo quản đảm bảo sạch sẽ khô ráo và thông thoáng.

    • Kết quả kiểm tra được ghi lại và lưu vào hồ sơ.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn và chuẩn bị nhà kho bảo quản hạt cà phê.

    • Quét, dọn, làm sạch, an toàn lao động.

    • Kiểm tra chất lượng cà phê nhân.

    • Ghi hồ sơ nhập kho.

    • Sắp xếp cà phê vào nơi bảo quản.

    • Quét dọn nhà kho.

    • Sử dụng công cụ để kiểm tra cà phê.

      1. Kiến thức

    • Điều kiện bảo quản hạt cà phê.

    • Yêu cầu vệ sinh nhà kho và khu vực bảo quản.

    • Tiêu chuẩn cà phê và bao đựng cà phê đưa vào bảo quản.

    • Kỹ thuật bảo quản.

    • Yêu cầu trong quá trình bảo quản cà phê.

    • Nội dung kiểm tra.

    • An toàn vệ sinh lao động.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Nhà kho.

    • Chổi, đồ hốt rác.

    • Cà phê nhân.

    • Bao đựng cà phê.

    • Xe nâng.

    • Bảo hộ lao động.

    • Máy đo độ ẩm.

    • Hồ sơ sản phẩm.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Nhà kho, chổ bảo quản hạt cà phê được chuẩn bị đúng quy định.

      - Đối chiếu tiêu chuẩn kho, vị trí bảo quản cà phê với thực tế.

      - Nơi bảo quản cà phê hạt được dọn vệ sinh sạch sẽ cả bên trong và bên ngoài.

      - Quan sát, kiểm tra và đối chiếu với thực tế.


      - Kiểm tra cà phê nhập kho.


      - Quan sát, đo kiểm thực tế.

      - Nhà kho được vệ sinh thường xuyên trong quá trình bảo quản đảm bảo sạch sẽ khô ráo và thông thoáng.

      - Kiểm tra thực tế và đối chiếu với yêu cầu

      - Kết quả kiểm tra được ghi lại và lưu vào hồ sơ.

      - Kiểm tra hồ sơ.

      • Cà phê nhân không có dấu hiệu bị côn trùng gây hại, bị nấm mốc và các loại nhiểm bẩn khác.

      • Bao bì đựng cà phê không có mùi, không có dấu hiệu bị côn trùng gây hại, bị nhiễm bẩn và lành lặn.

      • Thời gian, số lượng và xuất xứ hàng hóa được ghi rõ ràng.

      • Cà phê được đặt trên giá gỗ sạch và khô.

      • Cà phê được xếp cách tường 0,5m; cách nền kho 0,2m.

      Tên công việc: Tính giá thành sản phẩm Mã số công việc: H1

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Tính giá thành sản phẩm bao gồm các bước công việc, tính các khoản chi phí sản xuất, bao gồm tiền công của công nhân trồng và chăm sóc, tiền tiêu thụ vật tư, phân bón, tiền mua nhiên liệu, tiền mua thuốc bảo vệ thực vật và tiền thuê thu hoạch sản phẩm… Từ đó, để lấy cơ sở tính giá thành sản phẩm.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Bảng tổng hợp số lượng cây cà phê.

    • Thống kê đầy đủ các loại vật dụng, trang thiết bị và giá cả: dao phát, xẻng, cuốc, bình phun máy bơm nước vv...

    • Bảng khấu hao và tiêu hao các loại trang thiết bị dụng cụ và vật tư phục vụ trồng và chăm sóc cà phê.

    • Bảng chi phí nhân công: công phát hoang; công trồng; công chăm sóc; công thu hái, vận chuyển và công bảo quản.

    • Số liệu về các chi phí khác gồm: tiền thuê đất (nếu có), tiền điện, tiền nước, môi trường…

    • Xác định được giá thành sản xuất dựa trên cơ sở: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí vật tư trang thiết bị và dụng cụ, chi phí khác.

    • Giá bán phù hợp với giá cả chung tại khu vực. Giá bán đảm bảo lợi nhuận hợp lý.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Tính toán, sử dụng máy tính.

      1. Kiến thức

    • Tính được diện tích trồng và số lượng cây trồng.

    • Nhu cầu sử dụng các trang thiết bị vật tư và dụng cụ trong trồng cà phê.

    • Giá trị trang thiết bị, dụng cụ và giá trị khấu hao trên đơn vị sản phẩm trong một thời gian nhất định.

    • Cơ sở để tính chi phí nhân công trực tiếp trên đơn vị sản phẩm.

    • Mối liên quan trực tiếp của các chi phí khác đến quá trình sản xuất cây con.

    • Các chi phí giá thành trồng cà phê và phương pháp tính giá thành một kg thành phẩm hạt cà phê.

    • Bản chất của giá cả, mối quan hệ giữa giá cả và giá thành.

    • Tính được diện tích trồng và số lượng cây trồng.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Sổ tay, máy tính, bút.

    • Tài liệu về giá cả thị trường.

    • Tài liệu về khấu hao tài sản.

    • Tài liệu về mức tiêu hao vật tư.

    • Tài liệu về định mức công lao động.

    • Tài liệu giá trị ngày công tại khu vực.

    • Số liệu về các khoản chi phí khác.

    • Số liệu về các loại chi phí trong quá trình sản xuất cà phê.

    • Tài liệu về thị trường cà phê.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Bảng tổng hợp số lượng cây cà phê.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Thống kê đầy đủ các loại vật dụng, trang thiết bị và giá cả: dao phát, xẻng, cuốc, dao phát, máy bơm nước… Vật tư các loại.…


      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Bảng khấu hao và tiêu hao các loại trang thiết bị dụng cụ và vật tư để sản xuất .

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Bảng chi phí nhân công gồm: công phát hoang, công trồng cà phê, công chăm sóc, công thu hái.


      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Số liệu về các chi phí khác gồm: tiền thuê đất (nếu có), tiền điện, tiền nước. môi trường…

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Xác định được giá thành sản xuất cà phê dựa trên cơ sở: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí vật tư trang thiết bị và dụng cụ, các chi phí khác.


      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Giá bán phù hợp với giá cả chung tại khu vực. Giá bán đảm bảo lợi nhuận hợp lý.

      • Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      • So sánh giá bán của người thực hiện với bảng giá thị trường.

      Tên công việc: Khảo sát thị trường Mã số công việc: H2

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Thu thập thông tin trên internet, các cơ sở khuyến nông lâm, từ các cơ sở tiêu thụ sản phẩm.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Đủ thông tin về giá bán cà phê.

    • Thông tin giá cả từ các đại lý mua bán cà phê. Thông tin giá cả từ người trồng.

    • Thông tin về giá mua cây giống phục vụ cho các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm.

    • Tổng hợp giá cả qua khảo sát.

    • Xác định giá cả bình quân trên thị trường khu vực của một số sản phẩm cà phê trên thị trường.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Thu thập thông tin.

    • Tổng hợp.

      1. Kiến thức

    • Các thông tin cần thiết về thị trường giá cả.

    • Những đặc điểm cơ bản của giá thu mua cà phê trong khu vực.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Sổ ghi chép.

    • Phương tiện đi lại.

    • Số liệu khảo sát.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Đủ thông tin về giá mua bán cà phê.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Thông tin giá cả từ đại lý mua bán cà phê. Thông tin giá cả từ các nguồn khác.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Thông tin về giá mua cây giống phục vụ cho các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Tổng hợp giá cả qua khảo sát.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Xác định giá cả bình quân trên thị trường khu vực của một số loài cà phê phổ biến.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      Tên công việc: Thiết lập mối quan hệ với khách hàng Mã số công việc: H3

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Tìm hiểu thông tin về khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước và thiết lập mối quan hệ để giao tiếp, trên cơ sở đó cùng nhau trao đổi mua bán sản phẩm.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Phải xác định chính xác tính cách của khách hàng giao tiếp.

    • Phải xác định chính xác nhu cầu của khách hàng giao tiếp.

    • Phải xác định chính xác điều kiện của khách hàng giao tiếp.

    • Phải đảm bảo ôn hòa, tôn trọng.

    • Phải xác định được mặt được và chưa được của hoạt động giao tiếp.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Nhận biết, phán đoán, phân tích.

    • Giao tiếp với khách hàng.

      1. Kiến thức

    • Đặc điểm tâm sinh lý của con người.

    • Các tính cách thường có của con người.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Tài liệu về tâm – sinh lý của con người.

    • Tài liệu về kỹ năng giao tiếp.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Phải xác định chính xác tính cách của khách hàng giao tiếp.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Phải xác định chính xác nhu cầu của khách hàng giao tiếp.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Phải xác định chính xác điều kiện của khách hàng giao tiếp.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Phải đảm bảo ôn hòa, tôn trọng.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Phải xác định được mặt được và chưa được của hoạt động giao tiếp.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      Tên công việc: Chọn nguồn tiêu thụ sản phẩm Mã số công việc: H4

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Liệt kê các nguồn tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, phân tích ưu, nhược điểm của từng nguồn, lựa chọn được nguồn tiêu thụ sản phẩm phù hợp đảm bảo được tính kinh tế có lợi cho doanh nghiệp.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Giá của thị trường về cây cà phê được thu thập ở 3 tỉnh gần nhất.

    • Nguồn tiêu thụ sản phẩm là các hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp… được tìm hiểu tình hình sản xuất.

    • Lựa chọn được nguồn tiêu thụ sản phẩm uy tín.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

  • Thu thập thông tin.

  • Lựa chọn.

  • Giao tiếp.

    1. Kiến thức

  • Các phương tiện nghe nhìn. Giá cả cây cà phê, sản phẩm cà phê.

  • Các cơ sở trồng cà phê, các doanh nghiệp vv…

  • Danh sách các nguồn tiêu thụ sản phẩm.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Báo chí, tờ rơi, thông tin nghe nhìn.

  • Phương tiện đi lại.

  • Giấy bút.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    - Giá của thị trường về cà phê được thu thập ở 5 tỉnh gần nhất.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Nguồn tiêu thụ sản phẩm là các doanh nghiệp trang trại, cở sở chế biến cà phê, tham khảo, tìm hiểu tình hình sản xuất trong nước và khu vực.


    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Lựa chọn được nguồn tiêu thụ sản phẩm uy tín.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    Tên công việc: Bán sản phẩm Mã số công việc: H5

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Giới thiệu sản phẩm, thỏa thuận giá cả, ký kết hợp đồng, giao nhận sản phẩm và thanh toán tiền.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Giới thiệu đúng sản phẩm cần bán.

      • Chấp nhận được giá bán hợp lý và phương thức thanh toán.

      • Giao, nhận đúng, đủ số lượng và chất lượng.

      • Thanh toán đủ số tiền theo phương thức thanh toán đã thỏa thuận từ trước.

    3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

        • Giao tiếp, ứng xử.

        • Giao nhận hàng hóa.

        • Thanh toán tiền cho khách hàng.

      2. Kiến thức

      • Phân biệt các loại hàng tốt, xấu.

      • Giá cả thị trường.

      • Các phương thức thanh toán.

      • Các loại sản phẩm cà phê.

      • Phân biệt tiền thật, tiền giả.

      • Các phương thức thanh toán.

    4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      • Tiền, thủ tục thanh toán.

      • Sản phẩm mua bán.


      • Giấy, bút.

    5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    - Giới thiệu đúng sản phẩm cần bán.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Chấp nhận được giá bán hợp lý và phương thức thanh toán.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Sản phẩm giao, nhận đúng, đủ số lượng và chất lượng.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Thanh toán đủ số tiền theo phương thức thanh toán đã thỏa thuận từ trước.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    Tên công việc: Lập kế hoạch sản xuất Mã số công việc: I1

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Lập kế hoạch nhân lực, lập kế hoạch tiến độ, dự trù vật tư và kinh phí, tính giá thành sản phẩm.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Thị trường tiêu thụ sản phẩm được tìm hiểu kỹ.

      • Đủ thông tin về năng lực sản xuất, đội ngũ và năng lực về tài chính.

      • Chỉ tiêu sản xuất phù hợp với thị trường. Có tính khả thi.

      • Tiến độ thực hiện có tính khả thi.

      • Đủ thiết bị, vật tư theo tiến độ sản xuất.

      • Đủ nhân lực theo tiến độ sản xuất.

      • Tài chính đủ để thực hiện, đúng thời điểm theo kế hoạch.

      • Đủ ý kiến góp ý của các bộ phận liên quan.

      • Có dự thảo bản kế hoạch, trình bày rõ ràng, mạch lạc.

      • Bản kế hoạch hoàn chỉnh đúng mẫu quy định.

    3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

        • Tổng hợp, phân tích, tính toán.

        • Giao tiếp.

        • Soạn thảo văn bản.

        • Trình bày.

      2. Kiến thức

      • Tổ chức sản xuất cà phê.

      • Quy trình sản xuất.

      • Các định mức sản xuất, nhiên liệu bơm nước phục vụ tưới.

      • Tính năng, công dụng của vật tư, thiết bị.

      • Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.

      • Thuyết trình.

      • Quy định về văn bản lập kế hoạch sản xuất.

    4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      • Thông tin về tổ chức, nhân lực, trang thiết bị… của đơn vị.

      • Thông tin về thị trường.

      • Dự thảo kế hoạch sản xuất.

      • Bản dự thảo kế hoạch sản xuất.

    5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    - Thị trường tiêu thụ sản phẩm được tìm hiểu kỹ.

    - Kiểm tra các tài liệu người thực hiện thu thập được.

    - Đủ thông tin về năng lực sản xuất, đội ngũ và năng lực về tài chính.

    - Kiểm tra các tài liệu người thực hiện thu thập được.

    - Chỉ tiêu sản xuất phù hợp với thị trường, có tính khả thi.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Tiến độ thực hiện có tính khả thi.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả làm của người thực hiện.

    - Đủ thiết bị, vật tư theo tiến độ sản xuất.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Đủ nhân lực theo tiến độ sản xuất.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Tài chính đủ để thực hiện, đúng thời điểm theo kế hoạch.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Đủ ý kiến góp ý của các bộ phận liên quan.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Có dự thảo bản kế hoạch, trình bày rõ ràng, mạch lạc.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Bản kế hoạch hoàn chỉnh đúng mẫu quy định.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    Tên công việc: Hoạch toán kinh tế Mã số công việc: I2

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Mở sổ ghi chép, tổng hợp các khoản chi, thu và cân đối thu chi để có kết quả hoạt động của đơn vị.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Tính toán và tổng hợp các khoản chi phí đầy đủ chính xác.

      • Tính toán và tổng hợp doanh thu đầy đủ chính xác.

      • Cân đối thu chi xác định đúng lợi nhuận của sản xuất.

      • Tính toán chính xác toàn bộ chi phí sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.

      • Xác định giá bán dự kiến cho sản phẩm.

    3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

        • Ghi chép.

        • Tính toán.

        • Phân tích.

        • Phán đoán.

        • Lựa chọn.

      2. Kiến thức

      • Chi phí trong sản xuất kinh doanh.

      • Sản phẩm của hoạt động sản xuất.

      • Xác định doanh thu trong sản xuất kinh doanh.

      • Các loại chi phí sản xuất.

      • Tính giá thành sản phẩm.

      • Phương pháp định giá.

      • Công thức tính lợi nhuận.

    4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Giấy bút, máy tính…

  • Kế hoạch tài chính.

  • Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    - Tính toán và tổng hợp các khoản chi phí đầy đủ chính xác.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Tính toán và tổng hợp doanh thu đầy đủ chính xác.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Cân đối thu chi xác định đúng lợi nhuận của sản xuất.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Tính toán chính xác toàn bộ chi phí sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    Xác định giá bán dự kiến cho sản phẩm.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    Tên công việc: Quản lý nhân công Mã số công việc: I3

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Xác định công việc phân công, rà soát định mức công việc, phân công, bố trí công việc, giám sát quá trình lao động, đánh giá kết quả thực hiện.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Thời gian thực hiện được xác định rõ ràng.

      • Mức độ phức tạp của công việc được xác định.

      • Công việc dực kiến phân công được căn cứ vào khả năng thực hiện của người lao động.

      • Bảng định mức được thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.

      • Công việc được giao rõ ràng cho các thành viên và đúng với người lao động.

      • Bảng kết quả thực hiện công việc hàng ngày được ghi chép cụ thể.

      • Kết quả thực hiện công việc được tổng hợp và căn cứ vào các điều kiện khách quan.

      • Số liệu được đối chiếu rõ ràng so với bảng định mức.

    3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

        • Phân tích, cân đối các nguồn lực.

        • So sánh bảng định mức công việc với khả năng thực tế của đơn vị và người thực hiện.

        • Trình bày và giải quyết vấn đề.

        • Ghi chép kết quả của người lao động.

        • Tổng hợp kết quả thực hiện.

        • Sử dụng các căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện.

      2. Kiến thức

      • Định mức công việc.

      • Độ phức tạp của công việc.

      • Nội dung công việc cần thực hiện

      • Khả năng của người lao động.

      • Nguyên tắc khi phân công, bố trí công việc

      • Điều kiện ngoại cảnh.

      • Cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện.

      • Các yếu tố khách quan trong quá trình thực hiện.

    4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      • Giấy bút, máy tính.

      • Định mức công việc.

      • Bản phân công nhiệm vụ.

      • Kết quả thực hiện công việc.

    5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá


    - Quan sát, kiểm tra bảng kế hoạch phân công công việc.

    - Bảng định mức được thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.

    - Kiểm tra kế hoạch và đối chiếu với thực tế.

    - Công việc được giao rõ ràng cho các thành viên và đúng với người lao động.

    - Quan sát quá trình thực hiện.

    - Bảng kết quả thực hiện công việc hàng ngày được ghi chép cụ thể.

    - Kiểm tra bảng chấm công và đánh giá kết quả làm việc hàng ngày.


    - Kiểm tra đối chiếu với định mức và thực tế.

    • Thời gian thực hiện được xác định rõ ràng.

    • Mức độ phức tạp của công việc được xác định.

    • Công việc dự kiến phân công được căn cứ vào khả năng thực hiện của người lao động.

    • Kết quả thực hiện công việc được tổng hợp và căn cứ vào các điều kiện khách quan.

    • Số liệu được đối chiếu rõ ràng so với bảng định mức.


    TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    Tên công việc: Quản lý sản phẩm Mã số công việc: I4

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Phân công công việc, đánh giá kết quả công việc, cung cấp thông tin phản hồi, quản lý các bước tiếp theo.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Định mức công việc được thiết lập phù hợp với tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

      • Quá trình sản xuất của doanh nghiệp được tiếp cận và ghi lại cụ thể.

      • Các lỗi của sản phẩm được dự đoán và phát hiện đầy đủ.

      • Các giải pháp khắc phục được đề xuất mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp.

      • Quá trình sản xuất được giám sát chặt chẽ.

      • Chất lượng sản phẩm được đánh giá đầy đủ, trung thực, khách quan.

      • Định mức công việc được thiết lập phù hợp với tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

    3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

        • Tổng hợp các dữ liệu.

        • Xây dựng định mức sản xuất.

        • Tiếp cận thực tế sản xuất.

        • Nhận biết các lỗi thường xảy ra trong quá trình sản xuất.

        • Đưa ra các giải pháp khắc phục.

        • Đề xuất các phương án giám sát.

        • Nhận biết chất lượng của sản phẩm.

      2. Kiến thức

      • Kỹ thuật trồng cây cà phê.

      • Cơ sở xây dựng định mức.

      • Quy định về sản phẩm.

      • Quy trình trồng cây cà phê.

      • Nguyên nhân gây lỗi.

      • Những biện pháp khắc phục trong quá trình sản xuất.

      • Phương pháp đánh giá.

    4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      • Giấy, bút.

      • Kết quả thực hiện.

      • Thông tin về quá trình sản xuất.

      • Dụng cụ kiểm tra.

      • Bảng lỗi của sản phẩm.

      • Quy trình kỹ thuật.

    5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    - Định mức công việc được thiết lập phù hợp với tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Quá trình sản xuất của doanh nghiệp được tiếp cận và ghi lại cụ thể.

    - Kiểm tra hồ sơ lưu trữ

    - Các lỗi của sản phẩm được dự đoán và phát hiện đầy đủ.

    - Quan sát, kiểm tra hồ sơ quản lý.

    - Các giải pháp khắc phục được đề xuất mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp.

    - Kiểm tra giải pháp và đối chiếu với thực tế.

    - Quá trình sản xuất được giám sát chặt chẽ.

    - Quan sát, kiểm tra công tác giám sát.

    - Chất lượng sản phẩm được đánh giá đầy đủ, trung thực, khách quan.

    - Kiểm tra bảng đánh giá chất lượng sản phẩm.

    TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    Tên công việc: Quản lý quá trình sản xuất Mã số công việc: I5

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Quản lý quá trình sản xuất, lập kế hoạch quản lý nguồn lực, theo dõi và kiểm tra kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Quá trình và kết quả sản xuất được đánh giá phải dựa vào các yếu tố: tính ổn định của sản xuất, chất lượng thành phẩm và hiệu quả kinh tế; phải thận trọng và nghiêm túc.

      • Dữ liệu được thu thập đầy đủ, chính xác và được sắp xếp bố trí lại theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp.

      • Các dữ liệu không đạt yêu cầu phải được xác định đúng; chúng phải thể hiện được ảnh hưởng của chúng đến tính ổn định trong sản xuất, chất lượng thành phẩm và hiệu quả kinh tế.

      • Dữ liệu không đạt yêu cầu được thảo luận, phân tích và nghiên cứu các hồ sơ lưu trữ có hiện tượng tương tự xảy ra trước đó để kết luận đúng các nguyên nhân.

      • Biện pháp khắc phục được xác định bằng cách nghiên cứu các hồ sơ lưu trữ về biện pháp khắc phục khi có hiện tượng tương tự xảy ra trước đó; mời các chuyên gia có kinh nghiệm tham gia giúp đỡ (nếu cần).

      • Biện pháp sửa chữa được đưa ra cụ thể, đạt yêu cầu và được thực hiện theo yêu cầu; duy trì ghi chép về tình trạng hoạt động trong doanh nghiệp.

      • Toàn bộ đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên được thông báo về các thiệt hại do sâu bệnh, thiên tai bão lụt gây nên và biện pháp khắc phục hậu quả một cách đầy đủ và kịp thời.

      • Quá trình đã khắc phục phải được tham gia, thảo luận, phân tích và đánh giá lại một cách thận trọng và nghiêm túc.

      • Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về đánh giá quá trình và kết quả sản xuất.

    3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

        • Tiếp thu, phân tích và tổng hợp nhanh các ý kiến.

        • Cập nhật, theo dõi và thu thập các số liệu.

        • Đánh giá được quá trình sản xuất.

        • Đánh giá được mức độ quan trọng của các số liệu.

        • Sắp xếp bố trí dữ liệu thành thạo.

        • Phát hiện và xác định được các khâu lao động không đạt yêu cầu.

        • Phân tích, khoanh vùng các nguyên nhân gây nên các số liệu không đạt yêu cầu.

        • So sánh về mối quan hệ giữa các nguyên nhân của các số liệu không đạt yêu cầu xảy ra hiện tại và trước đây.

        • Khả năng suy luận về biện pháp khắc phục dựa trên mối quan hệ giữa các biến cố xảy ra hiện tại và trước đây.

        • Truyền đạt thông tin ngắn gọn, đầy đủ, chính xác.

        • Đánh giá được quá trình và kết quả sản xuất đã khắc phục.

        • Cập nhật đầy đủ, chính xác, rõ ràng các thông tin và lưu trữ hồ sơ cẩn thận.

      2. Kiến thức

      • Nhận biết được thông tin về đánh giá quá trình sản xuất.

      • Nhận biết được thông tin về tính ổn định của sản xuất, chất lượng thành phẩm và hiệu quả kinh tế.

      • Nhận biết được các dữ liệu và mức độ quan trọng của các dữ liệu.

      • Nêu được yêu cầu về thông số kỹ thuật của các dữ liệu.

      • Liệt kê được các nguyên nhân gây nên dữ liệu không đạt yêu cầu.

      • Giải thích được mối quan hệ giữa các nguyên nhân của các dữ liệu không đạt yêu cầu xảy ra hiện tại và trước đây.

      • Nêu được phương pháp suy luận về mối quan hệ giữa các sự cố xảy ra hiện tại và trước đây.


      • Nhận biết được tầm quan trọng của việc tuân thủ theo quy trình, quy phạm của cơ quan.

      • Nhận biết được thông tin về quá trình và kết quả sản xuất đã khắc phục.

    4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      • Các báo cáo về quá trình sản xuất.

      • Hồ sơ lưu trữ các quá trình sản xuất.

      • Phòng hội thảo có đầy đủ trang thiết bị cần thiết.

      • Các báo cáo của các số liệu.

      • Tài liệu các thông số kỹ thuật của các số liệu.

      • Tờ trình, báo cáo của nguyên nhân gây nên số liệu không đạt yêu cầu.

      • Biên bản thảo luận, sổ ghi chép.

      • Hồ sơ lưu trữ về các số liệu không đạt yêu cầu.

      • Hồ sơ lưu trữ về biện pháp khắc phục các thiệt hại gây ra, trong doanh nghiệp.

      • Trang thiết bị, dụng cụ chuyên gia yêu cầu.

      • Các báo cáo về quá trình đã khắc phục.

      • Hồ sơ lưu trữ các quá trình và kết quả sản xuất.

    5. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    - Quá trình sản xuất được đánh giá phải được dựa vào các yếu tố: tính ổn định của sản xuất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế; phải thận trọng và nghiêm túc.


    - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

    - Số liệu được thu thập đầy đủ và chính xác và được sắp xếp bố trí lại theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp.


    - Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

    - Các số liệu không đạt yêu cầu phải được xác định đúng; chúng phải thể hiện được ảnh hưởng của chúng đến tính ổn định trong sản xuất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.


    - Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

    - Số liệu không đạt yêu cầu được thảo luận, phân tích và nghiên cứu các hồ sơ lưu trữ có hiện tuợng tương tự xảy ra trước đó để kết luận đúng các nguyên nhân.


    - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

    - Biện pháp khắc phục được xác định bằng cách nghiên cứu các hồ sơ lưu trữ về biện pháp khắc phục khi có hiện tượng tương tự xảy ra trước đó; mời các chuyên gia có kinh nghiệm tham gia giúp đỡ (nếu cần).


    - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

    - Biện pháp khắc phục được đưa ra cụ thể, đạt yêu cầu và được thực hiện theo yêu cầu; duy trì ghi chép về tình trạng hoạt động trong toàn doanh nghiệp.


    - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

    - Toàn bộ đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên được thông báo về thiệt hại và biện pháp khắc phục một cách đầy đủ và hiệu quả.

    - Theo dõi thông báovà kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

    - Quá trình đã khắc phục phải được tham gia, thảo luận, phân tích và đánh giá lại một cách đầy đủ và nghiêm túc.


    - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

    - Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về đánh giá quá trình và kết quả sản xuất.

    - Kiểm tra các thông tin hồ sơ lưu trữ.

    - Kỹ năng phân tích, tìm số liệu không đạt yêu cầu,

    - Theo dõi quá trình thực hiện và kiểm


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    tìm nguyên nhân, đánh giá quá trình, lưu trữ hồ sơ thành thạo.

    tra sổ theo dõi, hồ sơ lưu trữ.


    TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    Tên công việc: Quản lý cơ sở vật chất Mã số công việc: I6

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Thống kê danh mục cơ sở vật chất, dán thẻ theo dõi lên từng thiết bị, dụng cụ, ghi chép sổ sách sự biến động của từng thiết bị, ghi chép nhật trình sử dụng của từng thiết bị, thanh lý thiết bị không còn khả năng sử dụng được.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Danh mục cơ sở vật chất được thống kê đầy đủ, chi tiết.

      • Từng thiết bị, dụng cụ được dán thẻ ghi rõ mã số, theo dõi hàng năm ở vị trí dễ nhìn.

      • Mỗi biến động của từng thiết bị, dụng cụ được ghi chép cẩn thận vào sổ sách.

      • Thiết bị lớn phải ghi chép đầy đủ nhật ký sử dụng hàng ngày và có kế hoạch bảo dưỡng.

      • Các thiết bị quá cũ, không sử dụng được, làm báo cáo đề nghị thanh lý.

    3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

  • Thống kê.

  • Ghi chép.

  • Đánh giá, sắp xếp.

    1. Kiến thức

  • Các cơ sở vật chất của doanh nghiệp.

  • Hồ sơ của từng thiết bị, dụng cụ.

  • Công dụng của từng thiết bị.

    1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Danh mục cơ sở vật chất.

  • Thẻ, hồ sơ của từng thiết bị, dụng cụ.

  • Sổ ghi chép, giấy, bút.

  • Các thiết bị hỏng.

    1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


    Tiêu chí đánh giá

    Cách thức đánh giá

    - Danh mục cơ sở vật chất được thống kê đầy đủ, chi tiết.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Từng thiết bị, dụng cụ được dán thẻ theo dõi hàng năm ở vị trí dễ nhìn.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Mỗi biến động của từng thiết bị được ghi chép cẩn thận vào sổ sách.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Thiết bị lớn phải ghi chép đầy đủ nhật ký sử dụng hàng ngày và có kế hoạch bảo dưỡng.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    - Các thiết bị quá cũ, không sử dụng được được thanh lý hết.

    - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

    Tên công việc: Hướng dẫn người mới vào nghề Mã số công việc: I7

    1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

      Giao việc phù hợp với trình độ, hướng dẫn thực hiện công việc, giám sát quá trình thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện.

    2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

      • Công việc được giao phù hợp với trình độ của người thực hiện.

      • Khối lượng công việc được giao phù hợp với định mức của đơn vị.

      • Người mới vào nghề được hướng dẫn cụ thể theo yêu cầu của công việc.

      • Thông tin liên quan đến công việc cần thực hiện được cung cấp đầy đủ cho người mới vào nghề.

      • Quá trình thực hiện của người mới vào nghề được ghi lại cụ thể.

      • Người mới vào nghề được trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm.

      • Kết quả thực hiện của người mới vào nghề được đánh giá đúng quy định và khách quan.

    3. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

      1. Kỹ năng

        • Phân công công việc.

        • Thuyết phục người thực hiện.

        • Quan sát, phân tích quá trình thực hiện công việc.

        • Nhận biết những ưu điểm, nhược điểm của người mới vào nghề.

        • Động viên, khuyến khích người mới vào nghề.

        • Phân tích, tổng hợp kết quả thực hiện.

      2. Kiến thức

      • Phương pháp nhận biết khả năng thực hiện của người mới vào nghề.

      • Định công việc của đơn vị.

      • Các yêu cầu cần thực hiện trong quá trình thực hiện.

      • Trình độ chuyên môn để thực hiện công việc.

      • Trình độ chuyên môn để thực hiện công việc.

      • Nội dung cần thực hiện trong quá trình hướng dẫn.

      • Tiêu chí để đánh giá người mới vào nghề.

    4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút.

    • Chuyên môn của người được giao.

    • Bảng định mức, quy trình thực hiện công việc.

    • Biểu mẫu ghi chép.

    • Kết quả thực hiện công việc.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá


      - Kiểm tra thực tế tại đơn vị.


      - Quan sát, kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Quá trình thực hiện của người mới vào nghề được ghi lại cụ thể.

      - Kiểm tra hồ sơ quản lý của đơn vị.

      - Người mới vào nghề được trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm.

      - Dùng bảng kiểm để lấy thông tin.

      - Kết quả thực hiện của người mới vào nghề được đánh giá đúng quy định và khách quan.

      - Kiểm tra quy trình đánh giá người mới vào nghề.

      - Hồ sơ của người mới vào nghề được quản lý đúng quy định

      - Kiểm tra hồ sơ của đơn vị.

      • Công việc được giao phù hợp với trình độ của người thực hiện.

      • Khối lượng công việc được giao phù hợp với định mức của đơn vị.

      • Người mới vào nghề được hướng dẫn cụ thể theo yêu cầu của công việc.

      • Thông tin liên quan đến công việc cần thực hiện được cung cấp đầy đủ cho người mới vào nghề.

      Tên công việc: Tham gia xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật Mã số công việc: I8

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Tham gia thảo luận, phân tích tìm các chỉ tiêu kỹ thuật, tham gia xác định và phân tích sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu kỹ thuật đến năng suất cây cà phê, tham gia đánh giá hiệu quả các thiết bị, dụng cụ và tay nghề người lao động, cập nhật và lưu trữ hồ sơ.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cà phê phải được tìm, thảo luận và phân tích chính xác.

    • Các tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng chỉ tiêu được xác định phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây cà phê.

    • Số liệu kỹ thuật cho từng chỉ tiêu cần kiểm soát được thảo luận, phân tích và đánh giá đúng về sự phù hợp hay không phù hợp một cách cẩn thận và nghiêm túc.

    • Số liệu kỹ thuật của các chỉ tiêu không phù hợp phải được xác định lại. Năng lực các thiết bị, dụng cụ và tay nghề người lao động được đánh giá đúng về việc đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật đã đề ra.

    • Năng lực của người lao động được đánh giá đúng về kiến thức và tay nghề

    • Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về quá trình tham gia xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Thu thập tài liệu.

    • Phối hợp.

    • Tiếp thu, phân tích, tổng hợp.

    • Đánh giá.

      1. Kiến thức

    • Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cà phê.

    • Chỉ tiêu kỹ thuật trên toàn doanh nghiệp.

    • Các thông tin cần lưu hồ sơ về quá trình tham gia xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật trong doanh nghiệp.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Hồ sơ về thiết bị trên toàn doanh nghiệp.

    • Tài liệu về các chỉ tiêu kỹ thuật của doanh nghiệp.

    • Tài liệu về dụng cụ, người lao động trên toàn doanh nghiệp.

    • Hồ sơ lưu trữ.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cà phê phải được tìm, thảo luận và phân tích chính xác.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Các số liệu kỹ thuật cho từng chỉ tiêu được xác định phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây cà phê.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Số liệu kỹ thuật cho từng chỉ tiêu cần kiểm soát được thảo luận, phân tích và đánh giá đúng về sự phù hợp hay không phù hợp một cách cẩn thận và nghiêm túc.


      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Số liệu kỹ thuật của các chỉ tiêu không phù hợp phải được xác định lại năng lực các thiết bị, dụng cụ và tay nghề người lao động được đánh giá đúng về việc đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật đã đề ra.


      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Năng lực của người lao động được đánh giá đúng về kiến thức và tay nghề.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về quá trình tham gia xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      Tên công việc: Tham gia xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp Mã số công việc I9

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Tham gia thảo luận, phân tích, xây dựng các chỉ tiêu , xây dựng các thông số kỹ thuật cho từng chỉ tiêu chất lượng, đánh giá sự chấp nhận của thị trường, đăng ký và công bố chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất, cập nhật và lưu trữ hồ sơ.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm được tìm, thảo luận và phân tích kỹ; được thể hiện đầy đủ về các phương diện: cảm quan và vệ sinh môi trường.

    • Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm được xây dựng dựa trên cơ sở: quy trình, công nghệ, thiết bị, công cụ, điều kiện môi trường sản xuất…

    • Số liệu kỹ thuật cho từng chỉ tiêu được xác định phải tham khảo các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn của một số doanh nghiệp có cùng quy trình công nghệ; phải phù hợp với quy trình, thiết bị, điều kiện sản xuất, năng lực quản lý của doanh nghiệp…

    • Sản phẩm được gởi mẫu phân tích đến cơ sở có trách nhiệm để xác nhận chất lượng.

    • Chất lượng sản phẩm được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được chứng nhận về chất lượng và được công bố chất lượng với các bên có liên quan.

    • Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về quá trình tham gia xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Phân tích và tổng hợp nhanh các ý kiến.

    • Xác định các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm.

    • Phối hợp với các bộ phận có liên quan để tìm ra chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm, thông số kỹ thuật cho từng chỉ tiêu chất lượng.

    • Giao tiếp với các bên liên quan trong điều tra khảo sát và xử lý số liệu.

    • Thực hiện quy trình đăng kiểm chất lượng và công bố chất lượng.

    • Cập nhật thông tin và lưu trữ hồ sơ có hệ thống.

      1. Kiến thức

    • Các loại chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm và tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp.

    • Quy trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật trồng cây cà phê.

    • Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn của một số doanh nghiệp sản xuất cà phê.

    • Số liệu kỹ thuật, quy trình, công nghệ, thiết bị sản xuất.

    • Phương pháp điều tra khảo sát người tiêu dùng, phương pháp xử lý số liệu theo thống kê.

    • Quy trình đăng kiểm và công bố chất lượng.

    • Các thông tin cần lưu hồ sơ về quá trình tham gia xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Tài liệu Tiêu chuẩn Việt Nam về trồng cây cà phê; tiêu chuẩn của một số cơ sở sản xuất cây cà phê.

    • Hồ sơ về quản lý của doanh nghiệp.

    • Tài liệu về chất lượng sản phẩm được xác nhận chất lượng và công bố chất lượng.

    • Hồ sơ lưu trữ.

    • Biên bản thảo luận, phòng cùng các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc thảo luận.

    • Tài liệu về quy trình sản xuất của doanh nghiệp.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm được thảo luận và phân tích kỹ; được thể hiện đầy đủ về các phương diện: cảm quan và vệ sinh môi trường.


      - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm được xây dựng dựa trên cơ sở: công nghệ, thiết bị, điều kiện môi trường sản xuất…


      - Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Số liệu kỹ thuật cho từng chỉ tiêu được xác định phải tham khảo các tiêu chuẩn của một số doanh nghiệp có cùng công nghệ phù hợp với công nghệ, thiết bị, điều kiện sản xuất, năng lực quản lý của doanh nghiệp.


      - Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Sản phẩm được gửi mẫu phân tích đến cơ sở có trách nhiệm để xác nhận chất lượng.

      - Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Chất lượng sản phẩm được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được chứng nhận về chất lượng và được công bố chất lượng với đối tác, với thị trường, với các nơi có liên quan.


      - Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về quá trình tham gia xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.

      - Kiểm tra các thông tin hồ sơ lưu trữ.

      Tên công việc: Tham gia xây dựng định mức Mã số công việc I10

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Xác định nhu cầu công việc, kiểm tra tay nghề, bồi dưỡng và nâng bậc thợ.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Tham gia thảo luận, phân tích xác định các định mức lao động cho từng vị trí trong công việc trong nghề trồng và chăm sóc cà phê.

    • Tham gia xác định và phân tích các định mức lao động phù hợp cho các công việc của người lao động.

    • Tham gia đánh giá năng lực về thiết bị công cụ và tay nghề của người lao động.

    • Tham gia phân tích và xác định được khối lượng công việc từng vị trí để thống nhất mức khoán.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Phân tích.

    • Thu thập tài liệu.

    • Phối hợp.

    • Tổng hợp số liệu.

    • Quy trình sản xuất trồng và chăm sóc cây cà phê.

      1. Kiến thức

    • Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của người lao động.

    • Các tiêu chí kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình làm ra sản phẩm.

    • Đánh giá được chất lượng sản phẩm.

    • Sự ảnh hưởng của công cụ, thiết bị đến khả năng hoàn thành công việc đối với người lao động.

    • Các thông tin cần lưu hồ sơ về quá trình tham gia xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật trong doanh nghiệp

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Quy trình sản xuất.

    • Công cụ, thiết bị làm việc.

    • Máy tính số liệu kết quả sản xuất.

    • Định mức của đơn vị.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Xác định phù hợp vị trí công việc của các khâu sản xuất.

      - Kiểm tra thực tế.

      - Đánh giá đúng khả năng năng lực sản xuất của người lao động.

      - Kiểm thực hiện các công việc.

      - Xác định được khối lượng công việc làm trong một giờ/ người.

      - Kiểm tra, đánh giá thực tế.

      - Xác định được chất lượng, khối lượng thực hiện của người lao động.

      - Đo, đếm thực tế.

      - Tham gia đánh giá và thống nhất định mức giao khoán.

      - Kiểm tra quyết định.

      - Định mức giao khoán được công bố rộng rãi trong toàn công ty.

      - Kiểm tra các thông tin hồ sơ lưu trữ.

      - Được sự ủng hộ rộng rãi của người lao động với mức khoán ban hành.

      - Kiểm tra đối chiếu văn bản.

      Tên công việc: Tham gia đánh giá môi trường làm việc Mã số công việc I11

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Tham gia đánh giá về điều kiện cơ sở hạ tầng, các thông số của môi trường, mức độ không an toàn trong sản xuất, điều kiện vật chất và tinh thần của người lao động, sự thỏa mãn của người lao động, cập nhật hồ sơ.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Điều kiện cơ sở hạ tầng (không gian làm việc, điều kiện vườn ươm, kho tàng…) được đánh giá trung thực, chính xác và theo quy định.

    • Các thông số của môi trường (độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, khói bụi, nồng độ hóa chất độc hại trong môi trường...) được xác định và đánh giá đầy đủ, chính xác, trung thực, theo quy định.

    • Các yếu tố trực tiếp gây mất an toàn cho người lao động (tai nạn lao động có thể xảy ra trên toàn nhà máy, côn trùng, động vật cắn…) phải xác định đầy đủ, chính xác và được đánh giá trung thực, chính xác, theo quy định.

    • Các điều kiện vật chất và tinh thần (tiền lương, các chế độ chính sách, kỷ luật, khen thưởng, điều kiện vui chơi, giải trí…) của người lao động phải được xác định, kiểm tra đầy đủ, chính xác và được đánh giá trung thực, chính xác, theo quy định.

    • Sự thỏa mãn của người lao động phải được điều tra, khảo sát theo phương pháp phát phiếu điều tra hoặc phỏng vấn trực tiếp; tiêu chí đánh giá phải tuỳ theo vị trí của người lao động; kết quả điều tra phải được phản ảnh trung thực.

    • Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về đánh giá môi trường làm việc.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Đánh giá được sự đáp ứng hay không đáp ứng về điều kiện cơ sở hạ tầng cho người lao động.

    • Xác định được các thông số của môi trường.

    • Kiểm tra đúng các yếu tố trực tiếp gây mất an toàn cho người lao động.

    • Xác định được điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động.

    • Thực hiện được việc điều tra, khảo sát về sự thỏa mãn của người lao động.

    • Đánh giá được sự đáp ứng hay không đáp ứng về thông số của môi trường, mức độ an toàn trong sản xuất, điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động, sự thỏa mãn cho người lao động.

    • Cập nhật đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin và lưu trữ hồ sơ cẩn thận.

      1. Kiến thức

    • Nêu được yêu cầu về cơ sở hạ tầng, thông số của môi trường.

    • Nêu được yêu cầu an toàn, điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động.

    • Trình bày được phương pháp xác định các thông số của môi trường.

    • Trình bày được phương pháp đánh giá các mức độ không an toàn trong sản xuất.

    • Nhận biết được tiêu chí đánh giá sự thỏa mãn của người lao động.

    • Trình bày được phương pháp điều tra khảo sát sự thỏa mãn người lao động.

    • Nhận biết được các thông tin cần lưu hồ sơ.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Tài liệu về yêu cầu cơ sở hạ tầng cho người lao động.

    • Tài liệu về yêu cầu các thông số của môi trường cho người lao động.

    • Tài liệu về phương pháp xác định các thông số của môi trường.

    • Tài liệu về yêu cầu an toàn cho người lao động cho người lao động.

    • Tài liệu về phương pháp đánh giá mức độ không an toàn trong sản xuất.

    • Tài liệu về yêu cầu điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động.

    • Hồ sơ điều tra khảo sát, phiếu điều tra khảo sát, sổ ghi chép.

    • Hồ sơ lưu trữ về việc đánh giá môi trường làm việc.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Điều kiện cơ sở hạ tầng được đánh giá trung thực, chính xác và theo quy định.

      - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Các thông số của môi trường được xác định và đánh giá đầy đủ, chính xác, trung thực, theo quy định.


      - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Các yếu tố trực tiếp gây mất an toàn cho người lao động phải xác định và được đánh giá đầy đủ, trung thực, chính xác, theo quy định.


      - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Các điều kiện vật chất và tinh thần của người lao động phải được xác định, kiểm tra và được đánh giá trung thực, chính xác, theo quy định.


      - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Sự thỏa mãn của người lao động phải được điều tra, khảo sát; kết quả điều tra phải được phản ảnh trung thực.


      - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về đánh giá quá trình và kết quả sản xuất.

      - Kiểm tra các thông tin hồ sơ lưu trữ.

      - Kỹ năng xác định thông số của môi trường, đánh giá môi trường làm việc, lưu trữ hồ sơ thành thạo.

      - Theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      Tên công việc: Đánh giá tay nghề của người lao động Mã số công việc I12

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Xác định thời gian và đối tượng đánh giá, chuẩn bị nhân lực và cơ sở vật chất, lên kế hoạch thực hiện công tác đánh giá, đánh giá tay nghề người lao động, gửi kết quả đánh giá, lưu hồ sơ.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thời gian và đối tượng đánh giá tay nghề được xác định phù hợp; đúng theo các cấp trình độ.

    • Các thành viên ban giám khảo phải được chọn lựa phù hợp với đối tượng đánh giá.

    • Cơ sở vật chất để đánh giá tay nghề người lao động phải được chuẩn bị đầy đủ đúng quy định.


    • Kế hoạch đánh giá tay nghề người lao động phải được xác định đầy đủ (lịch đánh giá, đối tượng đánh giá, các thành viên ban giám khảo, các thành viên phục vụ, các điều kiện cơ sở vật chất có liên quan…)

    • Công tác đánh giá tay nghề người lao động phải được thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn và nghiêm túc.

    • Nội dung và yêu cầu đánh giá phải phù hợp với trình độ (cấp bậc) của đối tượng đánh giá.

    • Việc đánh giá phải đảm bảo tính công bằng, nghiêm túc và chính xác.

    • Kết quả đánh giá phải dựa vào các tiêu chí đánh giá của bậc trình độ đó.

    • Việc đánh giá thực hành phải có phiếu đánh giá kỹ năng (thể hiện tiêu chuẩn kỹ năng).

    • Kết quả đánh giá phải được trình lên lãnh đạo và lưu hồ sơ đầy đủ, chính xác.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Cập nhật, theo dõi thông tin đánh giá tay nghề người lao động kịp thời.

    • Chọn lựa được các thành viên ban giám khảo, nhân viên phục vụ hợp lý, đạt yêu cầu.

    • Thực hiện việc sắp xếp, bố trí, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ cho việc đánh giá thành thạo.

    • Theo dõi việc thực hiện các bài đánh giá của của các người lao động.

    • Quan sát thao tác vận hành dụng cụ, máy, thiết bị của các người lao động.

    • Đánh giá chính xác thao tác của người lao động theo thang điểm quy định.

    • Đánh giá đúng kết quả đánh giá của các người lao động.

    • Ghi chép rõ ràng, ngắn gọn, lưu hồ sơ cẩn thận, có hệ thống.

      1. Kiến thức

    • Nhận biết được thông tin về người lao động, kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.

    • Trình bày được yêu cầu về các thành viên ban giám khảo.

    • Nhận biết được nhân lực của doanh nghiệp.

    • Nêu được các điều kiện cơ sở vật chất (phòng, dụng cụ, thiết bị, hóa chất…) để phục vụ cho việc đánh giá.

    • Mô tả được quy trình của việc đánh giá tay nghề người lao động.

    • Trình bày được nội dung và yêu cầu đánh giá tay nghề người lao động.

    • Lựa chọn được các chỉ tiêu cần đánh giá; nội dung và tiêu chí đánh giá.

    • Nêu được các thông tin cần lưu hồ sơ.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Hồ sơ của các người lao động.

    • Kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.

    • Hồ sơ của thành viên ban giám khảo.

    • Nhân lực phục vụ của phòng kiểm nghiệm.

    • Phòng để đánh giá lý thuyết; phòng kiểm nghiệm.

    • Dụng cụ, máy, thiết bị, hóa chất, phiếu kết quả… phục vụ cho công tác đánh giá.

    • Bảng kế hoạch, sổ ghi chép.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Thời gian và đối tượng đánh giá tay nghề được xác định phù hợp; đúng theo các cấp trình độ.

      - Quan sát, theo dõi người thực hiện và đánh giá hồ sơ.

      - Các thành viên ban giám khảo phải được chọn lựa phù hợp với đối tượng đánh giá.

      - Quan sát, theo dõi người thực hiện và đánh giá hồ sơ.

      - Cơ sở vật chất để đánh giá tay nghề người lao động phải được chuẩn bị đầy đủ, đúng quy định.

      - Quan sát, theo dõi người thực hiện và đánh giá kế hoạch.

      - Kế hoạch đánh giá tay nghề người lao động phải được xác định đầy đủ.

      - Quan sát, theo dõi người thực hiện và đánh giá kế hoạch.

      - Công tác đánh giá tay nghề người lao động được thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn và nghiêm túc.

      - Quan sát, theo dõi người thực hiện và đối chiếu với kế hoạch.

      - Nội dung và yêu cầu đánh giá phải phù hợp với trình độ của đối tượng đánh giá.

      - Theo dõi người thực hiện và đánh giá nội dung.

      - Kết quả đánh giá phải dựa vào các tiêu chí đánh giá của bậc trình độ đó.

      - Theo dõi người thực hiện và đánh giá phiếu đánh giá.

      - Việc đánh giá thực hành phải có phiếu đánh giá kỹ năng.

      - Đánh giá phiếu đánh giá kỹ năng.

      - Kết quả đánh giá phải được trình lên lãnh đạo và lưu hồ sơ đầy đủ, chính xác.

      - Theo dõi người thực hiện và đánh giá hồ sơ.

      - Kỹ năng tổ chức đánh giá theo quy định, lưu hồ sơ, cập nhật thông tin chính xác.

      - Theo dõi quá trình thực hiện và đánh giá hồ sơ.

      Tên công việc: Đánh giá kết quả sản xuất Mã số công việc I13

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Thu thập các báo cáo kết quả sản xuất của đơn vị, tổng hợp các kết quả sản xuất, phân tích kết quả sản xuất và đề xuất các hoạt động cải thiện.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Quá trình và kết quả sản xuất được đánh giá phải dựa vào các yếu tố: tính ổn định của sản xuất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế; phải thận trọng và nghiêm túc.

    • Dữ liệu được thu thập đầy đủ, chính xác và được sắp xếp bố trí lại theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp.

    • Các số liệu không đạt yêu cầu phải được xác định đúng; chúng phải thể hiện được ảnh hưởng của chúng đến tính ổn định trong sản xuất, chất lượng thành phẩm và hiệu quả kinh tế.

    • Số liệu không đạt yêu cầu được thảo luận, phân tích và nghiên cứu các hồ sơ lưu trữ có hiện tượng tương tự xảy ra trước đó để kết luận đúng các nguyên nhân.

    • Biện pháp khắc phục được xác định bằng cách nghiên cứu các hồ sơ lưu trữ về biện pháp khắc phục khi có hiện tượng tương tự xảy ra trước đó; mời các chuyên gia có kinh nghiệm tham gia giúp đỡ (nếu cần).

    • Biện pháp sửa chữa được đưa ra cụ thể, đạt yêu cầu và được thực hiện theo yêu cầu; duy trì ghi chép về tình trạng hoạt động trên toàn dây chuyền.

    • Toàn bộ đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên được thông báo về sự cố và biện pháp sửa chữa một cách đầy đủ và chính xác.

    • Quá trình đã khắc phục phải được tham gia, thảo luận, phân tích và đánh giá lại một cách thận trọng và nghiêm túc.

    • Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về đánh giá quá trình và kết quả sản xuất.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Tiếp thu, phân tích và tổng hợp nhanh các ý kiến.

    • Cập nhật, theo dõi và thu thập các dữ liệu.

    • Đánh giá được quá trình và kết quả sản xuất.

    • Đánh giá được mức độ quan trọng của các dữ liệu.

    • Sắp xếp bố trí số liệu thành thạo.

    • Phát hiện và xác định được các số liệu không đạt yêu cầu.

    • Phân tích, khoanh vùng các nguyên nhân gây nên các số liệu không đạt yêu cầu.

    • So sánh về mối quan hệ giữa các nguyên nhân của các số liệu không đạt yêu cầu xảy ra hiện tại và trước đây.

    • Khả năng suy luận về biện pháp khắc phục dựa trên mối quan hệ giữa các sự cố xảy ra hiện tại và trước đây.

    • Truyền đạt thông tin ngắn gọn, đầy đủ, chính xác.

    • Đánh giá được quá trình và kết quả sản xuất đã khắc phục.

    • Cập nhật đầy đủ, chính xác, rõ ràng các thông tin và lưu trữ hồ sơ cẩn thận.

      1. Kiến thức

    • Nhận biết được thông tin về đánh giá quá trình và kết quả sản xuất.

    • Nhận biết được thông tin về tính ổn định của sản xuất, chất lượng thành phẩm và hiệu quả kinh tế.

    • Nhận biết được các dữ liệu và mức độ quan trọng của các số liệu.

    • Nêu được yêu cầu về thông số kỹ thuật của các số liệu.

    • Liệt kê được các nguyên nhân gây nên số liệu không đạt yêu cầu.

    • Giải thích được mối quan hệ giữa các nguyên nhân của các số liệu không đạt yêu cầu xảy ra hiện tại và trước đây.

    • Nêu được phương pháp suy luận về mối quan hệ giữa các sự cố xảy ra hiện tại và trước đây.

    • Nhận biết được tầm quan trọng của việc tuân thủ theo quy trình, quy phạm của doanh nghiệp.

    • Nhận biết được thông tin về quá trình và kết quả sản xuất đã khắc phục.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Các báo cáo về quá trình và kết quả sản xuất.

    • Hồ sơ lưu trữ các quá trình và kết quả sản xuất.

    • Phòng hội thào có đầy đủ trang thiết bị cần thiết.

    • Các báo cáo của các số liệu.

    • Tài liệu các thông số kỹ thuật của các số liệu.

    • Tờ trình, báo cáo của nguyên nhân gây nên số liệu không đạt yêu cầu.

    • Biên bản thảo luận, sổ ghi chép.

    • Hồ sơ lưu trữ về các số liệu không đạt yêu cầu.

    • Hồ sơ lưu trữ về biện pháp khắc phục các sự cố trong cơ quan.

    • Trang thiết bị, dụng cụ chuyên gia yêu cầu.

    • Các báo cáo về quá trình đã khắc phục.

    • Hồ sơ lưu trữ các quá trình và kết quả sản xuất.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Quá trình và kết quả sản xuất được đánh giá phải được dựa vào các yếu tố: tính ổn định của sản xuất, chất lượng thành phẩm và hiệu quả kinh tế; phải thận trọng và nghiêm túc.

      - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Số liệu được thu thập đầy đủ và chính xác và được sắp xếp bố trí lại theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp.

      - Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Các số liệu không đạt yêu cầu phải được xác định đúng; chúng phải thể hiện được ảnh hưởng của chúng đến tính ổn định trong sản xuất, chất lượng thành phẩm và hiệu quả kinh tế.

      - Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Số liệu không đạt yêu cầu được thảo luận, phân tích và nghiên cứu các hồ sơ lưu trữ có hiện tuợng tương tự xảy ra trước đó để kết luận đúng các nguyên nhân.

      - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Biện pháp khắc phục được xác định bằng cách nghiên cứu các hồ sơ lưu trữ về biện pháp khắc phục khi có hiện tượng tương tự xảy ra trước đó; mời các chuyên gia có kinh nghiệm tham gia giúp đỡ (nếu cần).

      - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Biện pháp sửa chữa được đưa ra cụ thể, đạt yêu cầu và được thực hiện theo yêu cầu; duy trì ghi chép về tình trạng hoạt động trong doanh nghiệp.

      - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Toàn bộ đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên được thông báo về các thiên tai và biện pháp khắc phục một cách đầy đủ và chính xác.

      - Theo dõi thông báovà kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Quá trình đã khắc phục phải được tham gia, thảo luân, phân tích và đánh giá lại một cách thận trọng và nghiêm túc.

      - Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về đánh giá quá trình và kết quả sản xuất.

      - Kiểm tra các thông tin hồ sơ lưu trữ.

      - Kỹ năng phân tích, tìm dữ liệu không đạt yêu cầu, tìm nguyên nhân, đánh giá quá trình, lưu trữ hồ sơ thành thạo.

      - Theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra sổ theo dõi, hồ sơ lưu trữ.

      Tên công việc: Mang mặc trang bị bảo hộ lao động cá nhân Mã số công việc K1

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Lựa chọn bảo hộ lao động, mang mặc bảo hộ lao động, tháo dỡ và vệ sinh bảo hộ lao động, sắp xếp các vật dụng bảo hộ lao động cá nhân.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Vật dụng bảo hộ lao động cá nhân được lựa chọn đầy đủ, phù hợp với tính chất và điều kiện thực hiện công việc.

    • Lao động được kiểm tra và chuẩn bị để đảm bảo ở tình trạng sẵn sàng sử dụng.

    • Vật dụng bảo hộ lao động sau khi mang mặc phải đảm bảo an toàn tối đa và không gây khó khăn cho người sử dụng trong quá trình thực hiện công việc.

    • Vật dụng bảo hộ lao động được tháo dỡ đúng cách đảm bảo không bị hư hại và không dây bẩn hóa chất từ đồ bảo hộ lên cơ thể.

    • Vật dụng bảo hộ lao động được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sau khi tháo dỡ.

    • Vật dụng bảo hộ lao động được kiểm tra tình trạng hoạt động sau khi vệ sinh và được loại bỏ nếu không đạt yêu cầu.

    • Vật dụng bảo hộ lao động được sắp xếp đúng quy định.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn đầy đủ số lượng, chủng loại vật dụng bảo hộ lao động theo tính chất và điều kiện thực hiện công việc.

    • Kiểm tra và phát hiện nhanh những bất thường của vật dụng bảo hộ trước khi mang mặc và sau khi vệ sinh.

    • Mang mặc bảo hộ lao động đúng thứ tự, quy trình, theo yêu cầu sử dụng.

    • Tháo dỡ bảo hộ lao động đúng cách và thành thạo.

    • Vệ sinh bảo hộ lao động thành thạo.

      1. Kiến thức

    • Trình bày được các bước mang mặc trang bị bảo hộ lao động cá nhân.

    • Mô tả được quy trình mang mặc, tháo dỡ và vệ sinh bảo hộ lao động.

    • Giải thích được nguyên tắc lựa chọn vật dụng bảo hộ lao động cá nhân.

    • Vận dụng được tính chất của vật liệu bảo hộ lao động, các tính chất và điều kiện thực hiện công việc để lựa chọn vật dụng bảo hộ phù hợp.

    • Giải thích được nguyên tắc và phương pháp vệ sinh trang bị bảo hộ lao động cá nhân, kiểm tra tình trạng bảo hộ lao động cá nhân.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Quần, áo, mũ, giầy, dép, găng tay, khẩu trang…

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Vật dụng bảo hộ lao động cá nhân được lựa chọn đầy đủ, phù hợp với tính chất và điều kiện thực hiện công việc.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện, so sánh và đối chiếu với tính chất và điều kiện thực hiện công việc.

      - Vật dụng bảo hộ lao động được kiểm tra và chuẩn bị để đảm bảo ở tình trạng sẵn sàng sử dụng.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra trực tiếp vật dụng bảo hộ.

      - Vật dụng bảo hộ lao động được mang mặc theo đúng thứ tự, quy trình.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Vật dụng bảo hộ lao động sau khi mang mặc phải đảm bảo an toàn tối đa và không gây khó khăn cho người sử dụng trong quá trình thực hiện công việc.

      - Kiểm tra trực tiếp vật dụng bảo hộ sau khi người thực hiện đã mang mặc.

      - Vật dụng bảo hộ lao động được tháo dỡ đúng cách đảm bảo không bị hư hại và không dây bẩn hóa chất

      - Quan sát người thực hiện và kiểm tra trực tiếp vật dụng bảo hộ.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      từ đồ bảo hộ lên cơ thể.

      - Vật dụng bảo hộ lao động được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sau khi tháo dỡ.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra vật dụng bảo hộ sau khi vệ sinh.

      - Vật dụng bảo hộ lao động được kiểm tra tình trạng hoạt động sau khi vệ sinh và được loại bỏ nếu không đạt yêu cầu.


      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Thao tác kiểm tra tình trạng hoạt động, mang mặc, tháo dỡ và vệ sinh vật dụng bảo hộ lao động thành thạo.


      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Vật dụng bảo hộ lao động được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đúng nơi quy định.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      Tên công việc: Sơ cứu người bị tai nạn lao động Mã số công việc K2

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Xác định sơ bộ nguyên nhân, tách nguồn gây tai nạn ra khỏi nạn nhân, sơ cứu và chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Nguyên nhân sơ bộ của tai nạn lao động được xác định nhanh và chính xác.

    • Nguồn gây tai nạn được tách nhanh chóng ra khỏi nạn nhân.

    • Nạn nhân được đưa nhanh chóng ra khỏi nơi nguy hiểm mà không gây nguy hiểm đến bản thân người cứu.

    • Nạn nhân được sơ cứu bằng các biện pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe, với từng loại tai nạn lao động cụ thể và có hiệu quả cao.

    • Nạn nhân không bị nặng thêm các thương tích trong quá trình tách khỏi nguồn gây tai nạn và sơ cứu.

    • Nạn nhân được chuyển nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất sau khi sơ cứu và quá trình di chuyển không làm nặng thêm thương tích.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Xác định nhanh và đúng nguyên nhân gây tai nạn lao động trong từng trường hợp cụ thể.

    • Tách nạn nhân ra khỏi nguồn gây tai nạn một cách nhanh chóng và đảm bảo an toàn cho bản thân.

    • Nhận biết nhanh và chính xác tình trạng sức khỏe của người bị nạn trong từng trường hợp cụ thể.

    • Các thao tác như: hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim, cứu người bị ngất, băng bó vết thương, nẹp xương khớp thành thạo.

    • Thao tác sơ cứu người bị nạn trong từng trường hợp cụ thể thành thạo.

      1. Kiến thức

    • Trình bày được nguyên tắc chung và quy trình sơ cứu người bị các loại tai nạn lao động như: tai nạn điện, tai nạn nhiệt, tai nạn rơi từ trên cây xuống, tai nạn do cây gãy đổ, tai nạn hóa chất trong từng trường hợp cụ thể.

    • Giải thích được nguyên tắc và phương pháp tách nguồn gây tai nạn ra khỏi nạn nhân.

    • Mô tả được cách kiểm tra tình trạng sức khỏe của nạn nhân.

    • Vận dụng được tính chất của các nguyên vật liệu, thiết bị, hóa chất và điều kiện thực hiện công việc của nạn nhân để xác định sơ bộ nguyên nhân tai nạn.

      Trình bày được các kỹ thuật hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim, cứu người bị ngất, băng bó vết thương, nẹp xương khớp.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Sào, gậy, các vật dụng cách điện, mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt, mặt, găng tay, ủng.

    • Các dụng cụ băng bó, cầm máu vết thương, thuốc sát trùng, nước sạch.

    • Nẹp gỗ, garo, đệm, cáng, phương tiện di chuyển nạn nhân.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Nguyên nhân sơ bộ của tai nạn lao động được xác định nhanh và chính xác.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Nguồn gây tai nạn được tách nhanh chóng ra khỏi nạn nhân.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Nạn nhân được đưa nhanh chóng ra khỏi nơi nguy hiểm mà không gây nguy hiểm đến bản thân người cứu.


      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Nạn nhân được sơ cứu bằng các biện pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe, với từng loại tai nạn lao động cụ thể và có hiệu quả cao.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện, so sánh, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

      - Nạn nhân được sơ cứu theo đúng quy trình trong từng trường hợp tai nạn cụ thể.

      - Theo dõi quá trình thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

      - Nạn nhân không bị nặng thêm các thương tích trong quá trình tách khỏi nguồn gây tai nạn và sơ cứu.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Thao tác sơ cứu người bị nạn trong từng trường hợp cụ thể thành thạo.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      - Nạn nhân được chuyển nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất sau khi sơ cứu và quá trình di chuyển không làm nặng thêm thương tích.


      - Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      Tên công việc: Sơ cứu người bị côn trùng, động vật cắn Mã số công việc K3

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Xác định các loại côn trùng, động vật có thể gây tổn thương, tính chất và tác hại của các côn trùng, động vật đối với sức khỏe, các trường hợp người bị côn trùng, động vật cắn, cách xử lý các trường hợp người bị côn trùng, động vật cắn; lập bảng hướng dẫn quy trình sơ cứu khi bị người bị côn trùng, động vật cắn; phổ biến quy trình cho các thành viên; lưu trữ hồ sơ.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Các côn trùng, động vật có thể gây tổn thương khi làm việc ngoài trời được xác định đúng và đầy đủ.

    • Các trường hợp người bị côn trùng, động vật cắn có thể xảy ra được dự đoán đầy đủ.

    • Cách xử lý người bị côn trùng, động vật cắn được đề xuất phù hợp với từng tình huống, trường hợp cụ thể.

    • Quy trình sơ cứu phải áp dụng được với nhiều trường hợp bị thương có thể xảy ra.

    • Quy trình sơ cứu dễ dàng thực hiện đối với mọi thành viên.

    • Quy trình sơ cứu tận dụng được các phương tiện, hóa chất sẵn có tại nơi làm việc và đạt hiệu quả sơ cứu cao.

    • Nội dung thể hiện trong bảng hướng dẫn phải ngắn gọn, chuẩn xác, rõ ràng, dễ hiểu.

    • Bảng hướng dẫn quy trình sơ cứu phải được treo tại các bộ phận có thể xảy ra tai nạn và ở vị trí dễ nhận thấy.

    • Hồ sơ về xây dựng quy trình sơ cứu người bị côn trùng, động vật cắn phải được lưu trữ dầy đủ, chính xác và cập nhật kịp thời.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Xác định đúng và đủ các côn trùng, động vật có thể gây tổn thương khi làm việc ngoài trời, tác hại của chúng.

    • Dự đoán được các trường hợp người bị côn trùng, động vật cắn có thể xảy ra trong quá trình làm việc.

    • Đề ra các biện pháp xử lý người bị côn trùng, động vật cắn phù hợp với từng tình huống, trường hợp cụ thể.

    • So sánh và tổng hợp được các biện pháp sơ cứu chung cho nhiều trường hợp người bị côn trùng, động vật cắn.

    • Lựa chọn nội dung thể hiện trong bảng hướng dẫn quy trình sơ cứu người bị côn trùng, động vật cắn chuẩn xác.

      1. Kiến thức

    • Trình bày được nguyên tắc chung và cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể khi bị người bị côn trùng, động vật cắn.

    • Giải thích được tính chất và tác hại của côn trùng, động vật cắn có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

    • Áp dụng được các biện pháp sơ cứu trong các trường hợp người bị côn trùng, động vật cắn.

    • Trình bày được nguyên tắc và phương pháp thể hiện nội dung bảng hướng dẫn quy trình sơ cứu người bị côn trùng, động vật cắn.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Tài liệu về các tính chất và tác hại của côn trùng, động vật.

    • Tài liệu về an toàn động khi làm việc ngoài trời.

    • Danh mục các phương tiện, hóa chất sơ cứu tai nạn lao động hiện có.

    • Các vật dụng để làm bảng hướng dẫn quy trình sơ cứu, hồ sơ quản lý an toàn khi làm việc ngoài trời.

    • Sổ ghi chép, hồ sơ lưu trữ.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Xác định đúng và đủ các côn trùng, động vật có thể gây tổn thương khi làm việc ngoài trời, tác hại của chúng.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

      - Các trường hợp người bị côn trùng, động vật cắn có thể xảy ra được dự đoán đầy đủ.

      - Kiểm tra sổ ghi chép.

      - Cách xử lý người bị côn trùng, động vật cắn được đề xuất phù hợp với từng tình huống, trường hợp cụ thể.


      - Kiểm tra sổ ghi chép.

      - Quy trình sơ cứu phải áp dụng được với nhiều trường hợp bỏng có thể xảy ra.

      - Kiểm tra qui trình và so sánh, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

      - Quy trình sơ cứu dễ dàng thực hiện đối với mọi thành viên.

      - Kiểm tra nội dung quy trình sơ cứu.

      - Quy trình sơ cứu tận dụng được các phương tiện, hóa chất sẵn có tại nơi làm việc và đạt hiệu quả sơ cứu cao.

      - Kiểm tra nội dung quy trình sơ cứu, đối chiếu tài liệu kỹ thuật và danh mục phương tiện, hóa chất.

      - Nội dung thể hiện trong bảng hướng dẫn phải ngắn gọn, chuẩn xác, rõ ràng, dễ hiểu.

      - Kiểm tra nội dung bảng hướng dẫn.

      - Bảng hướng dẫn quy trình sơ cứu phải được treo tại các bộ phận có thể xảy ra tai nạn và ở vị trí dễ nhận thấy.

      - Hồ sơ về xây dựng quy trình sơ cứu người bị côn trùng, động vật cắn phải được lưu trữ dầy đủ, chính xác và cập nhật kịp thời.


      - Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      • Quan sát trực tiếp người thực hiện.

      • Kiểm tra vị trí treo bảng.

      Tên công việc: Xây dựng phiếu an toàn hóa chất Mã số công việc: K4

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Xác định các loại hóa chất có thể gây nguy hiểm, xác định tính chất và tác hại của các hóa chất, xác định các biện pháp phòng ngừa khi làm việc với các hóa chất độc; xác định các nội dung của phiếu an toàn hóa chất; lập phiếu; phổ biến và lưu trữ hồ sơ.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Các hóa chất có thể gây độc khi sử dụng, tính chất và tác hại của chúng được xác định đúng và đầy đủ.

    • Các trường hợp bị ảnh hưởng hóa chất có thể xảy ra được dự đoán đầy đủ.

    • Các biện pháp phòng ngừa tai nạn phải phù hợp với từng hóa chất, từng trường hợp làm việc cụ thể, đạt hiệu quả cao.

    • Các nội dung của phiểu an toàn hóa chất được xác định ngắn gọn, đầy đủ, chuẩn xác và dễ hiểu.

    • Phiếu an toàn hóa chất được lập đầy đủ nội dung, đúng quy định và được phổ biến trong toàn bộ phận.

    • Hồ sơ lưu trữ về phiếu an toàn hóa chất được lưu đầy đủ, chính xác, có hệ thống và cập nhật kịp thời.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Xác định đúng và đủ các hóa chất có thể gây độc khi sử dụng, tính chất và tác hại của chúng.

    • Dự đoán được các trường hợp bị ảnh hưởng hóa chất có thể xảy ra trong quá trình làm việc.

    • Nhận biết thành thạo các biểu tượng, ký hiệu về loại hóa chất gây độc, liều lượng, trạng thái gây độc, cấp độ nguy hiểm.

    • Lựa chọn nội dung thể hiện trong phiểu an toàn hóa chất ngắn gọn, đầy đủ, chuẩn xác và dễ hiểu.

    • Lập phiếu an toàn hóa chất đúng quy định.

    • Lưu trữ hồ sơ đầy đủ, chính xác, có hệ thống và cập nhật kịp thời.

      1. Kiến thức

    • Liệt kê được các trường hợp bị ảnh hưởng hóa chất khi làm việc.

    • Giải thích được tính chất và tác hại đối với sức khỏe của các hóa chất có thể gây độc.

    • Vận dụng được tính chất của các hóa chất vào việc dự đoán các trường hợp bị ảnh hưởng hóa chất, phòng ngừa khi làm việc với hóa chất.

    • Trình bày được nguyên tắc và phương pháp thể hiện nội dung phiếu an toàn hóa chất.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Tài liệu về các công việc có sử dụng hóa chất, danh mục các hóa chất.

    • Tài liệu về các tính chất và tác hại của hóa chất.

    • Tài liệu về an toàn lao động khi làm việc với hóa chất.

    • Phiếu kết quả, sổ ghi chép.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Các hóa chất có thể gây độc khi sử dụng, tính chất và tác hại của chúng được xác định đúng và đầy đủ.

      - Kiểm tra sổ ghi chép, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

      - Các trường hợp bị ảnh hưởng hóa chất có thể xảy ra được dự đoán đầy đủ.

      - Kiểm tra sổ ghi chép.

      - Các biện pháp phòng ngừa tai nạn phải phù hợp với từng hóa chất, từng trường hợp làm việc cụ thể, đạt hiệu quả cao.

      - Kiểm tra sổ ghi chép, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

      - Các nội dung của phiếu an toàn hóa chất được xác định ngắn gọn, đầy đủ, chuẩn xác và dễ hiểu.

      - Kiểm tra sổ ghi chép, so sánh, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

      - Phiếu an toàn hóa chất được lập đầy đủ nội dung, đúng quy định và được phổ biến trong toàn bộ phận.

      - Kiểm tra phiếu an toàn hóa chất.

      - Hồ sơ lưu trữ về phiếu an toàn hóa chất được lưu đầy đủ, chính xác, có hệ thống và cập nhật kịp thời.

      - Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

      - Thao tác nhận biết hóa chất gây độc, liều lượng, trạng thái và cấp độ nguy hiểm thông qua các biểu tượng, kí hiệu chuẩn xác.

      - Quan sát trực tiếp người thực hiện, so sánh, đối chiếu với tài liệu.

      Tên công việc: Chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp Mã số công việc L1

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Xác định tính cách của đối tượng cần chia sẻ, xác định nội dung cần chia sẻ, thực hiện chia sẻ kinh nghiệm, rút kinh nghiệm.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Tính cách của đối tượng cần chia sẻ được xác định chính xác.

    • Nội dung chia sẽ được xác định phù hợp với sở thích, mong muốn và sự phát triển của đối tượng cần chia sẻ.

    • Quá trình chia sẽ đảm bảo hòa nhã, nhẹ nhàng, ôn hòa và tôn trọng đồng nghiệp.

    • Người được chia sẽ thu nhận được nhiều thông tin mới.

    • Phải xác định được mặt được và chưa được trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Nhận biết tính cách của đồng nghiệp.

    • Lựa chọn nội dung và thời gian chia sẽ.

    • Kỹ năng giao tiếp.

    • Nhận biết, phân tích vấn đề.

    • Nhận biết tính cách của đồng nghiệp.

      1. Kiến thức

    • Tính cách của con người.

    • Đặc điểm tâm sinh lý của con người.

    • Phương pháp xác định vấn đề.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Tài liệu về tâm sinh lý của con người.

    • Tài liệu về kỹ năng giao tiếp.

    • Bảng đánh giá kết quả chia sẽ

    • Tài liệu về kỹ năng giao tiếp.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Tính cách của đối tượng cần chia sẻ được xác định chính xác.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Nội dung chia sẽ được xác định phù hợp với sở thích, mong muốn và sự phát triển của đối tượng cần chia sẻ.

      - Quan sát quá trình thực hiện, kiểm tra nội dung chia sẽ.


      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Phải xác định được mặt được và chưa được trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Tính cách của đối tượng cần chia sẻ được xác định chính xác.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Việc chia sẻ kinh nghiệm được đánh giá thường xuyên và bổ sung kịp thời.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Đánh giá mặt được và chưa được của người nhận chia sẻ, từ đó tìm biện pháp cải tiến phương pháp chia sẻ.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      • Quá trình chia sẽ đảm bảo hòa nhã, nhẹ nhàng, ôn hòa và tôn trọng đồng nghiệp.

      • Người được chia sẽ thu nhận được nhiều thông tin mới.

      TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

      Tên công việc: Thiết lập mối quan hệ với các bộ phận liên quan Mã số công việc: L2

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Thống kê các bộ phận liên quan, xác định nhu cầu, năng lực của các bộ phận liên quan, họp bàn các lĩnh vực hợp tác, ký kết hợp đồng hợp tác, thực hiện hợp đồng hợp tác, đánh giá kết quả hợp tác.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Các bộ phận liên quan được thống kê đầy đủ.

    • Nhu cầu, năng lực của các bộ phận liên quan.được xác định chính xác.

    • Các lĩnh vực hợp tác được bàn chi tiết và đầy đủ các nội dung.

    • Hợp đồng được ký kết theo đúng quy trình ký kết hợp tác.

    • Các nội dung trong hợp đồng được thực hiện đầy đủ, chi tiết, rõ ràng.

    • Kết quả hợp tác được đưa ra phân tích những mặt được mặt được và chưa được.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Thống kê các bên liên quan để thiết lập mối quan hệ.

    • Nhận biết năng lực của các bên liên quan.

    • Kỹ năng giao tiếp.

    • Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng.

    • Triển khai hợp đồng được ký kết.

      1. Kiến thức

    • Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan.

    • Phương pháp xác định nhu cầu, năng lực của các bộ phận liên quan.

    • Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan.

    • Kết cấu của bản hợp đồng.

    • Yêu cầu của bản hợp đồng.

    • Nguyên tắc khi thực hiện hợp đồng.

    • Những yêu cầu khi thực hiện hợp đồng.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Danh sách các bộ phận liên quan.

    • Tài liệu về chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan.

    • Giấy, bút, biên bản hợp tác.

    • Bản hợp đồng hợp tác.

    • Tài liệu về kết quả làm việc.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Các bộ phận liên quan được thống kê đầy đủ.

      - Kiểm tra bảng thống kê của người thực hiện và đối chiếu với thực tế.

      - Nhu cầu, năng lực của các bộ phận liên quan.được xác định chính xác.

      - Kiểm tra kết quả thực hiện.

      - Các lĩnh vực hợp tác được bàn chi tiết và đầy đủ các nội dung.

      - Quan sát quá trình thực hiện.

      - Hợp đồng được ký kết theo đúng quy trình ký kết hợp tác.

      - Kiểm tra bản hợp đồng được ký kết.

      - Các nội dung trong hợp đồng được thực hiện đầy đủ, chi tiết, rõ ràng.

      - Kiểm tra bản hợp đồng được ký kết.

      - Kết quả hợp tác được đưa ra phân tích những mặt được mặt được và chưa được.

      - Kiểm tra bản đánh giá quá trình thiết lập mối quan hệ.

      Tên công việc: Tham quan mô hình Mã số công việc L3

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Lựa chọn mô hình cần tham quan, xác định mục tiêu tham quan, dự kiến các vấn đề cần trao đổi, liên hệ đến chủ các mô hình, chuẩn bị phương tiện và di chuyển đến nơi tham quan quan sát, trao đổi tại mô hình cần tham quan, đúc rút kinh nghiệm.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Các mô hình trồng cà phê điển hình, hiệu quả được lựa chọn.

    • Mục tiêu tham quan được xác định đầy đủ trước khi đi tham quan.

    • Các vấn đề cần trao đổi được chuẩn bị trước khi đi tham quan.

    • Chủ mô hình đồng ý tiếp đoàn tham quan vào ngày giờ cụ thể.

    • Các loại phương tiện được chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo yêu cầu.

    • Các vấn đề cần trao đổi được được ra thảo luận kỹ trong quá trình tham quan.

    • Mô hình tham quan được phân tích, xác định các ưu điểm, nhược điểm, và các điều kiện áp dụng kỹ thuật tiến bộ để cải thiện năng suất cây trồng.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Lựa chọn mô hình.

    • Phân tích, đưa ra các tiêu chí phù hợp.

    • Chuẩn bị nội dung cần trao đổi.

    • Giao tiếp với chủ mô hình.

    • Điều khiển phương tiện.

    • Lựa chọn phương tiện.

    • Quan sát, tìm hiểu thông tin.

    • Đánh giá, rút kinh nghiệm thừ các mô hình.

      1. Kiến thức

    • Tiêu chí của các mô hình trồng cà phê trong khu vực cần chọn tham quan.

    • Yêu cầu của mục tiêu.

    • Điều kiện cần thiết để tham quan.

    • Những vấn đề cần tham quan học hỏi trong kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê.

    • Nội dung liên hệ với chủ mô hình.

    • Các loại phương tiện giao thông.

    • Hợp đồng phương tiện.

    • Tâm lý con người.

    • Các số liệu so sánh từ các mô hình trồng cà phê.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút.

    • Điện thoại.

    • Xe máy.

    • Hợp đồng phương tiện.

    • Hiện trường.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Mô hình trồng cà phê điển hình, hiệu quả được lựa chọn.

      - Kiểm tra mô hình trồng cà phê được lựa chọn.

      - Mục tiêu tham quan được xác định đầy đủ trước khi đi tham quan.

      - Kiểm tra mục tiêu được xây dựng.

      - Các vấn đề cần trao đổi được chuẩn bị trước khi đi tham quan.

      - Kiểm tra nội dung chuẩn bị.

      - Các loại phương tiện được chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo yêu cầu.

      - Kiểm tra phương tiện và hợp đồng phương tiện.

      - Các vấn đề cần trao đổi được được ra thảo luận kỹ trong quá trình tham quan.

      - Quan sát quá trình thực hiện công việc.

      - Mô hình tham quan được phân tích, xác định các ưu điểm, nhược điểm, và các điều kiện áp dụng kỹ thuật tiến bộ để cải thiện năng suất cây trồng.


      - Kiểm tra báo cáo kết quả tham quan.

      Tên công việc: Tham gia lớp tập huấn Mã số công việc: L4

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Nhận thông tin tập huấn, đăng ký học, tham dự lớp tập huấn, thực hiện các hoạt động và bài tập trong khóa học, tham dự đánh giá kết quả, đúc rút kinh nghiệm.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Thông tin về lớp tập huấn được xác nhận và xử lý kịp thời.

    • Nội dung đăng ký tham dự lớp tập huấn phù hợp với nhu cầu người học cần nâng cao trình độ.

    • Tiếp nhận kiến thức, kỹ năng phù hợp với nội dung người học cần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

    • Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra.

    • Hoàn thành các bài đánh giá.

    • Định hướng thay đổi trong thời gian tới được xây dựng.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Xử lý thông tin.

    • Ra quyết định đối với cá nhân.

    • Giao tiếp, ứng xử.

    • Sử dụng các công cụ để thực hiện công việc.

    • Vận dụng các kiến thức, kỹ năng được truyền đạt để thực hiện các hoạt động và bài tập.

    • Thực hiện các yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn.

    • Phân tích, rút kinh nghiệm.

      1. Kiến thức

    • Phương pháp xử lý thông tin.

    • Thông tin về lớp tập huấn.

    • Các thủ tục đăng ký tham dự lớp tập huấn.

    • Phương pháp tiếp nhận kiến thức và kỹ năng trong quá trình tập huấn.

    • Các yêu cầu trong quá trình tham dự lớp tập huấn.

    • Nội dung tập huấn.

    • Kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn.

    • Phương pháp đánh giá bản thân.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Tờ rơi, thông báo tập huấn.

    • Bảng đăng ký, bút.

    • Sách, vở, bút, tài liệu học tập.

      1. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Thông tin chính xác và cần thiết.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Đăng ký lớp học phù hợp với nội dung người học cần nâng cao trình độ.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Tiếp nhận kiến thức, kỹ năng phù hợp với nội dung người học cần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Hoàn thành các bài đánh giá.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Định hướng thay đổi trong thời gian tới.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      Tên công việc: Tổ chức luyện tay nghề Mã số công việc L5

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Xác định mục tiêu, kết quả mong đợi; xây dựng nội dung, thời gian, địa điểm và các nguồn lực để thực hiện, thực hiện luyện tay nghề, đánh giá.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Mục tiêu cụ thể, rõ ràng, đo đếm được và mang tính khả thi.

    • Kết quả cụ thể, đo đếm được phù hợp mục tiêu.

    • Các nội dung phù hợp với kết quả, mục tiêu.

    • Địa điểm được lựa chọn phù hợp với mục tiêu và nội dung tổ chức.

    • Các điều kiện nguồn lực được chuẩn bị đầy đủ, đáp ứng với nội dung ôn luyện.

    • Giáo viên được phân công phải đảm bảo chuyên môn vững, theo suốt thời gian ôn luyện.

    • Nội dung ôn luyện được thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.

    • Quá trình luyện tay nghề được giám sát đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Viết mục tiêu.

    • Phân tích, viết kết quả mong đợi.

    • Phân tích, lựa chọn các nguồn lực.

    • Triển khai kế hoạch luyện tay nghề.

    • Giám sát, đánh giá người thực hiện.

      1. Kiến thức

    • Khái niệm mục tiêu.

    • Lập kế hoạch và tổ chức luyện tay nghề.

    • Phương pháp xác đinh nội dung.

    • Thời gian cần thiết để luyện tay nghề.

    • Các điều kiện cần thiết trong việc chọn địa điểm luyện tay nghề.

    • Các nguồn lực phục vụ cho công việc luyện tay nghề.

    • Tiêu chuẩn của người hướng dẫn luyện tay nghề.

    • Kế hoạch ôn luyện tay nghề.

    • Phương pháp tổ chức luyện tay nghề.

    • Thu thập thông tin, đánh giá vấn đề.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy, bút.

    • Danh sách người luyện tay nghề và người hướng dẫn.

    • Cơ sở vật chất phục vụ...

    • Kế hoạch luyện tay nghề.

    • Cơ sở vật chất phục vụ.

    • Phiếu đánh giá.


      Tiêu chí đánh giá

      Cách thức đánh giá

      - Mục tiêu cụ thể, rõ ràng, đo đếm được và mang tính khả thi.

      - Kiểm tra mục tiêu được xây dựng.

      - Kết quả cụ thể, đo đếm được phù hợp mục tiêu.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Các nội dung phù hợp với kết quả, mục tiêu.

      - Kiểm tra nội dung được xây dựng.

      - Địa điểm được lựa chọn phù hợp với mục tiêu và nội dung tổ chức.

      - Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

      - Các điều kiện nguồn lực được chuẩn bị đầy đủ, đáp ứng với nội dung ôn luyện.

      - Kiểm tra các nguồn lực được chuẩn bị.

      - Giáo viên được phân công phải đảm bảo chuyên môn vững, theo suốt thời gian ôn luyện.


      - Kiểm tra hồ sơ, tay nghề của giáo viên.

      - Công việc luyện tay nghề đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra.

      - Kiểm tra quá trình và kết quả thực hiên.

      Tên công việc: Tổ chức thi tay nghề Mã số công việc L6

      1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

        Xác định mục tiêu cuộc thi, xác định kết quả mong đợi, xác định nội dung và thời gian, xác định địa điểm tổ chức, xác định điều kiện, nguồn lực và cơ sở vật chất để tổ chức, thực hiện cuộc thi, đánh giá cuộc thi.

      2. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

    • Đảm bảo mục tiêu cụ thể, rõ ràng, đo đếm được, khả thi.

    • Kết quả mong đợi cụ thể, phù hợp mục tiêu.

    • Các nội dung được xây dựng phù hợp với mục tiêu và kết quả mong đợi.

    • Địa điểm được lựa chọn phù hợp với mục tiêu và nội dung tổ chức.

    • Các điều kiện nguồn lực được chuẩn bị đầy đủ, đáp ứng với nội dung cuộc thi.

    • Kết quả thực hiện phải đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra.

    • Nội dung cuộc thi được phân tích đánh giá những mặt được và chưa được trong quá trình thực hiện.

      1. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

        1. Kỹ năng

    • Xây dựng mục tiêu.

    • Phân tích, viết kết quả mong đợi.

    • Phân tích, sắp xếp nội dung công việc.

    • Phân tích, lựa chọn địa điểm.

    • Tính toán các nguồn lực cần chuẩn bị.

    • Tổ chức, điều hành công việc.

    • Tổng hợp, phân tích, nhận xét vấn đề.

      1. Kiến thức

    • Khái niệm về mục tiêu.

    • Lập kế hoạch và tổ chức cuộc thi.

    • Các điều kiện cần thiết trong việc chọn địa điểm thi.

    • Các nguồn lực phục vụ cho công việc thi tay nghề.

    • Phương pháp điều hành thi tay nghề.

    • Ban điều hành và nhiệm vụ của các thành viên.

    • Bản thu thập thông tin và phương pháp đánh giá vấn đề.

      1. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

    • Giấy bút.

    • Danh mục mục tiêu, kết quả.

    • Danh sách các địa điểm có thể tổ chức.

    • Kinh phí thực hiện, đội ngũ giáo viên, hiện trường thực hành.

    • Cơ sở vật chất phục vụ, đối tượng thi,...

    • Báo cáo kết quả thực hiện.


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Mục tiêu cụ thể, rõ ràng, đo đếm được, khả thi.

- Kiểm tra mục tiêu được xây dựng.

- Kết quả mong đợi cụ thể, phù hợp mục tiêu.

- Kiểm tra kết quả mong đợi được xây dựng.

- Các nội dung được xây dựng phù hợp với mục tiêu và kết quả mong đợi.

- Kiểm tra kế hoạch được xây dụng và đối chiếu với yêu cầu.

- Địa điểm được lựa chọn phù hợp với mục tiêu và nội dung tổ chức.

- Kiểm tra trực tiếp kết quả của người thực hiện.

- Các điều kiện nguồn lực được chuẩn bị đầy đủ, đáp ứng với nội dung cuộc thi.

- Quan sát, kiểm tra các nguồn lực được chuẩn bị.

- Kết quả thực hiện phải đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra.

- Kiểm tra quá trình thực hiện.

- Nội dung cuộc thi được phân tích đánh giá những mặt được và chưa được.

- Kiểm tra báo cáo kết quả thi tay nghề.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.